Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thách thức an ninh năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.67 KB, 3 trang )

Thách thức an ninh năng lượng - Điện gió và sự khởi đầu khó khăn
Binh Thuan Today cập nhật ngày 20.11.2009 09:02 | ®
Hiện trên thế giới có khoảng hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng
nguồn năng lượng điện gió. Việt Nam hiện chỉ có một dự án điện gió
của Công ty cổ phần tái tạo năng lượng (REVN) với 5 tua-bin ở huyện
Tuy Phong, Bình Thuận.
Nhiều tiềm năng
Theo Ngân hàng Thế giới, nhiều địa phương trong cả nước có lượng gió đủ mạnh để các nhà máy điện gió hoạt
động. Khu vực từ nam Bình Thuận đến huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận (giáp với Cam Ranh, Khánh Hòa) là
những địa điểm lý tưởng để đặt các tua-bin phát điện từ sức gió. Ngoài việc sức gió đạt hơn 7 m/s, ở khu vực này
còn có các đồi cát cao từ 60-100 mét so với mặt biển, lượng gió ổn định và ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão.
Đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận cho 9 nhà đầu tư (NĐT) triển khai 12 dự án điện gió ở tỉnh này. Sau
khi một NĐT xin rút, hiện còn lại 10 dự án với tổng công suất đăng ký lên đến 1.511 MW, sử dụng khoảng 13.000
ha đất. Hiện các NĐT đã xây dựng được 11 cột đo gió
Tua-bin điện gió của
REVN ở huyện Tuy
Phong, Bình Thuận - Ảnh:
Q.Hà
Tua-bin điện gió của
REVN ở huyện Tuy
Phong, Bình Thuận - Ảnh:
Q.Hà
Dự án của REVN đã có 5 tua-bin hòa lưới điện quốc gia được 7,5 MW (đến năm
2010 sẽ hòa lưới điện 13 tua-bin, và đến 2015 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án với 20
tua-bin có tổng công suất 120 MW). Một số dự án khác gồm dự án của Công ty CP
tái tạo năng lượng Châu Á (H.Bắc Bình) có tổng công suất 50 MW; dự án của Công
ty CP đầu tư phát triển nhà máy điện Sài Gòn - Bình Thuận (H.Bắc Bình) công suất
200 MW; dự án của Công ty Thuận Bình (H.Tuy Phong) công suất trên 50 MW...
Và những khó khăn
Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận Trần Văn Nhựt cho biết Chính phủ đặc biệt ưu tiên bằng nhiều chính sách
ưu đãi cho các chủ đầu tư dự án điện gió. Một cán bộ Phòng Năng lượng của Sở Công thương Bình Thuận nhận xét:


Dự án của Công ty REVN thành công với 5 tua-bin đã phát điện đã xóa bỏ những ý kiến hoài nghi trước đây cho
rằng các dự án này khó có thể thành công ở nước ta, đồng thời bước đầu gầy dựng kinh nghiệm về công nghệ, kỹ
năng lắp ráp, quản lý áp dụng cho các dự án sau đó.
Khó khăn lớn trong việc phát triển điện gió hiện nay chính là thiết bị. Toàn bộ các trụ tua-bin của REVN ở Tuy
Phong, Bình Thuận hiện nay đều là thiết bị nhập từ Đức và rất đắt tiền. Việt Nam chưa thể tự sản xuất các thiết bị kỹ
thuật đòi hỏi tính chính xác cao như thiết bị của tua-bin trục lồng không hộp, hoặc có hộp. Tổng vốn đầu tư của
REVN cho 5 tua-bin đã phát điện là hơn 817 tỉ đồng (giá thời điểm 2008). Công ty REVN phải sắm cả những loại
cần cẩu trên 500 tấn để lắp ráp thiết bị.
Một chủ đầu tư dự án khác ở huyện Tuy Phong cho biết, suất đầu tư điện gió rất cao, có thể là cao nhất so với đầu tư
thủy điện, nhiệt điện và điện khí. Nếu như đầu tư cho thủy điện chỉ cần khoảng 1.300 USD/KW thì ở điện gió cần
khoảng 2.000 USD/KW. Vì vậy giá thành của 1 KWh điện gió sẽ không thấp hơn 10 cent/KWh (khoảng
2.000đ/KWh). Ngoài ra, NĐT khi mua thiết bị còn phải thuê các chuyên gia của nhà cung cấp thiết bị sang lắp ráp
và chuyển giao kỹ thuật vận hành, sửa chữa.
Trở ngại do cát đen
Các dự án điện gió của Bình
Thuận và Ninh Thuận hiện
nay chủ yếu nằm trong các
khu vực có cát đen (tức
khoáng sản titan), vì vậy
phần lớn các dự án phải chịu
sự kiểm soát chặt chẽ trong
thời gian chờ thăm dò trữ
lượng và khai thác cát đen.
Dù diện tích của các dự án
điện gió của Bình Thuận chỉ
chiếm khoảng gần 10% diện
tích quy hoạch phải thăm dò
trữ lượng cát đen, nhưng các
dự án điện gió vẫn phải chờ,
bởi theo thông báo của Văn

phòng Chính phủ ngày
8.8.2008: “Trong khi chưa có
kết quả khảo sát của Bộ Tài
nguyên và Môi trường thì
tỉnh chưa được cấp phép đầu
tư thêm các dự án mới có liên
quan”. Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Thuận Huỳnh Tấn
Thành cho rằng: “Điều này
ảnh hưởng lớn đến quyết tâm
của các nhà đầu tư. Dù các dự
án đã được khảo sát, nghiên
cứu hoàn chỉnh nhưng tỉnh
chưa thể xem xét cấp phép vì
hiện nay chưa có kết quả
khảo sát của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về trữ lượng
khoáng sản titan tại Bình
Thuận”.
Ông Trần Văn Nhựt lo lắng, hiện nay có nhiều dự án xin được đầu tư điện gió tại Bình Thuận, nhưng công tác đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các dự án tại địa phương vẫn chưa có gì. Trong tương lai tỉnh phải tìm cách
giải quyết vấn đề này. Một chủ đầu tư có dự án ở Bắc Bình cho biết một khó khăn khác là do điện gió là lĩnh vực
hoàn toàn mới mẻ, nên các ngân hàng còn ngại khi duyệt cho vay vốn. Một số dự án triển khai chậm một phần là do
thiếu vốn. (Còn tiếp)

×