Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

tác động của môi trường kinh tế đến quy mô của thị trường bán lẻ và kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
ĐẾN QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
VÀ KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI
TẠI VIỆT NAM

Mã số: T2014.08.175

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài:

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trần Tuấn Anh

TP.HCM, 06/2015
1


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
THAM GIA THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
ThS. Nguyễn Thúy Huyền

2



MỤC LỤC

Danh sách các hình vẽ, biểu đồ, bảng biểu

5

Danh mục các từ viết tắt trong đề tài

7

Thông tin kết quả nghiên cứu

8

Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu

12

1. Lý do chọn đề tài

12

2. Mục tiêu nghiên cứu

13

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

13


4. Phương pháp nghiên cứu

14

5. Nội dung nghiên cứu

15

Chương 1: Cơ sở lý luận

16

1.1 Một số khái niệm cơ bản

16

1.2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

24

1.3 Khung phân tích

33

Chương 2: Tác động của mơi trường kinh tế đến quy mô thị trường bán lẻ

37

2.1 Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam


37

2.2 Phân tích mơi trường kinh tế của thị trường bán lẻ Việt Nam

42

2.3 Phân tích tác động của môi trường kinh tế đến quy mô thị trường bán lẻ

51

Chương 3: Dự báo tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ Việt Nam

60

3


3.1 Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam và phương pháp dự báo

60

3.2 Dự báo tăng trưởng của quy mơ thị trường bán lẻ Việt Nam

64

Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến kênh phân phối hiện đại tại 69
Việt Nam
4.1 Đơ thị hóa và kênh phân phối bán lẻ hiện đại


69

4.2 Đầu tư nước ngoài vào kênh phân phối bán lẻ hiện đại

72

4.3 Chính sách phát triển kênh phân phối bán lẻ hiện đại của nhà nước

74

Kết luận và kiến nghị

77

Tài liệu tham khảo

81

Phụ lục

87

4


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Các loại hình bán lẻ tại Việt Nam

17


Hình 1.2: Khung phân tích của đề tài

32

Hình 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa giai đoạn 1995 – 2014

33

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa giai đoạn 1995 – 2014

34

Hình 2.3: Số lượng chợ tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

35

Hình 2.4: Số lượng siêu thị tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013

35

Hình 2.5: Số lượng trung tâm thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

36

Hình 2.6: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014

38

Hình 2.7: GDP bình quân đầu người giai đoạn 1995 - 2014


40

Hình 2.8: Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân giai đoạn 1995 – 2014

40

Hình 2.9: Tỷ lệ chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân trên GDP giai đoạn 1995 – 2014

41

Hình 2.10: Dân số Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014

42

Hình 2.11: Cơ cấu dân số theo độ tuổi năm 2011

44

Hình 2.12: Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014

46

Hình 2.13: Chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014

46

Hình 2.14: CPI chung và CPI lương thực thực phẩm giai đoạn 2000 – 2013

47


Hình 2.15: Mối tương quan giữa biến LTMBL và LDANSO

50

Hình 3.1: Quy mơ thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014

56

Hình 3.2: Quy trình thực hiện phương pháp Box – Jenkins

59

Hình 3.3: Biểu đồ ACF và PACF của phần dư từ mơ hình ARIMA(1,2,0)

61

Hình 3.4: Biểu đồ dự báo quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam bằng

63
5


ARIMA(1,2,0)
Hình 4.1: Tỷ lệ cư dân đơ thị trên tổng số dân Việt Nam giai đoạn 1991 – 2013 66
Hình 4.2: Số đô thị tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2015

67

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Các làn sóng phát triển của bán lẻ hiện đại tại các khu vực quốc 28
đang phát triển
Bảng 2.1: Kết quả phân tích tương quan

50

Bảng 2.2: Kết quả kiểm định tính dừng các biến

52

Bảng 2.3: Kết quả kiểm định AEG

53

Bảng 3.1: Kết quả ước lượng mơ hình ARIMA

60

Bảng 3.2: Kết quả dự báo tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ Việt Nam
giai đoạn 2015 – 2020

60

Bảng 4.1: Các đô thị với số dân hơn 200.000 người

66

Bảng 4.2: Một số dự án đầu tư lớn có vốn nước ngồi

68


Bảng 4.3: Top 10 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2014

70

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
ACF

Autocorrelation function

ADF

Augmented Dickey-Fuller

AEG

Augmented Engle – Granger

AIC

Akaike Information Criterion

AR

Autoregressive

ARIMA


Autoregressive Integrated Moving Average

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

BIC

Bayesian Information Criterion

ECM

Error Correction Model

ENT

Economic Needs Test

FDI

Foreign Direct Investment

GDP

Gross Domestic Product

M&A

Mergers and acquisitions


MA

Moving Average

NWB

Newey –West Bandwidth

PACF

Partial autocorrelation function

PP

Phillips-Perron

SIC

Schwarz Information Criterion

VAR

Vector Autoregression

VECM

Vector Error Correction Model

WTO


World Trade Organization

7


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

_________________

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
-

Tên đề tài (tiếng Việt): Tác động của môi trường kinh tế đến quy mô của thị
trường bán lẻ và kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

-

Tên đề tài (tiếng Anh): The impact of the economic environment on the size of the
retail market and the modern retail channel in Vietnam.


-

Mã số: T2014.08.175

-

Chủ nhiệm đề tài: Trần Tuấn Anh

-

Đơn vị chủ nhiệm đề tài: Khoa Quản Trị Kinh Doanh

-

Thời gian thực hiện: 15 tháng (từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015)

2. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của môi trường kinh tế đến sự tăng trưởng
quy mô của thị trường bán lẻ và sự phát triển của kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại
Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
 Phân tích thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ giai đoạn 1990 – 2014.
 Phân tích tác động của mơi trường kinh tế đến tăng trưởng của quy mô thị
trường bán lẻ tại Việt Nam.
 Dự báo tăng trưởng quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
 Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại
tại Việt Nam.

3. Các điểm mới của đề tài:
Đề tài nghiên cứu sự tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ và sự phát triển của

kênh phân phối bán lẻ hiện đại dựa trên tác động của các yếu tố của môi trường kinh
tế. Đây là hướng nghiên cứu mới, khác với cách tiếp cận của nhiều nghiên cứu đã
được thực hiện về thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ góc độ kinh tế, thị trường bán lẻ có
8


thể được tiếp cận bằng 2 phía: cung và cầu. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập
trung vào phía cung, và cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu đó là các lý thuyết tiến hóa
của thị trường bán lẻ từ góc độ của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ như bánh xe
bán lẻ (wheel of retailing) hay chu kỳ sống của bán lẻ (retail life cycle). Nghiên cứu
này tiếp cận từ chủ yếu từ phía cầu, từ tiêu dùng của dân cư và dựa trên lý thuyết mơi
trường (environmental theory). Cách tiếp cận này giải thích sự tăng trưởng của thị
trường bán lẻ và kênh phân phối bán lẻ hiện đại dựa trên tác động của môi trường kinh
tế. Mối liên hệ nhân quả giữa môi trường kinh tế và thị trường bán lẻ được xây dựng
trên nền tảng lý thuyết và được kiểm định từ dữ liệu được thu thập tại Việt Nam.

4. Các kết quả chính
Dựa trên phương pháp hồi quy đa biến với chuỗi thời gian kết hợp với lý thuyết đồng
liên kết (cointegration theory) và mơ hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction
Model), kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối liên hệ ngắn hạn cũng như dài hạn
giữa quy mô của thị trường bán lẻ với các yếu tố của mơi trường kinh tế như: GDP
bình qn đầu người, lạm phát. Trong ngắn hạn tác động của các yếu tố GDP bình
qn đầu người và lạm phát đến quy mơ của thị trường bán lẻ mạnh hơn trong dài hạn.
Những biến động kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập của người tiêu dùng và lạm phát có
ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn đối với thị trường bán lẻ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mơ hình ARIMA(1,2,0) phù hợp với dự báo tăng trưởng quy mô của thị trường
bán lẻ tại Việt Nam. Sự phát triển của kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam
chịu tác động lớn từ tiến trình đơ thị hóa, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và
chính sách quản lý kinh tế của nhà nước đối với thị trường bán lẻ. Đây là những nhân
tố quan trọng giúp các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ cần xem xét trong quá trình

hoạch định chiến lược kinh doanh trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

5. Sản phẩm
01 báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu, 01 báo cáo tóm tắt và 01 bài báo.

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường kinh tế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
thị trường bán lẻ và kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Mơ hình dự báo
được xây dựng trong nội dung nghiên cứu thích hợp cho dự báo tăng trưởng quy mô
của thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu là tài liệu tham
khảo hữu ích cho các doanh nghiệp bán lẻ dùng trong hoạch định chiến lược và chính
sách kinh doanh, chính sách marketing trong lĩnh vực bán lẻ và các nhà nghiên cứu,
9


các học viên cao học, các sinh viên có nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường
bán lẻ, kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.
7. Bài giới thiệu tóm tắt đề tài (tiếng Việt):
Trong nhiều năm liền thị trường bán lẻ Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường bán
lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Kênh phân phối bán lẻ hiện đại hình thành và phát triển
nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo của mạng lưới phân phối bán lẻ tại Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu sự tác động của môi trường kinh tế đến sự tăng
trưởng quy mô của thị trường bán lẻ và sự phát triển của kênh phân phối bán lẻ hiện
đại tại Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Phân tích thực trạng phát triển của thị
trường bán lẻ; Phân tích tác động của mơi trường kinh tế đến tăng trưởng của quy mô
thị trường bán lẻ tại Việt Nam; Dự báo tăng trưởng qui mơ thị trường bán lẻ tại Việt
Nam; Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại
tại Việt Nam.
Mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của thị trường bán lẻ cho thấy

yếu tố GDP trên đầu người và lạm phát có ảnh hưởng đến quy mơ của thị trường bán
lẻ trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, tác động của các nhân tố này ở ngắn hạn có độ
nhạy cao hơn trong dài hạn. Điều này cho thấy để quy mô thị trường bán lẻ phát triển
ổn định, cần duy trì tăng trưởng kinh tế và kiểm soát tăng trưởng dân số và lạm phát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình ARIMA(1,2,0) phù hợp với dự báo tăng trưởng
của quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam.
Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển của kênh phân phối bán lẻ hiện đại bao
gồm sự tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ, đơ thị hóa, đầu tư trực tiếp của nước
ngồi vào kênh bán lẻ hiện đại và chính sách phát triển thị trường bán lẻ của nhà nước.
Để phát triển thị trường bán lẻ và kênh phân phối bán lẻ hiện đại trong thời gian sắp
tới, nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp
nhỏ tham gia vào hệ thống phân phối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn hình
thành các tập đồn bán lẻ lớn và tạo điều kiện cho dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào thị trường bán lẻ. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư vào mạng lưới
bán lẻ hiện đại, có chiến lược kinh doanh thích ứng với sự phát triển của thị trường và
liên doanh, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài phát triển mạng lưới bán lẻ hiện
đại tại Việt Nam.
8. Bài giới thiệu tóm tắt đề tài (tiếng Anh):
In recent years Vietnam retail market is one of the most attractive retail market in the
world. The modern retail channel has been established and developed rapidly,
10


changing the appearance and the structure of the retail distribution network in
Vietnam.
The objective of this research is to study the impact of economic environment on the
growth of the size of the retail market as well as the development of modern retail
channel in Vietnam. Detail objectives include: Analyzing the reality of development
of the retail market in Vietnam; Analyzing the impact of economic environment on

the growth of the retail market size in Vietnam; forecasting the growth of the retail
market size; Analyzing factors that affect the growth of modern retail in Vietnam.
Based on the multivariate linear regression with time – series data and the combine of
cointegration theory and error correction model (ECM), the analytical model which
analyzes economic factors affecting to the size of retail market shows that GDP per
head and inflation influence the size of retail market in short term as well as in long
term. Moreover, the effect of these factors in short term is stronger than those in long
term. This conclusion shows that for the stable development of the size of the retail
market, the government should maintain the economic growth and control the
population growth and inflation.
The research result shows that the ARIMA(1,2,0) is appropriate for forcasting the
growth of the size of retail market in Vietnam.
Factors that affect the development of modern retail in Vietnam include the growth of
the size of retail market, urbanization, direct foreign investment into modern retail
channel and policies of the government in order to develop the local retail market.
To develop the retail market and modern retail in the near future, the government
should stabilize the local macroeconomic environment, create an environment for fair
competition between firms in the market, encourage small businesses involved in the
distribution system, enable large enterprises to form the largest retail groups and
facilitate inflow of foreign direct investment in the retail market. Local businesses
need to boost investment in modern retail network, set business strategy to adapt to
the development of the market and cooperate with foreign enterprises develop modern
retail channels in Vietnam.
Ngày tháng năm
Lãnh đạo đơn vị
(Ký, Họ và tên)

Ngày tháng năm
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, Họ và tên)


Ngày tháng năm
Cơ quan quản lý xác nhận
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
11


MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1. Lý do nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tốc độ phát triển của tổng mức bán lẻ của hàng
hóa là 18,3%/năm trong thời kỳ 2000-2005 và đến cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng
này đạt 24,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Việt Nam năm 2010 là 1.561 ngàn tỷ
đồng so với 220 ngàn tỷ đồng năm 2000, tức là tăng khoảng 7 lần. Khơng những tốc
độ tăng trưởng cao, tính tốn theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong giai
đoạn 2010 – 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm quốc
nội. Nếu so với các nước trong khu vực như Singapore, tỷ lệ phần trăm doanh thu bán
lẻ/GDP là 55,9%, Malaysia là 58,2%, Thái Lan là 67,7%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng
của thị trường bán lẻ và tỷ trọng của tổng mức bán lẻ hàng hóa so với GDP của Việt
Nam cao hơn so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Dự kiến trong giai
đoạn tiếp theo, tốc độ tăng trưởng của quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam nằm
trong khoảng từ 18-20%/năm (Bộ Công Thương, 2011).
Sự chuyển biến về lượng của thị trường bán lẻ Việt Nam đã dẫn đến sự thay đổi về
chất trong cơ cấu của thị trường, kênh phân phối bán lẻ trong nước dần có sự thay đổi.
Nhờ quy mơ của thị trường bán lẻ tăng trưởng liên tục suốt thời gian dài, cơ cấu phân
phối của thị trường bán lẻ cũng có những bước chuyển biến hiện đại hóa. Nếu như
trước đây, kênh phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thông
qua kênh bán lẻ truyền thống là các chợ, các cửa hàng kinh doanh cá thể thì gần đây,

nhờ sự hình thành và phát triển của các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng
tiện lợi, hàng hóa của doanh nghiệp chuyển dần từ kênh phân phối truyền thống sang
kênh phân phối hiện đại này, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và các khu đô thị trung tâm
của các tỉnh thành trong cả nước. Theo số liệu của Trung tâm thông tin Bộ Cơng
Thương, giá trị hàng hóa bán lẻ qua kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 18% doanh số
bán lẻ của cả nước.
Rõ ràng, sự tăng trưởng của quy mô thị trường bán lẻ và sức mua của người tiêu dùng
là cơ sở quan trọng để kênh phân phối bán lẻ hiện đại hình thành và phát triển. Nhờ
quy mô thị trường không ngừng gia tăng, thị trường bán lẻ trở nên hấp dẫn giới đầu tư
và các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài bắt đầu triển khai nhiều dự án kinh doanh bán lẻ
tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của kênh phân phối bán lẻ hiện đại.
12


Sự phát triển của thị trường bán lẻ và kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam chịu sự
tác động lớn từ môi trường kinh tế. Khi kinh tế phát triển, thị trường bán lẻ phát triển
kéo theo sự phát triển mạnh của kênh phân phối bán lẻ hiện đại. Khi kinh tế có dấu
hiệu chựng lại, thương mại bán lẻ cũng có dấu hiệu giảm tốc và kênh phân phối bán lẻ
hiện đại cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Việc nghiên cứu tác động của môi trường kinh tế đến sự tăng trưởng quy mô của thị
trường bán lẻ Việt Nam và sự phát triển của kênh phân phối bán lẻ hiện đại góp phần
làm rõ hơn tầm quan trọng của môi trường kinh tế tác động vào môi trường kinh
doanh bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt tác động vào kênh bán lẻ hiện
đại. Qua đó, giúp các nhà hoạch định chính sách của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư
có thể dự báo những tác động của mơi trường kinh tế đến chính sách phát triển kênh
phân phối bán lẻ của doanh nghiệp. Những người làm công tác marketing trên kênh
phân phối bán lẻ hiện đại có thêm cơ sở phân tích, đánh giá các chiến lược, phương án
cho hoạt động marketing trên kênh này trong bối cảnh kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố
biến động như hiện nay. Đó là cơ sở đề hình thành đề tài nghiên cứu: “Tác động của

môi trường kinh tế đến quy mô của thị trường bán lẻ và kênh phân phối bán lẻ hiện đại
tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu tác động của môi trường kinh tế đến sự
tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ và sự phát triển của kênh phân phối bán lẻ
hiện đại tại Việt Nam.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:
 Phân tích thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ giai đoạn 1990 – 2014.
 Phân tích tác động của mơi trường kinh tế đến tăng trưởng của quy mô thị
trường bán lẻ tại Việt Nam.
 Dự báo tăng trưởng quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
 Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại
tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
13


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối liên hệ giữa các yếu tố của môi trường kinh tế
đến sự tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ tại Việt Nam và sự phát triển của
kênh phân phối bán lẻ hiện đại.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố kinh tế, các
chính sách quản lý của nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bán lẻ và
mạng lưới phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Các yếu tố kinh tế trong nghiên cứu
bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, dân số và chi tiêu của người tiêu dùng
Việt Nam.
Mạng lưới phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam được nghiên cứu trong đề tài chủ

yếu tập trung vào loại hình siêu thị và trung tâm thương mại.
Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian của đề tài: nghiên cứu thị trường bán
lẻ và kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014 và dự báo
tăng trưởng của thị trường và phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu mối liên hệ giữa môi trường của thị trường bán lẻ và sự phát triển của
thị trường bán lẻ, các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
được sử dụng phối hợp với nhau.
Phương pháp định tính được dùng để phân tích các khái niệm nghiên cứu, các yếu tố
định tính trong nội dung nghiên cứu.
Phương pháp định lượng được dùng để lượng hóa mối liên hệ giữa các biến trong nội
dung nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết và dự báo. Phương pháp định lượng được
dùng với dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp này còn được gọi
là phương pháp nghiên cứu tại bàn.
Số liệu và nguồn số liệu cho nghiên cứu:
Các số liệu kinh tế vĩ mô được sử dụng trong đề tài thu thập từ nguồn bao gồm:


Tổng cục Thống kê VN



Thomson Reuters Datastream



IMF, WorldBank, ADB




Các cơ sở dữ liệu của Bộ Cơng Thương, Cục đầu tư nước ngồi của Bộ Kế
hoạch và đầu tư.

Các số liệu về GDP, tổng mức bán lẻ hàng hóa là số liệu thực.
14


5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có nội dung như sau:
Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu
Các nội dung của chương 1 bao gồm:
 Lý do chọn đề tài
 Mục tiêu nghiên cứu
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này trình bày các khái niệm cơ bản của thị trường bán lẻ, kênh phân phối hiện
đại, tổng quan về tình hình nghiên cứu và khung phân tích của đề tài.
Chương 2: Tác động của môi trường kinh tế đến quy mô thị trường bán lẻ
Nội dung chương này trình bày tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam, phân tích
các yếu tố quan trọng trong môi trường kinh tế của thị trường bán lẻ Việt Nam và
phân tích tác động của môi trường kinh tế đến quy mô của thị trường bán lẻ.
Chương 3: Dự báo tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ Việt Nam
Nội dung chương trình bày phương pháp và tính tốn dự báo tăng trưởng của quy mô
thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2020.
Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam
Nội dung chương này trình bày tác động của tiến trình đơ thị hóa, tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài và tác động của chính sách quy hoạch phát triển thị trường bán lẻ
đến sự phát triển của kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

Và cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị.

15


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Bán lẻ và thị trường bán lẻ
Bán lẻ là một hoạt động kinh tế đa dạng được định nghĩa theo nhiều hướng tiếp cận
khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt, Bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng từng
cái, từng ít một. Định nghĩa này nêu bật các đặc điểm của bán lẻ là bán trực tiếp đến
người tiêu dùng và số lượng trong giao dịch mua bán là nhỏ. Theo từ điển American
Heritage, Bán lẻ là bán hàng hóa với số lượng nhỏ trực tiếp tới người mua với mục
đích tiêu dùng. Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc trưng của bán lẻ là trực tiếp đến
người mua với số lượng nhỏ và cho mục đích tiêu dùng.
Qua các định nghĩa này, ta thấy bán lẻ có hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là hàng hóa
từ bên bán đến người tiêu dùng và đặc điểm thứ hai là bán từng cái, từng ít một.
Người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng, khơng
nhằm mục đích bán lại. Như vậy, bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu
dùng với số lượng nhỏ và phục vụ người mua cho mục đích tiêu dùng cuối cùng.
Thị trường là một khái niệm kinh tế phổ quát. Theo Mankiw, Thị trường là một nhóm
người mua và người bán đối với một sản phẩm hay dịch vụ (Mankiw, 2010). Thị
trường bán lẻ bao gồm một nhóm người mua, người bán đối với sản phẩm hay dịch vụ
theo thể thức bán lẻ, tức là mua hàng theo số lượng nhỏ, nhưng đặc điểm quan trọng
hơn là nhằm phục vụ người tiêu dùng, hộ gia đình tiêu dùng cuối cùng sản phẩm, dịch
vụ đó.
Theo Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), bán lẻ coi như một loại hình dịch vụ
phân phối của một nền kinh tế. Cụ thể, dịch vụ phân phối trong một nền kinh tế được
chia thành bốn loại như sau:
 Đại lý hoa hồng

 Nhượng quyền thương mại
 Bán sỉ
 Bán lẻ
Trong đó, Đại lý hoa hồng là loại hình đại lý bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
khác cho các nhà bán sỉ hoặc bán lẻ. Nhượng quyền thương mại gồm các dạng bán các
đặc quyền hoặc quyền được xác định cụ thể trong giao dịch thương mại. Bán sỉ là dịch
vụ bán hàng hóa và dịch vụ cho các nhà bán lẻ, các tổ chức thương mại, doanh nghiệp.
16


Bán lẻ là bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc hộ gia đình nhằm mục
đích tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, theo Tổ chức Thương Mại Thế Giới, bán lẻ được xác định như là quá trình
bán hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc hộ gia đình để tiêu dùng.
1.1.2 Các loại hình bán lẻ tại Việt Nam
1.1.2.1 Phân loại
Trong hai thập niên gần đây, ngành bán lẻ tại Việt Nam có những bước chuyển biến
lớn. Nếu như trước đây, bán lẻ tại Việt Nam chủ yếu qua hệ thống các chợ và các cửa
hàng hộ kinh doanh cá thể thì trong giai đoạn đổi mới và nhất là trong thời kỳ hội
nhập kinh tế toàn cầu, các loại hình bán lẻ như siêu thị, trung tâm thương mại hình
thành và phát triển mạnh, phù hợp với xu thế phát triển của các loại hình bán lẻ của
các nước đang phát triển trên thế giới.
Hình 1.1: Các loại hình bán lẻ tại Việt Nam

Siêu thị

Trung tâm thương mại
Bán lẻ hiện
đại


Cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng chuyên doanh

Loại hình
bán lẻ

Bán lẻ qua mạng

Chợ các loại
Bán lẻ truyền
thống

Cửa hàng tạp hóa
17


Hiện nay, các loại hình bán lẻ chủ yếu tại Việt Nam được chia làm hai loại: bán lẻ
truyền thống và bán lẻ hiện đại. Trong đó, bán lẻ truyền thống chủ yếu bao gồm chợ
và cửa hàng kinh doanh cá thể và bán lẻ hiện đại bao gồm các loại siêu thị, trung tâm
thương mại, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi, bán lẻ qua mạng (e-tailing) và
một số hình thức khác.
1.1.2.2 Bán lẻ truyền thống
1.1.2.2.1 Cửa hàng tạp hóa
Cửa hàng tạp hóa là loại hình cửa hàng kinh doanh của hội kinh doanh cá thể. Đây là
loại cửa hàng phổ biến tại Việt Nam. Quy mô và chủng loại hàng hóa của các cửa
hàng này ít nhưng xuất hiện phổ biến trong các khu dân cư từ thành thị đến nông thôn.
1.1.2.2.2 Chợ
Chợ là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ của người dân. Chợ ra đời từ rất sớm
trong lịch sử khi mà con người sản xuất ra sản phẩm nhiều hơn nhu cầu của họ. Khi

đó, một người có nhu cầu trao đổi sản phẩm của mình làm ra với sản phẩm của người
khác để thỏa mãn nhu cầu sử dụng trong đời sống hàng ngày. Sản phẩm của mình làm
ra trở thành hàng hóa trao đổi với người khác và nơi hàng hóa được tiến hành trao đổi
là khởi nguồn của chợ.
Ban đầu, chợ là nơi trao đổi sản phẩm dư thừa của mình với người khác dựa trên
thước đo là sự thỏa thuận giữa các bên trao đổi. Về sau, nhờ có sự xuất hiện của tiền tệ
nên việc trao đổi hàng – hàng được chuyển thành mua bán và chợ là nơi để quá trình
mua bán được thực hiện.
Ngày nay, dù chợ có nhiều hình thái khác nhau nhưng bản chất của nó khơng khác
nhiều so với nguồn gốc ban đầu. Chợ là một loại hình thương mại truyền thống được
duy trì và phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên
giới và hải đảo với nhiều quy mô khác nhau và chợ cũng có đặc điểm riêng theo từng
địa phương.
Chợ được hình thành từ các yếu tố: Người bán, người mua có nhu cầu trao đổi, có địa
điểm trao đổi truyền thống hoặc làm mới được thừa nhận về pháp lý, có những tập
quán thương mại và quy tắc (nội quy chợ), có khả năng thu hút các dịch vụ khác như
hoạt động tín dụng, tiền tệ, thanh tốn, du lịch, văn hoá. (Nguyễn Mạnh Hùng, 2011)
Theo nghị định 02/2003/NĐ-CP năm 2003 và nghị định 114/2009/NĐ-CP, chợ được
chia làm các loại sau:

18


Chợ đầu mối là loại hình chợ trung gian giữa một bên là các đơn vị sản xuất và một
bên là các chợ bán lẻ và các kênh bán hàng khác. Vai trò của chợ đầu mối là tập trung
lượng lớn hàng hóa và tiếp tục phân phối cho các chợ, các loại hình cửa hàng bán lẻ
khác. Tập trung lượng hàng hóa lớn và phân phối lại cho kênh bán hàng khác là chức
năng chính của chợ đầu mối.
Chợ kiên cố là chợ được xây dựng có thời hạn sử dụng hơn 10 năm.
Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng có thời hạn sử dụng từ 5 đến 10 năm.

Chợ chuyên doanh là chợ mua bán, trao đổi một hoặc một số ngành hàng chun biệt,
có tính chất và đặc thù riêng.
Chợ tổng hợp là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.
Chợ dân sinh là chợ hạng 3 do cấp xã, phường quản lý. Chợ dân sinh kinh doanh
những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.
Chợ biên giới là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển.
Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng thành chợ kiên cố
hoặc bán kiên cố.
Chợ nông thôn là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành, ngoại thị.
Chợ miền núi là chợ xã thuộc các huyện miền núi.
Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển
gắn các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng khơng thuộc khu kinh tế cửa
khẩu.
Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu.
Về quy mô, chợ chia làm 3 loại:
Chợ loại 1 là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện
đại theo quy hoạch. Chợ được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng
của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được
tổ chức họp thường xuyên. Chợ có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt
động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ như: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho
bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh
an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
19


Chợ loại 2 là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư
xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch. Chợ được đặt ở trung tâm giao lưu
kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên. Chợ
có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động và tổ chức các dịch vụ tối
thiểu như: trơng giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường,

vệ sinh cơng cộng.
Chợ loại 3 là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư
xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ này chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng
hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
1.1.2.3 Bán lẻ hiện đại
1.1.2.3.1 Siêu thị
Siêu thị được dịch từ thuật ngữ “supermarket”. Theo Philips Kotler, siêu thị là cửa
hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận khơng cao và
khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu
dùng (Kotler và Amstrong, 2014).
Theo Quy chế siêu thị của bộ Thương Mại, nay là bộ Công Thương, Siêu thị là loại
hình cửa hàng hiện đại. Siêu thị có thể thuộc dạng kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên
doanh. Siêu thị có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất
lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ
quản lý tổ chức kinh doanh. Các phương thức phục vụ trong siêu thị có tính văn minh
và thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Siêu thị tại Việt Nam được chia thành 3 loại: siêu thị loại I, siêu thị loại II và siêu thị
loại III.
Siêu thị loại I là siêu thị có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên. Danh mục hàng
hóa kinh doanh của siêu thị có từ 20.000 tên hàng trở lên. Cơng trình kiến trúc của
siêu thị được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao. Thiết kế của siêu thị hiện đại,
trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu về phịng cháy chữa cháy, vệ sinh mơi
trường, an tồn và thuận tiện cho khách hàng. Siêu thị có nơi giữ xe, khu vệ sinh cho
khách hàng phù hợp với quy mơ kinh doanh của siêu thị. Siêu thị có hệ thống kho và
các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh tốn và quản lý kinh
doanh hiện đại. Siêu thị tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một
cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tốn thuận
tiện, nhanh chóng. Siêu thị có nơi bảo quản hành lý cá nhân. Ngồi ra, siêu thị cịn có
các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận
nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.

20


Siêu thị loại II là siêu thị có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên. Danh mục hàng
hóa kinh doanh của siêu thị có từ 10.000 tên hàng trở lên. Các yêu cầu về kiến trúc,
thiết kế, trang thiết bị kinh doanh, kho bãi, dịch vụ khách hàng về cơ bản tương tự siêu
thị loại I nhưng ở mức thấp hơn.
Siêu thị loại III là siêu thị có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên. Danh mục hàng
hóa kinh doanh của siêu thị có từ 4.000 tên hàng trở lên. Các yêu cầu về kiến trúc,
thiết kế, trang thiết bị kinh doanh, kho bãi, dịch vụ khách hàng về cơ bản tương tự siêu
thị loại II nhưng ở mức thấp hơn (Bộ Công Thương, 2004).
1.1.2.3.2 Trung tâm thương mại
Trung tâm mua thương mại là loại hình bán lẻ hiện đại, hình thành và phát triển phổ
biến ở các khu đô thị, thành phố. Trung tâm thương mại là cơ sở bán lẻ trong đó có
nhiều cửa hàng bán lẻ và các dịch vụ hỗ trợ cho bán lẻ, như cửa hàng ăn uống, dịch vụ
chăm sóc khách hàng. Bên cạnh loại hình siêu thị, trung tâm thương mại phát triển
mạnh trong thời gian qua tại Việt Nam.
Theo Quy chế quản lý siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Công Thương, trung tâm
thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao
gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp,
văn phịng cho th…được bố trí tập trung, liên hồn trong một hoặc một số cơng
trình kiến trúc liền kề, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ
thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh,
thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa
mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.
Trung tâm thương mại tại Việt Nam được chia làm 3 loại: trung tâm thương mại loại I,
loại II và loại III.
Trung tâm thương mại loại I có diện tích từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trơng giữ xe
phù hợp với quy mơ kinh doanh của Trung tâm thương mại. Các cơng trình kiến trúc
của trung tâm được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang

thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phịng cháy chữa cháy, vệ sinh
mơi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh
doanh trong khu vực. Hoạt động của trung tâm thương mại đa chức năng cả về kinh
doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ.
Trung tâm thương mại loại II có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên. Các u
cầu về cơng trình, cơ sở hạ tầng và dịch vụ về cơ bản tương tự trung tâm thương mại
loại I nhưng ở mức thấp hơn.
21


Trung tâm thương mại loại III có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên. Các yêu
cầu về công trình, cơ sở hạ tầng và dịch vụ về cơ bản tương tự trung tâm thương mại
loại II nhưng ở mức thấp hơn (Bộ Công Thương, 2004).
1.1.2.3.3 Cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi là loại hình cửa hàng có diện tích kinh doanh nhỏ, kinh doanh một
số mặt hàng hạn chế nhưng mang tính thiết yếu, gần gũi với nhu cầu của người tiêu
dùng. Diện tích kinh doanh nhỏ là một lợi thế giúp cửa hàng tiện lợi dễ dàng được đầu
tư tại những địa điểm thuận tiện cho việc mua sắm của người tiêu dùng.
Tại nhiều quốc gia, hệ thống cửa hàng tiện lợi xuất hiện tại các trạm xăng dầu, tại các
nơi đông đúc người qua lại, các nhà ga tàu điện ngầm, tàu hỏa và nhiều cửa hàng tiện
lợi hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Đây là loại hình cửa hàng phát triển rất mạnh tại các
nước phát triển. Tại Việt Nam, loại hình cửa hàng này đang được hình thành và phát
triển mạnh tại các thành phố lớn, các đô thị trung tâm.
1.1.2.3.4 Cửa hàng chuyên doanh
Cửa hàng chuyên doanh là loại hình cửa hàng được đầu tư hệ thống kinh doanh văn
minh, hiện đại, chủ yếu bán một nhóm hàng hóa. Thí dụ: cửa hàng chuyên doanh ô tô,
cửa hàng chuyên doanh xe máy, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm.
Về mặt quản lý, cửa hàng chun doanh có vai trị như một siêu thị nhỏ nhưng do đặc
thù chỉ chuyên về một nhóm hàng hóa nên trong q trình kinh doanh phải tn thủ
các quy định pháp luật khi kinh doanh mặt hàng đặc thù. Thí dụ, cửa hàng chuyên

doanh thực phẩm cần đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nguồn gốc
hàng hóa kinh doanh, chế độ lưu kho, bảo quản. Phát triển hệ thống cửa hàng chuyên
doanh đang là một xu thế tại các thành phố, đô thị tại các quốc gia đang phát triển
trong đó có Việt Nam.
1.1.2.3.5 Bán lẻ qua mạng
Bán lẻ qua mạng (e-tailing) là một hình thức của thương mại điện tử nhằm bán hàng
hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng qua mạng Internet (Turban, 2006). Nhờ sự
phát triển nhanh chóng của mạng Internet cùng với số người truy cập Internet ngày
càng gia tăng mà bán lẻ qua mạng đang phát triển mạnh và trở thành một kênh bán
hàng tiềm năng trong thị trường bán lẻ. Bán lẻ qua mạng đặc biệt phát triển mạnh đối
với một số mặt hàng như: phần mềm, thiết bị văn phịng, sách, nhạc, xe ơtơ, đồ chơi.
Bán lẻ qua mạng là một loại hình bán lẻ mới nhưng khơng thay thế hồn tồn các loại
hình bán lẻ qua cửa hàng. Tại các quốc gia phát triển, loại hình bán lẻ qua mạng có tác
22


dụng hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ có thêm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, tạo giá
trị gia tăng cho hoạt động bán lẻ chính.
1.1.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa
Doanh thu của thị trường bán lẻ tại mỗi quốc gia thường được thể hiện qua số liệu
điều tra, thống kê về tổng mức bán lẻ hàng hóa. Tại Việt Nam, số liệu này được Tổng
cục Thống kê thu thập, tổng hợp và công bố hàng tháng, quý và năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa phản ánh doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp, các cơ
sở sản xuất kinh doanh cá thể và cơ sở sản xuất trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương bán cho tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Số liệu thống kê này
phản ánh sức mua của dân cư, tức là mức tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình trên
địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Để thực hiện thu thập và tổng hợp chỉ tiêu thống kê này, doanh thu bán lẻ của các cửa
hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, chợ, các quầy hàng lưu
động trên địa bàn tỉnh và thành phố được thu thập. Tổng mức bán lẻ hàng hóa bao

gồm tồn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu (doanh thu) từ bán lẻ hàng hóa (kể cả các
khoản phụ thu và phí thu thêm ngồi giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở cá
thể kinh doanh thương nghiệp và doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp và
cá thể sản xuất trực tiếp, bán tại địa bàn các tỉnh, thành phố.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố được
ước lượng từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng tháng, điều tra cơ sở sản xuất kinh
doanh các thể phi nông lâm nghiệp, doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp
và cơ sở sản xuất bán sản phẩm trực tiếp trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô
của thị trường bán lẻ của một quốc gia.
1.1.4 Tiêu dùng dân cư
Trong thị trường bán lẻ của một quốc gia, bên cung gồm các doanh nghiệp tham gia
cung cấp hàng hóa và bên cầu là tiêu dùng dân cư, tổng chi tiêu của người tiêu dùng
cho mục đích tiêu dùng cuối cùng. Tiêu dùng dân cư nằm trong thành phần tiêu dùng.
Thành phần tiêu dùng là một trong bốn thành phần cơ bản của tổng sản phẩm quốc nội
GDP của một quốc gia.
Y = C + I + G + NX
Trong đó: C: tiêu dùng.
I: Đầu tư.
23


G: Chính phủ mua hàng.
NX: Xuất khẩu rịng.
Tiêu dùng dân cư bao gồm chi tiêu cho các loại hàng hóa, dịch vụ của người tiêu
dùng, hộ gia đình dành cho mục đích tiêu dùng cuối cùng. Các loại hàng hóa dành cho
tiêu dùng dân cư có thể là hàng hóa lâu bền hoặc không lâu bền.
Như vậy, trong một quốc gia, thị trường bán lẻ hình thành và phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu phân phối hàng hóa, đặc biệt dành cho khu vực tiêu dùng của cá nhân và hộ
gia đình. Tốc độ tăng trưởng của quy mơ thị trường bán lẻ đóng góp một phần đáng kể

vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Trong chiều ngược lại, tăng trưởng
kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng tác động trở lại vào sự phát triển quy
mô lẫn cơ cấu của thị trường bán lẻ.
Tiêu dùng dân cư được thể hiện qua chi tiêu của người tiêu dùng cho mục đích tiêu
dùng cuối cùng. Chi tiêu của người tiêu dùng càng cao, doanh bán lẻ hàng của các
doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp và doanh thu bán lẻ sản phẩm
của các doanh nghiệp và cá thể sản xuất trực tiếp, bán tại địa bàn các tỉnh, thành phố
sẽ gia tăng, hay tổng mức bán lẻ hàng hóa sẽ gia tăng. Tiêu dùng dân cư là phía cầu
của thị trường bán lẻ.
1.2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
Thị trường bán lẻ phát triển phụ thuộc vào môi trường hoạt động của nó. Các yếu tố
của mơi trường tác động cả hai phía cung và cầu của thị trường bán lẻ. Nếu nền kinh
tế đang trong giai đoạn phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng cao, dẫn đến sự
gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng. Điều này tạo ra cơ hội cho sức mua của tiêu dùng dân
cư tăng cao và quy mô của thị trường bán lẻ sẽ tăng trưởng. Khi thị trường bán lẻ
bước vào thời kỳ tăng trưởng, các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ nhanh chóng thích
nghi với điều kiện tăng trưởng của mơi trường. Các nguồn vốn, lao động và công nghệ
sẽ được đầu tư vào ngành dịch vụ bán lẻ dẫn đến mạng lưới phân phối có cơ hội mở
rộng cả về lượng và chất.
Ngồi yếu tố kinh tế, mơi trường phát triển của thị trường bán lẻ bao gồm các nhân tố
khác như: dân số, vai trò của nhà nước trong phát triển khu vực kinh tế dịch vụ bán lẻ,
yếu tố xã hội và công nghệ. Lý thuyết môi trường (environmental theory) ra đời và
nghiên cứu sự tác động của các nhân tố môi trường đến sự tăng trưởng của thị trường
bán lẻ. Theo Davies, một trong những nhà nghiên cứu tiên phong của lý thuyết môi
trường, các nhân tố môi trường tạo ra cơ hội và đe dọa cho sự phát triển của thị trường
bán lẻ. Các nhân tố chủ yếu bao gồm:
24










Quy mô và sự phân bố của dân số.
Thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng.
Đặc điểm cơ cấu của dân số về phân bố theo độ tuổi.
Sự điều tiết của nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ.
Vấn đề đơ thị hóa.
Cơng nghệ bán lẻ.

Các nhân tố này kết hợp với nhau tùy theo đặc điểm của từng quốc gia, tạo thành môi
trường tác động đến sự phát triển của thị trường bán lẻ (Davies, 1998).
Tác động của môi trường kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế giới tại Việt Nam
đến sự phát triển của thị trường bán được làm rõ trong bài nghiên cứu “Nghiên cứu
các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”.
Theo tác giả Nguyễn Thị Nhiễu, hoạt động bán lẻ có hình thức là giao dịch thương
mại giữa bên bán là các doanh nghiệp bán lẻ và bên mua là người tiêu dùng mua hàng
với mục đích tiêu dùng cuối cùng nhưng về bản chất đó là hoạt động kinh tế. Do đó,
bán lẻ phụ thuộc chính vào phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển tạo nên nền tảng cho
sự phát triển của dịch vụ bán lẻ nhờ tạo ra lượng cung và cầu mới. Q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tác động đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng qua đó thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới phân phối bán lẻ. Sự phát triển này
khơng chỉ ở khía cạnh quy mơ mà cịn tác động đến sự thay đổi về bản chất của dịch
vụ bán lẻ. Yếu tố hệ thống và hiện đại dần phát triển trong mạng lưới bán lẻ. Tính
chuyên nghiệp trong hoạt động bán lẻ được nâng lên. Theo xu hướng hội nhập kinh tế
thế giới đang diễn ra, hệ thống bán lẻ của một quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị tồn

cầu và do đó, con đường hiện đại hóa dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam là con đường diễn
ra tất yếu (Nguyễn Thị Nhiễu, 2007).
Lý thuyết môi trường cho thấy để thị trường bán lẻ phát triển, cần có các nhân tố mơi
trường kinh tế thuận lợi, trong đó, yếu tố tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số, thu nhập
của người tiêu dùng là các nhân tố quan trọng.
1.2.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Theo Mankiw, thị trường bán lẻ là một phần của thị trường hàng hóa và dịch vụ, một
thành phần quan trọng của một nền kinh tế của quốc gia (Mankiw, 2010). Các nghiên
cứu về thị trường bán lẻ tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều chủ đề do cách tiếp cận
của nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số chủ đề nghiên cứu tiêu biểu liên quan
đến sự phát triển của thị trường bán lẻ nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói
riêng:
a. Chuyển biến của thị trường bán lẻ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chuyển sang
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
25


×