Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

D:những anh hùng võ nghệ đất sài gòn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.58 KB, 9 trang )

Thành Viên Kim
Cương


Tham gia ngày: Nov
2006
Đến từ: art university
Bài gửi: 8,359
Làng võ Sài Gòn xưa – Những võ sĩ huyền thoại
Hầu như nơi nào vùng đất phương Nam cũng đều có những
“thầy võ”, những võ sĩ vô danh, chuyên “thấy chuyện bất
bằng chẳng tha”. Vùng Thất Sơn (Bảy Núi) ở An Giang đã có
bao nhiêu truyền thuyết về những tay cao thủ võ lâm, đượm
màu huyền thoại, không thua gì các Hảo Hán Trung Hoa,
song được nhắc đến nhiều, được thêu dệt vá ái mộ, lại chính
là các võ sĩ xuất thân hoặc “hành hiệp” tại Sài Gòn. Dân Sài
Gòn từ bao đời vốn trọng đạo nghĩa, sống phóng khoáng, nên
rất thích nghề võ. Họ là một phần làm phong phú cho nền văn
hóa, văn minh của Sài Gòn 300 năm lịch sử.
Một thứ không thể mất
Theo truyền thuyết, khi anh em nhà Tây Sơn nổi lên chống nhà
Nguyễn, nhất là khi Nguyễn Lữ được phái vào Gia Định để trấn
giữ vùng đất phía Nam, thì môn võ lâu đời của Tây Sơn đã được
mang theo. Trong dân gian từng lưu truyền nhiều giai thoại về thú
mê đá gà và các trò giải trí của vị “phó vương” Nguyễn Lữ.
Những trường gà nổi tiếng được mở ra khắp vùng Gia Định, tạo
nên phong trào sưu tầm và nuôi gà đá rất độc đáo ở Gia Định và
các tỉnh miền Tây. Bên cạnh đó, phong trào luyện võ Bình Định
cũng bắt đầu lan rộng. Dân phương Nam, từ trước đó rất mê
luyện võ Thiếu Lâm (do các Hoa kiều chạy nạn Mãn Thanh mang
sang), nhưng từ khi được tiếp xúc với võ Tây Sơn thì lại chuyển


hướng sang tập luyện môn võ này. Tương truyền, đầu tiên võ Tây
Sơn đã thâm nhập giới tu sĩ, nổi bật nhất là các nhà sư vùng Cần
Giuộc và Chợ Quán. Những vị sư này võ nghệ rất cao cường,
thường giúp dân chống lại ác thú và đánh đuổi bọn cướp.
Lão võ sư Minh Cảnh
Lão võ sư Xuân BìnhTheo một thống
kê không chính thức, trong số các phái võ ở vùng Sài Gòn – Gia
Định từ thế kỷ XVIII trở về sau, đa phần thuộc gốc Tây Sơn, số
còn lại là Thiếu Lâm, hoặc pha trộn giữa các phái để trở thành võ
phái địa phương. Sau này, giai đoạn 1930-1950, những “hảo
Hán” xưng hùng ở Bình Xuyên, Bà Điểm, Hóc Môn, Cần Giuộc,
Cần Đước như: Ba Dương, Tám Mạnh, Cố Hoạch, Bảy Viễn,
Mười Trí… ít nhiều thừa hưởng chiêu thức võ công từ đất Tây
Sơn, do các võ sư gốc di dân như Ba Thi (Chợ Lớn), Sáu Lầu
(Bình Khánh, Nhà Bè), Bộ Dực (Bến Tre), Bảy Khuyên (Hóc
Môn), Hai Ngàn (Tân Khánh, Bà Trà), Tư Thêm (Vàm Láng), và
Sáu Cường (Trà Vinh)… đã truyền cho họ.
Lão võ sư Đặng Văn AnhSau khi
Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định, hầu như những gì của Tây Sơn
đều bị triệt tiêu. Nhưng có một thứ không thể mất, đó là võ Bình
Định. Những phái võ có xuất xứ từ đất võ Tây Sơn vẫn tồn tại ở
Gia Định và các tỉnh Nam kỳ. Võ Duy Dương, là võ quan triều
Nguyễn, rất giỏi võ Bình Định, khi theo Nguyễn Tri Phương vào
trấn giữ Sài Gòn đã từng là cho binh sĩ dưới quyền nể mặt bởi võ
nghệ tuyệt luân của ông.
Lão võ sư Huỳnh TiềnKhi Pháp đánh
chiếm Sài Gòn, phá vỡ đồn Kỳ Hòa, Võ Duy Dương rút về cố thủ
ở vùng Đồng Tháp Mười, chỉ mang 24 bộ tướng. Tương truyền,
đây là 24 thuộc hạ võ nghệ cao cường nhất của ông. Tại cứ địa
Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương và 24 thuộc hạ tụ tập binh mã,

rèn luyện võ thuật cho họ, trở thành đội ngũ tinh nhuệ, thiện
chiến, sau đó mở những trận tập kích, làm cho quân Pháp phải
kiêng nể. Về sau, Võ Duy Dương (được dân địa phương gọi là
Thiên Hộ Dương) chết, trong số đệ tử chân truyền của ông có một
số người bí mật rút về vùng Thất Sơn (An Giang), tạo ra những
huyền thoại võ lâm mới…
Lão võ sư Lê Văn
Kiểng (Tám Kiểng)
Tư giang hồ với chiêu cầm nã
Lão võ sư Mai Văn PhátTrong số các
nhân vật giang hồ hảo Hán của Sài Gòn hồi đầu thế kỷ XX có Tư
Mắt, một nhân vật nửa tướng cướp, nửa hảo Hán. Ông ta có
“nghề võ” rất cao cường, khi ra hành hiệp thì được dân anh chị
Sài Gòn kiêng nể, tôn là đại ca. Theo nhiều người kể lại, Tư Mắt
giỏi võ Thiếu Lâm, do được một võ sư môn phái Thái Cực
Đường Lang của Thiếu Lâm Tự từ Trung Hoa sang dạy cho.
Nhưng một số giai thoại khác do những người từng sống chung
với Tư Mắt ở chùa Giác Lâm (lúc tay anh chị này hết thời về sống
nương nhờ cửa Phật tại đây) kể lại, thì võ công của Tư Mắt đích
thị là võ Việt Nam có pha trộn võ Thiếu Lâm. “Anh Tư” (tên
giang hồ của Tư Mắt) có vài chiêu thức cực kỳ lợi hại, trong đó,
lạ lùng và nguy hiểm nhất là chiêu cầm nã thủ: khi xuất chiêu
nhanh như gió, chỉ thoáng một cái, năm ngón tay đã chộp vào cổ
họng của địch thủ, hạ gục trong nháy mắt!

×