Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN MAM NON biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non vạn khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.28 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài...............................................................................1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................1
4. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................1
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
6. Phạm vi và giới hạn đề tài:................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................3
1. Cơ sở khoa học..................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................3
I. Đặc điểm tình hình.............................................................................................3
1. Thuận lợi...........................................................................................................3
2. Khó khăn...........................................................................................................4
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..........................................................................4
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................4
CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN.............................................................10
1. Đối với giáo viên:............................................................................................10
2. Đối với trẻ:.......................................................................................................11
3. Đối với phụ huynh:..........................................................................................11
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................12
1. Kết luận...........................................................................................................12
2. Khuyến nghị....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................13


A. MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Ở trường Mầm non, hoạt động góc chiếm thời gian phần lớn trong thời
gian biểu trong ngày của trẻ. Nó được thiết kế và tổ chức theo các chủ đề phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vì vậy sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động
chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những
nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng. Và chỉ có như vậy
hoạt động chơi mới có vai trị là phương tiện giáo dục tồn diện.
Thực tế trong nhiều năm qua, hoạt động góc cũng đã được các cấp lãnh
đạo nhìn nhận và đánh giá rất quan trọng đối với trẻ. Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Vạn Ninh cũng đã tổ chức cho giáo viên các trường mầm non được kiến
tập hoạt động góc ở một số trường điểm trong huyện. Là một giáo viên có lịng
say mê, nhiệt huyết với nghề, tơi đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của
việc tổ chức hoạt động góc đối với trẻ, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
Qua một năm tích cực nghiên cứu, tìm tịi, áp dụng một số biện pháp hữu hiệu,
tơi thấy chất lượng tổ chức hoạt động góc tại lớp đã được nâng cao rõ rệt. Trẻ
chơi với nội dung phong phú hơn, kỹ năng chơi thuần thục hơn, giống thật hơn.
Do đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến“Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động góc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Vạn Khánh”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Trẻ tham gia chơi hoạt động góc đạt hiệu quả cao.
- Trẻ phát huy tính tích cực chủ động, mạnh dạn và tự tin hơn trong giao
tiếp; giúp giáo viên đứng lớp có những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt
động góc đạt hiệu quả cao.
- Thơng qua đồ dùng đồ chơi hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ,
tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, ... nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức,
trẻ hiểu thêm nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách tồn diện.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
góc cho trẻ tại trường Mầm non Vạn Khánh”.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Trẻ 5- 6 tuổi lớp A1.

4. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài này được áp dụng rất khả thi trong việc phát triển nhận thức cho trẻ
lớp 5 - 6 tuổi A1 tại đơn vị Trường Mần Non Vạn Khánh.

1


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận.
5.2. Nghiên cứu thực trạng.
5.3. Đề xuất giải pháp.
6. Phạm vi và giới hạn đề tài:
- Trẻ 5 - 6 tuổi A1 tại Trường Mầm non Vạn Khánh.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trải nghiệm.

2


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học
Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực
hiện các trị chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó
mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình
dạng những thuộc tính khơng gian của đồ vật... hay khi đứng trên cương vị của
người lớn qua các vai chơi để thể hiện hoạt động của họ, trẻ mới hiểu được ý

nghĩa hoạt động của con người là: làm việc vì người khác. Hoạt động góc cịn
củng cố chính xác, và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về hiện tượng xung quanh.
Nội dung của hoạt động góc là cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ, trong khi
hoạt động trẻ phản cuộc sống đó một cách sáng tạo và độc đáo chứ không phải
mô phỏng hồn tồn. Thơng qua hoạt động trẻ hiểu biết về cuộc sống xung
quanh để thực hiện nhu cầu chơi.
2. Cơ sở thực tiễn
Hoạt động góc là phương tiện giáo dục lao động vì trong các hoạt động
góc thường phản ánh sinh hoạt của người lớn trong xã hội, phản ánh các hình
thức lao động của người lớn nên qua các trị chơi hình thành ở trẻ một số kỹ
năng lao động như cầm dao, cầm kéo, các thao tác nấu ăn quét dọn nhà cửa cũng
qua hoạt động góc, trẻ định ra được mục đích chơi và nỗ lực cùng nhau thực
hiện kết quả. Tất nhiên không mang lại kết quả cụ thể nào nhưng có tác dụng
hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng chú
ý, tư duy, ngơn ngữ tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân
tương ái… đây chính là những phẩm chất cần thiết cho hoạt động sau này. Ngồi
ra những hoạt động tích cực trong q trình hoạt động góc có ý nghĩa tích cực
trong việc giáo dục lòng yêu lao động.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi
Được nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt
động đầy đủ, phòng học thống mát, đủ ánh sáng.
Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em
mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng đồ chơi
phong phú và đa dạng.

3



Bản thân tơi cũng có nhiều cố gắng trong q trình tự học, tự rèn làm đồ
chơi tự phục vụ các góc và được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong cơng tác
chăm sóc và dạy trẻ.
Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
2. Khó khăn
Bên cạnh đó vẫn cịn số ít phụ huynh là làm nơng chưa quan tâm đến vai
trị của hoạt động vui chơi đối với trẻ nên việc trò chuyện với trẻ về thế giới
xung quang cũng hạn chế.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Qua thực tiễn nghiên cứu và trao đổi với phụ huynh học sinh trong lớp, đa
số trẻ thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát, hằng ngày thường ngồi hằng giờ trước ti vi,
trò chơi trên máy tính, điện thoại, ipad. Vì thế có rất ít khi có được những trị
chơi tự phát của riêng trẻ. Hậu quả nhiều trẻ trước tuổi đến trường bị rối loạn
trong hoạt động phối hợp và kém phát triển nhận thức.
Mỗi trị chơi hoạt động góc đều giúp trẻ phát triển những khả năng nhận
thức khác nhau.
Ví dụ: Chủ đề “Trường lớp mầm non”.
Góc xây dựng: Xây các phịng làm việc, các phịng học, ghép cầu trượt,
xích đu, trồng các loại cây: cây bóng mát, cây hoa lá…
Góc phân vai: Chơi bố mẹ dắt con đi du lịch, chơi bác sĩ khám bệnh, kê
đơn, chích thuốc,…
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU
Giải pháp 1: Thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi mới cho các góc
theo từng chủ đề. ( Hình 1)
Đối với trẻ mầm non, việc học của trẻ đều thông qua hình ảnh trực quan
sinh động. Nắm bắt được đặc thù này của trẻ tôi luôn luôn coi việc làm ĐDĐC
là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu: Phải làm, phải kịp thời và phải đẹp mắt.
Ví dụ: Chủ đề “Trường lớp mầm non” tơi làm được những ĐDĐC ở góc:
Góc xây dựng: Xây khu vui chơi, cầu trượt, xích đu, các loại cây: cây
bóng mát, cây hoa lá… bằng các nguyên vật liệu từ giấy bìa các loại dùng kéo

cắt ra mẫu, quét sơn màu, rồi bấm dán tạo thành các sản phẩm nói trên.
Góc phân vai: Làm các đồ dùng như: cặp, mũ, dép, lồng đèn các loại,
bánh trung thu…
Chủ đề “Gia đình” làm ĐDĐC như:
4


Góc xây dựng: Các kiểu nhà ở, giếng nước, cơng trình phụ.
Góc phân vai: Các loại đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, đồ dùng để
uống, đồ dùng để mặt.
Góc thiên nhiên: Trồng các loại cây xanh nhỏ, làm đồ dùng để tưới cây,
tận dụng các vỏ hộp thạch dừa, nắp bình nhựa các loại để làm khng in cát,
đong đựng nước pha màu.
Chủ đề: “Thế giới thực vật tết và mùa xuân”
Góc thiên nhiên: Làm các loại chậu hoa cảnh: hoa mai, hoa đào, hoa cúc,
hoa hồng, các loại cây ăn quả, ăn rau, củ…
Góc nghệ thuật: Tạo các khung tranh ảnh về mùa xuân sưu tầm từ lịch báo
xuân… Từ xốp màu các loại, sạn đá rửa sạch rồi phếch màu để làm các loại mứt
dẻo các loại.
Giải pháp 2: Bố trí các góc chơi và tạo sự liên kết trong quá trình
chơi cho trẻ. ( Hình 2)
Đây là cơng việc địi hỏi ở mỗi giáo viên phải có tính sáng tạo, tính chiụ
khó trong cơng việc bố trí các góc chơi cho trẻ sao cho tránh tình trạng góc thừa
khơng có vai chơi. Thường tuỳ thuộc vào mỗi chủ đề tôi dựa vào những kinh
nghiệm trải nghiệm trên trẻ mà cần đưa ra số lượng góc chơi trong mỗi chủ đề
phù hợp với sự hứng thú của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề “Trường lớp mầm non” tơi chọn 5 góc chơi: góc xây dựng,
góc phân vai, góc học tập, góc kỹ năng và góc thiên nhiên.
Chủ đề: “Tết và mùa xuân”, góc phân vai như có quầy bán hàng tết, quầy
làm các loại bánh mức ngày tết; góc xây dựng: trang trí cơng việc ngày tết; góc

nghệ thuật: viết câu đối chúc tết…
Khi giáo viên chọn bố trí các góc chơi ở mỗi chủ đề cho trẻ chọn các vai
chơi theo từng góc, lúc này cơ giáo là người luôn giám sát và hỗ trợ cho trẻ
trong quá trình chơi để quan sát, lắng nghe, đưa ra gợi ý, cùng chơi để làm mẫu
và chỉ dẫn, khuyến khích, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Vậy những việc giúp đỡ trẻ khi cần thiết là những việc gì? Ở đây chính là
giúp trẻ ở các nhóm, các góc chơi có sự liên kết với nhau trong q trình chơi
nhằm tạo giờ chơi luôn luôn sinh động và tạo điều kiện giúp cho mỗi trẻ nắm bắt
được cách giải quyết về vấn đề chơi mới vừa xảy ra đối với mỗi trẻ.
Ví dụ: Xây nhà hát xong bắt đầu cho chơi trị chơi diễn rối qua của nhóm
học sinh, hay xây bến đổ xe bắt đầu cho góc bán vé và đi tham quan, hay nhóm

5


làm bánh kẹo mức, các loại hoa ngày tết xong mang đến nhập cho các cửa hàng
hay tư nhân buôn bán.
Vậy việc tạo môi trường chơi tốt sẽ gây cho trẻ nhiều hứng thú để khám
phá thế giới xung quanh và sáng tạo khi hoạt động.
Giải pháp 3: Thường xuyên thay đổi vai chơi cho trẻ.
Nắm bắt từ tâm sinh lý của trẻ ở trong từng độ tuổi và thông qua thực tế
khi trẻ tham gia chơi vào hoạt động góc do cơ tổ chức: ở tuần đầu các trẻ chơi
rất hứng thú và mang tính sáng tạo nhưng bước sang chơi ở tuần 2 thì tơi quan
sát các cháu chơi hời hợt hơn và nhàm chán hơn mà nhất là những cháu trầm,
nhút nhát…
Suy nghĩ tôi đã đi đến sử dụng biện pháp “Thường xuyên thay đổi vai
chơi cho trẻ” nhằm khích lệ trẻ chơi hứng thú, linh hoạt hơn khi được nhập vai
chơi ở nhóm khác.
Ví dụ: Tuần 1 của chủ đề “Gia đình” các cháu đóng vai các chú công nhân
xây nên những ngôi nhà của khu tập thể. Sang tuần 2 những bạn này chọn vai

chơi ở các nhóm: nhóm bác sĩ, nhóm gia đình, tơi quan sát và chỉ dẫn cho các
cháu biết mở rộng nội dung chơi, hành động chơi.
Từ những việc làm trên tôi luôn thay đổi vai chơi cho trẻ trong suốt một
chủ đề:
Tránh sự nhàm chán chơi ở mỗi trẻ.
Đáp ứng sự quan tâm và phù hợp với khả năng của từng trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ phát triển ở mọi mặt: Thể chất, ngơn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và nhận thức.
Và kết quả trẻ khi tham gia chơi vào hoạt động góc tơi nhận thấy các trẻ
chọn vai chơi và nhập vai chơi ở các chủ đề một cách tự nhiên, khơng gị bó,
cùng tham gia chơi với nhau khơng nhàm chán trong q trình chơi.
Giải pháp 4: Bố trí và thiết kế góc thư viện
Trong góc lớp cần có các loại sách: Những bộ tranh nhà trẻ, truyện tranh
chữ to, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ. Về truyện thì có
truyện cổ tích kể theo tranh, truyện dân gian Việt Nam, truyện kể sáng tạo. Những
bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu được chọn lựa phù hợp với khả
năng nhận thức của trẻ và các nội dung sách có liên quan đặc thù văn hố địa
phương. Sách là một phần trong đồ dùng đồ chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi
trường chung quanh, làm quen với tạo hình, với tốn, với chữ viết…

6


Ngồi ra, cịn có sách cho cơ tham khảo những nội dung văn hố dân tộc
Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ, sách truyện tranh của nước ngoài… đối với trẻ đồ
chơi cũng là một loại sách đặc biệt sinh động. Trẻ khơng những xem tranh,
ngắm nhìn tranh trong sách mà trẻ còn hoạt động với đồ vật, đồ chơi, và tự kể
theo ngôn ngữ của trẻ. Cô giúp trẻ sửa những từ trẻ dùng không đúng và giúp trẻ
phát triển từ mới. Trẻ có thể tự làm sách truyện từ tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc
sưu tầm để rèn luyện khéo tay. Trẻ chơi ghép tranh có từ dưới tranh, trẻ chỉ các
“chữ cái” hoặc “từ” trẻ đã làm quen. Trẻ kể chuyện theo tranh về các loại thực

phẩm, món ăn cách chế biến. Bộ tranh lơ tơ giúp trẻ kể chuyện những vật ni
trong gia đình, con vật sống trong rừng… trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ kể
theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra với đồ chơi nước, trẻ tưởng tượng thuyền,
đị trơi trên sơng, đồ chơi cát trẻ nghĩ ra cách chơi đắp núi, xây cầu vừa chơi vừa
đọc thơ, ca dao, đồng dao…
Trong thư viện có tranh rời trẻ tự sắp thành câu chuyện, có sân khấu rối
với đủ loại rối… để trẻ diễn tập, tạo nhiều hứng thú. Trẻ giới thiệu nhân vật
trong truyện và thơ, trẻ có thể thể hiện các nhân vật trong vai Thánh Gióng, Tấm
Cám, Cấy khế… làm tái hiện tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật
trong câu chuyện, trẻ cũng tự chơi với nhân vật rối và cịn dùng rối để kể, nói
chuyện một cách tự nhiên.
Đồ chơi vốn có nhiều chủng loại trong đó đồ chơi bằng điện tử mang tính
giáo dục hiện đại. Loại đồ chơi này vừa hình ảnh vừa có âm thanh, trẻ phân biệt
tiếng kêu của nhân vật, phân biệt các phương tiện giao thơng. Trẻ chơi chuyển
động các hình ảnh trên màn hình thật say sưa hấp dẫn. Trẻ hiểu tiếng tượng
thanh như “suối chảy róc rách”, “chim hót líu lo” tiếng tượng hình “mây trơi
lững lờ”, em bé được “nâng niu”.
Cô hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều
truyện, nắm vốn từ phong phú phân biệt từ láy như “lung linh, lấp lánh…” hiểu
từ chính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm ĩ”… bước đầu cảm nhận từ văn học
“đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm”… trẻ nói trơi chảy khi diễn đạt ý muốn và
cảm xúc tình cảm của mình; và có thể sử dùng các từ này vào đời sống của trẻ.
Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ. Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo
nhóm nhỏ. Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích
văn học, phát triển năng khiếu. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ trước quần
chúng, trước các bậc phụ huynh, các buổi liên hoan văn nghệ, khơng chỉ có trẻ
năng khiếu tham gia mà lần lượt các trẻ trong trường đều được trình diễn kể
chuyện, đọc thơ gây được nhiều niềm tin, cảm tình.


7


Giải pháp 5: Thiết kế môi trường hoạt động ở các góc theo các chủ đề
Sau đây tơi xin đi vào thiết kế mơi trường hoạt đơng ở các góc theo một
vài chủ đề cụ thể:
*Chủ đề : Ngày hội của cô
Tôi thiết kế môi trường hoạt động ở một số góc như sau:
+ Góc sách:
Trang trí góc đọc sách: Để làm cho góc đọc sách thực sự hấp dẫn đối với
trẻ, lôi cuốn trẻ, cần sử dụng các gam màu sáng để trang trí góc này : thảm, đệm,
các giỏ để sách … trưng bày các con rối, trò chơi, tranh ảnh, các tập băng ghi
âm hoặc băng hình về các câu chuyện có trong giá sách; các sách do trẻ tự sưu
tầm…
Ví dụ: Cho trẻ ghi lời hứa với cô.
Nguyên liệu: những mảnh giấy nhỏ, bút sáp màu, hồ dán.
Cách tạo môi trường: giáo viên hỏi trẻ muốn hứa điều gì với cơ, cơ ghi
giúp và để cho trẻ tự trang trí lời hứa đó, rồi tự dán lên.
Làm sách về cô mang tên “Ai hiểu cô nhất” dưới dạng một bài phỏng vấn
nho nhỏ qua đó trẻ hiểu về cơ của mình hơn.
Cách làm: phát cho mỗi mẹ của trẻ môt phiếu và đề nghị ghi đầy đủ thơng
tin, mỗi trẻ cũng có một phiếu tương tự, nhưng cơ giáo sẽ ghi theo sự hiểu biết
của chính đứa trẻ, cơ dán hai tờ phiếu đó cạnh nhau và cho trẻ và mẹ cùng so
sánh xem ai hiểu cơ mình nhất.
+ Góc tạo hình:
Cho trẻ vẽ chân dung cơ.
Làm thiệp tặng cơ.
Ngun liệu: Giấy A4, bìa màu, giấy nhăn, giấy màu, kéo, hồ dán, dây
kim tuyến, lá cây khô, hoặc tươi.
Cách làm: cô và trẻ cùng thiết kế các loại hình dáng của bưu thiếp, sau đó

cơ cho trẻ tự trang trí theo những gì trẻ thích
Trẻ có thể làm trong giờ hoạt động góc hoặc các buổi hoạt động chiều
*Chủ đề: Thế giới động vật
Tơi có thể thiết kế môi trường hoạt động mở ở một số góc sau:
+ Góc xây dựng: Cho trẻ xây vườn bách thú

8


Thiết kế tranh hoạt động góc xây dựng: Tranh chuồng thú, vườn hoa,
thảm cỏ, cả khuôn viên của vườn bách thú.
Tạo các nguyên vật liệu khác nhau để xây chuồng thú (hộp, khối gỗ, khối
nhựa, bộ lắp ghép, để phát triển trí tưởng tượng, năng lực cảm thụ của trẻ.
Tạo các kiểu thảm cỏ bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: giấy nhăn,
dây nilon, nhựa, cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ thạch,
lấy ống hút làm cành hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây thép.
Tạo cây: (cây dừa, cây vạn tuế) Dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp màu làm lá.
Dùng sỏi, vỏ sò, để trẻ xếp đường đi.
Các con vật cơ và trẻ có thể tạo thêm bằng cách vẽ hình các con vật đó rồi
gắn vào đế xốp.
Làm nội quy ở các góc cơ và trẻ cùng thảo luận và đề ra nội quy cho từng
góc đó hàng ngày cơ và trẻ có thể dựa vào đó để đánh giá xem góc chơi nào chơi
ngoan nhất, đúng nội quy nhất.
*Chủ đề: Tết và màu xuân
+Góc “Bé tập làm nội trợ”
Cho trẻ làm các bài tập về dinh dưỡng để trẻ hiểu được giá trị dinh dưỡng
của các món ăn..
Tạo các món ăn từ đất nặn: thịt bị, xôi, đỗ.
Cô chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ làm các món ăn như:
Món nem: Túi nilon( làm vỏ quấn nem), giấy màu vụn, xốp màu vụn (làm

nhân nem), băng dính 1 mặt (dán)
Món bánh: đất nặn trắng (nặn bánh trơi), đất nặn vàng (nặn bánh rán) ,
+Góc “Gia đình” cho trẻ cùng đi mua sắm các món ăn ngày tết.
Cô cho trẻ cùng cắt tranh ảnh trong hoạ báo, sách truyện cũ, rồi dán lên
bảng hoạt động.
+ Góc tạo hình ở chủ điểm này có thể cho trẻ làm ra rất nhiều sản phẩm ở
góc tạo hình bằng các nguyên vật liệu khác nhau như:
Xé dán, vẽ cây mùa xuân
Nguyên vật liệu: giấy màu, hồ dán, giấy trắng, bút sáp màu, kéo... Vẽ hoa
đào, hoa mai.
Nguyên vật liệu: giấy A4 loại dày, màu nước, ống hút, tăm bông

9


Cách làm: lấy một ít màu nước cho ra giấy, dùng ống hút thổi theo các
hướng tạo thành cành, nhánh dùng bơng tăm chấm màu rồi vẽ hoa, lá
Góc siêu thị: cho trẻ bán các mặt hàng ngày tết: bánh, mứt, kẹo, đồ hộp,
các loại thực phẩm (rau, củ, thịt, bánh chưng...)
Thiết kế tranh hoạt động: cho trẻ làm bảng giá các loại thực phẩm( trẻ có
thể vẽ hoặc cắt dán các loại mặt hàng, cắt dán các con số làm giá trong hoạ báo,
tạp chí.
Giải pháp 6: Tuyên truyền với phụ huynh giúp trẻ tích cực tham gia
vào hoạt động góc
Nắm bắt được phần đơng phụ huynh của lớp làm bằng nhiều ngành nghề
khác nhau: cô giáo, buôn bán, chăn ni… mà hoạt động góc là nơi trẻ được học
hỏi, trải nghiệm các vai chơi như công việc của người lớn qua từng chủ điểm.
Từ suy nghĩ đó, tơi đăng ký với trường tổ chức dạy thao giảng một giờ
“Hoạt động học và một giờ hoạt động góc”. Ngồi Ban giám hiệu và đồng
nghiệp trong trường tôi xin phép nhà trường cho mời phụ huynh trong lớp đến

tham dự. Các trẻ trong lớp tôi đều tham gia vào các góc chơi theo các nhóm:
Nhóm xây dựng, nhóm bán hàng, nhóm làm bánh kẹo, nhóm viết câu đối, nhóm
bác sĩ, trong quá trình chơi trẻ tham gia chơi một cách tự nhiên, rất hứng thú và
trẻ liên kết chơi với nhau không nhàm chán. Sau khi tổ chức xong hoạt động góc
tơi nhận thấy đa số phụ huynh của tơi rất hài lịng và hiểu được việc học của con
mình ở trên lớp: Không đơn thuần là học viết và học chữ cái mà ở đây các cháu:
“Học mà chơi, chơi bằng học”.( hình 3)
Và cũng từ sau đó tơi nhận được nhiều nguyên vật liệu sẵn có từ các gia
đình của phụ huynh mang đến tặng cho cơ và các trẻ của tôi nào là: Đồ dùng bác
sĩ, các loại hộp giấy, chai, lọ, tạp báo… Từ đó tơi cùng trẻ tiếp tục cùng nhau
làm nên những đồ dùng đồ chơi mới cần làm.
Còn các trẻ của lớp các cháu biết chơi mạnh dạn hơn vì các cháu được bố
mẹ mình quan tâm bày bảo về những kinh nghiệm để giải quyết vấn đề chơi nếu
có xảy ra.
CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Qua một thời gian áp dụng đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động góc cho trẻ tại trường mầm non Vạn Khánh”. Tôi đã thu được những hiệu
quả như sau:
1. Đối với giáo viên:
Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức tốt một giờ hoạt động góc cho trẻ.
10


Linh hoạt sáng tạo hơn trong khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ
Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu.
Giáo viên chủ động, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện sự sáng tạo
trong hoạt động.
Giúp giáo viên có thể lồng ghép, đan cài các hoạt động nhằm cung cấp
những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ.
2. Đối với trẻ:

Khả năng nhận thức, sự tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp, kĩ năng chơi
được nâng lên rõ rệt, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp
hơn và có nhiều sáng tạo khi tạo ra một sản phẩm.
Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè và cô giáo.
Thái độ và ý thức tự giác, tự bảo quản sắp xếp đồ dùng đồ chơi tại các góc
chơi tốt.
3. Đối với phụ huynh:
Hiểu rõ hơn vai trò, tầm quan trong của giáo dục mầm non đối với trẻ lứa
tuổi mầm non.
Biết được vui chơi có vai trò quyết định cho việc giáo dục trẻ mẫu giáo.
Đặc biệt là đối với trẻ 5- 6 tuổi là đối tượng rất cần lĩnh hội kiến thức để chuẩn
bị tốt cho việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Biết trao đổi cùng giáo viên thực hiện hiệu quả việc giáo dục trẻ tại nhà và
tại lớp.

11


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể nhận thấy rõ sự thay đổi trên trẻ qua năm thực hiện đề tài, việc tạo
môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc đã mang một ý nghĩa quan trọng
trong việc giảng dạy, tổ chức hoạt động góc. Tơi đã có phương pháp mới, có
nhiều sáng tạo và nâng cao nghệ thuận giảng dạy. thường xuyên giao lưu và
nhân được tình cảm của trẻ đồng thời tạo được sự gần gũi thân thiện giữa cô và
trẻ, giữa giáo viên với phụ huynh.
Với cá nhân tôi thấy tạo môi trường học thơng qua hoạt động góc áp dụng
trong tổ chức sẽ mang lại kết quả cao cho trẻ, không những vậy việc tạo mơi
trường thân thiện cịn sẽ được áp dụng thông qua nhiều giờ hoạt động khác đặc
biệt là hoạt động chủ đích.

Qua thực hiện đề tài tơi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm như:
Tìm hiểu rõ hơn về phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, từ đó tạo ra mơi trường thân thiện phục vụ cho việc giảng dạy
đem lại kết quả cao.
Lập kế hoạch hoạt động góc cho cả năm học hệ thống hồ sơ sổ sách: giáo
án, sổ theo dõi lớp, sổ họp, thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo gần gũi,
thân thiện với trẻ tạo ra mơi trường học an tồn, thân thiện xây dựng nhiều góc
mở để trẻ phát huy được tính sáng tạo giữ vững mỗi quan hệ giữa nhà trường phụ huynh - xã hội.
2. Khuyến nghị
Phịng giáo dục bồi dưỡng chun mơn trường, cụm, bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên về cách tổ chức hoạt động chơi để giáo viên cùng trao đổi rút
kinh nghiệm.
Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh
Giáo viên ln tìm tịi sáng tạo lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động để
phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động góc nhiều hơn tạo mối liên hệ giữa
các góc chơi.
Nhà trường đầu tư thêm nhiều đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm cho lớp và
giáo viên phải linh hoạt sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên
vật liệu phù hợp với chủ điểm làm phong phú hoạt động chơi của trẻ./.

12


Vạn Khánh, ngày 13 tháng 12 năm 2019
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO

Người viết

Nguyễn Thị Ngọc Hương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non.
2. Tài liệu giáo dục học và tâm lí học trẻ em, tuyển tập trò chơi MN.
3. Tài liệu BDTX thường xuyên của giáo viên.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 tuổi.

13



×