Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ASEAN - Vị trí cầm lái hay ghế sau trong cấu trúc an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ASEAN - VỊ TRÍ CẦM LÁI HAY GHẾ SAU TRONG CÂU TRÚC </b>


<b>AN NINH KHU </b>

<b>vực </b>

<b>CHÂU A - THÁI BÌNH DƯƠNG?</b>



ThS. Lê LêNa*


Tóm tắt


Từ sau Chiến tranh lạnh tới nay, Hiệp hội Các quốc gia Đơng Nam
Á (ASEAN) dần đóng vai trò năng động và quan trọng trong cấu trúc
an ninh khư vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1994, ASEAN thiết
lập Diễn đàn An ninh Khu vực (ASEAN Regional Forum-ARF), roi các
quốc gia lón trong khu vực và trên thế giói như Mỹ, Nhật Bản và Trung
Quốc cùng tham gia và thảo luận về các vấn đề trong khu vực. Ba năm
sau đó, 1997, cơ chế ASEAN +3 ra đời hiện thực hóa những nỗ lực của
các quốc gia Đông Nam Á và ba thành viên Đông Bắc Á (Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trưng Quốc) trong việc quản trị các vấn đề khu vực. Măm
2005, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) được thành lập. Ngoài các nước
<i>thuộc ASEAN+3, cơ chế câp cao này cịn có sự tham dự của úc, Ân Độ, </i>
New Zealand và đặc biệt là Mỹ và Nga (kể từ năm 2011). Đêi năm
2010, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) mở rộng thành
viên tham dự với sự góp mặt của tâ't cả các thành viên của EAS VI hình


thành nên một cơ chế được gọi ADMM+. Với những nỗ lực chổng
ngừng nghỉ của mình, ASEAN - từ một nhóm gồm các quốc gia ^ừa và
nhỏ trong khu vực Đông Nam Á cô' gắng tập hợp để tránh nhửig; tác
động tiêu cực từ sự khốc liệt của một nền chính trị các nước lcn - đã
<i>vươn lên đóng vai trị trung tâm của khu vực. Rất nhiều những lọ c giả </i>
coi ASEAN là một trong sô' những mô hình hợp tác khu vực thàm cơng
nhất trên thế giói, là biểu tượng mói của chủ nghĩa khu vực. Tron;g sơ'


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đó, đã khơng ít ví ASEAN vói vị trí chèo lái (driver's seat) của câu trúc


an ninh khu vực. Tuy nhiên, vói sự quay trở lại của Mỹ tại khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc
cùng những điểm nóng tranh chấp trong khu vực không có dấu hiệu
giảm nhiệt, câu hịi lán đặt ra ở đây đó là liệu ASEAN còn giữ được vai
trò cầm lái của mình hay giờ đây lại đang bị dồn sang vị trí "ghế sau"?
Bài nghiên cứu sau đây sẽ trả lời câu hịi này.


Từ khóa: vai trị ASEAN, câu trúc an ninh khu vực CA-TBD,
*


* *


Vào những năm 1960, khi Chiến tranh lạnh đang diễn biến phức tạp,
thế giới bị chia rẽ bởi hai phe đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, ASEAN được
thành lập. Trong bôi cảnh phân tranh quyền lực của hai siêu cường ữên
thế giới như vậy, mục tiêu của Hiệp hội lúc bây giờ khơng gì khác ngồi
việc tránh khỏi những tác động tiêu cực từ sự khốc liệt của một nền chính
trị quốc tế của các nước lón. Trong những tun bơ' đầu tiên của Hiệp hội
khi được thành lập, không một câu từ nào thể hiện đích tới của tổ chức là
một vị trí trong bàn cờ chính trị khu vực mà chỉ nhằm "tăng cường ổn định
kinh tê'và xã hội của khư vực và bảo đảm sự phát triển đất nưóc một cách
hịa bình và tiến bộ; và rằng các nước này quyết tâm đảm bảo sự ổn định
và an ninh của minh khơng có sự can thiệp từ bên ngồi dưới bất kỳ hình
thức hoặc biểu hiện nào" (ASEAN, 1967). Với thực tế thất bại của các cơ
chê hợp tác khu vực trưóc ASEAN1, sự hình thành của Hiệp hội này được
cho là những nỗ lực vót vát cuổĩ cho những người còn đặt niềm tin vào
việc xây dựng chủ nghĩa khu vực tại Đông Nam Á.


Tuy nhiên, sau hơn 45 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã
khơng những duy trì được sự tồn tại của mình mà Hiệp hội còn giành


được nhiều những thành tựu đáng kể. Tổ chức khu vực này được ghi
nhận bởi nhiều học giả và nhà nghiên cứu là một trong sô' những liên
kết khu vực thành cơng nhất vói những thành quả trong việc duy trì ổn


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>A sean - Vị trí cầm tái hay g h ế sau trong cấu trúc an nính...</b></i>


định khu vực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đặc biệt là q trình thể
chê'hóa hợp tác khu vực. Dù chỉ vói mười nước thành viên vừa và nhỏ
trong khu vực Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng của các nước láng giềng
lớn như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN đã khẳng định tẩm ảnh
hưởng của mình tới việc định hình câu trúc an ninh trong khu vực.
Theo một nhà phân tích, ASEAN đã "trở thành một trong số nhũng thử
nghiệm thành công nhất của chủ nghĩa khu vực trong thế giới các nưóc
đang phát triển" (Acharya, 1993:3). Một nhà phê bình khác cũng viết:
"ASEAN là trung tâm của những hoạt động xây dựng lòng tin và ngoại
giao phòng ngừa trong khu vực và là mâu hình hợp tác liên quốc gia
quan trọng trong tiến trình xây dựng cộng đồng khu vực mói"
(Almonte, 1997:82). Thậm chí theo Frost (2008:2), "các thành viên của
mười quôc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Ả là những
người cầm lái của chủ nghĩa khu vực Đông Á" và những hoạt động của
ASEAN là sự phản ánh rõ nét của chủ nghĩa khu vực mói này.


Tuy nhiên, những thay đổi trong cục diện an ninh chính trị của khu
vực, ảnh hưởng của những toan tính mang tính kinh tế, những bién động
trong các quốc gia thành viên của Hiệp hội và các điểm nóng của khu
vực vẫn tiếp tục đe dọa vị trí "cầm lái" của tổ chức. Khơng ít ngưịí hồi
nghi về khả năng thực của ASEAN trong bôĩ cảnh này. Và tâ't lẽ, câu hỏi
lớn đặt ra đối với ASEAN lúc này đó là "liệu Hiệp hội còn đủ sức đảm
nhiệm vai trò cẩm lái hay tổ chức này thực ra đang ữở thành nguơi hành
khách trên chính chuyên xe của mình?" Bằng một số phươrìg pháp


nghiên cứu quan hệ qc tế như Phân tích nội dung, tham khảo tài liệu,
bài viết sẽ phân tích vai trị của ASEAN trong một sô7 các cơ chếaru ninh
khu vực, nhũng thách thức ASEAN đang đôi mặt, ảnh hưởng của các
thách thức này tói chỗ đúng của tổ chức và xác định vị trí của ASEA.N.


1. Vai trị "cầm lái" của ASEAN


<i>1,1. Nguồn gốc của vai trò èt^cầm lá i"</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1. ASEAN vơi tư cách là một chủ thể trung tâm trong các thể chê'
hợp tác an ninh trong khu vực và trong khả năng thiết lập các
chương trình nghị sự trong các tồ chức đa phương nổi bật của
khu vực;


2. ASEAN là trung tâm của các giá trị và tiến trình trong việc
quản trị các vân đề khu vực thông qua phương cách ngoại
giao riêng của tổ chức này, còn được biết tơi là "phương thức
ASEAN"(ASEAN way).


Như đã đề cập ờ trên, ý tường về vai trò cầm lái của ASEAN không
phải là mục tiêu đầu tiên của tổ chức này. Việc thành lập Hiệp hội các quôc
gia ả khu vực Đông Nam Á vào năm 1967 với năm thành viên sáng lập chỉ
nhằm tạo nên một cơ chế để giải quyết các vấn đề xung đột giữa các qc
gia hon là tìm kiếm cơ hội để tăng cường vị thế trong nền chính trị thế giói.


Thậm chí, cho tói cì những năm 1980, dù đã được cộng đồng
quốc tế biết tới như là một trong số ít những liên kết khu vực thành
công nhung ASEAN vẫn chỉ tiếp tục hoạt động với chức năng là cơ chê'
tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng của khu vực cũng
như ngăn chặn các xung đột bên trong khu vực hơn là tìm kiếm một


chỗ đứng trung tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>A sean - Vị trí cầm lải hay g h ế sau trong cấu trúc an ninh...</b></i>


<i>Phải đêh hai năm sau đó, việc thành lập Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF- </i>
<i>ASEAN Regional Forum) - một cơ chếđơí thoại, tư vâh v ề các vẫh để an ninh, f vị </i>
<i>trí của ASEAN tong nẽh chính trị an ninh của khu vực mới có được sự quan hâm. </i>
<i>Trong phiên làm việc đầu tiên của ARF tại Băng Cốc (Thái Lan), Ngoại ừuởng </i>
<i>Singapore lúc bây giờ là ông Shanmugam Ịayakumar đã khẳng định ASEAN sẽ </i>
<i>đóng vai trị "chèo lái Diễn đàn An ninh khu vực này ừong những năm tiếp theo"1. </i>
<i>Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan lúc bày giờ, ông Surin Pitsuĩvan, củng tuyên bô'rõ </i>
<i>ràng “ASEAN sẽ ln đóng vai trị người cầm lái"2 (Leifer, 1996:3). Đáng chú ý, </i>
<i>vào năm 1995, trong kỳ họp lẫn thứ hai của ARF tại Brunây, vãn bản khái niện cơ </i>
<i>sở (concept paper) của ASEAN đã được xây dựng. Theo tài liệu này, ASEAN chính </i>
<i>thức khẳng định vai ừị của mình đó là "có trấch nhiệm phải trờ thành động lực </i>
<i>chính" của ARF. Sau gần hai mươi năm k ể từ ngày thành lập ARF, ASEAN đã tiêp </i>
<i>tục khẳng định khả năng chèo lái của mình với việc đưa ra các sáng kiên hợp tác </i>
<i>khác trong khu vực đó là ASEAN+3 (1998), Hội nghị Câp cao Đông Á (2005) và </i>
<i>ADMM+3 (2010). Một sô'học giả đã nhận định ASEAN đã thực sự xây dựng nên </i>
<i>một loạt các cơ chếhợp tác hướng tâm nhằm tạo nẽh tảng cho việc thúc đẩy quá </i>
<i>trình hội nhập và xây dựng cộng đơng khu vực. Trong đó, về trách nhiệm của các cơ </i>
<i>chê' cơ chế đưa ra Cịuyêĩ định về các vâh đểchiến lược trong kinh tế chính trị và an </i>
<i>ninh là EAS. Việc thực thi được tiêh hành bởi các cơ chếìớiu vực khác như APT, đặc </i>
<i>biệt về các vẫh đề an ninh phi truyẽh .thôhg là ARF4 và các vàn đẽ an ninh truyẽh </i>
<i>thơng giờ đẫy có sự góp mặt của ADMM+.</i>


1 Nguyên văn tiêhg Anh: ASEAN would s t e e r the ARF in the subsequent years.


2 Nguyên văn tiếng Anh: ASEAN will always have the driver's Seat.



3 Vai trò là động lực của ASEAN õơì vói tiến trinh khu vực hóa được nhắc lại


hai lần trong Bài phát biểu của Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị Câp cao Đông
Á, Kualumpur (ngày 14 tháng 12 năm 2005), "Chúng tôi nhắc lại sự nhất trí
trong việo xây dựng một Cấp cao Đông Á có tính mở và hướng ngoại, vói
ASEAN đóng vai trị là động lực chính cùng hợp tác với các thành viên khác
<i>của Câp cao Đông Ả" và "Chúng tơi nhất trí rằng Câ'p cao Đơng Á vói </i>
ASEAN là động lực chính sẽ trở thành một phần không thể thiêu của câu trúc
an ninh khu vực" (Ban Thư ký ASEAN 2005).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>1.2. Vai trò của ASEAN trong các th ể chê'khu vực ARF, ASEAN+3, EAS </i>
<i>và ADMM+</i>


Là người sáng lập ra ARF, ASEAN+3, EAS và ADMM+, ASEAN
tạo cho các cơ chế này sự hài hòa về chính trị vói nền tảng hoạt động
dựa trên quyết định tập thể. Tầm ảnh hường của ASEAN đơi vói ARF;
ASEAN+3, EAS, và ADMM+ được thể hiện từ tên gọi cho tới phương
thức hoạt động của cả ba cơ chế này.


Đầu tiên, ARF, ASEAN+3, EAS (đôi khi còn được biết tới là
ASEAN+6) và ADMM+ đều bắt đầu tên gọi của mình với ASEAN. ARF
là diễn đàn vói 27 quốc gia trong đó có 10 quốc gia là thành viên
ASEAN. Tương tự như vậy, APT, EAS và ADMM+ là sự kết hợp của
các quốc gia thành viên ASEAN vói các đối tác khác có nền kinh tế phát
triển hơn ở Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Các lĩnh vực và vân đề
được bao quát trong cả ba ca chế không chỉ nằm trong khu vực Đơng
Nam Á do đó việc ASEAN duy trì được tên gọi của mình trong các cơ
chế trên đã phần nào thể hiện tính trung tâm của Hiệp hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>A sean - Vị trí cầm lái hay g h ế sau trong cấu trúc an ninh...</b></i>



trò của ASEAN, tuy nhiên các quyết định về việc cho phép tham dự
Diễn đàn phải do nhóm ngoại trưởng các nước ASEAN quyết định.


Thứ ba, "phương thức ASEAN" (ASEAN-way) vốn từ lâu được coi
là nguyên tắc làm việc của ASEAN được áp dụng trong chính cách thức
hoạt động của ba tiến trình khu vực này. Từ giai đoạn đầu hình thành,
nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước thành viên khu vực,
các thành viên sáng lập ASEAN quyết định lựa chọn các tiêu chí như
đổng thuận trong việc ra quyết định, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau và tự nguyện trong việc triển khai các quyết định mang
<i>tính khu vực làm lý do tổn tại cho Hiệp hội (raison d'être). Đặc điếm nổi </i>
bật này của ASEAN được thể hiện trong cơ chê' hoạt động của ARF,
ASEAN+3, EAS và ADMM+. Văn bản khái niệm cơ sở của ARF có đoạn
đề cập tới cách thức tiếp cận vấn đề của ARF được xây dựng dựa trên
các giá trị ngoại giao ASEAN, phương pháp tư vấn, đồng thuận và các
cuộc gặp gỡ cấp cao giữa các nước thành viên ASEAN. Điều 18 cúa văn
bản này cũng nhấn mạnh "trong giai đoạn đầu hình thành ARF sẽ
khơng thể chế hóa và trong thời gian tới sẽ khơng có Ban Thư l<ý ARF
được thành lập"1. Theo đó, thay bằng việc đưa ra những lộ trình khung
mang tính cơ' định cho tiến trình hoạt động của ARF trong việc giải
quyết các vân đề an ninh, xung đột, ARF chú trọng đến phương thức
hoạt động tạo nên sự "thoải mái" (comíortable) cho tất cả các thành
viên. Do đó, ARF khơng giải quyết các vâh đề một cách "quá rhanh"
(too fast) hay "quá chậm" (too slow).


<i>Tương tự như vậy, APT có chức năng như một tiêh trình tư ĩâh liên </i>
<i>qc gia. Hoạt động của APT không dựa trên một cơ chế ra quyết đnh hay </i>
<i>khung hoạt động tập thể nào. APT cũng không dựa trên các văn bản luật có </i>
<i>tín h rà n g b u ộ c đ ô ĩ v ớ i cá c th àn h viên tron g v iệc ứ n g x ử h a y ra cỊUỊ/ã đ ịn h . </i>


<i>Trên thực tế, cơ chê'này hoạt động dựa hoàn toàn vào các tuyên bốchm g được </i>
<i>ký bởi những người đứng đẩu các quốc gia.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Trong trường hợp của EAS và ADMM+, trong các tun bơ' chính
thức của hai cơ chế này, vai trò ASEAN là động lực chính của q trình
xây dựng cộng đồng Đông Á được nhẫn mạnh. EAS và ADMM+ hiện
tại đang hoạt động dưói dạng các "diên đàn đơì thoại chiên lược"
khơng chính thức hoặc như vói ADMM+ là cuộc họp hàng năm giữa Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng của các nưóc thành viên ASEAN vói quan chức
quốc phòng cấp cao của tám nưóc đối tác đơ'i thoại. Cách thức hoạt
động này được coi là nhân tố giúp EAS và ADMM+ có thể "đối thoại
các vấn đề một cách thẳng thắn, khơng bị gị bó hay ép buộc và với thái
độ thoải mái". (ARF, 2005)


Phương thức ASEAN còn được phản ánh trong cách thức ASEAN
đưa nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quôc gia
vào trong nguyên tắc hoạt động của cả bôn cơ chế thơng qua Hiệp ưóc
Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC). Bản hiệp ưóc này thậm chí
cịn được coi là điều kiện tiên quyết mà các quốc gia có ý mn tham
<i>dự vào EAS phải đáp ứng trưóc khi tham gia. Hai nước ìớn phải chấp </i>
<i>nhận ký vào bản hiệp ước này gần đây nhất là Mỹ và Nga trưóc khi trở </i>
thành thành viên chính thức của EAS năm 2011.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>A sean - VỊ trí cầm lái hay g h ế sau trong cấu trúc an ninh...</b></i>


ADMM+, là diễn đàn mới đi vào hoạt động chính thức từ năm 2010,
ADMM+ được thỏa thuận tổ chức hai năm một lần (sau Brunei 2013)
và trước mắt chủ tịch củà ADMM+ cũng là chủ tịch của Cuộc họp
hàng năm của các Bộ trưởng Q'c phịng ASEAN ADMM và như vậy
là do chủ tịch ASEAN của năm tương ứng.



Ngoài ra, vai trò quan trọng của ASEAN đối với sự phát triển của
ba cơ chế kể trên còn nằm ờ môi quan hệ gần gũi của ASEAN với các
nhóm nghiên cứu Đơng Á ví dụ như Viện nghiên cứu Kinh tế và Đơng
Á (ERIA), Nhóm tầm nhìn Đơng Á (EAVG) và nhóm nghiên cứu Đơng
Á (EASG). Viện nghiên cứu ERIA ban đầu thực tế là sáng kiến được tài
trợ của Nhật Bản. Giờ đây viện này điều hành trực tiếp bởi Ban Thư ký
ASEAN cùng các đại diện của các nước thành viên. Tương tự như vậy,
hai nhóm nghiên cứu còn lại EAVG và EASG đều mời Ban Thư ký
ASEAN làm quan sát viên và khẳng định trong các báo cáo của mình
cũng như các nguyên tắc sáng lập về vai trò quan trọng của ASEAN.


Tuy nhiên, môi trường an ninh chính trị mà ASEAN đang, hoạt
động ngày hôm nay đã phức tạp hơn rất nhiều so với bâ't kỳ thời điểm
nào trong lịch sử phát triển của tổ chức. Những gì xảy ra tại ủ y ban đặc
biệt Hội nghị tư vân câp cao EAS Bali năm 2010 khi đại diện các quôc
gia đặt câu hỏi về việc liệu ASEAN có nên xem lại vị trí trung râm của
mình trong EAS, hay việc ASEAN không đưa ra được thông cáo chung
tại Hội nghị Ngoại trướng ASEAN lần thứ 45 tại Campuchia nàm 2012
đã thực sự khiêh những hoài nghi về vị thế bị suy giảm của ASEAN
càng có cơ sở.


2. Thách thức đối với người cầm lái


Thách thức của ASEAN nằm trong những tác động từ mơi trườing địa
chính trị, địa kinh tế bên ngồi và các yếu tơ'nội tại bên trong của tò’ chức.


<i>2.1. Các yếu t ố bên ngồi</i>


<i>2.1.1. </i> <i>Sự khó lường trong chính sách của các nước lớn trong khi Tưực và </i>


<i>ảnh hưởng từ quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Bàn tói an ninh khư vực Châu Á - Thái Bình Dương giờ đây khơng
thể thiếu mối liên hệ vói sự nổi lên của Trung Quốc. Trong suô't một thời
gian dài theo đuổi chính sách "An mình chờ thời" vói mục tiêu đề cao
việc bình tĩnh quan sát cục diện thế giói, tạo dựng môi trường ổn định và
phát triển nội lực. Giờ đây, Trung Quốỉc đã trỗi dậy cả về kinh tế và có
những bước chuyển mình về an ninh và quân sự. Trung Quốc đã biến
một Đơng Á vói mơ hình phát triển "Đàn sếu bay" (Nhật Bản đi đầu) trở
thành một Đơng Á với mơ hình "Rơng thần tốc"1 (vói con rồng dẫn 101 là
Trung Qc) khi Trưng Quốc trở thành trung tâm của thương mại, đâu
tư, và sản xuất của toàn khu vực (Ahn. 2004: 20). Giai đoạn 1997 - 1998,
Trung Quốc không ngần ngại hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hường từ khủng
hoảng tài chính khu vực. Trung Quốc cũng mở rộng ảnh hưởng của
mình bằng việc tham gia các diễn đàn đa phương, tham gia ký kết các
hiệp ước quốc tế và thể hiện mình là một cường quốc có ữách nhiệm
trong khu vực. Một sô' những nhà nghiên cứu Trung Quốc hàng đẩu như
David Shambaugh (2004) hay Kang (2003) củng đã từng đưa ra nhận
định cùng vói sự phát triển của minh, Trưng Quốc xứng đáng để các
nưóc trong khu vực nhìn nhận như là người lãnh đạo của khu vực.


Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang muôn thay đổi đường 101
đơi ngoại của mình. Bởi dù luôn khẳng định đường 101 "trỗi dậy hịa
bình", nhưng theo báo cáo mói nhâ't của Viện nghiên cứu Chiên lược
Quốc tế(IĨSS), quốc gia này đang dẫn đầu cuộc đua vũ trang tại Châu Á
(Marcus 2014). Trung Quốc cũng không coi những ràng buộc trong
quan hệ về kinh tê^ ngay cả vói ASEAN, là yếu tơ' có thể làm ảnh hưởng
tói lợi ích an ninh quốíc gia. Năm 2010, Thủ tưóng Trung Quốc Ơn Gia
Bảo từng nói: 'Trung Quốc sẽ không nhún nhường trong mọi tranh
chấp liên quan tói lợi ích quốc gia; khi nào các vân đề thuộc chủ quyền


quôc gia và lãnh thố bị đụng chạm đến, Trung Quốỉc sẽ không chịu thỏa
hiệp" (Tsugami, 2013). Quốỉc gia này cũng không ngại ngần đưa ra
"Vùng nhận dạng phịng khơng" (ADIZ) của mình trên Biển Đông và
săn sàng gây hân với các quốc giạ trong khu vực có liên quan tói vùng
biển, lãnh thổ tranh châp. Trung Quốc không tuân thủ theo Tuyên bố


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>A sea n - Vị trí cầm lái hay g h ế sau trong cấu trúc an ninh...</b></i>


các bên về ứng xử Biển Đơng (DOC) và phót lờ mọi công ước v ề biển,
lần lữa việc cùng thảo luận vói ASEAN trong việc xây dựng Bộ quy tắc
ứng xử Biển Đông (COC). Vói chiêu bài "cây gậy và củ cà rốt", Trung
Quôc đang dùng ảnh hưởng kinh tế của minh để gây chia rẽ sự đoàn
kết của ASEAN trong các quyết định liên quan tói Biển Đông. Theo
Raph Cosa (2012), những áp lực mà Trung Quốc tạo ra cho các nưóc
trong khu vực, đặc biệt thái độ thách thức của Trung Quốc trong thòi
gian gần đây thực tế sẽ phản tác dụng vói Trung Quốc.


- Mỹ quay trở lại nhưng không hoàn toàn ủng hộ các nước trong
khu vực trong các tranh chấp.


Nêu như năm 2009, 2010, các học giả vẫn cịn tìm kiếm những dâu
hiệu cho thây Mỹ sẽ quay trờ lại khu vực Châu Á - Thái Bình Dưcmg thì
ngày nay chính sách Tái cân bằng của Mỹ đã là câu trả lòi rõ ràng nhâ't
cho mơì quan tâm của Mỹ tói khu vực. Cùng vói những tun bơ' của các
vị lãnh đạo cấp cao về tầm quan trọng của khu vực đổi vói chính sách an
ninh, quốc phòng và kinh tế của Mỹ là những động thái xích lại gân
Đông Á một cách rõ ràng của chính quyển Mỹ. Ngồi việc thúc đẩy quan
hệ quân sự về chiều sâu với Philippines, Mỹ đã tuyên bô' vào cuổỉ năm
2011 việc thiết lập hiện diện luân phiên của 2500 lỉnh thủy đánh bộ của
Mỹ tại Darwin (úc) và triển khai lực lượng bôn tàu tuần duyên LC6 tại


Singapore. Năm 2012, Mỹ đã tiến hành 35 cuộc gặp gỡ song phương với
các lãnh đạo cấp cao Đông Á, 6 cuộc gặp gỡ ba bên, 32 cuộc thảo luận đa
phương và rất nhiều những lần gặp gơ đôi tác chiến lược (Yun, 2013).
Cũng trong năm 2012, 60% lực lượng hải quân của Mỹ đã được điều tơi
Thái Bình Dương. Năm 2013, Mỹ tiếp tục những cam kết hỗ trợ an minh
<i>hàng hải khu vục Đông Nam Á. Trong chuyến công dư của ngoại trưởng </i>
Mỹ John Kerry tói một sơ' quốc gia Đơng Nam Á, ông tuyên bô' Hoa Kỳ


cam kết tiếp tục viện trợ 32,5 triệu U SD cho các nư ớc Đ ông N am Á tirong
các hoạt động bảo vệ v ù ng lãnh hải và n âng tồng sô' tiền q u ốc gia này
v iện trợ cho khu vực Đ ôn g N am Á lên hơn 156 triệu USD.


T u y vậy, hầu nh ư khó có th ể k h ẳn g định M ỹ tiên bao xa trong việc


bảo vệ các nưóe Đơng Nam Á trong các tranh chấp liên quan tới Trưng


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

mối đe dọa từ Trung Quốc trong việc vẽ ra "đường chín đoạn" hay áp
đặt "Vùng nhận dạng phịng khơng" của Trung Quốc, nhưng lập
trường của Mỹ tại Biển Đơng thực sự khơng có nhiều thay đổi cơ bản kể
từ vụ việc tàu Impeccable. VVashington không thể hiện lập trường
nghiêng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền. Thứ hai, khoảng cách
về địa lý cũng cản trở Mỹ trong việc duy trì được sự hiện diện thường
xuyên của mình trong khu vực (so với Trung Quốĩc). Bên cạnh đó, Mỹ
có quá nhiều mối bận tâm mà khơng chi có Đơng Á hay Châu Á - Thái
Bình Dương. Việc Tổng thông Barack Obama phải hỗn chun cơng
dư của mình tói các nưóc Đơng Nam Á đề giải quyết các vâh để trong
nước là một ví dụ cho thây Mỹ dù sẵn lịng nhưng chưa hồn tồn có
đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm bảo đảm an ninh cho khu vực.
Ngồi ra, hình ảnh của Mỹ tại các nước Đông Á sau cuộc chiến chông
khủng bô' và những can dự mang tính dân chủ nhân quyền vào khu


vực cũng khơng cịn được đánh giá cao. (Sauder, 2008)


Căng thẳng trong quan hệ ảia các nước lớn, sự ữỗi dậy của Trung
Quốc và quay trở lại của Mỹ đặt ra cho ASEAN những khó khăn khơng
nhửng trong việc duy trì vị trí cầm lái mà cịn trong việc thể hiện lập
trường của mình đốỉ với quan hệ với hai nước lón giữa bơì cảnh ASEAN
đang cố giải quyết những xung đột về lãnh thổ vói Trung Quốc,


2.2.2. <i>X u â ĩ hiện rất nhiêu n hữ n g cơ chê'an ninh, kin h t ế có ảnh h ư ở n g tới </i>


<i>vai trò của ASEAN</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>A sean - Vị trí cầm tái hay g h ế sau trong cấu trúc an ninh...</b></i>


riêng và Châu Á - Thái Bình Dương trở nên vơ cùng phức tạp. Ngồi
các cơ chế vói vị trí Trung tâm thuộc về ASEAN, cịn có rất nhiều các tổ
chức đa phương khác như Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác khu
vực (SAARC), Đối thoại Shangri-La. Các cơ chế này thực sự có ảnh
hưởng tới vai trò cầm lái của ASE AN bởi chúng đều giải quyết các vân
đề được ASEAN bàn tói. Ví dụ Cộng đồng Đơng Á (EAS) và APEC
cùng mục tiêu thúc đẩy hợp tác về an ninh và chính trị trong khu vực.
Tương tự như vậy, ARF, Shangrila-Dialogue, ADMM+ đều là các diễn
đàn giải quyết các vân đề về an ninh. Ngoài ra, khi xét tói tính châ't
thành viên, các quốc gia trong khu vực đều cùng một lúc là thành viên
của một vài cơ chế.


Khó khăn đặt ra đối vơi ASEAN ở đây đó là nếu ASEAN khơng
giải quyết được hiệu quả các điểm nóng an ninh ữong khu vực, liệu các
cơ chế vói nịng cốt là ASEAN có giống như Tọa đàm Sáu bên (Six-


Party Talk)? Hay sẽ trở thành cơ chế để một nưóc lón nào đó thể hiện
tầm ảnh hưởng như Trung Quốc đô'i vơi SCO hay Mỹ trong APEC?


<i>2.2. Các yếu t ổ bên trong</i>


2.2.1. <i>K hả năng hạn ch ê'củ a A S E A N trong việc g iả i qu y êl hiệu quả các </i>
<i>cu ộc khủng hoản g</i>


Trong quá khứ, ASEAN đã nhiều lần thất bại trong việc xử lý hiệu
quả các cuộc khủng hoảng, từ kinh tê' cho tói an ninh, chính trị. Ngay
sau ARF được thành lập, khủng hoảng Đài Loan (1995 - 1996) đã khiêh
hình ảnh của ASEAN được miêu tả là "thậm chí cịn im lặng hơn cả
quãng thời gian hai mươi năm kể từ ngày thành lập" (Lìm, 2008).
Tương tự như vậy, dù có khả năng lơi kéo các nưóc lón trong khu vực,


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

chạp với khủng hoảng nhân đạo tại Đông Timor (1999) và một loạt
nhừng vân đề an ninh phi truyền thơng khác, như khi đơi phó với Đại
dịch SARS (2003), hỗ trợ nạn nhân ảnh hưởng bởi Sóng thần (2004),
khủng hoảng nhân đạo tại Myanmar (2008), tình hình chính trị bâ't ổn
tại Malaysia (2008) và gần đây nhất là tình trạng lộn xộn tại Thái Lan
(2013). Năm 2009, việc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN bị trì hỗn do
tình hình căng thẳng tại Thái Lan đã khiến một sô' học giả đặt ra nghi
ngò về tính hiệu quả trong hành động của Hiệp hội ngay khi lợi ích của
tổ chức bị đe dọa. Thậm chí, nhiều ý kiên cho rằng "ngay cả khi coi
ASEAN là diễn đàn (talkshop) chỉ nhằm mục đích đơi thoại hơn là hành
động thì giờ đây đến việc tổ chức để đơì thoại cũng là điều không thể"
(Koh, T; Woon, W; Tan, A và VVei,

c.

2009) Tất cả những hạn chế đề cập
tói ở trên đều được cho là có liên hệ vói Phương thức ASEAN (ASEAN
Way). Trong khi đó, cho tói thời điểm này Phương thức ASEAN vẫn
đưạc coi là lý do tồn tại của Hiệp hội và là phương châm hoạt động cho

<i>các cơ chê với nòng cốt là ASEAN. Vậy khơng thể khơng hồi nghi về </i>
khả năng ASEAN chèo lái thành công các cơ chê'an ninh trong việc giải
quyê't các vấn đề an ninh xung đột trong khu vực.


2.2.2. <i>Sự chậm chạp trong thể chê'hóa khu vực và tính cơ'kết giữa các </i>
<i>thành viên ASEAN</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>A sean - Vị trí cầm lái hay g h ế sau trong cấu trúc an ninh...</b></i>


Những người hồi nghi về vai trị của ASEAN còn tập trung vào
phân tích hạn chế của hai nguyên tắc cơ bản đó là "không can thiệp vào
công việc nội bộ" và "đồng thuận" đơì với khả năng hội nhập của ASEAN
cũng như việc ASEAN góp phần giải quyết các vướng mắc về an ninh và
xung đột trong khu vực. Ngoài ra, trong Hiến chương của ASEAN các nại
dung có liên quan tới cơ chê' giải quyết tranh chấp, tới nghĩa vụ phải tuân
theo các kế hoạch của ASEAN còn thiêu hoặc chưa rõ ràng.


Tuy vậy, khó khăn lớn hơn cả đối với ASEAN trong những năm
gần đây là tính đồn kết giữa các thành viên trong khơi. Ngồi những
tranh chấp lãnh thổ và xung đột có nguồn gốc từ trong lịch sử. Gần đây
ASEAN có xu hướng bị chia tách vì các tính tốn lợi ích qc gia, đặc
biệt là lợi ích kinh tế. Sự kiện ASEAN 45 không ra được tuyên bố chang
là một minh chứng rõ ràng cho sự thiếu đồng thuận sâu sắc trong nhóm
và nguyên nhân được cho là có liên quan tới những khoản viện trợ kinh
tê' Cambodia nhận được từ Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu
cũng chi ra rằng một số các cơ chế hợp tác kinh tế khác như Hợp tác
tiểu vùng sông Mêkông mở rộng hay Hiệp định thương mại Xuyên
Thái Bình Dương cũng trở thành các yếu tô' xé nhỏ liên kết ASEAN.


Với những khó khăn xuâ't phát từ bên trong các quốc gia ASEAN


và những yếu tố tác động đến từ những biến chuyến của tình hình khu
vực, câu hỏi lớn đặt ra lúc này là "Liệu ASEAN có cịn duy trì được vị
trí cầm lái của mình nữa hay khơng?".


3. ASEAN, vị trí cầm lái hay ghế phụ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Community). Vói kịch bản này, người viết càng không nhận thây tính
khả thi vì hiện nay tại Đơng Á đã có quá nhiều các cơ chê' họp tác an
ninh song phương, đa phương. Và việc thêm một cơ chê'nữa không bảo
đảm cho các quôc gia có được lợi ích gì hơn ngoài việc thêm các ràng
buộc. Thực tế này phàn ánh qua chính sự thất bại của sáng kiến mà ú c
đưa ra. Ngưòi viết nhận thây kịch bản thứ tư, vói ASEAN vẫn ờ vị trí
cầm lái (nhưng Hiệp hội cần có những thay đổi) là đáng thuyết phục
hơn cả. Lý do cho kịch bản này được đưa ra như sau:


Thứ nhất, ASEAN có được vai trò cầm lái trong thịi gian vừa qua
chính bởi trong khu vực hiện diện các nưóc lớn và một trật tự khu vực
theo mơ hình cân bằng quyền lực. Vơi cuộc chạy đua ngẩm của Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc trong khư vực tạo nên lợi thê' cho ASEAN trong việc
nắm lây cơ hội trở thành người cầm lái của các diễn đàn an ninh. Theo
nghiên cứu của Lee, J. (2010), khả năng "cầm lái" của nhóm các nưóc
ASEAN trong việc điều phơi các hoạt động của các nưóc đạt được là do
các mối quan hệ mang tính xã hội hay "tâm lý-xã hội" theo như cách mô
tả của Benjamin Ho (2012:10) mà ASEAN có với các nưóc cịn lại. Do đó,
trong môĩ quan hệ giữa các chủ thể trong các hợp tác an ninh có ASEAN
đóng vai trị chèo lái, khác vói các lập luận của chủ nghĩa hiện thực về vai
trò lãnh đạo (leadership), ASEAN không dùng sức mạnh của mình để
xầy dựng các thể chê' hay lôi kéo và định hướng mà dùng các mơi quan
hệ của mình với các nước để hình thành. Một yếu tơ' tạo nên mơì quan hệ
mang rinh xã hội của ASEAN và các nước năm ở đặc điểm của ASEAN


vơn là nhóm các nưóc vừa và nhỏ, khơng có khả năng vươn lên thành bá
chủ khu vực, không tạo nên sự nghi ngờ cho các nưóc lán. Lý do khác đó
là ASEAN hoạt động theo phương thức ASEAN Way, tính ràng buộc
khơng cao nên các nưóc tham gia khơng sợ phải hi sinh q nhiều lợi ích
quốc gia. Như vậy, vói tình hình quan hệ Mỹ - Trung hiện tại, khả năng
rất lón về vị trí này vẫn dành cho ASEAN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>A sean - Vị trí cầm lái hay g h ế sau trong cấu trúc an ninh...</b></i>


<i>gặp, xây dựng các chương trình thảo luận chứ không phải sử dụnịg ứ c </i>
mạnh để quyết định các vấn đề. Do đó, ngay cả khi ASEAN gặp m ot/ài
những bưóc lùi hoặc hạn chế trong việc giải quyết các xung đột ỉtrcng
khu vực thì điều này khơng có nghĩa chức năng điều phơi, định hiưcng
các vấn đề thảo luận của ASEAN là thất bại.


Thứ ba, việc ASEAN không đưa ra được tuyên bô' chumg tại
Cambodia không thể coi là dâu châm hết cho ASEAN hay vai trò) cẩm
lái của tổ chức. Việc ASEAN khơng có sự thơng nhâ't trong việoc ịiải
quyết vâh đề Biển Đông thực tế đã được dự báo trưóc. Rõ ràng, ttrcng
một cơ chế còn lỏng lẻo như ASEAN, các quôc gia vẫn phải tínhi tốn
đến lợi ích quốc gia của mình trước hết. Ngồi ra, khơng phải tồn bộ
các nưóc ASEAN đều có liên quan trực tiếp tói tranh chấp biển Đơng.
Tuy nhiên, nhìn vào những gì ASEAN đạt được sau sự cô' tại Hộỉ rghị
Ngoại trưởng ASEAN 45 tại Cambodia, vói những nỗ lực của Ngoại
trường Indonesia Marty Natelegawa, ASEAN vẫn tim lại được sự đong
thuận của minh vói nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông. Sự kiện tại
Phnompenh là tiếng chuông cảnh tỉnh cho ASEAN nhưng đổng tìhèi là
cú tát mạnh vào Cambodia và hình ảnh "trỗi dậy hịa bình" của Trang
Quốc. Chắc hẳn một bước lùi tạm thòi này khơng xóa đi tồn bộ nỗ lực
của ASEAN trong việc đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán DOC nhưng


Cambodia lại mâ't đi hình ảnh đã cô' công xây dựng trong suô't nhiều
năm. Cái giá của Cambodia nêu để kịch bản này tái diễn sẽ là quá đắt
nếu Cambodia không muôn bị cơ lập vói các quốíc gia láng giềng hay
mâ't đi tiêng nói và vai trị trong khu vực. Trong khi đó/ Trung Qc lại
bị coi là thách thức luật pháp và sử dụng viện trợ để mua chuộc
Cambodia và phá tan sự đoàn kết của ASEAN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

giải ASEAN (AIPR). ASEAN cũng nên tiếp tục việc thực hiện Hiến
chương ASEAN và xem xét kỹ càng những điểu kiện cần thiết để
ASEAN có thể hội nhập sâu hơn. Trong đó, một trong sơ' nhửng nguyên
tắc của phương thức ASEAN đó là "không can thiệp vào công việc nội
bộ" cũng cần có những nghiên cứu để phù hợp với thực tế hoạt động và
hội nhập. Việc xem xét và nghiên cứu này có thể được tiến hành bởi
một sơ' các nhóm ngoại giao Kênh 2 như các viện nghiên cứu ASEAN
ISIS, ủy ban Hợp tác An ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(CSCAP), hay Mạng lưới chuyên gia nghiên cứu Đơng Á (NEAT). Vói
việc định nghĩa lại nội dung của nguyên tắc này sẽ tạo cơ sở cho
ASEAN trong việc giải quyết các xung đột trong nội bộ Hiệp hội hoặc
thể hiện vai trị của mình trong việc ứng phó với các vâh đề an ninh phi
truyền thơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN


1. Ahn, B.J. 2010. "The rise of China and the íuture of East Asian
<i>integration", Asia-Pacific Reviexv, sô' 11,18-35</i>


<i>2. ASEAN Secretariat. 1967. Tuyên bô' Băng Cốc, 1-2.</i>


3. ASEAN Secretariat.2005. Kuala Lumpur Declaration of the Establishment
of the ASEAN Charter. Truy cập từ


(Truy cập ngày 01 tháng 02 năm 2014).


4. ASEAN Regional Forum (ARF). 2005. Concept Paper. Truy cập từ
(Truy cập ngày 01 tháng 02 nám 2014).
<i>5. Almonte, J. T 1997. Ensuring the 'ASEAN Way. Survival, số. 39 (4), 80-92.</i>
6. Frost, E. L 2008. A New Momentum, Asia's new regionalism, Lynne


Rienner Publishers, 1-20.


<i>7. Leiíer, M. 1996. The ASEAN Regional ĩorum: extending ASEAN's model of </i>
<i>regionaỉ security. Oxíord University Press for the International Institute </i>
for Strategic Studies. Oxíord.


8. Lim, R. 1998. "The ASEAN Regional Forum: Building on Sand",
<i>Contemporary Southeast Asia, sô' 20(2), 115-136.</i>


9. Tsugami, T. 2013, Analyzing implications of Obama-Xi summit for
Japan and the rest of East Asia. Truy cập từ:
article/forum/security_and__teưitorial_issues/us_china/AJ201306200017
(Truy cập ngày 18 tháng 02 năm 2014)


10. Koh, T, Woon, w, Tan, A và Wei, c . 2007. Charter makes ASEAN


stronger, more <b>U n ite d </b>and effective. The Strait Từnes. Truy cập từ:



kes%20ASEAN%20stronger%20more%20united%20and%20effective_0
80807.pdf. (Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2009)


TÀI LIỆU THAM KHẢO



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>2. Almonte, J. T 1997. Ensuring the 'ASEAN W ay/. Survival, 39 (no.4), </i>
tr.80-90.


3. ASEAN. 2011. Intra and extra ASEAN trade. Truy cập từ http://www.
asean.org/images/2013/resources/statistics/extemal_ữade/tabỉel8.pdf (Truy


cập ngày 11 tháng 02 nãm 2014).


4. ASEAN-ISIS.1991.A time for intiative: proposals for the consideration
of the íourth ASEAN summit, Memorandum 3, Jakarta.


<i>5. Frost, E. L. 2008. A New Momentum. Asia's neiư regionaỉism, Lynne </i>


Rienner Publishers, London,l-20.


6. Japan Centre for International Exchange (JCIE). 2007. Towards
Community Buildmg in East Asia, Dialogue and Research Monitor
Overview Report. Truy cập từ (Truy cập
ngày 30 tháng 9 năm 2009)


<i>7. Ho, B. 2012, Asia's centrality in a Rising Asia, RSIS VVorking Paper, số </i>


249, Singapore.


8. Kang, D.c. 2003. Hierarchy, Balancing, and Empirical Puzzles in Asian


International Relations, International Security, sô 28( 4), 57-85.


9. Lee, J. 2010. Still in the "Driver's Seat", but for how long? ASEAN's



capacity for leadership úì East-Asia International Relations, Journal of
Current Southeast Asian Affairs, 29(3), 95-113.


10. Marcus, J.2014, M ilitary spending: Balance tipping towards China.
Truy cập từ
(truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2014)


11. Shambaugh, D. 2004. China engages Asia: Reshaping the regional


order, International Security, sô' 29 (3), 64-99.


12. Saunder, p.c. 2008. The United States and East Asia after Iraq war.
Truy cập từ
Saunders.pdf. (Truy cập ngày 10 tháng 02 năm 2014)


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href='http://www'>http://www</a>
<a href=' />
Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương
  • 78
  • 429
  • 1
  • ×