Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.08 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bảo Thắng, ngày 28 tháng 02 năm 2012
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện.
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ TOÁN
Sinh ngày: 12 tháng 02 năm 1960
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS thị trấn Phố Lu-Huyện Bảo Thắng-Tỉnh Lào Cai
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Năm học 2011-2012, tôi đã thực hiện một số đề tài về công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi môn hóa học lớp 9 và công tác chủ nhiệm lớp tại nhà
trường mà tôi đang công tác. Một trong những đề tài tôi áp dụng đem lại
hiệu quả tốt, tôi xin được trình bày dưới đây.
I-Tên sáng kiến : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS”
II. Mô tả ý tưởng: Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng: “Muốn giáo dục
con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Trong tình hình Đất
nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu. Nhà trường đang tiến đến
mục tiêu khẳng định về chất lượng giáo dục trong tương lai. Đổi mới phương pháp
đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh
là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao
động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có cả đức lẫn tài. Bởi vì: “ Có
đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô
dụng”. Thật vậy, song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức
quan tâm đến việc: “Dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn
dân mà trong đó ngành giáo dục giữ vai trò then chốt. ‘Tiên học lễ – hậu học văn”
chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Nên vấn đề tu
dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô,
đặc biệt là người Thầy giáo làm công tác chủ nhiệm trong việc hình thành “Nhân
cách” của các em. Do vậy chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục tiến hành
một cách chu đáo, có kế hoạch, có phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học


thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất
giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo
thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm còn là người mẹ thứ hai quan tâm đến mọi biến đổi tâm
sinh lý của HS. Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh, thực hiện
1
2
3
4

×