Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 32 trang )

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHGĐ
VỆ SINH PHÒNG BỆNH
VÀ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên
Ngày tháng năm sinh: 28/07/1993
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số Khóa K60 - Đăk Nông

Đăk Nông, năm 2020


CHỈ TIÊU 1
THU THẬP THƠNG TIN, TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP
QUÁN CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ LÀM BÁO CÁO VỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ NÓI CHUNG VÀ SỨC
KHỎE SINH SẢN TẠI CỘNG ĐỒNG, LỰA
CHỌNNHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ CẦN GIẢI QUYẾT.


BÁO CÁO THỰC TẬP

MƠN HỌC:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình
vệ sinh phịng bênh và dinh dưỡng cộng đồng
Tại Trạm Y tế Kiến Đức


Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên
Ngày, tháng, năm sinh: 28/07/1993
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số - Khóa
K60 - Đăk Nơng
Giảng viên hướng dẫn: Bs.CKII. Bùi Văn Hội
Cán bộ hướng dẫn thực tập: Bs.CKI Sử Tuyết Anh
Địa điểm thực tập: Trạm Y tế Kiến Đức
A. KẾT QUẢ THỰC TẬP
Chỉ tiêu 1: Thu thập thơng tin, tìm hiểu phong tục tập qn của cộng
đồng để làm báo cáo về những vấn đề sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản
tại cộng đồng, lựa chọnnhững vấn đề sức khoẻ cần giải quyết.
I. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐĂK R’LẤP
1. Đặc điểm tự nhiên
Đắk R’lấp là huyện nằm phía Nam của tỉnh Đắk Nơng, trung tâm huyện
cách thị xã Gia Nghĩa 25km về phía Tây theo hướng quốc lộ 14; là cửa ngõ của
Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14, nơi tiếp giáp giữa
Tây Nguyên và Nam Bộ.
Huyện Đắk R’lấp phía Bắc giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình
Phước; phía Đơng giáp thị xã Gia Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
Đắk R’lấp là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã
hội của tỉnh Đắk Nông. Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khống sản
dưới lịng đất (như vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bơxít lộ thiên,
với trữ lượng lớn ở Nhân Cơ, Nhân Đạo, Đăk Wer, Nghĩa Thắng,…).
Huyện có diện tích tự nhiên 63.420 ha, dân số 91.862 người, mật độ dân số
trung bình 144,8 người/km², có 25 dân tộc anh em cùng chung sống trên 11 đơn vị
hành chính cấp xã.


Bản đồ hành chính huyện Đăk R’lấp

Đời sống chủ yếu dựa vào công tác nông nghiệp, trồng cây cà phê, tiêu, điều,
cao su, riêng xã Nhân cơ có khu cơng nghiệp Alumin Cơ) có diện tích 95ha, vốn
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 261 tỷ đồng tính đến năm 2009. Có nhiều cơng trình
khác đang thi cơng như: Nhà máy luyện nhôm Trần Hồng Quân, các khu trung tâm
thương mại, bệnh viện, khu du lịch Phước Sơn đã và đang được đầu tư xây
dựng….


Trung tâm thương mai Kiến Đức - Đăk R’lấp
Huyện Đăk R’lấp có 05 trường THPT, 12 trường THCS, 20 trường tiểu học,
12 trường mầm non, nền giáo dục đang trên đà phát triển cả về chất lượng lẫn số
lượng thu hút học sinh.
Hàng năm tỉ lệ học sinh vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp đạt 98%,
đã phổ cập giáo dục đầy đủ.


Trường THPT Phạm Văn Đồng - Kiến Đức - Đăk R’lấp
Huyện có 25 dân tộc anh em sinh sống với các phong tục tập quán khác
nhau. Tổng số dân tộc trên địa bàn là 10.580 người chiếm 11,5% dân số huyện.
Dân tộc tại chỗ là M’Nông chiếm 2.654 người.


Huyện có 01 Trung tâm Y tế, 11 trạm y tế xã, thị trấn và rất nhiều các cơ sở
y tế tư nhân khác trên địa bàn. Trung tâm Y tế huyện ngày càng được nâng cấp và
hoàn thiện.

Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Trung tâm Y tế Y tế huyện Đăk R’lấp là đơn vị y tế hạng III (tuyến huyện),
được thành lập theo quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 28 thàng 9 năm 2018
dựa trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện và

Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện”. Trung tâm Y tế huyện Đăk
R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. Có


nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện Đăk R’lấp và
người dân ở các địa bàn lân cận.
2. Đặc điểm nhân sự:
Toàn đơn vị gồm 309 người, trong đó 218 biên chế, 83 trường hợp Trung
tâm Y tế tự hợp đồng và 08 hợp đồng Nghị định 68 với lao động.
Bộ máy hoạt động gồm:
- Ban lãnh đạo: Ban giám đốc;
- 02 phòng chức năng;
- 14 khoa chuyên môn;
- 11 Trạm Y tế xã, thị trấn.
3. Bộ máy tổ chức Dân số của huyện Đăk R’lấp
Trung tâm Y tế Y tế huyện Đăk R’lấp là đơn vị y tế hạng III (tuyến huyện),
được thành lập theo quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 28 thàng 9 năm 2018
dựa trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện và
Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện”. Trung tâm Y tế huyện Đăk
R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. Có
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện Đăk R’lấp và
người dân ở các địa bàn lân cận.
Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn,
kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của Chi cục Dân số - KHHGĐ
tỉnh Đăk Nông.
Chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện Đăk
R’lấp. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn,
tham mưu Ủy ban nhân dân huyện về các công tác DS-KHHGĐ nhằm thực hiện
các mục tiêu trong nghị quyết 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành
Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới.

II. CƠNG TÁC CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN:
1. Kết quả các hoạt động:
- Triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho
các Trạm Y tế xã, thị trấn và thực hiện xét nghiệm tự nguyện cho phụ nữ mang thai
cho xã Đăk Ru vào tháng 6 năm 2020;
- Phối hợp cùng chương trình DS-KHHGĐ tổ chức đợt khám phụ khoa và
cung cấp các dịch vụ tránh thai trên địa bàn huyện, tăng tỷ lệ người sử dụng BPTT,
giảm tỷ lệ sinh trên địa bàn.
- Phối hợp với chương trình DS-KHHGĐ thực hiện tầm soát sàng lọc trước
sinh và sơ sinh. Kết quả tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 53,3%,
tỷ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh đạt 71,3%.


2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn
Đơn Chỉ tiêu
Stt
Chỉ tiêu
vị
2020
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai
1
%
≥ 83,5%
≥ 3 lần trong 3 thời kỳ
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai
2
%
≥ 40%
4 lần trở lên trong 3 thời kỳ
Tỷ lệ phụ đẻ được nhân viên y

3
%
≥ 95%
tế đỡ đẻ
Tỷ suất tử vong mẹ trên
4
%000
≤ 52
100.000 trẻ đẻ ra sống
5

Tỷ số phá thai

TS

≤ 25

Kết quả
đạt được

Đánh
giá

85,69%

Đạt

40,97%

Đạt


99,78%

Đạt

0 %000

Đạt

0,02

Đạt

Tỷ suất tử vong trẻ em < 5 tuổi
%o
≤ 32,23
3,75%0
Đạt
trên 1.000 trẻ đẻ ra sống
Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi
7
%o
≤ 25,28
2,25%0
Đạt
trên 1.000 trẻ đẻ ra sống
Chết sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ ra
8
%000
≤ 12

2,25%000
Đạt
sống
Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành
9
%
≤ 4,9
4,65%
Đạt
niên
3. Tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đạt được qua đợt tư vấn và khám sức khỏe cho
các đối tượng phụ nữ trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp nhận thấy một
số khó khăn sau:
- Tỷ suất mang thai ở tuổi vị thành niên chiếm 7,25‰ (Số trẻ sinh ra là con
của phụ nữ từ 10-19 tuổi là 45 trẻ
- Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm bị khoa còn khá cao
- Tỷ lệ tử vong trẻ vẫn cịn.
- Tỷ lệ phụ nữ chưa có kiến thức về CSSKSS cịn hạn chế
- Người dân khơng chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân.
- Cơ sở vật chất tại các xã, thị trấn đã cũ, hệ thống tiệt khuẩn không đảm bảo
- Các thiết bị phục vụ cho cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người
dân tại các Trạm y tế xã, thị trấn còn hạn chế, đặc biệt là các phương tiện như siêu
âm, máy đo tim thai v.v..
III. NGUYÊN NHÂN:
1. Từ phía đối tượng
6


- Là 1 huyện miền núi, địa bàn dân cư rộng lớn, đi lại khó khăn, có nơi cách

trung tâm Y tế huyện 40km, cách Trạm Y tế gần 10km nên việc chủ động đi khám
sức khỏe sinh sản định kì cịn hạn chế.
- Có nhiều dân tộc thiểu số với phong tục tập quán khác nhau nên công tác
vận động tư vấn cịn hạn chế, nhiều gia đình cịn sinh con tại nhà theo phong tục,
không đến cơ sở y tế để khám
- Chưa có đầy đủ kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chưa
vệ sinh đúng cách hoặc vệ sinh không đúng cách
- Do tâm lý e ngại, xấu hổ nên không muốn đến các cơ sở khám chữa bệnh
để kiểm tra định kì
- Do các bênh lý đi kèm như mãn kinh, sức khỏe giảm sút….
- Do quan hệ tình dục khơng an toàn chưa áp dụng các biện pháp tránh thai
- Số trẻ sinh là con của vị thành niên thanh niên do chưa có hiểu biết về các
biện pháp tránh thai dẫn đến mang thai ở tuổi vị thành niên.
2. Từ phía TTYT, TYT, NVYT:
- Nhân lực thiếu thốn, cơng việc lại q nhiều, một cán bộ phải ơm nhiều
chương trình nên không chú trọng vào công tác nào được cả.
- Bác sĩ thiếu thốn, hoặc có nhưng chưa được đào tạo siêu âm, hoặc đã được
đào tạo siêu âm thì lại khơng có trang thiết bị thực hành. Mặt khác kinh phí cịn
cịn hạn hẹp, chưa đủ để cung ứng, thay thế các thiết bị phục vụ cho người dân
- Tỷ lệ tử vong trẻ do các tai biến sản khoa không mong muốn
III. GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN/ SỨC KHỎE BAN ĐẦU:
- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc tồn diện và liên tục từ sơ sinh đến người già
- Thành lập các nhóm chăm sóc sức khỏe đa thành phần
- Tăng cường công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật của tuyến tỉnh về chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho tuyến cơ sở; hoạt động truyền thông về làm mẹ an tồn cho
các cấp chính quyền và phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được.
- Tiếp tục duy trì các mơ hình liên quan đến SKSS/SKTD trong những năm
tới và đầu tư thêm kinh phí để duy trì và mở rộng hoạt động của các mơ hình như
"mơ hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”. Đồng thời, tăng cường công tác

đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng
cho cán bộ y tế cơ sở; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các già làng, trưởng
bản làm cơng tác truyền thơng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin
giáo dục truyền thông, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số và SKSS thiết yếu ở tất cả các
tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở.


- Tăng cường năng lực mạng lưới cung cấp dịch vụ có trọng tâm, trọng
điểm, phù hợp với thực tế vùng, địa phương và nhu cầu thực tế của các nhóm đối
tượng, ưu tiên vùng khó khăn; kiện tồn và phát triển mạng lưới chăm sóc sơ sinh
- Tuyến huyện tập trung tăng cường các dịch vụ cấp cứu sản khoa, nhi khoa,
hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã bằng nhiều hình thức bao gồm cả đội lưu động
- Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật các dịch vụ SKSS tại tất cả các tuyến,
các cơ sở cung cấp dịch vụ, kể cả y tế tư nhân
- Bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng thực
hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ SKSS theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật
cần phải tăng cường quảng bá cho dịch vụ y tế sẵn có tại cơ sở y tế thông qua
truyền thông, để người dân biết đến dịch vụ tại địa bàn của mình, nhằm tăng sử
dụng, tránh lên tuyến trên đỡ tốn kém. Đồng thời chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế
cũng cần phải được nâng cao tương ứng để khách hàng có thể nhận được dịch vụ
với chất lượng mong muốn, giá cả phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn cho các đối tượng là vị thành
niên, thanh niên, đối tượng là các cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai, đối tượng là
phụ nữ mang thai về các nội dung về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, sức khỏe
sinh sản khi mang thai, sau khi sinh, kế hoạch hóa gia đình…


CHỈ TIÊU 2

THAM GIA MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH
Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG


Chỉ tiêu 2: Tham gia một số chương trình y tế tại địa phương
I. Hoạt động 1: CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ
1. Gặp gỡ đối tượng:
- Tự giới thiệu về bản thân, và trao đổi với bà mẹ để nắm bắt thông tin cơ bản
- Họ và mẹ: Tăng Thị Mỹ Huyền
- Sinh năm: 1998
- Bé gái - Sinh ngày 23/12/2020 - Cân nặng: 3600gr
2. Sau khi sản phụ đã sinh xong tiếp cận sản phụ.
Xin phép được trao đổi và tư vấn cho sản phụ về cách chăm sóc bà mẹ và trẻ
sơ sinh. Qua quá trình khai thác, đánh giá chung:
- Về mẹ:
+ Tình trạng sức khỏe: Tốt.
+ Ăn uống: Đủ chất.
+ Giấc ngủ: Thiếu ngủ.
+ Đại tiểu tiện: Bình thường
+ Đau bụng: Gị nhẹ theo cơn.
+ Sản dịch: Hồng nhạt.
+ Tình trạng vú: cương, nhiều sữa.
+ Trạng thái tinh thần của bà mẹ: ổn định. Không nhức đầu hoa mắt.
+ Vết mayt ầng sinh mơn cịn đau ít.
+ Thuốc bổ sung: Viên sắt.
- Về bé:
+ Bé ăn ngủ bình thường.
+ Đại tiểu tiện bình thường
3. Thực hiện chăm sóc bà mẹ và trẻ:
a. Về chăm sóc mẹ:

- Hướng dẫn theo dõi sản dịch. Bình thường sản dịch có màu đỏ như kinh
nguyệt, mùi tanh nồng, kéo dài khoảng 7 ngày, sau đó ít dần, chuyển sang màu
hồng nhạt, sau khoảng 4 tuần thì hết hẳn. Sau 4 tuần thì có thể có kinh nguyệt trở
lại, máu ra như kinh nguyệt thường kỳ.
- Vệ sinh thân thể sau sinh cũng cần phải chú ý, bởi sau sinh sản dịch ra
nhiều, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi
đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng,
giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để


nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa.
Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khơ.
- Khơng kiêng tắm và gội đầu. Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra
nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Tuy nhiên việc tắm gội cần diễn ra
nhanh từ 5-10 phút, không nên tắm trong bồn, chậu (đặc biệt là khơng nên ngâm
mình trong nước). Phịng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù thời tiết
nóng hay lạnh.
- Đối với vú, ngay những giờ sau sinh đầu tiên, mẹ nên cho bé ti ngay sau
khi lau sạch đầu vú, để kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mẹ nên cho bé bú chọn sữa
non và bú nhiều lần trong ngày. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú,
triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi.
- Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước
bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.
- Vết khâu sẽ liền sẹo sau khoảng 7 ngày: rửa, vệ sinh bằng Betadine.
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày.Ăn chín uống sơi, ăn đầy đủ các
chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống 3 lít nước/ ngày để đảm bảo đủ sữa và tránh táo bón.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi
hoặc lâu hơn.
- Uống viên sắt và các loại vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

- Vận động nhẹ nhàng, không cần bất động, không gen bụng sớm trước 1 tháng.
- Đảm bảo thời gian ngủ 7-8 tiếng một ngày.
* Lưu ý:
- Khơng sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, café, thuốc lá…
- Không nên ăn các loại hoa quả chua trong tháng đầu sau sinh.
- Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa.
- Thường xuyên massage vú, vắt sữa để tránh tắc sữa và áp xe vú.
- Chú ý dùng biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sớm sau sinh.Tư vấn áp
dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau đẻ: Dùng các BPTT tự nhiên gồm biện
pháp tính theo vịng kinh, biện pháp xuất tinh ngồi âm đạo, cho bú vơ kinh hoặc
các biện pháp tránh thai lâm sàng gồm bao cao su, dùng viên thuốc tránh thai chỉ
có progestin, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai.
b. Chăm sóc bé.
- Khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định, khi ra
mơi trường bên ngồi, nhiệt độ thay đổi khiến trẻ phải tự thích nghi, tuy nhiên cơ
chế thích ứng của bé còn rất kém, và bé cần được giữ ấm ngay lập tức.


- Nhiệt độ phịng thích hợp của bé ở mức 27-32 độ C.
- Vệ sinh rốn cho bé bằng cồn 70 độ và gạc vô trùng. Rốn sẽ rụng sau sinh
khoảng 7-12 ngày (cá biệt có bé lên đến 3 tuần).
- Massage cho bé trước hoặc sau khi tắm giúp bé dễ chịu, ngủ ngon.
- Tắm nắng cho trẻ hàng ngày.
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bú theo nhu cầu của trẻ, trẻ
trực tiếp mút vú mẹ là tốt nhất. Nếu bé nôn trớ nhiều, bỏ bú, vàng da tăng lên thì
cho bé khám lại ngay.
- Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh, bởi sữa mẹ không những
chứa hỗn hợp hồn hảo các chất đạm, các vitamin và khống chất cho nhu cầu phát
triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các lợi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ
miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó

giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch cho trẻ sau sinh.
- Nếu mẹ thiếu sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa cơng thức phù hợp theo
tháng tuổi. Nếu trẻ bú kém có thể dùng thìa bón thêm cho trẻ. Chú ý: dụng cụ cho
trẻ ăn cần được luộc sôi trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ.
- Vệ nên vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sơi để nguội
hoặc nước muối sinh lý.
- Bé đi ngồi 6- 8 lần 1 ngày, phân hoa cà hoa cải nếu bú mẹ hoàn toàn.
- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 37 độ C. Phòng tránh hăm cho trẻ.
Bởi lẽ da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy khơng để da trẻ tiếp
xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi
thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Rửa vệ sinh cho bé bằng nước ấm khi bé đi ngoài
hoặc 2 lần 1 ngày để tránh hăm tã.
- Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ: Cân nặng tăng trung bình lên 500-600 gr/1
tháng trong 6 tháng đầu (150gr-200gr/ tuần) hoặc theo dõi lượng nước tiểu của trẻ
hàng ngày (6-8 lần/ ngày).
- Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5°C- 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ
sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy mẹ
cần cho trẻ nằm phịng thống, nhiệt độ phịng thích hợp, đủ ánh sáng. Khơng quấn
trẻ q kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi …
- Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 lần/phút, trẻ thở đều, nếu thấy
trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở khơng đều,
khị khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.
- Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến
tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối
dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở nhẹ
nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc.


- Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi
hồng. Nếu thấy da trẻ tái, nhợt, tím, hoặc vàng da cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm

tra. Khám lại vào ngày thứ 4 sau sinh để phát hiện vàng da sơ sinh cần điều trị.
- Đo thính lực cho bé phát hiện khiếm thính.
- Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện 3 bệnh nguy hiểm mà lâm sàng
khó phát hiện (Suy giáp bẩm sinh, Thiếu men G6PD, Tăng sản thượng thận bẩm
sinh). Thời gian xét nghiệm: sớm nhất sau 72 giờ, muộn nhất sau 3 tuần tuổi.
- Cho bé uống vitamin D3 theo đơn của bác sỹ. (nếu cần)
- Tiêm phòng lao (BCG) cho bé
- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ (theo lịch tiêm chủng).
* Lưu ý:
- Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt.
- Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Sau khi trẻ ăn no, khơng đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ
ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi
Hoạt động 2: THAM GIA CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG TẠI TRẠM Y TẾ:
1. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, biểu mẫu tiêm chủng
- Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin.
- Bơm kim tiêm (BKT): loại 5ml, loại 0,1 ml, loại tự khóa 0,5ml.
- Bơng khơ, bơng có cồn, cồn 70 độ, panh, khay, cưa lọ vắc xin, khăn sạch
trải bàn tiêm.
- Hộp an toàn, thùng đựng rác, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin.
- Giấy bút, bàn, ghế, biển chỉ dẫn.
- Nhiệt kế đo thân nhiệt, ống nghe.
- Xà phòng, nước rửa tay.
- Hộp chống sốc: Có đầy đủ cơ số thuốc còn hạn sử dụng, dụng cụ cần thiết.
- Sổ tiêm chủng trẻ em, phụ nữ, phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.
2. Sắp xếp bàn tiêm chủng
- Nguyên tắc: sắp xếp các dụng cụ trong tầm tay và thuận tiện cho cán bộ y
tế khi thao tác.
- Trên bàn tiêm chủng gồm có các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản,
tiêm/uống vắc xin như: Phích vắc xin, dung mơi, bơm kim tiêm, cưa lọ vắc xin, khay
đựng panh, panh, lọ đựng bơng khơ và lọ đựng bơng có cồn, hộp chống sốc, bút.

- Không để thuốc hoặc dụng cụ đựng bệnh phẩm trên bàn tiêm.
- Hộp an toàn, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin đặt phía dưới bàn.
- Thùng rác đặt phía dưới bàn.


- Ghế ngồi của cán bộ y tế và của người được tiêm chủng.
3. thực hiện khám sàng lọc
Khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng: Khai thác đối tượng.
a. Đối với trẻ em:
- Chống chỉ định:
+ Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước
như: sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở,
rẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hơ hấp, suy tuần hồn, suy
tim, suy thận, suy gan, …)
+ Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh)
chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
- Hoãn tiêm:
+ Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
+ Trẻ sốt ≥ 37,5OC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5OC (đo nhiệt độ tại nách).
+ Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ
trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
+ Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vịng 14 ngày.
+ Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g.
b. Đối với người lớn:
Cần hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng trước đây, quan
sát tồn trạng, hỏi tình hình sức khỏe hiện tại.
4. Tư vấn tiêm chủng
- Thông báo cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của
trẻ về loại vắc xin được tiêm chủng lần này để phịng bệnh gì và số liều (mũi) cần
tiêm chủng.

- Tư vấn cho gia đình, người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc
sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng.
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng:
+ Các phản ứng thông thường: sốt nhẹ (từ >37 oC đến <39ºC), đau tại chỗ
tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm…
+ Các tai biến nặng sau tiêm chủng như sốc phản vệ và một số tai biến nặng
khác tuy rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra tùy từng loại vắc xin.
– Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng:
+ Tiếp tục theo dõi người được tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm
chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, phản ứng
tại chỗ tiêm…


+ Nếu người được tiêm chủng có biểu hiện sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo
dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
+ Khơng đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
+ Cần đưa ngay người được tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế
nếu sau tiêm chủng có các dấu hiệu như sốt cao (≥39oC), co giật, trẻ khóc thét,
quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện
bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
+ Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng
có thể đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
5. Thực hiện tiêm vắc xin
Bước 1: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
Bước 2: Kiểm tra lọ/ống vắc xin: loại vắc xin/dung môi, tình trạng của
lọ/ống, màu sắc, nhãn, chỉ thị nhiệt độ, hạn sử dụng. Đưa cho người được tiêm
chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng.
Bước 3: Lắc lọ vắc xin. Không chạm vào nút cao su.
Bước 4: Mở lọ/ống vắc xin.
Bước 5: Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ vắc xin lên để lấy vắc xin.

Bước 6: Lấy đủ liều tiêm đối với từng loại.
Bước 7: Đẩy pít tơng đuổi khí trong bơm tiêm.
Bước 8: Tiêm vắc xin thực hiện 5 đúng (Đúng người được chỉ định tiêm
chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm)
- Đề nghị người nhà của người được tiêm chủng hoặc người được tiêm
chủng dùng bông khô sạch ấn vào nơi tiêm một vài giây nếu nơi tiêm chảy máu.
- Không chà mạnh vào chỗ vừa tiêm.
- Đối với vắc xin uống: cho người được tiêm chủng uống đủ liều vắc xin
theo quy định.
* Lưu ý:
- Khi lấy vắc xin vào bơm tiêm không chạm vào nút cao su và/hoặc kim
tiêm, không để kim tiêm chạm vào bất cứ thứ gì.
- Khơng lấy khơng khí vào bơm tiêm trước khi hút vắc xin.
- Vắc xin sau khi pha hồi chỉnh bảo quản ở nhiệt độ từ +2ºC đến +8ºC và chỉ
được phép sử dụng trong khoảng thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sử dụng một bơm kim tiêm vô trùng cho mỗi lần pha hồi chỉnh.
- Khi dùng bơm tiêm tự khóa khơng được kéo pít tơng lại phía sau để xem
có máu khơng.
- Khơng tiêm q 1 liều của cùng 1 loại vắc xin trong cùng thời gian.


6. Ghi chép
- Ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng và trả lại cho cha
mẹ trẻ, người được tiêm chủng và hẹn lần tiêm chủng sau.
- Nhắc cha mẹ trẻ, người được tiêm chủng giữ phiếu/sổ tiêm chủng cẩn thận
và luôn mang theo khi tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
- Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng
vào sổ tiêm chủng của cơ sở y tế.
7. Kết thúc buổi tiêm chủng
a. Bảo quản vắc xin, dung môi chưa sử dụng

Theo các quy định tại “Hướng dẫn bảo quản vắc xin”
b. Hủy dụng cụ tiêm chủng an toàn
- Bỏ bơm tiêm và kim tiêm vào hộp an tồn ngay sau khi tiêm, khơng đậy nắp kim.
- Những bơm kim tiêm chưa sử dụng bảo quản theo qui định để dùng lần sau.
c. Thống kê, báo cáo: Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng, tình hình sử
dụng vắc xin, vật tư, báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.


CHỈ TIÊU 4
THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨU
TỔN THƯƠNG BỎNG NHIỆT


Chỉ tiêu 4: Thực hành sơ cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt
I. KHÁI NIỆM:
Sơ cấp cứu người bệnh là những cơng việc vừa mang tính cộng đồng, vừa
mang tính chất chuyên môn, bao gồm những can thiệp được tiến hành trong
khoảng thời gian ngay sau khi bị nạn, trước khi người bệnh tới cơ sở y tế đầu tiên.
Sơ cấp cứu đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích và độ sâu bỏng, làm diễn biến
bệnh nhẹ hơn. Xử trí sai làm tăng diện tích, làm bệnh nặng hơn.
Trong sơ cứu bỏng, ngâm rửa vết bỏng càng sớm càng tốt ngay sau khi bị
bỏng có nhiều lợi ích: Giảm được nhiệt độ tại chỗ ngay lập tức với bỏng nhiệt, hịa
lỗng và làm trơi tác nhân gây bỏng, giảm đau, hạn chế rối loạn vi tuần hoàn tại
vùng bỏng, làm giảm phù nề và giảm độ sâu tổn thương bỏng.
Nên nhớ việc sử dụng nước lạnh sạch là rất cần thiết vì hiệu quả cao, có sẵn,
bảo đảm được thời gian sớm nhất. Khơng nên bơi bất cứ cái gì lên vết bỏng khi
chưa được bác sỹ khám đánh giá và chỉ định.
II. CHỈ ĐỊNH
Bỏng do nhiệt trong vòng 1 giờ đầu sau bỏng, càng sớm càng tốt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

- Chống chỉ định tuyệt đối: khơng có
- Chống chỉ định tương đối: Không cần thiết trong một số trường hợp: bỏng
nhiệt sau nhiều giờ, bỏng đã lâu ngày, người bị bỏng đang có các dấu hiệu nguy
hiểm đe dọa tính mạng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh
Được giải thích mục đích của ngâm rửa và đề nghị hợp tác
2. Dụng cụ, trang bị
- Nước lạnh, sạch: nước lọc, nước máy, nước giếng, nước mưa, trong trường
hợp cần thiết có thể dùng nước hồ, sơng
- Chậu, xơ, vịi nước, gáo nước
- Khăn, chăn ủ ấm
- Băng gạc sạch
3. Người thực hiện sơ cấp cứu
Tại hiện trường, người tham gia cấp cứu có thể là tình nguyện viên, hội viên
hội chữ thập đỏ…, hoặc chính người bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt


- Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi nạn nhân: nhanh chóng đưa
nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân…
- Để nạn nhân nơi an tồn, thống, cao ráo để có thể thực hiện cứu chữa sơ
bộ ban đầu có hiệu quả.
- Cởi hoặc cắt bỏ quần áo cháy, ngấm nước sơi… Nhanh chóng cởi quần áo
chật, nhẫn hoặc đồng hồ trước khi phần bỏng sưng nề.
Bước 2: Đánh giá ban đầu, bảo đảm những chức năng sống còn,
- Kiểm tra đánh giá trạng thái toàn thân, đặc biệt các chức năng sinh tồn:
- Tình trạng ý thức (tỉnh hay khơng tỉnh)
- Đường thở, tình trạng hơ hấp (ngừng thở, khó thở khơng)

- Tuần hồn: mạch ngoại vi cịn hay khơng, có ngừng tim hay khơng
- Phát hiện chấn thương kết hợp, đặc biệt những gãy xương lớn hoặc chấn
thương sọ não, chảy máu lớn…
- Tiến hành cấp cứu tối khẩn cấp khi phát hiện những rối loạn trên.
Bước 3: Nhanh chóng ngâm rửa vùng bỏng vào nước sạch
- Tiến hành ngâm vùng bỏng vào nước sạch càng sớm càng tốt (tốt nhất
trong vịng 30-60 phút đầu).
- Có thể ngâm rửa hoặc dội bằng nước sạch hay hứng dưới vòi nước sạch.
- Vừa ngâm rửa vùng bỏng vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, vừa dùng gạc lau nhẹ
để làm trôi dị vật, bùn đất bám vào vết bỏng.
- Có thể ngâm, rửa, dội hoặc đắp các khăn tẩm nước lên vùng bị bỏng.
- Không sử dụng đá lạnh, nước đá lạnh để ngâm rửa hay chườm lên vết bỏng
- Thời gian ngâm rửa thường từ 15-20 phút đến 30-45 phút. Có thể ngâm
rửa tới khi hết đau rát.
- Kinh nghiệm cho thấy khi thôi không ngâm rửa nữa mà người bệnh vẫn đau
tăng, ngâm trở lại người bệnh lại giảm đau có nghĩa là ngâm rửa vẫn cịn tác dụng.
- Sử dụng nước lạnh sạch, nhiệt độ từ 16 đến 20 độ là tốt nhất... Tận dụng
nguồn nước sạch sẵn có ngay tại nơi bị nạn như nước máy, nước mưa, nước
giếng... Nước vô trùng là không cần thiết.
* Lưu ý: Chú ý chỉ ngâm rửa vùng bị bỏng còn những vùng khác của cơ thể
cần được giữ ấm, nhất là mùa đông. Đặc biệt với trẻ em, người già, khi thời tiết
lạnh, khi diện tích bỏng rộng: cần rút bớt thời gian ngâm, đề phòng nhiễm lạnh.
Bước 4: Che phủ tạm thời vết bỏng
- Sau khi ngâm rửa, tiến hành che phủ vết bỏng bằng gạc sạch hoặc vải
sạch,thậm chí khăn mặt, khăn tay, vải màn sạch…
- Băng ép vừa phải vết bỏng


Bước 5: Ủ ấm, bù nước điện giải sau bỏng
- Bù nước điện giải bằng đường uống (uống oréol, nước chè đường ấm, nước

cháo lỗng, nước khống…
- Ủ ấm
- Giảm đau cho người bệnh (nếu có thể) bằng các thuốc giảm đau toàn thân.
Bước 6: Vận chuyển nạn nhân dến cơ sở y tế gần nhất.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG:
Ngừng thở, ngừng tim:
Do bỏng nặng, đau đớn quá mức nếu không được khám xét đánh giá đầy đủ
mà vẫn tiến hành ngâm rửa thì trong q trình ngâm rửa người bệnh có thể ngừng
thở, ngừng tim. Do đó cần phải đánh giá chính xác chức năng sống và tình trạng
tồn thân trước khi xử trí, nếu tình trạng nặng phải ưu tiên hồi sức cấp cứu nạn
nhân trước. Nếu xảy ra ngừng thở, ngừng tim cần dừng việc ngâm rửa và tiến hành
hồi sức tổng hợp.
Nhiễm lạnh, viêm phổi do ngâm rửa:
Đây là biến chứng hay gặp, đặc biệt vào mùa lạnh, với trẻ em, người già,
phụ nữ; diện bỏng rộng. Để tránh, cần ngâm rửa vùng bỏng nhưng ủ ấm vùng lành,
không dùng đá lạnh, nước lạnh, với trẻ nhỏ quá không nên ngâm rửa diện rộng,
nên chọn nơi kín gió.


CHỈ TIÊU 5
THAM GIA TƯ VẤN HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN
CÁCH KIỂM SỐT THỰC PHẨM VÀ VỆ SINH MƠI
TRƯỜNG


Chỉ tiêu 5: Tham gia tư vấn hướng dẫn người dân cách kiểm sốt thực
phẩm và vệ sinh mơi trường
Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮN VÀNG CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM AN TỒN
1. Chọn thực phẩm an tồn:

Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, cần phải biết cách chọn được
các thực phẩm an toàn như biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói
sẵn...
2. Nấu kĩ thức ăn:
Rất nhiều thực phẩm sống, ví dụ như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa
tiệt trùng có thể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh.
Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn.
Rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:
Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận
lợi cho các vi khuẩn phát triển.
Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng
ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín:
Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn
thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc
trên 60 độ C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10 độ C). Đây là nguyên tắc quan trọng
nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng.
Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em nên ăn ngay không nên bảo quản.
Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do để
một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh. Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực
phẩm, thực phẩm nấu chín khơng có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm
vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 10 độ C) vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới
mức độ gây bệnh.
5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:
Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình
bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi
khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật).
Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là
70 độ C.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:


×