Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề thi trại hè hùng vương lần thứ 12 môn sinh học lớp 10 trường thpt chuyên thái nguyên đề xuất | Lớp 10, Sinh học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.15 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII</b>
<b>TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN</b>


<b>TỈNH THÁI NGUYÊN</b>
<b>ĐỀ THI ĐỀ XUẤT</b>


<b>ĐỀ THI MÔN SINH HỌC </b>
<b>LỚP 10 </b>


<i>Thời gian làm bài 180 phút</i>
<i>(Đề này có 03 trang, gồm 10 câu)</i>


<b>Câu 1 (2,0 điểm).</b>


Cho sơ đồ cấu trúc bậc 3 của 1 phân tử protein như sau:


a. Dựa vào sơ đồ hãy cho biết tên của các liên kết (1), (2), (3), (4), (5).
b. Hãy so sánh liên kết (2) và liên kết (3)?


c. Phân tử enzim ribonucleaza có cấu trúc bậc 3 gồm 124 gốc axit amin và có 4 cầu
đíunfua hình thành giữa 8 axit amin loại Cystein.Người ta tiến hành thí nghiệm với phân tử
này như sau: Ở pH = 7, dùng ure phá vỡ các loại liên kết trừ liên kết hóa trị, dùng


Mecaptoetanol để khử 4 cầu đisunfua. Kết quả thấy phân tử enzim này bị duỗi ra và mất
hoạt tính xúc tác. Loại bỏ ure và mecaptoetanol thì các cầu đíunfua dần được hình thành trở
lại, cấu trúc bậc 3 được tái tạo, hoạt tính của enzim được khơi phục hồn tồn.


Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về vai trị của các loại liên kết và cấu trúc
bậc 1 của protein?


<b>Câu 2 (2,0 điểm).</b>



Dựa và cấu tạo và tính chất của lipit trả lời các câu hỏi sau:


a.Tại sao trong chai gia vị salad, dầu thực vật tách khỏi dung dịch giấm?


b. Giả sử có lớp màng bao quanh hạt dầu tương tự như màng bao bọc quanh các tế
bào hạt cây. Hãy cho biết màng này phải có đặc điểm gì giống và khác so với màng tế bào?


c.Tại sao ở nhiệt độ thường, mỡ cá ở trạng thái lỏng còn mỡ lợn thường ở trạng thái
rắn?


<b>Câu 3 (2,0 điểm).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

b. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm
carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngồi tế
bào mà khơng nằm ở bề mặt phía tế bào chất?


<b>Câu 4. (2,0 điểm). </b>


a. Nêu cơ chế điều chỉnh hoạt tính của enzim trong tế bào:


b. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim. Axit
xucxinic là cơ chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức chế
của enzim này. Làm thế nào để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh tranh hay
chất ức chế không cạnh tranh?


<b>Câu 5. (2,0 điểm). </b>


Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành
glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì khơng gây được đáp ứng đó.



a. Tại sao có hiện tượng trên?


b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicơgen, chất
AMP vịng (cAMP) có vai trị gì?


c. Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.
<b>Câu 6. (2,0 điểm).</b>


Trong tinh hoàn của một con gà trống (2n =78) có một nhóm tế bào sinh dục sơ khai
trải qua vùng sinh sản tạo ra tất cả 2000 tế bào con, trong đó có 1/4 số tế bào trong nhóm
nguyên phân 5 lần liên tiếp như nhau, 1/3 số tế bào trong nhóm nguyên phân 4 lần liên tiếp
như nhau, các tế bào còn lại nguyên phân 3 lần như nhau. Tất cả các tế bào con đều trải qua
vùng chín. Có 0,5% số tinh trùng được hình thành trực tiếp kết thụ tinh với các trứng. Các
trứng hình thành trong buồng trứng của gà mái đều được gà mái đẻ ra và người ta đã thu
được 60 trứng.Nhưng sau khi ấp lại chỉ nở được 32 con gà con.


a. Tính số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu?
b. Tính số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với trứng?
c. Số trứng khơng nở có bộ NST như thế nào ?
<b>Câu 7. (2,0 điểm):</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

a. Nêu kết quả thí nghiệm? Giải thích?


b. Nếu được bổ sumg đủ các chất dinh dưỡng thì các tế bào trong bình có PDGF có
phân chia mãi khơng? Tại sao?


c. Nếu ở bình có PDGF được bổ sung thêm các ức chế q trình phosphoryl hóa các
thụ thể của PDFF thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích?



<b>Câu 8. (2,0 điểm):</b>


a. Nêu đặc điểm cấu tạo của virut cúm. Sự nhân lên của virut cúm diễn ra như thế
nào?


b. Tại sao virut cúm biến đổi liên tục và tại sao rất khó tạo ra một loại vacxin để
phòng ngừa tất cả các chủng cúm?


<b>Câu 9. (2,0 điểm): </b>


a.Tại sao khi tiêm chủng vacxin thương hàn cho người thì người đó khơng mắc
bệnh?


b.Khi ghép thủy tinh thể nhân tạo vào mắt người bị hỏng thủy tinh thể thì khơng gây
phản ứng miễn dịch tại sao?


<b>Câu 10. (2,0 điểm):</b>


a. Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng, vi sinh vật khuyết dưỡng?


b. Hãy giải thích tại sao có những vi khuẩn khuyết dưỡng khơng thể sống được trên
môi trường nuôi cấy tối thiểu nhưng khi được nuôi cấy chung với một chủng vi sinh vật
nguyên dưỡng khác thì cả 2 đều sinh trưởng và phát triển bình thường?


………Hết………


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII</b>
<b>TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN</b>


<b>TỈNH THÁI NGUYÊN</b>



<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>
<b>MÔN SINH- LỚP 10 </b>


<i> (Hướng dẫn này có 05 trang, gồm 10 câu)</i>


<b>Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.</b>
<b>Câu</b>


1


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


a.


(1): Liên kết hóa trị. (2): Liên kết Van der waals.


(3): Liên kết hidro. (4): Liên kết ion. (5): Cầu đíunfua


<b> 0,5</b>


b.


So sánh liên kết hidro và lực van de van:
*Giống nhau:


- Đều là những liên kết yếu, năng lượng liên kết nhỏ.


- Dễ hình thành và dễ bị phá vỡ mà khơng cần nhều năng lượng.
- Có tính thuận nghịch: có thể hình thành và tách nhau khi cần.



-Tuy là liên kết yếu nhưng có số lượng lớn nên nó có thể duy trì tính ổn
định của các phân tử


*Khác nhau:


Liên kết hidro Lực van der waals
- Là liên kết được tạo ra do lực hút


tĩnh điện giữa mộ nguyên tử mang
điện tích âm với nguyên tử hidro
đang liên kết cộng hóa trị với nguyên
tử khác.


- Chỉ xảy ra với các phân tử phân
cực.


- Năng lượng liên kết cao hơn
(khoảng 5 kcal/mol).


-Tính đặc hiệu cao hơn, phụ thuộc
vào cấu hình của phân tử tham gia
liên kết.


- Là liên kết được hình thành do
sự tương tác đặc hiệu giữa hai
nguyên tử khi chúng ở gần nhau.


- Không phụ thuộc vào tính
phân cực, chỉ phụ thuộc vào


khoảng cách giữa các nguyên tử.


- Năng lượng liên kết thấp hơn
( khoảng 1 kcal/mol).


-Tính đặc hiệu thâp hơn, khơng
phụ thuộc vào cấu hìh các phân
tử tham gia liên kết.


0,25


0.5


c. Kết luận về vai trò của các loại liên kết:


- Liên kết hóa trị là liên kết mạnh, bền vững, không bị phá vỡ trong các điều
kiện sinh lí bình thường. Có vai trị duy trì ổn định cấu trúc bậc 1 của
protein.


- Liên kết yếu như liên kết ion, liên kết hidro, lực van de van là các liên kết:
+ Dễ hình thành và dễ bị phá vỡ khơng cần nhiều năng lượng,


+ Có tính thuận nghịch.


+ Các liên kết này tuy yếu nhưng có số lượng lớn nên vẫn đảm bảo cấu trúc
bền vững tương đối trong cấu trúc các phân tử.


* Cấu trúc bậc 1 mang thông tin quy định cấu trúc bậc 3 (Cấu hình khơng
gian ba chiều của protein).



0,25


0,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2 a.


Trong dung dịch của chai salad chứa giấm và dầu thực vật, các phân tử
giấm (axit axetic) phân cực nên các phân tử này liên kết hidro với các phân
tử nước làm cho chúng tan trong nước.


Các phân tử dầu thực vật không phân cực, chúng có xu hướng tương tác với
nhau bằng lục van der waals tạo thành một lớp riêng.


0, 5


b.
*Giống:


Lipit của lớp màng hạt dầu cũng phải bằng photpholipit vì phân tử


photpholipit có đầu ưa nước quay ra ngồi che chắn cho đi kị nước khỏi
ngập trong nước.


*Khác:


Màng hạt dầu cấu tạo từ một lớp photpholopit chứ khơng phải từ hai lớp
photpholipit vì các đuôi kị nước của photpholipit màng tiếp xúc trực tiếp
với vùng hidrocacbon các phân tử dầu thì màng sẽ bền vững hơn.





0,5


0,5


c .


- Mỡ cá có nhiều axit béo khơng no, có các liên kết đôi ở dạng cis, mạch
cacbon dạng xoắn co dãn linh động, ngăn các phân tử bó chặt lại với nhau.
- Mỡ lợn chứa các axit béo no, mạch cacbon dạng duỗi thẳng nên các phân
tử bó chặt lại với nhau làm cho mỡ có trạng thái đông đặc.


0,25


0,25


3


a.


- Bào quan đó là khơng bào. Khơng bào lớn (khơng bào trung tâm) hút
nước và gia tăng kích thước làm cho tế bào trương lên khi thành tế bào đã
được axit hóa làm giãn ra. Do vậy tế bào có thể nhanh chóng gia tăng kích
thước rồi sau đó mới tổng hợp các chất cần thiết.


- Loại bào quan này ở thực vật cịn có chức năng như dự trữ các chất dinh
dưỡng, chúa các chất độc hại với tế bào, là kho dự trữ các ion cần thiết cho
tế bào, không bào ở cánh hoa cịn chứa sắc tố giúp hấp dẫn cơn trùng đến
thụ phấn, khơng bào cịn chứa các chất độc giúp thực vật chống lại các động
vật ăn thực vật.



0,5


0,5


b.


-Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi
polypeptide được gắn vào màng lưới nội chất nhờ protein tín hiện, phần cịn
lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.


-Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang
bộ máy Golgi nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm
carbohydrate, sau khi hoàn thiện, chúng lại được vận chuyển đến màng tế
bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm trong túi tiết nên khi túi
tiết dung hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra bên
ngoài màng tế bào.


0,5


0,5


a.


- Sự điều hòa dị lập thể của enzim: nhờ các chất hoạt hóa và chất ức chế
gắn vào enzim kiểu như chất ức chế thuận nghịch không cạnh tranh và làm
thay đổi hình dạng enzim theo hướng giúp tăng hoạt tính enzim hoặc làm
mất hoạt tính enzim.


- Ức chế ngược: sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa ức chế


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4


dị lập thể enzim ở bước đầu của con đường chuyển hóa. Đây là phương
thức phổ biến trong điều hịa chuyển hóa.


- Sự định vị đặc hiệu của enzim trong tế bào: giúp các phản ứng diễn ra


theo trình tự một cách thuận lợi. 0,25


<b>b. </b>


- Phân biệt:


<i><b> +/ Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống</b></i>
với cơ chất. Khi có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về
trung tâm hoạt tính và dẫn đến kìm hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ
enzim - chất ức chế rất bền vững, như vậy khơng cịn trung tâm hoạt động
cho cơ chất nữa.


<i> +/Chất ức chế không cạnh tranh: chúng khơng kết hợp với trung tâm</i>
hoạt tính của enzim mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp
hình thù trung tâm hoạt động làm nó khơng phù hợp với cấu hình của cơ
chất.


<b> - Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng</b>
tăng lên hay không. Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malơnic là một
chất ức chế cạnh tranh.



0,25


0,25


0,5


5


a.


Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù
với thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prơtêin G, prơtêin G
hoạt hóa enzym adênylat cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng
(cAMP), cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm
phosphat và hoạt hố enzym glicơgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân
giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào
không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng.


1,0


b.


cAMP có vai trị là chất thơng tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym
photphorilaza phân giải glycogen → glucơzơ, đồng thời có vai trị khuếch
đại thơng tin: 1 phân tử adrênalin → 104<sub> phân tử cAMP → 10</sub>8<sub> phân tử</sub>


glucôzơ.


0,5



c.


Adrênalin → thụ thể màng → Prôtêin G → enzym adênylat cyclaza →
cAMP → các kinaza → glicôgen phosphorylaza → (glicôgen →
glucôzơ).


<i><b>(Lưu ý: đối với ý a và ý c, thí sinh có thể vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu</b></i>
<i>theo cách khác; có thể thí sinh mơ tả thiếu 1 - 2 bước liên quan đến hoạt</i>
<i>động của các enzym kinaza vẫn cho đủ điểm như đáp án).</i>


0.5


6


a.


Gọi x là số tế bào sinh dục sơ khai của nhóm tế bào
x/4.25<sub> + x/3.2</sub>4<sub> + (x- x/3 – x/4).2</sub>3<sub> = 2000</sub>


x = 120


0.5


b.


Số tinh trùng tạo ra: 2000.4 = 8000


Số tinh trùng thụ tinh với trứng: 0,5%.8000 = 40


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

c.



Số trứng không nở: 60-40 = 20.


Số trứng được thụ tinh không nở : 40 – 32 = 8.
Bộ NST của các trứng này : 78.


Số trứng không được thụ tinh: 20 – 8 = 12
Bộ NST của các trứng này: 39


0.5


0.5


7


a.


Kết quả TN:


Bình khơng có PDGF: Tế bào khơng phân chia.
Bình có PDGF: Tế bào phân chia


0.5


b. Giải thích:


PDGF có trong mơi trường liên kết với các thụ thể trên màng sinh chất của
các nguyên bào sợi → kích hoạt con đường truyền tin cho phép tế bào vượt
qua điểm kiểm soát G1 bước vào phân chia.



Trong bình đối chứng khơng có PDGF nên khơng kích thích con đường
truyền tin nên tế bào khơng qua điểm kiểm sốt G1 nên tế bào khơng phân


chia


0.75


c.


Khi các nguyên bào sợi phủ kín bề mặt bình ni cấy thì sẽ khơng phân chia
nữa vì protein bề mặt của tế bào này tiếp xúc với protein tương ứng trên bề
mặt của tê bào bên cạnh sẽ gửi tín hiệu ngăn cản chu kì tế bào.


Thụ thể của PDGF bị bất hoạt nên không tiếp nhận PDGF → khơng kích
thích con đường truyền tin → tế bào không phân chia.


0.75


8


*Cấu trúc dạng khối, có vỏ ngồi
-Vật chất di truyền


+ARN đơn âm, gen phân đoạn.


+Có 8 đoạn gen trong đó có 1 đoạn mã hóa cho gai H và một đoạn mã hóa
cho gai N. Có 9 gai N( N1 – N9) và 16 gai H (H1 – H16)


*Sự nhân lên



-Hấp phụ: Nhờ gai glicoprotein
-Xâm nhập:Nhập bào


-Tổng hợp:


Phiên mã trong nhân
Dịch mã trong tế bào chất
-Lắp ráp: Trong nhân.
-Giải phóng: Nảy chồi


0.5


0.5


*Virut cúm


ARN dễ biến đổi vì:


Vật chất di truyền là ARN,khi sao chép ARN- polimeraza khơng có cơ chế
tự sửa chữa nên dễ bị đột biến.


Mặt khác, khi các chủng virut khi xâm nhiễm vào một tế bào có thể hốn vị
các gen cho nhau tạo ra các virut tái tổ hợp


→ virut cúm đẽ biến đổi tạo ra các chủng virut mới.


*Khó sản xuất loại vacxin chống tát cả các loại virut cúm vì:


Mỗi vacxin chỉ chứa một hay hai loại kháng nguyên đặc hiệu cho hai loại
virut cúm , trong khi virut cúm luôn phát sinh các biến thể mới→ khơng có


vacxin phịng tất cả các loại cúm.


0.5


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>



9


- Vacxin thương hàn là các vi khuẩn bị làm yếu (ví dụ polisaccarit của lớp
vỏ nhầy chứa kháng ngun) vẫn có tính kháng ngun → kích thích sinh
kháng thể, đồng thời kích thích sinh tế bào nhớ.


Khi vi khuẩn thương hàn xâm nhập trở lại sẽ kích thích sinh kháng thể
nhanh hơn và nhiều hơn nên người đó khơng bị bệnh này nữa.


1,0


- Thủy tinh thể nhân tạo có bản chất là nhựa silic hoặc polymethacrylate,…
những chất này khơng có tính kháng ngun ( khối lượng khơng đủ lớn,
khơng có cấu tạo phức tạp,…) → không tạo phản ứng miễn dịch → không
bị đào thải


1,0


10


a.


- Vi sinh vật nguyên dưỡng là những vi sinh vật có thể sinh trưởng, phát
triển trong môi trường nuôi cấy tối thiểu (hay là những vi sinh vật không


nhất thiết cần các nhân tố sinh trưởng)


- Vi sinh vật khuyết dưỡng là những vi sinh vật không thể sống trong môi
trường tối thiểu vì thiếu nhân tố sinh trưởng nào đó mà chúng không thể tự
tổng hợp được


0,5


0,5


b.


- Chủng khuyết dưỡng không thể sống trên mơi trường ni cấy tối thiểu
đượcvì chúng thiếu nhân tố sinh trưởng mà chúng không thể tự tổng hợp
được


- Khi nuôi cấy 2 chủng nguyên dưỡng và khuyết dưỡng chung trong mơi
trường tối thiểu thì chủng ngun dưỡng tổng hợp được 1 hợp chất được
xem là nhân tố sinh trưởng đối với chủng thứ 2. Vì vậy chủng thứ 2 cũng
sinh trưởng và phát triển bình thường cùng chủng thứ nhất.


0,5


0,5


</div>

<!--links-->

×