Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN PATH TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC NGƯỜI BÁN THUỐC ĐỐI VỚI CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 117 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN VIỆT

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN
PATH TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
NGƯỜI BÁN THUỐC ĐỐI VỚI CHĂM SÓC SỨC
KHỎE BAN ĐẦU TẠI ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - NĂM 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN VIỆT

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN
PATH TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
NGƯỜI BÁN THUỐC ĐỐI VỚI CHĂM SÓC SỨC
KHỎE BAN ĐẦU TẠI ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 62720412
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, trong suốt thời gian nghiên cứu và thực
hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình
và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà
Nội, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, tận tình dìu dắt và hết lòng giúp đỡ
tôi trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Ban Giám
Hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường
Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn tổ chức PATH, văn phòng đại diện tổ chức PATH
tại Hà Nội, các Anh chị em đã tham gia trong dự án nhà thuốc tại Đà Nẵng,
Ban Giám đốc, các Phòng ban thuộc Sở Y tế Đà Nẵng, các Anh chị em đồng
nghiệp đã động viên, hỗ trợ, hợp tác và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
luôn sát cánh, giúp đỡ động viên để tôi yên tâm, học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án này…
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Nguyễn Tuấn Việt



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Người thực hiện

Nguyễn Tuấn Việt


MỤC LỤC
STT

1.1

Nội dung

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN

2-27

Hệ thống cung ứng thuốc ở thành phố Đà Nẵng

1.1.1


Sự phát triển của mạng lưới bán lẻ thuốc tại TP. Đà Nẵng

1.1.2

Sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc tại thành phố Đà Nẵng

2
3-5

năm 2012
1.1.3

Các chỉ tiêu đánh giá sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc

5-6

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2012
1.1.4

Nhân sự và trình độ chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc trên

7-8

địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2012
1.1.5

Kết quả triển khai thực hiện GPP tại thành phố Đà Nẵng

8-10


1.1.6

Những tồn tại, bất cập của mạng lưới bán lẻ thuốc hiện nay

10-12

1.2

Tình hình tiêu thụ thuốc trong cộng đồng

1.2.1

Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thuốc

12-15

1.2.2

Hành vi của người sử dụng thuốc

15-18

1.2.2.1 Vấn đề sử dụng thuốc hợp lý

15-17

1.2.2.2 Vấn đề sử dụng thuốc không hợp lý và hậu quả

17-18


1.2.3
1.3

Chi phí thuốc của Việt Nam trong những năm gần đây

18-21

Một vài nét tổng quan về chăm sóc sức khỏe ban đầu

1.3.1

Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu

21

1.3.2

Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu

21-22

1.3.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe ban đầu

22-24

1.3.4

Các biện pháp để thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu


24-25

1.4
1.4.1

Một vài nét về dự án PATH
Giới thiệu chung

25-26


1.4.2

Các mục tiêu của dự án

1.4.3

Các hoạt động dự án đã triển khai

1.4.4

Kết quả đạt được

26
26-27
27

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP


28-31

NGHIÊN CỨU
2.1

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu

28

2.1.2

Địa điểm nghiên cứu

28

2.1.3

Thời gian nghiên cứu

28

2.2

Nội dung

28


2.3

Phương pháp nghiên cứu

29

2.3.1

Thiết kế nghiên cứu

29

2.3.2

Phương pháp nghiên cứu

29-31

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

Thông tin về đối tượng nghiên cứu

3.1.1

Sự phân bố cơ sở bán lẻ thuốc theo địa điểm

3.1.2


Thông tin về người bán thuốc

3.2

32
32-34

Kết quả khảo sát thực trạng năng lực người bán lẻ thuốc về
chủ đề chăm sóc sức khỏe ban đầu thường gặp ở thời điểm bắt
đầu nghiên cứu tháng 4/2014

3.2.1

Thực trạng kiến thức NBT về tiêu chảy cấp

34-35

3.2.2

Thực trạng kĩ năng thực hành của NBT với khách hàng tiêu

36-37

chảy
3.2.3

Thái độ của NBT với khách hàng tiêu chảy

37-39


3.2.4

Thực trạng kiến thức của NBT đối với tránh thai khẩn cấp

39-41

3.2.5

Thực trạng kĩ năng thực hành của NBT với khách hàng tránh

41-43

thai khẩn cấp (TTKC)


3.2.6

Thực trạng thái độ của NBT với khách hàng sử dụng viên

43-45

tránh thai khẩn cấp (TTKC)
3.3

Triển khai các giải pháp can thiệp

3.3.1

Tờ rơi thông tin về chủ đề tiêu chảy và TTKC


3.3.2

Tập huấn về 2 chủ đề tiêu chảy và tránh thai khẩn cấp

46

3.3.3

Tập huấn cho khách hàng bí mật

46

3.4

43-46

Kết quả đánh giá năng lực NBT về chủ đề chăm sóc sức khỏe
ban đầu thường gặp trước và sau can thiệp

3.4.1

Thực trạng kiến thức của NBT về tiêu chảy cấp trước và sau

46-48

can thiệp
3.4.2

Thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với khách hàng tiêu


48-49

chảy trước và sau can thiệp
3.4.3

Thái độ của NBT với khách hàng tiêu chảy trước và sau can

49-51

thiệp
3.4.4

Thực trạng kiến thức của NBT về TTKC trước và sau can

51-52

thiệp
3.4.5

Thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với khách hàng

53-54

TTKC trước và sau can thiệp
3.4.6

Thực trạng thái độ của NBT với khách hàng sử dụng viên

54-56


TTKC trước và sau can thiệp

4.1

Chương 4. BÀN LUẬN

57-65

Về thực trạng kiến thức của người bán thuốc sau khi dự án kết

57-63

thúc 2 năm (khởi đầu nghiên cứu)
4.2

Tác động và hiệu quả của các giải pháp can thiệp đến NBT về

63-65

hai chủ đề tiêu chảy cấp và TTKC
KẾT LUẬN

66-68

KIẾN NGHỊ

69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

CP

Cổ phần

CS

Cơ sở

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
DN

Doanh Nghiệp

DSĐH

Dược sĩ đại học

DSTH


Dược sĩ trung học

GDP

Good Distrbution Practice (Thực hành tốt phân phối thuốc)

GDSK

Giáo dục sức khỏe

GMP

Good Manufacturing Practice (Thực hành tốt sản xuất thuốc)

GPP

Good Pharmacy Practice (Thực hành tốt nhà thuốc)

GPs

Good Practice standar (Tiêu chuẩn thực hành tốt)

PATH

Program for Appropriate Technology in Health



Quyết định


TYT

Trạm Y tế

USD

Đô la Mỹ

VD

Ví dụ

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
1.1
Số lượng các loại hình bán lẻ thuốc qua các năm 2010

Trang
2


– 2012
1.2

Phân bố các loại hình bán lẻ thuốc tại các quận, huyện

3

năm 2012
1.3

Các chỉ tiêu đánh giá sự phân bố của các cơ sở bán

6

lẻ thuốc năm 2012
1.4

Số lượng và trình độ chuyên môn của cơ sở bán lẻ

7

thuốc
1.5

Số lượng và trình độ chuyên môn của người trực

8

tiếp bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tại thành

phố Đà Nẵng
1.6

Số lượng cơ sở bán lẻ đạt chuẩn GPP trên địa bàn thành

9

phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2013
1.7

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng từ năm 2001 đến

18

năm 2009
1.8

Trị giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từ

19

năm 2001-2009 (1.000 USD)
3.1

Sự phân bố của cơ sở bán lẻ thuốc theo địa điểm

32

3.2


Sự phân bố NBT theo giới tính

33

3.3

Sự phân bố NBT theo tuổi

33

3.4

Sự phân bố NBT theo trình độ chuyên môn

34

3.5

Thực trạng kiến thức của NBT về tiêu chảy

34

3.6

Thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với khách

36

hàng tiêu chảy
3.7


Thái độ NBT với khách hàng tiêu chảy

38


3.8

Thực trạng kiến thức của NBT về TTKC

40

3.9

Thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với khách

42

hàng TTKC
3.10

Thực trạng thái độ của NBT với khách hàng sử

44

dụng viên TTKC
3.11

Mộ số nội dung tập huấn khách hàng bí mật


46

3.12

Thực trạng kiến thức của NBT về tiêu chảy trước và

47

sau can thiệp
3.13

Thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với khách

48

hàng tiêu chảy trước và sau can thiệp
3.14

Thái độ của NBT với khách hàng tiêu chảy trước và

50

sau can thiệp
3.15

Thực trạng kiến thức của NBT về TTKC trước và

51

sau can thiệp

3.16

Thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với khách

53

hàng TTKC trước và sau can thiệp
3.17

Thực trạng thái độ của NBT với khách hàng sử
dụng viên TTKC trước và sau can thiệp

55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Biểu đồ biểu diễn sự phát triển và cơ cấu của các loại

2

hình bán lẻ thuốc tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2010 – 2012

1.2

Sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc tại các quận/

4

huyện năm 2012
1.3

Biểu đồ biểu diễn sự phân bố của các nhà thuốc tại các

5

quận/huyện năm 2012
1.4

Cơ cấu trình độ chuyên môn của các cơ sở bán lẻ

7

thuốc năm 2012
1.5

Biểu đồ tiến độ triển khai thực hiện GPP trên toàn

10

thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2013
1.6


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thuốc

12

1.7

Chi phí mua thuốc bình quân đầu người năm 2000-

20

2009
3.1

Biểu đồ về thực trạng kiến thức NBT về bệnh tiêu

35

chảy
3.2

Biểu đồ về thực trạng kỹ năng thực hành NBT với

37

khách hàng TC
3.3

Biểu đồ về thái độ NBT với khách hàng TC

38


3.4

Biểu đồ về thực trạng kiến thức NBT về TTKC

40

3.5

Biểu đồ về thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với

42

khác hàng TTKC
3.6

Biểu đồ về thực trạng kỹ năng thực hành của NBT với

44

khác hàng TTKC
3.7

Biểu đồ so sánh kiến thức về tiêu chảy của NBT trước

47


và sau can thiệp
3.8


Biểu đồ so sánh kỹ năng thực hành của NBT với

49

khách hàng tiêu chảy trước và sau can thiệp
3.9

Biểu đồ so sánh thái độ của NBT với khách hàng

50

tiêu chảy trước và sau can thiệp
3.10

Biểu đồ so sánh thực trạng kiến thức của NBT về

52

TTKC trước và sau can thiệp
3.11

Biểu đồ so sánh kỹ năng thực hành của NBT với

53

khách hàng TTKC trước và sau can thiệp
3.12

Biểu đồ so sánh thái độ của NBT với khách hàng

TTKC trước và sau can thiệp

55


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng
và Nhà nước đã khẳng định: “Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất
quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi
con người và của toàn xã hội…Vì vậy đầu tư cho sức khỏe để mọi người đều
được chăm sóc sức khỏe, chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước”. Trong đó, việc nâng cao kiến thức cho con người có vai trò quan trọng,
việc bồi dưỡng bổ sung kiến thức cho nhân viên nhà thuốc là hết sức cần thiết.
Hiện nay tại thành phố Đà Nẵng, hệ thống nhà thuốc đã phát triển rộng
khắp, góp phần vào chăm sóc sức khỏe động đồng. Theo số liệu thống kê của Sở
Y tế thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 31/12/2007, trên địa bàn thành phố có
tổng số 442 điểm bán lẻ thuốc (không kể quầy thuốc trạm y tế, thuốc y học cổ
truyền) với 712 người bán thuốc. Số liệu trên cũng cho thấy, người bán thuốc có
trình độ chuyên môn khác nhau từ Dược sĩ đại học, Dược sĩ trung học đến Dược
tá. Chính vì vậy, trình độ tư vấn về sử dụng thuốc cho cộng đồng của người bán
thuốc cũng khác nhau.
Trong thời gian từ 2008 đến 2012, Dự án “Nâng cao vai trò của nhà thuốc
trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” của tổ chức PATH-Hoa Kỳ, đã tiến hành
đánh giá ở Đà Nẵng và một số tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, đã 2 năm sau khi
dự án kết thúc, chưa có nghiên cứu nào đánh giá xem các kết quả can thiệp của
dự án nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng có thay đổi hay không - tức tính bền
vững của dự án.
Từ đó, đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN PATH
TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC NGƯỜI BÁN THUỐC ĐỐI VỚI
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI ĐÀ NẴNG.”

được lựa chọn với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả của dự án PATH tại Thành phố Đà Nẵng sau 2 năm.
2. Áp dụng giải pháp can thiệp và đánh giá kết quả sau can thiệp.
1


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. HỆ THỐNG CUNG ỨNG THUỐC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1.1. Sự phát triển của mạng lưới bán lẻ thuốc tại thành phố Đà Nẵng.
Mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày càng phát
triển, phân bố rộng khắp trên địa bàn, đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất
lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thành phố. Năm 2010,
toàn thành phố Đà Nẵng có tất cả 417 cơ sở bán lẻ, năm 2011 số cơ sở bán lẻ tăng lên
422 cơ sở và đến năm 2012 tăng lên 474 cơ sở bán lẻ thuốc; bao gồm: nhà thuốc
(56,33%); quầy thuốc của DN (24,47%); Đại lý bán lẻ thuốc (9,92%); Tủ thuốc Trạm
Y tế (4,22%) và cơ sở bán lẻ thuốc YHCT (5,06%). Sự phát triển các loại hình bán
lẻ thuốc tại Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2012 được ghi ở bảng 1.1 [20], [21]:
Bảng 1.1. Số lượng các loại hình bán lẻ thuốc qua các năm 2010 - 2012.
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Số
TT

Loại hình
bán lẻ thuốc

1

2
3
4
5

Nhà thuốc
Quầy thuốc của DN
Đại lý bán lẻ thuốc
Tủ thuốc Trạm Y tế
CS
bán
thuốc
YHCT
Tổng cộng:

110
248
21
20
18

26,38
59,47
5,03
4,79
4,31

123
238
21

20
20

29,15
56,39
4,97
4,73
4,73

267
116
47
20
24

56,33
24,47
9,92
4,22
5,06

417

100,0

422

100,0

474


100,0

Cơ cấu của các loại hình bán lẻ thuốc
tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012
300
267

248

250

238

200
150

123

110

116

100
50

47
21 20

21 20 20


18

20 24

0
Năm 2010
Nhà thuốc

Quầy thuốc DN

Năm 2011
Đại lý thuốc

Tủ thước Trạm Y tế

Năm 2012
CS bán thuốc YHCT

Hình 1.1. Biểu đồ biểu diễn sự phát triển và cơ cấu của các loại hình bán lẻ thuốc
tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2012.
2


Số liệu ở bảng 1.1 và biểu đồ hình 1.1 cho thấy loại hình nhà thuốc cũng tăng
dần qua các năm: Năm 2010 có 110 nhà thuốc, đến năm 2011 tăng lên 123 nhà thuốc
so với năm 2010 tăng 111,8% và đến cuối năm 2012 tăng lên 267 nhà thuốc so với
năm 2011 tăng 217,1%. Ngược lại, loại hình quầy thuốc của DN giảm dần qua các
năm: Số lượng quầy thuốc của DN năm 2010 là 248 quầy thuốc, giảm còn 238 quầy
thuốc vào năm 2011 và đến cuối năm 2012 toàn thành phố Đà Nẵng còn có 116 quầy

thuốc (giảm còn 48,7% so với năm 2011).
Sự tăng, giảm số lượng của các nhà thuốc và quầy thuốc DN qua các năm nói
trên là vì giai đoạn này, Sở Y tế đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình bắt buộc áp
dụng tiêu chuẩn GPP của Bộ Y tế; đồng thời đẩy mạnh việc sắp xếp mạng lưới bán lẻ
thuốc trên địa bàn theo Đề án phát triển ngành dược thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; cho nên bắt buộc các nhà thuốc mở mới và
các quầy thuốc của DN đã có từ trước muốn tiếp tục hoạt động ở 02 quận nội thành
(Hải Châu, Thanh Khê) phải chuyển thành nhà thuốc đạt chuẩn GPP mới được cấp
phép hoạt động.
1.1.2. Sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc tại thành phố Đà Nẵng năm
2012.
Bảng 1.2. Phân bố các loại hình bán lẻ thuốc tại các quận, huyện năm 2012.
Số
Loại hình
Hải Thanh Sơn Liên Cẩm Ngũ Hòa Tổng Tỷ lệ
Châu Khê Trà Chiễu Lệ H/Sơn Vang Cộng (%)
TT
bán lẻ thuốc
1 Nhà thuốc
116
75
18
28
13
14
03
267 56,3
2 Quầy thuốc DN
0
0

39
27
20
18
12
116 24,4
3 Đại lý bán lẻ thuốc
0
0
0
01
0
0
46
47 10,1
4 Tủ thuốc Trạm Y tế
04
06
05
01
0
04
0
4,2
20
5 CS bán thuốc YHCT 09
5
4
3
1

2
0
5,0
24
Tổng cộng: 129
86
66
60
34
38
61
474 100,0
8,0 12,9 100,0
Tỷ lệ: 27,2 18,1 13,9 12,7 7,2

3


30,0%

Sự phân bố (%) của các loại hình bán lẻ thuốc
tại thành phố Đà Nẵng năm 2012
27,2%

25,0%

20,0%

18,1%
13,9%


15,0%

12,9%

12,7%

10,0%

7,2%

8,0%

5,0%

0,0%
HẢI CHÂU

THANH
KHÊ

SƠN TRÀ

LIÊN CHIỄU

CẨM LỆ

NGŨ
H/SƠN


HÒA VANG

Hình 1.2. Sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc tại các quận/huyện năm 2012.
Số liệu được trình bày tại bảng 1.2 và mô tả ở các biểu đồ hình 1.2, cho thấy:
Năm 2012, toàn thành phố Đà Nẵng có 474 cơ sở bán lẻ thuốc, được phân bố
rộng khắp trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu
cầu lựa chọn thuốc sử dụng. Tuy nhiên sự phân bố này không đồng đều tại các địa bàn
khác nhau của thành phố. Các quận nội thành là nơi có đông dân cư sinh sống, kinh tế
phát triển và có nhiều cơ sở khám chữa bệnh hoạt động nên tập trung nhiều nhất cơ sở
bán lẻ thuốc (chủ yếu là nhà thuốc), chiếm tỷ lệ tới 45,3% (quận Hải Châu: 27,2% và
Thanh Khê: 18,1%); số lượng 259 cơ sở bán lẻ thuốc còn lại (54,7%) được phân bố ở
các quận, huyện ngoại thành (Sơn Trà: 13,9%; Liên Chiểu: 12,7%; Cẩm Lệ: 7,2%;
Ngũ Hành Sơn: 8,0% và Hòa Vang: 12,9%). Loại hình quầy thuốc của DN (do DSTH
quản lý) chỉ có ở các quận, huyện ngoại thành (Sơn Trà: 33,6%, Liên Chiểu: 23,3%,
Cẩm Lệ: 17,2%, Ngũ Hành Sơn: 15,5% , Hòa Vang: 10,3%). Đại lý bán lẻ thuốc cho
các DN thì chỉ có ở huyện Hòa Vang (47 Đại lý); cơ sở bán thuốc y học cổ truyền
phân bố ở khắp các quận của thành phố; tập trung nhiều nhất ở quận Hải Châu
(37,5%), Thanh Khê (20,8%).

4


Sự phân bố của nhà thuốc tại các quận/huyện
thuộc thành phố Đà Nẵng năm 2012
HÒA VANG

1,1%

NGŨ H/SƠN


5,2%

CẨM LỆ

4,9%

LIÊN CHIỄU
SƠN TRÀ

10,5%
6,7%

THANH KHÊ

28,1%

HẢI CHÂU
0,0%

43,4%
5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 45,0% 50,0%

Hình 1.3. Biểu đồ biểu diễn sự phân bố của các nhà thuốc tại các quận/huyện năm 2012.

Loại hình nhà thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (56,33%) trong tổng số cơ sở bán lẻ
thuốc và cũng phân bố tập trung chủ yếu ở quận Hải Châu (43,4%) và quận Thanh
Khê (28,1%); chỉ có 28,46% số nhà thuốc được phân bố ở các quận, huyện còn lại
(Sơn Trà: 6,7%; Liên Chiểu: 10,5%; Cẩm Lệ: 4,9%; Ngũ Hành Sơn: 5,2% và Hòa
Vang: 1,1%).
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2012.
Các chỉ tiêu đánh giá về dân số bình quân (P), diện tích bình quân (S) và
bán kính bình quân (R) một điểm bán lẻ thuốc phục vụ ở địa bàn các quận đều
đảm bảo yêu cầu theo khuyến cáo của WHO; chỉ riêng địa bàn huyện Hòa
Vang là có các chỉ số R, S cao nhất thành phố (R:1,959km, S: 12,047 km2).

5


Bảng 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012
Số
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

Tên địa bàn
quận/huyện

Hải Châu
Thanh Khê
Sơn Trà
Liên Chiểu
Cẩm Lệ

Ngũ Hành Sơn
Hòa Vang
Hoàng Sa
Tổng cộng :

Số CS
bán lẻ

Diện tích
(km2)

129
23,28
86
9,44
66
59,32
60
79,13
34
35,25
38
39,12
61
734,89
0
305,00
474 980,43 (1.285,43)

Dân số

(người)

P
(người)

S
(km2)

R
(km)

200.094
182.350
138.624
144.406
99.358
71.711
123.032
0
959.572

1.551
2.120
2.100
2.407
2.922
1.887
2.017
0
2.024


0,180
0,110
0,899
1,319
1,037
1,029
12,047
0
2,068

0,240
0,187
0,535
0,648
0,575
0,573
1,959
0
0,811

Ghi chú: Do huyện đảo Hoàng Sa (305,00 km2đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái
phép nên các chỉ tiêu đánh giá: P, S, R sẽ không tính phần diện tích của huyện đảo Hoàng
Sa

- Bình quân 2.024 người dân ở thành phố Đà Nẵng có 1 cơ sở bán lẻ
thuốc phục vụ (959.572 dân/474 cơ sở bán lẻ) so với số liệu nghiên cứu ở địa
phương khác (Thái Bình: 2.485 người, Quảng Ninh: 2.138 người) thì không
khác biệt và đảm bảo yêu cầu chỉ tiêu về dân số bình quân/điểm bán thuốc
phục vụ theo khuyến cáo của WHO “Một điểm bán thuốc phục vụ cho 2.000 3.000 dân ở địa bàn nông thôn”.

- Bình quân 2,07km2 ở thành phố Đà Nẵng có 1 cơ sở bán thuốc phục vụ
(980,43 km2/474 cơ sở bán lẻ), so với số liệu nghiên cứu ở các địa phương
khác (Thái Bình: 2,06km2) thì không khác biệt và đảm bảo yêu cầu chỉ tiêu về
diện tích bình quân/điểm bán thuốc phục vụ theo khuyến cáo của WHO “Từ 2
- 3 km2 cần bố trí 1 điểm bán thuốc phục vụ người dân” .
- Bán kính bình quân (khoảng cách bố trí giữa 2 điểm bán thuốc) 0,81km
có 1 cơ sở bán thuốc phục vụ, đảm bảo yêu cầu chỉ tiêu về bán kính bình
quân/điểm bán thuốc phục vụ theo khuyến cáo của WHO “Khoảng cách các
điểm bán thuốc bố trí để người dân đi không quá 30 phút bằng phương tiện
thông thường là tới nơi bán thuốc”.
6


1.1.4. Nhân sự và trình độ chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng năm 2012.
Bảng 1.4. Số lượng và trình độ chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc.
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7

Loại hình
bán lẻ thuốc

Nhà thuốc tư

Nhà thuốc của DN
Nhà thuốc BV
Quầy thuốc của DN
Đại lý bán lẻ thuốc
Tủ thuốc Trạm Y tế
CS bán thuốc YHCT
Tổng cộng:
Tỷ lệ:

Số
cơ sở

Tổng số
người

158
92
17
116
47
20
24
474

412
188
60
116
47
20

24
867
100,0

Phân theo trình độ chuyên môn
DSĐH DSTH Dược tá Khác

158
92
17
0
0
0
0
267
30,8

220
93
38
116
41
20
18
546
63,0

34
03
05

0
06
0
06
54
6,2

0
0
0
0
0
0
0
0
0

Cơ cấu trình độ chuyên môn của các cơ sở bán lẻ
thuốc năm 2012
DSĐH: 30,8%

Dược tá:
6,2%

DSTH: 63,0%

Hình 1.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn của các cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012.

Số liệu được ghi ở bảng 1.4 và biểu đồ hình 1.4 cho thấy: Thời điểm năm
2012 toàn thành phố Đà Nẵng có tổng số 867 người được cấp phép hoạt động mua

bán thuốc tại 474 cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp; cụ thể theo từng loại hình bán lẻ
thuốc như sau: Nhà thuốc có 660 người (76,1%), Quầy thuốc của DN có 116
người (13,4%), Đại lý bán thuốc của DN có 47 người (5,4%), Tủ thuốc Trạm
y tế có 20 người (2,3%) và cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc
từ dược liệu có 24 người (2,8%). Tất cả 867 người đều có trình độ chuyên
7


môn về dược; chiếm tỷ lệ cao nhất là DSTH 63,0%, kế tiếp là DSĐH có 267
người, chiếm tỷ lệ 30,8% và trình độ chuyên môn là Dược tá chỉ có 54 người
(6,2%).
Bảng 1.5. Số lượng và trình độ chuyên môn của người trực tiếp bán lẻ thuốc
tại các cơ sở bán lẻ thuốc tại thành phố Đà Nẵng.
Loại hình
bán lẻ thuốc

Số
cơ sở

Số lượng (người)
1
2
>3

Tổng Trình độ chuyên môn
số DSĐH DSTH Dược tá

Nhà thuốc tư
158
93

51
14
257
Nhà thuốc của DN
92
79
10
03
109
Nhà thuốc BV
17
01
04
12
61
Quầy thuốc của DN 116 116
0
0
116
Đại lý bán lẻ thuốc
47
47
0
0
47
Tủ thuốc Trạm Y tế
20
20
0
0

20
CS bán thuốc YHCT 24
24
0
0
24
Tổng cộng/%: 474 380 65/130 29/124 634
Tỷ lệ: 100,0 80,2 13,7
6,1 100,0

09
13
17
0
0
0
0
39
6,2

217
93
39
116
41
20
18
544
85,8


31
03
05
0
06
0
06
51
8,0

Số liệu khảo sát được ghi ở bảng 1.5, cho thấy số lượng người trực tiếp
bán thuốc của các cơ sở bán lẻ còn ít, chủ yếu là 01 người (80,2%). Số cơ sở
có 02 người có tỷ lệ thấp (13,7%); đặc biệt, cơ sở bán lẻ có 03 người trở lên
chỉ có tỷ lệ 6,1%. Trình độ chuyên môn của người trực tiếp bán lẻ chủ yếu là
DSTH (85,8%), tỷ lệ người có trình độ dược tá là 8,0% và trình độ DSĐH chỉ
có tỷ lệ 6,2% số người trực tiếp bán thuốc. Điều này cũng nói lên tình trạng
phổ biến hiện nay trên cả nước là DSĐH (người quản lý chuyên môn) thường
ít có mặt ở nhà thuốc, vẫn còn hiện tượng khá phổ biến hiện nay là DSĐH chỉ
đứng tên pháp lý (cho thuê bằng) còn hoạt động của các cơ sở bán lẻ thước
(kể cả nhà thuốc) chủ yếu là DSTH.
1.1.5. Kết quả triển khai thực hiện GPP tại thành phố Đà Nẵng.
Nhận thức rõ vai trò của GPP là nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo thuốc
chất lượng, hiệu quả, an toàn đến tay người bệnh; Sở Y tế thành phố Đà Nẵng
đã tích cực và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn triển khai
[12] lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP - địa bàn và phạm vi hoạt
động của cơ sở bán lẻ thuốc theo Thông tư số 43/TT-BYT ngày 15/10/2010
8


của Bộ Y tế; nhờ vậy số lượng cơ sở bán lẻ thuốc được kiểm tra công nhận đạt

chuẩn GPP trên địa bàn thành phố tăng qua các năm. Số lượng các cơ sở bán lẻ
đạt chuẩn GPP toàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008 - 2013 được ghi cụ thể
ở bảng 9 và biểu đồ hình 7 dưới đây [20], [21]:
Bảng 1.6. Số lượng cơ sở bán lẻ đạt chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2011 - 2013.
Năm
2
0
1
1

2
0
1
2

2
0
1
3

Loại hình
bán lẻ thuốc
TS cơ sở bán lẻ:
1. Nhà thuốc tư
2. Nhà thuốc DN
3. Nhà thuốc BV
4. Quầy thuốc DN
TS đạt GPP:
TS cơ sở bán lẻ:

1. Nhà thuốc tư
2. Nhà thuốc DN
3. Nhà thuốc BV
4. Quầy thuốc DN
TS đạt GPP:
TS cơ sở bán lẻ:
1. Nhà thuốc tư
2. Nhà thuốc DN
3. Nhà thuốc BV
4. Quầy thuốc DN
TS đạt GPP:

Hải Thanh
Châu Khê

133
39
09
03
0
51
129
54
54
08
0
116
140
64
54

09
0
127

94
30
03
02
0
35
86
39
32
04
0
75
94
46
32
04
0
83

Sơn Liên Cẩm Ngũ Hòa
Trà Chiễu Lệ H/Sơn Vang

55
05
02
0

0
07
66
17
0
01
29
47
61
21
0
01
30
52

42
12
01
0
0
13
60
26
01
02
28
57
75
34
01

03
32
70

30
06
0
0
0
06
34
11
02
0
14
27
45
21
02
0
20
44

30
05
0
0
0
05
38

10
02
02
13
27
42
12
02
01
14
28

33
0
0
0
0
0
61
02
01
0
5
8
58
02
01
0
8
11


Tổng
Cộng

422
97
15
05
0
117
474
158
92
17
89
357
515
200
93
18
104
415

Tỷ lệ
(%)

22,99
3,55
1,18
0

27,72
33,33
19,41
3,59
18,78
75,11
38,83
18,06
3,50
20,19
80,58

Theo số liệu báo cáo tiến độ triển khai thực hiện GPP giai đoạn 2009 2013 của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho thấy: Nếu như đến cuối năm 2009,
thành phố Đà Nẵng chỉ mới có 19 nhà thuốc/346 cơ sở bán lẻ đạt chuẩn GPP
(5,49%); thì đến năm 2010 tăng lên 67 nhà thuốc/417 cơ sở bán lẻ đạt GPP
(16,06); năm 2011 tăng lên 117 nhà thuốc đạt GPP (27,72%); năm 2012 là
267 nhà thuốc và 89 quầy thuốc/474 cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP (75,11%) và
đến cuối năm 2013 đã có 311 nhà thuốc và 104 quầy thuốc/515 cơ sở bán lẻ
thuốc của toàn thành phố Đà Nẵng đạt GPP, đạt tỷ lệ 80,58%.

9


Số lượng cơ sở bán lẻ đạt GPP trên toàn thành phố
90,0%
80,6%

80,0%
75,1%
70,0%

60,0%
50,0%
40,0%
30,0%
27,7%

16,1%
20,0%
10,0%
0,0%
2007

5,5%
0,0%
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Hình 1.5. Biểu đồ tiến độ triển khai thực hiện GPP trên toàn thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2008 - 2013.

1.1.6. Những tồn tại, bất cập của mạng lưới bán lẻ thuốc hiện nay.
Nhìn chung, mạng lưới buôn bán thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
nhất là mạng lưới bán lẻ thuốc đã phát triển rộng khắp, tạo điều kiện cho
người dân dễ dàng lựa chọn và tiếp cận được với thuốc khi có nhu cầu. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: mạng lưới bán thuốc
chưa hoàn thiện, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực đông
dân cư và ở các quận nội thành (Hải Châu, Thanh Khê), các xã miền núi của
huyện Hòa Vang còn có nhiều nơi chưa có điểm bán thuốc phục vụ người
dân; một số nội dung hoạt động của các nhà thuốc GPP không được đảm bảo
như kết quả thẩm định ban đầu, không duy trì được điều kiện bảo quản thuốc
theo qui định, dược sĩ phụ trách chuyên môn chưa ý thức được vai trò của
mình trong việc điều hành hoạt động chuyên môn nhà thuốc, thường xuyên
vắng mặt nhưng không thực hiện ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên
môn tương đương trở lên điều hành nhà thuốc theo qui định, không theo dõi
kiểm tra giám sát chất lượng thuốc mua bán tại nhà thuốc cũng như tham gia
bán thuốc kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho người
mua,...[1]. Do vậy, cần phải được nghiên cứu đánh giá một cách khách quan
10


khoa học và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao từng bước chất
lượng hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
nói chung và hoạt động mua bán thuốc tại các nhà thuốc GPP nói riêng đảm
bảo mọi thuốc bán ra là đúng thuốc, đúng bệnh, đúng người và được hướng
dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả cho người tiêu dùng.
Nhà thuốc đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung ứng thuốc và
tư vấn cho bệnh nhân về mặt chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh mặt tích cực đã
đạt được thì nhà thuốc vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Phần lớn các nhà
thuốc chỉ thuê bằng dược sĩ đứng tên, người bán hàng chủ yếu là dược sĩ
trung học, dược tá. Trình độ chuyên môn của người bán thuốc vì thế còn

nhiều hạn chế [6]. Mặt khác, nhiều các cơ sở bán lẻ hoạt động thiếu chuyên
nghiệp, dịch vụ chưa tốt. Nhiều chủ nhà thuốc chỉ nhằm mục đích kinh doanh
kiếm lời mà chưa quan tâm đến chất lượng, an toàn cho người sử dụng thuốc.
Một số nhà thuốc còn kinh doanh thuốc ngoài danh mục cho phép, hoạt động
quá phạm vi cho phép, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức
khỏe cho người dân [6]. Cá biệt một số nhà thuốc bán thuốc hết hạn, không có
số đăng ký, thuốc bị đình chỉ tạm thời, thuốc giả gây nguy hiểm cho người
bệnh [20], [6].
Theo quy định, nhà thuốc tư nhân chỉ được bán lẻ các thuốc thành phẩm
được ban hành và một số dụng cụ y tế thông thường. Người bán thuốc chỉ
được bán thuốc phải kê đơn khi có đơn của bác sĩ. Nhưng trên thực tế, vi
phạm quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn còn khá phổ biến tại các nhà
thuốc [20]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 60% số người bán thuốc
hiểu rõ quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn nhưng vẫn vi phạm vì lợi
nhuận. Kháng sinh và nhiều loại thuốc thường xuyên được bán không theo
đúng quy định, ví dụ: nhóm thuốc steroid có nhiều tác dụng phụ cũng được
bán phổ biến tại các nhà thuốc mà không cần có đơn [15]. Hậu quả là người
dân hứng chịu nhiều thiệt thòi không chỉ về kinh tế mà cả những ảnh hưởng
11


nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng [6], [19]. Việc tư vấn sử dụng thuốc
cũng còn rất hạn chế. Số lượng nhà thuốc không hướng dẫn bệnh nhân sử
dụng thuốc chiếm tỉ lệ khá lớn. Việc hướng dẫn những thông tin tối thiểu về
liều dùng, số lần dùng trong ngày, thời gian dùng thuốc cũng không được đầy
đủ, chi tiết [15]. Những hạn chế này một phần do người bán thuốc còn thiếu
kiến thức về dược lâm sàng hoặc do áp lực thương mại cần nâng cao doanh số
và muốn chiều lòng khách hàng nên vẫn bán thuốc theo yêu cầu chưa hợp lý
của khách hàng. Mặt khác các biện pháp xử phạt với việc vi phạm quy chế kê
đơn chưa được thắt chặt nên vẫn còn tồn tại phổ biến tình trạng trên.

1.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THUỐC TRONG CỘNG ĐỒNG
1.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thuốc
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc dùng thuốc sẽ làm thay đổi tình hình
tiêu thụ thuốc của một địa phương cũng như một quốc gia nào đó.
Nhu cầu về thuốc được quyết định bởi các yếu tố sau:

Mô hình
bệnh tật

Người
bệnh

Nhu cầu
thuốc

Cán bộ
y tế

Thuốc

Hình 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thuốc [13]
12


 Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của một cộng đồng chính là tình hình chung về sức
khỏe, bệnh tật của người dân trong cộng đồng. Chính vì thế mô hình bệnh tật
của cộng đồng sẽ quyết định nhu cầu về thuốc của cộng đồng đó.
Mô hình bệnh tật lại bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như kinh tế, văn
hóa, xã hội, môi trường...

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang trên đà phát triển
mạnh mẽ, đời sống của người dân cũng dần được nâng cao, mô hình bệnh tật vì
thế cũng có nhiều thay đổi. Thông tin được Hội tim mạch học Quốc Gia Việt
Nam công bố trong ngày “Ngày tim mạch thế giới” (28/09/2008), tại Việt Nam,
tình hình bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng dần theo sự phát triển kinh tế và xã
hội của đất nước. Các bệnh khác liên quan như đái tháo đường, ung thư, béo
phì,... cũng tăng lên nhanh chóng.
Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cũng
đang ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân, tạo nên một mô hình bệnh
tật phức tạp [1]. Chính vì thế nhu cầu về thuốc cũng gia tăng nhanh chóng cả về
chủng loại, số lượng, chất lượng,...


Cán bộ y tế

Cán bộ y tế cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề lựa chọn và sử
dụng thuốc. Cán bộ y tế nếu có kiến thức tốt sẽ tư vấn, định hướng tốt cho người
bệnh về việc sử dụng thuốc. Nhân viên y tế bao gồm người kê đơn và người bán
thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dùng thuốc. Trước khi điều trị thuốc
cho bệnh nhân, thầy thuốc cần khám bệnh để đưa ra chẩn đoán. Căn cứ vào bệnh
được chẩn đoán để quyết định việc chỉ định thuốc cho người dân. Như vậy việc
xác định nhu cầu thuốc có đúng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng chẩn
đoán bệnh. Nếu chẩn đoán sai sẽ dẫn đến việc xác định sai nhu cầu thuốc. Người
bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ cũng là một bộ phận quan trọng trong việc xác
13


×