Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ‘TƯ DUY HỆ THỐNG, QUI HOẠCH CẢNH QUAN, ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH, KINH TẾ CHẤT LƯỢNG’ (GỌI TẮT LÀ SLIQ) TRONG THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.52 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ‘TƯ DUY HỆ THỐNG, QUI HOẠCH CẢNH QUAN, ĐIỀU </b>
<b>PHỐI LIÊN NGÀNH, KINH TẾ CHẤT LƯỢNG’ (GỌI TẮT LÀ SLIQ) TRONG THÀNH </b>
<b>LẬP VÀ QUẢN LÝ CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN Ở VIỆT NAM </b>


Nguyễn Hồng Trí,
President and Secretary of Vietnam Man and Biosphere Program (MAB Việt Nam)


TĨM TẮT


Báo cáo trình bày những ngun lý cơ bản và những kết quả bước đầu trong việc áp dụng cách
tiếp cận ‘Tư duy hệ thống, qui hoạch cảnh quan, điều phối liên ngành, kinh tế chất lượng’ gọi tắt
là SLIQ. Cách tiếp cận này được UBQG MAB Việt Nam đưa ra và áp dụng trong việc xây dựng
và quản lý các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) do tổ chức UNESCO công nhận tại Việt Nam. Hai
ví dụ điển hình về áp dụng SLIQ đã được phân tích là khu DTSQ Cát Bà và khu DTSQ đất ngập
nước ven biển châu thổ Sông Hồng (gọi tắt là khu DTSQ sông Hồng). Thực tế cho thấy việc
phân vùng của khu DTSQ bao gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp đã tạo điều kiện cho
việc qui hoạch không gian biển và đất liền nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phù
hợp với phương châm của Chương trình ‘Con người và Sinh quyển’ là ‘bảo tồn cho phát triển và
phát triển để bảo tồn’. Những kinh nghiệm áp dụng SLIQ tại khu DTSQ Cát Bà và kinh nghiệm
phát triển cơ chế đồng quản lý tại khu DTSQ sơng Hồng đã được tập trung phân tích cùng với
những bài học kinh nghiệm của các địa phương khác góp phần xây dựng những cơ chế chính
sách phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương trong sự nghiệp phát triển bền vững của
đất nước.


<i>Từ khóa: Khu dự trữ sinh quyển, SLIQ, Con người và sinh quyển, cơ chế đồng quản lý, phân </i>
<i>vùng, qui hoạch.</i>


GIỚI THIỆU



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


thì sẽ thất bại trong điều hành toàn bộ hệ thống (John et al. 1994; UNESCO 1996, 2005). Sự ra
đời cách tiếp cận SLIQ vừa đáp ứng nhu cầu thực tế vừa đảm bảo tính lý luận, phương pháp luận
khoa học. Toàn bộ cách tiếp cận SLIQ dựa trên nguyên lý cơ bản là ‘bảo tồn cho phát triển và
phát triển để bảo tồn’ góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững mà mỗi quốc gia, mỗi
địa phương đang tiến hành (SRV, 2004). Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ (2000-2015), Việt
Nam đã đóng góp vào mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển toàn cầu 8 khu DTSQ từ Bắc tới
Nam trên hầu hết các hệ sinh thái đặc trưng, tiêu biểu của đất nước góp phần phát triển kinh tế xã
hội của địa phương cũng như của cả nước. Việc sử dụng cách tiếp cận SLIQ đã tạo cơ sở khoa
học và phương pháp luận cho quá trình hình thành và phát triển các khu DTSQ ở Việt Nam,
trong quá trình thực hiện cách tiếp cận này đã mang lại một số kết quả bước đầu. Những bài học
thành công cũng như chưa thành công cần được trao đổi, chia sẻ để đi tiếp trên con đường đầy
khó khăn và thách thức trước mắt cũng như lâu dài.


CÁCH TIẾP CẬN ‘TƯ DUY HỆ THỐNG, QUI HOẠCH CẢNH QUAN, ĐIỀU PHỐI LIÊN
NGÀNH, KINH TẾ CHẤT LƯỢNG’ (GỌI TẮT LÀ SLIQ)


<b>Tư duy hệ thống là một cách nhìn, cách suy nghĩ tổng thể theo quan điểm hệ thống. Mỗi hệ </b>


thống bao gồm rất nhiều các thành phần và các mối tác động qua lại giữa chúng với nhau và với
môi trường xunh quanh, hay cịn gọi là các q trình động thái. Bản thân mỗi khu DTSQ là một
hệ thống với nhiều thành phần, nhiều mối quan hệ của các quá trình vận động của tự nhiên và
con người. Đây là cơ sở để hiểu và thực hiện qui hoạch cảnh quan, điều phối liên ngành và kinh
tế chất lượng trong khu DTSQ.


Hình 1: SLIQ như một ngơi nhà mà nền móng là tư duy hệ thống (S), các trụ cột chính là qui
hoạch cảnh quan(L) và điều phối liên ngành (I) duy trì nóc nhà là nền kinh tế chất lượng (Q) cơ
sở cho phát triển bền vững



<b>Qui hoạch cảnh quan được thực hiện dựa trên các nguyên lý cơ bản của sinh thái học cảnh quan </b>


và sinh thái học hệ thống với sự phân vùng, quản lý sử dụng đất, nước và các nguồn tài nguyên
khác một cách hợp lý trong một địa phương cụ thể. Thực chất của qui hoạch cảnh quan chính là
phân vùng khơng gian quản lý sử dụng đất trên đất liền và quản lý sử dụng biển ở các khu DTSQ
ven biển, biển và hải đảo. Quá trình qui hoạch phải dựa trên những điều kiện cụ thể về địa chất,
địa mạo, đất đai, thổ nhưỡng, các yếu tố sinh học, và các yếu tố nhân văn, truyền thống sử dụng,


<b>TƯ DUY HỆ THỐNG (S) </b>
KINH TẾ CHẤT LLƯỢNG


(Q)


ĐI




U PH




I


LIÊN


NGÀ


NH


(I



)


QU


I HO




CH


C




NH


QUA


N


(L


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


tri thức bản địa và văn hóa sinh học...Sự tham gia của người dân địa phương trong cơng tác qui
hoạch là điều kiện sống cịn để đảm bảo tính khả thi cho một bản qui hoạch cụ thể. Qui hoạch
cảnh quan thông qua cấu trúc 03 vùng bắt buộc (lõi, đệm, chuyển tiếp) là đặc trưng riêng của các
Khu DTSQ do UNESCO công nhận.



<b>Điều phối liên ngành là sự thể hiện thực tiễn của sự kết nối các bên tham gia trong công tác </b>


quản lý dựa trên các hệ thống chính sách hiện có. Đó là cách tiếp cận hài hịa giữa chính sách từ
trên xuống mang tính chỉ đạo, định hướng và sự tham gia của người dân địa phương từ dưới lên
với những bất cập, bức xúc và truyền thống lâu đời của người dân. Vai trò của các tổ chức dân
sự, phi chính phủ cực kỳ quan trọng trong q trình này. Đây chính là cầu nối giữa các bên tham
gia, giữa chính phủ và người dân.


<b>Kinh tế chất lượng là sự tạo ra một nền kinh tế dựa trên bảo tồn (conservation-based economy), </b>


phù hợp với xu thế kinh tế xanh và nền kinh tế cácbon thấp (Low-carbon economy), tăng trưởng
xanh đương đại, với các hoạt động đăng ký nhãn hiệu, tiếp thị và thúc đẩy sản phẩm chất lượng
của địa phương dựa trên sự nổi tiếng về bảo tồn, những giá trị tồn cầu mà cơng tác bảo tồn
mang lại. Đây chính là cơ sở nâng cao giá trị hàng hóa với các giá trị gia tăng trong chuỗi và tạo
tiền đề sáng tạo những chuỗi hàng hóa mới mang hàm lượng trí tuệ cao hơn.


<b>Áp dụng tiếp cận SLIQ trong quá trình thực hiện các chức năng của khu DTSQ </b>


Trong quản lý bền vững khu DTSQ, việc xây dựng các kế hoạch hành động cho từng đối tác,
từng địa điểm, từng thời gian, giai đoạn cụ thể hết sức quan trọng để thực hiện thành công các
nhiệm vụ, chức năng của khu DTSQ. Tiếp cận SLIQ như một công cụ hữu hiệu để định hướng
các hành động cụ thể theo 3 chức năng của khu DTSQ. Các định hướng cụ thể được trình bày chi
tiết trong bảng 2 dưới đây:


Bảng 2 : Nội dung SLIQ được thể hiện trong các vùng chức năng của khu DTSQ


<i>Nội dung </i>
<i>SLIQ </i>


<i>Vùng lõi </i> <i>Vùng đệm </i> <i>Vùng chuyển tiếp </i>



Tư duy hệ
thống


Hạn chế mức tối đa hoạt
động của con người


Hỗ trợ vùng lõi bằng cách
tạo ra các khu nông lâm kết
hợp, trồng cây bản địa để
tạo hành lang sinh học kết
nối cảnh quan và dòng
chảy sinh học


Duy trì các hoạt động kinh
tế-xã hội thân thiện với môi
trường.


Qui hoạch
cảnh quan


Tôn trọng phân vùng tự
nhiên, duy trì rừng tái


Trồng cây bản địa, khoanh
nuôi rừng tự nhiên,


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


sinh tự nhiên, không làm


biến dạng, thay đổi cảnh
quan


lâm kết hợp, sử dụng đất
theo truyền thống, tôn
trọng tri thức bản địa trong
sử dụng đất.


trên cảnh quan tự nhiên


Điều phối,
hợp tác
liên ngành


Người dân bản địa có thể
được chọn lọc tham gia
lực lượng kiểm lâm, bảo
vệ rừng, phục hồi các
loài bản địa, đặc hữu


Triển khai NĐ 99 ‘chi trả
dịch vụ rừng’, cho thuê
rừng, NQ15 ’Hợp tác công
tư’ với sự tham gia của các
doanh nghiệp, các hiệp hội,
xã hội dân sự và tư nhân


Triển khai NQ15 ’Hợp tác
công tư’ với sự tham gia của
các doanh nghiệp, các hiệp


hội, xã hội dân sự và tư
nhân


Kinh tế
chất lượng


Triển khai NĐ99 ‘chi trả
dịch vụ rừng’, ‘Bồi hoàn
ĐDSH’ và ‘Thị trường
Cácbon’


Phát triển và đăng ký
thương hiệu cho sản phẩm
địa phương cùng với phát
triển các hình thức du lịch
các loại


Phát triển và đăng ký
thương hiệu cho sản phẩm
địa phương cùng với phát
triển các hình thức du lịch
các loại


KINH NGHIỆM ÁP DỤNG SLIQ TRONG THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ CÁC KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN Ở VIỆT NAM


Trong hầu hết các khu DTSQ của Việt Nam, cách tiếp cận SLIQ đã được áp dụng trong quá trình
thiết kế, xây dựng và quản lý. Khác với cách làm hiện thời, các hoạt động quản lý đều được giao
cho các bộ, ban ngành chỉ đạo theo chiều dọc từ trên xuống dưới, các hoạt động phân ra theo địa
giới hành chính, các hệ thống tự nhiên và nhân văn đều bị chia cắt, phân khúc mỗi ngành một


lĩnh vực, mỗi địa phương một khoảnh, tính tồn vẹn tổng thể hệ sinh thái bị phân mảnh, tạo ra
nhiều ranh giới trong không gian tự nhiên và nhân văn. Hậu quả là vừa tạo ra sự chồng chéo
trong một lĩnh vực này thì lại thiếu hụt trong lĩnh vực khác, nhiều vấn đề cần sự nỗ lực của nhiều
ban ngành, nhiều lực lượng xã hội, sự tham gia của người dân thì chỉ được thực hiện một cách
hình thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


bản địa. Chính các vùng đệm này tạo diệu kiện cho sự phát tán, lan tỏa các loài thực vật và sâu
bọ, sau đó là lưỡng cư, bị sát và các lồi động vật ở các bậc dinh dưỡng cao hơn. Đa dạng sinh
học được phục hồi và nâng cao chính là nhờ các chuỗi và lưới thức ăn được khôi phục. Tính kết
nối cũng được thể hiện khá cao khu DTSQ Kiên Giang với sự đa dạng các hệ sinh thái kể cả đất
liền, biển đảo và ven biển nhờ có diện tích lớn nhất trong mạng lưới các khu DTSQ của Việt
Nam. Sự kết nối không chỉ thể hiện trong các q trình tẹ nhiên mà cịn thể hiện giữa thiên nhiên
và văn hóa như ở khu DTSQ Cù Lao Chàm, sự kết nối giữa khu bảo tồn biển Cù Lao CHàm với
di dản văn hóa phố cổ Hội An đã tạo nên một thế liên hồn giữa các vùng cửa sơng, ven biển với
vùng hải đảo duy trì một phức hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái.
Việc kết nối thiên nhiên với văn hóa còn tạo ra cơ hội phát triển du lịch với các loại hình phong
phú, đa dạng.


Bảng 1: Hiện trạng áp dụng tiếp cận SLIQ của các khu DTSQ của Việt Nam


khu dự trữ sinh
quyển và năm được
UNESCO công
nhận


tư duy hệ thống kế hoạch hóa
cảnh quan



điếu phối, hợp
tác liên ngành


kinh tế chất lượng


CẦN GIỜ
(năm 2000)


Sở NN&PTNT,
Huyện Cần Giờ


1 vùng lõi Đơn ngành,
hành chính


Du lịch, dịch vụ, ni
yến, tơm sinh thái, giáo
dục vì PTBV (ESD)
ĐỒNG NAI


(năm 2001& 2010)


UBND Tỉnh 3 vùng lõi kết
nối


Liên ngành, đa
lĩnh vực


Du lịch, dịch vụ, SP phi
gỗ, lịch sử



CÁT BÀ
(năm 2004)


UBND Thành
Phố


2 vùng lõi kết
nối


Liên ngành, đa
lĩnh vực


Du lịch, dịch vụ, nhãn
hiệu SP, bảo vệ Voọc =
người địa phương, giáo
dục vì PTBV


SƠNG HỒNG
(năm 2004)


UBND Tỉnh NĐ,
TB, NB


2 vùng lõi kết
nối


Liên ngành, đa
lĩnh vực


Du lịch, dịch vụ, nhãn


hiệu SP, giáo dục ESD
KIÊN GIANG


(năm 2005)


UBND Tỉnh 3 vùng lõi Liên ngành, đa
lĩnh vực


Du lịch, dịch vụ, nhãn
hiệu SP, trồng rừng NM,
giáo dục ESD


TÂY NGHỆ AN
(năm 2006)


UBND Tỉnh 3 vùng lõi kết
nối


Đơn ngành,
hành chính


Du lịch, giáo dục ESD


CÙ LAO
CHÀM-HỘI AN


(năm 2009)


UBND Thành
Phố



1 vùng lõi Liên ngành, đa
lĩnh vực


Du lịch, dịch vụ, gây
trồng san hô, rừng NM


CÀ MAU
(năm 2009)


UBND Tỉnh 3 vùng lõi kết
nối


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


LANG BIANG
(năm 2015)


UBND Tỉnh 1 vùng lõi Liên ngành, đa
lĩnh vực


Du lịch, dịch vụ, chi trả
DVR, thuê rừng, Kiểm
lâm=người địa phương


Nguồn: Số liệu khảo sát 2013-2014 (MAB VN, 2014)


Khu DTSQ Lang Bang mới được công nhận 2015 đã thể hiện được đầy đủ cách tiếp cận SLIQ,
đặc biệt là tạo cơ sở phát triển một ngành kinh tế dựa trên bảo tồn văó các hoạt động đặc trưng
như du lịch sinh thái, chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuế rừng, phát triển thương hiệu, kết


nối giữa đa dnagj cảnh quan đa dạng sinh học với khơng gian văn hóa và khơi phục các lồi cây
bản địa. Đây thực sự là mơ hình ‘bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn’. Công tác bảo tồn
càng hiệu quả thì nền kinh tế dựa vào bảo tồn càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.


Sự áp dụng SLIQ như một công cụ thay đổi tư duy, đầu tiên là tạo ra được bộ máy quản lý, điều
hành thực tế giải quyết những vấn đề bức xúc trên. Việc lựa chọn cấp tỉnh điều phối tất cả các
hoạt động của khu DTSQ, trưởng ban quản lý khu DTSQ là đồng chí phó chủ tịch tỉnh hoặc
thành phố đã tạo điều kiện cho việc áp dụng thành công SLIQ trong phân vùng chức năng, điều
phối các chính sách hiện hành, phát triển kinh tế chất lượng, qui hoạch cảnh quan trong qui
hoạch tổng thể kinh tế xã hội của địa phương, duy trì và tạo điều kiện cho nhiều bên tham gia,
các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ và người dân địa phương, đặc biệt là các doanh
nghiệp, khu vực tư nhân.


Qui hoạch cảnh quan đã được áp dụng trong phân vùng của các khu DTSQ, mỗi khu DTSQ có
thể có từ 2 vùng lõi trở lên, các vùng lõi này được kết nối đảm bảo tính liên tục, liên kết


(connection) và tổng thể hệ sinh thái thông qua các vùng đệm và vùng chuyển tiếp rộng lớn. Sự
nối kết 2 vùng lõi ở khu DTSQ Cát Bà tạo điều kiện cho việc duy trì nơi sống, kiếm ăn, sinh sản
cho lồi voọc q hiếm mang tên địa phương voọc Cát Bà. Sự kết nối giữa vùng lõi là khu bảo
tồn biển Cù Lao Chàm với phố cổ Hội An – di sản văn hóa thế giới là sự nối kết giữa thiên
nhiên và văn hóa. Sự kết nối 3 vùng lõi cùng với các vùng đệm, chuyển tiếp của khu DTSQ Kiên
Giang tạo nên một tổng thể hài hòa giữa các hệ sinh thái đặc trưng của vùng nhiệt đới có mặt ở
Kiên Giang. Sự kết nối của khu DTSQ liên tỉnh các vùng đất ngập nước ven biển Châu thổ sông
Hồng tạo nên một hành lang sinh học duy trì sự kết nối sinh thái đảm báo tính hiệu quả bảo tồn
các loài chim di cư tại khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7


Bài học thành cơng chính là sự sáng tạo của mỗi địa phương trong việc xây dựng bộ máy tổ chức
quản lý, sử dụng công cụ SLIQ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tuy nhiên,


do cách tư duy cũ và cách làm hiện nay, công cụ SLIQ đã gặp khơng ít khó khăn trong q trình
sử dụng, nhất là đối với các khu DTSQ liên tỉnh, nhiều thành phần, ít kinh phí...Nếu năng động
của cán bộ là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự thành cơng thì sự trì trệ trong tư duy, ít hành động
là lực kéo gây khó khăn trong điều hành các khu DTSQ.


<i>KINH NGHIỆM ÁP DỤNG SLIQ TẠI KHU DTSQ CÁT BÀ </i>


Các nguyên lý của quy hoạch cảnh quan được áp dụng ngay trong cơ cấu 03 vùng Lõi,Đệm và
Chuyển tiếp của Khu DTSQ Cát Bà. Vùng Lõi (02 vùng lõi với diện tích 8.500 ha, bao gồm cả
phần biển và rừng nguyên sinh trên đảo đá vôi) là khu vực dành riêng cho bảo tồn, được bảo về
nghiêm ngặt được kết nối, bao bọc và bảo vệ bởi một vùng Đệm tiếp giáp và bao quanh (diện
tích 7.741 ha) để hạn chế tác động của các hoạt động phát triển từ vùng Chuyển tiếp (10.000 ha),
nơi tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội.


Thành lập Quĩ Sinh quyển Cát Bà và nhãn hiệu chứng nhận Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát
Bà được khởi xướng và triển khai từ năm 2007 đến nay đã được áp dụng để gia tăng sức tiếp thị
cho 17 đơn vị có các sản phẩm, dịch vụ đặc sản địa phương, chất lượng cao thuộc 05 nhóm sản
phẩm như mật ong, nước mắm, dịch vụ tàu thuyền du lịch, khách sạn, nhà hàng.


Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế rất được chú trọng đặc biệt trong việc ứng
dụng Tư duy hệ thống cho phát triển bền vững. Khu DTSQ Cát Bà được thiết lập là Phòng thí
nghiệm học tập về phát triển bền vững (Learning Laboratory for Sustainable Development) đầu
tiên trên thế giới.


<i>(Website Cat Ba biosphere reserve) </i>


<i>KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI KHU DTSQ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8



hợp tác hài hòa giữa các cơ quan chính quyền địa phương, ủy ban MAB quốc gia và tổ chức phi
chính phủ MCD năng động và hiệu quả.


(Website MCD)


KẾT LUẬN


Trong bối cảnh tồn cầu hóa về kinh tế, trách nhiệm tồn cầu về bảo tồn thiên nhiên, văn hóa và
mơi trường, chúng ta là nước đi sau có điều kiện học hỏi kinh nghiệm các quốc gia khác đi trước
trong lĩnh vực xây dựng và quản lý các khu DTSQ, việc đề xuất và áp dụng cách tiếp cận SLIQ
đã nói lên tính sáng tạo và nỗ lực vươn lên của Việt Nam. Với những kết quả bước đầu với nhiều
khó khăn thách thức phía trước, đơi khi chúng ta đắn đo suy nghĩ có nên tiếp tục con đường mới
đầy công gai hay quay lại con đường cũ ít vất vả, kém hiệu quả. Đây chính là giai đoạn quan
trọng nhất trong sự nghiệp của Chương trình ‘Con người và Sinh quyển’ và các khu DTSQ của
Việt Nam. Chúng ta cần rút kinh nghiệm, chia sẻ và trao đổi các bài học kinh nghiệm để tiếp tục
đi lên trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. John, N. 1994, Knowledge, power and agriculture - towards a theoretical understanding,
Beyond Farmer First: Rural peoples knowledge, agricultural research and extension
practice, Intermediate Technology Publications: P 16-32


2. Socialist Republic of Vietnam, 2004: Decision of PM on issuing the Vietnam’s Strategy
for Sustainable Development (Vietnam Agenda 21) No. 153/2004/QD-TTg, on17/8/2004.
3. UNESCO, 1996. The Seville Strategy and the Statutory


4. UNESCO, 2005. Promotion of a global partnership for the UN Decade of Education for
Sustainable Development (2005-2014)



5. Website Ban quản lý Khu DTSQ quần đảo Cát Bà, www.catba.org.vn


6. Website Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD),


www.mcdvietnam.org


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10

P



P

H

H

Á

Á

T

T

T

T

R

R

I

I

N

N

B

B

N

N

V

V

N

N

G

G



1.

M

M

ô

ô

i

i

t

t

r

r

ư

ư

n

n

g

g

t

t

n

n

h

h

i

i

ê

ê

n

n



2.

K

K

i

i

n

n

h

h

t

t

ế

ế

t

t

ă

ă

n

n

g

g

t

t

r

r

ư

ư

n

n

g

g



3.

X

X

ã

ã

h

h

i

i

n

n

đ

đ

n

n

h

h



T



T

h

h

a

a

y

y

đ

đ

i

i

t

t

ư

ư

d

d

u

u

y

y


Đ



Đ

a

a

l

l

ĩ

ĩ

n

n

h

h

v

v

c

c

,

,

l

l

i

i

ê

ê

n

n


n



n

g

g

à

à

n

n

h

h



T



T

ô

ô

n

n

t

t

r

r

n

n

g

g

,

,

s

s

d

d

n

n

g

g



h



h

p

p

l

l

ý

ý

t

t

h

h

i

i

ê

ê

n

n

n

n

h

h

i

i

ê

ê

n

n



C



C

n

n

g

g

đ

đ

n

n

g

g

t

t

h

h

a

a

m

m


g



g

i

i

a

a

Đ

Đ

i

i

u

u

p

p

h

h

i

i

,

,


h



h

p

p

t

t

á

á

c

c



Q



Q

u

u

c

c

g

g

i

i

a

a

p

p

h

h

á

á

t

t

t

t

r

r

i

i

n

n



T



T

ư

ư

d

d

u

u

y

y

h

h

t

t

h

h

n

n

g

g


T



T

n

n

g

g

,

,

t

t

á

á

c

c

đ

đ

n

n

g

g


q



q

u

u

a

a

l

l

i

i



K




K

ế

ế

h

h

o

o

c

c

h

h

h

h

ó

ó

a

a


c



c

n

n

h

h

q

q

u

u

a

a

n

n

đ

đ

t

t

,

,


b



b

i

i

n

n



Đ



Đ

i

i

u

u

p

p

h

h

i

i

,

,

h

h

p

p

t

t

á

á

c

c


l



l

i

i

ê

ê

n

n

n

n

g

g

à

à

n

n

h

h



K



K

i

i

n

n

h

h

t

t

ế

ế

c

c

h

h

t

t

l

l

ư

ư

n

n

g

g



<b>S</b>



<b>S</b>

Y

Y

S

S

T

T

E

E

M

M


T



T

H

H

I

I

N

N

K

K

I

I

N

N

G

G



L



L

A

A

N

N

D

D

/

/

S

S

E

E

A

A

S

S

C

C

A

A

P

P

E

E


P




P

L

L

A

A

N

N

N

N

I

I

N

N

G

G



I



IN

NT

TE

ER

R-

-S

SE

EC

CT

TO

O

RA

R

AL

L


C



CO

OO

OR

RD

DI

IN

NA

AT

TI

IO

ON

N/

/C

CO

O

OP

O

P


E



ER

RA

AT

TI

IO

O

N

N



Q



Q

U

U

A

A

L

L

I

I

T

T

Y

Y


E



E

C

C

O

O

N

N

O

O

M

M

Y

Y



Hình 1: Sơ đồ thể hiện việc sử dụng cách tiếp cận
SLIQ cho mục tiêu phát triển bền vững ở cấp địa


</div>

<!--links-->

×