Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn - chuyên Lương Văn Tụy - Thái Bình - lần 1 - năm 2019(có lời giải chi tiết) | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.76 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT</b>


<b>TỈNH NINH BÌNH</b>



ĐỀ THI LẦN 1



<b>ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019</b>


<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>



<i>Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề</i>



<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>



<b> Mục tiêu: </b>



<b>Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: </b>


- Kiến thức làm văn, tiếng Việt



- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.


- Kiến thức đời sống.



<b>Kĩ năng: </b>



- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.



- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).


<b>I.ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) </b>



Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:



Với mỗi người dân Việt Nam, Vua Hùng là vị Tổ đã có cơng dựng nên quốc gia Văn lang – Nhà nước sơ



khai của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng


trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, vừa


là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà


Bác Hồ đã khái quát thành chân lí của dân tộc và của thời đại: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước,


Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.



Chính vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xn ấm áp, dù là hịa bình hay


thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng – Vua Hùng


vẫn giang rộng vịng tay đón hàng triệu cháu con từ khắp mọi miền đất nước và trên khắp năm châu bốn


biển về đất Tổ thắp nén tâm nhang tri ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương. Trên núi Nghĩa Lĩnh linh


thiêng, trong sắc trời xanh cao lồng lộng của ngày Giỗ Tổ hàng năm ta như thấy có ánh hào quang rực rỡ


cuốn theo trên những sải cánh chim Lạc.



(Hà Thanh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, bản sắc văn hóa của người Việt, Tạp chí Khoa học và


công nghệ, số 39, tháng 3/2015)


<b>Câu 1: Nhận biết </b>



Xác định phong cách ngơn ngữ chính của văn bản trên.


<b>Câu 2: Thông hiểu </b>



Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cụm từ trong văn bản trên.


<b>Câu 3: Thơng hiểu</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Anh (chị) có những hiểu biết như thế nào về thời đại Hùng Vương?


<b>Câu 4: Thơng hiểu </b>



Nêu ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống văn hóa người Việt.


<b>II.LÀM VĂN (7,0 điểm) </b>



<b>Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao </b>




Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng biến tướng trong


việc tổ chức lễ hội ở một số vùng miền trên đất nước ta hiện nay.



<b>Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao </b>



<i>Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? Hồng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả hành trình của sơng</i>


Hương:



Ở thượng nguồn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm


rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xốy như cơn lốc vào những đáy vực bí


ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên


rừng”.



Khi về đến thành phố Huế: “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô


Kim Long”; “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dịng


sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình u”; “Đấy là điệu slow tình cảm dành


riêng cho Huế”; “Sơng Hương trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.



(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.198 – tr.199 và


tr.200)


Hãy phân tích các chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của Sơng Hương, từ đó nhận xét


về nghệ thuật miêu tả của Hồng Phủ Ngọc Tường.



<b></b>



<b>---HẾT---HƯỚNG DẪN LÀM BÀI</b>



<b>Câu </b>

<b>Nội dung</b>




<b>Đọc hiểu </b>

1.



<b>Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học </b>


<b>Cách giải: </b>



- Phong cách ngôn ngữ: chính luận


2.



<b>Phương pháp: căn cứ bài Điệp từ, phân tích </b>


<b>Cách giải: </b>



- Cụm từ điệp: Chính vì vậy



- Tác dụng: Cụm từ “chính vì vậy” được điệp lại hai lần mang tính chất khảng định truyền thống


biết ơn, thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta.



3.



<b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>


<b>Cách giải: </b>



Thời đại Hùng Vương: Thời đại Hùng Vương được quan niệm là một thời kỳ văn minh tiến triển


trong hơn một thiên niên kỷ để ra đời nhà nước, đã làm nên nhiều kỳ tích về văn minh vật



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

chất và văn hóa. Thời đại mà đất nước ta có nhiều bước ngoặt vĩ đại:



- Đỉnh cao là công nghệ luyện đồng, đặc sắc nhất là những chiếc trống đồng âm lượng lớn, tiếng


trong trẻo, vang xa, nghệ thuật trang trí tuyệt mĩ.



- Là cuộc di dân từ miền núi về miền trung du mở mang bờ cõi, tạo lập đời sống thâm canh lúa



nước, tăng cường khả năng phát triển kinh tế.



- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang.


4.



<b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>


<b>Cách giải: </b>



Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:



- Thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ với người đã khuất.


- Thể hiện lịng biết ơn với cơng ơn thế hệ đi trước.


- …



<b>Làm văn</b>



<b>1</b>

<b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>


<b>Cách giải: </b>



<b>1. Giới thiệu vấn đề: hiện tượng biến tướng trong việc tổ chức lễ hội ở một số vùng </b>


<b>2. Giải thích </b>



Biến tướng là làm mất bản chất ban đầu, vốn có của sự vật.



=> Hiện nay, một số lễ hội đã khơng cịn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình, mà bị


biến tướng “mua thần, bán thánh” làm mất đi giá trị vốn có của nó.



<b>3. Bàn luận </b>



- Từ nguồn gốc là nơi hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, giúp con người nhớ



về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui, lễ hội hiện tại đã


và đang dần bị biến tấu, biến dạng và biến tướng.



- Lễ hội bị sân khấu hóa, được bài trí, biên kịch kĩ lưỡng, mất đi nét đẹp tự nhiên vốn có.


- Lễ hội trở thành nơi buôn thần, bán thánh



- Lễ hội trở thành nơi phô trương thanh thế của các địa phương.


- Là nơi buôn bán, chặt chém khách thập phương



- …



=> Lễ hội hiện nay đã bị biến tương, mất đi vẻ đẹp, giá trị ban đầu



- Cần phải có những phương hướng khơi phục, trả lại vẻ đẹp ngun sơ, vốn có của mỗi lễ hội


- Liên hệ bản thân



<b>2</b>

<b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>


<b>Cách giải: </b>



Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


• Giới thiệu tác giả, tác phẩm



- Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, ông chuyên về bút


kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ơng là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chết trí tuệ và tính trữ


tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về


triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê


đắm và tài hoa



<i>- Ai đã đặt tên cho dịng sơng? là bài bút kí xuất sắc , viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập</i>


sách cùng tên.




• Phân tích các chi tiết



*Ở thượng nguồn:



- Những chi tiết trên miêu tả sơng Hương từ góc nhìn địa lí, trong không gian núi rừng Trường


Sơn



- “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa


bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực


bí ẩn”: Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con



sơng tốt lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- “Có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên


rừng”: Vẻ đẹp hoang dại nhưng quyến rũ, tình tứ của sơng Hương



- Để làm nổi bật nét đặc sắc của sông Hương ở thượng nguồn, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so


sánh



*Khi về đến thành phố:



- “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”: bắt


đầu đi vào thành phố, sơng Hương như nhận ra mình đã tìm đúng đường về, dịng sơng như vui


tươi hẳn lên



- “sơng Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dịng sơng


mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình u”: người gái đẹp sông Hương làm


dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố thân yêu, trước khi đến với người


tình nhân đích thực




=> sơng Hương như một người tình vui tươi và duyên dáng


- “Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”:



+ Chi tiết miêu tả hình ảnh sơng Hương trong lịng thành phố



+ Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là lưu tốc rất chậm, nhà văn


đã lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau:



<i>++ Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sơng đã làm</i>


<i>giảm hẳn lưu tốc của dịng nước </i>



<i>++ Từ lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi muốn ở” của sơng Hương</i>


là do tình cảm dành riêng cho Huế, do quá yêu thành phố của mình, do muốn được nhìn ngắm


nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa.



- “Sông Hương trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”:


+ Tác giả nhìn sơng Hương dưới góc nhìn văn hóa



+ Dịng sơng âm nhạc, đây cũng là nét riêng không thể lẫn của sơng Hương với các dịng sơng


khác của đất nước.



• Nhận xét nghệ thuật miêu tả



- Nhà văn đã phối hợp kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ


thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.



- Hình ảnh đa dạng, phong phú, giàu giá trị gợi hình, biểu cảm



- Ngôn ngữ trong thiên tùy bút trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu đậm chất trữ tình.



Ngơn ngữ văn xi đẹp mà truyền cả, chẳng khác gì thơ ca. thậm chí có những câu, đoạn thơ hơn


hiều bài thơ mà ta đã đọc đâu đó.



- Giọng điệu biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, giàu nhịp điệu



</div>

<!--links-->

×