Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.66 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7</b>
<b>VĂN HỌC</b>


<b>I.</b> <b>Lý thuyết:</b>


1. Khái niệm về tục ngữ : hs hiểu các đặc điểm


- Về hình thức: tục ngữ ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.


- Về nội dung: tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt
(tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội…). Chú ý đến nghĩa đen và nghĩa bóng
của tục ngữ.


- Về vận dụng: tục ngữ được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng
nói hàng ngày.


2. Phân biệt tục ngữ và ca dao:


- Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của các bài dân ca.
- Tục ngữ thiên về lí trí, cung cấp cho người nghe tri thức dân gian. Ca dao


thiên về tình cảm.


- Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con
người.


3. Nội dung tư tưởng của tục ngữ:


a. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Nhóm1. Tục ngữ về thiên nhiên:



- Câu 1, 2,3,4 (SGK trang 3): thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên
nhiên, về dự đoán thời tiết, được rút ra trong quá trình quan sát các hiện
tượng thiên nhiên.


Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất


- Câu 5,6,7,8 (SGK trang 3): thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về kĩ thuật
trồng trọt, chăn nuôi, cày bừa, chăm bón…


b. Tục ngữ về con người và xã hội:


- Tục ngữ tôn vinh giá trị con người: câu 1,2,3(SGK trang 12)
- Những kinh nghiệm và bài học về học tập tu dưỡng: câu 4,5,6
- Kinh nghiệm và bài học ứng xử: câu 7,8,9.


4. Đặc điểm về hình thức nghệ thuật:
- Ngắn gọn, hàm súc.


- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung(Ví dụ: Mau sao thì nắng,
vắng sao thì mưa, Đói cho sạch rách cho thơm..)


- Có nhịp điệu, hình ảnh, gieo vần nên dễ nhớ,dễ thuộc.
5. Vận dụng tục ngữ:


a. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Khuyên nhủ mọi người biết quý trọng đất đai, phê phán hiện tượng lãng phí,
sử dụng đất khơng đúng giá trị .


- Vận dụng trong trồng trọt, chăn nuôi…để mang lại hiệu quả cho ngành nghề,


công việc.


b. Tục ngữ về con người và xã hội:


- Phê phán hiện tượng trọng của cải hơn con người.


- Khuyên mình và khuyên người khi gặp phải cảnh ngộ nghèo túng.
- Nhắc nhở về cách ứng xử có văn hóa, có nhân cách.


- Nhắc nhở về đạo lí biết ơn, lịng nhân ái, tình đồn kết.


<b>II.Luyện tập:</b>


1. Học thuộc lịng các câu tục ngữ thuộc hai chủ đề trên.


2. Nắm vững nội dung, đặc điểm hình thức và việc vận dụng các câu tục ngữ
trên trong đời sống.


3. Sưu tầm thêm tục ngữ thuộc hai chủ đề trên.


4. Viết đoạn văn trình bày hiểu biết của em và nêu ra những liên hệ thực tế về
các câu tục ngữ:


<i>- Thương người như thể thương thân.</i>
<i>- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. </i>


<b>TẬP LÀM VĂN: VĂN NGHỊ LUẬN</b>
<b>I. Lý thuyết: Hs cần nắm:</b>


1. Nắm được khái niệm về Văn nghị luận.



2. Đặc điểm của Văn nghị luận (Hs đọc trước sgk/18)


- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.


- Luận cứ: Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm
như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.


- Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở
vững chắc.


- Đọc ghi nhớ sgk/19.


3. Đề Văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (Hs đọc trước sgk/21)
- Nội dung và tính chất của đề VNL.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Tìm luận cứ


+ Xây dựng lập luận
- Đọc ghi nhớ sgk/23.
<b>II. Bài tập</b>


<i>1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:</i>


- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và
cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?


<i>- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho</i>
biết những luận cứ ấy đóng vai trị gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt
yêu cầu gì?



<i>- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như</i>
vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?


<i>2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)</i>


- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và
cụ thể hóa bằng câu văn như thế nào?


</div>

<!--links-->

×