Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài phát biểu khai mạc hội thảo khoa học quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.4 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI PHÁT BÍẺU KHAI MAC </b>


<b>HỘI THẢO KHOA HỌC Q U ổ C TÉ</b>



<i><b>“Bảo tòn và ph át huy lê hội cô truyền trong xã hội </b></i>


<i><b>Việt Nam đương đại (trường hợp hội Gióng) ”</b></i>



<i>ỵ </i> <i>r </i> <i>r</i>
<i>n r </i> <i>CL </i> I q n i w *


<i><b>Iran Chiên Thăng</b></i>


Kính thưa các nhà khoa học trong nước và quốc tế,


Kính thưa quí vị đại biểu,


Thưa các đồng chí và các bạn.


Trước hết, thay mặt lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tơi


xin nhiệt liệt chào mừng các nhà khoa học quốc tế và trong nước, quý vị
đại biểu, các đồng chí và các bạn đã tham gia hội thảo vơ cùng có ý


nghĩa này.


Bời lẽ, trong đời sống văn hóa đương đại, lễ hội cố truyền là một


sinh hoạt văn hóa có sức cuốn hút mãnh liệt, “một thời điểm mạnh”


(chữ dùng của GS. Đinh Gia Khánh) trong sinh hoạt cộng đồng. Là


sáng tạo của các thế hệ tiền nhân, lễ hội cổ truyền chứa đựng những giá


trị văn hóa, lịch sử, là nơi người dân các thế hệ ký thác những ước mơ


về một cuộc sống an lành, no đủ. Những năm qua, lễ hội cổ truyền đã


phát triển mạnh mẽ ở các làng quê, đang đặt ra khá nhiều vấn đề cần


phải được xem xét một cách thấu đáo và khoa học.


Nói đến các lễ hội cổ truyền, khơng thể khơng nói tới các lễ hội
thờ Thánh Gióng ở Hà Nội. Có thể nói, đây là lễ hội độc nhất vô nhị của


người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Trong tâm thức dân gian người Việt,


Thánh Gióng là vị Thánh đứng đầu trong các vị thần của người Việt ở


Bắc Bộ, là một trong bốn vị thánh bất tử (Tứ bất tử). Các triều đại quân


<b>' TS. Nguyên Thứ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chủ của nhà nước Đại Việt ở Việt Nam tôn phong Ngài làm thượng
đẳng thần, làm thiên vương. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Thánh


Gióng đã trở thành biểu tượng mang tính đa diện, thể hiện những phẩm


chất và hành động của người anh hùng chống ngoại xâm, người bảo trợ


cho mùa màng, người mang mưa gió thuận hịa đến các làng q, lại là


thần chống lụt, người hiện thân mẫu mực cho sự trung hiếu, cũng là



hiện thân cho một người anh hùng có cơng lao to lớn với dân với nước


mà khơng màng, khơng địi hỏi một chút danh vị, quyền lợi và bổng lộc


v.v... Các thế hệ tiền nhân đã làm thiêng hoá, vật chất hóa một trong


những anh hùng ca hay nhất của người Việt bằng một hệ thống diễn


xướng mang tính biểu tượng, đầy tính sáng tạo của dân gian với những


biểu tượng độc đáo.


<b>Vì thế, Hội G ióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đóng góp một </b>


phần quan trọng vào kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam. Từ những


hương lễ, hội Gióng đã trở thành hội vùng và có tầm cỡ quốc gia.


Người dân đã sáng tạo một hệ thống biểu tượng vừa thực vừa ảo, vừa


thiêng liêng vừa đời thường để tái hiện chiến công đánh giặc giừ nước,


<i>giữ làng của một anh hùng trong truyền thuyết khiến cho H ội Gióng ở </i>


<i>đền Phù Đổng và đền Sóc ở Hà Nội luôn hấp dẫn và cuốn hút các thế </i>


<i>hệ con người. Bao đời nay, hội Gióng là chất keo kết dính cộng đồng </i>


cư dân các làng thờ phụng Thánh Gióng ở các làng quê thuộc châu thổ
Bắc Bộ.



Năm 2009, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Thành


ủy, Uy ban Nhân dân thành phô Hà Nội đã giao cho các cơ quan chức


năng của Hà Nội phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ


Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lập hồ sơ khoa học đệ trình Tổ chức Giáo


dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận


<i>Hội Giỏng ở đền Phù Đ ống và đền Sóc là di sản văn hóa phi vật thể đại </i>


diện của nhân loại. Cuối tháng 8 năm 2009, công việc đã hoàn thành,


chúng ta đã nộp hồ sơ đúng hạn, đúng qui định của UNESCO. Việc


<i>đăng ký Hội Giỏng ở đền Phù Đổng và đền Sóc vào Danh sách di sản </i>


văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO sẽ khiến cho


<i>những thông điệp của người Việt gửi gắm trong Hội Gióng ở đền Phù </i>


<i>Đổng và đền Sóc đến với cộng đồng thế giới, để mọi người thêm quý</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trọng nền hòa bình của nhân loại, khiến cho người dân Hà Nội nói riêng,


người dân Việt Nam nói chung nhận thức sâu sắc thêm về giá trị của di


sản văn hóa phi vật thể của mình. Qua đó, cơng cuộc bảo vệ và phát huy



<i>giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có Hội Gióng ở đền </i>


<i>Phù Đổng và đền Sóc sẽ thêm hiệu quả.</i>


Kính thưa các nhà khoa học, các vị đại biểu


Thưa các đồng chí và các bạn


Lễ hội cố truyền, trong đó có hội Gióng là một sinh hoạt văn hóa


đang đứng trước những địi hỏi phải bảo tồn và phát huy giá trị của nó,


để di sản văn hóa phi vật thể này thành hành trang của thế hệ hôm nay.


Tôi tin rằng, các nhà khoa học trong nước và quốc tế sẽ cùng nhau giải


đáp được các vấn đề về lễ hội cổ truyền trong đó có hội Gióng. Trong


<i>niềm tin ấy, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: Bảo </i>


<i>tồn và phút huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội Việt Nam đương </i>


<i>đại (trường hợp hội Gióng).</i>


Chúc các nhà khoa học, quí vị đại biểu, các đồng chí mạnh khỏe,


hạnh phúc.


Xin cảm ơn.



T.C.T


</div>

<!--links-->

×