Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bài mô tả hồ sơ dạy học theo chủ đề tích hợp tiết 49 bài 13 bài toán dân số ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.39 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ SƠN
TRƯỜNG PTDTBT THCS NẬM CÀN
TRƯỜNG: PTDTBT THCS NẬM CÀN
TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐÀO VĂN THỌ
ĐIỆN THOẠI: 091969368
EMAIL:
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1. Tên dự án dạy học
Tiết 49. Bài 13. BÀI TOÁN DÂN SỐ
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức:
2.1.1. Môn Ngữ Văn
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “Tồn tại hay không tồn tại” của loài
người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu
chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2.1.2. Môn Địa lý
- Hiểu và trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số, nguyên
nhân và hậu quả của nó.
+ Lớp 7: Bài 1: Dân số; Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới; Bài
3: Quần cư. Đô thị hóa; Bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi.
+ Lớp 9: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Bài 2: Dân số và gia tăng dân
số; Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư; Bài 4: Lao động và việc làm.
Chất lượng cuộc sống.
2.1.3. Môn Sinh học
- Hiểu được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia
đình.
- Phân tích được các nguy cơ khi có thai ở lứa tuổi vị thành niên.
- Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các
nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai.


2.1.4. Môn GDCD
- Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn. Quyền và nghĩa vụ
của vợ và chồng.
- Ý nghĩa của việc cần nắm vững và thực hiện đúng quyền nghĩa nghĩa vụ trong
hôn nhân của công dân và tác hại của việc kết hôn sớm.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Môn Ngữ văn
2
- Tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp
thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào viết bài văn thuyết minh
2.2.2. Môn Địa lý
- Lớp 7: Bài 1: Dân số; Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới; Bài
3: Quần cư. Đô thị hóa; Bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi.
- Lớp 9: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Bài 2: Dân số và gia tăng dân số;
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư; Bài 4: Lao động và việc làm. Chất
lượng cuộc sống.
2.2.3. Môn Sinh học
- Vận dụng được các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình vào thực tế.
2.2.4. Môn GDCD
- Biết tuyên truyền luật hôn nhân cho mọi người trong gia đình và cộng đồng.
2.3. Thái độ
- Liên hệ môi trường và sự gia tăng dân số.
- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý.
- Có ý thức về chính sách kế hoạch hóa gia đình đúng đắn.
- Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở lứa tuổi vị thành niên.
3. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường PTDTBT THCCS Nậm Càn – Kỳ Sơn – Nghệ An.
+ Số lượng: 52 học sinh
+ Số lớp: 2 lớp

+ Khối lớp: Khối 8
- Đối tượng dạy học của dự án là các em học sinh khối 8 vùng đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Điều kiện vùng miền với hạn chế về nhận thức
nên các hộ gia đình còn chưa ý thức được vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Do đó tỉ lệ
sinh còn cao, học sinh trong độ tuổi đến trường còn bỏ học lấy vợ lấy chồng sớm.
- Các em là học sinh lớp 8 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS
được đã nhiều. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương
pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình
giảng dạy.
4. Ý nghĩa của dự án
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống.
3
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống
khác.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Nhận thức được tình hình phát triển của dân số và ảnh hưởng của sự bùng nổ dân
số đối với môi trường tự nhiên và các vấn đề xã hội.
- Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là
nâng cao khả năng nhận thức của bản thân và cộng đồng.
- Có kỹ năng sống, có ý thức vận động tuyên truyền mọi người trong kế hoạch hóa
gia đình.
- Nâng cao ý thức hạn chế sự gia tăng dân số.
5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
- Phiếu học tập.
- Máy chiếu.
5.2. Học liệu

5.2.1. Một số hình ảnh, video về sự gia tăng dân số và tác động của gia tăng dân số
đối với môi trường tự nhiên và đời sống xã hội.
5.2.2. Một số thông tin về sự gia tăng dân số và tác động của gia tăng dân số đối
với môi trường tự nhiên và đời sống xã hội.
Gia tăng dân số
Để thể hiện rõ hơn chủ đề quá tải dân số, có thể là có ích khi xem xét dân số thế
giới hiện nay trong bối cảnh dân số loài người từ buổi đầu văn minh tới hiện tại.
Ở buổi đầu nông nghiệp, khoảng năm 8,000 trước Công Nguyên, dân số thế giới
xấp xỉ 5 triệu người. Dân số thế giới tăng hơn 6.7 tỷ gấp 3 lần vào năm 2009. Dự
báo dân số tiếp tục tăng đến 9,7 tỷ năm 2050.
Rõ ràng, điều này có nghĩa là sau nhiều nghìn năm lần đầu tiên trong lịch sử loài
người, đã có một giai đoạn tăng dân số nhanh liên tục ở mức độ đặc biệt cao và
chưa từng có.
Các báo cáo của Liên hiệp quốc, như World Population Prospects cho biết: Dân số
thế giới hiện tăng xấp xỉ 74 triệu người mỗi năm. Nếu tỷ suất sinh hiện nay tiếp
diễn, năm 2050 tổng dân số thế giới sẽ là 11 tỷ người, với 169 triệu người tăng
thêm mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ suất sinh đã giảm trong nhiều thập kỷ, và các con số
cập nhật của Liên hiệp quốc dự đoán dân số thế giới sẽ đạt 9.2 tỷ người khoảng
năm 2050. Đây là con số trung bình với giả thiết mức giảm tỷ suất sinh từ 2.5
xuống còn 2.
Hầu như tất cả số tăng đều diễn ra tại các vùng kém phát triển, con số 5.3 tỷ người
hiện đang sống tại các nước kém phát triển sẽ tăng thành 7.8 tỷ năm 2050. Trái lại,
4
dân số tại những vùng phát triển hơn hầu như sẽ không thay đổi, ở mức 1.2 tỷ. Dân
số thế giới dự đoán sẽ tăng 40% lên 9.1 tỷ người.
Giai đoạn 2000-2005, tỷ suất sinh trung bình của thế giới là 2.65 trẻ em trên mỗi
phụ nữ, khoảng bằng nửa mức giai đoạn 1950-1955 (5 trẻ em trên mỗi phụ nữ). Ở
mức trung bình, tỷ suất sinh của thế giới dự đoán sẽ giảm hơn nữa xuống 2.05 trẻ
em trên mỗi phụ nữ.Tới năm 2050 (số trung bình), Ấn Độ sẽ có 1.7 tỷ
người, Trung Quốc 1.4 tỷ, Hoa Kỳ 400 triệu, Indonesia 297 triệu, Pakistan 292

triệu, Nigeria 289 triệu, Bangladesh 254 triệu, Brasil254 triệu, Cộng hoà Dân chủ
Congo 187 triệu, Ethiopia 183 triệu, Philippines 141 triệu, Mexico 132 triệu, Ai
Cập 121 triệu, Việt nam 120 triệu, Nga 108 triệu, Nhật Bản 103 triệu, Iran100
triệu, Thổ Nhĩ Kỳ 99 triệu, Uganda 93 triệu, Tanzania 85 triệu, và Kenya 85 triệu.
Hậu quả của sự gia tăng dân số
Tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát
triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới.
Sự gia tăng dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính như:
Dân số và tập quán sống di cư, du cư; đô thị hóa; các thành phố có số dân trên 1
triệu người ngày càng nhiều. Đến nay thế giới đã có trên 270 thành phố trên 1 triệu
dânvà 50 thành phố trên 5 triệu dân.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện
ở các khía cạnh sau:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực
phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các
nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và
sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng
giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém
phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho
môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp
nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm
môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản
lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất

hầu như không thay đổi nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh
làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn
tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi
gia súc. Từ năm 1950 - 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha
5
xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất
cây trồng bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích
thuỷ lợi hoá và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn
tiếp diễn chừng nào số dân còn tiếp tục tăng.
Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại
86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị
suy thoái.
Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ. ở những nơi mà số
lượng bò và cừu vượt quá mức thì đồng cỏ dần biến thành đất hoang. Hiện tượng
này đã xảy ra ở các nước có nền kinh tế chăn nuôi tại châu Phi và Trung á. Đất
chăn nuôi bị suy thoái làm cho nhiều người mất việc làm, buộc phải đổ về các
thành thị hoặc sống bằng lương thực cứu trợ.
Đô thị hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm
1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950.
Hiện nay, có tới một nửa dân số thế giới sống ở thành thị, những thách thức về môi
trường bắt nguồn một phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75%
lượng CO2 trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ
công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị hoá nhanh, những vấn đề môi trường như ô
nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ ở những nơi Chính phủ không đủ
năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, nước và xử lý rác thải.
Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển
đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong
bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích
đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và

nước thải công nghiệp bị ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã.
Lượng chất thải tăng cùng với sự gia tăng dân số.
Tác động đến đời sống xã hội
Ảnh hưởng dân số đến giáo dục:
Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về
số lượng và chất lượng đến hệ thống giáo dục. Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng
dân số cao cơ cấu dân số trẻ dẫn đến có hậu qủa kém cho sự phát triển giáo dục.
Quy mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển
của giáo dục. Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân tương đối
ổn định hoặc giảm rất chậm và quy mô nhu cầu giáo dục phổ thông phụ thuộc vào
quy mô dân số. ở nước ta do quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng học sinh cũng
không ngừng tăng nên. Tốc độ tăng dân số cao sẽ làm cho số học sinh trong độ tuổi
đến trường tăng nhanh chóng.
Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnh hưởng
của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập từ đó ảnh hưởng
đến quy mô giáo dục, đầu tư cho giáo dục, chất lượng giáo dục. ở nước ta do ngân
sách chưa lớn, nên đầu tư cho ngành giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất hạ tầng còn
6
thiếu thốn, nhiều nơi còn chưa xây dựng được trường lớp khang trang, bàn ghế
sách vở đồ dùng còn thiếu.
Mục tiêu đạt được phổ cập giáo dục tiểu học: Nhìn chung những nỗ lực phổ cập
giáo dục hiện nay chưa chý ý đến những trẻ em nghèo. Một số điều tra còn cho
thấy nỗ lực này đã bỏ qua đối tượng trẻ em nghèo, nếu không có sự quan tâm hỗ
trợ tài chính của địa phương chắc chắn nhiều trẻ em không được đến trường, một
số em khác thời gian đi học sẽ bị trì hoãn, hoặc quãng thời gian học tập bị rút ngắn.
Nạn tảo hôn và việc mang thai ở tuổi vị thành niên cũng ngăn cản quá trình học
tập. Tóm lại nếu không có chính sách đúng đắn về chiến lược dân số thì mục tiêu
phổ cập tiểu học sẽ rất xa vời.
Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục, cơ
cấu dân số nước ta là trẻ nên nhu cầu giáo dục nước ta là lớn, do mức sinh cao nên

cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng. Do đó quy mô của nền giáo dục
tương ứng với dân số này có số học sinh cấp 1 lớn hơn cấp 2 lớn hơn cấp 3.
Phân bố địa lý dân số cũng có ảnh hưởng đến giáo dục. ở nước ta dân số phân bố
không đều giữa đồng bằng và miền núi giữa thành thị và nông thôn. ở thành thị và
các vùng đông dân kinh tế thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được
đến trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt. Ngoài ra do điều kiện
kinh tế chưa có nên nước ta chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển giáo dục ở
các vùng hẻo lánh và nhiều giáo viên không muốn làm việc ở vùng này. Mật độ
dân số ở các khu vực thành thị quá lớn nên ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng
giáo dục. Mật độ dân số quá lớn số trẻ em đến tuổi đi học cao gây quá tải, học sinh
phải học 3 ca, ví dụ như c ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng…
Ngược lại ở nơi dân cư thưa thớt, ví dụ như các dân tộc sống rải rác trên núi, số trẻ
em trong độ tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là
một yếu tố gây khó khăn cho ngành giáo dục.
Ảnh hưởng của dân số đến y tế:
Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng lớn đến hệ thống y tế: Nhiệm vụ của hệ
thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy quy mô
dân số quyết định số lượng y bác sỹ và số lượng cơ sở y tế. Và dân số tăng quá
nhanh sẽ dẫn lần khám và chữa bệnh của một người tăng lên. Nước ta là một nước
có nền kinh tế chậm phát triển khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng
lên, chưa hết bệnh suy dinh dưỡng. Dân số đông và tăng quá nhanh và dẫn đến nhà
ở trật trội và vệ sinh không dảm bảo nhất là nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng
kém và môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.
Nước ta nhiều người vẫn không có việc làm nẩy sinh những tệ nạn xã hội do đó
quản lý xã hội khó khăn, tai nạn giao thông tăng lên. Những nguyên nhân góp phần
làm tăng bệnh tật và thương tật do đó cũng cần có nhiều cơ sở khám chữa bệnh.
Như vậy quy mô dân số và tỷ lệ tăng của nó tác động trực tiếp đến nhu cầu khám
chữa bệnh. Quy mô dân só lớn tốc dộ tăng dân số cao đòi hỏi quy mô hệ thống y tế
bệnh viện, số cơ sở y tế, số gường bệnh, số y bác sỹ …cũng phải phát triển với tốc

7
đọ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám và chữa bệnh cho người dân.
Sức khoẻ tình trạng mắc, bệnh nhu cầu kế hoạch hoá gia đình phụ thuộc rất lớn vào
độ tuổi, giới tính của con người. Lứa tuổi thanh niên và trung niên, có sức khoẻ tốt
hơn và do đó tỷ lệ mắc bệnh và mức chết thấp hơn so vơi trẻ em và người già. Nhu
cầu kế hoạch hoá gia đình cũng cao hơn các nứa tuổi khác.
Phân bố dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế. ở Các khu vực địa lý khác nhau , như
đồng bằng miền núi, thành thị, nông thôn có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên,
kinh tê xã hội lên có cơ cấu bệnh tật khác nhau.VD ở vùng đông bằng, vùng ven
biển Miền Bắc Việt Nam thì các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh hô hấp là phổ biến,
nhưng ở vùng núi cao thì bệnh sốt rét, bệnh bước cổ lại là bệnh cần quan tâm
phòng chống. Các bệnh xã hội hay lây lan như: giang mai, hoa liễu, AIDS
thường tập trung ở các thành phố lớn mật độ cao. Mặc dù đã dạt được những thành
tụu đáng ghi nhận, nhưng tình trạng sức khoẻ nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng
xa đang đặt ra nhiều bức xúc ,có nhiều vấn đề trở lên gay gắt. Đại dịch HIV –AIDS
ở nước ta tuy chưa đến mức nghiêm trọng như ở các nước,nhưng với tốc độ lan
truyền như hiện nay thì sẽ là một thách thức lơn đối với chất lượng dân số. Theo
thống kê của uỷ ban quốc gia phòng Chống AIDS thì HIV ca đầu tiên vào tháng 12
–1990 đến tháng 12-2002 là 35.330. Con số thực tế còn cao hơn nhiều còn đang
tăng nhanh, có thể đạt đỉnh vào năm 2010. HIV /AIDS tác động mạnh đến các lĩnh
vực y tế và sức khoẻ. Sự lan truyền nhanh HIV/AIDS tạo ra sự thay đổi phức tạp
theo su huớng làm xấu đi các quan hệ xãhội, nhất là gia đình. Nó làm đảo lộn mối
quan hệ truyền thống trong các gia đình người bệnh và cộng đồng người xung
quanh. Đó là những yếu tố tiềm ẩn của những xáo trộn ngoài mong muốn, không
tích cực đối với xã hội. Đại dịch HIV/AIDS ở nước ta gây những tổn thất lớn về
kinh tế cho đất nước gia đình người nhiễn HIV ,sẽ ngăn cản làm chậm sự phát triển
kinh tế xã hội. Dịch bệnh HIV/AIDS sẽ tác động khả năng phát triển nâu dài của
đất thông qua những thay đổi theo chiều hướng không tốt cho cơ cấu dân cư và
làm giảm cả số lượng và chất lượng lực lượng lao động của xã hội trong tương lai.
Nước ta cũng là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Theo

ước tính hiện có khoảng 40% phụ nữ có thai bị huỷ bỏ bằng biện pháp y tế xấp xỷ
1,5 triệu người /năm; có người nạo phá thai nhiều lần trong đời và nhiều lần trong
một năm. Chăn sóc sức khoẻ bà mẹ còn yếu kém, hàng năm nước ta vẫn còn
khoảng từ 2200 đến 2800 bà mẹ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến sinh đẻ
và thai ngén, trong khi 90% các trường hợp này có thể tránh được nếu có đầy đủ hệ
thống chăm sóc. Khoảng 50% bà mẹ không đến cơ sở y tế để sinh con. Gần 60%
các bà mẹ có thai trong tình trạng thiếu máu,sức khoẻ yếu. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ
sinh trước 24 giờ chiến gần 80% trong tổng số trẻ em chết. Tỷ lệ chấp nhận các
biện pháp tránh thai nhìn chung là tương đối cao( khoảng 65% các cặp vợ chồng
trong độ tưổi sinh đẻ); nhưng có đến 20% là các biện pháp tránh thai tỷ truyền
thống hiệu quả thấp. Tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục năm 1996 là 50.318 ca,
năm 2002 lên tới 127258 ca. Các tố chất về thể lực của người Việt Nam còn hạn
chế đặc biệt về chiều cao và cân nặng và sức bền. Tỷ lệ trẻ em dưói 5 tuổi suy dinh
8
dưõng cao , chiếm khoảng 30%. Đáng lưu ý là vẫn còn 1,5% dân số bị thiểu năng
về lực và trí tuệ. Để thực hiện bằng được những mục tiêu cải thiện sức khởe của
nhân dân ,góp phần nâng cao chất lượng dấn số dân số, chúng ta cần phát huy hơn
nữa những mặt đã đạt được khắc phục những mặt yếu kém kết hợp kinh nghiệm
quốc tế với trong nước trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ nhân dân và thực hiện kế
hoạch hoá gia đình. Trước mắt cần khẩn trương thực hiện những nhiện vụ cơ bản
sau đây:
- Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
- Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên
- Nâng cao chất lương địch vụ y tế công cộng đặc biệt là ở các tuyến y tế cơ sở
miền núi, vùng xâu, vùng xa.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dụ phòng và nâng cao sức khoẻ, gỉam gánh nặng
bệnh tử vong.
- Tổ chức thực hiện tốt chiến lược dân sô Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 coi
việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và giảm tỷ lệ sinh là một trong những biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số quá nhanh đến bình đẳng giới:
Ngày nay tuy đã có những thay đổi quan trọng về vai trò của người phụ nữ, song
điều này vẫn chưa phổ biến dân số và bình đẳng giới có tác động qua lại lẫn nhau
trong sự tác động của nhiều nhân tố khác: như kinh tế, giáo dục…Dân số cũng là
một trong các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới. Tốc độ
tăng dân số ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng nam nữ. Nên đặc trưng trong
mối quan hệ giới giữa phát triển dân số và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay là
sự tăng dân số quá nhanh dẫn đến hậu quả xấu trong việc bình đẳng giới. Nước ta
là một nước có tốc độ phát triển dân số nhanh, đầu tư của nhà nước cho giáo dục ít,
do đó hệ thống giáo dục kém phát triển. Phụ nữ ít có cơ hội học tập và nâng cao
trình độ. Vì vậy họ thường phải làm việc sớm và làm các công việc không có trình
độ chuyên môn. Phụ nữ thường lấy chồng sớm và sinh nhiều con, do đó tốc độ
tăng dân số cao thì địa vị của phụ nữ thường thấp kém nhiều so với nam giới.
Trong phạm vi gia đình quy mô gia đình lớn (đông con) đặc biệt là trong các gia
đình nghèo cha mẹ thường chỉ ưu tiên cho con trai đi học, con gái phải đi làm sớm
để giúp cha mẹ nuôi gia đình. Không được đi học, làm việc sớm và phải lấy chồng
sớm khiến cho người phụ nữ không có trình độ học vấn cao. Vì vậy họ không thể
tìm được những công việc có thu nhập cao. Không có trình độ hiểu biết nên họ
không thể và không được tự mình quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến
cuộc sống của họ như chọn bạn đời, chọn các phương tiên tránh thai, chọn thời
điểm sinh con. Tóm lại dân số tăng nhanh nền kinh tế kém đã hạn chế quyền bình
đẳng nam nữ.
Tác động của sự gia tăng dân số đến việc nâng cao mức sống dân cư:
Sự gia tăng dân số nhanh trở thành một gánh nặng một thách thức lớn cho phát
triển nói chung và việc nâng cao mức sống của nhân dân: Tác động của sự gia tăng
dân số nhanh làm cho đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người thấp, thiếu
9
việc làm. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu phát triển
nhà ở, đất canh tác bình quân ở các vùng nông thôn giảm. ở nhiều địa phương
người nông dân nông thôn một mặt thiếu đất canh tác, mặt khác do đời sống ở

nông thôn thấp kém đã di chuyển nên các thành phố làm cho nạn thất nghiệp gia
tăng. Theo tổng điều tra dân số ở Việt Nam năm 1999 số người trong độ tuổi lao
động từ 15-59 tuổi chiếm 59,89%. Hàng năm đội quân lao động lại được bổ sung
gần 1 triệu người. Nước ta là nước mông nghiệp trên 70% lực lượng lao động sống
ở nông thôn nên khi nguồn lao động tăng thì diện tích đất canh tác bình quân đầu
người giảm. Năm 1940, bình quân 1 người có 0,26 Ha đất canh tác, năm 1955 là
0,19 Ha đến năm 1995 chỉ còn 0,1 Ha. Nguồn lao động dư thừa trong cả nước đang
gây sức ép to lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, làm cho mức sống của
nhân dân tăng với mức độ chậm. Dân số tăng nhanh là một yếu tố rất quan trọng
dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp. Sự chênh lệch về bình quân đầu người
giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Dân số tăng nhanh làm cho chất lượng
nhà ở, dịch vụ y tế kém. Nhiều gia đình phải sống trong những ngôi nhà có diện
tích chật hẹp và có chất lượng thấp. Nhiều người dân chưa được sử dụng nước sạch
và công trình vệ sinh. Khẩu phần ăn của đa số người dân chưa đủ dinh dưỡng, tình
trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng còn nhiều.
Các giải pháp
1) Ban hành các giải pháp về luật:
- Việt Nam qui định mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.
- Trung Quốc ban hành qui định mỗi gia đình có 1 con từ năm 1979.
- Hiệu quả của biện pháp này là nhanh chóng, tức thì. Theo tính toán, nếu không
ban hành qui định trên, Trung Quốc đã có thể có thêm 400 triệu dân.
- Thế hệ trẻ ngày nay đã có sự thay đổi về quan niệm sinh con, chấp nhận có ít con
để nuôi dạy cho tốt.
Tuy nhiên, việc ban hành các qui định mang tính áp chế này lại gây ra sự mất cân
bằng về giới:
- Nhiều phụ nữ ở Trung Quốc đã phá thai khi biết mình mang thai con gái.
- Tháng 1/2005, tỉ lệ bé trai/bé gái ở Trung Quốc là 119/100 (thế giới: 105/100).
- 40 triệu người dân Trung Quốc đối diện nguy cơ không có bạn đời trong tương
lai.
- Khảo sát năm 2005, một số tỉnh ở Việt Nam, tỉ lệ bé trai/bé gái cũng đạt mức

115/100
- Nhiều hệ lụy tai hại: xung đột, án mạng, tệ nạn xã hội.
2) Tuyên truyền các biện pháp tránh thai
- Rất nhiều các biện pháp tránh thai đã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm
1980.
- Ở Mỹ, qui định cho phép người trên 18 tuổi mua thuốc tránh thai khẩn cấp vào
năm 2007 đã khiến doanh số loại thuốc này tăng gấp đôi.
- Các biện pháp tránh thai giúp giảm tỉ lệ sinh con ngoài ý muốn, góp phần lớn
trong nỗ lực giảm dân số của các chính phủ những năm gần đây.
10
- Tất cả các biện pháp tránh thai đều ẩn chứa nguy cơ thất bại, khiến nhiều trường
hợp, việc tránh thai không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Một số biện pháp “cực đoan” như triệt sản sẽ khiến người được thực hiện trở nên
vô sinh, gây nên hậu quả vĩnh viễn đối với họ.
3) Các giải pháp dài hạn
- Với hệ thống tuyên truyền viên đến tận cơ sở, Việt Nam hy vọng nâng cao ý thức
người dân trong việc hạn chế gia tăng dân số.
- Tổ chức phát bao cao su miễn phí cho thanh niên, gái bán hoa tại các khu vực
nhạy cảm, vừa hạn chế gia tăng dân số, vừa giảm thiểu lây truyền các bệnh xã hội.
(Nguồn: internet).
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003.
- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tổ chức lớp
Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu chung văn bản
GV: Hướng dẫn giọng đọc: Chú ý giọng
đọc rõ ràng, chú ý các câu cảm, những
con số, những từ phiên âm.

GV: Đọc mẫu – Gọi học sinh đọc –
Nhận xét giọng đọc.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ
khó trong SGK.
(H) Em hiểu thế nào là “tuổi cập kê”?
HS trả lời.
GV: Giảng thêm:
Chàng Ađam và nàng Eva: Theo kinh
thánh của đạo Thiên Chúa (Kitô, Gia tô)
đó cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất
được chúa tạo ra và sai xuống trần gian
để hình thành và phát triển loài người.
Tồn tại hay không tồn tại: Câu nói nổi
tiếng của Hăm- let trong vở bi kịch
Hăm- lét của Sêc-xpia (Anh).
I/ Đọc - tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Từ khó:
b. Thể loại văn bản:
- Văn bản nhật dụng.
11
(H) Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?
Phương thức biểu đạt của văn bản?
(H) Em hãy cho biết văn bản có thể chia
ra làm mấy phần? Em hãy nêu nội dung
từng phần?
(H) Nêu nhận xét của em về bố cục?
Phương thức biểu đạt: nghị luận giải
thích chứng minh vấn đề xã hội gia tăng

dân số và những hậu quả của nó.
3- Bố cục: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “ sáng mắt ra”:
Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia
đình.
Đoạn 2: tiếp theo đến “ bàn cờ”: Làm
rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia
đình.
Đoạn 3: còn lại.
Bày tỏ thái độ về vấn đề này.
Bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo vấn đề,
luận điểm của văn bản nghị luận: bài
toán dân số là gì và cách giải quyết.
Hoạt động 3: Đọc – hiểu chi tiết văn bản
GV: Gọi hs đọc phần mở bài.
(H) Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong
VB này là gì?
(H) Tác giả “sáng mắt ra” về điều gì?
(H) Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và
kế hoạch hóa gia đình?
GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm
bàn và phát phiếu học tập: thảo luận
trong vòng 5 phút.
GV: Phát phiếu học tập.
Sau 5 phút gọi các nhóm trình bày bài.
Gọi nhóm khác nhận xét trình bày bài
của nhóm mình. Sau đó giáo viên treo
bảng phụ và khẳng định lại nội dung.
(H) Khi nói mình sáng mắt ra, tác giả
muốn điều gì với người đọc văn bản?

- Cũng sáng mắt ra về vấn đề dân số và
kế hoạch hóa gia đình.
(H) Đoạn văn mở đầu có cách đặt vấn
đề như thế nào? Tác dụng?
- Nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình
cảm. Dễ thuyết phục
II/- Đọc – hiểu chi tiết văn bản:
1- Đặt vấn đề:
- Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong
VB là: vấn đề dân số và kế hoạch hóa
gia đình.
- Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia
đình được đặt đặt ra từ thời cổ đại
- Nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình
cảm. Dễ thuyết phục
12
GV: Gọi hs đọc phần thân bài.
(H) Để làm rõ vấn đề đặt ra ở phần đặt
vấn đề, tác giả đã lập luận thuyết minh
trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi
đoạn văn bản nào?
(H) Em có thể tóm tắt bài toán cổ như
thế nào?
- Có một bàn cờ gồm 64 ô.
- Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ 2
đặt hai hạt thóc, các ô tiếp cứ thế nhân
đôi.
- Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp
bề mặt trái đất.
(H) Tác giả đưa bài toán cổ vào để lập

luận về bài toán dân số có tác dụng gì?
Bài toán cổ số gạo tăng dần theo cấp số
nhân. Ban đầu ai cũng tưởng dễ thực
hiện. Nó tương ứng với sự phát triển
dân số hiện nay => một con số khủng
khiếp.
(H) Tác giả đưa câu chuyện trong kinh
thánh vào để lập luận về bài toán dân số
có tác dụng gì?
- Tác giả đưa câu chuyện trong kinh
thánh vào để cho thấy nếu hiện nay mỗi
gia đình chỉ có hai con thì năm 1995 sẽ
là 5,63 tỷ người. So với bài toán cổ, con
số này xấp xỉ ô thứ 30. Có tác dụng giúp
người đọc lưu ý đến sự phát triển dân số
hiện nay.
(H) Các số liệu thuyết minh ở đây có tác
dụng gì?
Các số liệu thuyết minh ở đây có tác
dụng giúp cho người đọc thấy sự phát
triển dân số nhanh chóng mà có suy
2- Giải quyết vấn đề:
- Tác giả lập luận qua 3 ý chính tương
ứng với 3 đoạn văn.
1- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ bài
toán cổ để thấy dân số phát triển theo
cấp số nhân.
2- Bài toán dân số được tính toán từ câu
chuyện trong kinh thánh.
3- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực

tế sinh sản của người phụ nữ theo Hội
nghị tại Cai rô (Ai Cập)
- Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp
bề mặt trái đất.
Cách đặt vấn đề như vậy có tác dụng
gây hứng thú cho người đọc.
13
nghĩ trong hành động của mình.
Tích hợp theo chủ đề
Ngày 2/10, một nghiên cứu của Pháp dự
đoán dân số thế giới sẽ tăng từ mức 7,1
tỉ người hiện nay lên 9,7 tỉ người vào
năm 2050 và Ấn Độ sẽ soán ngôi Trung
Quốc để trở thành quốc gia đông dân
nhất thế giới.
Cũng theo báo cáo do Viện Nghiên cứu
Nhân khẩu Pháp (INED) thực hiện, đến
cuối thế kỷ 21, Trái đất sẽ là ngôi nhà
chung cho khoảng 10-11 tỉ người.
Báo cáo này được thực hiện song song
với các chương trình của Liên Hợp
Quốc, Ngân hàng Thế giới và các tổ
chức khác để dự đoán mức tăng trưởng
dân số của thế giới. Một báo cáo hồi
tháng 6 của Liên Hợp Quốc cho rằng
dân số thế giới sẽ đạt mức 9,7 tỉ người
vào năm 2050 và số người trên 60 tuổi
sẽ tăng từ mức 841 triệu như hiện nay
lên tới 2 tỉ vào năm 2050 và gần 3 tỉ vào
năm 2100.

GV: Gọi hs đọc phần 3 thân bài.
(H) Tác giả dựng thống kê để thuyết
minh dân số tăng từ khả năng sinh sản
của người phụ nữ đã đạt được mục đích
gì?
(H) Theo thống kê của Hội nghị Cai rô,
các nước có tỷ lệ sinh con cao thuộc các
châu lục nào?
(H) Em hiểu gì về thực trạng kinh tế của
các nước đó? Từ đó rút ra kết luận quan
hệ giữa sự phát triển dân số và sự phát
triển kinh tế?
(H) Em học tập được gì từ cách lập luận
của tác giả trong phần thân bài?
- Cắt nghĩa được vấn đề gia tăng dân số
từ khả năng sinh sản tự nhiên của người
phụ nữ => Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn
của sự tăng dân số và cái gốc của vấn đề
hạn chế tăng dân số là vấn đề sinh đẻ có
kế hoạch
- Các nước đó thuộc Châu Phi, Châu Á
(trong đó có Việt Nam)
- Rất nhiều các nước đó trong tình trạng
nghèo nàn lạc hậu
- Dân số tăng kìm hãm sự phát triển
kinh tế, kìm hãm sự phát triển xã hội là
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn lạc hậu.
- Lý lẽ đơn giản chứng cứ đầy đủ. Vận
dụng các phương pháp thuyết minh như:
Thống kê, so sánh, phân tích kết hợp

14
(H) Dân số tăng có ảnh hưởng gì tới môi
trường sống và sinh hoạt của chúng ta
không?
Tích hợp theo chủ đề
Sự gia tăng dân số ảnh hưởng to lớn đến
các vấn đề:
- Môi trường sống
- Chất lượng cuộc sống
- Giáo dục
- Y tế
- Bình đẳng giới
- Các tệ nạn xã hội
các dấu câu.
GV: Gọi hs đọc phần kết bài.
(H) Em hiểu thế nào về lời nói của tác
giả “đừng để cho càng tốt”?
(H) Tại sao tác giả cho rằng: “Đó là con
đường tồn tại hay không tồn tại của loài
người”?
(H) Qua những lời lẽ đó, tác giả đã bộc
lộ quan điểm và thái độ của mình về vấn
đề DS và KHHGĐ như thế nào?
Tích hợp theo chủ đề
1) Ban hành các giải pháp về luật:
- Việt Nam qui định mỗi gia đình chỉ có
1-2 con.
- Trung Quốc ban hành qui định mỗi gia
đình có 1 con từ năm 1979.
- Hiệu quả của biện pháp này là nhanh

chóng, tức thì. Theo tính toán, nếu
không ban hành qui định trên, Trung
Quốc đã có thể có thêm 400 triệu dân.
- Thế hệ trẻ ngày nay đã có sự thay đổi
về quan niệm sinh con, chấp nhận có ít
3- Kết bài:
- Nếu số sinh theo cấp số nhân của bài
toán cổ thì đến lúc nào đó con người sẽ
không còn đất sống => phải sinh đẻ có
kế hoạch để hạn chế sự gia tăng dân số
trên toàn cầu.
- Muốn sống con người cần đất đai. Đất
đai thì không sinh ra, con người ngày
một nhiều. Do đó con người cần phải
KHHGĐ
- Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số là
một hiểm họa. Có trách nhiệm với cộng
đồng. Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của
con người.
15
con để nuôi dạy cho tốt.
Tuy nhiên, việc ban hành các qui định
mang tính áp chế này lại gây ra sự mất
cân bằng về giới:
- Nhiều phụ nữ ở Trung Quốc đã phá
thai khi biết mình mang thai con gái.
- Tháng 1/2005, tỉ lệ bé trai/bé gái ở
Trung Quốc là 119/100 (thế giới:
105/100).
- 40 triệu người dân Trung Quốc đối

diện nguy cơ không có bạn đời trong
tương lai.
- Khảo sát năm 2005, một số tỉnh ở Việt
Nam, tỉ lệ bé trai/bé gái cũng đạt mức
115/100
- Nhiều hệ lụy tai hại: xung đột, án
mạng, tệ nạn xã hội.
2) Tuyên truyền các biện pháp tránh
thai
- Rất nhiều các biện pháp tránh thai đã
được áp dụng tại Việt Nam từ những
năm 1980.
- Ở Mỹ, qui định cho phép người trên 18
tuổi mua thuốc tránh thai khẩn cấp vào
năm 2007 đã khiến doanh số loại thuốc
này tăng gấp đôi.
- Các biện pháp tránh thai giúp giảm tỉ lệ
sinh con ngoài ý muốn, góp phần lớn
trong nỗ lực giảm dân số của các chính
phủ những năm gần đây.
- Tất cả các biện pháp tránh thai đều ẩn
chứa nguy cơ thất bại, khiến nhiều
trường hợp, việc tránh thai không đạt
hiệu quả như mong muốn.
- Một số biện pháp “cực đoan” như triệt
sản sẽ khiến người được thực hiện trở
nên vô sinh, gây nên hậu quả vĩnh viễn
đối với họ.
3) Các giải pháp dài hạn
- Với hệ thống tuyên truyền viên đến tận

cơ sở, Việt Nam hy vọng nâng cao ý
thức người dân trong việc hạn chế gia
16
tăng dân số.
- Tổ chức phát bao cao su miễn phí cho
thanh niên, gái bán hoa tại các khu vực
nhạy cảm, vừa hạn chế gia tăng dân số,
vừa giảm thiểu lây truyền các bệnh xã
hội.
Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập
(H) Em hãy nêu những nét chính về nội
dung và nghệ thuật của văn bản?
Hs trả lời, đọc nội dung phần ghi nhớ
trong SGK.
Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách
quan (thời gian 5 phút)
1. Nguyên nhân chính của sự gia tăng
dân số là gì?
A. Do khả năng sinh con của người phụ
nữ là rất lớn.
B. Do kinh tế thấp kém.
C. Do không có biện pháp kế hoạch hóa
gia đình.
D. Do con người, nhất là người phụ nữ
chưa được hưởng các quyền lợi về giáo
dục
2. Ý nào nói đúng nhất về hậu quả của
sự gia tăng dân số trên thế giới?
A. Sự “tồn tại hay không tồn tại” của
chính loài người.

B. Nền kinh tế thế giới bị giảm sút.
C. Mất ổn định chính trị trên toàn cầu.
D. Nền giáo dục của các nước nghèo
nàn, lạc hậu.
3. Con đường nào là con đường hạn chế
tốt nhất sự gia tăng dân số?
A. Chiến tranh xẩy ra.
B. Để tình trạng đói nghèo tiếp tục tiếp
diễn
C. Thực hện đồng bộ các biện pháp kế
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK 132)
IV. Luyện tập:
17
hoạch hóa gia đình.
D. Đẩy mạnh giáo dục.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Đối với phần này giáo viên đưa ra 4 phiếu học tập to và chia lớp ra làm 4 nhóm để
hoạt động mỗi nhóm 1 câu hỏi.
Nhóm 1: Bài văn đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch
hoá gia đình?
Nhóm 2: Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì?
Nhóm 3: Vì sao gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai
nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
Nhóm 4: Em có hiểu biết gì về sự gia tăng dân số ở địa phương em và tác động của
nó tới đời sống kinh tế, văn hoá?
Cho học sinh thảo luận nhóm nhanh trong 5 phút và sau đó gọi học sinh trình bày
bài, nhóm khác nhận xét và giáo viên tổng hợp ý kiến – treo bảng phụ chốt lại nội
dung.
8. Các sản phẩm của học sinh

- Nắm rõ ý nghĩa của sự gia tăng dân số và các hậu quả do quá tải dân số gây nên.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền hạn chế sự gia tăng dân số.
- Tích cực thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kết quả:
+ 14 học sinh đạt điểm giỏi.
+ 12 học sinh đạt điểm khá.
+ 26 học sinh đạt điểm trung bình.
18

×