Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.11 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TRƯỜNG THPT HỒNG MAI 2 </b>
<b>NHĨM NGỮ VĂN </b>
<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 11 TỰ HỌC Ở NHÀ </b>
<b>Chủ đề: Ôn tập phần văn học hiện đại và tiếng Việt </b>
<b>I. Ôn tập về lý thuyết (HS trả lời các câu hỏi sau) </b>
<b>1/Phần văn học: </b>
<b>Câu 1: Anh chị hãy trình bày hiểu biết của mình về trào lưu văn học lãng </b>
mạn Việt Nam thời kì 1932 – 1945?( Chú ý ở các phương diện: Đặc trưng, đề tài,
đóng góp, hạn chế).
<b>Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức cơ bản( về nội dung và </b>
nghệ thuật) bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu.
<b>2/Phần tiếng Việt </b>
<b>Câu 1: Hãy lập bảng thống kê và nêu cách nhận diện các biện pháp tu từ đã </b>
học? (ít nhất 10 biện pháp). Mỗi biện pháp lấy 1 ví dụ minh họa?
Tên biện pháp tu từ Cách nhận diện Ví dụ minh họa Ghi chú
<b>Câu 2: Hãy kể tên và nêu đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ đã học ở </b>
chương trình Ngữ Văn 11
<b>II. Bài tập vận dụng </b>
<b>Đề 1: </b>
<b>1. Tiếng Việt( 3,0 đ): Hãy văn bản sau và trả lời câu hỏi: </b>
<i>Bây giờ mận mới hỏi đào, </i>
<i>Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? </i>
<i> Mận hỏi thì đào xin thưa, </i>
<i>Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. </i>
<i>(Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999) </i>
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
2. Chỉ ra và phân tích đặc trưng của phong cách ngơn ngữ đó được thể hiện
như thế nào ở văn bản trên ?
<b>2. Làm văn( 7,0 đ): Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Vội Vàng của nhà </b>
thơ Xuân Diệu:
<i>Tôi muốn tắt nắng đi </i>
<i>Cho màu đừng nhạt mất; </i>
<i>Tơi muốn buộc gió lại </i>
<i>Cho hương đừng bay đi. </i>
<i>Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; </i>
<i>Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; </i>
<i>Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; </i>
<i>Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: </i>
<i>Tôi khơng chờ nắng hạ mới hồi xn. </i>
<b>Đề 2 </b>
<b>1. TIẾNG VIỆT (3,0 điểm) </b>
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu tù có trong
đoạn thơ sau:
<i>Của ong bướm này đây tuần trăng mật; </i>
<i>Này đây hoa của đồng nội xanh rì; </i>
<i>Này đây lá của cành tơ phơ phất; </i>
<i>Của yến anh này đây khúc tình si. </i>
<i>Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; </i>
<i>Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; </i>
<i>Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; </i>
<i>Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: </i>
<i>Tôi không chờ nắng hạ mới hồi xn. </i>
<i>(Trích Vội vàng – Xn Diệu) </i>
<i><b> 2. ( 7,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Vội Vàng của nhà thơ </b></i>
<b>Xuân Diệu </b>
<i>Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, </i>
<i>Ta muốn ôm </i>
<i>Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; </i>
<i>Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, </i>
<i>Ta muốn say cánh bướm với tình u, </i>
<i>Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều </i>
<i>Và non nước, và cây, và cỏ rạng, </i>
<i>Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng </i>
<i>Cho no nê thanh sắc của thời tươi; </i>
<i>- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! </i>
<i>(Trích Vội vàng – Xuân Diệu) </i>
Anh /chị hãy chọn một đoạn ngữ liệu khoảng 10-12 dòng (thơ hoặc văn
xuôi) và căn cứ vào đoạn ngữ liệu đó để trả lời các câu hỏi sau:
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có ở đoạn ngữ liệu trên?
2. Đoạn ngữ liệu trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Anh/chị căn
cứ vào đâu để xác định được phong cách ngơn ngữ đó?
3. Từ đoạn ngữ liệu trên câu hoặc hình ảnh nào anh chị tâm đắc nhất? Vì
sao?