Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bảo tồn lễ hội hóa trang truyền thống ở Mêhicô: Lễ hội của các bộ tộc Zoque và Tzotzil ở Chiapas

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BẢO TÒN LẺ HỘI HĨA TRANG </b>



<b>TRUYỀN THĨNG Ở MÊHICƠ: LẺ HỘI CỦA </b>


<b>CÁC B ộ TỘC ZOQƯE VÀ TZOTZIL </b>



<b>Ở CHIAPAS</b>



<i>Edaly Q uỉroi</i>


?

<b>.</b>



Mêhicô, cũng như ở các nước theo Thiên chúa giáo La Mà,
vào những ngày trước khi bắt đầu mùa Chay - mùa các tín


đồ tưởng niệm Cuộc đời, Nỗi khổ hạnh, Cái chết và Sự tái sinh của Đức


chúa Giê su, thường là giữa tháng 2 và tháng 3 hàng năm - người ta tổ


<i>chức lễ hội hóa trang với những hoạt động tự do trước khi bước vào </i>


thời kỳ của “an lạc tâm linh”, hay còn gọi là mùa Chay.


Hiện nay trên lãnh thổ Mêhicơ có ít nhất hai loại hóa trang:


camaval tổ chức ở đô thị và carnaval cổ truyền. Lễ hội hóa trang cố


truyền khác biệt bởi có sự tham gia của dân bàn xứ, và thuyết nguồn gốc


vũ trụ của họ mang những ảnh hưởng của Thiên chúa giáo. Hai loại


<i>camaval (tiếng bản xứ là K 'in tạịim ol: có nghĩa là ngày hội vui chơi) </i>



<i>này là của của tộc người Zoque và của tộc người Tzotziì ở vùng cao </i>


nguyên Chiapas. Hai tộc người này tổ chức lễ hội hóa trang rất nhiệt
tình và sơi nổi.


<i>Hóa trang của tộc người Zoque và của tộc người Tzotzil là một </i>


trong rất nhiều bằng chứng chứng tỏ cho sự lai tạp của tập tục Tây Ban


Nha ở Mêhicô. Mặc dù những truyền thống ban đầu của lễ hội đã bị mất


đi theo thời gian, nhưng những gốc rễ sâu xa của người Maya thì vẫn


cịn được giữ lại. Các lễ hội đều có liên quan mật thiết với lịch của
<i>người Maya, diễn ra trong 5 ngày được gọi là Ch ’ay k'in. Vào những </i>


ngày này, các tùy tùng của thần mặt trời đã chiến đấu chống lại các tầng


lớp cặn bã của xã hội đang chiếm giữ không gian thờ cúng và xóa bỏ


tình trạng lộn xộn này. Tất cả các lễ hội hóa trang đều được tổ chức theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nông lịch. Khi người Tây Ban Nha xâm chiêm Mêhicô và băt đâu quá


trình cải đạo, họ ép buộc đưa các nghi lễ tôn giáo vào lễ hội hóa trang.


Hiện tại, lễ hội hóa trang truyền thống đang có nhiều nguy cơ bị


mất. Những nguy cơ này bao gồm chỉ số di cư cao, việc cải đạo, và


những điều kiện kinh tế của các cộng đồng người bản xứ. Điều này đưa


ra những dự đoán rằng việc bảo tồn lễ hội hóa trang truyền thống sẽ


diễn ra ở ba phạm vi sau: 1) bảo tồn, 2) đánh giá lại và lưu truyền, và 3)


truyền bá.


<b>Đặc điểm địa lý</b>


Lễ hội hóa trang của người Zoque và Tzotzil được tổ chức ở vùng


cao nguyên Chiapas, bang Chiapas, thuộc vùng đơng nam Cộng hịa


Mêhicơ. Bang này giáp Guatemala ở phía đơng, giáp Oaxaca ở phía tây,


giáp biển Thái bình dương ở phía nam, và giáp Veracruz ở phía tây bắc.


Bang Chiapas được phân chia thành 118 đô thị và là một trong những
bang có sự đa dạng sinh thái cao nhất. Vùng nội địa của bang này có


rừng Lacandona rộng hàng triệu héc ta, là nơi cư trú của 20% hệ thực


vật của Mêhicô, và nhiều loại động vật khác, đặc biệt là chim và bò sát.


<b>Lễ hội hóa trang của tộc ngưịi Zoque</b>


Các cộng dồng người Zoque, được hình thành từ hàng ngàn năm


về trước, cư ngụ tại các bang Chiapas, Oaxaca và Tabasco. Theo các


<i>nhà nghiên cứu, họ là hậu duệ của người olmecas di cư tới vùng </i>


Chiapas và Oaxaca. Cộng đồng Zoque ở Chiapas mà báo cáo này nói


<i>tới, tự gọi mình là O' depủt (người báo tin).</i>


Theo quan niệm của người Zoque về thế giới, mặt trời đóng vai


trò rất quan trọng và có liên quan trực tiếp với chúa Giêsu. Người


Zoque cho ràng ác quỷ luôn tồn tại và có thể đe dọa tới cuộc sống của


họ bất cứ lúc nào. Chính vì vậy cần phải có sự chuẩn bị cũng như biết


cách né tránh khi chúng nổi giận. Họ cũng cho rằng quỷ sứ, mặc dù là


một thực thể của đạo Cơ đốc, chính là ma quỷ đầu thai thành súc vật.


Tộc người Zoque có 3 nhóm tơn giáo: đạo Cơ đốc, đạo Tin lành


và một nhóm được biết đến như là “costumbreros”. Có thể nói những


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tục của họ phân biệt thời kỳ tiền Tây Ban Nha và thời kỳ thuộc iịa.


<i>Những tập tục này đã từ chối và không thừa nhận sự lai tạp, và đã gây ra </i>


bất đồng trong phương cách trao quyền trong cộng đồng trong rất nHều


trường họp.



<i>Một đặc điểm quan trọng là nhóm người costumbreros khìng </i>


cơng nhận các linh mục Cơ đốc giáo là những người có quyền lực cao


nhất, nhưng họ thừa nhận và thờ các vị thánh của dòng đạo này; ho tổ


chức các lễ hội truyền thống, múa nghi lề và hiến tế. Nhũng tế lễ lày


tuân theo một hệ thống phân chia thứ bậc phức tạp theo tuổi tác của


người tham gia: người già nắm giữ các vị trí quan trọng nhất, và nhrng


người trẻ tuổi nhất thường bị sai vặt. Ngoài các tu viện và nhà ở của


“cargueros”, cũng như các hang động và các ngọn núi trong lãnh thổ


<i>của mình, nhóm costumbreros cịn có các nơi thờ cúng. Hơn nữa, mặc </i>
dù tộc người Zoques là một cộng đồng ở nông thôn, các lễ hội truyền


thống của họ lại được duy trì và tiến hành một cách rầm rộ ở thành thị


hơn ở nông thôn. Điều này là do thực tế. trong bối cảnh thành thị, hoạt


động lễ hội đã đạt đến một vị thế cao hơn so với những địa phương khác


và có nhiều phương tiện để tiến hành hơn.


Mồi một địa phương thờ cúng vị thần riêng của mình và tố cúrc


một vài lễ hội Cơ dốc giáo, như ngày Candelaria (mùng 2 tháng 2) và lễ



hội hóa trang. Lịch tổ chức của lễ hội hóa trang ở các vùng khác nhau


nhưng đều kéo dài hàng tuần và đều có múa, hát, tế lễ, và diễu hành của


người dân địa phương, hoặc của các nghệ sỹ chuyên nghiệp.


Trong lễ hội hóa trang của người Zoque cũng có các nghi lễ Cơ


đốc giáo. Các nhạc sỹ và diễn viên múa truyền thống là hai thành phần
chính của lễ hội. Họ là sự kết hợp hoàn hảo của lễ hội và đời thường với


những nghi lễ thời kỳ tiền Tây Ban Nha. Lễ hội hóa trang của tộc người


Zoque hiện nay là tiền thân của một nghi lễ trước kia của người Zoque.


Đó là nghi lễ dâng lễ vật được đựng trong những hộp đặc biệt lên các


thần linh, và các thanh niên nam nữ trong trang phục sặc sỡ đọc Linh


cầu nguyện lên thần Tajaj Jama (cha thần mặt trời). Trong nghi lễ này
người Zoque dâng lên vị thần của mình những miếng đất gieo hạt ngô


đựng trong những hộp đặc biệt, và cầu xin thần phù hộ cho họ những vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Năm 1528, ngay sau khi người Tây Ban Nha xâm chiến toàn bộ


lãnh thố của người Zoque, họ lập tức ra lệnh chình đốn đời sống của


người dân bản địa. Ớ thời điếm này, việc truyền đạo Thiên chúa được



thực hiện một cách tống thể. Dịng tu Đơminích được truyền bá vào


khu vực này. Đe truyền bá kinh Phúc âm và Tây Ban Nha hóa ở người


Zoques một cách hiệu quá. họ dã tìm kiếm các phương pháp thích


hợp. Một trong những phương pháp đó là trình diễn (representation)


các điệu nháy thuộc các chủ đồ kinh thánh. Điều này nhằm xóa bị các


điệu nhảy tiền Tây Ban Nha (trong nghi lễ dâng thần Tajai Jama) mà


họ cho là ngoại đạo, đồng thời dưa vào các điệu nhảy đương thời của


Tây Ban Nha.


Trong lỗ hội hóa trang của người Zoque hiện nay, người ta diễn


lại một trận chiến giữa người I lồi giáo Ả Rập xâm lược Tây Ban Nha


thế kỷ VIII (Moors) và người Cơ đốc giáo, là một cuộc chiến giữa cái


tốt và cái xấu. Những vai được tơn kính có có sự hội tụ của nhiều nền


văn hóa, vị dụ như Mahoma, David, và quỉ đầu ngựa đi cá có nguồn


gốc Tây Ban Nha và Á Rập. trong khi những nhân vật như hổ và khi


mang nguồn gốc Zoque.



Việc tổ chức lễ hội hóa trany là cơng việc chung cùa tồn bơ cơng


đồng. Trong từng khu đô thị đều có hội đồng nhân dân và dại diện của


các hội đồng này được công khai bầu chọn. Mơ hình này cũng được áp


dụng đối với mơ hình bình chọn ban tổ chức lỗ hội. có sự tham gia của


tất cả cộng đồng.


<b>Lễ hội hóa trang cua tộc nguòi Toztzil</b>


Đối với cộng đồng Tzotzil, lễ hội hóa trang mang gốc rễ lịch sử


<i>trực tiếp của người Maya. K'in tạịimol hoặc lễ hội vui chơi của người </i>


Tzotzil là lễ hội quan trọng nhát với các yếu tố văn hóa tiền Tây Ban


Nha của người Maya được thể hiện rất rõ nét. Nguồn gốc của lễ hội


dược ghi lại trong kinh sách Popul Vuh của người Maya. Tộc người


Tzotzil cư ngụ trên cao nguyên Chiapas, nơi bao gồm nhiều khu tự trị,


chủ yếu tổ chức lễ hội này hàng năm ở San Juan Chamula, Chenalhó,


Chalchihuitán, Pantelhó, Zinacantán, Mitontic, San Andres Larrainzar,


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Mỗi một thị trấn đưa ra một cách giải thích khác nhau về nguồn



gốc của lễ hội. Cộng đồng ở San Pedro Chenalhó nói rằng lễ hội này thể


hiện chiến thắng của trận chiến tâm linh trong thời kỳ đô hộ. Họ cho


ràng lễ hội của họ nhàm tưởng nhớ đến chúa Giêsu của vùng Nazareth.


Chúa Giê su, vị Chúa của quỷ sứ, khi nhìn thấy các trang phục, niềm vui,


tiếng hát. các điệu nhảy, đồ ăn thức uống và nghe thấy diễn văn của


người bản xứ đã rời bỏ lễ hội của ma quỉ để đến với lễ hội của họ, và sau


này để tỏ lòng lòng biết ơn, người bản xứ hàng năm tổ chức lễ hội để


tưởng nhớ vị chúa Giêsu của vùng Nazareth.


Những cộng đồng ở San Juan Chamula lại giải thích nguồn gốc của
lễ hội hóa trang một cách khác, theo thuyết hổ lốn tôn giáo. Theo họ, lễ


<i>hội hóa trang ở Chamula, còn gọi là K'in Tạịimoltic hay cuộc vui chơi, là </i>


để tưởng nhớ các huyền thoại trong kinh sách Popol Vuh bằng nhừng


nghi thức tế lễ, nhảy múa và các trang phục của nghệ sỹ. Lễ hội này là


một tập hợp của nhiều nghi lễ và vào những ngày đầu và ngày cuối của lễ


hội, người ta nấu những loại đồ ăn thức uống đặc trưng. Tuy nhiên, quan



trọng hơn hết là các nghi lễ này củng cố các quy tắc ứng xử của tập thể và


<i>cá nhân. Phần nổi bật nhất là lễ tẩy uế, lúc Max hay những con khỉ và </i>


những người hầu chạy trên đống cỏ khơ đang cháy trên nóc nhà. Lễ này


<i>có 13 nhóm nhân vật diễn vai, nổi bật nhất là nhóm người khỉ Max mặc </i>


áo khốc binh lính bằng vải bơng mà thực dân Pháp đã tìmg sử dụng, đội


một cái mũ da có hình giống như chiếc nón và mặc quần sóc.


Thời gian đã làm mất đi nhiều nguồn gốc của lễ hội, tuy nhiên gốc


rễ của người Maya vẫn được thể hiện rõ ràng. Lễ hội gắn liền với lịch


của người Maya, diễn ra vào thời gian 5 ngày “Ch'ay k ’in”, đó là 5 ngày


mà các tùy tùng của thần mặt trời đánh lại các thế lực cặn bã đang kiểm


sốt các khơng gian thờ cúng và thiết lập lại trật tự, xóa bỏ những lộn


xộn mà trong đó đang tồn tại các nghi lễ về sinh sản, về ký ức về nguồn


gốc của tạo hóa, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và về


nhũng điều phù du của tồn tại.


Tất cả các lễ hội hóa trang đều gắn liền với nông lịch, bởi chúng



đều được tiến hành sau vụ mùa thu hoạch ngô và đậu, hai loại thực


phẩm chính của người bản xứ, và sau khi lễ hội kết thúc, người dân lại


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Để tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương chỉ định người vào ban


tổ chức lễ hội và ban tổ chức có trách nhiệm gánh vác chi tiêu cũng như


tiến hành lễ hội. Họ có một năm để chuẩn bị. Trong số những nhân vật


<i>chính của lễ hội họ chọn ra bốn người (passions) để đóng vai các tùy </i>


tùng của thần mặt trời. Đế hiến dâng lên Thần mặt trời, họ đọc diễn văn,


cầu nguyện, và múa hát. Bốn nhân vật này là những người chịu trách


nhiệm thiết lập trật tự xã hội, những nhân vật còn lại đại diện cho sự lộn


xộn và mất trật tự.


Các lễ hội hóa trang của cộng đồng người Tzotzil thể hiện tính


liên tục của các quan niệm về thế giới và sự sống, bởi vì thơng qua lễ


hội này chúng diễn tả nguồn gốc cũng như mối quan hệ giữa con người


và thiên nhiên. Tương tự, thông qua lễ hội, mối quan hệ giữa dân và


chính quyền tơn giáo được duy trì, một cơ cấu tổ chức không thể tách



rời, cũng như không thể tồn tại độc lập. Lãnh đạo chính quyền địa


phương chỉ định ban tố chức lễ hội, và khi bắt đầu lễ hội, ban tổ chức lễ


hội ca ngợi chính quyền bàng diễn văn, nghi thức và yến tiệc. Họ cho


rằng đảm nhiệm trọng trách tổ chức lễ hội chính là cơ hội để “trưởng


thành”, bởi vì trọng trách của họ không chỉ gắn liền với lễ hội mà còn


gắn liền với cả khu đô thị nơi họ sống. Việc tổ chức lễ hội làm cho họ


thêm hiểu biết về cuộc sống, cũng như trở thành những người bảo tồn


truyền thống, giữ gìn trật tự xã hội và vận mệnh của thế giới. Những
công việc này tăng cường hiểu biết và ý thức của họ.


Lễ hội hóa trang là lễ hội tiêu biểu trong cuộc sống xã hội, cuộc


sống thường nhật, cuộc sống tôn giáo và cuộc sống tâm linh của người


bản địa. Lễ hội này không chỉ đơn thuần là vui chơi, mà nó hàm chứa ý


nghĩa của công việc chuấn bị trong suốt năm của chính quyền địa
phương và chính quyền tơn giáo.


Các tiết mục biểu diễn trong suốt lễ hội đã tổng hợp việc sử dụng


ngôn ngữ thông qua các diễn văn mang đậm chất thơ trong ngôn ngữ



Tzotzil. Lễ hội mang đến cho thế hệ trẻ cơ hội tiếp cận và lắng nghe các


ý kiến suy luận, mà thực chất chuyển tải quan điểm của cộng động về


nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ. Một ví dụ là “Riox”, theo định


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nghĩa vụ và trách nhiệm của ban tổ chức đối với thần linh và đối với


tồn xã hội.


Hóa trang là lễ hội đa dạng nhất về âm nhạc, múa hát, nhạc cụ, và


lễ phục. Đây cũng là lễ hội phong phú nhất về trang phục, về các tiết


mục, về diễn xuất, cũng như sôi nổi và vui vẻ nhất. Lỗ hội hóa trang là


hồi niệm, là cuộc sống lịch sử bởi chúng gợi nhớ về cội nguồn của thế


giới và nhân loại, của cỏ cây và muông thú. Đây cũng là lễ hội hiến


dáng ỉớn nhất lên vị thần trái đất, người ban phát sự sống, người bảo vệ


và che chở của mn lồi. Từ góc độ kinh tế xã hội, lễ hội này cung cấp


một không gian cho đông đảo người dân của các cộng đồng khác nhau


về đoàn tụ, để trao đổi sản phẩm, để củng cố tình cảm bạn bè, tình cảm


họ hàng cũng như làm tăng sự gắn kết giữa các thế hệ.



<b>Những nguy CO' của lễ hội hóa trang truyền thống</b>


Hiện nay, việc tồ chức lễ hội hóa trang truyền thống đang phải đối


mặt với nhiều nguy cơ. Trong số đó phải kể đến:


- Tình trạng nghèo nàn. Các cộng đồng ngày càng gặp nhiều khó


khăn về kinh phí đế tổ chức lễ hội do sự đắt đò của thực phấm như ngô,


đậu, thịt, và những thứ cần thiết khác để chuấn bị cho dồ cúng; mặt khác,


các kỹ thuật may lỗ phục truyền thống dã bị mất đi, làm cho việc mua


sắm lễ phục ngày càng đắt đỏ và khó khăn hơn.


- v ề khía cạnh xã hội, sự di cư đã làm thay đổi lễ hội. Một mặt,


nhũng người di cư không những mang đến nhiều thay đổi trong các lĩnh


vực như âm nhạc, ẩm thực, trang phục, mà còn dần dần ánh hưởng tới
cách thức tổ chức lễ hội. Mặt khác, ban tố chức lễ hội lại là nam giới và


nam giới chiếm phần đông dân số di cư; đây cũng chính là yếu tố làm


biến dạng lễ hội.


- Phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần đáng kể đối với sự


thay đối của nền văn hóa, bởi vì nó đã làm ảnh hưởng tới nhận thức của


giới trẻ về lễ hội mà họ là những người kế thừa, mang đến cho họ tâm lý


chối bỏ, hoặc hổ thẹn và lãng quên.


- Những thay đổi trong việc sử dụng không gian xã hội đã gây ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

trước kia từng là địa điếm của lễ hội nay biến thành khu trung tâm


thương mại. Lễ hội có xu hướng bị biến thành hội chợ thương mại, cùng


với các vơ kịch và các bài hát mang tính thương mại, trong khi người


dân tham gia lễ hội hóa trang phải vượt qua bao dèm pha. sự đắt đỏ và


xe cộ, tố chức lễ hội một cách kín đáo hơn.


- Cải đạo. Trong vòng vài năm qua. người Tzotzil bị cái sang đạo


Tin lành - tôn giáo này không cho phép thờ các vị thánh hay các thực


thể linh hồn ngoài Ba vị thánh sau: chúa Cha. chúa Giêsu và chúa


Thánh Thân - đã làm mất đi lễ hội. Tuy nhiên ngun nhân chính ở dâv


khơng phải do cải đạo mà họ thôi không tổ chức nữa mà cải đạo đã làm


ngày càng ít người tham gia.


<b>Việc bảo tồn lễ hội hóa trang truyền thống</b>



Xct về thực trạng của lễ hội truyền thống thì có nhiều cách thức


để bảo tồn, dựa vào chính phú và dựa vào những tổ chức văn hóa phi


chính phủ.


<i><b>I. Duy trì</b></i>


-

về

khía cạnh này, có rất nhiều tổ chức phi chính phú trong khu


vực đă tích cực để có được sự sở hữu các bộ trang phục truyền thống,


cho những người tham gia lễ hội hóa trang của người Zoque và người


Tzotz.il. Việc này được ủ y ban phát triển người bản địa quốc gia tài trợ,


các trang phục và áo quần cho các nhân vật đã được khơi phục tồn diện.
Sự hỗ trợ này động viên dân chúng tham gia lễ hội và làm tăng tinh thần


sôi nơi và nhiệt tình của họ.


- Từ năm 1989, một tổ chức mang tên General Direction of


Popular and Indigenous Cultures (Định hướng chung cho văn hóa bình


dân và văn hóa bản địa), đă phát động và tài trợ cho chương trình ủng hộ


văn hóa đặc trưng của thành phố và cộng đồng (PACMYC) với mục tiêu


khôi phục và phát triến văn hóa bình dân. Các dự án này được lãnh đạo



nhà nước và lãnh đạo tiểu bang tài trợ. PACMYC đã tài trợ cho khoảng


23 ngàn dự án văn hóa, trong đó 65% là các dự án ở khu vực nông thôn.


Hiện nay, các dự án dược định dạng trong khuôn khổ của 5 lĩnh vực được


quy định bởi ủ y ban gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, và


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Mặt khác, từ năm 2005, tổ chức General Direction of Popular


and Indigenous Cultures đã thực hiện Chương trình Phát triển tồn diện


cho Văn hóa bình dân và văn hóa các cộng đồng bản địa (PRODICI),


với quan điểm kiến thức về nghệ thuật và văn hóa của người bản địa là


cốt lõi của bối cảnh đa dạng văn hóa, trong đó tầm nhìn mỹ học đa dạng


là sự kết hợp của các giá trị truyền thống và hiện đại. Mục tiêu quan


trọng của chương trình này là để củng cố sự phát triển văn hóa của các


cộng đồng, và đẩy mạnh việc trao đổi văn hóa để thúc đẩy các tác phẩm


đối thoại, tăng cường sự tham dự, lịng tơn kính và sự đóng góp của


người dân bản xứ cho nền văn hóa quốc gia.


<i><b>2. Đánh giá lại và lưu truyền</b></i>



- Là một thành phần của sứ mệnh lưu truyền di sản lịch sử và văn


hóa của tiểu bang Chiapas, bảo tàng địa phương của tiểu bang trong


vòng vài năm trước đây đã tổ chức một loạt các hội thảo dành cho trẻ


em vào kỳ nghỉ hè. Hoạt động này nhằm truyền bá các kiến thức truyền


thống của cha ơng và giúp các em nhìn nhận lại giá trị của việc kế thừa.


Các hoạt động mang tính vui chơi. Thông qua các giờ nữ công,


các em được tiếp cận với nền kiến thức truyền thống của cha ơng. Ví dụ


cho những hoạt động này là:


+ Học các điệu nhảy truyền thống, thông qua đó các em có thể


hiểu được phong tục và lịch sử đa dạng văn hóa của người dân cao


nguyên Chiapas. Các điệu nhảy diễn tả các câu chuyện lịch sử bằng các


chuyển động và điệu bộ cùng với âm nhạc và lời thoại.


+ Các hoạt động liên quan đến việc phổ biến truyền thống truyền


miệng: các chuyện cổ tích và truyền thuyết, các truyền thống, phong tục,


lễ hội, địa điểm, các ngôn từ của người bản xứ, cũng như chuẩn bị các



món ẩm thực truyền thống.


+ Chế tạo các đạo cụ truyền thống.


- Bảo tàng địa phương ở Chiapas cũng thực hiện nhiệm vụ trưng


bày các triển lãm về khảo cổ và lịch sử của các tộc người khác nhau


trong vùng, để cộng đồng nói chung đánh giá lại giá trị của các di sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>3. Truyền bá</b></i>


<i>- Lễ hội hóa trang đã được văn bản hóa bằng hình ảnh và video. </i>


Chúng tôi đã thu được một tuyển tập về lễ hội trong đó miêu tả sự hình


thành, các nhân vật được kỷ niệm tại lễ hội, cũng như trang phục của


họ. Trong bộ video có một bộ phim tài liệu được trình chiếu trong


cộng đồng. Bộ phim đó cũng sẽ được phát hành và công chiếu ở nhiều


nơi khác.


- Hàng năm, Trung tâm ngôn ngữ, nghệ thuật và văn học bản xứ


của tiểu bang (CELALI) tổ chức lễ hội Mayan Zoque Chiapaneca. Lễ


hội này là nơi hội tụ của các nhóm nhạc sỹ và vũ công giỏi ở nhiều vùng


miền của Chiapas, cũng như ở các tiểu bang lân cận.


<b>Kết luân</b>


Không thể phủ nhận là việc duy trì lỗ hội hóa trang truyền thống


của người Zoque và người Tzotzil nói riêng và ớ Mêhicơ nói chung


đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ; tuy nhiên, chính phủ đã lập ra một


tổ chức có trách nhiệm bảo tồn. Tổ chức này, cùng với sự cộng tác nỗ


lực của các tố chức phi chính phủ trong khu vực, đã đạt được những


mục tiêu trong công việc bảo tồn, tổ chức đánh giá lại, phổ biến, và


truyền bá vốn kiến thức truyền thống, để làm sống lại lễ hội hóa trang.


Tuy nhiên, các phương thức bảo tòn lễ hội trong tương lai sẽ


phải tính đến các nguồn tài trợ hoặc các nguồn trợ cấp liên tục cho việc
tiến hành lễ hội; đẩy mạnh việc truyền bá các nghi lễ truyền thống thông


qua các hội thảo dành cho trẻ em và giới trẻ, tích cực quảng bá lễ hội


thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tổ chức các hội


nghị, các khóa đào tạo ngắn và hội thảo để họ cảm phục và ý thức được


các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Mặt khác, việc tuyên truyền, giáo



dục ý thức đối với chính quyền thành phố, các thương nhân và một số


đối tượng khác là rất cần thiết, đế họ thực hiện các chính sách một cách


triệt để trong việc bảo tồn không gian và địa điểm của lễ hội./.


E.Q


(Người dịch: Đoàn Thị Tuyến


Hiệu đính: Vũ Thu Hà


</div>

<!--links-->

×