Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

phiếu mô tả hồ sơ dạy học theo chủ đề tích hợp tích hợp môn vật lí địa lí vào dạy học chủ đề lực hấp dẫn và hiện tượng thủy triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY B
-------------000--------------

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

TÍCH HỢP MƠN VẬT LÍ - ĐỊA LÍ VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ:

LỰC HẤP DẪN VÀ HIỆN TƯỢNG THỦY TRIỀU

Năm học 2015 – 2016

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC

Trang 0


PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN
I. Giới thiệu chung
1. Tên chủ đề
Lực hấp dẫn và hiện tượng thủy triều
2. Nội dung chương trình các mơn học được tích hợp trong chủ đề
a. Cơ sở hình thành chủ đề
Chủ đề “Lực hấp dẫn và hiện tượng thủy triều” được xây dựng từ các mơn học sau:
- Mơn Vật lí 10: Bài 17. Lực hấp dẫn; Thuộc học kì I, thời lượng 2 tiết.
- Mơn Địa lí 10: Bài 16. Sóng.Thủy triều. Dịng biển. (Mục II. Thủy triều); thuộc học kỳ I, thời lượng ½ tiết học.
- Liên hệ làm rõ kiến thức môn Lịch sử về chiến thắng Bạch Đằng tại Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc (Mục II – 2 - d. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938). Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế
kỉ X – XV (liên hệ trận đánh chống quân Tống (981) và chống quân Mông Nguyên (1288) trên sông Bạch Đằng).


Học sinh sẽ học một chủ đề xuyên suốt về lực hấp dẫn, hệ quả tiêu biểu của nó là hiện tượng thủy triều và tác động của hiện
tượng này đến đời sống xã hội.
Chủ đề được thực hiện trong học kì I của lớp 10. Thời lượng dạy học là 3 tiết được lấy từ thời lượng mơn Vật lí và Địa lí đã làm
trịn.
Phương án với mơn địa lí: bài 16. Sóng.thủy triều. Dịng biển cịn lại 2 mục sóng biển và thủy triều được thu gọn trong 1 tiết dạy.
b. Nội dung của chủ đề
- Lực hấp dẫn
+ Định nghĩa lực hấp dẫn
+ Định luật vạn vật hấp dẫn
+ Biểu thức rơi tự do
Trang 1


+ Trường hấp dẫn, trường trọng lực
- Hiện tượng thủy triều
+ Nguyên nhân
+ Biểu hiện
+ Hệ quả tác động - ứng dụng
3. Ý nghĩa xây dựng chủ đề
Ý nghĩa liên môn
Lực hấp dẫn là loại lực luôn hiện diện thường trực trong đời sống. Lực hấp dẫn hình thành và tác động đến mọi vật có khối
lượng. Tuy nhiên, thực tế rất khó có thể nhận biết được lực này (ngồi trọng lực). Trong bộ mơn Vật lí chú trọng trình bày bản chất
nguyên nhân hiện tượng. Biểu hiện của nó đặc biệt là hiện tượng thủy triều được đề cập ở bài tập 3, 4; mục “Em có biết”.
Hiện tượng thủy triều là hiện tượng dao động đặc trưng của nước biển, nguyên nhân do lực hấp dẫn. Môn Địa lí đi sâu vào biểu
hiện của thủy triều. Mơn Lịch sử có đề cập đến ứng dụng của thủy triều trong 3 lần kháng chiến chống giặc ngoại xâm trên sơng
Bạch Đằng.
Vì vậy việc thành lập chủ đề “Lực hấp dẫn và hiện tượng thủy triều” tạo một mạch kiến thức liên tục, logic bổ sung cho nhau
làm sáng rõ nội dung học tập. Người học dễ dàng lĩnh hội tri thức, liên hệ thực tế giải quyết các tình huống trong học tập và đời
sống.
Ý nghĩa thực tiễn

Thủy triều là hiện tượng gần gũi, có nhiều ứng dụng thực tế với học sinh tại địa phương vùng ven biển huyện Giao Thủy. Thông
qua các hoạt động học tập học sinh gải thích được hiện tượng tự nhiên, đặc trưng này, đồng thời có cơ hội trải nghiệm thực tế rèn
luyện các kỹ năng, hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết.
4. Đối tượng dạy học
Đối tượng học tập là học sinh lớp 10A3 trường THPT Giao Thủy B.
- Các đặc điểm chính:
Trang 2


Số lượng: 40 học sinh
Chất lượng đầu vào cao
Phân học ban nâng cao các mơn: Tốn – Lí – Hóa
- Đặc điểm cần lưu ý:
+ Thuận lợi:
- Khả năng tiếp thu, nhận thức tương đối tốt, ý thức kỷ luật cao.
- Đa số học sinh ở vùng nông thôn, ven biển huyện Giao Thủy nên dễ dàng liên hệ để giải thích các hiện tượng thủy triều tại địa
phương.
- Một số học sinh sử dụng tốt phần mềm PowerPoint, nhiều học sinh nhà có máy tính.
+ Khó khăn:
- Nội dung kiến thức địa lí tự nhiên tổng hợp và khá rộng. Để đạt được mục tiêu bài học cần huy động kiến thức, kỹ năng nhiều
môn học và năng lực quan sát thực tế, trừu tượng hóa các mơ hình.
- Trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng phần mềm PowerPoint nhiều học sinh hạn chế
- Một số học sinh chưa coi trọng mơn học, ít đầu tư thời gian.
- Phương tiện dạy học phù hợp còn thiếu, địi hỏi giáo viên phải tự tìm tịi thiết kế.
5. Mục tiêu chủ đề
Sau khi học xong chủ đề học sinh cần đạt được:
a. Về kiến thức
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.

- Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản.

- Mơ tả và giải thích được ngun nhân sinh ra hiện tượng thủy triều.

b. Về kỹ năng
- Quan sát và phân tích tranh ảnh.
Trang 3


- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
- Liên hệ, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên tại địa phương

c. Về thái độ hành vi
- Củng cố niềm tin vào khoa học.
- Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên.

- Có ý thức phấn đấu học tập góp phần xây dựng quê hương, đất nước
d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực khảo sát thực tế
- Năng lực tính tốn
- Năng lực tổng hợp, phân tích, phân loại thơng tin
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực giao tiếp
e. Sản phẩm
Sản phẩm của các nhóm: các phiếu học tập, bài làm bài tập và sản phẩm dự án (Gồm clip, hình ảnh, sơ đồ, thơng tin … tất cả được
trình bày trên phần mềm PowerPoint)

II. Kế hoạch dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Trang 4


a. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên chủ động lên hệ các tổ nhóm bộ mơn liên quan thống nhất và lập kế hoạch dạy học.
- Máy tính, đăng ký phịng trình chiếu, chuẩn bị hế thống âm thanh.
- Các phiếu học tập, giáo án PowerPoint cho tiết 1, câu hỏi bài tập tiết 2, trị chơi ơ chữ cho tiết 3.
- Các phiếu điều tra thông tin, phiếu định hướng hoạt động, mẫu kế hoạch, phân cơng nhóm, phiếu đánh giá sản phẩm.
- Lập địa chỉ Gmail chung cho chủ đề.
- Liên hệ nhờ giúp đỡ thông tin từ các nhân viên trực cống đê biển:
Cống Thanh Niên – xã Bạch Long; Cống số 8 – xã Giao Long; Cống số 9 – xã Giao Hải
b. Chẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Học bài cũ, làm bài tập trước tiết 2.
- Phân cơng nhóm, sưu tầm, biên soan tài liệu có được sản phẩm, nộp vào Gmail chung trước tiết 3.
- Xem xét nhận xét sản phẩm nhóm bạn, chuẩn bị câu hỏi phản biện trước tiết 3.
- Phiếu đánh giá cá nhân trong nhóm (GV đã phát cho HS).
2. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Nội dung: Chủ đề: Lực hấp dẫn và hiện tượng thủy triều
Chủ đề được chia làm 3 tiết dạy với nội dung các tiết như sau
Tiết 1: Lực hấp dẫn
Tiết 2: Bài tập lực hấp dẫn
Tiết 3: Hiện tượng thủy triều

Tiết 1: Lực hấp dẫn

Trang 5


* Thời gian: Tiết 4 - Thứ 2 – Ngày 16/11/2015 (09h45 – 10h30’).

* Địa điểm: Phịng trình chiếu – Trường THPT Giao Thủy BHOẠT ĐỘNG 1: TÌM
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
-

Nêu được khái niệm và các đặc điểm lực hấp dẫn
Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn
Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức
Nêu được biểu thức của gia tốc rơi tự do
Nêu được khái niệm và đặc điểm của trường hấp dẫn, trường trọng lực

2. Về kĩ năng
-

Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn
Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác (lực điện, lực từ, lực ma sát…)
Vận dụng các công thức giải các bài tập đơn giản
Vận dụng các kiến thức, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế

3. Về thái độ
- Có thái độ say mê khoa học
- Hứng thú với bài học và tích cực tham gia vào bài học
- Tìm tịi, khám phá thêm các tài liệu, kiến thức có liên quan đến bài học
4. Định hướng phát triển nặng lực:
- Năng lực tính tốn
- Năng lực quan sát
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giải quyết vấn đề
Trang 6



- Năng lực hợp tác
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Học liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
- Phương tiện: phịng trình chiếu, bài giảng PowerPoint
- Phiếu học tập số 1, số 2
- Phiếu điều tra thông tin học sinh
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực
III. Tiến trình dạy học
1. Mở bài
GV kể câu chuyện của Niu-tơn (dẫn dắt như một tình huống có vấn đề vào bài học):
Vào một ngày mùa thu, Niu-tơn ngồi đọc sách trong vườn, bỗng một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu
Newton. Ơng xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Sự việc đó làm ơng nghĩ miên man. Tại sao quả táo chín lại rơi
xuống đất? Tại sao nó lại phải rơi xuống mà khơng bay lên trời?...

Trang 7


Ơng cịn cịn mở rộng tầm nhìn ra ngồi Trái Đất và cuối cùng đã tìm ra một loại lực rất đặc biệt – Lực hấp dẫn. Bài học
hôm nay thầy cùng các em sẽ nghiên cứu loại lực này.
Chủ đề: LỰC HẤP DẪN VÀ HIỆN TƯỢNG THỦY TRIỀU
Tiết 1. Lực hấp dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU LỰC HẤP DẪN
Hình thức dạy học: Thảo luận theo cặp
Tiến trình:

Bước1: Gv cho Hs quan sát ảnh động mô tả chuyển động của 3 thiên thể: Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Yêu cầu Hs mơ tả lại
chuyển động đó.

→ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Bước 2: Gv tổng kết lại ý tưởng của Niu – tơn: Khi nhìn quả táo rụng từ trên cây xuống và Mặt Trăng chuyển động trịn quanh
Trái Đất chứ khơng rơi, Niu – tơn đã nêu nên giả thuyết. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho quả táo và lực gây ra gia tốc hướng tâm
Trang 8


của Mặt Trăng có cùng một bản chất đó là lực hút của Trái Đất.
Mà theo định luật III Niu – tơn các em đã học ở bài trước, thì quả táo và Mặt Trăng có hút lại Trái Đất khơng?
→ Quả táo và Mặt Trăng có hút lại Trái Đất
Niu – tơn mở rộng ra mọi vật đều hút nhau một lực và lực đó gọi là Lực hấp dẫn.
Bước 3: Gv phát phiếu học tập số 1, yêu cấu Hs thảo luận theo cặp và hoàn thành trong 5 phút
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên :………………………………………/………………..…………………….; Lớp:………………
1. Lực hấp dẫn là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
2. Cho 2 vật (coi như chất điểm) có khối lượng m1 và m2 cách nhau khoảng r. Biểu diễn véc tơ lực hấp dẫn giữa
hai vật đó. Nhận xét về đặc điểm (phương, chiều, độ lớn, tính chất) các véc tơ lực vừa vẽ.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
3. Em hãy dự đoán: Độ lớn lực hấp dẫn giữa 2 vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Trang 9


→ Gv gọi đại diện một cặp nên trình bày trên bảng. Trong thời gian đó bao quát và giúp đỡ các cặp đơi gặp khó khăn. Kết thúc 5
phút Hs trình bày, nhận xét, Gv chuẩn kiến thức theo thông tin phản hồi (phụ lục _PowerPoint của giáo viên)
Chuyển ý: Chúng ta cùng xem xét xem những dự đoán của các em có đúng khơng?
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
Hình thức dạy học: Thảo luận theo cặp
Tiến trình:
Bước1: GV kể câu chuyện dẫn dắt đến định luật vạn vật hấp dẫn:
Vì Mặt Trăng và Trái Đất cùng tác dụng tương hỗ nên theo Niu – tơn lực này sẽ tỉ lệ thuận với tích khối lượng hai thiên thể.
Lực hấp dẫn còn phụ thuộc vào gì nữa? Một giả thuyết đưa ra rất tự nhiên là nếu khoảng cách càng tăng thì lực hấp dẫn càng
giảm. Căn cứ vào khoảng cách; gia tốc rơi tự do Mặt Trăng và gia tốc rơi tự do ở Trái Đất, Niu – tơn suy đoán ra rằng lực hấp
dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
Với những giả thuyết đó Niu – tơn vận dụng cho chuyển động các hành tinh quanh hệ Mặt Trời thì thấy hoàn toàn phù hợp với
các quan sát thực tế của Kê – ple. Ông đã tổng quát thành định luật vạn vật hấp dẫn.
GV gọi 1 Hs đứng lên đọc nội dung định luật vạn vật hấp dẫn trong SGK.
→ HS lắng nghe và đọc nội dung
Bước 2:
Gv dẫn dắt tới tình huống có vấn đề: Tại sao chúng ta không cảm nhận được lực hấp dẫn với nhau, hay với các đồ vật?
Gv giới thiệu cơng thức tính lực hấp dẫn và cách xác định hệ số tỉ lệ G (Hằng số hấp dẫn) của Can – ven – đi – sơ. Để minh chứng
rõ hơn, GV yêu cầu Hs hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trang 10


Họ và tên:……………………………………/………………………………………; Lớp……….................
Tính lực hấp dẫn giữa:

a. Hai vật thể mỗi vật khối lượng 40 kg cách nhau 1m.
b. Hai tàu thủy mỗi tàu thủy khối lượng 100.000 tấn cách nhau 0,5 km.
c. Trái đất khối lượng 6.1024 kg, Mặt trăng khối lượng 7,37.1022 kg. Khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất là 38.107 m.
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nhận xét về kết quả tính được.
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trang 11


→ Gv gọi lên bảng Hs hoàn thành trong thời gian 5 phút, GV bao quát lớp học, giúp đỡ các cặp Hs gặp khó khăn. Kết thúc thời
gian làm việc Hs nhận xét kết quả, Gv chuẩn kiến thức theo thông tin phản hồi (phụ lục _PowerPoint của giáo viên)
Trả lời câu hỏi tình huống: Vì G là rất nhỏ, cỡ 10-11 nên khó có thể cảm nhận được lực hút này
Chuyển ý: Quay lại ví dụ về quả táo rơi. Ở cấp THCS các em đều biết rằng nguyên nhân là do Trọng lực. Trong bài học này thì
gọi đó là lực hấp dẫn. Từ đó ta đi xây dựng biểu thức tính gia tốc rơi tự do ở độ cao h.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU BIỂU THỨC GIA TỐC RƠI T
DO
Hình thức dạy học: Thảo luận theo cặp
Thời gian: 10 phút
Tiến trình:
Bước1:
Học sinh suy nghĩ tình huống và đi đến nhận định:
→ Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng nên một vật gọi là trọng lực.
Bước 2:
- Gv nêu bài tập: Xét 1 vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất, coi Trái Đất như một quả cầu đồng tính
M: Khối lượng trái đất; R: Bán kính trái đất. (hình vẽ). Yêu cầu Hs thảo luận lần lượt trả lời các câu hỏi:
M

h

R

Trang 12


Viết cơng thức tính lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật (m)?


Fhd = G

Viết cơng thức tính trọng lượng của vật theo định luật II Niu-tơn?
→ P = m.g
- Do trọng lực của vật chính là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.
Ta có Fhd = P
→ G

= m.g

Hãy rút ra cơng thức tính g?
→ g= G

M

 h  R

2

Khi độ cao h càng lớn, giá trị của g sẽ như thế nào?

→ Học sinh trả lời: h tăng thì g giảm
Khi vật ở gần mặt đất h << R, ta có thể bỏ qua giá trị của h, lúc này g sẽ được tính như thế nào?


g=

Trường hợp đặc biệt ở độ sâu h, g được tính ra sao?
→ g=
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU TRƯỜNG HẤP DẪN, TRƯỜNG TRỌNG LỰC
Hình thức dạy học: cá nhân
Tiến trình:
Bước1: Gv giới thiều về trường hấp dẫn và trường trọng lực theo thông tin SGK. Chú ý nhấn mạnh: Đặc điểm quan trọng của
Trang 13


trọng trường là nếu ta đặt lần lượt các vật khác nhau tại một điểm thì trọng trường gây cho các vật đó cùng một gia tốc như
nhau.
→ Hs ghi lại khái niệm:
- Mọi vật đều luôn tác dụng lực hấp dẫn lên các vật xung quanh. Ta nói xung quanh mỗi vật đều có một trường hấp dẫn.
- Trường trọng lực là trường hấp dẫn do trái đất gây ra xung quanh nó
HOẠT ĐỘNG 5: GIAO BÀI TẬP VÀ ĐIỀU TRA THƠNG TIN
Hình thức dạy học: cá nhân
Tiến trình:
Bước 1: Gv củng cố bài bằng các câu hỏi và bài tập 1,2,3 trang 78,79 SGK
→ Thông tin phản hồi theo phụ lục 4 SGK
Bước 1: Gv giao Hs về nhà trả lời câu hỏi và làm các bài tập trong SGK, bài tập GV đã soạn trước.
Bước 2: Gv phát phiếu điều tra thông tin, yêu cầu Hs điền và nộp lại cuối giờ tại văn phòng nhà trường

Lưu ý:
Sau khi đã phân tích được thơng tin điều tra, Gv gửi văn bản: Chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm 5 Hs). Yêu cầu các nhóm

hoạt động theo “Phiếu định hướng hoạt động nhóm” (Phụ lục). Gửi trước các mẫu phân cơng, kế hoạch nhóm… vào
Gmail chung. Tiết 2. Bài tập lực hấp dẫn, kết hợp với kiểm tra việc phân cơng và phát hiện các khó khăn để kịp thời điều
chỉnh giúp đỡ.

Trang 14


Tiết 2: Bài tập lực hấp dẫn
* Thời gian: Tiết 4 - Thứ 3 – Ngày 18/11/2015 (08 h 50 – 09h35’).
* Địa điểm: Phòng học 10A3 – Trường THPT Giao Thủy B
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn
- Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức
2. Về kĩ năng
- Vận dụng các công thức giải các bài tập
3. Về thái độ
- Có thái độ say mê khoa học
- Hứng thú với bài học và tích cực tham gia vào bài học
- Tìm tịi, khám phá thêm các tài liệu, kiến thức có liên quan đến bài học
4. Địn hướng phát triển nặng lực:
- Năng lực tính tốn
- Năng lực quan sát
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên

- Đáp án các câu hỏi bài tập
- Một số địa chỉ trang web tham khảo hiện tượng thủy triều, kỹ năng thu thập thông tin cho Hs.

Trang 15


2. Học sinh
- Làm bài tập
- Ôn lại kiến thức về lực hấp dẫn
- Bảng kê chi tiết phân công nhiệm vụ, kết quả bước đầu của hoạt động nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Chủ đề: LỰC HẤP DẪN VÀ HIỆN TƯỢNG THỦY TRIỀU
Tiết 1 Bài tập lực hấp dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: LÀM BÀI TẬP
Hình thức dạy học: Thảo luận theo cặp
Thời gian: 35 phút
Tiến trình:
Bước1: Gv cho Hs làm bài tập 1
Bài 1
Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 3 200 m và độ cao 3 200 km so với mặt đất. Cho biết bán kính của Trái Đất là 6 400 km và gia tốc rơi tự do ở
mặt đất là 9,8 m/s2
- HS nêu phương hướng thực hiện và thực hiện tính tốn. Gv gọi hai Hs lên bảng làm bài tập, trong thời gian đó kiểm tra giúp đỡ các HS
gặp khó khăn.
→ Lời Giải :
g=

GM
R2


; g’ =

GM
(R  h)2

2

�R �
Suy ra g’ = g �

�R  h �

Trang 16


a)

h = 3 200 m = 3,2 km
2

�6400 �
2
g’ = 9,8 �
� = 9,79 m/s
6403,2



b)


h = 3 200 km
2

�6400 �
2
g’ = 9,8 �
� = 4,35 m/s
9600



Bước2: Gv cho Hs làm bài tập 2
Bài 2
Tính lực hấp dẫn của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó ở
a) trên Trái Đất (g = 9,8 m/s2)
b) trên Mặt Trăng (g = 1,7 m/s2)
c) trên Kim tinh ( g = 8,7 m/s2)
d) trong khoảng không vũ trụ rất xa các thiên thể.
- HS nêu phương hướng thực hiện và thực hiện tính tốn. Gv gọi hai Hs lên bảng làm bài tập, trong thời gian đó kiểm tra giúp đỡ các HS
gặp khó khăn.
→ Lời Giải:
a) P = mg = 75.9,8 = 735 N
b) P = mg = 75.1,7 = 127,5 N
c) P = mg = 75.8,7 = 652,5 N
d) P = 0

Bước3: Gv cho Hs làm bài tập 3
- HS nêu phương hướng thực hiện và thực hiện tính tốn. Gv gọi hai Hs lên bảng làm bài tập, trong thời gian đó kiểm tra giúp đỡ các HS
gặp khó khăn.
Bài 3

Trang 17


Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng nửa bán kính Trái Đất. Cho biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g 0 = 9,81 m/s2.
Biểu thức gia tốc rơi tự do:
tại nơi có độ cao h: g = G. M
2
 R  h
trên mặt đất (h = 0): g0 = G. M
R2
2
R2
g
�R �
Suy ra:
=
2 = �

g0
 R  h
�R  h �
2

�R �
g= �
�.g0
�R  h �
R
Theo đề: h =
2

4
g=
.g0 = 4,36 m/s2
9

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
Hình thức dạy học: Thảo luận theo nhóm
Thời gian: 10 phút
Tiến trình:
Bước1: GV kiểm tra việc phân cơng nhiệm vụ trong nhóm, kết quả bước đầu của hs.
Bước 2: Gv giải đáp các thắc mắc, tháo gỡ khó khăn khi Hs gặp phải.
Lưu ý:
Trước khi dạy tiết 3, HS cần thực hiện xong hoạt động nhóm tại nhà và nộp trước sản phẩm vào gmail chung. Các nhóm xem xét
sản phẩm của nhau, chuẩn bị sẵn phần nhận xét và các câu hỏi phản biện.

Trang 18


Tiết 3: Hiện tượng thủy triều
* Thời gian: Tiết 2 - Thứ 3 – Ngày 24/11/2015 (07h55 – 08h40’).
* Địa điểm: Phịng trình chiếu – Trường THPT Giao Thủy B
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Mơ tả và giải thích được ngun nhân sinh ra hiện tượng thủy triều.

b. Về kỹ năng
- Quan sát và phân tích tranh ảnh.
- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
- Liên hệ, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên tại địa phương


c. Về thái độ hành vi
- Củng cố niềm tin vào khoa học.
- Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên.

d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực khảo sát thực tế
- Năng lực tổng hợp, phân tích, phân loại thơng tin
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực giao tiếp
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
Trang 19


- Học liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
- Phương tiện: Phịng trình chiếu có hệ thống âm thanh đồng bộ
- Câu hỏi cho trị chơi ơ chữ tổng hợp cuối chủ đề
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về lực hấp dẫn
- Hồn thiện và trình bày sản phẩm trên Powerpoint
III. Tiến trình dạy học
1. Mở bài
Gv u cầu HS căn cứ vào thơng tin đã tìm hiểu nêu khái niệm thủy triều?
→ Thủy triều là hiện tượng: + Dao động thường xun
+ Có chu kì của khối nước biển và đại dương
+ Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

Gv gạch chân các thuật ngữ khoa học, dẫn dắt như một tình huống có vấn đề cần giải đáp của bài học.
Chủ đề: LỰC HẤP DẪN VÀ HIỆN TƯỢNG THỦY TRIỀU
Tiết 3 Hiện tượng thủy triều
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG TRIỀU CƯỜNG
Hình thức dạy học: Thảo luận theo nhóm
Tiến trình:
Bước1: GV chọn một nhóm có sản phẩm tốt nhất trình bày
→ Đại diện nhóm HS thuyết trình, các nhóm khác theo dõi.
Bước 2: Các nhóm nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. Nhóm thuyết trình trả lời. Gv làm “trọng tài khoa học” điểu chỉnh hoạt
động đúng chủ đề, thời lượng.
Bước 3: Gv nhận xét các hoạt động và chuẩn kiến thức.
Trang 20


→ Triều cường: là hiện tượng dao động thủy triều lớn nhất. Thời gian thường đầu hoặc cuối tháng âm lịch. Lúc đó Mặt Trăng,
Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí thẳng hàng.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG TRIỀU KÉM
Hình thức dạy học: Thảo luận theo nhóm
Tiến trình:
Bước1: GV chọn một nhóm có sản phẩm tốt nhất trình bày
→ Đại diện nhóm HS thuyết trình, các nhóm khác theo dõi.
Bước 2: Các nhóm nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. Nhóm thuyết trình trả lời. Gv làm “trọng tài khoa học” điểu chỉnh hoạt
động đúng chủ đề, thời lượng.
Bước 3: Gv nhận xét các hoạt động và chuẩn kiến thức.
→ Triều kém: là hiện tượng dao động thủy triều nhỏ nhất. Thời gian thường đầu hoặc cuối tháng âm lịch. Lúc đó Mặt Trăng,
Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vng góc.

Trang 21



Chuyển ý: Thầy trò chúng ta cùng nhau tổng hợp kiến thức chủ đề thơng qua trị chơi sau đây
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ BÀI
Hình thức dạy học: Thảo luận theo nhóm
Tiến trình:
Bước1: Gv trình chiếu và tổ chức Hs chới trị chơi ơ chữ:
Câu 1: Khoảng chênh lệch giữa triều cường và triều kém? (BIÊN ĐỘ TRIỀU)
Câu 2: Hình ảnh quan sát được của Mặt Trăng khi triều cường – 8 chữ? (TRĂNG TRÒN)
Câu 3: Nguồn tài nguyên từ vùng bãi triều? (THỦY SẢN)
Câu 4: Nguồn năng lượng từ thủy triều? (ĐIỆN NĂNG)
Câu 5: Hoạt động sản xuất tại xã Bạch Long – Giao Thủy, phụ thuộc vào thủy triều? (LÀM MUỐI)
Câu 6: Cơng trình ngăn thủy triều? (ĐÊ BIỂN)
Câu 8: Ảnh hưởng thủy triều đến tàu thuyền? (MẮC CẠN)
Câu 9: Loại lực chính gây nên hiện tượng thủy triều? (HẤP DẪN)
Ô chữ hàng dọc: Ứng dụng hiện tượng thủy triều đặc biệt thành công của người Việt? (BẠCH ĐẰNG)
Trang 22


Bước 2: Gv giới thiệu sơ lược cho Hs (hoặc gọi nhóm Hs có chuẩn bị) cách thiết kế, thời gian cắm cọc nhọn các lần chiến
thắng Bạch Đằng.

Cắm cọc lúc triều cạn
Nhử quân địch vào lúc triều cường
Phản công lúc triều cạn

Hố thám sát khảo cổ bãi cọc Đồng Má Ngựa khu vực cửa sông Bạch Đằng (năm 2014)

Trang 23



PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH
(Trước khi thực hiện dự án – sau tiết 1)
Họ và tên: ……………………………………………………
Lớp: ………………………….………………………………
Địa chỉ: xóm (đội)……, xã……………………..Cách biển khoảng……km
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô trống phù hợp với em.
1. Khả năng của học sinh
Stt

Nội dung điều tra

Tốt

Trả lời
Khá
Có thể nếu được hỗ trợ

1 Khả năng thiết kế và trình chiếu trên Powerpoint
2 Khả năng hội họa
3 Khả năng tìm kiếm thơng tin trên mạng internet
4 Khả năng thuyết trình
2. Điều tra thiết bị
Stt

Nội dung

1


Gia đình em có máy tính khơng?

2

Máy tính có kết nối mạng Internet khơng?

3

Em có thể mượn và sử dụng được các thiết bị ghi hình khơng?

Trả lời


Khơng

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHĨM
(Mẫu phát khi phân nhóm – kiểm tra trong tiết 2 – thu lại cuối tiết 3)
Trang 24


×