Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Điều chỉnh chính sách của philippines trong quan hệ với trung quốc dưới thời tổng thống duterte (2016 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Nguyễn Mai Anh

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPINES
TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI
TỔNG THỐNG DUTERTE (2016-2020)
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 8310601.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

Giáo viên hướng dẫn

thạc sĩ khoa học

GS.TS. Hoàng Khắc Nam

PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ

Hà Nội - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ.
Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những cơng trình nghiên cứu
khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào. Tơi
xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

HỌC VIÊN

Nguyễn Mai Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn, em đã nhận được sự
hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thu
Mỹ. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này của Cô.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa
Quốc tế học, trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích
trong suốt thời gian Cao học.
Nhân dịp này, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình,
người thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng như
vật chất trong suốt thời gian qua để em hoàn thành luận văn này.

HỌC VIÊN

Nguyễn Mai Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................3
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................4
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ....................................................................4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................9
7. Kết cấu của luận văn ..............................................................................10
Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC CỦA PHILIPPINES
GIAI ĐOẠN 2016-2020 ................................................................................. 11
1.1. Những thay đổi trong tình hình thế giới, khu vực ....................................11
1.1.1. Nhân tố Trung Quốc ........................................................................11
1.1.2. Nhân tố Mỹ ......................................................................................13
1.1.3. Nhân tố ASEAN ...............................................................................15
1.2. Các nhân tố nội tại của Philippines ..........................................................18
1.2.1. Tình hình quan hệ Philippines – Trung Quốc qua một số đời
Tổng thống Philippines .............................................................................. 18
1.2.2. Nhu cầu về chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh, kinh tế,
phát triển của Philippines ......................................................................... 20

1.3. Quan điểm của Tổng thống Duterte về đối ngoại và phát triển ...............22
1.3.1. Tư duy, tính cách của Duterte .........................................................22
1.3.2. Nhận thức của Tổng thống Duterte về Trung Quốc ........................24
1.3.3. Chủ trương, mục tiêu triển khai chính sách đối ngoại....................26
1


Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU
CHỈNH CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPINES TRONG QUAN HỆ VỚI
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020 .....................................................28
2.1. Nội dung điều chỉnh chính sách quan hệ với Trung Quốc
của Philippines .................................................................................................28
2.2. Tình hình triển khai ..................................................................................29
2.2.1. Trong quan hệ chính trị, ngoại giao................................................29
2.2.2. Trong hợp tác quốc phòng - an ninh ...............................................34
2.2.3. Trong quan hệ hợp tác kinh tế .........................................................37
2.2.4. Trong xử lý vấn đề Biển Đơng .........................................................43
2.2.5. Các biện pháp phịng ngừa trước tham vọng của Trung Quốc
đối với lãnh thổ, lãnh hải của Philippines................................................ 51
Chƣơng 3. KẾT QUẢ TỪ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRONG
QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC CỦA PHILIPPINES, TÁC ĐỘNG,
DỰ BÁO VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM.............................................59
3.1. Kết quả và tác động từ sự điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc
của Chính quyền Tổng thống Duterte..............................................................59
3.1.1. Kết quả .............................................................................................59
3.1.2. Tác động từ sự điều chỉnh trong chính sách với Trung Quốc
của Chính quyền Tổng thống Duterte ...................................................... 62
3.2. Dự báo về chính sách đối với Trung Quốc của Philippines sau 2020......73
3.2.1. Các nhân tố tác động tới chính sách của Philippines đối với
Trung Quốc sau năm 2020 ....................................................................... 73

3.2.2. Các khả năng về sự điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc
của Philippines sau 2020 .......................................................................... 75
3.3. Một số kiến nghị giải pháp cho Việt Nam trước những tác động
từ sự điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc của Philippines ...................81
KẾT LUẬN .....................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................90

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
The Association of Southeast Asian Nations
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Code of Conduct

COC

Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea

DOC

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
Permanent Court of Arbitration

PCA

Tòa Trọng tài Thường trực

The Trans-Pacific Partnership

TPP
RCEP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế tồn diện khu vực
United States Dollar

USD

Đơ la Mỹ

UNCLOS

United Nations Convention on the Law of the Sea 1982

1982

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

3


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Quan hệ Philippines - Trung Quốc là một trong những mối quan hệ
phức tạp và có nhiều biến động nhất tại khu vực trong nhiều thập kỷ trở lại
đây. Điều này được thể hiện rõ nhất qua 3 đời Tổng thống gần đây của

Philippines, từ Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo (2001-2010), Benigno
Aquino 3 (2010-2016) đến Rodrigo Duterte (2016-2022). Trong khi Chính
quyền Arroyo thực hiện chiến lược nghiêng về Mỹ ở giai đoạn đầu (20012004), rồi ngả sang Trung Quốc ở giai đoạn sau (2005-2010), thì ngược lại
Chính quyền Aquino phần lớn đã thơng qua một chiến lược đối trọng, kêu gọi
sự trợ giúp an ninh tối đa từ Mỹ và các đối tác chiến lược lâu đời khác như
Nhật Bản nhằm kiềm chế những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chưa kể đến quyết định chưa từng có của Manila vào đầu năm 2013 khi khởi
kiện Bắc Kinh ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với các yêu sách phi
lý của Trung Quốc tại Biển Đông, làm xáo trộn đáng kể đến tình hình khu
vực. Song đến thời Tổng thống Rodrigo Duterte, quan hệ Philippines - Trung
Quốc đã chuyển từ đối đầu sang cùng hợp tác, xích lại gần nhau hơn, thậm chí
có phần xa rời Mỹ - đồng minh lớn nhất của Philippines trên thế giới.
Chính sách của Philippines với Trung Quốc dưới thời Tổng thống
Duterte đã có sự điều chỉnh gần như ngược lại với thời Tổng thống trước đó.
Điều này đã tạo nên một bước ngoặt trong quan hệ Philippines - Trung Quốc
cũng như kéo theo một loạt các điều chỉnh về chính sách ngoại giao của
Philippines với các nước trong khu vực và thế giới.
Vậy nguyên nhân nào khiến Tổng thống Duterte điều chỉnh chính sách
đối với Trung Quốc? Sự điều chỉnh đó là gì? Việc triển khai chính sách đó
diễn ra như thế nào? Tác động của nó đối với an ninh và phát triển của
Philippines nói riêng, quan hệ trong ASEAN nói chung, đặc biệt là với việc
4


xử lý vấn đề Biển Đông ra sao? Ảnh hưởng từ sự điều chỉnh này đến Việt
Nam thế nào? Việc làm rõ các vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Thông qua việc làm rõ sự điều chỉnh chính sách của Philippines với
Trung Quốc dưới thời Tổng thống Duterte, luận văn muốn cung cấp những
phân tích, đánh giá về các điều chỉnh cụ thể, từ đó nhận định được các dự
định, chủ trương, mục đích của Philippines trong quan hệ với Trung Quốc

cũng như trong quan hệ đối ngoại nói chung của nước này, qua đó chỉ ra được
các tác động đến Việt Nam và kiến nghị giải pháp cho Việt Nam trước những
tác động từ sự điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc của Philippines.
Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp làm rõ cách
thích ứng của một nước nhỏ, đồng minh lâu đời của Mỹ ở Đông Nam Á trước
sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cách thích ứng đó là gì? Phù thịnh hay nước đôi?
Nếu là chiến lược nước đôi thì có gì khác với chiến lược nước đơi mà hầu hết
các nước ASEAN hiện nay đang thực hiện trong quan hệ với Trung Quốc
đang trỗi dậy? Việc trả lời câu hỏi khoa học này sẽ góp phần bổ sung thêm lý
luận về quan hệ nước lớn - nước nhỏ, vốn mới hình thành chưa lâu trong lý
thuyết về quan hệ quốc tế.
Với những nhận thức trên, học viên quyết định lựa chọn vấn đề “ĐIỀU
CHỈNH CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPINES TRONG QUAN HỆ VỚI
TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG DUTERTE (2016-2020)”
làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tìm hiểu có thể thấy có rất nhiều tác giả nghiên cứu
quốc tế có uy tín đã cơng bố các cơng trình khoa học liên quan đến quan hệ
Philippines - Trung Quốc.
Năm 2012, nhà nghiên cứu Rommel C.Banlaoi thuộc Viện Nghiên cứu
Hịa bình, Bạo lực và Khủng bố Philippines (PIPVTR) công bố cuốn sách
Philippines - China Security Relations: Current Issues and Emerging
5


Concerns (Quan hệ an ninh Philippines – Trung Quốc: Các vấn đề hiện tại và
mối quan ngại đang nổi lên”), dày 111 trang. Cuốn sách là tập hợp các bài báo
và bài luận mà tác giả viết từ năm 2007 đến năm 2011, trong đó đề cập tới các
thách thức hiện tại và đang nổi lên trong quan hệ an ninh giữa Trung Quốc và
Philippines. Cuốn sách được xuất bản nhân kỷ niệm 37 năm thiết lập quan hệ

Trung Quốc - Philippines.
Năm 2018, Richard Javad Heydarian, một nhà tư vấn học thuật, giáo sư
trợ lý khoa học chính trị người Philippines đã viết cuốn sách The Rise of
Duterte: A Populist Revolt against Elite Democracy (Sự trỗi dậy của Duterte:
Một cuộc nổi dậy dân túy chống lại nền dân chủ của giới tinh hoa) trong đó đã
phân tích sự trỗi dậy của Tổng thống Duterte trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng về sức mạnh và tầm
ảnh hưởng. Tác giả cũng đã phân tích về sự thay đổi của Philippines, một
nước đồng minh của Mỹ đã có những thay đổi thế nào để thích nghi và tận
dụng được các lợi ích từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tháng 3 năm 2018, Trung tâm CenPEG (Center for People
Empowerment in Governance) có trụ sở tại Philippines đã xuất bản cuốn sách
có tiêu đề Probing Duterte’s Foreign Policy in the New Regional Order:
ASEAN, China, and the US (Thúc đẩy chính sách đối ngoại của Duterte trong
trật tự khu vực mới: ASEAN, Trung Quốc và Mỹ) trong đó đã đánh giá lại
chính sách đối ngoại của Tổng thống Duterte trong một năm rưỡi cầm quyền
của nhiệm kỳ đầu tiên trong bối cảnh trật tự khu vực đang có những thay đổi
nhanh chóng.
Hai cuốn sách trên đã đề cập đến chính sách đối ngoại của Tổng thống
Duterte nói chung và với Trung Quốc, Mỹ, ASEAN nói riêng trong những
năm đầu nhiệm kỳ của mình, song về thời gian nghiên cứu tương đối ngắn,
khơng phân tích được các tác động đến khu vực cũng như đến quan hệ với
từng nước trong ASEAN.
6


Các tác giả nước ngồi ít có cơng trình nghiên cứu về chính sách đối
ngoại của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte bởi đến nay ông Duterte
mới cầm quyền được 2/3 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, các bài báo, phân tích trên các
báo điện tử, báo giấy thì tương đối nhiều, song chỉ là các bài ngắn, khơng có

nhiều phân tích chun sâu.
Tại Việt Nam, qua tìm hiểu có rất ít (gần như khơng có) cơng trình
nghiên cứu về quan hệ Philippines - Trung Quốc trong giai đoạn 2016 – 2020.
Trước năm 2016, có một số cơng trình nghiên cứu như: Điều chỉnh chính sách
đối ngoại của Philippines và Myanmar trước chiến lược “Tái cân bằng” của
Mỹ (2009-2015), Tác giả Trần Quốc Tuấn, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quan
hệ quốc tế, năm 2016. Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới
và khu vực những năm đầu thế kỷ 21, Tác giả Tạ Phú Vinh, Luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ quan hệ quốc tế, năm 2013. D.V Mosiakov (2016), “Chính
sách của Trung Quốc ở Đơng Nam Á từ quá khứ đến hiện tại”, Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật. Có thể thấy, việc nghiên cứu về chính sách của Philippines
với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Duterte hầu như chưa có. Do đó, việc
lựa chọn đề tài “Điều chỉnh chính sách của Philippines trong quan hệ với
Trung Quốc dưới thời Tổng thống Duterte (2016-2020)” nhằm nghiên cứu, hệ
thống, đánh giá về chính sách của Philippines trong quan hệ với Trung Quốc,
từ đó rút ra được động cơ, mục đích thực sự của Philippines và những tác
động đối với Việt Nam là một vấn đề mới cần quan tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ sự điều chỉnh chính sách của Philippines trong quan hệ với
Trung Quốc dưới thời Tổng thống Duterte và chỉ ra những tác động, ảnh
hưởng đến Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam trước
những tác động này thời gian tới. Cụ thể luận văn sẽ thực hiện những nhiệm
vụ sau:
7


- Làm rõ những nhân tố tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối với
Trung Quốc của nội các Duterte.
- Phân tích nội dung điều chỉnh trong chính sách đối với Trung Quốc
của Philippines dưới thời Duterte và tình hình triển khai những điều chỉnh đó

trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 2016 tới năm 2020.
- Làm rõ tác động của sự điều chỉnh đối với an ninh, ổn định chính trị
và phát triển của Philippines trong mỗi thời kỳ thực hiện đối sách.
- Đánh giá tác động từ việc triển khai sự điều chỉnh chính sách của
Philippines với Trung Quốc đối với Mỹ, với ASEAN, đối với quan hệ quốc tế
ở Đông Nam Á và đối với Việt Nam.
- Đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quan hệ với
Philippines cũng như xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là vấn đề
Biển Đông trong những năm sắp tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự điều chỉnh chính sách của Philippines trong
quan hệ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Duterte.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động tới
sự thay đổi chính sách của Philippines đối với Trung Quốc dưới thời Tổng
thống Duterte, nội dung điều chỉnh, tình hình thực hiện sự điều chỉnh, kết quả
và tác động của các đối sách đó đối với Philippines, ASEAN, quan hệ quốc tế
ở Đông Nam Á, đối với Việt Nam.
+ Về thời gian: Nghiên cứu sự thay đổi chính sách quan hệ với Trung
Quốc của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte từ 2016 đến 2020. Sở dĩ
luận văn lấy năm 2016 để khởi đầu việc nghiên cứu là vì:
(1) Năm 2016, Tổng thống Duterte chính thức nhậm chức.
(2) Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra Phán quyết về việc
Philippines kiện Trung Quốc với các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
8


Đây được coi là đỉnh điểm về sự đối đầu trong quan hệ Philippines - Trung
Quốc trước thời Tổng thống Duterte.
Việc chọn mốc thời gian 2020 để kết thúc bởi thời hạn nghiên cứu của

học viên là đến cuối năm 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn sẽ vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thế giới,
về khu vực và quan hệ quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp chính được sử dụng để tiếp
cận và nghiên cứu các nội dung của luận án là phương pháp phân tích chính
sách đối ngoại và các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Ngoài ra, luận
văn còn vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa
học Lịch sử như phân tích văn bản, so sánh, đối chiếu và các phương pháp:
thống kê, lôgic, dự báo, diễn ngôn… của một số ngành khoa học khác.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là cơng trình khoa học đi tiên phong ở Việt Nam nghiên cứu
một cách hệ thống và toàn diện về sự điều chỉnh chính sách của Philippines
dưới thời Tổng thống Duterte trong quan hệ với Trung Quốc.
- Luận văn cung cấp sự hiểu biết đầy đủ, khách quan về ngun nhân,
nội dung điều chỉnh chính sách, tình hình triển khai, những lợi ích và các vấn
đề mà Philippines phải đối diện trong q trình xích lại gần Trung Quốc cả về
phương diện đối nội lẫn đối ngoại.
- Rút ra một số kinh nghiệm và bài học từ đối sách của Philippines
trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và đề xuất những đối sách mà Việt Nam cần
thực hiện trong bối cảnh Philippines xích lại gần Trung Quốc.
9


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chƣơng 1: Những nhân tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối
với Trung Quốc của Philippines.

Nội dung chính của chương này bao gồm các nhân tố tác động đến sự
điều chỉnh chính sách của Philippines với Trung Quốc như những thay đổi
của tình hình thế giới, khu vực, các nhân tố nội tại của Philippines, quan điểm
của Tổng thống Duterte về đối ngoại và phát triển.
- Chƣơng 2: Nội dung và quá trình triển khai các điều chỉnh chính sách
của Philippines trong quan hệ với Trung Quốc giai đoạn 2016-2020.
Chương này tập trung phân tích những thay đổi của Chính quyền Tổng
thống Duterte đối với Trung Quốc trong quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác
quốc phòng - an ninh, quan hệ hợp tác kinh tế, xử lý vấn đề Biển Đông và kết
hợp với các biện pháp khác.
- Chƣơng 3: Tác động, dự báo quan hệ Philippines - Trung Quốc đến
khu vực, Việt Nam và kiến nghị cho Việt Nam.
Nội dung chính của chương bao gồm các phân tích, đánh giá về tác động
từ sự điều chỉnh trong chính sách với Trung Quốc của Chính quyền Tổng thống
Duterte, đưa ra dự báo về chính sách đối với Trung Quốc của Philippines sau
2020 và một số kiến nghị giải pháp cho Việt Nam trước những tác động từ sự
điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc của Philippines.

10


Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC CỦA PHILIPPINES
GIAI ĐOẠN 2016-2020
1.1. Những thay đổi trong tình hình thế giới, khu vực
1.1.1. Nhân tố Trung Quốc
Trung Quốc ngày càng “trỗi dậy” mạnh mẽ, sức mạnh tổng hợp, vai
trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới không ngừng gia tăng. Sau 40 năm cải
cách, mở cửa, thế và lực của Trung Quốc đã không ngừng được gia tăng.
Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; quan hệ đối ngoại ngày

càng được mở rộng, trong đó ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng với
phương châm “Thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng, làm giàu
với láng giềng” (mục lân, an lân, phú lân).
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã sử dụng tổng hợp các biện
pháp chính trị, kinh tế, quốc phịng - an ninh, văn hoá - xã hội, nhất là “sức
mạnh mềm” về kinh tế để làm đòn bẩy trong thúc đẩy quan hệ với các nước
ASEAN. Đồng thời, Trung Quốc đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác như xây
dựng Cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN; Con đường tơ lụa
trên biển thế kỷ 21; đề xuất Khuôn khổ hợp tác 2+7 (9/10/2013)… nhằm giúp
Trung Quốc thực hiện được mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN… [26].
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2012) được coi là cuộc
chuyển giao thế hệ lãnh đạo lớn nhất trong 30 năm qua. Tổng bí thư Đảng
Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình giữ vai trị lãnh đạo Trung Quốc trong
giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc
thực hiện một loạt cải cách quan trọng, trong đó chuyển từ “giấu mình chờ
thời” sang “trỗi dậy hịa bình”, thực hiện “Giấc mơng Trung Hoa”, triển khai
sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), thành lập AIIB…[15]
Ngồi ra, Trung Quốc đã tích cực khai thác sự chia rẽ giữa các nước
ASEAN do tác động của cạnh tranh Trung - Mỹ ở Đông Nam Á. Đối với
11


những nước có khuynh hướng nghiêng hẳn về phía Trung Quốc (Campuchia),
Bắc Kinh tìm mọi cách lơi kéo, mua chuộc sự trung thành của họ bằng các
khoản viện trợ khổng lồ. Với những nước ASEAN ra mặt đứng về phía Mỹ
(Philippines), Trung Quốc thi hành chính sách thù địch, trừng phạt về kinh tế.
Tất cả các biện pháp Trung Quốc đưa ra thực chất là nhằm làm cho ASEAN
gắn bó hơn với Trung Quốc về chính trị, sau khi đã thành công trong việc làm
cho ASEAN phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc [30].
Đồng thời, Trung Quốc lợi dụng chính sách đối ngoại “mơ hồ về

chiến lược” của Mỹ đối với khu vực để đẩy mạnh việc thực hiện sáng kiến
“Vành đai và Con đường” theo hướng đáp ứng các nhu cầu thiết thực của
các nước Đông Nam Á; tập trung phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao
thông...., nhằm thu hút các nước Đông Nam Á tham gia vào các sáng kiến do
Trung Quốc đề xuất, qua đó nhận thấy được những lợi ích từ việc hợp tác
với Trung Quốc.
Tuỳ vào mức độ thân sơ mà Trung Quốc áp dụng các đối sách trong
quan hệ với từng nước Đông Nam Á. Trong quan hệ song phương, Trung
Quốc đã phân chia ra nhiều cấp độ để triển khai chính sách và cách tiếp cận
khác nhau. Với nhóm nước khơng có tranh chấp lãnh thổ, nhưng nhỏ yếu,
Trung Quốc sử dụng viện trợ kinh tế nhằm tăng cường ảnh hưởng, lôi kéo ủng
hộ Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Với các nước có vai trò
ảnh hưởng trong ASEAN, Trung Quốc tăng cường quan hệ song phương, thúc
đẩy hợp tác cùng có lợi và đầu tư nhiều dự án lớn. Các nước có tồn tại tranh
chấp, Trung Quốc thúc đẩy hợp tác để giữ vững ổn định quan hệ, nhưng ln
có hành động cứng rắn, gây sức ép ở Biển Đơng.
Bên cạnh đó, tiềm lực kinh tế không ngừng lớn mạnh đã tạo điều kiện
để Trung Quốc đầu tư vào tiềm lực quốc phòng, xây dựng quân đội trở thành
một “thế lực mới” trên trường quốc tế, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện “giấc
mộng Trung Hoa”. Bên cạnh đó, việc đã hồn tất xây dựng, mở rộng và quân
12


sự hố các thực thể chiếm đóng trái phép ở Biển Đông nhằm khẳng định “chủ
quyền” của Trung Quốc khiến tình hình ở Biển Đơng ln diễn biến phức tạp,
gia tăng thách thức đối với các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
1.1.2. Nhân tố Mỹ
Dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ thành cơng trong thúc đẩy hợp tác
tồn diện với nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Myanmar nhưng
việc xử lý mối quan hệ với hai nước đồng minh truyền thống là Thái Lan và

Philippines còn nhiều hạn chế. Cả hai đồng minh truyền thống của Mỹ đều
nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn, với những lợi ích về kinh tế gắn kết ngày
càng chặt chẽ. Một trong những hạn chế lớn của quan hệ Mỹ- ASEAN thời
Tổng thống Obama, đó là vấn đề đối phó với sự “trỗi dậy”và ảnh hưởng của
Trung Quốc tại khu vực ASEAN. Chính quyền của Tổng thống Obama đã
khơng kiểm sốt hiệu quả sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc và có phần
lép vế trước Trung Quốc trong cạnh tranh các lợi ích thương mại, đầu tư tại
khu vực ASEAN. Mỹ cũng khó khăn trong kiềm chế tham vọng chủ quyền
của Trung Quốc tại Biển Đông khi chưa đưa ra được những giải pháp hiệu
quả, hầu như mới chỉ dừng lại ở quan điểm, phát biểu, chưa có những hành
động mạnh mẽ, quyết liệt. Nếu như Mỹ ủng hộ một ASEAN đoàn kết, vai trò
trung tâm, khả năng quản lý và kiểm sốt tốt mọi vấn đề xảy ra trong khu vực
thì Trung Quốc áp dụng chính sách “bẻ đũa từng chiếc” để chia rẽ ASEAN
sâu sắc. Tuy hầu hết các nước ASEAN đều hoan nghênh chính sách “tái cân
bằng” của Mỹ, nhưng điều đó khơng có nghĩa là các nước ASEAN hồn tồn
đứng về phía Mỹ. Mỹ mong muốn sử dụng ASEAN để kiềm chế sự “trỗi dậy”
của Trung Quốc nhưng thực sự chưa hiệu quả trong 8 năm ông Obama cầm
quyền. Chính điều này đã khiến một số đồng minh của Mỹ tại khu vực Đơng
Nam Á có xu hướng “ly tâm”, dần rời xa Mỹ. [43]
Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã chậm trễ trong
việc công bố chính sách đối với khu vực Đơng Nam Á, đề cao chủ nghĩa bảo
13


hộ, khiến các nước ASEAN lúng túng, khó xử trong định hình quan hệ với Mỹ.
Khác với những Chính quyền tiền nhiệm, Chính quyền Tổng thống Trump
khơng tun bố chính sách cụ thể đối với khu vực, hay toàn cầu, mà trong các
phát biểu công khai, các quan chức Mỹ chỉ đưa ra nội hàm chính trong chiến
lược tồn cầu của Mỹ, gồm: khơng từ bỏ lợi ích ở châu Á - Thái Bình Dương,
nhưng lại ưu tiên giải quyết vấn đề Triều Tiên, tìm kiếm lợi ích kinh tế, thương

mại trong các mối quan hệ song phương. Thông qua các hành động thực tiễn,
Chính quyền Trump đã bộc lộ rõ chủ trương “nước Mỹ trên hết” mang đậm
màu sắc của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa bảo hộ. Mỹ đã tuyên bố rút khỏi
nhiều hiệp ước, hiệp định đa phương quy mô lớn, như Hiệp định Paris về
chống biến đổi khí hậu, Hiệp định TPP, từ bỏ chiến lược “tái cân bằng”, tiến
hành điều tra thương mại đối với 16 nước, trong đó có 4 nước ASEAN…; liên
tục đưa ra các yêu cầu đòi hỏi với các nước ASEAN như: việc khắc phục tình
trạng xuất siêu sang Mỹ, ủng hộ Mỹ gây sức ép đối với Triều Tiên hay hỗ trợ
Mỹ trong các chiến dịch chống khủng bố… Để có đối sách phù hợp, các nước
ASEAN đã phải tự tìm hiểu, thăm dị và dự đốn thái độ, ý định của Mỹ. Điều
này làm gia tăng sự hoài nghi, gây mất lòng tin, mất chỗ dựa của một số nước
ASEAN, nhất là các nước đồng minh và đối tác chủ chốt của Mỹ [8]
Mặc dù Philippines là đồng minh ngoài NATO, nhưng Mỹ chưa bao
giờ trực tiếp “ra mặt” hỗ trợ Philippines chống lại yêu sách chủ quyền của
Trung Quốc ở Biển Đông, kể cả khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough
(thời điểm đó, năm 2012, khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, Mỹ
khơng có hành động trên thực địa, phản ứng ngoại giao không mạnh mẽ, rõ
ràng và nhất quán) [11] và ngăn cản ngư dân Philippines tiến hành các hoạt
động đánh cá tại khu vực này. Bên cạnh đó, Mỹ cịn ln chỉ trích chiến dịch
chống ma tuý của Tổng thống Duterte là “vi phạm nhân quyền” [57], làm xấu
đi hình ảnh quốc tế của Philippines, dẫn đến việc Philippines rút khỏi Tịa án
Hình sự Quốc tế (tháng 3/2018). Sau đó, Mỹ tuyên bố cắt viện trợ kinh tế cho
14


Philippines (tháng 12/2016) nhằm bày tỏ “lo ngại đối với sự thượng tôn pháp
luật và bảo vệ quyền của công dân” ở Philippines [37].
Mỹ luôn coi Philippines là đồng minh quan trọng tại Đông Nam Á, tuy
nhiên, cách hành xử của Mỹ với Philippines thời gian qua đã khiến không ít
bộ phận người dân Philippines, trong đó có Tổng thống Duterte cho rằng

người Mỹ đã lấy đi quá nhiều tự do của người Philippines. Thực tế, Mỹ thực
hiện nhiều chính sách can dự vào Philippines mang tính định hướng đường lối
phát triển của Philippines, giữ Philippines theo đúng quỹ đạo của Mỹ. Khơng
thể phủ nhận những lợi ích cả về an ninh và kinh tế Mỹ đã mang lại cho
Philippines, song chính sự “kìm kẹp” của Mỹ đã khiến Philippines bị hạn chế
đi rất nhiều trong mở rộng chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế. Mỹ cũng
bị đặt dấu hỏi lớn về việc liệu có hi sinh lợi ích của mình cho Philippines, và
nhiều người Philippines tin rằng, nếu có chiến tranh xảy ra chỉ có người Mỹ
được hưởng lợi. Thậm chí, Tổng thống Duterte ln cho rằng, trong con mắt
của Mỹ, Philippines chỉ như một tên “bù nhìn” [35]. Ngồi ra, mặc dù Mỹ
viện trợ cho Philippines rất nhiều trang thiết bị vũ khí, song phần lớn là các
loại vũ khí khơng thực sự phù hợp cho quân đội Philippines. Đây là hậu quả
của chính sách hai mặt của Mỹ và việc Mỹ quá tập trung vào các vấn đề trong
nước như bầu cử Tổng thống hay các khu vực khác, nhất là Trung Đông và
coi nhẹ Đơng Nam Á, nơi Mỹ có các đồng minh như Philippines và Thái Lan
- các quốc gia được coi là đồng minh chủ chốt trong chính sách “tái cân bằng”
của Mỹ ở khu vực. Chính từ cách Mỹ đối xử với Philippines và quan điểm,
nhận thức của Duterte về Mỹ là một trong những tác động không nhỏ đã
khiến nhà lãnh đạo này có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối
ngoại của mình, nhất là với Mỹ và Trung Quốc sau khi lên nắm quyền.
1.1.3. Nhân tố ASEAN
Các nước ASEAN chịu sức ép ngày càng tăng từ sự thay đổi nhanh
chóng trong quan hệ quốc tế và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở
khu vực.
15


Xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực ngày càng rõ nét cùng với sự
cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Trật tự thế giới đa cực dần
hình thành từ sự suy giảm tương đối của Mỹ về sức mạnh kinh tế, quân sự và

sự ảnh hưởng đối với một số khu vực; sự nổi lên mạnh mẽ của các nước lớn
khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản… Trung Quốc ngày càng trở
thành đối thủ hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, lợi ích của Mỹ; ln
thể hiện thái độ cứng rắn, kiên quyết phê phán và sẵn sàng đối đầu với Mỹ.
Đấu tranh giữa trật tự thế giới cũ và trật tự thế giới mới đã dẫn đến sự cạnh
tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn trên trường quốc tế, nhất là trong
việc thiết lập quy tắc quốc tế. Với vai trò chiến lược quan trọng cả về chính trị
và kinh tế, ASEAN đã trở thành một địa bàn trọng điểm trong vịng xốy cạnh
tranh ảnh hưởng này.
Xu thế dân tộc chủ nghĩa gia tăng mạnh mẽ trong nhận thức của người
dân ASEAN, tạo sức ép lớn cho chính phủ các nước ASEAN trong bảo vệ lợi
ích quốc gia. Lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế dễ dàng trở thành vấn đề
nhạy cảm, thu hút sự quan tâm, chú ý và có thể dẫn đến phản ứng mạnh mẽ
của người dân các nước ASEAN. Nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ
hay sự thay đổi thế lực lãnh đạo sau tổng tuyển cử tại một số nước ASEAN
bắt nguồn từ dư luận trong nước về việc chính phủ thiếu năng lực bảo vệ lợi
ích quốc gia trong xử lý quan hệ quốc tế. Chủ trương “một nước vì nhiều
nước, nhiều nước vì một nước” trong ASEAN dần bị thay thế bằng quan điểm
“lợi ích quốc gia trên hết”. Mức độ thân cận giữa các nước ASEAN phụ thuộc
ngày càng nhiều vào những lợi ích mà họ có thể thu được. Các nước ASEAN
có xu hướng đề cao chủ nghĩa bảo hộ, giảm coi trọng, thậm chí sẵn sàng đánh
đổi lợi ích của khu vực lấy lợi ích quốc gia. Nguyên tắc đồng thuận, “không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” của ASEAN đã bị các thành viên lợi
dụng để đạt được lợi ích [13], [14].
16


Các nước ASEAN ngày càng coi trục quan hệ Trung – Mỹ là yếu tố chỉ
đạo, chi phối quá trình hình thành cấu trúc khu vực; thừa nhận ưu thế ảnh
hưởng của Trung Quốc trên một số lĩnh vực. Cùng với Mỹ, Trung Quốc hiện

trở thành một yếu tố tác động quan trọng đến q trình hoạch định chính sách
của các nước ASEAN. Trước các yêu cầu, đề xuất của Mỹ, các nước ASEAN
có xu hướng phản ứng thận trọng, cân nhắc kỹ và tính tới những tác động đối
với lợi ích, thái độ của Trung Quốc. Thậm chí, một số nước ASEAN còn sử
dụng quan hệ với Trung Quốc để thu hút sự chú ý, đối trọng với Mỹ trong
những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Mặc dù ASEAN là một tổ chức chung của cả khu vực, các nước thành
viên ln nỗ lực để có được một Biển Đơng hịa bình, ổn định, thịnh vượng
và phát triển, nhưng những tranh chấp, mâu thuẫn tại Biển Đông rất phức tạp.
Các đối tượng tranh chấp chính ở Biển Đơng là lãnh thổ, an ninh và kinh tế.
Trong mỗi đối tượng, có những chủ thể tham gia lại khác nhau. Mức độ mâu
thuẫn cũng khác nhau, khi đối tượng tranh chấp càng quan trọng, mâu thuẫn
khả năng càng sâu sắc. Hơn nữa, mỗi loại đối tượng tranh chấp đều có những
đặc thù riêng nên cũng đòi hỏi những cách thức và cơ chế giải quyết khác
nhau. Trung Quốc ngày càng hung hăng, tiến hành nhiều hoạt động bành
trướng, có tính chất bắt nạt, lấn át các nước nhỏ, bất chấp luật pháp quốc tế…
Do đó, những nỗ lực của ASEAN là khơng thể ngăn chặn được tham vọng
của Trung Quốc tại Biển Đơng. Bên cạnh đó, sự đồn kết của ASEAN trong
vấn đề Biển Đơng ngày càng có sự chia tách. Trong khi một số nước có tranh
chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông thường xuyên bày tỏ quan ngại
về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là những hành động xâm
phạm chủ quyền, quân sự hoá của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh khu
vực. Một số nước khác luôn bày tỏ thái độ ủng hộ lợi ích của Trung Quốc,
nhất là tại những hội nghị, diễn đàn của ASEAN, khiến nguyên tắc đồng
thuận của ASEAN luôn đứng trước nguy cơ bị phá vỡ. Điều này khiến Tổng
17


thống Duterte ln thể hiện sự hồi nghi về vai trò của ASEAN trong việc hỗ
trợ Philippines bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình tại Biển Đơng.

ASEAN đang là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới,
là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018
đạt khoảng 3 nghìn tỷ USD, tăng trưởng kinh tế của ASEAN đạt mức 5,4%,
cao hơn trung bình tồn cầu khoảng 4% [39], cùng với đó, năm 2015, Cộng
đồng Kinh tế ASEAN chính thức được thành lập, tuy nhiên, thương mại nội
khối trong ASEAN chỉ chiếm khoảng 23%, còn tương đối thấp so với các khu
vực khác. Cường độ thương mại nội khối khơng tăng lên, thậm chí cịn giảm
đáng kể trong những năm từ 2016 – 2020. Trong khi đó, từ khi Tổng thống
Duterte lên nắm quyền, với chính sách phát triển kinh tế mới, nhu cầu về
nguồn vốn là rất lớn, ASEAN lại không thể đáp ứng được hết nhu cầu của
Philippines. Do đó, Philippines vẫn tập trung vào các đối tác thương mại lớn,
truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Hồng
Công, Đức, Đài Loan, trong ASEAN chỉ có Singapore và Thái Lan.
1.2. Các nhân tố nội tại của Philippines
1.2.1. Tình hình quan hệ Philippines – Trung Quốc qua một số đời Tổng
thống Philippines
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (09/06/1975); hai nước đã trải qua
nhiều thăng trầm trong quan hệ; song về cơ bản là tích cực trên cơ sở của
những nỗ lực và cởi mở từ cả hai bên. Quan hệ Philippines - Trung Quốc là
một trong những mối quan hệ phức tạp và có nhiều biến động nhất tại khu
vực trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Điều này được thể hiện rõ nhất qua 3 đời
Tổng thống gần đây của Philippines, từ Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo
(2001 - 2010), Benigno Aquino 3 (2010 - 2016) đến Rodrigo Duterte (2016 2022). Trong khi Chính quyền Arroyo thực hiện chiến lược nghiêng về Mỹ ở
giai đoạn đầu (2001 - 2004), rồi ngả sang Trung Quốc ở giai đoạn sau (2005 2010), thì ngược lại Chính quyền Aquino phần lớn đã thơng qua một chiến
18


lược đối trọng, kêu gọi sự trợ giúp an ninh tối đa từ Mỹ và các đối tác chiến
lược lâu đời khác như Nhật Bản nhằm kiềm chế những tham vọng của Trung
Quốc đối với khu vực ASEAN, cũng như ở Biển Đông. Tuy nhiên, dưới thời

cầm quyền của Tổng thống B. Aquino, quan hệ Philippines - Trung Quốc đã
có dấu hiệu xấu đi và có thể coi là thấp nhất trong lịch sử ngoại giao hai nước;
chủ yếu đến từ phía Trung Quốc. Điều này hồn tồn trái ngược với những
kết quả hợp tác đạt được dưới thời Chính phủ của cựu Tổng thống Gloria
Arroyo [56]. Những căng thẳng giữa hai nước bắt nguồn từ vấn đề chủ quyền
lãnh thổ và tranh chấp trên Biển Đông.
Khi Philippines bộc lộ những dấu hiệu dựa vào “chiếc ô an ninh” của Mỹ
và tỏ thái độ không khoan nhượng trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, chủ
trương giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo cách tiếp cận đa
phương, dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 (điều mà Trung
Quốc không hề muốn), Trung Quốc đã không ngần ngại áp dụng các biện
pháp gây sức ép mạnh. Năm 2011, Trung Quốc đưa tàu tuần tra chấp pháp
xuống bãi Cỏ Rong để cản trở công tác khảo sát thực địa của Philippines.
Năm 2012, Trung Quốc triển khai nhiều tàu các loại đến khu vực
Scarborough [18] do Philippines chiếm giữ khiến tình hình diễn biến ngày
càng căng thẳng, dẫn đến đụng độ. Tại thời điểm đó, Tổng thống Philippines
Benigno Aquino cho biết Mỹ đã đứng ra làm trung gian để tàu của Philippines
và Trung Quốc cùng lúc rời khỏi bãi cạn này. Tuy nhiên, trong khi
Philippines tuân thủ thỏa thuận nói trên, thì phía Trung Quốc lại khơng làm
như vậy mà tranh thủ chiếm luôn bãi cạn này. Cùng với đó, Trung Quốc sử
dụng các biện pháp kinh tế để trừng phạt Philippines như cấm nhập khẩu
chuối, cấm đánh bắt cá tại khu vực có tranh chấp… Trên diễn đàn ngoại giao
đa phương, Trung Quốc tìm cách cơ lập Philippines tại các diễn đàn của
ASEAN thông qua việc thúc ép nước Chủ tịch ASEAN - 2012 Campuchia
phủ quyết yêu cầu của Philippines, đổ lỗi cho Philippines là nguyên nhân gây
19


ra sự chậm trễ của tiến trình đàm phán COC. Đến năm 2013, Chính phủ của
Tổng thống Aquino đã kiện Trung Quốc lên PCA. Tháng 7/2016, PCA đã ra

Phán quyết bác bỏ cái gọi là “yêu sách đường 9 đoạn” của Trung Quốc bao
trùm hầu khắp Biển Đông - trong đó có bãi cạn Scarborough [40].
Trong suốt q trình diễn ra vụ kiện, Trung Quốc tuyên bố không quan
tâm cũng như không tham dự và tuyên bố sẽ phớt lờ Phán quyết của PCA với
lý do tịa án đó khơng có đủ thẩm quyền pháp lý để làm điều này. Trong khi đó,
Trung Quốc tiếp tục xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough.
Tháng 9/2013, Trung Quốc đã không mời Tổng thống Aquino tham dự Hội chợ
triển lãm ASEAN – Trung Quốc tổ chức tại Nam Ninh với lý do chưa sẵn sàng
đón tiếp Tổng thống Philippines. Cùng với sự quyết đoán trong lập trường về
“đường 9 đoạn”, những hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo trên Biển
Đông của Trung Quốc đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước [4].
Trong thời điểm này, quan hệ Trung Quốc - Philippines dưới thời Tổng
thống Aquino 3 đi xuống trầm trọng, hợp tác kinh tế thương mại suy giảm đã
ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của Philippines. Trong đó, các mặt hàng
nơng sản xuất khẩu, nhất là trái cây của Philippines sang thị trường Trung
Quốc bị đình trệ, các nhà đầu tư Trung Quốc mất niềm tin ở Philippines. Bên
cạnh đó, trong khi nhiều nước trong khu vực hưởng ứng sáng kiến “Vành đai
và Con đường” của Trung Quốc và thu lợi từ việc hợp tác kinh tế, thương mại
đầu tư với Trung Quốc thì Philippines lại tự trói buộc trong quan hệ đồng
minh với Mỹ, tự tách mình ra khỏi tiến trình hợp tác và ngày càng có xu
hướng bị cơ lập.
1.2.2. Nhu cầu về chính trị, xã hội, quốc phịng - an ninh, kinh tế, phát triển
của Philippines
Trong thời gian Aquino cầm quyền, kinh tế Philippines đã có sự tăng
trưởng mạnh ở Đơng Nam Á. Theo thống kê chính thức của Philippines, tỷ lệ
tăng trưởng bình quân hàng năm của Philippines đạt 6,2% trong giai đoạn
20


2010-2015. Năm 2015, biên độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội –

GDP của Philippines chỉ đứng sau Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam trong các
nền kinh tế ở châu Á. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiệm kỳ
của Aquino khơng đem lại lợi ích cho người dân, cũng không thể làm giảm
khoảng cách giàu nghèo. Có sự khơng cơng bằng giữa người dân thành thị và
nông thôn trên các phương diện như mức sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ
hội việc làm…, gây ra sự bất mãn của người nghèo chiếm phần lớn dân số.
Ngoài ra, từ lâu nay Philippines chịu sự quấy nhiễu của các vấn đề như bộ
máy hành chính tham nhũng, trật tự xã hội hỗn loạn. Duterte đã lợi dụng sự
bất mãn nêu trên và cam kết sẽ quản lý trật tự xã hội bằng bàn tay sắt, từ đó
giành thắng lợi trong cuộc bầu cử [30].
Tổng thống Duterte lên nắm quyền trong bối cảnh kinh tế Philippines
có tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao (5,8% năm 2015), nhưng các thành quả của
tăng trưởng kinh tế chưa được phân phối đồng đều, có tới 20% dân số
Philippines sống dưới mức nghèo; tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên đến
25%; nạn tham nhũng tràn lan, thiên tai bão lụt thường xuyên xảy ra, trong
khi đó kinh tế Philippines chủ yếu dựa vào nguồn kiều hối của lực lượng lao
động ở nước ngoài [5].
Vào tháng 4/2017, Tổng thống Duterte đưa ra Chiến lược "Dutertenomics"
(được đặt theo tên của Tổng thống Rodrigo Duterte) với

kỳ vọng

Dutertenomics sẽ mang lại sự phát triển đột phá về cơ sở hạ tầng của
Philippines. Trước đó, vào tháng 6/2016, sau khi nhậm chức, Tổng thống
Duterte đã đề ra chính sách đầu tư hạ tầng, thúc đẩy triển khai các dự án chủ
chốt theo phương thức PPP (Nhà nước và nhân dân cùng làm) mà chính phủ
tiền nhiệm để lại. Trong chiến lược "Dutertenomics", Chính phủ Philippines
cũng chú trọng tới mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn 14% đến năm
2022 so với mức 21,6% trong năm 2015, thông qua biện pháp tạo việc làm và
đầu tư vào nguồn nhân lực. Ngồi ra, Chính phủ Philippines sẽ tập trung thực

21


hiện và hoàn tất tới 55 dự án quan trọng và mang tính đổi mới trước năm
2022, nhằm đưa Philippines hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu
này chiếm 7% GDP của Philippines, trị giá khoảng 160 tỷ USD. Người dân
hy vọng việc đầu tư xây dựng hạ tầng sẽ làm “thay da đổi thịt” đất nước
Philippines. [3] Để thực hiện được mục tiêu này, nhu cầu về nguồn vốn là rất
lớn, do đó, Chính phủ Philippines buộc phải tìm kiếm từ các nước đối tác có
tiềm lực, trong đó có Trung Quốc.
Ngồi ra, Philippines thường xun phải đối mặt với tội phạm ma tuý,
các cuộc xung đột đòi ly khai ở Mindanao/miền Nam Philippines và nguy cơ
khủng bố từ các phần tử Hồi giáo có liên hệ với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo
(IS) tự xưng. Bên cạnh đó, cuộc chiến tội phạm ma tuý mặc dù được người dân
trong nước ủng hộ, nhưng lại vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng
quốc tế, nhất là từ Mỹ và các nước phương Tây. Philippines cũng thường
xuyên hứng chịu tác động nặng nề từ thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu.
Trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển, Philippines cần lực lượng, trang
thiết bị vũ khí đủ mạnh để có thể tạo được sức răn đe, sẵn sàng cho mọi tình
huống, song ngân sách chi cho quốc phòng của Philippines hàng năm chỉ
khoảng 1% GDP. Lý do là Philippines còn phải tiết kiệm ngân sách để trang
trải cho các vấn đề khác của đất nước, trong đó có việc phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống của người dân.
1.3. Quan điểm của Tổng thống Duterte về đối ngoại và phát triển
1.3.1. Tư duy, tính cách của Duterte
Duterte sinh ra trong một gia đình có truyền thống hoạt động chính trị
(gia đình có 05 anh chị em). Bố là luật sư và là cựu thị trưởng thành phố
Davao, tỉnh Mindanao. Mẹ là giáo viên và là nhà lãnh đạo dân sự. Ngay từ bé,
khi đang học phổ thơng, cũng như lúc trưởng thành Duterte ln có thói quen
đọc sách mọi lúc mọi nơi, nhất là những cuốn tiểu thuyết gián điệp của các tác

giả nổi tiếng, những cuốn sách lịch sử, nhất là lịch sử về Mindanao và tiểu sử,
22


×