Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

lý do chọn trường đại học mở tp hcm để học cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.91 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
p
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

LÝ DO CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
ĐỂ HỌC CAO HỌC
Mã số: T2012 – 18 – 147

Chủ nhiệm đề tài:

TS. NGUYỄN MINH HÀ

..................................................................................................................................

TP. HCM, 08/2012


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT

Họ và tên

Đơn vị cơng tác

Chức vụ


1

Huỳnh Gia Xun

Phịng quản lý đào tạo

Chuyên viên

2

Huỳnh Thị Kim Tuyết

Phòng Hợp tác & Quản lý khoa học

Chuyên viên

3

Lý Duy Trung

Khoa Đào tạo sau đại học

Chuyên viên


i

TÓM TẮT
Đề tài “Lý do chọn trường Đại học Mở TP.HCM để học cao học” nhằm mục
tiêu nhận dạng và xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học viên chọn

trường Đại học Mở TP.HCM và từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp góp
phần hồn thiện chính sách tuyển sinh và phát triển các dịch vụ đào tạo để nâng cao
chất lượng đào tạo.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính là: (1) nghiên cứu
định tính với phương pháp thảo luận tay đôi nhằm hiệu chỉnh các thang đo, xây
dựng bản phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam nói chung và tại
trường Đại học Mở TP.HCM nói riêng, (2) nghiên cứu định lượng được thực hiện
bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 415 học viên cao học thuộc 5
chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Xây dựng và
LL & PP dạy học bộ môn tiếng Anh của trường Đại học Mở TP.HCM. Một số công
cụ chủ yếu được sử dụng như thống kê mô tả, phân tích nhân tố EFA, kiểm định độ
tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha và kiểm định giả thuyết về trị
trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent-samples T-test).
Kết quả phân tích nhân tố EFA tạo thành 6 nhân tố mới đều đạt yêu cầu khi
kiểm định độ tin cậy của thang đo. Các nhân tố có tác động như sau:
 Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học viên gồm: thơng tin có được
từ giảng viên đại học, website của trường Đại học Mở TP.HCM, thông qua
những website, forum khác, các hoạt động khoa học: hội thảo, giao lưu, … và
qua quảng cáo trên báo, tạp chí, tivi, brochure.
 Khả năng vào được trường gồm: điểm chuẩn của ngành học phù hợp với khả
năng và tỷ lệ chọi thi đầu vào là phù hợp với khả năng.
 Chất lượng dạy – học gồm: đội ngũ giảng viên tốt, chương trình đào tạo có
chất lượng, mơi trường học tập năng động, điều kiện học tập phù hợp, ngành
học có mức độ hấp dẫn cao và thời khóa biểu học tập phù hợp.
 Công việc trong tương lai gồm: tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Mở TP.HCM
sẽ được cơng ty bố trí cơng việc tốt hơn, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Mở


ii


TP.HCM sẽ có thể chuyển sang ngành nghề khác mà tơi u thích, ngành học
có thu nhập cao khi ra trường, có thể tự thành lập và điều hành cơng ty riêng
sau khi tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Mở TP.HCM và mọi người trong
công ty đánh giá cao những người có bằng thạc sĩ ở trường Đại học Mở
TP.HCM.
 Đặc điểm của bản thân học viên gồm: nâng cao kỹ năng làm việc, nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ và ngành học phù hợp với sở thích của bản thân.
 Người thân gồm các biến: theo lời khuyên của đồng nghiệp trong công ty, theo
lời khuyên của người thân (bố, mẹ, anh, chị), theo yêu cầu của cơ quan và theo
lời khuyên của bạn bè.
Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp
mẫu độc lập cho thấy có sự khác biệt:
 Học viên khối ngành Kinh tế - QTKD đánh giá các biến quan sát: tốt nghiệp
thạc sĩ trường Đại học Mở TP.HCM sẽ được cơng ty bố trí cơng việc tốt hơn,
tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Mở TP.HCM sẽ có thể chuyển sang ngành
nghề khác mà tơi u thích, ngành học có thu nhập cao khi ra trường, có thể tự
thành lập và điều hành cơng ty riêng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học
Mở TP.HCM và mọi người trong công ty đánh giá cao những người có bằng
thạc sĩ ở trường Đại học Mở TP.HCM quan trọng hơn những học viên học
khối ngành KHKT và KHXHNV.
 Học viên có độ tuổi lớn hơn hoặc bằng 30 quan tâm nhiều hơn về tỷ lệ chọi thi
đầu vào là phù hợp với khả năng và điểm chuẩn của ngành học phù hợp với
khả năng so với những học viên có độ tuổi nhỏ hơn 30.


iii

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ............................................................................................................... i

MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1

1.1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 4
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 4
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU................ 5

2.1. KHÁI NIỆM CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..................................................... 5
2.2. CÁC MƠ HÌNH VỀ VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................... 6
2.2.1.

Mơ hình của Govan, Patrick và Yen (2006) ..................................... 6

2.2.2.

Mơ hình của Vrontis (2007).............................................................. 7

2.2.3.


Mơ hình của Haur (2009).................................................................. 9

2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Ở VIỆT NAM ................................11
2.4. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................................14
2.5. TÓM TẮT .....................................................................................................15
CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................16

3.1. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU...................................................16
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................17
3.2.1.

Nghiên cứu định tính .......................................................................17

3.2.2.

Nghiên cứu định lượng ....................................................................18


iv

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................................19
3.3.1.

Đối tượng khảo sát ..........................................................................19

3.3.2.

Kích cỡ mẫu khảo sát ......................................................................19


3.3.3.

Thu thập dữ liệu ..............................................................................19

3.3.4.

Phân tích dữ liệu ..............................................................................20

3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO .............................................................................20
3.4.1.

Yếu tố người thân ............................................................................20

3.4.2.

Yếu tố đặc điểm của trường đại học.................................................21

3.4.3.

Yếu tố đặc điểm của bản thân học viên ............................................22

3.4.4.

Yếu tố công việc trong tương lai ......................................................22

3.4.5.

Yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thơng tin đến học viên ............22


3.5. TĨM TẮT .....................................................................................................23
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................25

4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MƠ TẢ ....................................................................25
4.1.1.

Thống kê mơ tả các biến dữ liệu định tính .......................................25

4.1.2.

Thống kê mơ tả các biến dữ liệu định lượng ....................................29

4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA) ...................................................36
4.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO (Cronbach Alpha) ..............................40
4.4. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC THÀNH PHẦN .............................53
4.4.1.

Khối ngành Kinh tế - QTKD và KHKT ...........................................54

4.4.2.

Khối ngành Kinh tế - QTKD và KHXHNV .....................................57

4.4.3.

Khối ngành KHKT và KHXHNV ....................................................59

4.4.4.


Giới tính nam và nữ .........................................................................60

4.4.5.

Chức vụ trưởng phịng và khơng phải trưởng phịng ........................61

4.4.6.

Độ tuổi nhỏ hơn 30 và độ tuổi lớn hơn hoặc bằng 30 .......................62

4.4.7.

Nghề nghiệp cơng chức và khơng phải cơng chức ...........................63

4.5. TĨM TẮT .....................................................................................................64
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................67

5.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................67


v

5.2. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA .......................69
5.3. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................71
5.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................73
PHỤ LỤC..............................................................................................................77



vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EFA

: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KHXHNV

: Khoa học xã hội nhân văn

KMO

: Kaiser-Meyer-Olkin – Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố

QTKD

: Quản trị kinh doanh

KT

: Kinh tế


Sig.

: Significance level – Mức ý nghĩa

SPSS

: Statistical Package for Social Sciences - Phần mềm xử lý thống kê
dùng trong các ngành khoa học xã hội

THPT

: trung học phổ thơng

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Kết quả đào tạo từng năm ........................................................................ 2
Bảng 2.1: Mơ hình chọn trường đại học của Haur (2009) ........................................ 9
Bảng 3.1: Các biến quan sát cho yếu tố người thân ................................................ 21
Bảng 3.2: Các biến quan sát cho yếu tố đặc điểm của trường đại học..................... 21
Bảng 3.3: Các biến quan sát cho yếu tố đặc điểm của bản thân học viên ................ 22
Bảng 3.4: Các biến quan sát cho yếu tố công việc trong tương lai.......................... 22
Bảng 3.5: Các biến quan sát cho yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến
học viên ................................................................................................................. 23

Bảng 4.1: Số lượng học viên theo học chương trình cao học trong nước ................ 26
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mơ tả định tính liên quan đến học viên ....................... 28
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng .......................................... 34
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố ...................................................................... 39
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định thang đo Cronbach Alpha của các biến ................... 40
Bảng 4.6: Kết quả thống kê của các nhân tố rút trích (theo thứ tự quan trọng) ....... 48
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test của học viên
khối ngành Kinh tế - QTKD và KHKT .................................................................. 54
Bảng 4.8: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố 4 ......................... 55
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test của học viên
khối ngành Kinh tế - QTKD và KHXHNV ............................................................ 58
Bảng 4.10: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố 4 ....................... 59
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test của học viên
khối ngành KHKT và KHXHNV........................................................................... 59
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test giới tính nam
và nữ ..................................................................................................................... 60
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test chức vụ
trưởng phịng và khơng phải trưởng phòng ............................................................ 61


viii

Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test độ tuổi nhỏ
hơn 30 và độ tuổi lớn hơn hoặc bằng 30 ................................................................ 62
Bảng 4.15: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố 5 ....................... 63
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test nghề nghiệp
công chức và không phải công chức ...................................................................... 64


ix


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mơ hình chọn trường đại học của Govan, Patrick và Yen (2006) ............. 7
Hình 2.2: Mơ hình chọn trường của Vrontis và các tác giả (2007) .......................... 8
Hình 2.3: Mơ hình chọn trường đại học của Haur (2009) ....................................... 11
Hình 2.4: Mơ hình chọn trường đại học của Trần Văn Q (2009) ........................ 12
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất................................................................... 14
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 16
Hình 4.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến lý do chọn trường Đại học Mở
TP.HCM để học cao học........................................................................................ 50


1

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
Chương mở đầu giới thiệu tổng quan về lý do hình thành đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
1.1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực có trình độ học vấn sau đại học ngày
càng chiếm số lượng đáng kể. Điều này tạo nên nhu cầu học tập ngày càng cao của xã
hội. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều trường đại học đã phát triển các chương trình đào
tạo sau đại học trong nước và liên kết với nước ngoài tạo nên một sự cạnh tranh rất lớn
trong lĩnh vực đào tạo. Một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh hiện
nay của các trường là chất lượng đào tạo và tỷ lệ học viên có cơ hội thăng tiến sau
khi tốt nghiệp. Với tôn chỉ là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội
trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, trường Đại học Mở TP.HCM luôn chú
trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tính thích ứng và khả năng ứng dụng của học

viên. Tiêu chí này được thể hiện xuyên suốt từ khâu thiết kế chương trình cho đến
tổ chức thực hiện, giảng dạy. Nhờ đáp ứng được tính ứng dụng thực tiễn nên đa số
học viên tốt nghiệp đều có cơ hội thăng tiến trong công việc rất cao, nâng cao khả
năng làm việc và mở mang kiến thức rất tốt, đồng thời tạo được niềm tin trong xã
hội thể hiện qua số lượng học viên dự thi vào trường ngày càng tăng.
Trường thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát chẳng hạn như lấy ý kiến
học viên về tính hữu dụng của môn học và hoạt động giảng dạy của giảng viên
nhằm đánh giá mức độ thích ứng sản phẩm đào tạo của nhà trường với nhu cầu của
thị trường lao động, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại
học Mở TP.HCM. Đây là một việc làm rất cần thiết nhưng việc tìm hiểu các lý do
mà học viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM cũng khơng kém phần quan trọng
trong việc xây dựng hình ảnh, đo lường cải tiến chất lượng của nhà trường, thu hút
sinh viên tốt nghiệp đại học thi vào trường Đại học Mở TP.HCM ngày càng nhiều
hơn. Đề tài “Lý do chọn trường Đại Học Mở TP.HCM để học cao học” nhằm


2

tìm hiểu các yếu tố quan trọng tác động đến quá trình ra quyết định chọn trường để
học cao học, từ đó đưa ra các giải pháp thu hút nhiều học viên thi vào trường, chọn
đúng đối tượng để giới thiệu về trường Đại học Mở TP.HCM.
Bảng 1.1: Kết quả đào tạo từng năm

2004

Quản trị Kinh doanh

135

---


40

Thực
hiện
chỉ
tiêu
49

2005

Quản trị Kinh doanh

213

+58%

40

41

0%

367

+72%

74

74


+85%

396

+8%

88

88

+19%

549

+39%

150

172

+70%

Năm

2006
2007

2008


2009

2010

2011

Ngành đào tạo

So
năm
trước

C/tiêu
được
giao

1. Quản trị Kinh doanh
2. LL&PP Dạy học Bộ môn Tiếng Anh
1. Quản trị Kinh doanh
2. LL & PP Dạy học Bộ môn Tiếng Anh
1. Quản trị Kinh doanh
2. LL & PP Dạy học Bộ môn Tiếng Anh
3. Tài chính – Ngân hàng
4. Kinh tế học
1. Quản trị Kinh doanh
3. Tài chính – Ngân hàng

209
1.094


+99%

47
49

4. Kinh tế học

61

1. Quản trị Kinh doanh

105

2. LL & PP Dạy học Bộ môn Tiếng Anh
3. Tài chính – Ngân hàng

1.531

+40%

300

44
60

4. Kinh tế học

91

1. Quản trị Kinh doanh


118

2. LL & PP Dạy học Bộ mơn Tiếng Anh

49

3. Tài chính – Ngân hàng

400
2.117

+38%

114

---

23

1. Quản trị Kinh doanh

170

2. LL & PP Dạy học Bộ môn Tiếng Anh

50

3. Tài chính – Ngân hàng


480
2.698

+23%

5. Xây dựng cơng trình dân dụng và công nghiệp
Nguồn: Khoa đào tạo sau đại học 10 năm 2003 - 2012

+35%

+44%

+33%

96

5. Xây dựng cơng trình dân dụng và công nghiệp

4. Kinh tế học

So
năm
trước

52

2. LL & PP Dạy học Bộ môn Tiếng Anh

4. Kinh tế học


2012

Số
lượng
dự thi

110
110
40

+20%


3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm:
- Nhận dạng và đo lường tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc học
viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM để học cao học. Từ đó, xác định mức
độ quan trọng của các yếu tố có tác động đến việc học viên chọn trường Đại
học Mở TP.HCM.
- Đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến các yếu tố đã phân tích đối với việc
học viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM để học cao học.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua hai
bước, (1) nghiên cứu sơ bộ định tính và (2) nghiên cứu chính thức bằng phương
pháp định lượng.
- Q trình nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu định tính giúp xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn trường Đại học Mở TP.HCM để học cao học. Từ đó thiết

kế bảng câu hỏi phỏng vấn học viên cho phù hợp.
- Từ các thơng tin trên, tiến hành nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định
lượng: Lý do chọn trường Đại học Mở TP.HCM để học cao học được thực
hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp học viên tại trường Đại học Mở
TP.HCM thông qua bảng câu hỏi chi tiết.
- Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.
- Phân tích kết quả bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, kiểm định độ tin
cậy của thang đo Cronbach Alpha và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của
hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent-samples T-test).

1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chỉ đề cập đến những vấn đề sau đây:
- Tập trung khảo sát học viên đang học cao học của trường Đại học Mở
TP.HCM.


4

- Thời gian khảo sát: năm 2012.

1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này góp phần mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các trường đại học
và những người làm nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể như sau:
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác định được các yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc học viên chọn trường để học cao học.
- Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho lãnh đạo nhà trường nắm bắt được vai
trò của các yếu tố ảnh hưởng đến việc học viên chọn trường để học cao học và
các thang đo lường chúng. Từ đó góp phần hồn thiện xây dựng các chiến lược
marketing đúng hướng nhằm hoạch định chính sách tuyển học viên, sinh viên
tốt nghiệp đại học.


1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của nghiên cứu gồm có 5 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1 là mở đầu, trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2 là cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, trình bày một số khái
niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, mơ hình và các giả thiết nghiên
cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước.
- Chương 3 là thiết kế nghiên cứu, tập trung vào việc xây dựng các bước thực
hiện nghiên cứu định tính và định lượng.
- Chương 4 là kết quả nghiên cứu, trình bày việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến việc học viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM để học cao học.
- Chương 5 là kết luận và kiến nghị của đề tài.


5

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày sơ lược về khái niệm chọn trường đại học và các mơ hình
về việc chọn trường đại học, từ đó hiệu chỉnh và rút ra một số nhân tố tác động đến
việc học viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM để học cao học, đồng thời giới
thiệu một số nghiên cứu trước và sử dụng các kết quả này để hiệu chỉnh lần cuối
cùng các yếu tố tác động và gợi ý các thang đo sẽ sử dụng trong nghiên cứu.
2.1. KHÁI NIỆM CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Khái niệm chọn trường đại học được định nghĩa là một “q trình phức tạp, đa
giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục
chính quy sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một
trường đại học cụ thể, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng
nghiệp tiên tiến” (Hossler, Braxton, & Coopersmith, 1989). Trong nhiều năm qua,

một vài mơ hình chọn trường đã được ra đời để hiểu rõ hơn quá trình chọn trường
của sinh viên. Những mơ hình chọn lựa trường đại học này được chia thành ba loại:
xã hội học, kinh tế và kết hợp với những mơ hình chọn lựa.
Những mơ hình xã hội học tập trung chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến
những nguyện vọng học đại học của sinh viên như hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia
đình, khả năng học tập của sinh viên, những kỳ vọng của bố mẹ về học vấn của con
cái, người thân và thành tích học trung học.
Ngược lại, những mơ hình kinh tế cũng được biết như những mơ hình thuộc
tốn kinh tế dựa trên ý tưởng sinh viên sử dụng một sự phân tích lợi ích chi phí bởi
trọng số những chi phí về sự chọn lựa của họ (ví dụ như theo học đại học, tham gia
quân đội, tham gia vào lực lượng lao động) đối lập với nhận thức về lợi ích. Những
mơ hình này xem việc chọn lựa trường đại học như một quyết định đầu tư và giả
định rằng sinh viên tối đa hóa nhận thức những lợi ích chi phí trong những sự chọn
lựa trường đại học của họ với thông tin hoàn hảo và được tham gia vào trong một
quá trình chọn lựa hợp lý. Ngồi ra, những mơ hình kết hợp sử dụng những thành


6

phần của cả mơ hình kinh tế và mơ hình xã hội học để giải thích q trình chọn lựa
trường đại học của sinh viên. Những mơ hình kết hợp cung cấp nhiều cơ hội cho sự
can thiệp và hữu ích cho những nhà quản lý trường đại học hơn so với những mơ
hình đơn lẻ kinh tế và xã hội học.
Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào những mơ hình kết hợp như là:
 Mơ hình của Govan, Patrick và Yen (2006).
 Mơ hình của Vrontis (2007).
 Mơ hình của Haur (2009).

2.2. CÁC MƠ HÌNH VỀ VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.2.1.


Mơ hình của Govan, Patrick và Yen (2006)

Cách tiếp cận về những chiến lược ra quyết định của sinh viên đã sử dụng để
chọn lựa trường đại học được dựa trên một mơ hình xử lý thơng tin. Mục đích của
một mơ hình xử lý thơng tin giúp đỡ xác định thơng tin gì để cung cấp cho sinh
viên, và cung cấp những thơng tin đó như thế nào để giúp đỡ sinh viên xử lý, giải
thích, và tích hợp thơng tin cho q trình chọn lựa trường đại học.
Govan, Patrick và Yen (2006) nghiên cứu quá trình ra quyết định của học sinh
trung học phổ thông trong việc lựa chọn một trường đại học liên quan đến một mơ
hình xử lý thơng tin. Theo Govan, Patrick và Yen (2006) “Giả thuyết rằng các học
sinh ra quyết định chiến lược ít phức tạp hơn vì sử dụng số lượng hạn chế của thơng
tin mà họ có sẵn và họ thiếu khả năng tính tốn sự lựa chọn”. Nghiên cứu của
Govan, Patrick và Yen (2006) kiểm tra những ảnh hưởng của đặc điểm học sinh,
các nguồn thông tin đại học và thơng tin hỗ trợ tài chính trong q trình học sinh lựa
chọn để tìm hiểu những chiến lược ra quyết định mà học sinh đã sử dụng.
Theo thống kê của Govan, Patrick và Yen (2006) phát hiện học sinh có thành
tích học tập cao có khả năng ra quyết định chiến lược phức tạp hơn học sinh có
thành tích thấp.


7

Hình 2.1: Mơ hình chọn trường đại học của Govan, Patrick và Yen (2006)
Hệ thống xử lý thông tin (sinh viên)
Trong điều kiện hạn chế năng lực và khả năng tính tốn

Mơi trường nhiệm vụ
(Chọn lựa một trường đại học)
Những tác động của nhiệm vụ và ngoại cảnh

Sự chọn lựa

Trường A

Trường B

Trường C

Đặcđiểm

Học phí

Học phí

Học phí

Địa điểm

Địa điểm

Địa điểm

Ngành đào tạo

Ngành đào tạo

Ngành đào tạo

Khoảng cách
vấn đề (sự

tuyên bố của
sinh viên)
Sử dụng chiến
lược ra quyết
định

Trường đại
học được
chọn lựa

Nguồn: Govan, Patrick và Yen (2006)

2.2.2.

Mơ hình của Vrontis (2007)

Vrontis và ctg (2007) phối hợp cùng với Hanson và Litten (1982) nghiên cứu
mô hình chọn trường dựa trên mơ hình của Chapman (1981) mơ tả chọn trường đại
học là một q trình liên tục, bao gồm năm bước chính: (1) nguyện vọng vào đại
học, (2) bắt đầu quá trình tìm kiếm, (3) thu thập thông tin, (4) lập danh sách trường
tiềm năng, và (5) ghi danh vào một trường đại học.
Theo Vrontis và ctg (2007) giai đoạn “nguyện vọng vào đại học” chịu ảnh
hưởng bởi 5 nhóm yếu tố: “đặc điểm gia đình, đặc điểm trường trung học, đặc điểm
cá nhân, môi trường xã hội, và chính sách nhà nước”. Yếu tố “các nhân tố ảnh
hưởng” tác động lên giai đoạn “thu thập thông tin” và “lập danh sách trường”. Yếu
tố “đặc điểm trường đại học” như học phí/chi phí học tập, chính sách hỗ trợ tài
chính, chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành đào tạo, môi trường học tập, trường công
lập/dân lập và địa điểm trường cũng ảnh hưởng đến số lượng trường tiềm năng
trong danh sách trường tiềm năng. Yếu tố “hoạt động của trường” như hoạt động



8

tiếp thị, hoạt động tuyển sinh, hoạt động hướng nghiệp, chính sách học phí, thủ tục
nhập học, tổ chức tham quan trường là tất cả các khía cạnh của những bước cuối
cùng trước khi ghi danh vào học (quyết định chọn trường).
Hình 2.2: Mơ hình chọn trường của Vrontis và các tác giả (2007)

Đặc điểm gia đình
Chủng tộc
Thu nhập/Nguồn lực
Tình trạng kinh tế xã hội
Học vấn của bố mẹ
Văn hóa gia đình
Tính cách của bố mẹ
Tơn giáo
Giới tính

Đặc điểm trường trung
học
Loại hình trường
Chất lượng đào tạo
Chương trình giảng dạy
Chương trình

Nguyện
vọng vào
đại học

Quá trình

tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng

Bố mẹ
Người tư vấn
Bạn bè
Sách, báo, tạp chí
Nhân viên trường
Các phương tiện truyền
thơng

Thu thập
thông tin

Lập danh
sách
trường

Ghi danh

Hoạt động nhà trường
Đặc điểm cá nhân
Địa vị giai cấp
Khả năng nghiên cứu
Thành tích
Những khả năng khác
Tự nhận thức
Giá trị cá nhân
Tìm kiếm lợi ích

Tính cách
Lối sống

Chính sách nhà nước

Hoạt động tiếp thị
Hoạt động tuyển sinh
Hoạt động hướng nghiệp
Chính sách học phí
Thủ tục nhập học
Tổ chức tham quan trường
Tuyển sinh/tuyển dụng

Các chính sách hỗ trợ
giáo dục

Mơi trường xã hội
Kết cấu nghề nghiệp
Điều kiện kinh tế
Điều kiện văn hóa

Đặc điểm trường
đại học
Học phí
Chỉ tiêu đào tạo
Ngành nghề đào tạo
Danh tiếng trường
Loại hình trường
Địa điểm trường


Nguồn: Vrontis, D., Thrassou, A., và Melanthiou, Y. (2007)


9

2.2.3.

Mơ hình của Haur (2009)

Mơ hình nghiên cứu của Haur (2009) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
học tại một trường đại học: chi phí giáo dục, bằng cấp (nội dung và cấu trúc chương
trình đào tạo), cơ sở vật chất của nhà trường, giá trị giáo dục, thơng tin về tổ chức
giáo dục, gia đình, bạn bè và người cùng tuổi.
Bảng 2.1: Mơ hình chọn trường đại học của Haur (2009)
Yếu tố

Chi phí giáo dục

Ý nghĩa
Những giả định về tài

- Chi phí hợp lý.

chính của sinh viên

- Hỗ trợ tài chính.

trong suốt q trình

- Hỗ trợ học bổng.


học tập tại trường đại

- Thanh tốn học phí linh hoạt.

học

- Chi phí chỗ ở hợp lý.

Bằng cấp (nội Tính sẵn có và tính
dung và cấu trúc hợp lý của những
chương trình đào khóa học được cung
tạo)

Thang đo

cấp cho sinh viên

- Những yêu cầu về đầu vào hợp lý.
- Các khóa học đa dạng.
- Sự lựa chọn khóa học/mơn học linh hoạt.
- Những chương trình thích ứng.
- Thời gian hồn thành khóa học hợp lý.
- Vị trí lý tưởng.
- Môi trường học tập thuận lợi.

Những cấu trúc và
Cơ sở vật chất những thuộc tính của
của nhà trường


những tổ chức giáo
dục

- Khu giải trí lớn và nhiều phương tiện
khác.
- Cuộc sống xã hội kỳ vọng trong khuôn
viên trường đại học.
- Sạch sẽ.
- An toàn.
- Chất lượng giảng dạy.

Giá trị giáo dục

Sự quan trọng riêng

- Nổi tiếng.

biệt và những nguyên

- Giá trị học thuật nổi tiếng.

tắc về chất lượng giáo

- Sự công nhận từ những tổ chức giáo dục


10

dục


khác.
- Sự công nhận từ những cơ quan chuyên
môn.
- Sự cơng nhận từ những ngành cơng
nghiệp.
- Q trình thực tiễn.

Thơng tin về tổ
chức giáo dục

Thông tin cung cấp

- Thông tin sẵn có.

cho sinh viên bởi tổ

- Cơ hội nghề nghiệp.

chức giáo dục

- Lĩnh vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu sau đại học.
- Dựa vào ý kiến của thành viên trong gia
đình.

Những sự ảnh hưởng
của các thành viên
Gia đình, bạn bè trong gia đình, bạn bè
và người cùng và người cùng tuổi
tác động đến ý định


tuổi

học tại một trường
đại học

- Quan điểm gia đình là quan trọng.
- Dựa vào lời khuyên của bạn bè.
- Sự nhận thức của bạn bè là quan trọng.
- Dựa vào ý kiến của những người cùng
tuổi.
- Lời đề nghị của những người cùng tuổi
là quan trọng.
- Dựa vào quan điểm của giáo viên THPT.
- Lời đề nghị của giáo viên THPT là quan
trọng.

Nguồn: Haur (2009)
Mơ hình nghiên cứu của Haur (2009) có một biến phụ thuộc: Ý định học tại một
trường đại học, 6 thang đo:
-

Có khả năng học cao hơn.

-

Sự quan tâm mạnh mẽ để tiếp tục con đường học vấn.

-


Đề nghị về chọn lựa tổ chức giáo dục.

-

Nói về những điều gì ước muốn khi chọn lựa tổ chức giáo dục.


11

-

Sự sẵn lịng sử dụng thời gian cho mục đích học tập.

-

Sự sẵn lịng chi trả ở mức cao.

Hình 2.3: Mơ hình chọn trường đại học của Haur (2009)
Chi phí giáo dục
Bằng cấp
Cơ sở vật chất của nhà trường
Giá trị giáo dục
Ý định học
tại trường
đại học

Thông tin về tổ chức giáo dục
Gia đình, bạn bè và người cùng tuổi
Nguồn: Haur (2009)


2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Ở VIỆT NAM
 Nghiên cứu của Trần Văn Quý (2009)
Trần Văn Quý (2009) tổng hợp các nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và
Gallagher (1987), Cabrera và La Nasa (2000), Mario và Helena (2007) cho thấy
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học là: các cá nhân có ảnh
hưởng đến quyết định của học sinh, đặc điểm của trường đại học, bản thân cá nhân
học sinh, cơ hội học tập cao hơn trong tương lai, cơ hội việc làm trong tương lai, nỗ
lực giao tiếp với học sinh của các trường đại học, đặc trưng giới tính của học sinh.
Có 4 yếu tố quyết định bao gồm: bản thân cá nhân học sinh, các cá nhân có ảnh
hưởng đến quyết định của học sinh, đặc điểm của trường đại học, nỗ lực giao tiếp
với học sinh của các trường đại học. Do đó, trong mơ hình nghiên cứu, Trần Văn


12

Quý (2009) cũng đưa 4 yếu tố nêu trên vào mơ hình nghiên cứu bởi vì những yếu tố
này mang tính phổ biến và đã được kiểm chứng qua nhiều cuộc nghiên cứu trước.
Hình 2.4: Mơ hình chọn trường đại học trong nghiên cứu Trần Văn Quý (2009)
Yếu tố đặc trưng giới tính của học sinh
Yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định
của học sinh
H7

Yếu tố đặc điểm của trường đại học
Yếu tố bản thân cá nhân học sinh

H1+
H2+
H3+


Yếu tố cơ hội học tập cao hơn trong tương lai
Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai
Yếu tố nỗ lực giao tiếp với học sinh của các
trường đại học

H4+
H5+

Quyết định
chọn trường
đại học

H6+

Nguồn: Trần Văn Quý (2009)

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Quý (2009) đã xác định 5 yếu tố có ảnh
hưởng mạnh đến quyết định chọn trường đại học theo mức độ giảm dần như sau:
yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai, yếu tố thơng tin có sẵn của trường đại học,
yếu tố bản thân cá nhân học sinh THPT, yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học
và yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Phương
pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận tay đơi với 4 đối tượng khảo
sát (học sinh THPT) và phát thử bảng câu hỏi (50 bảng) để điều chỉnh từ ngữ.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 600 học sinh
lớp 12 tại 5 trường THPT tại Quảng Ngãi nhằm đánh giá thang đo và kiểm định giả
thuyết.


13


 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên và Huỳnh Thị Kim
Tuyết (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường ĐH
Mở TP.HCM
Với mẫu nghiên cứu 1.894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy, sử dụng mơ
hình chọn trường đại học của Chapman (1981), Litten (1982), Jackson (1982),
Hossler và Gallagher (1987), Cabrera và La Nasa (2000), kết quả phân tích nhân tố
EFA tạo thành 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở
TP.HCM: Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp
THPT; khả năng vào được trường; chất lượng dạy – học; công việc trong tương lai;
đặc điểm của bản thân sinh viên; người thân trong gia đình; người thân ngồi gia
đình. Ngoài ra, kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trường hợp mẫu độc lập cho thấy: những sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh
đánh giá “việc tham dự các buổi giới thiệu về trường” quan trọng hơn những sinh
viên có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, sinh viên đăng ký thi vào trường nguyện
vọng 1 đánh giá “khả năng vào được trường” quan trọng hơn sinh viên đăng ký thi
vào trường nguyện vọng 2, sinh viên học khối ngành “Kinh tế - QTKD” đánh giá
“công việc trong tương lai” quan trọng hơn sinh viên học khối ngành “KHKT” và
“KHXHNV”. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho lãnh đạo nhà trường xây dựng
các chiến lược marketing đúng hướng nhằm hoạch định chính sách tuyển học viên,
học sinh tốt nghiệp THPT.

Nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Trần Văn Quý (2009) và nghiên cứu
của Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên và Huỳnh Thị Kim Tuyết (2011) ở một số
điểm như sau:
 Đối tượng nghiên cứu là học viên cao học đang học tại trường Đại học Mở
TP.HCM. Đây là đối tượng đã thi đậu vào trường nên họ xác định được các
yếu tố chính ảnh hưởng đến họ trong q trình chọn trường.


Nghiên cứu này dựa vào mơ hình của Govan, Patrick và Yen (2006), Vrontis

(2007), Haur (2009) nghiên cứu này xác định có 5 yếu tố chính ảnh hưởng


14

đến việc chọn trường Đại học Mở TP.HCM của học viên cao học: (1) yếu tố
người thân, (2) yếu tố đặc điểm của trường đại học, (3) yếu tố đặc điểm của
bản thân học viên, (4) yếu tố công việc trong tương lai, (5) yếu tố nỗ lực của
nhà trường để đưa thơng tin đến học viên. Trong đó, yếu tố đặc điểm của
trường đại học và yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học viên
được đo lường bằng các biến quan sát phù hợp với tình hình thực tế tại nhà
trường hiện nay.


Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra các giải pháp cho việc thu hút học
viên thi cao học và các chính sách liên quan đến đào tạo sau đại học của nhà
trường.

2.4. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mơ hình khảo sát dựa trên các mơ hình về việc chọn trường đại học được trình
bày ở phần 2.2 và một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam được trình bày ở phần
2.3, tác giả tiến hành khảo sát mơ hình nghiên cứu như Hình 2.5.
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Yếu tố người thân

Yếu tố đặc điểm của trường đại
học
Yếu tố đặc điểm của bản thân
học viên
Yếu tố công việc trong tương lai


Yếu tố nỗ lực của nhà trường để
đưa thông tin đến học viên


DO
CHỌN
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC MỞ TP.HCM
ĐỂ HỌC CAO HỌC


×