Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN BẢO VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.52 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CƠNG TY
TNHH TÂN BẢO VŨ
2.1 Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh
Để phân tích được một cách chính xác kết quả và xu hướng của các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, khi phân tích cần thu thập được ít nhất số
liệu của 2 năm liên tiếp từ các báo cáo tài chính và các sổ sách chứng từ có liên
quan như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,….Ở đây em sử
dụng tài liệu phân tích chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh
doanh năm 2006 và năm 2007 của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ.
Tài liệu phân tích được lập căn cứ vào “ Chế độ kế tốn doanh nghiệp ”
mà Cơng ty đang áp dụng. Báo cáo tài chính của Cơng ty được lập và trình bày
tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế tốn số 21 “Trình bày báo
cáo tài chính” : Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất qn, trọng yếu, tập
hợp, bù trừ và có thể so sánh.
2.2Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi xác
định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường dùng các phương
pháp phân tích, so sách các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kỳ phân tích với kỳ
trước hay với kỳ kế hoạch của doanh nghiệp; hoặc so sánh với các chỉ tiêu của
các doanh nghiệp khác trong ngành.
Trong tồn bộ q trình phân tích hiệu quả kinh doanh, cần đảm bảo thống
nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu, các phương pháp tính các chỉ tiêu
cũng như thơng
* Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.


-

Mục đích: tìm ra sự khác biệt và tính đặc trưng riêng của đối tượng


nghiên cứu.

-

Điều kiện so sánh: Các đối tượng đem ra so sánh phải thống nhất về: nội
dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

-

Các dạng so sánh chủ yếu: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số
tương đối.

• So sánh bằng số tuyệt đối:
Mức độ biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số tuyệt
đối của chỉ tiêu trong hai kỳ.
Mục đích: Nhằm xem xét sự biến đổi về mặt quy mơ.
• So sánh bằng số tương đối:
+ Dạng 1: So sánh bằng số tương đối giản đơn:
Mục đích: Xem xét mức độ % hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu phân tích.
Cơng thức:
Trị số của chỉ tiêu phân tích

Tỷ lệ % hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu
phân tích

=

Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc

x


100

+ Dạng 2: So sánh bằng số tương đối liên hệ: được thực hiện bằng cách liên hệ chỉ tiêu phân tích với 1
chỉ tiêu khác có mối liên hệ mật thiết với nó. Cách so sánh này đánh giá tốt hơn chất lượng tương tác.

Cơng thức:
Tỷ lệ % hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu
phân tích trong mối quan hệ với chỉ tiêu
liên hệ

=

Trị số của chỉ tiêu phân tích
Trị số của chỉ
tiêu kỳ gốc

x

x

100

Tỷ lệ % hồn thành kế
hoạch chỉ tiêu liên hệ

+ Dạng 3: So sánh bằng số tương đối kế hợp: Thực chất là việc kết hợp giữa so sánh bằng số tương đối
giản đơn và số tương đối liên hệ

Mục đích: xác định mức biến động tương đối bằng số tuyệt đối.



Cơng thức:
Mức tăng, giảm của
chỉ tiêu phân tích

=

Trị số của chỉ tiêu
kỳ phân tích

-

( Trị số của chỉ tiêu
kỳ gốc

x

Tỷ lệ % hoàn thành kế
hoạch của chỉ tiêu liên hệ )

* Phương pháp thay thế liên hoàn ( Phương pháp loại trừ )
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh
nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích bằng các đặt các nhân tố trong điều kiện giả định và khi xác định ảnh
hưởng của nhân tố nào thì người ta loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
Điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích ( Q )
- Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng ( a, b, c )
- Bước 3: Sắp xếp các nhân tố vào trong 1 công thức toán học , phản ánh

mối liên hệ với chỉ tiêu theo một trật tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân
tố chất lượng.
- Bước 4: Thay thế trị số của các nhân tố ở kỳ gốc và kỳ phân tích vào
cơng thức vừa kết hợp rồi tính và so sánh trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với
kỳ gốc.
- Bước 5: Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách lần lượt thay
thế trị số của từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Mỗi lần chỉ thay thế 1
nhân tố. Nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên trị số kỳ phân tích cho đến
bước cuối cùng.
Đặc trưng của phương pháp này là khi xác định ảnh hưởng của nhân tố
nào thì người ta thay trị số của nhân tố đó từ kỳ gốc sang kỳ phân tích rồi tính
lại trị số của chỉ tiêu. Chênh lệch giữa trị số này với lúc trước khi thay thế là ảnh
hưởng của nhân tố vừa thay thế.


Để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, ta có thể lượng hố các yếu
tố dưới dạng hàm số tốn học Q (a,b,c) và thực hiện tính tốn theo công thức
sau:
Δ a = Q (a1,b0,c0) - Q (a0,b0,c0)
Δ b = Q (a1,b1,c0) - Q (a1,b0,c0)
Δ c = Q (a1,b1,c1) - Q (a1,b1,c0)
Từ những công thức trên ta thay thế lần lượt để xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ hiêu, dễ tính tốn hơn so với
phương pháp khác dùng để xác định nhân tố ảnh hưởng.
• Nhược điểm: Các mối quan hệ của các yếu tố phải được giả định là có
quan hệ theo mơ hình tích số trong khi thực tế các nhân tố có thể có mối
quan hệ theo nhiều dạng khác nhau. Hơn nữa, khi xác định nhân tố nào
đó ta phải giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng tỏng thực tế điều
này hồn tồn khơng xảy ra. Việc sắp xếp trình tự các nhân tố từ số lượng

đến chất lượng trong nhiều trường hợp rất dễ dẫn đến sai lầm, gây thiếu
chính xác.
2.3 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại cơng ty TNHH Tân Bảo

2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản
Khi phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản người ta thường
tính ra và so sánh giữa kì phân tích và kì gốc trên các chỉ tiêu “ sức sản xuất ”, “
sức sinh lời ”, và “ suất hao phí ” của tài sản và dựa vào sự biến động của các
chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Các chỉ tiêu này được tính cho tổng tài sản bình
qn, cho tổng tài sản ngắn hạn và tổng tài sản dài hạn. Cụ thể, đối với hiệu quả
kinh doanh dưới góc độ tài sản ta thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:


* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:
Doanh thu ( doanh thu thuần )
Sức sản xuất của tổng tài sản

=

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu (doanh thu thuần).
Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất
của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm. Tổng tài sản bình quân trong kì được tính
như sau:

Tổng giá trị tài sản hiện có đầu kì và hiện có cuối kì
Tổng tài sản bình
qn


=
2

1,837,036 + 4,720,854
Tổng tài sản bình
quân

=

=

3,278,945 (nghìn đồng)

2

LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Sức sinh lời của tổng tài sản

=
Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng tài sản cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận
thuần ( lợi nhuận gộp ). Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và
ngược lại
Tổng tài sản bình qn
Suất hao phí của tổng tài sản

=

DT thuần, LN thuần


Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có
bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình qn. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và
ngược lại. Dưới đây là số liệu phân tích về hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty:

Bảng 2: Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tổng tài sản
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

So sánh


Chênh lệch
(±)

Tỷ lệ (%)

* Tổng tài sản
- Sức sản xuất

0.1101

1.5666

+1.4565

+1322.89


- Sức sinh lời

-0.0493

0.0416

+0.0909

+184.38

Tính theo doanh thu

9.0856

0.6383

-8.4473

-92.97

Tính theo lợi nhuận

-20.2906

24.0408

44.3314

218.48


- Suất hao phí

Qua bảng 2, cho thấy: Sức sản xuất của tổng tài sản bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là
1.4565(tương đương tăng 1322.89%). Điều này có nghĩa là trong năm 2007, khả năng tạo ra doanh thu của
một đồng tài sản tăng 1.4565 đồng so với năm 2006.

+ Về sức sinh lời của tổng tài sản bình quân: Năm 2006 không nhưng
không mang lại lợi nhuận mà còn làm thua lỗ 0.0493 đồng. Nhưng sang đến
năm 2007, 1 đồng tài sản bình quân đã tạo ra 0.0416 đồng lợi nhuận. Điều đó
cho thấy Cơng ty đã sử dụng tài sản đúng hướng. Khi so sánh chỉ tiêu này
giữa năm 2007 và năm 2006 ta thấy: sức sinh lời của tổng tài sản bình quân
năm 2007 tăng 0.0909 ( tương đương tăng 184.47% ) so với năm 2006.
+ Về suất hao phí tính theo doanh thu của tổng tài sản bình quân của năm
2007 cũng thể hiện rất rõ việc sử dụng hiệu quả tài sản của công ty so với
năm 2006. Cụ thể: để có 1 đồng doanh thu của năm 2007 chỉ cần 0.6383
đồng tài sản, trong khi năm 2006 lại cần 9.0856 đồng. Tức là đã giảm 8.4473
đồng ( tương đương giảm 92.97% ). Qua đó cho thấy, doanh nghiệp đã sử
dụng tài sản tốt hơn trong việc tạo ra doanh thu.
+ Về suất hao phí tính theo lợi nhuận cũng cho thấy: Năm 2006, để bù
đắp 1 đồng thua lỗ, công ty phải mất đi 20.2906 đồng tài sản. Sang năm
2007 thì tình hình này đã được cải thiện một cách rõ rệt: 24.0408 đồng tài
sản công ty mang ra sử dụng đã tạo ra được 1 đồng lợi nhuận.
* Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:


DT thuần(Tổng giá trị sản xuất)
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn

=


Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu
thuần(tổng giá trị sản xuất). Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng
tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng giảm.
Tài sản ngắn hạn bình quân trong kì được tính như sau:

Tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có đầu kì và cuối kì
Tài sản ngắn hạn
bình quân

=
2

1,300,366 + 4,090,676
Tài sản ngắn hạn
bình quân

=

=

2,695,521 (nghìn đồng)

2

LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn


=
Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản ngắn hạn cho biết 1 đơn vị tài sản ngắn
hạn bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần ( lợi nhuận gộp ). Sức sinh
lời của tài sản ngắn hạn càng lớn thì hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn càng
cao và ngược lại.
Tài sản ngắn hạn bình quân
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn

=

DT thuần (LN thuần)

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có
bao nhiêu đơn vị tài sản ngắn hạnbình qn. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng
thấp và ngược lại.


Để thấy rõ việc sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả hay khơng, ta đi
phân tích các chỉ tiêu đã nêu trên dựa theo số liệu của bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ( kèm theo ở phần phụ lục )

Bảng 3: Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản ngắn hạn
So sánh
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007


Chênh lệch
(±)

Tỷ lệ (%)

* Tài sản ngắn hạn
- Sức sản xuất

0.1339

1.9056

+1.7717

+1323.15

-0.0599

0.0506

+0.1105

+184.47

Tính theo doanh thu

7.4690

0.5248


-6.9442

-92.97

Tính theo lợi nhuận

-16.6884

19.7626

36.4510

218.42

- Sức sinh lời
- Suất hao phí

Với những chỉ tiêu trên cho thấy: Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2007 là 1.9056, năm 2006 là
0.1339. Như vậy, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2007 đã tăng cao so với năm 2006 và tăng 1.7717
( tương đương tăng 1323.15% ). Chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu của tài sản ngắn hạn năm 2007 so với năm
2006 đã tăng và có khả năng cịn tăng cao hơn nữa vào những năm sau.

+ Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn cũng tương tự như sức sinh lời của
tổng tài sản. Tức là: Năm 2007, sức sinh lời đã tăng 0.1105 ( tương đương tăng
184.47% ) so với năm 2006.
+ Suất hao phí tính theo doanh thu của tài sản ngắn hạn năm 2007 là 0.5248
còn năm 2006 là 7.4690. Qua đó cho thấy, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì năm
2006 phải cần 7.4690 đồng tài sản ngắn hạn, nhưng năm 2007 chỉ cần 0.5248
đồng, giảm 6.9442 ( tương đương giảm 92.97% ).



+ Suất hao phí tính theo lợi nhuận của tài sản ngắn hạn năm 2007 đã giảm đi
36.4510 ( đương đương giảm 218.42% ) so với năm 2006.
* Hiệu quả sử dụng dài hạn:
DT thuần(Tổng giá trị sản xuất)
Sức sản xuất của tài sản dài hạn

=

Tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản dài hạn bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu
thuần(tổng giá trị sản xuất). Sức sản xuất của tài sản dài hạn càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng
tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản dài hạn càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng giảm. Tài
sản dài hạn bình qn trong kì được tính như sau:

Tổng giá trị tài sản dài hạn hiện có đầu kì và cuối kì
Tài sản dài hạn bình
quân

=
2

536,670 + 630,178
Tài sản dài hạn bình
quân

=


=

583,424 (nghìn đồng)

2

LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Sức sinh lời của tài sản dài hạn

=
Tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản dài hạn cho biết 1 đơn vị tài sản dài hạn bình quân đem lại mấy đơn vị
lợi nhuận thuần (lợi nhuận gộp). Sức sinh lời của tài sản dài hạn càng lớn thì hiệu quả sử dụng của tài sản dài
hạn càng cao và ngược lại.
Tài sản dài hạn bình qn
Suất hao phí của tài sản dài hạn

=

DT thuần (LN thuần)

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có
bao nhiêu đơn vị tài sản dài hạn bình qn. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng thấp
và ngược lại.


Dựa vào các chỉ tiêu trên ta tính ra và so sánh số liệu của năm 2006 và
năm 2007 để thấy hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Tân Bảo Vũ dưới
góc độ tài sản dài hạn như sau:

Bảng 4: Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản dài hạn
So sánh
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Chênh lệch
(±)

Tỷ lệ (%)

* Tài sản dài hạn
- Sức sản xuất

0.6186

8.8044

+8.1858

+1323.28

-0.2770

0.2338

+0.5108


+184.40

Tính theo doanh thu

1.6166

0.1136

-1.503

-92.97

Tính theo lợi nhuận

-3.6103

4.2776

7.8879

218.48

- Sức sinh lời
- Suất hao phí

+ Xét về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn: cũng tương tự đối với tổng tài
sản và tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của tài sản dài hạn năm 2007 tăng rất
cao so với năm 2006. Cụ thể: với 1 đồng tài sản dài hạn bình quân năm 2007
tao ra được nhiều hơn 8.1858 đồng doanh thu so với năm 2006 (tương đương
tăng 1323,28%).

+ Đối với sức sinh lời của tài sản dài hạn bình quân năm 2007 cũng tăng
cao, không những không bị thua lỗ như năm 2006 mà mỗi đồng tài sản dài
hạn năm 2007 đem vào kinh doanh đã mang lại 0.2338 đồng lợi nhuận. Có
nghĩa là sức sinh lời của tài sản dài hạn năm 2007 tăng 0.5108 đồng (tương
đương tăng 184.40%) so với năm 2006.
+ Về suất hao phí tính theo doanh thu cũng cho thấy để tạo ra được 1
đồng doanh thu thuần thì năm 2007 chỉ cần 0.1136 đồng tài sản dài hạn trong
khi đó năm 2006 lại cần đến 1.6186 đồng. Tức là suất hao phí của tài sản dài
hạn để tạo ra doanh thu năm 2007 đã giảm đi 1.503 đồng so với năm 2006
(tương đương giảm 92.97%). Điều quan trọng là suất hao phí tính theo lợi


nhuận của tài sản dài hạn năm 2007 đã mang lại hiệu quả kinh tế cho Cơng ty,
điều đó là sự cố gắng vượt bậc so với năm 2006.
2.3.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ vốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy khi bỏ vốn vào bất kỳ một hoạt
động kinh doanh nào người chủ sở hữu ln quan tâm đến sự bảo tồn và phát
triển của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn chủ sở hữu nói trên. Hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu là một thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp trong
nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Do đó, ngồi việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản, thì
hiệu quả kinh doanh cịn được xem xét cả dưới góc độ nguồn vốn mà chủ yếu là
vốn chủ sở hữu. Dưới góc độ này, hiệu quả kinh doanh cũng được nhìn nhận ở
sức sản xuất, khả năng sinh lời và suất hao phí của vốn chủ sở hữu. Đây là
những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đơng
quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai.
Trong đó, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát
phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi
của tồn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thơng qua chỉ tiêu này, người

phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ.
Doanh thu ( doanh thu thuần )
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu (doanh thu
thuần). Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại, nếu
sức sản xuất của vốn chủ sở hữu càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng giảm. Vốn chủ sở hữu bình
quân trong kì được tính như sau:


Vốn chủ sở hữu hiện có đầu kì và hiện có cuối kì
Vốn chủ sở hữu bình
qn

=
2

1,837,036 + 1,973,428
Vốn chủ sở hữu bình
quân

=

=


1,905,232 (nghìn đồng)

2

LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

=
Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết 1 đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy đơn
vị lợi nhuận thuần ( lợi nhuận gộp ). Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu càng cao và ngược lại
Vốn chủ sở hữu quân
Suất hao phí của vốn chủ sở hữu

=

DT thuần, LN thuần

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có
bao nhiêu đơn vị vốn chủ sở hữu bình qn. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng
thấp và ngược lại. Dưới đây là bảng phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ dưới góc độ
vốn chủ sở hữu:


Bảng 5: Bảng chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh dưới góc độ vốn chủ sở hữu
ĐVT: 1.000VNĐ
So sánh

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Tỷ lệ

(±)
1. Doanh thu

Chênh lệch

(%)

360,894

5,136,687

2. Lợi nhuận thuần

(161,599)

136,391

+297,990

+184.40

3.Nguồn vốn CSH


1,837,036

1,973,728

136,692

7.44

0.1894

2.6959

2.5065

1323.39

-0.0848

0.0716

0.1564

184.43

- Tính theo doanh thu

5.2796

0.3709


-4.9087

-92.97

- Tính theo lợi nhuận

-11.7908

13.9700

25.7608

218.48

4.Sức SX của vốn CSH
5. Sức sinh lời của vốn CSH

+4,775,793 +1323.32

6. Suất hao phí của vốn CSH

Trên bảng 5 ta thấy, năm 2007 vốn chủ sở hữu của công ty tăng so với
năm 2006 là 136,692 nghìn đồng, tức là tăng 7.44%. Tổng doanh thu của công
ty năm 2007 lại tăng 4,775,793 nghìn đồng, tức là tăng 1323.32%. Và lợi nhuận
thuần năm 2007 cũng tăng cao so với năm 2006. Để phân tích rõ hơn, ta xét đến
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu như sức sản xuất, sức
sinh lời, suất hao phí của vốn chủ sở hữu.
+ Về sức sản xuất: theo số liệu tính tốn ở trên ta thấy, trong năm 2007
với 1 đồng vốn chủ sở hữu đã ra được 2.6959 đồng doanh thu, trong khi năm

2006 thì với 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ có thể tạo ra 0.1894 đồng doanh thu.
Như vậy, sức sản xuất của năm 2007 nhiều hơn 2.5065 đồng (tương đương tăng
1323.39%) so với năm 2006.
+ Về sức sinh lời của vốn chủ sở hữu: năm 2007, với 1 đồng bỏ ra kinh
doanh đã mang lại 0.0716 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2006, với chiến lược


kinh doanh chưa đúng hướng hoặc cịn gặp nhiều khó khăn, thì 1 đồng vốn chủ
sở hữu bỏ ra phải bù đắp cho 0.0848 đồng do thua lỗ. Như vậy, sức sinh lời của
năm 2007 tăng 0.1564 đồng ( tương đương tăng 184.43% ) so với năm 2006.
+ Suất hao phí tính theo doanh thu của vốn chủ sở hữu cũng cho thấy với
doanh thu tăng rất cao của năm 2007 so với năm 2006, trong khi vốn chủ sở hữu
cũng tăng nhưng tăng không đáng kể so với doanh thu nên suất hao phí của năm
2007 giảm đi rất nhiều. Cụ thể: năm 2007 suất hao phí là 0.3709, năm 2006 là
5.2796, như vậy đã giảm đi 4.9087, tương đương giảm 92.97%.
+ Suất hao phí tính theo lợi nhuận: theo số liệu trên cho thấy, năm 2006
Công ty phải dùng vốn chủ sở hữu để bù đắp phần lỗ do kinh doanh của mình,
để bù đắp 1 đồng do hoạt động kinh doanh thua lỗ, Công ty phải bỏ ra 11.7908
đồng vốn chủ sở hữu. Nhưng sang năm 2007, tình hình kinh doanh đã được cải
thiện, với 13.9700 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh đã thu lại được 1 đồng
lợi nhuận. Như vậy, năm 2007 suất hao phí đã giảm đi 25.7608, tương đương
giảm 218.48% so vi nm 2006.
2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh dới góc độ chi phí tại Công ty Tân
Bảo Vũ
Chi phớ kinh doanh là những khoản chi phí đã tiêu hao trong kỳ để tạo ra
được những kết quả trực tiếp hữu ích cho doanh nghiệp, sự biến động chi phí
kinh doanh có tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Do
đó, phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động quản lý. Vì nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần
thiết để ra quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có liên quan đến việc

lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xác định giá bán, thị trường tiêu thụ,... Những
vấn đề này càng trở lên quan trọng hơn trong một thị trường cạnh tranh. Mặt
khác, phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quản
lý nắm được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh


doanh. Từ đó có các quyết sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Dưới đây là các chỉ tiêu về tình hình thực hiện chi phí của Cơng ty TNHH
Tân Bảo Vũ trong hai năm 2006 và 2007.

Bảng 6: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện chi phí
§VT: 1.000VNĐ
So sánh
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Tỷ lệ

(±)
I. Tổng chi phí

Chênh lệch

(%)

522,493


5,000,296

+4,477,803

+857.01

1. Giá vốn hàng bán

312,570

4,786,922

+4,474,352 +1431.47

2.Chi phí bán hàng

13,563

62,978

+49,415

+364.34

3.Chi phí quản lý doanh nghiệp

196,360

150,396


-45,964

-23.41

II. Tổng doanh thu

360,894

5,136,687

+4,775,793

1323.32

Trong đó:

Dựa vào bảng 6 cho thấy, doanh thu của công ty trong năm 2007 tăng cao
so với năm 2006, tăng 4,775,793 nghìn đồng ( tương đương tăng 1323.32%).
Trong khi tổng chi phí năm 2007 chỉ tăng 4,477,803 nghìn đồng so với năm
2006, tương đương tăng 857.01%. Theo số liệu của bảng tính trên, giá vốn hàng
bán, chi phí bán hàng đều tăng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm đi.
Điều đó cho thấy, Cơng ty đã có nhiều biện pháp giảm thiểu chi phí quản lý mà
vẫn đảm bảo cho q trình hoạt động kinh doanh được phát triển.
Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp
không chỉ mở rộng thêm sản xuất, đầu tư vào khoa học cơng nghệ hiện đại, mở
rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới, tăng doanh thu và nâng cao chất


lượng hàng hố mà cịn phải hạn chế tới mức thấp nhất những chi phí của doanh

nghiệp trong điều kiện có thể.
Năm 2006 nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi, gia nhập chung vào
nhiều tổ chức kinh tế thế giới trong đó đặc biệt là tổ chức thương mại WTO, nên
bên cạnh những thuận lợi, thì các doanh nghiệp nói chung đều đang gặp rất
nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi. Là doanh
nghiệp mới trẻ, cơng ty Tân Bảo Vũ đã có nhiều kế hoạch để giảm chi phí và
đưa ra chiến lược kinh doanh để tăng doanh thu, và tăng lợi nhuận. Để thấy rõ
sự ảnh hưởng của chi phí tới hiệu quả kinh doanh ta sẽ đi sâu vào phân tích một
số chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí của năm 2006
và năm 2007 thông qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 7: Bảng chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

So sánh
Chênh lệch
Tỉ lệ
(±)
(%)

* Giá vốn hàng bán
- Sức sản xuất

1.1546


1.0731

-0.0815

-7.06

- Sức sinh lời

-0.5170

0.0285

+0.5455

+105.51

0.8661

0.9319

+0.0658

+7.60

- Sức sản xuất

26.6087

81.5632


+54.9545

+206.53

- Sức sinh lời

-11.9147

2.1657

+14.0804

+118.18

0.0376

0.0123

-0.0253

-67.29

- Suất hao phí tính theo DT
* Chi phí bán hàng

- Suất hao phí tính theo DT


* Chi phí quản lý DN
- Sức sản xuất


1.8379

34.1544

+32.3165

+1758.34

- Sức sinh lời

-0.8230

0.9069

+1.7299

+210.19

0.5441

0.0293

-0.5148

-94.61

- Sức sản xuất

0.6907


1.0273

+0.3366

+48.73

- Sức sinh lời

-0.3093

0.0273

+0.3366

+108.83

1.4478

0.9734

-0.4744

-32.77

- Suất hao phí tính theo DT
* Tổng chi phí

- Suất hao phí tính theo DT


Qua các chỉ tiêu phân tích ở bảng 7 cũng cho thấy rõ sự ảnh hưởng của
từng loại chi phí và tổng chi phí tới hiệu quả kinh doanh của Cơng ty. Nói
chung, năm 2007 chi phí có tăng nhưng doanh thu cũng tăng cao so với năm
2006 nên sự ảnh hưởng của chi phí tới hiệu quả kinh doanh nói chung là đều
giảm. Để thấy rõ vấn đề này, ta đi phân tích các chỉ tiêu về sức sản xuất, sức
sinh lời và suất hao phí của từng loại chi phí và của tổng chi phí theo các số liệu
đã tính ở trên.
* Giá vốn hàng bán
+ Sức sản xuất của giá vốn hàng bán năm 2007 là 1.0731, năm 2006 là
1.1546. Như vậy, với 1 đồng giá vốn hàng bán năm 2007 tạo ra được ít hơn
0.0815 đồng doanh thu, tương đương giảm 7.06% so với năm 2006.
+ Sức sinh lời: tuy mang lại doanh thu thấp hơn, nhưng năm 2007 với 1
đồng giá vốn hàng bán đã tạo ra được nhiều hơn 0.5455 đồng lợi nhuận so với
năm 2006 ( tương đương tăng 105.51% ).
+ Suất hao phí của giá vốn hàng bán tính theo doanh thu của năm 2007
cũng cao hơn năm 2006. Để có 1 đồng doanh thu, năm 2007 phải cần 0.9319
đồng giá vốn, nhưng năm 2006 chỉ cần 0.8661 đồng, tức là năm 2007 đã cần


thêm 0.0658 đồng giá vốn mới có thể tạo ra 1 đồng doanh thu so với năm 2006,
tương đương tămg 7.6%.
Như vậy, các chỉ tiêu phân tích về giá vốn hàng bán cho thấy, mặc dù khả
năng đem lại doanh thu tính theo 1 đồng giá vốn hàng bán của năm 2007 có
thấp hơn so với năm 2006 nhưng khả năng sinh lời lại cao hơn. Đó cũng chính
là mục tiêu chính của khơng chỉ riêng Cơng ty TNHH Tân Bảo Vũ, mà còn là
mục tiêu chung của các doanh nghiệp.
* Chi phí bán hàng
+ Sức sản xuất của chi phí bán hàng năm 2007 tăng rất cao so với năm
2006, tăng 54.9545 đồng ( tương đương tăng 206.53% ). Với 1 đồng chi phí bán
hàng bỏ ra đã tạo ra được 81.5632 đồng doanh thu, trong khi năm 2006 chỉ tạo

ra được 26.6087 đồng. Điều đó cho thấy chi phí bán hàng của Cơng ty đã được
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả hơn.
+ Sức sinh lời: với 1 đồng chi phí bán hàng bỏ ra năm 2007 đã tạo ra
được 2.1657 đồng lợi nhuận, trong khi đó chi phí bán hàng của năm 2006 đã
làm thua lỗ 11.9147 đồng. Chính vì thế sự chênh lệch về sức sinh lời của năm
2007 so với năm 2006 là khá lớn: 14.0804 đồng, tương đương tăng 118.18%.
+ Suất hao phí tính theo doanh thu: do sức sản xuất của chi phí bán hàng
tăng nên suất hao phí cũng theo đó giảm đi đáng kể. Suất hao phí của năm 2007
là 0.0123, còn năm 2006 là 0.0376, như vậy đã giảm đi 0.0253 đồng chi phí để
tạo ra 1 đồng doanh thu, tương đương giảm 67.29%.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Sức sản xuất của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng rất cao
so với năm 2006. Cụ thể: năm 2006 với 1 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp bỏ
ra chỉ thu được 1.8379 đồng doanh thu, nhưng năm 2007 thì với 1 đồng chi phí
quản lý lại tạo ra được 34.1554 đồng doanh thu. Như vậy, với cách tiết kiệm chi
phí quản lý và sử dụng có tiết kiệm và hiệu quả, năm 2007 sức sản xuất đã tăng


32.3165 đồng ( tương đương tăng 1758.34% ) so với năm 2006. Đây quả là một
con số đáng kể và cần tiếp tục phát huy.
+ Sức sinh lời: Bên cạnh khả năng tăng doanh thu thì với cách sử dụng
chi phí quản lý một cách hợp lý của năm 2007 cũng đã mang lại cho Công ty
khả năng sinh lời khác hẳn so với năm 2006. Theo số liệu của bảng tổng hợp
trên cho thấy, năm 2006 chi phí lớn đã làm Công ty Tân Bảo Vũ không những
không mang lại lợi nhuận mà cịn làm Cơng ty thua lỗ, với 0.8230 đồng chi phí
quản lý đã làm thua lỗ 1 đồng. Nhưng sang đến năm 2007, tình hình đã khác
hẳn, Cơng ty tiết kiệm được một khoản chi phí lớn nên với 0.9069 đồng chi phí
bỏ ra đã thu lại được 1 đồng lợi nhuận. Vì thế, sức sinh lời của chi phí quản lý
doanh nghiệp năm 2007 đã tăng 1.7299 đồng so với năm 2006 ( tương đương
tăng 210.19% ).

+ Suất hao phí của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 cũng tương
ứng với sức sản xuất của năm 2007. Tức là với sức sản xuất tăng như ở trên thì
đương nhiên suất hao phí sẽ giảm tương ứng. Năm 2006 suất hao phí là 0.5441
thì sang năm 2007 chỉ còn 0.0293, tức là đã giảm 0.5148 đồng ( tương đương
giảm 94.61% ).
* Tổng chi phí
+ Sức sản xuất của tổng chi phí nói chung của cả năm 2007 cũng tăng so với
năm 2006 là 0.3366 đồng ( tương đương tăng 48.73% ). Điều này có nghĩa là với 1
đồng tổng chi phí bỏ ra năm 2007 đã tạo ra được nhiều hơn 0.3366 đồng doanh thu so
với năm 2006. Mặc dù trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán luôn chiểm tỷ trọng lớn
và năm 2007 có sức sản xuất ít hơn năm 2006, nhưng tỷ lệ giảm của sức sản xuất của
giá vốn hàng bán là khơng đáng kể. Trong khi đó, sức sản xuất của chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 lại tăng khá cao so với năm 2006. Vì vậy, sức
sản xuất của tổng chi phí năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006.
+ Sức sinh lời của tổng chi phí năm 2007 cũng tăng 0.3366 đồng so với năm
2006 ( tương đương tăng 108.83% ). Các chi phí về giá vốn, bán hàng và quản lý doanh


nghiệp của năm 2006 đều lớn nên với 1 đồng tổng chi phí của năm 2006 đã làm lợi
nhuận của Công ty giảm đi 0.3093 đồng. Sang năm 2007 tổng chi phí cũng tăng nhưng
lại khơng tăng nhanh bằng tốc độ tăng của doanh thu nên với 1 đồng tổng chi phí đã tạo
ra được 0.0273 đồng lợi nhuận.
+ Suất hao phí tính theo doanh thu của năm 2006 là 1.4478 đồng, tức là để tạo ra
được 1 đồng doanh thu thì cần bỏ ra 1.4478 đồng tổng chi phí. Trong khi đó, chỉ với
0.9734 đồng tổng chi phí của năm 2007 đã tạo ra được 1 đồng lợi nhuận. Có nghĩa là để
tạo ra 1 đồng lợi nhuận thì năm 2007 cần ít hơn 0.4744 đồng tổng chi phí ( tương
đương giảm 32.77% ) so với năm 2006.
Nhìn chung, trong năm 2007, ngoài những chiến lược kinh doanh đúng đắn và
nhạy bén trong nền kinh tế thị trường, Công ty Tân Bảo Vũ đã sử dụng tài sản và vốn
chủ sở hữu một cách rất hiệu quả, mang lại lợi nhuận lớn cho Cơng ty. Bên cạnh đó là

những biện pháp giảm thiểu chi phí một cách tối đa và hợp lý cũng góp phần mang lại
lợi nhuận đáng kể của năm 2007.




×