Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

De tai khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.36 KB, 22 trang )

Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
L I C M NỜ Ả Ơ
Em xin chân thành c m n các th y cô giáo khoa Giáo d c Ti uả ơ ầ ụ ể
h c c a tr ng i h c Quy Nh n, đ c bi t là s h ng t n tâm h tọ ủ ườ Đạ ọ ơ ặ ệ ự ướ ậ ế
lòng c a th y giáo: ủ ầ Lê H ng S nồ ơ gi ng viên âm nh c tr ng i h cả ạ ườ Đạ ọ
Quy Nh n - Khoa Giáo d c Ti u h c đã giúp đ em nghiên c u ch nơ ụ ể ọ ỡ ứ ọ
lam đ tài này: ề
“Xây d ng ch ng trình v n ngh k ni m ngày nhà giáoự ươ ă ệ ỷ ệ
Vi t Nam 20/11 tr ng ti u h c”.ệ ở ườ ể ọ
ng th i em c ng xin chân thành c m n s quan tâm giúp đĐồ ờ ũ ả ơ ự ỡ
c a Ban giám hi u nhà tr ng ti u h c Ng c Lây - Huy n Tu M Rông -ủ ệ ườ ể ọ ọ ệ ơ
Kon Tum, cùng toàn th các th y cô giáo và các đoàn th trong nhàể ầ ể
tr ng đã giúp đ em hoàn thành t t đ tài này./.ườ ơ ố ề
Kon Tum, ngày.....tháng.....năm 2010
Người thực hiện
Lê Trọng Thanh
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
1
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................3
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA ĐỀ TÀI......................................................6
1. Mục đích, ý nghĩa..................................................................................................6
2. Tác dụng của đề tài................................................................................................6
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................7
1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................7
2. Phạm vi Nghiên cứu..............................................................................................7
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................7
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................7


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................7
1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................7
2. Mục đích xây dựng chương trình........................................................................10
3. Công tác chuẩn bị................................................................................................10
4. Tổ chức thực và biểu diễn...................................................................................12
5. Sự chuẩn bị..........................................................................................................12
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM BIỂU DIỄN..........................................................................14
1. MỞ ĐẦU ĐÊM BIỂU DIỄN..............................................................................14
2. KHAI MẠC.........................................................................................................14
3. NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH.......................................................................14
III. TRÌNH DIỄN LẦN LƯỢT CÁC TIẾT MỤC. (Theo trình tự đã sắp xếp trước)
............................................................................................................................................14
1. Trình tự đêm vă nghệ..........................................................................................14
2. Kết thúc chương trình..........................................................................................14
IV. NỘI DUNG CÁC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ ĐÊM DIỄN VÀ KẾT THÚC CHƯƠNG
TRÌNH ...............................................................................................................................14
1. Công tác xây dựng chương trình văn nghệ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11...................................................................................................................................14
2. Công tác biểu diễn kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở trường tiểu
học......................................................................................................................................16
V. THỰC TRẠNG VỀ PHONG TRÀO VĂN NGHỆ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC............16
1. Thực trạng...........................................................................................................16
2. Những thuận lợi và khó khă trong công tác tổ chúc vă nghệ..............................17
3. Biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng chương trình văn nghệ.....................18
C. PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................19
I. Kết luận chung.....................................................................................................19
II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình văn nghệ của cá nhân học
viên sau đợt thực tập sư phạm 2 về đề tài...........................................................................20
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
2

Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................21
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn hóa văn nghệ là một bộ môn nghệ thuật mà nhu cầu, thưởng thức nghệ thuật
của mọi lứa tuổi trong xã hội ngày càng nhiều. Hiện nay trong xu thế phát triển giáo dục
nói chung, học sinh tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh khác nhau. Ngoài việc tiếp nhận
thông tin từ sách vở hay từ thầy cô giáo, nhà trường tiểu học còn tổ chức giúp các em có
những thông tin bổ ích khác về lịch sử, văn hóa giao tiếp... Thông qua các hoạt động ngoại
khóa kỷ niệm các ngày lễ lớn trọng đại của đất nước trong năm học. Qua các bài hát, bài
múa,tiểu phẩm kịch, những câu chuyện... Đã giúp các em nhận thức sâu sác hơn ý nghĩa
của những ngày kỷ niệm này.
Như chung ta đã biết, tiểu học là bậc học đặt nền tảng cơ sở ban đầu rất cơ bản và
thiết yếu, chuẩn bị cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người trong thời đại mới hiện
nay, thời đại “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời nó cũng đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo
dục quốc dân.
Việc đổi mới sách giáo khoa chính là để nâng cao chất lượng dạy ở nhà trường
nhằm phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của xã hội. Song song với việc đổi mới trên
thì chúng ta đã và đang tiến hành song song với các hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu
học. Vì đó cũng là sự vui chơi học tập và thư giãn bổ ích sau những giờ lên lớp căng thẳng.
Việc xây dựng một chương trình văn nghệ nói chung cho các ngày lễ lớn trong năm
học là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Để xây dựng một chương trình văn nghệ
“Kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”, cần phải đảm bảo các yếu tố cụ thể:
Đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung... cho các em thông qua những bài
hát, bài múa,tiểu phẩm kịch, những câu chuyện về “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện đạo đức “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” sẽ giúp các em nhận
thức sâu sắc lòng biết ơn vô hạn đối với thầy (cô) giáo, đồng thời cũng giúp các em biết
được tình yêu thương bao la và công lao to lớn dạy dỗ các em nên người, các em sẽ cố gắng
hơn trong hoạt động học tập ở nhà trường - xã hội trở thành những học sinh giỏi, những

đứa con ngoan. Cũng thông qua hoạt động này giúp các em ghi nhớ những ngày lễ lớn và
nhớ tới ngày 20/11 hàng năm, ngày tôn vinh nhà giáo, từ đó thông qua hoạt động này giúp
các em ghi nhớ những ngày lễ lớn hằng năm của dân tộc.
Qua quá trình học tập, hoạt động sư phạm tôi nhận thấy được tầm quan trọng của
những ngày lễ lớn của dân tộc, các em ở bậc tiểu học như tờ giấy trắng vì thế, tất cả các
hoạt động của cuộc sống sẽ tác động rất lớn tới hình thành nhận thức và nhân cách của các
em. Chúng ta là những nhà sư phạm cần tác động tới các em một cách đúng mực, đúng
cách từ nhiều phía, Gia đình - Nhà trường - Xã hội là nơi hình thành nhân cách của trẻ. Vì
thế thông qua các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc như: Ngày 2/9; 20/10;
20/11; 8/3; 26/3; 19/5; 30/4 và 1/5... qua hoạt động này các em được múa, hát, diễn kịch,
kể những câu chuyện mà mình biết từ đó giúp các em bộc lộ được tài năng của mình đồng
thời giúp các em nhận thức một cách sâu sắc hơn nội dung và ý nghĩa, khắc sâu được
những ngày lễ lớn của dân tộc.
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
3
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp các em nhận thức sâu rộng hơn về
các hoạt động ngoại khóa. Thông qua các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, về
việc sắp xếp và xây dựng một chương trình văn nghệ phải sát với thực tế từng trường tiểu
học nó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo”,
“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Tiên học lễ - Hậu học văn”, thì giáo viên có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những tư liệu kiến thức, ý
nghĩa của nó.
Một chương trình văn nghệ ở trường tiểu học càng mang ý nghĩa hơn bởi nó sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới các em. Hiện nay, qua sự khảo sát và quá trình tìm hiểu trong đợt thực tập
sư phạm 2 tôi nhận thấy vấn đề văn nghệ ở nhà trường tiểu học chưa được quan tâm lắm vì
thế chất lượng hoạt động trở lại với học sinh chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn và để lại ấn
tượng sâu sắc cho học sinh. Một chương trình văn nghệ được xem là thành công khi nó
đem lại sự thích thú, ấn tượng, thỏa mãn tới người xem.
Học sinh phải biết có một nền giáo dục XHCN to lớn như ngày hôm nay mà các em

đang thừa hưởng là nhơ công ơn của ông cha ta phải đánh đổi bao nhiêu xương máu để xây
dựng một nền giáo dục như ngày hôm nay.
Trong đó Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng đã giành riêng chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục, mong muốn của Bác “Ai cũng có cơm no, áo mặc. Ai cũng được học
hành” ngày từ ngay đầu mới thành lập “Nước” Bác đã kêu gọi và phát động phong trào diệt
giặc dốt. Đối với thiếu niên nhi đồng Bác Hồ đặc biệt giành tình cảm yêu thương, nâng niu.
Bác coi thế hệ thiếu niên, nhi đồng, là mầm xanh của đất nước, sẽ là những người chủ
tương lai “ Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với
các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ công học tập của các cháu”.
Nhà trường tiểu học, thông qua hoạt động ngoại khóa kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11, thì âm nhạc là phương tiện thể hiện những tình cảm , cảm xúc suy nghĩ của
mình về thầy, cô giáo.
“... Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm,
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay...... ”
Cũng qua đó để học sinh giao lưu thể hiện năng kiếu của mình bộc lộ những cái
hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn ngữ cùng âm thanh. Đó là những cảm xúc thẩm mỹ làm
tinh thần sảng khoái, trí tuệ sáng suốt sau những ngày học tập mệt mỏi.
Nhận thức được điều đó nên tôi chọn đề tài: “ Công tác xây dựng chương trình
biểu diễn văn nghệ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”
Vì vậy để kỷ niệm các ngày lễ lớn nhà trường cần phải co kế hoạch triển khai, xây
dựng chương trình kỹ lưỡng thì hội diễn mới thành công tốt đẹp. Với ý nghĩa đó, tôi mạnh
dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐỀ TÀI.
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
4
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
1. Mục đích ý nghĩa:
Âm nhạc có vẻ đẹp chân chính của nó giúp cho chúng ta vươn tới cuộc sống tươi

đẹp nhưng trong cuộc sống âm nhạc chúng ta cần vươn tới thi hiếu âm nhạc cao hơn cho
học sinh.
Qua các chương trình ngoại khóa góp phần vào sự phát triển của tư duy, khiếu thẩm
mĩ, giáo dục hình thành nhân cách cho các em... Đồng thời cũng có thể từ đó phát hiện
nhân tài âm nhạc ngay từ bậc tiểu học. Nhờ đó cần sự quan tâm của ban giám hiệu nhà
trường nhằm bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học các
em thích thể hiện mình, thích được múa hát trước đám đông bởi các em nhận thức bằng
trực quan.
Vì vậy ngoài việc thay đổi sách giáo khoa và các đêm biểu diễn văn nghệ là việc rất
cần làm , cần thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường, thông qua các đêm văn nghệ
chúng ta ôn lại truyền thống lịch sử, ngày kỉ niệm của dân tộc.
Qua đó giáo dục các em lẽ sống tôn sư trọng đạo, sự tự tôn đối với các đấng sinh
thành, với ông cha với thầy cô giáo... Theo tiến sĩ Gi.Sun De ( cộng hòa Đức ) khẳng định “
Âm nhạc có khả năng xây dựng ý chí, tính tình và nhân cách của con người đứng về mặt
giáo dục học. Âm nhạc có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người về các mặt: Trí
tuệ, óc tưởng tượng, tình cảm, tính tích cực tính tập thể và sự đoàn kết hào hứng...”
Từ những ý nghĩa nêu trên, qua quá trình thực tập và nghiên cứu sư phạm 2 tôi nhận
thấy để tổ chức một đêm văn nghệ theo chủ đề kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, một
mặt nhớ tới các ngày lễ, mặt khác giúp các em thấm nhuần được ý nghĩa của các ngày lễ
này. Ngày 20/11 được cả nước lấy làm “Ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam”, tất cả
trong ngành giáo dục đều tổ chức trọng đại, nhằm khắc sâu vào trí thức của mọi lứa tuổi
học sinh, mọi người dân Việt Nam.
2. Tác dụng của đề tài.
2.1. Đối với giáo viên:
Giúp cho học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc lựa chọn, sắp xếp, xây dựng
chương trình văn nghệ để mỗi đêm văn nghệ vừa là một sân chơi và cung cấp cho các em
những bài học bổ ích cho các em mà chưa chắc những bài học trên lớp các em nhận thức
hết được. Một mặt tăng thêm đoàn kết trong lớp tạo không khí thi đua giữa các lớp học
trong trường.
Ban tổ chức phải biết “Hát, múa...” là con đường đưa các em đi vào thế giới tràn đầy

cảm xúc, hương phấn hồi hộp, đồng thời mở ra cho các em những hiểu biết của mình về âm
nhạc. Giúp các em cảm thấy được cái đẹp của cuộc sống, việc đó ảnh hưởng lớn tới nhân
cách, khiếu thẩm mỹ cho các em.
Luôn tạo cho các em từ chỗ yêu thích hát cho đến sự say mê tham gia vào các hoạt
động xã hội khác, từ chỗ ham thích cho tới nhạy cảm luôn hát một cách tích cực say mê,
tìm tòi sáng tạo có ý thức cộng đồng, tinh thần tổ chức kỷ luật cao.
2.2 Đối với học sinh:
Hoạt động văn nghệ ở nhà trường là một hoạt động thu hút được sự tham gia đông
đảo học sinh, thông qua các tiết mục các em được múa thể hiệm tài năng sáng tạo của
mình, tạo cho các em sân chơi bổ ích. Ngoài ra các em được tiếp thu những kiến thức một
cách dễ dàng, nhẹ nhàng, thông qua giai điệu, lời ca, hài kịch, kể chuyện... Là một con
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
5
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
đường thuận lợi và tốt để giúp các em khắc sâu, củng cố kiến thức mới về lịch sử xã hội,
nhân cách con người, sự mẫu mực của những người làm “Thầy”.
Giúp các em có một cái nhìn đúng đắn về lịch sử và cách ứng xử phù hợp cho cuộc
sống đời thường, phù hợp vời truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, biết
yêu quý trân trọng tình cảm của các thầy cô giáo dành cho các em.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề đêm diễn, các bài hát ca ngợi thầy cô
giáo với các em học sinh và các em học sinh với thầy cô.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học Ngọc Lây - Tu Mơ Rông - Kon
Tum.
2. Pham vi nghiên cứu.
- Các ca khúc dành cho thiếu nhi về đề tài. Những ca khúc sôi nổi, mang tính cổ
động tuổi học trò, ngợi ca tình yêu mái trường, người giáo viên, học sinh, và tình yêu quê
hương đất nước.
- Các vở kịch về đề tài nhà trường, thầy cô, cuộc sống hàng ngày của học sinh, các

hoạt động xã hội gắn liền với trách nhiệm của tuổi học trò.
- Một số tiết mục mùa hoặc thể loại khác nhằm làm phong phú thêm cho đề tài và
trương trình đêm văn nghệ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp thu thập tài liệu và tìm tòi nghiên cứu, phân tích tài liệu.
2. Phương pháp điều tra: ở trương tiểu học Ngọc Lây và một số trương tiểu học khác
trong huyện.
3. Phương pháp quan sát: Dự và quan sát đêm văn nghệ của giáo viên và học sinh.
4. Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm.
Việc nghiên cứu xây dựng đề tài được xây dựng theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ và nghiên cứu đề tài.
Bước 2: Tập đề cương cho đề tài nghiên cứu.
Bước 3: Sưu tầm các loại sách, tài liệu có liên quan để tham khảo.
Bước 4: Khảo sát kĩ các hoạt động ngoại khóa đồng thời xây dựng chương trình văn
nghệ phù hợp.
Bước 5: Thực nghiệm các tiết mục để lựa chọn và biên tập.
Bước 6: Tiến hành xây dựng đề tài cho hoàn chỉnh.
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
6
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Cơ sở lý luận chung về đề tài:
Ta đã biết: “Âm nhạc là một thể loại nghệ thuật kết hợp những âm thanh theo một
quy luật riêng tạo thành một hệ thống có tính logic, diễn ra trong khoản thời gian nhất định
để thể hiện tư tưởng tình cảm của con người”. Đúng như vậy cuộc sống muôn hình, muôn
vẻ, để cuộc sống luôn tươi vui cần phải có lời ca tiếng hát. Bởi âm nhạc có khả năng xây
dựng ý chí, tinh thần nhân cách con người và đứng về mặt trí tuệ, óc tưởng tượng, tình cảm,
trực giác tính tích cực, tính tập thể và sự hào hứng.

Tiến Sĩ Gi.Sumde nói: “ Âm nhạc có vẻ đep chân chính của nó đã giúp người ta
vươn tới cuộc sống tươi đẹp nhất”.
Thực tế cho ta thấy , hằng năm ở các trường tiểu học thường tổ chức nhều hoạt động
ngoại khóa cho các em. Đặc biệt trong các ngày lễ lớn, các trường thường tổ chức đêm văn
nghệ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trường tiểu học có ý nghĩa quan trọng nó giáo
dục cho các em tình cảm, lòng biết ơn tấm lòng giữa con người với con người, giữa thầy
với trò, giữa trò với thầy.
Tuy hiện nay nhìn chung không phải tất cả những người chịu trách nhiệm xây dựng
chương trình đều có vốn kiến thức chuyên môn về âm nhac, dàn dựng chương trình.
Vì vậy mà không ít tổng phụ trách, hay giáo viên dạy nhạc họa chưa thật sự hiểu rõ
về công tác chuẩn bị xây dựng chương trình văn nghệ, hay có chăng nữa cũng chưa thật kĩ
lưỡng, nên khi xây dựng chương trình còn qua loa mang tính chất hình thức.
Muốn xóa bỏ quan điểm đó hay để giúp họ có cách nhìn kĩ hơn về công tác xây
dựng chương trình văn nghệ, về cả nội dung và hình thức bởi hoạt động ngoại khóa trong
chương trình dạy học hôm nay cũng xem là môn học chính trong nhà trường.
Đến với mỗi chương trình văn nghệ là một sân chơi, một buổi học và là một ngày kỉ
niệm khó phai trong tuổi học trò.
Theo ý kiến cá nhân tôi chúng ta cần nắm vững một số vấn đề sau:
Chương trình văn nghệ đó là nghệ thuật xắp xếp lựa chọn những bài hát, điệu múa,
câu chuyện, vở kịch... phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Chúng ta cần lưu ý rằng
hát, múa là nghệ thuật phù hợp với sở thích và hoạt động của các em thiếu nhi.
Hát, múa đem lại cho các em niềm vui sướng hoan hỉ, bộc lộ nét đẹp hồn nhiên của
trẻ thơ. Vẻ đẹp của động tác múa thường chứa đựng yếu tố thẩm mỹ, lành mạnh, giàu sức
diễn tả, giúp các em thể hiệ cung bậc tình cảm của mình đối với bạn bè đồng trang lứa dễ
dàng.
Sự lôi cuốn của điệu múa đối với các em không chỉ là động tác đẹp, dễ múa mà còn
có phần lời ca, âm điệu bài hát đơn giản hồn nhiên trong sáng của lứa tuổi học đường, giúp
các em hào hứng khi múa, hát. Các em tập múa là hoạt động ngoại khóa hữu hiệu một biện
pháp tốt cho các em thư giãn sau mỗi buổi học.
Nghệ thuật múa hát là người bạn thân thiết ở lứa tuổi thiếu nhi, nhi đồng. Các em

được hát bằng chính sở thích của mình, mỗi bài hát thể hiện một cung bậc tình cảm, truyền
những điều các em muốn nói của mình đến các thầy cô giáo.
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
7
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Giảng viên hướng dẫn : Lê Hồng Sơn
Như chúng ta đã biết hội diễn văn nghệ vừa mang tính giải trí, vừa mang tính giáo
dục lôi cuốn con người tới cảm xúc cao quý, tâm hồn trong sạch, con người trở nên cao
thượng tốt đẹp hơn luôn phải có cái mới đúng tầm của ngày lễ kỉ niện.
Vì vậy để hội diễn văn nghệ thành công tốt đẹp thì phải xây dựng chương trình văn
nghệ tầm cở phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương nơi công tác, là phải vừa
tạo ra không khí biết ơn, thoải mái, vui nhộn hứng thú cho học sinh.
Đồng thời phất triển năng khiếu cho các em, giúp các em biết thể hiện mình, bày tỏ
được lòng biết ơn vô hạn của mình tới thầy, cô giáo. Người đã cho ta tất cả cuộc sống ngày
nay.
Công tác xây dựng chương trình biểu diễn văn nghệ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11 là dịp giúp cho người phụ trách đội và người làm công tác chuyên môn có tại cơ
sở lựa chọn những tiết mục văn nghệ cho học sinh phù hợp với yêu cầu của ban tổ chức, từ
đó phát triển năng khiếu âm nhạc của học sinh, nâng cao tính tích cực tự giác tham gia vào
các phong trào văn nghệ của nhà trường, của đội. Góp phần nâng cao chất lượng chương
trình văn nghệ theo hướng tích cực nhất.
Đồng thời nó còn là một hoạt động nhằm mục đích chủ yếu là kỉ niệm ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11 thông qua ngày lễ đó giúp các em biết tôn sư trọng đạo, thể hiện lòng biết
ơn thầy cô với tất cả niềm kính yêu, thể hiện cảm xúc của mình trong các điệu múa, những
bài hát, những câu chuyện, những gương người tốt, việc tốt, những bài học làm người của
các thầy cô. Hơn nữa, ngoài lí do trên đây cũng là dịp cho các em giao lưu, vui chơi, giải trí
sau những ngày học tập mệt mỏi.
Qua đêm văn nghệ sẽ góp phần giáo dục học sinh lòng say mê âm nhạc tạo cho các
em được giao lưu với các bạn trong khối, trong trường khi cùng tham gia văn nghệ. Mặt
khác nó còn là con đường thuận lợi, lòng xay mê nghệ thuật để các em bộc lộ năng khiếu
của mình trước các bạn cùng lứa tuổi.

Chúng ta là những nhà sư phạm càng nhận thấy nếu kết hợp sử dụng các hoạt động
ngoại khóa cũng như tổ chức chương trình văn nghệ vào các ngày kỷ niệm ở trường học sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả học tập, phong trào của trường , lớp thông qua các chương
trình văn nghệ làm cho tinh thần của lớp học thêm thoải mái, từ đó các em tiếp thu kiến
thức một cách dễ dàng, tự nhiên và hiệu quả hơn.
Đồng thời tạo điều kiện cho các em phát triển nhân cách một cách toàn diện và hoàn
thiện, nâng cao khả năng cảm thụ cái đẹp, làm phong phú tâm hồn trẻ thơ.
Việc xây dựng một số quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, một thị hiếu âm nhạc lành
mạnh trong công tác giáo dục và phổ cập âm nhạc là một vấn đề mang tính cấp bách vừa
mang tính lâu dài.
Muốn thực hiện tốt đòi hỏi phải có sự tham gia rất nhiều ngành, nhiều đoàn thể, cơ
quan thông tin văn hóa. Hơn nữa trong chín tháng học có các ngày lễ lớn yêu cầu học sinh
phải biết về các ngày lễ lớn này. Đây là điều kiện để các em thể hiện mình trước mọi
người.
Vì thế để thể hiện được ngày kỷ niệm, ngày lễ Ban lãnh đạo nhà trường cụ thể là
( Ban tổ chức) cần lên kế hoạch xây dựng chương trình biểu diễn văn nghệ một cách chi
tiết, cụ thể bởi vì một khi biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của ngày lễ và mục đích của
nó, bắt buộc phải có sự chuẩn bị một cách chu đáo và khoa học.
1.2. Vài nét về lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Người thực hiện: Lê Trọng Thanh
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×