Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề+ĐA môn Sử thi Olympic TB-23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.46 KB, 8 trang )

Sở gd và đt tháI bình
Trường thpt chuyên
G/V ra đề: Trần Văn Hiếu
kì thi olympic lần thứ 23
Môn: lịch sử
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (2,5 điểm)
Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi quan hệ
quốc tế hay không? Vì sao?
Câu II (3,0 điểm)
So sánh các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được
triệu tập vào tháng 11-1939 và tháng 5-1941 theo các vấn đề sau:
Nội dung so sánh Giống nhau Khác nhau
Hoàn cảnh triệu tập
Nội dung cơ bản
ý nghĩa lịch sử
Câu III (3,0 điểm)
Trình bày các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm
1954. Nêu mục đích thành lập của từng mặt trận.
Câu IV (2,5 điểm)
Chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của Trung
ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị (2-1930) hay
Luận cương chính trị (10-1930)? Vì sao?
Câu V (3,0 điểm)
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu thời cơ cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
xuất hiện? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và tác động của sự kiện lịch sử đó đối với cách
mạng Việt Nam.
Câu VI (3,0 điểm)
Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tạo ra các bước phát của cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của
ta và ý nghĩa của mỗi thắng lợi đó?


Câu VII (3,0 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là từ học thuyết
Truman và âm mưu thống trị thế giới của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao?
…………….. Hết …………….
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Giám thị không giải thích gì thêm.
Câu Đáp án Điểm
2
I
(2,5)
1. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm
thay đổi quan hệ quốc tế hay không?
0,5
- Khái quát sự hình thành, tồn tại và sụp đổ của Trật tự 2 cực Ianta: Trong
những năm 1945-1949, một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở những
thoả thuận của Tam cường: Liên Xô, Mỹ và Anh, chủ yếu tại HN Ianta và một
số HN quốc tế khác, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta (1945-1991).
0,25
- Sự ra đời, tồn tại và sụp đổ của Trật tự 2 cực Ianta đã góp phần to lớn làm thay
đổi quan hệ quốc tế thời kì sau CTTG thứ 2.
0,25
2. Vì sao? 2,0
- Trước hết, đó là sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới chủ yếu là giữa
2 siêu cường Liên Xô và Mĩ - lực lượng chủ yếu đánh bại CNPX quốc tế. Với
bản chất chế độ chính trị – xã hội khác nhau, hai nước đã nhanh chóng từ liên
minh chống phát xít trở thành đối địch của nhau, mỗi nước tập hợp chung quanh
mình các nước đồng minh, hình thành 2 phe TBCN và XHCN. Hai phe ngày
càng đối lập nhau gay gắt.
0,5
- Trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đứng đầu một

cực, trở thành thành trì của CM thế giới, làm hậu thuẫn cho phong trào XHCN,
cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và
tiến bộ XH. Các nước đế quốc không còn có thể hoàn toàn thao túng các quan
hệ quốc tế, quyết định số phận của các dân tộc.
0,5
- Sự đối đầu giữa 2 siêu cường, 2 phe (TBCN và XHCN), 2 khối (Đông-Tây) đã
“phân đôi thế giới” trong tình trạng “chiến tranh lạnh” căng thẳng (với các cuộc
chạy đua vũ trang và sự ra đời của các liên minh chính trị - quân sự). Thế giới
như luôn bên vực một cuộc chiến tranh huỷ diệt. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ,
mà đằng sau là sự đối đầu giữa 2 siêu cường, 2 phe đã bùng nổ như chiến tranh
Đông Dương (1945-1954), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)...
0,5
- Tuy đối đầu quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, cả Liên Xô và Mỹ đều
thực hiện chiến lược phòng ngự, hết sức tránh đụng đầu trực tiếp, do đó quan hệ
quốc tế sau CTTG thứ hai vừa trong tình trạng đối đầu ;ại vừa hoà hoãn, vừa
đấu tranh vừa hợp tác.
Liên Hợp Quốc ra đời sau chiến tranh (với những tham khảo kinh nghiệm
của Hội Quốc Liên trước kia), đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa đấu tranh
vừa hợp tác. Nguyên tắc nhất trí giữa 5 uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo
an (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) đã trở thành một nguyên tắc thực tiễn
lớn đảm bảo cho quan hệ vừa đấu tranh vừa hợp tác đó...
0,5
II
(3,0)
So sánh các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương được triệu tập vào tháng 11-1939 và tháng 5-1941.
Nội dung
so sánh
Giống nhau khác nhau
Hoàn cảnh

lịch sử
(0,5)
- Thế giới: CTTG thứ 2
bùng nổ và ngày càng lan
rộng. Pháp tham chiến.
- Trong nước: Mâu thuẫn
giữa nhân dân ta với thực
dân Pháp trở nên sâu sắc
- Thế giới: Đến HN TW tháng
5/1941, Đức chuẩn bị tấn công
Liên Xô...
- Trong nước: Nhật nhảy vào
Đông Dương, nhân dân ta chịu 2
tầng áp bức bóc lột Pháp-Nhật.
Mâu thuẫn dân tộc càng trở nên
sâu sắc hơn.
3,0
3
Nội dung
cơ bản
(2,0)
- Kẻ thù: chủ nghĩa đế
quốc, phát xít và tay sai.
(0,25)
- Mục tiêu chiến lược
trước mắt: Giải phóng các
dân tộc Đông Dương, làm
cho ĐD hoàn toàn độc lập.
(0,5)
- Tạm gác khẩu hiệu cách

mạng ruộng đất. (0,25)
- Phương pháp cách mạng:
Đấu tranh vũ trang, đấu
tranh bí mật bất hợp pháp.
(0,5)
- Hình thức mặt trận: Mặt
trận dân tộc thống nhất,
nhằm tập hợp mọi lực
lượng vào nhiệm vụ chủ
yếu trước mắt. (0,5)
- Đến HN T5/1941, có thêm phát
xít Nhật và tay sai.
- HN T11/1939: chủ trương giải
quyết vấn đề ĐLDT trên p/vi 3
nước ĐD; HN T5/1941 chủ
trương giải quyết vấn đề dân tộc
trong khuôn khổ từng nước.
- HN T11/1939: chủ trương tịch
thu ruộng đất của đế quốc và địa
chủ phản bội quyền lợi dân tộc,
chống tô cao lãi nặng; Khẩu hiệu
lập chính quyền dân chủ cộng
hoà. HN T5/1941 chủ trương
giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng
công, tiến tới thực hiện người cày
có ruộng; Thành lập Chính phủ
nhân dân của nước VNDCCH.
- HN T11/1939: chủ trương đấu
tranh trực tiếp đánh đổ chính
quyền đế quốc, phát xít và tay

sai. HN T5/1941 đã xác định hình
thái cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi
nghĩa từng phần lên tổng khởi
nghĩa.
- HN T11/1939: chủ trương thành
lập mặt trận DTTN phản đế ĐD;
HN T5/1941 chủ trương thành
lập mặt trận Việt Minh.
ý nghĩa
lịch sử
(0,5)
- Mở ra một thời kì đấu
tranh mới, thời kì đấu tranh
giành quyền độc lập dân
tộc.
- Thể hiện sự nhạy bén về
chính trị và năng lực sáng
tạo của Đảng.
- HN T11/1939, đánh dấu bước
chuyển hướng quan trọng - đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu; Nghị quyết HN có ý
nghĩa mở đường cho thắng lợi
của CMT8. HN T5/1941 đã hoàn
chỉnh chủ trương được đề ra từ
HN TW T 11/1939; Nghị quyết
HN có ý nghĩa quyết định đến
thắng lợi của CMT8.
III
(3,0)

Trình bày các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930
đến năm 1954. Nêu mục đích thành lập của từng mặt trận.
3,0
- Hội phản đế đồng minh Đông Dương (chưa xây dựng được trên thực tế): Tập
hợp mọi lực lượng chống đế quốc ở Đông Dương.
0,5
- 7/1936, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 3/1938, đổi thành Mặt
trận thống nhất dân chủ Đông Dương): tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân
chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động Pháp, giành tự
do dân chủ, cải thiện dân sinh và hoà bình thế giới.
0,5
- 11/1939, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế ĐD: đoàn kết rộng rãi các tầng
lớp, các giai cấp, các dân tộc, kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông Dương; chĩa
mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít,
0,5
4
giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc ĐD.
- 5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh): bao gồm các tổ
chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng
bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn
giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và
sinh tồn.
0,5
- 5/1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (hội Liên Việt): đoàn kết rộng rãi các
tổ chức, các đảng phái và cá nhân chưa tham gia mặt trận Việt Minh.
0,5
- 3/1951, Mặt trận Liên Việt: củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây
dựng lực lượng, đua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
0,5
IV

(2,5)
1. Chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh)
của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc theo tinh thần của Cương
lĩnh chính trị (2-1930) hay Luận cương chính trị (10-1930)?
0,5
- Tóm tắt hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh (19/5/1941): Đức chuẩn bị
tấn công Liên Xô; Nhật nhảy vào Đông Dương; nhân dân ta chịu 2 tầng áp bức
Pháp-Nhật, mâu thuẫn dân tộc sâu sắc; NAQ về nước, HN TW lần 8 của Đảng
được triệu tập, chủ trương nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc, đặt vấn đề dân tộc
trong khuôn khổ từng nước Đông Dương...quyết định thành lập mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh
thành lập nhằm...
0,25
- Mặt trận Việt Minh ra đời theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị (2-1930) của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,25
2. Vì sao? 2,0
- Cương lĩnh chính trị (2/1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam do NAQ soạn
thảo chủ trương: đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu; giải quyết vấn đề
dân tộc giải phóng trong khuôn khổ từng nước Đông Dương; tập hợp rộng rãi
các lực lượng cách mạng, bao gồm công-nông-trí và tiểu tư sản. Đối với phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải
liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Những chủ trương trên của
Cương lĩnh chính trị giống với chủ trương của HN TW lần 8 tháng 5/1941 và
chủ trương tập hợp lực lượng của Mặt trận Việt Minh.
1,0
- Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú
soạn thảo không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu
tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc giải
phóng trên phạm vi ba nước Đông Dương, chủ trương tập hợp động lực cách

mạng là giai cấp vô sản và nông dân. Những chủ trương trên của Luận cương
chính trị khác với chủ trương của Việt Minh: cốt sao phát huy được tinh thần
đoàn kết dân tộc, đề cao và đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên nhiệm vụ
giải phóng giai cấp, giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ Việt
Nam, mục đích là làm cho Việt Nam độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do,
hạnh phúc.
1,0
V
(3,0)
1. Sự kiện lịch sử nào đánh dấu thời cơ cho Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam xuất hiện?
0,5
- Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 là mốc đánh dấu thời cơ xuất hiện cho
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
2. Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và tác động của sự kiện lịch sử đó
đối với cách mạng Việt Nam.
2,5
a/ Hoàn cảnh lịch sử: Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh
Béclin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức, một loạt các nước châu Âu được
giải phóng; ở mặt trận châu á - Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho
phát xít Nhật những đòn nặng nề; ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái
Đờgôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật Bản, mâu thuẫn
Pháp-Nhật trở nên gay gắt.
0,75
5

×