Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN một số sáng kiến để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học phú nhiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.1 KB, 9 trang )

Thực Hiện: Đinh Ngọc Tú – Trường Tiểu Học Phú Nhiêu
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của
Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay Đảng
và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện - giáo dục toàn diện. Vậy mỗi
người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của
người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ
huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao
qt, xử lí các tình huống mới dành được thắng lợi. Đối với người giáo viên chỉ
đạo, tổ chức lớp, không chỉ giúp các em tiếp cận về kiến thức, văn hố mà cịn
hướng dẫn các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai
của đất nước.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc
hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục tồn diện.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trị: vừa là thầy dạy học vừa là
người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó
có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp
tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp
thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn.
Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao
và còn nhiều hạn chế. Vậy làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm.
Sau nhiều năm làm cơng tác chủ nhiệm lớp, tơi ln hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Liên tục 4 năm qua, lớp tơi chủ nhiệm ln duy trì sĩ số
100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh ln dẫn đầu trong
khối và trong tồn trường. Vì vậy đã chọn đề tài: “Một số sáng kiến để làm tốt
công tác chủ nhiệm lớp ở Trường tiểu học Phú Nhiêu”. Sáng kiến là những giải
pháp đã được vân dụng có hiệu quả trong những năm qua. Với mong muốn
được chia sẻ với đồng nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp
của người giáo viên Tiểu học.
2. Điểm mới của sáng kiến



1


Công tác chủ nhiệm lớp là đề tài không mới, và đã có nhiều nghiên cứu,
nhiều giải pháp được đưa ra. Nhưng những giải pháp trong sáng kiến này thiết
thực hơn, gần gũi hơn. Đặc biệt là được áp dụng có hiệu quả tại Trường TH Phú
Nhiêu, nơi địa bàn cịn q nhiều khó khăn về kinh tế cũng như hạn chế về văn
hóa.
Sáng kiến, ngồi những giải pháp về cơng tác chủ nhiệm nói chung thì
những giải pháp của sáng kiến cịn hỗ trợ thêm về cơng tác PCGD trên địa bàn.
II. NỘI DUNG
Ta thấy rằng công tác chủ nhiệm có vai trị rất quan trọng trọng việc nâng
cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường phổ thông và giáo viên
chủ nhiệm là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có
kinh nghiệm và có uy tín. Là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp,
các hoạt động tập thể và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo
dục đạo đức, lối sống và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của lớp mình được
quy định tại Quyết định số 16 / QĐ - BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng.
GVCN có vai trị quan trọng trong việc GD học sinh, là người đại diện Hiệu
trưởng quản lý hoạt động học tập, sinh hoạt của một lớp học trong nhà trường,
là người chiếm giữ vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình GD, rèn luyện học
sinh, là linh hồn của lớp học, là cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp
học sinh biết vươn lên, tự hoàn thiện và phát triển nhân cách.
Chất lượng giáo dục học sinh cao hay thấp của một lớp do GVCN lớp quyết
định. Sự phát triển toàn diện, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trị quan trọng
của GVCN.
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp
học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực

học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS (Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng ).
1. Thực trạng HS và công tác chủ nhiệm tại Trường TH Phú Nhiêu.
Trường Tiểu học Phú Nhiêu đóng trên địa bàn xã Thượng Hóa, một xã biên
giới của huyện Minh Hóa. Là một trong những xã khó khăn của huyện, địa bàn
xa trung tâm, dân cư thưa thớt, 100% là sản xuất nông nghiệp với canh tác


chính là cây ngơ, lạc mỗi năm chỉ có một vụ. một bộ phận nhân dân ở đây là
người dân tộc nên trình độ tiếp thu, tiếp cận cái mới cịn rất hạn chế. Từ trước
năm 2004 đường giao thơng đến nơi đây rất khó khăn, gần như khơng có đường
cho xe ô tô, xe máy cũng chỉ đi được vào mùa khơ, khơng có điện, những
phương tiện nghe nhìn phổ thơng nhất cũng khơng có, người dân gần như cô lập
trong một địa bàn nhỏ hẹp: thôn Phú Nhiêu.
Trường Tiểu học Phú Nhiêu nằm dưới chân đồi, cách một con suối nhỏ đó
là một trở ngại lớn cho quá trình dạy học ở nơi đây. Bởi hằng năm vào mùa
mưa (tháng 9 - 11) thì gần như cả thơn ngập chìm trong nước (người dân thì đã
quen “sống chung với lũ”). Và học sinh phải nghỉ học, thầy cô cũng không thể
đến được trường.
Từ năm 2004 đến nay, thôn Phú Nhiêu đã có sự đổi thay đáng kể khi có
đường mịn Hồ Chí Minh đi ngang qua, giao thơng thuận tiện cùng với sự phát
triển của các phương tiện nghe nhìn (tivi dùng chảo DTH thu sóng vệ tinh, điện
thoại di động) làm cho người dân có cơ hội tiếp thu văn hóa và nhận thức được
“mở mang”.
Trường chỉ có 68 học sinh nhưng lại có đến 8 lớp, trong đó có 3 lớp ghép
hai độ tuổi, với vỏn vẹn 68 học sinh 15 cán bộ, giáo viên, nhân viên. 8 Lớp với
8 GVCN khác nhau. Mỗi người có cách làm việc, xây dựng kế hoạch khác
nhau. Thế nhưng có một thực trạng chung là:
*Trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng quản lý lớp học, lòng
yêu nghề, mến trẻ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.

Nhiều GV còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy các mơn văn hóa, ít
quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ của người GVCN, cụ thể:
- Chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh
sống của từng học sinh (hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, hạnh kiểm, năng lực học
tập, các yếu tố cá biệt cần chú ý…)
- Chưa có sự phối hợp, gắn kết thường xuyên với CMHS (chủ yếu chỉ gặp
gỡ, trao đổi với CMHS ở các kỳ họp định kỳ trong năm do nhà trường tổ chức
hoặc khi có trường hợp HS vi phạm nội quy,…).


- Chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động, phong trào chung của lớp, của
trường (tham gia chủ yếu mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ; tham gia để có
điểm thi đua, thiếu sự tập trung đầu tư).
- Chưa quan tâm đầu tư tiết sinh hoạt hàng tuần (chỉ tổ chức mang tính hình
thức, làm cho có, khơng đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian,…)
- Việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về nề nếp cịn mang tính
chất chung chung,

thiếu kiểm tra đơn đốc, sơ tổng kết,…(nề nếp học tập,

chuyên cần, lao động, vệ sinh, hoạt động NGLL,…)
*Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cịn nhiều bất cập:
- Chưa sát với tình hình thực tế của trường, của lớp, các biện pháp đưa ra
chưa mang tính khả thi cao, khơng phù hợp một số nội dung thực hiện,…
- Khơng ít GVCN chỉ coi việc XD kế hoạch chủ nhiệm như một hình thức
“đối phó”, làm cho có, thể hiện rõ trong việc:
- Mượn KHCN của đồng nghiệp sao chép lại.
- Dùng bản kế hoạch năm trước, điều chỉnh vài số liệu cho hợp pháp để
dùng vào năm sau.
- Một số ít GVCN mới dừng lại việc cập nhật các nội dung theo sổ chủ

nhiệm mà nhà trường phát cho…
- Chưa cập nhật thông tin từ sổ liên lạc để từ đó có biện pháp giáo dục HS
Một số biện pháp giáo dục vận dụng cịn mang tính bạo lực, xúc phạm nhân
cách HS
*Cơng tác phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài trường còn hạn chế.
2. Giải pháp
Nhận thức được tầm quan trọng và qua q trình làm cơng tác chủ nhiệm
với những giải pháp đã áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Tôi đưa ra
những giải pháp cơ bản nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại trường TH Phú
Nhiêu. Đó là:
Thứ nhất: Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện
pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học
sinh và của cả lớp.
Nghiên cứu, tìm hiểu học sinh:


Hiểu HS trong từng giai đoạn phát triển để kịp thời đề ra được những biện
pháp thích hợp và có hiệu quả.
Hiểu rõ những đặc điểm tâm sinh lí, những biểu hiện về khả năng hoạt động
tập thể, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng,…
Nắm các mối quan hệ:
Quan hệ với bạn bè (cởi mở, chân thành, hay tỏ thái độ chơi trội).
Quan hệ với người lớn (tôn trọng, hay vô lễ…). Quan hệ
với bản thân (tự trọng, tự kềm chế, tự chủ). Quan hệ với
cộng đồng (cởi mở, hòa đồng hay thờ ơ….).
Khi tham gia vào các mối quan hệ này, HS sẽ thể hiện rõ trong hành vi, cử
chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói…
Tìm hiểu hồn cảnh gia đình (nghề nghiệp cha, mẹ, kinh tế, gia đình có bao
nhiêu anh em, là con thứ mấy…)
Thứ hai: Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với

các giáo viên bộ mơn, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan
trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
Thứ 3: Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề
nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp,
danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ
nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
Thứ tư: Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn
luyện học sinh do nhà trường tổ chức.
Thứ năm: Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu
trưởng.
Thứ sáu: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ
nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến
đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó.
Nguồn thông tin để xây dựng: HD thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Sở, Phòng,
kế hoạch năm học của trường và đặc điểm riêng của lớp. Kế hoạch phải đơn


giản, rõ ràng, có liên hệ bên trong một cách logic, cụ thể, khơng bỏ sót việc,
giúp cho việc quản lý và thực thi dễ dàng.
Thứ bảy: Tiến hành tiết sinh hoạt lớp đúng quy định
Trong tiết sinh hoạt cần nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng
(động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh). Đưa ra giải pháp thực hiện thi đua
trong tuần tới, tháng tới.
Sau phần HS tự quản, có thể xen vào phần vui chơi, văn nghệ,... hoặc sinh
hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm (nếu là cuối tháng, cuối đợt
thi đua)…
Thứ tám: Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo
dục học sinh

Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh khơng sử dụng
những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức
kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những hành vi khơng phù hợp,
củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách môt cách tốt đẹp, bền
vững.
Cần loại bỏ các quan niệm: đánh mắng cũng là cách giáo dục tốt; “yêu cho
roi cho vọt”; “thuốc đắng giã tật”,…tác hại : bạo lực ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển thể chất và tình thần của HS, làm giảm động cơ học tập và có thể dẫn
đến hành vi tiêu cực ở HS.
Mọi cách thức kỷ luật khi áp dụng cho dù HS có muốn hay khơng mà buộc
phải làm theo cũng nên trao đổi trước, vận động HS hiểu để tạo sự đồng thuận,
đồng ý trước khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện.
Thứ chín: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi HS
Mỗi HS đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Bằng cách tìm hiểu
về các đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS đang đối mặt,cân nhắc kỹ đến các
vấn đề như tính khí, cảm xúc, các kỹ năng xã hội,… khi đó, hành vi của HS sẽ
trở nên dễ hiểu đối với GV.
Nếu GVCN hiểu thế giới của HS, GVCN có nhiểu khả năng chọn lựa cách phản
ứng phù hợp hơn cho hành vi của HS.
Mọi hành vi của HS đều mang tính mục đích, GVCN sẽ tăng hiệu quả thay đổi
hành vi ứng xử của HS khi GVCN hiểu động cơ của hành vi đó.


III. KẾT LUẬN
1. Bài học, kinh nghiệm

Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu
dài, có tính quyết định đối với cuộc đời
cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo
viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí

đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo
viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động
sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó địi
hỏi phải tồn diện: sáng tạo trong soạn
giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập,
vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt
là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy
chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết
với nghề, thực sự thương u học sinh của
mình thì mới có thể hồn thành tốt nhiệm
vụ.
Từ những kinh nghiệm trong công tác
chủ nhiệm, trong năm học này lớp tơi chủ
nhiệm đã có những thay đổi cơ bản về nề
nếp và duy trì sĩ số trong học tập. Vì vậy
muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt
thì trước hết địi hỏi người giáo viên chủ
nhiệm phải có kiến thức vững chắc, phải
có kỹ năng sư phạm, phải biết giao tiếp,
hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để
nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ
thơ một cách hấp dẫn dễ dàng. Vậy người
giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ,
coi các em như chính con em của mình.
Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo, thực sự là người cha, người


mẹ trong việc giáo dục giáo

dưỡng.
Không những thế mà
giáo viên chủ nhiệm phải có
kế hoạch cụ thể cho từng
tuần, từng tháng và cho cả
năm học. Phải xây dựng
đội ngũ HĐTQ, rèn ý thức
tự quản tốt cho học sinh.
Giáo viên cần phải nắm bắt
được hồn cảnh gia đình
của từng em và đặc điểm
tâm sinh lý của từng em để
có biện pháp giáo dục học
sinh, hướng các em đi vào
nề nếp tốt. Luôn luôn gần
gũi với học sinh, vừa là
thầy, vừa là cha mẹ, cũng có
lúc phải đóng vai là bạn của
các em. Có được như vậy
cơng tác chủ nhiệm mới
mang lại hiệu quả như
mong muốn.
2. Kiến nghị
Để làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp tơi xin có một
số đề xuất sau:
- Nhà trường: Thực
hiện được mục tiêu
giáo dục, nâng cao chất
lượng và

hiệu quả giáo dục, tạo ra
môi trường học tập thân
thiện, an toàn, tạo được
niềm


tin đối với gia đình HS và xã hội ; Tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng
dạy học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm hơn
nữa.
- Gia đình: HS trở thành những đứa con ngoan, có đủ phẩm chất và năng
lực cho tương lai, cha mẹ an tâm lao động, gia đình hịa thuận, hạnh phúc do đó
cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn và thái độ đạo đức của các em ở
nhà nhiều hơn nữa. Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao việc tự học, tự rèn ở nhà
của các em.
- Xã hội: giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi bào hành, bạo lực;
tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị và trợ giúp giải quyết
các tệ nạn, nâng cao đời sống cộng đồng ; Luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ
về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em học sinh có hồn cảnh
khó khăn để các em được đến trường và tham gia học tập như bao học sinh
khác

Người viết

Đinh Ngọc Tú



×