Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ dân tộc Chăm tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.19 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM VĂN HƢNG

TỈ LỆ NI CON BẰNG SỮA MẸ
HỒN TỒN TRONG 6 THÁNG ĐẦU
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BÀ MẸ DÂN TỘC CHĂM
TẠI HUYỆN NINH PHƢỚC,
TỈNH NINH THUẬN NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM VĂN HƢNG

TỈ LỆ NI CON BẰNG SỮA MẸ


HỒN TỒN TRONG 6 THÁNG ĐẦU
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BÀ MẸ DÂN TỘC CHĂM
TẠI HUYỆN NINH PHƢỚC,
TỈNH NINH THUẬN NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Giảng viên hƣớng dẫn 1: TS.BS. Phạm Diệp Thùy Dƣơng
Giảng viên hƣớng dẫn 2: BS. Đồn Duy Tân

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là đƣợc ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài
liệu đã đƣợc Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh hay trƣờng đại học khác
chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu,
văn bản, tài liệu đã đƣợc công bố trừ khi đã đƣợc công khai thừa nhận.

Tác giả

Phạm Văn Hƣng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG/ HÌNH/ BIỂU ĐỒ .................................................................... ii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................ 5
1.1. Sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ ..................................................................... 5
1.2. Các giai đoạn của sữa mẹ ................................................................................. 5
1.3. Các lợi ích của sữa mẹ ..................................................................................... 5
1.4. Những rủi ro khi nuôi con bằng sữa bột .......................................................... 7
1.5. Hoạt động khuyến khích ni con bằng sữa mẹ .............................................. 7
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 16
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 16
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 16
2.3. Xử lý dữ kiện.................................................................................................. 18
2.4. Thu thập dữ kiện ............................................................................................ 24
2.5. Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu ..................................................... 25
2.6. Nghiên cứu thử ............................................................................................... 26
2.7. Y đức .............................................................................................................. 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 27
3.1. Đặc tính chung của đối tƣợng tham gia nghiên cứu ...................................... 27
3.2. Tình hình NCBSM hồn tồn trong 6 tháng đầu ........................................... 30
3.3. Mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và các yếu tố,
đặc điểm của mẹ và trẻ .......................................................................................... 34
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 39
4.1. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu............................................................ 39
4.2. Nuôi con bằng sữa mẹ hồn tồn trong vịng 6 tháng đầu ............................. 41
4.3. Tiếp cận nguồn thông tin về NCBSM và sữa bột/sữa cơng thức ................... 42
4.4. Các khó khăn khi NCBSM ............................................................................. 43



4.5. Ngƣời khuyến khích, ảnh hƣởng đến quyết định NCBSM ............................ 43
4.6. Mối liên quan ................................................................................................. 44
4.7. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .............................................. 46
4.8. Tính mới và tính ứng dụng của đề tài ............................................................ 46
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 48
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1


i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

SDD

Suy dinh dƣỡng

TYT

Trạm y tế


A&T

Alive and Thrive

Nuôi dƣỡng và phát triển

PR

Prevalence Ratio

Tỉ số tỉ lệ hiện mắc

RR

Risk Ratio

Tỉ số nguy cơ

UNICEF

United Nation Children’s Fund

Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới



ii
DANH MỤC BẢNG/ HÌNH/ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Dùng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn xã ........................... 17
Bảng 2.2: Số lƣợng bà mẹ có trẻ từ 6-24 tháng tuổi đƣợc chọn ngẫu nhiên ................. 17
Bảng 3.1: Đặc tính chung của mẹ (n = 228) .................................................................. 27
Bảng 3.2: Đặc tính chung của trẻ (n=228) .................................................................... 29
Bảng 3.3: Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu (n=228) .................................... 30
Bảng 3.4: Các loại thức ăn/nƣớc uống trẻ đƣợc bổ sung trong 6 tháng đầu ................. 30
Bảng 3.5: Nguồn thông tin về NCBSM và sữa bột/công thức ...................................... 31
Bảng 3.6: Những khó khăn trong việc NCBSM hồn tồn (n=228) ............................. 32
Bảng 3.7: Ngƣời khuyến khích, ngƣời ảnh hƣởng và tƣ vấn của nhân viên y tế về
NCBSM (n=228) ........................................................................................................... 33
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và đặc tính
chung của mẹ (n=228) ................................................................................................... 34
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hoàn tồn trong 6 tháng đầu và đặc tính
của trẻ (n=228) .............................................................................................................. 36
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hồn tồn và tiếp cận nguồn thơng tin
về NCBSM, sữa bột/công thức (n=228) ........................................................................ 37
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hồn tồn và các khó khăn .................... 37
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hoàn tồn và ngƣời khuyến khích,
ngƣời ảnh hƣởng và tƣ vấn sau sinh của nhân viên y tế................................................ 38


iii
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sữa mẹ là nguồn thức ăn dồi dào và quý giá nhất cho sự phát
triển tối ƣu của trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hồn tồn mang lại nhiều
lợi ích cho cả mẹ và trẻ. Theo khảo sát 194 quốc gia trên toàn thế giới của WHO

cho thấy chỉ có 23 quốc gia có tỉ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trên 60%. Tại Việt
Nam, tỉ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn năm 2015 là 24,3%; tỉ lệ này là thấp hơn
nhiều so với thế giới nói chung. Theo khảo sát của Viện Dinh dƣỡng Quốc gia cho
thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số thƣờng cho trẻ ăn thức ăn thô từ rất sớm từ 2 - 3
tháng tuổi, vì vậy tỉ lệ NCBSM hồn tồn ở các bà mẹ dân tộc rất thấp, bên cạnh đó
vẫn cịn tồn tại nhiều trở ngại về các đặc điểm nhƣ kinh tế - văn hóa - xã hội, y tế,
tâm lý tác động đến các bà mẹ dân tộc thiểu số về quyết định NCBSM hoàn toàn
trong 6 tháng đầu. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6
tháng đầu của bà mẹ dân tộc Chăm và các yếu tố liên quan tại huyện Ninh Phƣớc,
tỉnh Ninh Thuận năm 2018. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả, thực hiện
trên 228 bà mẹ dân tộc Chăm có con từ 6 đến 24 tháng tuổi tại huyện Đơng Hịa,
tỉnh Phú n từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2018; sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn để chọn ra 6 trong 9 xã của huyện Ninh Phƣớc bằng cách bốc thăm
ngẫu nhiên, sau đó dùng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên chọn đối tƣợng nghiên
cứu ở mỗi xã bằng cách bốc thăm. Kết quả: tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng
đầu của nghiên cứu này là 26,8%, có mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hồn tồn
trong 6 tháng đầu với trình độ học vấn, chế độ thai sản, gặp khó khăn, ngƣời khuyến
khích, ngƣời ảnh hƣởng đến việc quyết định NCBSM. Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn
trong 6 tháng đầu ở bà mẹ dân tộc Chăm tại huyện Ninh Phƣớc còn thấp và cần
đƣợc cải thiện, cụ thể: khi tuyên truyền NCBSM tránh dùng từ khó hiểu, từ chun
mơn; cần mời thêm bà nội/bà ngoại và chồng cùng tham gia các buổi tuyên truyền,
cần hƣớng dẫn cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ để cho trẻ uống khi các bà mẹ phải
đi làm sớm trƣớc 6 tháng; các bà mẹ cần tham gia đầy đủ các buổi truyền thơng về
NCBSM để có nhận thức đúng về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Từ khóa: ni con bằng sữa mẹ hồn tồn, yếu tố liên quan, bà mẹ dân tộc Chăm


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là thức ăn lý tƣởng nhất cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ

dƣới 6 tháng tuổi [13]. Sữa mẹ góp phần vào sự tăng trƣởng và phát triển lành
mạnh, bảo vệ trẻ trong hai năm đầu tiên quan trọng cũng nhƣ sau này trong cuộc
đời. Sữa mẹ hoạt động nhƣ vắc xin đầu tiên của trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi
các căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn và cung cấp cho trẻ tất cả các dƣỡng chất cần thiết
để tồn tại và phát triển. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) giúp trẻ có một sự khởi
đầu cuộc sống khỏe mạnh nhất [55].
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và trẻ
[55]. Đối với trẻ, sữa mẹ giúp trẻ tăng cƣờng hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ
mắc các bệnh nhƣ béo phì, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đƣờng tuýp 1 và 2, dị
ứng, nhiễm khuẩn tai, nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp dƣới, hen suyễn, bệnh bạch cầu,
hoại tử ruột, viêm đại tràng, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, bệnh Celiac (bệnh lý tự
miễn, không dung nạp gluten), sữa mẹ tác động tích cực đến sự phát triển thần kinh,
cải thiện trí thơng minh và giảm nguy cơ rối loạn thâm hụt sự chú ý, rối loạn hành
vi và phát triển tổng quát [5, 33, 35, 45, 47]. Đối với các bà mẹ, việc cho con bú sữa
mẹ làm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh ung thƣ vú, giảm 37% nguy cơ mắc bệnh ung
thƣ buồng trứng và giảm 32% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng tuýp 2 [28], giúp
các bà mẹ tránh thai tốt hơn do kéo dài thời gian vô kinh, giảm nguy cơ bị thiếu
máu và do có hàm lƣợng oxytocin trong máu cao hơn nên có thể giảm căng thẳng,
giảm chứng trầm cảm sau sinh, hơn thế nữa NCBSM giúp gắn kết chặt chẽ tình
thƣơng giữa mẹ và trẻ [5, 28].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc
(UNICEF) khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bổ sung các
thực phẩm đủ chất dinh dƣỡng và an toàn khi trẻ đƣợc 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú
mẹ đến 2 tuổi trở lên [59]. Theo khảo sát 194 quốc gia trên tồn thế giới của WHO
cho thấy chỉ có 40% trẻ em dƣới 6 tháng tuổi đƣợc bú sữa mẹ hoàn tồn và chỉ có
23 quốc gia có tỉ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trên 60% [54]. Tại Việt Nam, tỉ lệ
cho con bú sữa mẹ hoàn toàn năm 2010 là 19,6% và năm 2015 là 24,3% [4, 23], tỉ
lệ này là thấp hơn nhiều so với thế giới nói chung. Dù ƣớc tính của WHO cho thấy
việc trẻ khơng đƣợc bú sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu dẫn đến hơn một triệu



2
ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm mà đáng lẽ có thể tránh đƣợc thì tại
Việt Nam cứ 5 trẻ sơ sinh chỉ có 1 trẻ đƣợc bú mẹ hoàn toàn [5]. Theo khảo sát của
Viện Dinh dƣỡng Quốc gia cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số thƣờng cho trẻ ăn
thức ăn thô từ rất sớm từ 2 - 3 tháng tuổi [17] vì vậy tỉ lệ NCBSM hồn tồn ở các
bà mẹ dân tộc rất thấp, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều trở ngại về các đặc điểm
nhƣ kinh tế - văn hóa - xã hội, y tế, tâm lý tác động đến các bà mẹ dân tộc thiểu số
về quyết định NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Ninh Thuận là nơi sinh sống của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong
đó phần lớn là cộng đồng dân tộc Chăm và cộng đồng này chiếm hơn 2/3 tổng số
dân tộc Chăm ở Việt Nam [2, 7]. Ninh Thuận là một tỉnh có tỉ lệ NCBSM hồn tồn
trong 6 tháng đầu ở tỉnh Ninh Thuận là 18,1% rất thấp so với cả nƣớc [14]. Ninh
Phƣớc là nơi sinh sống của phần lớn đông bào dân tộc Chăm, là một huyện nằm ở
phía đơng nam của tỉnh Ninh Thuận, đƣợc thành lập vào năm 1981 [1], đây là một
huyện có nhiều khó khăn về kinh tế và cơng tác triển khai phong trào ni con hồn
tồn bằng sữa mẹ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức [14]. Bên cạnh đó tính tới thời
điểm hiện tại, chƣa có một nghiên cứu nào về NCBSM ở các bà mẹ dân tộc Chăm
tại huyện Ninh Phƣớc, chƣa thấy rõ đƣợc tình hình NCBSM hồn tồn tại địa
phƣơng, vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ NCBSM hoàn
toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ dân tộc Chăm tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh
Thuận năm 2018 đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu có thể
là cơ sở khoa học góp phần làm cải thiện tỉ lệ ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong
6 tháng đầu thơng qua các kiến nghị, chiến lƣợc, chính sách y tế của huyện.


3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ dân tộc
Chăm tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận năm 2018 là bao nhiêu và các yếu tố

nào có liên quan?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ
dân tộc Chăm tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận năm 2018.
Xác định các yếu tố liên quan đến ni con bằng sữa mẹ hồn tồn của bà
mẹ dân tộc Chăm tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận năm 2018.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ
dân tộc Chăm tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận năm 2018.
2. Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6
tháng đầu với các đặc điểm của mẹ (tuổi mẹ, số con, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, mức sống, số lần khám thai, bệnh lý của mẹ trƣớc và sau sinh).
3. Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu với các đặc điểm của trẻ (tuổi trẻ, giới tính trẻ, nơi sinh, phƣơng
pháp sinh, cân nặng lúc sinh, bệnh lý của trẻ sau sinh).
4. Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6
tháng đầu với các yếu tố thuộc gia đình và xã hội (ngƣời khuyến khích,
ngƣời ảnh hƣởng đến quyết định NCBSM, tiếp cận thơng tin, khó khăn trong
việc ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn).


4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của mẹ:

Yếu tố gia đình và xã

Đặc điểm của trẻ:


Tuổi mẹ

Giới tính

Số con

Tuổi của trẻ

Ngƣời

Nơi sinh

khích

Trình

độ

học

vấn

Phƣơng

Nghề nghiệp

sinh

Mức sống


Cân

Số
thai

lần

khám

hội:

pháp

Ngƣời ảnh hƣởng
đến

nặng

lúc

khuyến

quyết

định

NCBSM

sinh


Tiếp cận thơng tin

Bệnh lý sau sinh

Khó khăn trong

Tỉ lệ NCBSM hồn tồn
trong 6 tháng đầu


5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ
1.1.1. Một số khái niệm:
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: nghĩa là trẻ chỉ bú sữa mẹ mà khơng cho ăn
hay uống bất kì loại thức ăn hay chất lỏng nào khác bao gồm cả nƣớc, ngoại trừ
oresol, thuốc, vitamin và khoáng chất [5, 45, 48].
Bú sữa mẹ sớm: cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh [57].
1.2. Các giai đoạn của sữa mẹ
Sữa non: là loại sữa đặc biệt, đƣợc tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh. Sữa non
sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc vàng trong. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa
trƣởng thành [3, 13, 21].
Sữa trƣởng thành: sau khoảng 3-4 ngày sữa non chuyển thành sữa trƣởng
thành. Số lƣợng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng. Ngƣời ta gọi
đây là hiện tƣợng xuống sữa [3, 13].
Sữa đầu bữa: là sữa đƣợc tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa có màu
trắng trong, số lƣợng nhiều và cung cấp nhiều đạm, đƣờng, nƣớc và các chất dinh
dƣỡng khác [3, 13].
Sữa cuối bữa: là sữa đƣợc tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú mẹ lúc này đã

hết căng. Sữa cuối bữa có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa.
Chất béo cung cấp nhiều năng lƣợng cho trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn [3].
Sữa vĩnh viễn: từ tuần thứ ba đến khi thôi cho con bú, số lƣợng và chất lƣợng
của sữa mẹ đƣợc cố định, sữa vĩnh viễn chứa nhiều calcium và phosphor hơn sữa
non [13].
1.3. Các lợi ích của sữa mẹ
1.3.1. Lợi ích cho trẻ:
Sữa mẹ là nguồn thức ăn dồi dào và quý giá nhất cho sự phát triển tối ƣu của
trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ năng lƣợng và chất dinh dƣỡng cần thiết nhƣ đạm,
đƣờng, mỡ, vitamin và muối khống với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát
triển cơ thể của trẻ [13, 45].
Sữa mẹ có chứa các enzyme nhƣ: amylase, lipoprotein lipase và
lactoperoxidases làm tăng khả năng tiêu hóa mỗi bữa ăn của trẻ sơ sinh, giúp trẻ


6
sơ sinh dễ dàng tiêu hóa mức cao của axit palmitic xảy ra tự nhiên và axit oleic
tìm thấy trong sữa mẹ [35].
Sữa mẹ cung cấp các kháng thể cần thiết cho trẻ đặc biệt là IgA và IgG để
chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh cho trẻ [35].
Sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và trẻ. Thành phần sữa mẹ là hoàn
toàn phù hợp với sự phát triển nhu cầu của trẻ sơ sinh và có cơng thức hồn hảo
về các chất dinh dƣỡng thiết yếu. Sữa mẹ có sự cân bằng tốt hơn về chất béo,
carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất. Sữa mẹ hỗ trợ cơ thể trẻ sơ sinh
trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch, bảo vệ em trẻ khỏi bị nhiễm trùng hệ
tiêu hóa và hệ hơ hấp, tỉ lệ bị dị ứng và hen suyễn ở trẻ giảm nhờ bú sữa mẹ hoàn
toàn [33].
Sữa mẹ là duy nhất và đƣợc sản sinh để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Sữa mẹ thay
đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ trong các cử bú. Khi trẻ lớn
lên, các thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng những nhu cầu của trẻ

đang lớn, điều mà các sản phẩm thay thế sữa mẹ khơng có đƣợc [5].
1.3.2. Lợi ích cho mẹ:
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn cịn giúp cho ngƣời mẹ giảm tỉ lệ mắc các
bệnh nhƣ: giảm nguy cơ mắc bệnh ung thƣ buồng trứng là 37%, ung thƣ vú là
37%, đái tháo đƣờng tuýp 2 là 34%, bệnh tim mạch và tăng huyết áp [28, 34].
Ngồi ra cho con bú sữa mẹ cịn làm tình mẹ con gắn kết với nhau, góp phần tạo
một nền tảng lành mạnh giúp cho trẻ phát triển tối ƣu nhất [5, 13, 21].
Các bà mẹ cho con bú làm giảm băng huyết sau sinh, giảm nguy cơ thiếu máu
và do hàm lƣợng oxytocin trong máu cao hơn nên giúp giảm căng thẳng, trầm
cảm sau sinh. NCBSM giúp các bà mẹ tránh thai tốt hơn do kéo dài thời gian vơ
kinh [13, 21].
1.3.3. Lợi ích về mặt kinh tế - xã hội :
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn giúp giảm thiểu các chi phí tốn kém của việc
cho trẻ dùng sữa cơng thức. Ƣớc tính trung bình mỗi gia đình tiêu tốn khoảng
800.000 - 1.200.000 đồng mỗi tháng nếu cho trẻ dùng các sản phẩm thay thế sữa
mẹ. Chi phí này chiếm 53-79% thu nhập bình qn của ngƣời Việt Nam và một
phần khá lớn trong tổng thu nhập của một gia đình. Nhờ các lợi ích về mặt sức


7
khỏe của NCBSM, các gia đình tiết kiệm đƣợc thời gian và tiền bạc cho việc
khám chữa bệnh [5].
Nếu NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, các bà mẹ Việt Nam có thể tiết
kiệm một khoản tiền tƣơng đƣơng 11 tỷ đồng Việt Nam từ việc không chi tiêu
cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Tuy nhiên, một nửa của khoản tiền này đang
bị lãng phí do tỉ lệ NCBSM thấp ở Việt Nam, điều này làm tăng chi phí y tế
chung của quốc gia. Mỗi năm, Việt Nam chi khoảng hơn 200 tỉ đồng Việt Nam
cho khám chữa các bệnh do nuôi dƣỡng trẻ nhỏ kém [5].
Nuôi con bằng sữa mẹ hồn tồn có lợi cho doanh nghiệp về mặt lâu dài vì các
bà mẹ ít phải nghỉ làm để chăm con ốm – điều này cũng có nghĩa là tạo ra một

lực lƣợng lao động ổn định [5].
Sữa mẹ cũng là một nguồn lực hữu ích đảm bảo an ninh thực phẩm cho trẻ và
các gia đình trên tồn thế giới khi có thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế. Trong
những trƣờng hợp nguy cấp, NCBSM giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh gây ra do
nguồn nƣớc nhiễm bẩn và có thể ngăn ngừa tình trạng thân nhiệt thấp [5].
1.4. Những rủi ro khi nuôi con bằng sữa bột
Các sản phẩm thay thế sữa mẹ nhƣ sữa bị, sữa dê hay sữa bột ( sữa cơng
thức) đều có thể có sai sót trong khi pha chế, sản xuất và cịn có thể bị nhiễm
khuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cho trẻ [5, 21].
Mặc dù sữa bột đƣợc làm từ sữa tiệt trùng nhƣng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn
trong q trình sản xuất, do đó sữa bột cũng khơng thật sự vô trùng [5, 21].
Một đứa trẻ không đƣợc bú mẹ có nguy cơ tử vong trong 6 tháng đầu đời cao
hơn 14 lần so với trẻ đƣợc bú mẹ [5, 21].
1.5. Hoạt động khuyến khích ni con bằng sữa mẹ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc
(UNICEF) khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bổ sung
các thực phẩm đủ chất dinh dƣỡng và an toàn khi trẻ đƣợc 6 tháng và tiếp tục cho
trẻ bú mẹ đến 2 tuổi trở lên [59].
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn
trong sức khỏe và phát triển toàn cầu, vào năm 2012 có 194 quốc gia của Hội
đồng Y tế Thế giới cam kết với mục tiêu tăng tỉ lệ toàn cầu NCBSM hoàn toàn


8
trong 6 tháng đầu từ mức cơ sở 37% đến 50% năm 2025. Sau đó, Liên hợp quốc
tuyên bố một thập kỉ hành động về dinh dƣỡng (2016- 2025) khuyến khích các
quốc gia triển khai khung hành động bao gồm một số biện pháp hỗ trợ NCBSM
hoàn toàn [55].
Đầu tháng 12 năm 2017, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam đã giới thiệu
và cơng bố chiến dịch “Vì mọi trẻ em” với chủ đề “Dinh dƣỡng cho trẻ em dân

tộc thiểu số” nhằm cải thiện tình trạng dinh dƣỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, trong đó có việc khuyến khích các bà mẹ NCBSM và chỉ cho ăn bổ
sung khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi [17].
Chính phủ Việt Nam cũng tạo ra một môi trƣờng hỗ trợ NCBSM thông qua
việc cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ và tăng thời gian nghỉ thai sản
từ 4 lên 6 tháng [16, 51].
WHO và UNICEF đã khởi động sáng kiến “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” vào
năm 1992 để tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ NCBSM trong quá trình trƣớc và
sau sinh của các bà mẹ. Nền tảng cho sáng kiến “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” là
10 bƣớc để NCBSM hoàn tồn thành cơng [57].
Theo khuyến cáo của WHO và UNICEF, 10 bƣớc để NCBSM thành cơng
bao gồm [46]:
Bƣớc 1: có một văn bản rõ ràng về chính sách NCBSM và thƣờng xuyên
thông báo cho tất cả nhân viên y tế.
Bƣớc 2: huấn luyện cho tất cả các nhân viên y tế các kĩ năng cần thiết để
thực hiện đƣợc chính sách này.
Bƣớc 3: thông tin cho tất cả các phụ nữ có thai về lợi ích của việc
NCBSM và cách thực hành.
Bƣớc 4: giúp đỡ các bà mẹ cho con bú trong vòng 30 phút sau sinh.
Bƣớc 5: hƣớng dẫn cho bà mẹ cách cho con bú và cách duy trì nguồn sữa
khi phải xa con.
Bƣớc 6: khơng cho trẻ sơ sinh ăn hoặc uống bất kì thứ gì ngồi sữa mẹ,
trừ khi có chỉ định của nhân viên y tế.
Bƣớc 7: cho trẻ nằm cạnh mẹ cả ngày lẫn đêm.
Bƣớc 8: khuyến khích cho con bú theo nhu cầu.


9
Bƣớc 9: khơng cho trẻ bú bình và ngậm đầu vú giả.
Bƣớc 10: tăng cƣờng thành lập và duy trì các nhóm hỗ trợ NCBSM và

giới thiệu cho các bà mẹ khi xuất viện.
Hằng năm từ ngày 01 đến ngày 07 tháng 8, các quốc gia trên thế giới tổ chức
“Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ”, là một sự kiện thƣờng niên nhằm nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc NCBSM đối với trẻ em trên toàn cầu, trong đó
WHO khuyến khích mọi ngƣời tham gia hỗ trợ bà mẹ cho con bú [45, 51].
WHO và UNICEF thành lập một ngân hàng dữ liệu tồn cầu về ni dƣỡng
trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nhằm hỗ trợ các quốc gia đạt đƣợc các mục tiêu về nuôi
dƣỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh và tăng cƣờng chƣơng trình hỗ trợ NCBSM [60].
1.6. Tình hình ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn trên thế giới
Theo WHO, khảo sát 194 quốc gia trên tồn thế giới thì chỉ có 40% trẻ em
dƣới 6 tháng tuổi đƣợc bú sữa mẹ hoàn tồn và chỉ có 23 quốc gia có tỉ lệ cho
con bú sữa mẹ hoàn toàn trên 60% [52, 54]. Trên thế giới, ƣớc tính 1 trong 3 trẻ
sơ sinh dƣới 6 tháng đƣợc bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu tất cả trẻ em dƣới 24 tháng
tuổi đƣợc NCBSM một cách tối ƣu thì có thể cứu hơn 800.000 trẻ em dƣới 5 tuổi
mỗi năm [51, 52].
Tại Sri Lanka, từ năm 1995 đến 2007, tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong vòng 6
tháng đầu tăng từ 17% lên 76%, tăng hằng năm khoảng 6% mỗi năm, hơn 95%
trẻ sinh ra ở các cơ sở y tế và các nhân viên y tế có chun mơn, đƣợc đào tạo và
quản lý về hỗ trợ NCBSM đƣợc tiếp cận sớm đa số các phụ nữ sau sinh, các nữ
hộ sinh thực hiện tiếp cận cộng đồng bao gồm 2 lần thăm khám tại nhà trong 10
ngày đầu sau sinh, điều này đã mở rộng hỗ trợ NCBSM vào cộng đồng, cùng với
nền văn hóa, cộng đồng tiếp cận cộng đồng, sự cam kết hỗ trợ chính trị, chiến
lƣợc truyền thơng hiệu quả và trình độ học vấn đƣợc nâng cao ở phụ nữ đã góp
phần vào sự tiến bộ của việc cải thiện hiệu quả rõ rệt tỉ lệ NCBSM hoàn toàn ở
Sri Lanka [44, 50].
Năm 2000, tại Cambodia tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ
chiếm 11%, tuy nhiên tỉ lệ này đã tăng lên đáng kể vào năm 2005 và 2010 lần
lƣợt là 60% và 70%, ở Cambodia có tới 89% trẻ đƣợc sinh ra tại nhà và các chăm
sóc trƣớc và sau sinh cho phụ nữ rất ít, các chiến lƣợc làm tăng tỉ lệ NCBSM



10
hoàn toàn ở Cambodia bao gồm: xác định việc NCBSM là ƣu tiên cao nhất trong
các can thiệp đến sự sống còn của trẻ em, sáng kiến “Bệnh viện bạn hữu trẻ em”,
thành lập các nhóm hỗ trợ các bà mẹ tại nhà, tƣ vấn và hỗ trợ các phụ nữ về
NCBSM đến cấp thơn, có chiến lƣợc truyền thơng kết hợp thơng điệp NCBSM
vào các chƣơng trình truyền hình và phát thanh nổi tiếng, các chiến dịch vận
động cấp quốc gia của các quan chức cấp cao [50].
Theo khảo sát tại Malawi, từ năm 1992 đến 2010, tỉ lệ NCBSM hồn tồn
trong vịng 6 tháng đầu tăng từ 3% lên 71%, tăng khoảng 4% mỗi năm, đã có
nhiều tiến bộ làm tăng tỉ lệ NCBSM hoàn toàn ở Malawi bao gồm các chính sách
lãnh đạo đồng bộ các cấp chính quyền, chính sách hƣớng dẫn rõ ràng, dịch vụ hỗ
trợ cộng đồng, hỗ trợ nuôi dƣỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vận động quốc gia và
giáo dục đại chúng nhằm tăng cƣờng hỗ trợ NCBSM, thực hiện sáng kiến “Bệnh
viện bạn hữu trẻ em” và liên kết đến các chƣơng trình dự phịng lây truyền HIV
từ mẹ sang con [50].
Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ NCBSM hoàn toàn từ năm 1994 đến năm 2016 tăng từ
9,5% lên 22,3% [27, 41], theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phịng ngừa
bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2016 thì đa số các bà mẹ ở Hoa Kỳ đều cố gắng cho
con bú sữa mẹ nhƣng chƣa nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ từ các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, các thành viên trong gia đình và các nhà sử dụng lao động, tỉ lệ “Bệnh
viện bạn hữu trẻ em” từ năm 2014 đến 2016 tăng từ 7,8% lên 18,3% và có nhiều
bang ở Hoa Kỳ thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ NCBSM nhƣ: cải thiện q
trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, xây dựng môi trƣờng NCBSM thân thiện
và ủng hộ việc kéo dài thời gian cho con bú mẹ [27].
Một nghiên cứu ở Vƣơng quốc Anh về lợi ích của NCBSM đối với sức khỏe
cộng đồng cho thấy tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 1%, đây là một
trong những tỉ lệ thấp nhất trên thế giới, có nhiều trở ngại ảnh hƣởng đến
NCBSM nhƣ: sữa bột/sữa công thức ngày càng trở nên phổ biến, các bà mẹ ở
Vƣơng quốc Anh ít nhận đƣợc sự giúp đỡ từ mọi ngƣời xung quanh và chƣa có

một chiến lƣợc nào của Chính phủ nhằm hỗ trợ việc NCBSM hoàn toàn [42].
Theo báo cáo của UNICEF, trong khoảng thời gian 10 năm đã có sự cải thiện
rõ rệt tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở sáu quốc gia có tỉ lệ NCBSM


11
hoàn toàn ban đầu rất thấp, tỉ lệ NCBSM hoàn toàn ở Benin tăng từ 10% lên
40%, ở Sri Lanka từ 17% lên 76%, ở Uzbekistan từ 2,4% lên 26%, ở Philippines
từ 25% lên 34%, ở Bangladesh và Uganda vẫn ở mức tƣơng ứng khoảng 45% và
57% [44].
Ở khu vực châu Á, từ năm 2012 đến năm 2015 tỉ lệ NCSBM hoàn toàn dao
động từ 10,3% đến 65,2%, một số quốc gia ở Châu Á có tỉ lệ NCBSM hồn toàn
thấp nhƣ: Yeman là 10,3% (2013), Azerbaijan là 12,1% (2013), Thái Lan là
12,3% (2012) [56].
Tại khu vực châu Âu, từ năm 2009 đến 2012 hầu hết các nƣớc ở Châu Âu có
tỉ lệ NCBSM hồn tồn thấp dao động từ 1% đến 29%, đặc biệt các nƣớc có tỉ lệ
NCBSM thấp nhất trên thế giới nhƣ: Hi Lạp là 1% (2009), Phần Lan là 1%
(2011), Vƣơng Quốc Anh là 1% (2010) [56].
Ở khu vực Châu Phi, tỉ lệ NCBSM hoàn tồn ở các quốc gia Châu Phi có sự
chênh lệch nhiều, các quốc gia có tỉ lệ NCBSM hồn tồn thấp nhƣ: Chad là
0,3% (2014-2015), Dominican Republic là 4,7% (2014), trong khi đó có một số
quốc gia có tỉ lệ NCBSM hoàn toàn cao nhƣ: Uganda là 63,2% (2011), Malawi
là 61,2% (2015-2016), Ghana là 52,3% (2014), Zimbabwe là 47,8% (2015) [56].
Từ năm 2010 đến 2015, ở khu vực Châu Mỹ, tỉ lệ NCBS hoàn toàn ở các
nƣớc Châu Mỹ dao động từ 4,7% đến 68,4%, trong đó quốc gia có tỉ lệ NCBSM
thấp trong khu vực châu Mỹ là Cộng hịa Dominica là 4,7% (2014) [53].
Nhìn chung thì tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở các nƣớc khu
vực châu Á cao hơn so với các nƣớc Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Âu.
Mục tiêu thứ 50 trong mục tiêu dinh dƣỡng toàn cầu năm 2025 của WHO là
tăng tỉ lệ NCBSM hồn tồn lên tới ít nhất là 50% [50].

1.7. Tình hình ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại Việt Nam
Theo WHO, tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở Việt Nam từ năm
1997 tới 2006 tăng từ 16,7% lên 16,9% [49], qua đó thấy đƣợc trong vòng gần 10
năm nhƣng tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở Việt Nam chƣa đƣợc cải
thiện nhiều.


12
Qua khảo sát của Bộ Y tế và Viện Dinh dƣỡng Quốc gia, tỉ lệ NCBSM hoàn
toàn trong 6 tháng đầu ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015 tăng từ 19,6% lên
24,3%, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với thế giới [4, 23, 53, 56].
Tại Việt Nam chỉ có 62% trẻ sơ sinh đƣợc bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh. Việt Nam hàng năm có khoảng 1,5 triệu trẻ đƣợc sinh ra – nhƣ vậy có
khoảng 600.000 trẻ khơng đƣợc bú sữa mẹ trong giờ đầu. Có thể thấy sữa mẹ
trong giờ đầu – nguồn vắc xin quý cho trẻ đã bị lãng phí [4, 23].
Theo khảo sát của dự án Alive and Thrive (A&T) tiến hành năm 2011 về
Nuôi dƣỡng trẻ nhỏ, cho biết trở ngại lớn nhất và phổ biến nhất trong việc không
cho trẻ bú sớm là do bà mẹ nghĩ rằng mình khơng đủ sữa ngay sau khi sinh, trở
ngại tiếp theo là bà mẹ không đƣợc tƣ vấn đầy đủ về tầm quan trọng của việc cho
trẻ bú sớm, việc quảng cáo quá mức và việc tặng quà của các công ty sữa đã ảnh
hƣởng không nhỏ đến niềm tin của bà mẹ trong việc lựa chọn sản phẩm thay thế
sữa mẹ hơn là việc NCBSM, việc cho trẻ ăn dặm sớm (từ tháng thứ 2) là hiện
tƣợng phổ biến và việc ngƣời mẹ sớm quay trở lại làm việc cũng là một lý do cản
trở NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở Việt Nam [4, 15].
1.8. Các nghiên cứu liên quan
1.8.1. Trên thế giới:
Tại Tanzania, nghiên cứu cắt ngang mơ tả ở gùng phía tây Tanzania, cho kết
quả tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 58%, kiến thức về NCBSM
hoàn toàn tƣơng đối cao (86%) so với thực hành, có mối liên quan giữa NCBSM
với kiến thức, các bà mẹ sinh con ở các cơ sở y tế và khơng có vấn đề gì về vú

[31]. Trong khi đó một nghiên cứu cắt ngang mơ tả ở vùng phía bắc Tanzania
thực hiện trên 624 bà mẹ cho kết quả tỉ lệ NCBSM hồn tồn trong 6 tháng đầu
là 20,7%, có mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hoàn toàn với tƣ vấn sau sinh, tình
trạng hơn nhân và việc sử dụng rƣợu, bia [37].
Nghiên cứu cắt ngang mô tả về kiến thức, thái độ và thực hành về NCBSM ở
phía nam Jordan, cho kết quả tỉ lệ NCBSM hoàn toàn là 58,3%, có mối liên quan
giữa NCBSM với nghề nghiệp, sinh mổ, chế độ thai sản ngắn của các bà mẹ [38].
Một nghiên cứu ở cắt ngang mô tả về tỉ lệ NCBSM hoàn toàn và các yếu tố
liên quan ở các bà mẹ tại thành phố Debre Markos ở phía tây bắc Ethiopia, thực


13
hiện trên 423 bà mẹ cho kết quả tỉ lệ NCBSM hồn tồn là 60,8%, có mối liên
quan giữa NCBSM với nghề nghiệp, kiến thức của bà mẹ, không cho trẻ ăn sớm,
đƣợc nhân viên y tế tƣ vấn trong thời gian trƣớc và sau sinh [32].
Tại Malaysia, nghiên cứu cắt ngang mô tả về các yếu tố liên quan đến tỉ lệ
NCBSM hoàn toàn cho kết quả tỉ lệ NCBSM hồn tồn trong 6 tháng đầu là
43,1%, có mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM hoàn toàn với nơi cƣ trú ở nông thôn,
nghề nghiệp, không hút thuốc lá, trẻ sinh đủ tháng và các bà mẹ có chồng ủng hộ
việc NCBSM hoàn toàn [36].
Năm 2018, nghiên cứu cắt ngang mơ tả về tỉ lệ NCBSM hồn tồn và các yếu
tố liên quan tại huyện Trongsa ở Bhutan thực hiện trên 192 bà mẹ cho kết quả tỉ
lệ NCBSM hồn tồn trong 6 tháng đầu là 58%, có mối liên quan giữa tỉ lệ
NCBSM hoàn toàn với nghề nghiệp, thời gian quay trở lại làm việc và các bà mẹ
nghĩ rằng mình bị thiếu sữa [29].
1.8.2. Việt Nam:
Có rất nhiều nghiên cứu về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại Việt
Nam.
Năm 2004, nghiên cứu về bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ sớm và NCBSM hoàn
toàn ở vùng nông thôn ở Việt Nam, đƣợc thực hiện trên 463 bà mẹ tại huyện

Quảng Xƣơng, Thanh Hóa, cho kết quả tỉ lệ NCBSM hồn tồn là 26,2%, có mối
liên quan giữa NCBSM hồn tồn với trình độ học vấn, phƣơng pháp sinh, nơi
sinh, sự khuyến khích của chồng và mẹ ruột, các vấn đề sức khỏe của bà mẹ [30].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Tú Quyên về xu hƣớng và yếu tố quyết định
để bắt đầu và NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở Việt Nam từ năm 2000 đến
2011, cho kết quả tỉ lệ NCBSM hoàn tồn từ năm 2006 đến 2011 giảm từ 24,7%
xuống cịn 16,9%, có mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM với nơi sống, mức thu
nhập, phƣơng pháp sinh của ngƣời mẹ [26].
Kết quả nghiên cứu cắt ngang mơ tả “Tình hình NCBSM trong 6 tháng đầu
của các bà mẹ có con từ 6 - 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012” thực hiện trên 300 bà mẹ có con từ 6 - 24
tháng tuổi cho thấy: tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 25,3%, tỉ lệ các
bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh là 75,7%, tỉ lệ bà mẹ có kiến thức và có thái độ


14
tích cực về NCBSM lần lƣợt là 59% và 76,7%, có mối liên quan giữa NCBSM
hồn tồn trong 6 tháng đầu với trình độ học vấn, qui mơ gia đình, kinh tế gia
đình, kiến thức chung về NCBSM [18].
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả đƣợc dự án Alive and Thrive (A&T) tiến
hành năm 2011 về kiến thức, niềm tin và thực hành nuôi dƣỡng trẻ nhỏ cho trẻ
dƣới 24 tháng tuổi tại 11 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hịa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tiền Giang và Cà Mau.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 10.834 cặp bà mẹ - trẻ nhỏ dƣới 24 tháng tuổi,
kết quả nghiên cứu cho thấy 50,5% bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh, tỉ lệ này thấp nhất ở Đà Nẵng 27,9% và cao nhất ở Quảng Bình 80,4%.
Chỉ có 20,2% bà mẹ NCBSM hồn tồn trong 6 tháng đầu, Khánh Hịa có tỉ lệ
NCBSM hồn tồn thấp nhất (0,6%), tiếp theo là Đà Nẵng (3,5%), Cà Mau
(6,5%), và Tiền Giang (11,6%). Có mối liên quan giữa thực hành NCBSM với
ngƣời hỗ trợ, chăm sóc khi sinh, kiến thức, niềm tin của bà mẹ [15].

Năm 2012, nghiên cứu cắt ngang mô tả “Tỉ lệ thực hành ni con hồn tồn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thuận
Nam, tỉnh Ninh Thuận năm 2012” của tác giả Phan Đinh Duy Trƣờng thực hiện
trên 380 bà mẹ có con từ 6 - 24 tháng tuổi cho thấy: tỉ lệ NCBSM hoàn toàn
trong 6 tháng đầu là 15%, có mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM với kiến thức, thực
hành, độ tuổi, trình độ học vấn của bà mẹ [22].
Trong nghiên cứu cắt ngang mô tả “Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng
đầu và các yếu tố liên quan ở bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi tại
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên năm 2017” của tác giả Trƣơng Thị Phƣơng
Duyên thực hiện trên 200 bà mẹ có con từ 6 - 12 tháng tuổi cho thấy: tỉ lệ
NCBSM hồn tồn trong 6 tháng đầu là 24%, có mối liên quan giữa tỉ lệ
NCBSM với mức sống, kiến thức, thực hành chung đúng của các bà mẹ [9].
Năm 2017, theo nghiên cứu của tác giả Ka Họa “Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn
trong 6 tháng đầu ở người Kơ- Ho và các yếu tố liên quan xã Đinh Lạc, huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng năm 2017” thực hiện trên 122 bà mẹ cho thấy tỉ lệ NCBSM
hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 7,4%, có mối liên quan giữa tỉ lệ NCBSM với


15
kiến thức, thực hành chung đúng của các bà mẹ, sự khuyến khích NCBSM từ
những ngƣời xung quanh [10].
1.9. Sơ lƣợc về huyện Ninh Phƣớc:
Ninh Phƣớc là một huyện nằm ở phía đơng nam của tỉnh Ninh Thuận, đƣợc
thành lập vào năm 1981, hiện nay huyện Ninh Phƣớc gồm 1 thị trấn và 8 xã, là một
huyện nằm ở hạ lƣu sông Dinh nên thƣờng xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng 10 –
11 hằng năm, ngƣời dân ở đây sống bằng nghề trồng nho, trồng lúa, trồng thanh
long, chăn nuôi và làm nghề gốm [1], đây là một huyện có nhiều khó khăn về kinh
tế, có rất đơng đồng bào dân tộc Chăm sinh sống và công tác triển khai phong trào
ni con bằng sữa mẹ hồn tồn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức [14].



16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Thời gian nghiên cứu: 08/05/2018 – 08/06/2018
Địa điểm: huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Dân số mục tiêu:
Tất cả bà mẹ dân tộc Chăm đang sống tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.
2.2.2. Dân số chọn mẫu:
Các bà mẹ dân tộc Chăm đang sống tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận có
con từ 6 đến 24 tháng tuổi đƣợc chọn vào nghiên cứu.
2.2.3. Cỡ mẫu:
Sử dụng công thức ƣớc lƣợng một tỉ lệ:
p(1-p)

n=

2

d2

n: cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu
p= 0,18 (Theo khảo sát của Viện Dinh dƣỡng Quốc gia năm 2010) [24]
(

) = 1,962 với độ tin cây 95%

d: Độ chính xác mong muốn 95%, d = 0,05

Tính đƣợc n ≈ 228 bà mẹ.
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu:
Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn xã trong 9 xã, thị
trấn tại huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận, sau đó dùng phƣơng pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn đối tƣợng nghiên cứu.
Bƣớc 1: chọn ngẫu nhiên 6 xã trong 9 xã thuộc huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh
Thuận bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên.


17
Bảng 2.1: Dùng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn xã
Các xã, thị trấn

STT

Các xã, thị trấn đƣợc chọn

1

xã An Hải

x

2

thị trấn Phƣớc Dân

x

3


xã Phƣớc Hải

x

4

xã Phƣớc Hậu

x

5

xã Phƣớc Hữu

x

6

xã Phƣớc Sơn

7

xã Phƣớc Thái

8

xã Phƣớc Thuận

9


xã Phƣớc Vinh

x

Bƣớc 2: liên hệ với Trung tâm Y tế huyện Ninh Phƣớc để xin danh sách các bà
mẹ có con từ 6 – 24 tháng tuổi, vì số lƣợng bà mẹ có con từ 6 - 24 tháng tuổi ở
các xã gần xấp xỉ bằng nhau nên lấy cỡ mẫu chia đều cho 6 ta đƣợc mỗi xã
khoảng 38 bà mẹ.
Bƣớc 3: dựa vào danh sách các bà mẹ có con từ 6 - 24 tháng tuổi của mỗi xã để
tiến hành chọn ngẫu nhiên.
Bƣớc 4: chọn đƣợc các bà mẹ theo tiêu chí chọn vào, nếu khơng thỏa tiêu chí
chọn vào thì quay lại bƣớc 3 và tiếp tục tiến hành nhƣ vậy đến khi đủ cỡ mẫu.
Bảng 2.2: Số lƣợng bà mẹ có trẻ từ 6-24 tháng tuổi đƣợc chọn ngẫu nhiên

Số bà mẹ
đƣợc chọn

Xã An
Hải

38

TT










Phƣớc

Phƣớc

Phƣớc

Phƣớc

Phƣớc

Dân

Hải

Hậu

Hữu

Thuận

38

38

38

38


38

Tổng

228

2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu:
2.2.5.1. Tiêu chí chọn vào:
Các bà mẹ dân tộc Chăm có con từ 6 đến 24 tháng tuổi, thƣờng trú hoặc tạm
trú hơn 6 tháng tại địa phƣơng đang nghiên cứu có khả năng trả lời phỏng vấn, tự
nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.


×