Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

On tap nghi luan ve tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.56 KB, 12 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

ÔN TẬP
PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ THƠ
A/. TÓM TẮT VỀ PHƯƠNG PHÁP:
− Có nhiều dạng nghị luận. Trong chương trình lớp 12, thường gặp là phân tích hay cảm nhận về một
đoạn thơ và phân tích hay cảm nhận về một hình tượng trong bài thơ, đoạn thơ.
− Nhất thiết các em phải nắm vững và thực hiện tốt bốn bước làm bài văn:
1. Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề.
− Phải xác ñịnh ñúng ba yêu cầu của ñề.
− Chú ý: Cần xác định rõ phân tích hay cảm nhận về đoạn thơ hay hình tượng để nêu vấn đề, giải quyết
vấn ñề và kết luận cho ñúng.
2. Bước thứ hai: Lập dàn ý.
− Nhớ dàn ý chung, căn cứ ñề bài và kiến thức ñọc – hiểu mà lập ra dàn ý phù hợp.
− Sau ñây là dàn ý chung cho bài phân tích hay cảm nhận về đoạn thơ hoặc hình tượng.
Mở bài:
− Giới thiệu tác giả, dẫn vào bài thơ. Nêu vấn ñề theo ñề bài, dẫn vào ñoạn thơ. Ghi ñoạn thơ.
Thân bài:
1. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
− Giới thiệu xuất xứ, hồn cảnh sáng tác, tóm tắt nội dung, bố cục bài thơ.
− Nêu vị trí đoạn thơ.
2. Giải quyết vấn đề:
− Căn cứ nội dung, chia ñoạn thơ thành từng ñoạn nhỏ (dẫn chứng). Ghi tóm tắt ý chính về nội dung,
nghệ thuật cần phân tích.
− ðối với cảm nhận, nên nêu ngắn gọn cảm nhận chung trước khi ghi tóm tắt ý chính cần làm rõ.
Kết bài:
− Kết luận chung về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. Có thể mở rộng ý nghĩa của ñoạn thơ, nêu cảm nghĩ
từ vấn ñề hoặc cảm nghĩ về tác giả hay bài thơ.
− Nếu nghị luận về hình tượng thì kết luận chung về hình tượng, nghệ thuật xây dựng hình tượng. Mở


rộng ý nghĩa của hình tượng, nêu cảm nghĩ từ hình tượng hay tác giả tác phẩm.
ðối với dạng bài phân tích bài thơ, cảm nhận về hình tượng trong bài thơ, sẽ bỏ phần giới thiệu
đoạn thơ trong mở bài, khơng có giới thiệu vị trí đoạn thơ trong thân bài và kết bài thì kết luận về
bài thơ. Tham khảo ñề 3.








3. Bước thứ ba: Viết bài. Cần chú ý một số điểm chính sau:
∗ Viết mở bài:
Giới thiệu tác giả tác phẩm ngắn gọn (3-5 câu). Nêu vấn ñề ñúng theo ñề bài.
Ghi nguyên văn ñoạn thơ nếu ñoạn thơ khơng q 12 câu (theo ví dụ đề 2).
Nếu ñoạn thơ dài trên 12 câu; hoặc giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề đã hơi dài thì ghi đoạn thơ
theo cách ghi ở ví dụ đề 1.
Phân tích hay cảm nhận về đoạn thơ mà khơng giới thiệu đoạn thơ là lạc đề.
Phân tích hay cảm nhận về hình tượng trong đoạn thơ mà khơng giới thiệu hình tượng và đoạn thơ là
lạc đề.
Mở bài lạc đề, nếu thân bài vẫn đúng vấn đề thì tối đa chỉ đạt trung bình điểm số câu làm văn.
Trang 1


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG




















Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

∗ Viết kết bài:
Kết luận về vấn đề: Nhất định phải tóm lược nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ; hoặc tóm lược về đặc
điểm hình tượng, nghệ thuật xây dựng hình tượng.
Sau khi đánh giá có thể mở rộng ngắn gọn ý nghĩa của đoạn thơ hay hình tượng và có thể nêu cảm
nghĩ về tác giả, tác phẩm.
Nghị luận về đoạn thơ hay hình tượng mà khơng kết luận về ñoạn thơ hay hình tượng là lạc ñề, cũng bị
ñánh giá như mở bài lạc ñề.
Nếu cả mở bài, kết bài lạc ñề (dù thân bài vẫn ñúng vấn ñề) thì cầm chắc sẽ dưới điểm trung bình ở
câu làm văn.
∗ Viết thân bài: Ở đây chỉ nói lúc viết phần giải quyết vấn đề của bài phân tích (cảm nhận) về
đoạn thơ, hình tượng thơ:
Phải có giới thiệu trước khi trích dẫn chứng, bằng cách nêu vị trí dẫn chứng hay nêu tóm tắt nội dung
dẫn chứng hoặc kết hợp cả hai. Dẫn chứng nguyên văn phải ñể trong ngoặc kép.

Nên phân tích song song nội dung, nghệ thuật. Căn cứ nghĩa từ ngữ, sử dụng kết hợp các thao tác lập
luận (chủ yếu là phântích) làm rõ các biện pháp nghệ thuật, dùng liên tưởng, tưởng tượng ñể ñánh giá
nội dung, tìm ra hàm ý của dẫn chứng. Khi phân tích, nếu trích từ ngữ từ dẫn chứng lồng vào lời văn
của mình thì phải để từ ngữ ấy vào ngoặc kép.
ðối với bài cảm nhận có thể bằng cách nêu cảm nhận rồi trích thơ, phân tích làm rõ.
Khi phân tích hay trình bày cảm nhận có thể ñưa tư liệu liên quan ñể so sánh hay minh họa thêm cho ý
phân tích, cảm nhận.
Lựa chọn từ ngữ và viết câu: ðể hạn chế bớt lỗi dùng từ sai, cần chú ý: từ nào không hiểu nghĩa thì
khơng dùng. Viết câu sau, nhìn qua câu trước để khơng bị lặp từ khơng cần thiết và để ý câu sau logic
với câu trước, để có sự liên kết câu. Có khi lặp từ hay cấu trúc câu nhưng là phải nhằm mục đích nhấn
mạnh ý hay tạo giọng ñiệu. Trước khi chấm câu, ñọc nhanh lại câu vừa viết, thấy có được một dung
thơng báo nào đó mới chấm câu. Chú ý dùng dấu phẩy ñể tách các vế câu hay thành phần đồng chức.
Tuyệt đối khơng gạch ñầu dòng, dùng mũi tên, viết tắt tùy tiện theo thói quen ghi bài học trên lớp.
Phải chú ý viết hoa các danh từ riêng (tên người, tên ñịa danh). Tên tác phẩm phải ñể vào trong ngoặc
kép “…”.
4. Bước thứ tư: Kiểm tra lại bài làm.
Bước này thường tiến hành sau khi làm xong bài. Kiểm tra ñể sửa chữa những lỗi nhỏ như dấu câu, lỗi
chính tả, một vài từ cần sửa. Không thể “sửa chữa lớn” sau khi đã làm xong bài.
Muốn vậy phải có dàn ý, viết theo dàn ý. Có thể có điều chỉnh dàn ý nhưng cơ bản là trung thành với
dàn ý. Phải kiểm tra kĩ lại dàn ý trước khi làm bài.
Chú ý: Khi muốn gạch bỏ một từ, một câu hay một ñoạn: dùng thước, lấy bút gạch một gạch giữa
những chữ cần bỏ, khơng để trong ngoặc đơn (như khá nhiều học sinh vẫn làm).

B/. VÍ DỤ MINH HỌA:
Dưới đây là ví dụ minh họa cho ba bước làm bài, các em tham khảo. Chú ý: Trong bài làm
tham khảo, những câu in ñậm là vấn ñề và những ý phân tích, giới thiệu dẫn chứng, liên kết ý.
ðề 1: Cảm nhận của anh (chị) về ñoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu”
“Những ñường Việt Bắc của ta
………………………………
Vui lên Việt Bắc ñèo De, núi Hồng”

Bài làm tham khảo
Trang 2


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

Thơ ca Việt Nam trong q trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc giai ñoạn 1930 – 1945 ñã ñạt
ñược những thành tựu vô cùng rực rỡ. Trong khi thi ñàn Thơ mới xuất hiện tên tuổi chói lọi của các nhà
thơ lãng mạn như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, ... thì Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng trẻ tuổi –
ñã âm thầm gieo vào vườn thơ yêu nước một hạt giống mang tên “Từ ấy”; để rồi sau đó, đã có những
bơng hoa nở rộ với các tên “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, … ðó là những bơng hoa
của “cây đời” Tố Hữu, đó chính là những tập thơ lớn của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ “Việt Bắc” trong tập
thơ cùng tên, được coi là thi phẩm thành cơng nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. ðọc “Việt Bắc”
ta cảm nhận ñược ñây là một bài thơ sâu sắc về nội dung, ñộc ñáo về nghệ thuật mà tiêu biểu là
ñoạn thơ:
Từ câu:
“Những ñường Việt Bắc của ta”
ðến câu:
“Vui lên Việt Bắc, ñèo De, núi Hồng”
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, Việt Bắc trở thành căn cứ ñịa của cách mạng, nơi Bác Hồ và
Trung ương ðảng lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến khi Cách mạng tháng Tám 1945
thành công. Năm 1946, thực dân Pháp tái chiếm nước ta, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hà Nội rơi vào
tay giặc, Việt Bắc, một lần nữa, trở thành nơi bảo vệ, chở che cho trung tâm ñầu não kháng chiến, là nơi ở
và làm việc của Bác Hồ, của trung ương ðảng và Chính phủ.
Chiến dịch ðiện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ về ðơng Dương được kí kết
(tháng 7-1954), hịa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống
mới. Một trang sử mới của ñất nước ñược mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ
miền núi trở về miền xi, Trung ương của ðảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đơ.

Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
“Việt Bắc” là một bài thơ dài gồm 150 câu lục bát với hai phần lớn: phần ñầu tái hiện những kỉ
niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của ñất nước và ngợi ca công ơn của
ðảng, Bác Hồ với dân tộc. Bài thơ có kết cấu đối đáp với hai nhân vật trữ tình “mình – ta”: người Việt
Bắc và người cán bộ kháng chiến trong buổi chia tay ñầy lưu luyến, xúc ñộng. ðoạn thơ trên nằm trong
phần ñầu của bài thơ và là lời ñáp của người cán bộ cách mạng về xuôi với lời hỏi của người Việt Bắc ở
lại.
ðọc ñoạn thơ này ta cảm nhận ñược: bằng nhiều biện pháp nghệ thuật ñặc sắc, nhà thơ Tố Hữu ñã
tái hiện ñược khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong những ngày quân và dân ta mở chiến dịch cuối
cùng tấn công vào sào huyệt của thực dân Pháp và tin vui thắng lợi vang ñội khắp nơi.
Hai câu ñầu ñoạn thơ, tác giả ñã phác họa được một cách khái qt bức tranh tồn cảnh qn
dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sơi sục, khẩn trương:
“Những đường Việt Bắc của ta
ðêm ñêm rầm rập như là ñất rung”
Hai cụm từ “những ñường Việt Bắc … ñêm ñêm”, ñã gợi ra ñược khơng gian rộng lớn và thời
gian đằng đẵng của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. Khí thế xung trận ñược cảm nhận bằng âm thanh
“rầm rập” – từ láy tượng thanh này cùng với cách so sách “như là ñất rung”, không chỉ diễn tả ñược tiếng
ñộng mạnh của bước chân mà cịn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một
lượng người đơng ñảo ñang cùng hành quân về một hướng. Tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm
rung chuyển cả mặt đất. Tác giả dùng cách so sánh mang tính cường ñiệu “rầm rập như là ñất rung” ñể
nêu bật sức mạnh đại đồn kết của qn dân ta, thực hiện “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Bác
Hồ kính u, quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Qua không gian rộng lớn, thời gian
đằng đẵng và khí thế hào hùng ở Việt Bắc, có thể thấy rõ cuộc kháng chiến chống Pháp là trường kì, gian
Trang 3


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng


khổ, nhưng dân tộc Việt Nam khơng nhụt chí, trái lại, vẫn vững vàng, kiên cường, chung sức chung lịng,
đưa cuộc kháng chiến ñến thắng lợi.
Hai câu thơ tiếp miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội ta hành qn ra trận:
“Qn ñi ñiệp ñiệp trùng trùng
Anh sao ñầu súng bạn cùng mũ nan”
ðó là hình ảnh vừa hào hùng, vừa lãng mạn. Từ láy “điệp điệp trùng trùng” khắc họa đồn qn
đơng đảo, bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, ñợt này nối tiếp ñợt khác, tưởng như kéo dài
đến vơ tận. Hình ảnh “mũ nan” gợi ra sự thiếu thốn, ñơn sơ trong trang bị của người lính, nhưng đồn
qn “điệp điệp trùng trùng” chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân ñội ta,
của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Trong “những đêm dài hành qn nung nấu” (Nguyễn ðình Thi), ở
đầu súng của người lính ngời sáng “ánh sao”. ðó là ánh sao hiện thực trong đêm tối, đó cũng là hình ảnh
ẩn dụ: “ánh sao” của lí tưởng chỉ ñường dẫn lối cho người chiến sĩ ñánh ñuổi kẻ thù bảo vệ đất nước.
Hình ảnh ấy gợi liên tưởng tới hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ “ðồng chí” của nhà thơ Chính
Hữu. Có điều, ánh trăng trong thơ Chính Hữu là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hịa bình. Cịn ở
đoạn thơ này, “ánh sao” lại là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người
lính ra trận.
Vào chiến dịch, khơng chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất cứ nơi ñâu cũng hăng hái
góp sức mình vào cuộc kháng chiến. Trên những con ñường Việt Bắc, cùng hành quân với bộ ñội là
những đồn dân cơng phục vụ chiến đấu:
“Dân cơng đỏ đuốc từng đồn
Bước chân nát đá, mn tàn lửa bay”
Hai câu thơ diễn tả hình ảnh từng đồn dân cơng với những bó đuốc đỏ rực soi đường, họ đang
làm nhiệm vụ tiếp lương, tải đạn ra chiến trường. Có thể hình dung ra ở đó có đủ cả trẻ già trai gái, họ ñến
từ nhiều miền quê, với ñủ mọi phương tiện chuyên chở, gồng gánh, quyết tâm, kiên cường vượt núi cao,
ñèo dốc, ñảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ ñội chiến ñấu, chiến thắng. Tác giả ñã vận dụng sáng tạo câu
thành ngữ “chân cứng ñá mềm” thành hình ảnh “bước chân nát đá”, hình ảnh cường ñiệu ấy khẳng ñịnh ý
chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân kháng chiến. Trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ ðiện Biên”,
nhà thơ Tố Hữu cũng từng diễn tả hình ảnh những đồn dân cơng này, những con người luôn lạc quan,
không sợ gian khổ, hi sinh, tất cả cho tiền tuyến, tất cả ñể chiến thắng kẻ thù:
“Dốc Pha ðin chị gánh, anh thồ

ðèo Lũng Lô, anh hị, chị hát
Dù bom đạn, xương tan thịt nát
Khơng sờn lịng, khơng tiếc tuổi xanh”
Vậy mới thấy được, cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, là cuộc chiến tranh
nhân dân, nó phát huy cao độ sức mạnh của cả dân tộc ñể chiến ñấu cho sự nghiệp chính nghĩa, vì thế ta
nhất định thắng, địch nhất định thua.
Trên những con đường Việt Bắc cịn có những đồn xe vận tải qn sự:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
ðèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Hai câu thơ gợi ra hình ảnh những đồn xe ơ tơ kéo pháo, với ánh ñèn pha bật sáng xuyên thủng
màn sương ñêm dày ñặc của rừng núi Việt Bắc ñể ra trận. Cùng với bộ đội, dân cơng, hình ảnh những
đồn xe ra trận thể hiện sức mạnh tổng lực của toàn dân tộc trong chiến dịch lịch sử ðiện Biên Phủ, trận
chiến cuối cùng ñánh bại thực dân Pháp. Hai câu thơ có sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng còn gợi
ra một ý nghĩa khác, ý nghĩa ẩn dụ. Nếu câu thơ trên với hình ảnh bóng đêm đen tối “thăm thẳm” gợi ra
kiếp sống nơ lệ của cả dân tộc dưới ách đơ hộ của kẻ thù, thì ở câu dưới, với hình ảnh “đèn pha bật sáng”
ñược so sánh “như ngày mai lên” lại gợi ra một ánh sáng khác: ánh sáng của niềm tin vào ngày mai chiến
Trang 4


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

thắng huy hồng, tương lai tươi đẹp. Nhìn lại những câu thơ trước đó ta cũng nhận thấy có sự tương phản
này. Tác giả ñã sử dụng cả một hệ thống cụm từ chỉ ánh sáng: “ánh sao – ñỏ ñuốc – lửa bay – bật sáng”,
tương phản với một hệ thống cụm từ chỉ bóng tối: “đêm đêm – nghìn đêm – thăm thẳm”. Trong văn
chương hiện đại khơng hiếm những tác giả sử dụng lối tương phản này: Nhà văn Thạch Lam trong truyện
ngắn “Hai đứa trẻ” đã dùng hình ảnh bóng tối lấn át ánh sáng để diễn tả cuộc ñời tăm tối của những kiếp
người nghèo khổ trong một phố huyện nhỏ. Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” thì ngược lại, nhà văn
Nguyễn Tn đã dùng ánh ñuốc ñỏ rực ñể xua ñi bóng tối của buồng giam chật hẹp, ñể khẳng ñịnh niềm

tin vào sự chiến thắng của cái ñẹp, cái “thiên lương” trong một xã hội đen tối. Dẫn ra như vậy, càng có cơ
sở ñể tin rằng trong những câu thơ của Tố Hữu, với xu thế ánh sáng lấn át bóng tối, dường như tác giả có
dụng ý nêu bật xu thế chiến thắng tất yếu của dân tộc ta trước mọi kẻ thù hắc ám, ñồng thời khẳng ñịnh
những ngày tươi sáng, hạnh phúc nhất ñịnh sẽ tới với chúng ta.
Thực ñúng như vậy, tin vui chiến thắng ñã tràn ngập khắp nơi:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hịa Bình, Tây Bắc, ðiên Biên vui về
Vui từ ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, ñèo De, núi Hồng”
Bằng ñiệp từ “vui” cùng với cách liệt kê các ñịa danh gắn liền với những chiến công lẫy lừng của
quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi bước vào giai ñoạn cuối, tác giả ñã diễn tả ñược
rất cụ thể niềm vui chiến thắng của dân tộc ta. Tin vui từ Nam Bộ (ðồng Tháp) ñến miền Trung, Tây
Nguyên (An Khê) rồi tới Việt Bắc, ñúng là “trăm miền”. Cách dùng từ của tác giả “Tin vui … trăm miền
… vui về … vui từ … vui lên”, gợi ra tin vui ấy là liên tục, nối tiếp, dồn dập, làm náo nức lòng người.
Trong cách dùng từ của tác giả ta cịn nhận thấy tất cả những tin vui đều hướng về Việt Bắc. ðiều đó như
khẳng định, ca ngợi Việt Bắc chính là trung tâm đầu não của kháng chiến. Thật tinh tế và sâu sắc vơ cùng.
Tóm lại, đoạn thơ vừa ñậm chất sử thi hào hùng, vừa giàu tính lãng mạn, với nhiều biện pháp
nghệ thuật, đã diễn tả thành cơng khí thế kháng chiến ở Việt Bắc cũng như niềm vui chiến thắng của quân
và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó, nhà thơ Tố Hữu khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc
Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, đầy gian khổ hi sinh nhưng
nhất định thắng lợi và ñã thắng lợi.
“Việt Bắc” ñúng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến,
là ñỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. VàTố Hữu thật xứng ñáng là lá cờ ñầu của nền văn nghệ
cách mạng Việt Nam.
*
ðề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong ñoạn thơ
sau trong bài “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu:
“Ta về, mình có nhớ ta
.......................
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Bài làm tham khảo
Tố Hữu là nhà thơ lớn của của nền thơ ca Việt Nam hiện ñại, là một trong những lá cờ ñầu của
nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của Tố Hữu gắn bó song hành với từng chặng ñường
cách mạng của dân tộc, ñồng thời cũng là những chặng ñường vận ñộng trong quan ñiểm tư tưởng và
nghệ thuật của chính nhà thơ. Tố Hữu có nhiều tập thơ lớn với nhiều bài thơ có giá trị, trong đó có bài
“Việt Bắc” trong tập thơ cùng tên, là một trong những bài thơ ñể lại trong lịng người đọc nhiều xúc cảm
Trang 5


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

ñặc biệt. Trong bài thơ này, Tố Hữu đã rất thành cơng khi khắc họa hình tượng thiên nhiên và con
người Việt Bắc mà tiêu biểu nhất là ñoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối ñỏ tươi
ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người ñan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cơ em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, Việt Bắc trở thành căn cứ ñịa của cách mạng, nơi Bác Hồ và
Trung ương ðảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ñến khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành
công. Năm 1946, thực dân Pháp tái chiếm nước ta, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hà Nội rơi vào tay
giặc, Việt Bắc một lần nữa, trở thành nơi bảo vệ, chở che cho trung tâm ñầu não kháng chiến, là nơi ở và
làm việc của Bác Hồ, của trung ương ðảng và Chính phủ.

Chiến dịch ðiện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ về ðơng Dương được kí kết
(tháng 7-1954), hịa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống
mới. Một trang sử mới của ñất nước ñược mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ
miền núi trở về miền xi, Trung ương của ðảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đơ.
Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
“Việt Bắc” là một bài thơ dài gồm 150 câu lục bát với hai phần lớn: phần ñầu tái hiện những kỉ
niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của ñất nước và ngợi ca công ơn của
ðảng, Bác Hồ với dân tộc. Bài thơ có kết cấu đối đáp với hai nhân vật trữ tình “mình – ta”: người Việt
Bắc và người cán bộ kháng chiến trong buổi chia tay ñầy lưu luyến, xúc ñộng. ðoạn thơ trên nằm trong
phần ñầu của bài thơ và là lời ñáp của người cán bộ cách mạng về xuôi với lời hỏi của người Việt Bắc ở
lại. Trong ñoạn mười câu thơ này, người về bộc lộ nỗi nhớ của mình đối với thiên nhiên và con người
Việt Bắc. Có thể coi ñây là một trong những ñoạn thơ tập trung cao nhất vẻ ñẹp giá trị tưởng và phong
cách nghệ thuật của Tố Hữu.
Mở ñầu ñoạn thơ, người cán bộ kháng chiến về xi hỏi người ở lại:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”
Hỏi nhưng khơng cần được trả lời, là để bộc lộ tâm trạng, người cán bộ về xi khẳng định và
diễn tả nỗi nhớ với Việt Bắc một cách khái quát: nhớ “hoa” cùng “người”. ðiệp từ “Ta về” và “nhớ” tăng
thêm nhạc ñiệu êm ái, hợp với nỗi nhớ thương và nhấn mạnh tình cảm tha thiết giữa người đi, kẻ ở. Trong
nỗi nhớ của người về, ấn tượng sâu ñậm nhất là “hoa” và “người”. “Hoa” là biểu tượng của thiên nhiên
Việt Bắc tươi ñẹp. ðặt “hoa” bên cạnh “người” làm cho sắc thái của “nhớ” thêm ña dạng: người về khơng
chỉ nhớ cảnh mà cịn nhớ cả người.
Tám câu thơ cịn lại là hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong nỗi nhớ của người về.
ðoạn thơ có kết cấu đan xen độc đáo: câu thơ sáu chữ tả cảnh, câu thơ tám chữ tả người, cảnh và người
gắn bó hịa quyện. Ở đoạn thơ này, tác giả ñã diễn tả thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bốn mùa.
Sáu câu thơ cuối là ba mùa xuân, hạ, thu. Vậy hai câu thơ ñầu sẽ là mùa đơng. Khi kể các mùa trong năm,
người thường ta nói: xn, hạ, thu, đơng. Ở đây, Tố Hữu lại bắt đầu bằng mùa đơng. Có vẻ khác thường ?
Nhưng sẽ là hợp lí khi ta biết rằng Tố Hữu viết bài “Việt Bắc” vào tháng 10, lúc ấy là mùa đơng ở miền
Bắc.
Trang 6



TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

ðọc tám câu thơ, ta cảm nhận ñược bức tranh thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tươi ñẹp, con
người Việt Bắc với phẩm chất cao q, có sự gắn bó, chan hịa với thiên nhiên.
Việt Bắc trong mùa đơng là hình ảnh:
“Rừng xanh hoa chuối ñỏ tươi,
ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”
Rừng Việt Bắc vào đơng là một màu xanh bạt ngàn, được điểm tơ, thắp sáng bởi “hoa chuối ñỏ
tươi”. “Xanh – ñỏ tươi” là gam màu nóng, làm hiện lên vẻ ñẹp hoang sơ, tráng lệ của những cánh rừng
Việt Bắc. Nói tới mùa đơng, người ta thường nghĩ ñến sự rét mướt, lụi tàn. Nhưng ở câu thơ tả mùa đơng
của Tố Hữu lại chẳng hề thấy sự lụi tàn, rét mướt. Mà ngược lại, câu thơ cịn gợi ra một sự ấm nóng, sự
tươi tốt của cây cối. ðiều này hợp lí, bởi cây rừng thì thu hay đơng cũng chẳng bao giờ có thể rụng hết lá
được. Mặt khác, nếu là rừng chuối thì càng hợp lí, bởi lồi chuối thì chẳng bao giờ rụng lá theo mùa cả.
Trên phông nền của “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” là hình ảnh con người: “ðèo cao nắng ánh
dao gài thắt lưng”. Câu thơ ñược coi là sự phát hiện ñộc ñáo của Tố Hữu, mang màu sắc “rất Việt Bắc”
như cánh nói của nhà thơ Xuân Diệu. Người Việt Bắc lúc ñi rừng, thăm rẫy, làm nương, ñều mang theo
dao và gài ở thắt lưng. Ở câu thơ này, Tố Hữu ñã “chụp ñược ảnh” của người lao ñộng khi họ ñang ở trên
ñèo cao. Trên tầm cao của ñèo, nên chỉ thấy “ánh dao” phản quang lấp lánh, như vậy mới hợp lí. Chỉ một
câu thơ, người đọc có thể cảm nhận được hình ảnh mạnh mẽ, hào hùng của con người Việt Bắc trong tư
thế làm chủ thiên nhiên, tư thế vận ñộng ñi lên phía trước. Phải có một tâm hồn thi sĩ tinh tế, sự am hiểu
và và quan sát sắc sảo mới viết ñược câu thơ ñúng như vậy, hay như vậy về con người Việt Bắc – người
lao ñộng mang tầm vóc thời đại. Ta đã từng gặp trong thơ Tố Hữu hình ảnh tương tự khi ơng viết về anh
bộ đội “Lên Tây Bắc”:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi khơng đè nổi, vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo”.
Hai câu thơ tiếp là hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong mùa xuân:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”
Khi xn đến thì rừng Việt Bắc có “mơ nở trắng rừng”, một lồi hoa rất ñặc trưng ở nơi này.
Ngày xuân, rừng núi Việt Bắc ñược bao phủ bằng màu trắng của hoa mơ. ðộng từ “nở” kết hợp với tính
từ “trắng rừng” khiến cho cảnh vật như ñang vận ñộng, ñang bừng lên một sức sống. Màu trắng có sức
ám ảnh lớn, trong trường hợp này, nó gợi ra một vẻ đẹp tinh khôi, trắng trong, thanh khiết, gợi ra cảm
giác thơ mộng, bâng khng.
Trên phơng nền của ngày xn là hình ảnh người Việt Bắc “đan nón chuốt từng sợi giang”. Tác
giả viết về con người Việt Bắc trong một khung cảnh cụ thể với một cơng việc cụ thể. Nón giang là một
trong những vật phẩm mỹ nghệ thủ công ñặc trưng của Việt Bắc. Chiếc nón ñược kết từ vơ số những sợi
giang nhỏ, đều, bóng, mịn. Vì thế mà người đan nón phải “chuốt từng sợi giang”. Có chịu khó và khéo tay
mới làm được như vậy. Câu thơ gợi lên hình ảnh những người thợ thủ cơng, người lao ñộng cần cù, tài
hoa. Con người Việt Bắc – con người Việt Nam thật ñáng trân trọng. Con người ấy từng xuất hiện trong
thơ Nguyễn ðình Thi:
“Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”
Cùng với chiếc nón bài thơ duyên dáng của xứ Huế được nói đến trong bao câu thơ lời hát, ta lại
biết chiếc nón giang của Việt Bắc qua thơ Tố Hữu.
Xuân qua, hè tới, rừng Việt Bắc cũng thay ñổi:
“Ve kêu rừng phách ñổ vàng
Trang 7


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.”

Sự chuyển động của thời gian, sự chuyển vần từ xuân qua hè, ñược thể hiện qua âm thanh ñặc
trưng, quen thuộc. Khi tiếng ve “ngân” lên thì “rừng phách đổ vàng”. Câu thơ hay vì thời gian cũng mang
màu sắc. Chỉ Việt Bắc mới có rừng phách vàng rực trong mùa hè. Thật tráng lệ, hiện lên trước mắt người
đọc là hình ảnh rừng phách ñang ngả sang màu vàng rực rỡ, lunh linh trong nắng hè, cùng với âm thanh
rộn rã của tiếng “ve ngân” suốt ñêm ngày. Chữ “ñổ” trong câu thơ là một “nhãn tự”, diễn tả sự rộng khắp,
dàn ñều của màu sắc. Câu thơ của Tố Hữu làm ta nhớ ñến thi sĩ Xuân Diệu với câu thơ “ðổ trời xanh
ngọc qua mn lá – Thu đến nơi nơi ñộng tiếng huyền” (Thơ duyên), ñó là sự gặp gỡ của những tài năng
nghệ thuật lớn.
Trong khung cảnh “rừng phách ñổ vàng” cùng với tiếng “ve ngân” là hình ảnh “cơ em gái hái
măng một mình”. Câu thơ hay ở vần ñiệu: cách hiệp vần lưng “gái – hái” và cách sử dụng phụ âm “m”
liên tiếp của các từ “măng – một – mình”, tạo cho câu thơ mang tính đa thanh, tính nhạc hấp dẫn. Người
Việt Bắc là cơ gái trẻ trung xinh tươi, lạc quan u đời, ñi hái măng giữa rừng vầu, rừng tre nứa trong
khúc nhạc rừng, tuy chỉ có “một mình” mà chẳng hề cơ đơn. Con người ấy đang làm chủ thiên nhiên, làm
chủ cuộc đời. Giữa một khơng gian nghệ thuật đầy màu sắc và âm thanh của suối rừng, cô gái Việt Bắc
xuất hiện thật hồn nhiên, thật ñáng yêu lạ thường.
Hai câu thơ cuối là hình ảnh Việt Bắc trong mùa thu:
“Rừng thu trăng rọi hịa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Mùa thu chiến khu “trăng rọi hịa bình”. Chỉ một chữ “rọi”, câu thơ đã gợi ra ñược hình ảnh rừng
cây, núi ñá, khe suối, bản làng ... Việt Bắc như đang phơi trải, tắm mình dưới vầng trăng trong ngần trên
bầu trời xanh ngát. Cảnh thật lộng lẫy, thơ mộng, làm ta bồi hồi nhớ lại câu thơ trăng của Bác Hồ viết
ngày ñầu kháng chiến: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” (Cảnh khuya).
Khép lại ñoạn thơ là hình ảnh người Việt Bắc với “Tiếng hát ân tình thủy chung”. Câu thơ gợi lên
vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Bắc. “Ai” là ñại từ phiếm chỉ, gợi lên bao hoài niệm, bâng khuâng như
câu ca dao “Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”. “Ai” không là một người cụ thể nhưng lại là tất cả, là người
Việt Bắc đã gắn bó thủy chung “thiết tha mặn nồng”, ñã từng “ñắng cay ngọt bùi” với cách mạng suốt
“mười lăm năm”.
Tám câu thơ quả thực ñã trở thành bộ tranh “tứ bình” về thiên nhiên, con người Việt Bắc.
Mỗi câu thơ là một phiên cảnh với mảng màu và nét vẽ tài hoa. ðó là bức tranh bốn mùa trong một năm,
mỗi mùa lại mang một sắc thái riêng biệt. Bức tranh gồm cả thiên nhiên và con người, nhưng có lẽ độc

đáo hơn cả là những câu thơ viết về thiên nhiên Việt Bắc. Ở những câu thơ này, bằng nghệ thuật phối sắc
tài tình trong miêu tả, nhà thơ đã tạo lên bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi ñẹp, ñầy sức sống với màu
xanh của rừng già, màu ñỏ tươi của hoa chuối trong mùa đơng, màu trắng của hoa mơ mùa xuân, màu
vàng rực của rừng phách mùa hạ, màu xanh hịa bình dịu mát của ánh trăng thu. Bức tranh ñược cảm nhận
và miêu tả bằng nhiều giác quan tinh tế của nhà thơ. Nhà phê bình văn học Hồi Thanh ñã nhận xét:
“Những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong “Việt Bắc” có thể sánh với bất kì đoạn thơ miêu tả
thiên nhiên nào trong văn học cổ ñiển.”
Cả ñoạn thơ là nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Nỗi
nhớ thiết tha ñã thấm sâu vào cảnh vật, vào lòng người. ðiệp từ “nhớ” với cách kết hợp biến hóa: “nhớ ta
– ta nhớ – nhớ người đan nón – nhớ cơ em gái – nhớ ai”, diễn tả nỗi nhớ vơi ñầy dào dạt, cùng vần thơ lục
bát với âm ñiệu ngọt ngào, bồi hồi như câu hát giao duyên “mình – ta” mượt mà trong làn ñiệu dân ca.
ðoạn thơ gợi nên bao niềm tự hào ñối với “Quê hương cách mạng” và chiến khu bất khả xâm phạm
“Rừng che bộ ñội, rừng vây quân thù”.

Trang 8


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

Cảm ơn nhà thơ Tố Hữu! Chỉ bằng một ñoạn thơ ngắn, ñã giúp người ñọc cảm nhận ñược thật
rõ nét, thật sâu sắc hình tượng thiên nhiên, con người Việt Bắc. Những câu thơ viết về thiên nhiên và con
người Việt Bắc trong đoạn thơ có thể nói là một tuyệt tác. Tố Hữu không chỉ ca ngợi thiên nhiên, con
người Việt Bắc mà cịn viết lên những vần thơ đẹp nhất, hay nhất, ca ngợi ñất nước Việt Nam tươi ñẹp và
con người Việt Nam thủy chung, cần cù, tài hoa, anh dũng, kiên cường. ðoạn thơ góp phần làm cho “Việt
Bắc” trở thành một trong những bài thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu, của thơ ca Việt Nam.
Nhà thơ Tố Hữu ñã về cõi vĩnh hằng, nhưng những vần thơ của ơng vẫn cịn vang mãi trong
những con tim dạt dào tình u lí tưởng, u nước, yêu ñồng bào. Hãy tưởng nhớ ñến Tố Hữu bằng bài
thơ cuối cùng của ơng:

“Xim tạm biệt đời u q nhất
Cịn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gởi bạn đường, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho.”
*
ðỀ 3: Trình bày cảm nhận về hình tượng “sóng” trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Bài làm tham khảo
Trong nền thơ ca Việt Nam hiện ñại, nếu như Xn Diệu được coi là “ơng hồng của thơ tình” thì
Xn Quỳnh cũng có thể được gọi là “nữ hồng của tình u”. Sinh ra ở Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội, Xuân
Quỳnh ñã từng làm diễn viên múa, sau chuyển sang làm báo và làm thơ. Ngay từ những tác phẩm ñầu tay,
Xuân Quỳnh ñã bộc lộ một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng. Thơ Xuân
Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và ln da diết trong khát vọng hạnh
phúc đời thường. Trong đề tài tình u, nữ sĩ đã có nhiều thi phẩm ñể lại dấu ấn sâu sắc cho người ñọc.
Bên cạnh “Thuyền và biển”, “Sóng” là một bài thơ sống mãi với thời gian, sống mãi trong trái tim tuổi trẻ
và cả những ai “trẻ lòng”. Trong bài thơ này, tác giả đã xây dựng thành cơng hình tượng sóng, một
hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa.
“Sóng” ra đời tại biển Diêm ðiền tháng 12 năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
Bài thơ miêu tả về sóng biển và diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình “em”, người phụ nữ đang u.
Trong bài thơ, “sóng” ln ở bên cạnh “em” để tương đồng, cộng hưởng, ñể diễn tả về “em”.
Trong thế giới tự nhiên thiên hình vạn trạng, ngàn sắc mn màu, sóng là một hình ảnh đẹp, một
kì cơng của tạo hóa. Trong thơ ca, sóng trở thành một hình tượng biểu đạt những sắc thái tình cảm khác
nhau của các thi nhân. Với nhà thơ Huy Cận, sóng gợi lên một nỗi buồn trùng điệp, triền miên: “Sóng gợn
tràng giang buồn điệp” (Tràng giang). Với nhà thơ Thâm Tâm, sóng lại trở thành hình ảnh biểu trưng cho
những xao động cõi lịng trong một buổi đưa tiễn:“ðưa người, ta khơng đưa qua sơng – Sao có tiếng sóng
ở trong lịng” (Tống biệt hành). Nhà thơ Chế Lan Viên thì nhìn sóng như một vật trung gian ngăn cách hai
kẻ yêu nhau:“Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm” (Chùm nhỏ thơ u). Cịn thi sĩ đa tình Xn Diệu lại
“xin làm sóng biếc” để “ào ạt, như nghiền nát bờ em” (Biển).
Nữ sĩ Xn Quỳnh cũng dùng sóng làm một hình tượng nghệ thuật, nhưng sóng đã trở thành một
đối tượng ñể nhà thơ diễn tả những trạng thái tâm hồn, những suy tư về một tình u nồng nàn, đắm say,
dào dạt, thủy chung và vĩnh hằng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xơn xao, con sóng của đại

dương, con sóng trong lịng người con gái đang u khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng bất
tận, vơ hồi. Sóng trong bài thơ của Xn Quỳnh là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân cái “tơi” trữ tình
của nữ sĩ, lúc thì hịa nhập, lúc lại là sự phân thân của “em”, người con gái đang u một cách say đắm.
Sóng đã khơi gợi cảm hứng dào dạt cho một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát
Trang 9


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

vọng. Với hình tượng sóng, Xn Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng và tình u nồng
nhiệt của người con gái.
Mở ñầu bài thơ, tác giả miêu tả đặc điểm của sóng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Bằng tương phản, nhà thơ ñã miêu tả hai trạng thái đối lập của sóng. Thật chính xác, những khi
bão tố, biển động, sóng trào lên “dữ dội – ồn ào” như giận dữ, như muốn nghiền nát cả bờ. Nhưng những
lúc trời êm, biển lặng thì sóng chỉ rì rào “dịu êm – lặng lẽ”. ðối với sóng, sơng là nhỏ hẹp, sóng chỉ có thể
“dịu êm, lặng lẽ” nên sóng phải “tìm ra tận bể”, nơi mênh mơng, thống rộng mới có thể “dữ dội, ồn ào”.
Quả thật đúng như vậy, có đến nơi biển rộng trời cao, sóng mới có thể thỏa sức vẫy vùng.
Miêu tả về sóng như thế đã là thật đúng, thật hay. Nhưng đặt trong mối quan hệ giữa “sóng” và
“em” thì việc miêu tả sóng cịn có ý nghĩa là để diễn tả trạng thái tâm hồn và khát vọng của người phụ nữ
ñang yêu, ñây mới là ý nghĩa chủ yếu của hình tượng sóng. Hai tính chất đối lập của sóng cũng là hai
trạng thái tâm hồn của người con gái khi yêu. Khi ấy, lòng người con gái cũng như sóng: có lúc ồn ào, sơi
nổi, mãnh liệt những khát khao cháy bỏng; nhưng cũng có lúc lại lặng lẽ, suy tư, mơ màng ñi vào chiều
sâu của tâm hồn với những nhớ mong, chờ đợi. Lịng người con gái ấy còn khát khao vượt ra khỏi những
cái tầm thường nhỏ bé, để tìm đến những miền bao la, vơ tận, vĩnh cửu giữa cuộc đời, để sống hết mình,

giống như con sóng kia từ những dịng sơng giới hạn bởi đơi bờ chật chội, phải tìm về với biển cả mênh
mông.
Khổ thứ hai của bài thơ, tác giả nhận xét về sóng, từ đó liên tưởng đến tình u của con
người:
“Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Nhà thơ đã nhận xét thật chính xác về hiện tượng sóng. Ngày xưa và ngày sau, con sóng vẫn thế,
vẫn “dữ dội và dịu êm – ồn ào và lặng lẽ”, vẫn tồn tại vĩnh hằng; cũng như tình yêu ln là khát vọng
mn đời, là nhu cầu cần phải có của tuổi trẻ. Nhà thơ Xuân Diệu cũng từng khẳng định:
“Làm sao sống được mà khơng u
Khơng nhớ khơng thương một kẻ nào”
(Bài thơ tuổi nhỏ)
ðối với nữ sĩ Xn Quỳnh, sóng cịn là đối tượng để nhà thơ thể hiện những suy nghĩ, quan
niệm về tình yêu. Trước sóng bể mn trùng, nhà thơ “nghĩ về anh, em”, “nghĩ về biển lớn”:
“Từ nơi nào sóng lên ?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng khơng biết nữa”
Tác giả tìm và lí giải về nguồn gốc của sóng bằng cách đặt ra những câu hỏi và tự trả lời. Câu hỏi
thứ nhất: “Từ nơi nào sóng lên ?”, câu trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió”. Câu hỏi thứ hai: “Gió bắt đầu từ đâu
?”, khơng có câu trả lời, bởi sóng là một qui luật, qui luật của tự nhiên. Từ việc lí giải nguyên nhân của
hiện tượng sóng, nhà thơ lí giải về sự khởi đầu của tình u. Và cũng như sóng, khơng thể lí giải được
tình u bắt đầu từ khi nào: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”. Nếu như sóng là một qui
luật của tự nhiên thì tình u là qui luật của tâm hồn. Khơng thể ép buộc, khơng thể bán mua, khơng thể
chiếm đoạt, tình u đích thực chỉ có thể có được khi có những rung động tình cảm từ trong lịng người
Trang 10



TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

và hơi thở của trái tim. ðây là một bài học nhân sinh thiết thực cho tuổi trẻ, những người ñang ñứng trước
ngưỡng của của tình u.
Quan sát sóng biển, tác giả cịn nhận ra một đặc diểm khác của sóng đó là sóng ln vỗ bờ.
Một hiện tượng bình thường ai cũng biết nhưng nhà thơ Xuân Quỳnh lại có cách diễn tả thật độc đáo:
“Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ ñược”
Nhà thơ ñã có một nhận xét thật tinh vi, chính xác về sóng. Dù ở dưới lịng sâu hay ở trên mặt
nước thì con sóng cũng ln vỗ bờ. Dưới ngịi bút Xn Quỳnh, bằng phép nhân hóa, con sóng vơ tri như
có tâm hồn , tâm trạng. Nỗi nhớ của sóng với bờ thật tha thiết, sâu nặng. Nỗi nhớ chốn hết cả khơng gian
và chiếm trọn cả thời gian. Từ nỗi nhớ của sóng với bờ, nhà thơ liên tưởng đến nỗi nhớ người u của
mình:
“Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức”
Cũng như sóng, nỗi nhớ của “em” với “anh” thiết tha, rạo rực, thao thức, trải dài theo thời gian
ngày và ñêm. Nhưng hơn cả sóng, nỗi nhớ cịn tràn về trong những giấc mơ. Cách diễn tả nỗi nhớ của nhà
thơ thật ñộc ñáo: “thức” trong “mơ” ñể nhớ. Nghĩa là, nỗi nhớ dù có khi lắng xuống nhưng khơng hề mất
đi. Nỗi nhớ khơng chỉ tồn tại trong ý thức mà cịn ñi cả vào trong tiềm thức. ðây cũng là một quan niệm
của nhà thơ Xuân Quỳnh về tình yêu. Tình u chân chính phải là những tình cảm chân thành, sâu nặng.
Tình cảm ấy được biểu biểu hiện bằng nỗi nhớ thiết tha, cháy bỏng khi xa nhau.
Không chỉ vậy, đối với nhà thơ Xn Quỳnh, tình u chân chính cịn là sự thủy chung duy
nhất, tuyệt đối. Dẫu “xi về phương Bắc” hay “ngược về phương Nam”, ở bất cứ “nơi nào” thì em cũng
ln “hướng về anh một phương”. Tác giả đã dùng hình tượng sóng để minh họa cho điều ấy:
“Ở ngồi kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ
Dù mn vời cách trở”
Lại một lần nữa ta nhận thấy sự tinh tế của nhà thơ trong nhận xét về sóng. Quả thực như vậy, đại
dương bao la với trăm ngàn con sóng, dù cách trở bao nhiêu, con sóng cũng ln hướng vào bờ cũng như
em luôn hướng về anh.
Trong Thơ mới trước cách mạng, thi sĩ Xuân Diệu ñã nhận ra và nói về qui luật của tạo hóa với
cuộc đời con người: “Cịn trời đất nhưng chẳng con tơi mãi”. Vũ trụ là vĩnh hằng, ñời người là hữu hạn. Ở
ñây cũng vậy, nhà thơ Xuân Quỳnh cũng ý thức ñược ñiều ñó: “Cuộc ñời tuy dài thế – Năm tháng vẫn đi
qua”. Song khơng hốt hoảng, “vội vàng” như Xn Diệu, nhà thơ trầm tĩnh suy tư tìm cách cho tình u
của mình cịn mãi, vĩnh hằng với thời gian. Hình tượng sóng đã giúp nhà thơ diễn tả khát vọng đó:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
ðể ngàn năm cịn vỗ”
Con sóng hịa vào biển lớn, con sóng vỗ mãi ngàn năm. Tình yêu của con người muốn tồn tại mãi
với thời gian phải đem tình u cá nhân hịa với tình u lớn, tình u nhân dân, Tổ quốc. ðó là một khát
vọng cao đẹp, khát vọng mang tính cộng đồng.
Hình tượng sóng trong bài thơ được xây dựng bằng nghệ thuật ñặc sắc với các từ ngữ, hình
ảnh chọn lọc; các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, … Song có lẽ sự phù hợp giữa hình thức và nội
dung thể hiện rõ nhất là việc lựa chọn thể thơ. Viết về sóng biển, nhà thơ Xn Quỳnh đã sử dụng thể thơ
Trang 11


TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng

năm chữ, nhịp ñiệu ngắn với cách gieo vần chân ở câu cuối của khổ thơ trên với câu ñầu của khổ thơ dưới
tạo nên sự liền mạch: Bồi hồi trong ngực “trẻ” – Trước mn trùng sóng “bể”; khi nào ta u “nhau” –
con sóng dưới lịng “sâu”; … Tất cả ñã diễn tả ñược âm ñiệu nhịp nhàng, triền miên của sóng, lúc mạnh

mẽ ồn ào, khi dịu êm lặng lẽ, khi day dứt bồn chồn. Sóng trên đại dương cũng là sóng trong lịng người.
Cái hay của bài thơ là ở âm điệu ấy.
Tóm lại, sóng là một hình tượng nghệ thuật ñặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh. ðứng bên cạnh
hình tượng “em”, sóng đã góp phần diễn tả những tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ – người phụ nữ đang
u. Qua hình tượng sóng và cả bài thơ, chúng ta cảm nhận ñược vẻ ñẹp trẻ trung, tâm hồn trong sáng, đa
tình của người con gái. Người con gái ấy chủ ñộng bày tỏ những khát khao, những rung động rạo rực của
lịng mình trong tình yêu. ðó là những suy nghĩ sâu sắc, những quan niệm đúng đắn, tiến bộ về một tình
u chân chính.
ðã có những vần ca dao mộc mạc mà tinh tế nói về tình u trai gái làng q; đã có bao thi phẩm
đặc sắc về tình u trong thơ ca hiện đại; nhưng “Sóng” của nữ sĩ tài hoa yểu mệnh Nguyễn Thị Xuân
Quỳnh vẫn tồn tại mãi trong lòng người yêu thơ, tồn tại mãi với thời gian như con sóng vĩnh hằng “ngàn
năm cịn vỗ”
*
*

*
Biên Hịa, 27-28 tháng 4 năm 2009

Trang 12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×