Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PAINT TOOL SAI VÀO MÔN MĨ THUẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.92 MB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1></div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC </b>
<i><b>Trang </b></i>
<b>1 </b>
<b>2-25 </b>
<b>2 </b>
<b>2-22 </b>
2-12
13-22
<b>23-24 </b>
23
23-24
<b>24-25 </b>
24
24-25
25
<b>25-26 </b>
<b>25 </b>
25
25
25
<b>25 </b>
<b>25-26 </b>
<b>26 </b>
<b>27 </b>
<b>28-36 </b>


<b>A. TÍNH MỤC ĐÍCH </b>
<b>B. TÍNH KHOA HỌC </b>
<b>I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ </b>


<b>II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ </b>


1. Giới thiệu sơ lược về phần mềm Paint Tool SAI


2. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề (cách ứng dụng phần
mềm Paint Tool SAI vào môn Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở)


<b>III. CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>


1. Nguyên nhân thành công
2. Nguyên nhân tồn tại
<b>IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC </b>


1. Đối với bản thân
2. Đối với học sinh


3. Đối với tổ chun mơn, đơn vị, ngành
<b>C. TÍNH THỰC TIỄN </b>
<b>I. TÁC DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM </b>


1. Đối với bản thân
2. Đối với học sinh


3. Đối với tổ chuyên môn, đơn vị, ngành
<b>II. PHẠM VI ỨNG DỤNG </b>


<b>III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM </b>


<b>D. KẾT LUẬN </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1


<b>A. TÍNH MỤC ĐÍCH </b>


Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, con người từng
bước hòa vào xu thế chung của sự phát triển trong đó có cơng nghệ thơng tin.


Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin cũng đã được ứng dụng rất phổ biến
và thường xuyên. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy - học trong các trường phổ
thông cũng rất được chú trọng.


Mĩ thuật là một môn học nhằm giúp học sinh tiếp xúc với cái đẹp, hiểu cái đẹp,
biết cách làm đẹp và cảm thụ được cái đẹp. Để thực hiện tốt điều này, người dạy ngoài
việc ứng dụng các phương pháp đã được tìm hiểu, nghiên cứu (phương pháp quan sát,
trực quan, vấn đáp, luyện tập, làm việc theo nhóm...), cần phải thường xuyên trau dồi
kiến thức, rèn luyện những kĩ năng về chuyên môn theo hướng tích cực.


Đổi mới phương pháp dạy - học là vấn đề cấp thiết mà ngành giáo dục nước ta
luôn quan tâm sâu sát. Bởi điều này hướng đến việc kích thích sự sáng tạo, tích cực và
hứng thú học tập của học sinh - chủ thể của hoạt động học. Trong quá trình đổi mới ấy,
phương pháp trực quan được chú tâm sử dụng một cách thường xuyên trong hoạt động
dạy - học. Vì nó là con đường gần nhất để học sinh có thể lĩnh hội được tri thức.


Là một giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi nhận thấy điều cơ bản nhất để kích thích tính
hứng thú, say mê học tập của học sinh là phải thể hiện được kĩ năng chuyên mơn của
người dạy, đó là kĩ năng vẽ. Vì tâm lý của người học mĩ thuật bao giờ cũng thích được
xem người dạy vẽ minh họa trong các tiết thực hành. Với những yêu cầu thiết yếu đó, tơi
<i><b>tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềm Paint Tool SAI vào môn </b></i>
<i><b>Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở”. </b></i>


Về đối tượng, để thực hiện đề tài này, tôi đã nghiên cứu quá trình giảng dạy tại
Trường trung học cơ sở Khánh An (nơi tôi đang công tác), đồng thời thông qua các tiết


dự giờ, thao giảng, chuyên đề của giáo viên và biểu hiện học tập của học sinh các trường
trung học cơ sở trong toàn huyện An Phú từ năm học 2011 - 2012 đến nay.


Về nội dung, tôi tìm hiểu và nghiên cứu các bài thực hành (các phân mơn Vẽ theo
mẫu, Vẽ tranh, Vẽ trang trí) ở chương trình sách giáo khoa Mĩ thuật các khối 6, 7, 8 và 9.


Trong chương trình Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở, kĩ năng vẽ minh họa phần lớn
được thực hiện ở hoạt động hướng dẫn học sinh cách làm bài. Đề tài này có một số điểm
mới trong kết quả nghiên cứu, như:


- Phần mềm Paint Tool SAI giúp người dạy vẽ minh họa dễ dàng, hiệu quả bằng
những công cụ hỗ trợ.


- Giáo viên không cần mang dụng cụ truyền thống (viết chì, cọ, màu vẽ, giấy vẽ,
thước, com-pa...) khi đến lớp để vẽ minh họa.


- Kích thích tính hứng thú học tập của học sinh thông qua phần minh họa của
người giáo viên, đồng thời học sinh cũng có thể tìm hiểu, tự học và biết cách thực hành
vẽ trên phần mềm này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2
<b>B. TÍNH KHOA HỌC </b>


<b>I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ </b>


Chúng ta cần khẳng định rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên hiện nay. Bởi lẽ, tác dụng của việc ứng dụng
này sẽ mang đến cho người dạy những lợi ích đáng kể. Nó giúp người dạy thực hiện
nhanh chóng q trình cung cấp tri thức cho người học từ trực quan sinh động đến tư duy
<i>trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn (theo Triết học Mác - Lê nin). </i>



Tuy nhiên, việc đầu tư soạn giảng giáo án điện tử, tìm tư liệu, tài liệu giảng dạy
của giáo viên Mĩ thuật trong huyện có nhưng chưa nhiều và thiếu cập nhật nên dễ bị bất
cập, lạc hậu về thông tin, kiến thức. Mặt khác, do quá lạm dụng công nghệ thơng tin nên
người dạy ít chú ý và duy trì thường xuyên kĩ năng vẽ minh họa hay một số không nhỏ
giáo viên sử dụng chưa thành thạo cơng nghệ thơng tin nên cịn ngại soạn giáo án điện tử
hoặc dạy học trên máy tính.


Bên cạnh đó, phần đơng học sinh khi học mơn Mĩ thuật hay bắt chước theo hình
đã có sẵn để vẽ lại, ít chịu khó động não, sáng tạo khi thực hiện bài tập. Điều này dẫn đến
việc học sinh khơng tích cực, chủ động học tập.


Vấn đề khác, đồ dùng dạy học của bộ môn Mĩ thuật ở các trường trong huyện
thiếu trầm trọng đồng thời chưa có phịng bộ mơn nên việc giáo viên tự trang bị và mang
đồ dụng dạy học cồng kềnh khi lên lớp gặp không ít khó khăn (chẳng hạn như việc di
chuyển từ lớp này sang lớp khác các vật dụng mẫu vẽ, màu vẽ, bút, cọ, bảng pha màu để
minh họa trực quan... rất bất tiện và mất thời gian).


Vì vậy, cần phải có biện pháp hiệu quả để khắc phục thực trạng này nhằm kích
thích tính hứng thú, chủ động, tích cực học tập, sáng tạo của học sinh cũng như giúp giáo
viên giảm bớt những đồ dùng dạy học khi lên lớp mà vẫn đảm bảo tính trực quan.


<b>II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ </b>
<b>1. Giới thiệu sơ lược về phần mềm Paint Tool SAI </b>


Trong thế giới vi tính, có rất nhiều phần mềm đồ họa nổi tiếng, được nhiều người
sử dụng như Photoshop, CorelDraw, Illustrator, 3D Max, Flash... hay đơn giản nhất là
Paint (chương trình được cài mặc định của Windows) hoặc Preview (mặc định của Mac
OS) và dĩ nhiên trong đó có cả phần mềm Paint Tool SAI. Vậy Paint Tool SAI là gì? Tại
sao tơi lại chọn nó? Nó được vận hành thế nào?.v.v... Hãy cùng tơi tìm hiểu sơ lược về


Paint Tool SAI.


Paint Tool SAI (gọi tắt là SAI) là phần mềm vẽ tranh dành cho Microsoft
Windows được phát triển vào năm 2004 bởi tập đoàn phần mềm Systemax (Nhật Bản).
Phát hành chính thức vào năm 2006 với phiên bản đầu tiên là Paint Tool SAI 1.0.0. Đến
năm 2008, họ đã phát hành phiên bản 1.1.0 và chạy rất ổn định. Gần đây nhất (năm 2013)
là phiên bản Beta 1.2.0.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3
- Dung lượng thấp (chỉ dưới 4,0Mb, thấp hơn rất nhiều so với Photoshop, Corel...).
- Cài đặt rất đơn giản.


- Giao diện thân thiện, trực quan.


- Dễ sử dụng kể cả những người mới bắt đầu tiếp xúc với nó.


- Chạy rất ổn định trên nhiều hệ điều hành Windows (từ Windows 98 đến
Windows 8).


- Vẽ bằng chuột hoặc trên bảng vẽ điện tử rất dễ dàng.


- Tuy đơn giản nhưng vẫn tơ, vẽ tuyệt vời khơng thua kém gì Photoshop, Corel...
- Cảm giác vẽ bằng tay rất rõ nét.


<b>1.1. Cách cài đặt </b>


Như đã đề cập ở trên, phần mềm Paint Tool SAI chạy rất ổn định ở phiên bản
1.1.0. Vì thế, tơi xin giới thiệu phần mềm Paint Tool SAI 1.1.0.


Phần mềm này khá phổ biến, nên việc có được nó để sử dụng cũng khơng khó


khăn gì cả. Chúng ta có thể dễ dàng tải về từ các trang tìm kiếm như Google, Bing,
Yahoo...


Để cài đặt, sau khi tải phần mềm về máy, chúng ta thực hiện các bước như sau:
- Giải nén tập tin vừa tải.


- Click vào file cài đặt (sai-eng-pack-1.1.0.exe).


- Cài xong, đừng vội khởi động chương trình ngay. Vì phần mềm này, nhà phát
triển chỉ cho dùng thử 31 ngày. Do đó, chúng ta cần phải bẻ khóa (crack) để sử dụng
<b>phần mềm lâu dài. Để crack, vào thư mục PaintTool SAI English Pack (trong file tải </b>
<b>về), chép (copy) toàn bộ các tập tin và dán đè (paste and replace) vào thư mục vừa cài đặt </b>
(thường là <b>C:\Program Files\PaintTool SAI English Pack\). Lưu ý: Có thể xem cách </b>
<i><b>cài đặt trong tập tin huong dan crack.txt (file tải về). </b></i>


- Biểu tượng phần mềm Paint Tool SAI sẽ xuất hiện trên màn hình desktop.
- Thế là xong. Click đúp chuột vào để sử dụng.


<b>1.2. Cách mở, đóng và lưu tập tin </b>


Cách mở, đóng hay lưu một tập tin Paint Tool SAI cũng thực hiện tương tự các
chương trình khác. Sau khi chạy chương trình, ta thực hiện như sau:


- Tạo mới tập tin: Chọn File -> New (tổ hợp phím Ctrl + N).


- Mở tập tin có sẵn: Chọn File -> Open, chọn tập tin cần mở đã được lưu (tổ hợp
phím Crtl + O).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

4
- Thốt chương trình: Chọn File -> Exit. Hoặc nhấp chuột vào biểu tượng ở


góc trái trên cùng của chương trình, chọn Close. Hoặc nhấn vào biểu tượng ở góc
phải trên cùng của chương trình. Tổ hợp phím Alt + F4.


- Lưu tập tin: File -> Save (tổ hợp phím Ctrl + S). Tập tin Paint Tool SAI có dạng
<i>*.sai, tên mặt định là New canvas.sai. </i>


- Lưu tập tin với tên khác: từ tập tin đang làm việc, chọn File -> Save As (tổ hợp
phím Shift + Ctrl + S).


<b>1.2. Giao diện, công cụ và phím tắt </b>


<i><b>Hình 1 - Giao diện của phần mềm Paint Tool SAI </b></i>


Giao diện của Paint Tool SAI rất thân thiện, tôi xin giới thiệu các vùng làm việc
và phím tắt của chương trình như sau (theo hình minh họa):


<i><b>1.2.1. Standard panel (vùng chuẩn) (vùng số 1 trong Hình 1) </b></i>


<i>a) Từ trái sang phải: ẩn, phóng to và đóng file đang làm việc. </i>
<i>b) File - tập tin (Alt + F) gồm các lệnh: </i>


- New (Ctrl + N): tạo mới tập tin.
- Open (Ctrl + O): mở tập tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

5
- Save (Ctrl + S): lưu tập tin.


- Save As (Shift + Ctrl + S): lưu tập tin với tên khác.


- Export: xuất tập tin sang các dạng .sai (SAI), .psd (Photoshop), .bmp (Bitmap),


.jpg (JPEG), .png (PNG), .tga (TARGA).


- Enable custom file viewer: kích hoạt (khi đánh dấu chọn) hoặc khơng kích hoạt
(khi bỏ dấu chọn) tính năng tùy chỉnh xem tập tin.


- Open using custom file viewer: mở file sử dụng tính năng tùy chỉnh xem tập tin.
- Save using custom file viewer: lưu file sử dụng tính năng tùy chỉnh xem tập tin.
- Close canvas: đóng tập tin.


- Exit: Thốt chương trình.


<i>c) Edit - hiệu chỉnh (Alt + E) gồm các lệnh: </i>
- Undo (Ctrl + Z): hoàn tác.


- Redo (Ctrl + Y): phục hồi lệnh hoàn tác.
- Cut (Ctrl + X): cắt đối tượng.


- Copy (Ctrl + C): sao chép đối tượng.


- Paste (Ctrl + V): dán đối tượng - xuất hiện trên một layer mới.


- Copy and Resize selected region: chép và thay đổi kích thước vùng chọn.
<i>d) Canvas - bảng vẽ (Alt + C) gồm các lệnh: </i>


- Image size: kích thước ảnh.
- Canvas size: kích thước bảng vẽ.


- Trim to selection: cắt bớt bảng vẽ khi sử dụng công cụ vùng chọn (Marquee,
Lasso).



- Horizontal flip: lật bảng vẽ theo chiều ngang.
- Vertical flip: lật bảng vẽ theo chiều dọc.


- Rotate 90o<sub> CCW: xoay trái bảng vẽ một góc 90 độ. </sub>


- Rotate 90o<sub> CW: xoay phải bảng vẽ một góc 90 độ. </sub>


<i>e) Layer - lớp (Alt + L) gồm các lệnh: </i>
- New layer: tạo một lớp mới.


- New vector layer: tạo một lớp vector mới.
- New folder: tạo một thư mục để chứa các lớp.


- Duplicate layer: tạo một bản sao thư mục nằm ngay dưới nó.
- Delete layer: xóa lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

6
- Merge content (F): trộn (dịch chuyển) các hình từ lớp trên xuống lớp dưới.


- Merge down (Ctrl + E): trộn (dịch chuyển) lớp dưới lên lớp trên.
- Fill layer (Ctrl + F hoặc Alt + Delete): phủ đầy một màu cho lớp.
- Reset position: đặt lại vị trí mặc định.


- Desaturate: khử màu bão hòa cho lớp.


- Transform (Ctrl + T): chỉnh sửa khích thước lớp.
- Horizontal flip: lật lớp theo chiều ngang.


- Vertical flip: lật lớp theo chiều dọc.



- Rotate 90o CCW: xoay trái lớp một góc 90 độ.
- Rotate 90o<sub> CW: xoay phải lớp một góc 90 độ. </sub>


- Rename: đổi tên lớp.


<i>f) Selection - vùng chọn (Alt + S) gồm các lệnh: </i>
- Deselect (Ctrl + D): hủy chọn.


- Invert selection: đảo ngược vùng chọn.


- Show selection (Ctrl + H): hiển thị nét bao vùng chọn.


- Expand selection by 1px: mở rộng khoảng cách nét bao vùng chọn ra 1pixel.
- Select points: kiểu chọn bằng điểm.


- Select strokes: kiểu chọn bằng nét.


- Clear selected points: xóa kiểu chọn bằng điểm.
- Select all (Ctrl + A): chọn tất cả (trên một lớp).
<i>g) Filter - bộ lọc (Alt + T) gồm các lệnh: </i>


- Hue/Saturation (Ctrl + U): hiệu chỉnh sắc độ và độ bão hòa của ảnh.
- Brightness/Contrast: hiệu chỉnh độ sáng và độ tương phản của ảnh.
<i>h) View - hiển thị (Alt + V) gồm các lệnh: </i>


- New view: tạo mới vùng hiển thị bảng vẽ.


- Close view (Ctrl + W): đóng vùng hiển thị bảng vẽ.
- Close all view: đóng tất cả vùng hiển thị bảng vẽ.



- Zoom in (PageUp hoặc Ctrl + dấu +): phóng to vùng hiển thị bảng vẽ.
- Zoom out (PageDn hoặc Ctrl + dấu -): thu nhỏ vùng hiển thị bảng vẽ.
- Horizontal flip (H): lật vùng hiển thị bảng vẽ theo chiều ngang.
- Rotate CCW (Delete): xoay trái vùng hiển thị bảng vẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

7
- Zoom 100% (Shifl + Ctrl + 0): vùng hiển thị bảng vẽ ở chế độ 100%.


- Reset position (Home hoặc Ctrl + 0): mặc định vùng hiển thị bảng vẽ.
- Reset rotation (Insert): mặc định vị trí di chuyển xoay, lật như ban đầu.
- Select from list: chọn một vùng hiển thị bảng vẽ từ danh sách.


<i>i) Window - cửa sổ (Alt + W) gồm các lệnh: </i>
- Color wheel: cửa sổ vòng màu.


- RGB sliders: cửa sổ bảng màu RGB.
- HSV sliders: cửa sổ bảng màu HSV.
- Color mixer: cửa sổ bảng trộn màu.
- Swatches: cửa sổ bảng màu mẫu.
- Mixer: cửa sổ bảng màu tạm.
- Navigator: cửa sổ xem trước.


- Quick bar: cửa sổ điều chỉnh bảng vẽ.
- View selection bar: cửa sổ hiển thị bảng vẽ.
- Status bar: cửa sổ trạng thái.


- HSV mode: mã màu HSV.


- Cursor show brush size: con trỏ chuột hiển thị kích thước nét vẽ.
- Dot cursor: dấu chấm trong con trỏ chuột.



- Hide panels (Tab): ẩn các vùng làm việc, chỉ hiển thị vùng làm việc chính.
- Layers panel on the right: đặt vị trí vùng lớp (vùng 2) nằm bên phải màn hình.
- Color and Tool panel on the right: đặt vị trí vùng màu và cơng cụ (vùng 3) nằm
bên phải màn hình.


- Reset all positions: mặc định tất cả vị trí.


<i>j) Help/Config - trợ giúp/cấu hình (Alt + O) gồm các lệnh: </i>
- Help: trợ giúp.


- Key config: phím tắt.
- Options: tùy chỉnh.


- System ID: số ID của hệ thống.
- About: thông tin về phần mềm.


<i><b>1.2.2. Layer panel (vùng lớp) (vùng số 2 trong Hình 1) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

8
- : phóng to, thu nhỏ, xoay hình.


- : dệt hoa văn, bề mặt cho hình, nét.


- : tạo nét viền đậm bên ngoài nét vẽ (hiệu ứng màu nước).


- : chế độ blend (hòa trộn màu sắc) và điều chỉnh Opacity
(độ mờ của hình, nét).


- Từ trái sang phải: tạo layer mới, tạo layer vector mới, tạo group mới.



- Từ trái sang phải:


+ Di chuyển hình vẽ từ layer trên xuống layer dưới.
+ Gộp (trộn) layer với layer ngay dưới nó.


+ Xóa mọi hình vẽ trên layer.
+ Xóa layer.


+ Gộp (trộn) layer với layer ngay dưới nó nhưng vẫn giữ layer mask (lớp mặt nạ).


- : Tạo mask.


- : layer (lớp, tương tự photoshop).


<i><b>1.2.3. Color and tool panel (vùng màu sắc và công cụ) (vùng số 3 trong Hình 1) </b></i>


<i>a) Color panel (vùng màu sắc) </i>


Có nhiều tùy chọn cho các hệ màu theo thứ tự từ trái sang phải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

9


- : bảng màu RGB (đỏ - lục - lam)


- : bảng màu HSV (sắc độ - độ bão hòa - giá trị)


- : bảng trộn màu


- : bảng màu mẫu (tự tạo)



- : bảng màu tạm (thử màu)


<i>b) Tool panel (vùng công cụ) </i>


- : vùng chọn, thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:
+ Marquee: nhấp giữ chuột trái để chọn khung hình vng, hình chữ nhật.
+ Lasso: nhấp giữ chuột trái để vẽ chọn (tụ do).


+ Magic wand: nhấn chuột trái để chọn


+ Move: nhấp giữ chuột vào hình vẽ để di chuyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

10
+ Hand: nhấp giữ chuột trái để di chuyển bảng vẽ.


+ Pickup color: nhấp chuột trái vào màu cần vẽ để lựa chọn màu.


- : màu nền và màu đang chọn vẽ. Nhấp chuột trái vào dấu mũi tên hai
chiều (hoặc nhấn phím X) để đảo màu chọn.


- : các công cụ vẽ.


Pen


AirBrush


Brush


Water



Marker


Eraser


Bucket


Binary


Pen 2


Water 9


Water 10


Ol Water


Pen 3


Acrylic


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

11
Crayon


Blur


Maker


Water color



Blend


Softpen


Lightpen


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

12


<i><b>1.2.4. Zoom panel (vùng điều chỉnh bảng vẽ) (vùng số 4 trong Hình 1) </b></i>


a) Hoàn tác, phục hồi lệnh hoàn tác.


b) Chọn, bỏ chọn đối tượng khi sử dụng công cụ Marquee, Lasso.
c) Thu nhỏ, phóng to bảng vẽ.


d) Xoay bảng vẽ.


e) Lật bảng vẽ sang phải và trái.
f) Độ trơn nhẵn của bảng vẽ.


<i><b>1.2.5. Paint panel (vùng làm việc chính) (vùng số 5 trong Hình 1) </b></i>


Chúng ta sẽ thể hiện một bài tập, một tác phẩm hội họa, đồ họa vi tính trên vùng
làm việc chính này và gọi ngắn gọn, dễ hiểu là “bảng vẽ”.


<i><b>1.2.6. Status panel (vùng trạng thái) (vùng số 6 trong Hình 1) </b></i>


a) File đang mở (vùng hiển thị bảng vẽ).
b) Trạng thái bộ nhớ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

13
<b>2. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề (ứng dụng phần mềm Paint </b>
<b>Tool SAI vào môn Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở) </b>


Như tôi đã đề cập ở phần đầu, phần mềm Paint Tool SAI chỉ vận dụng vào các
phân môn mang tính chất thực hành (vẽ tranh, vẽ trang trí và vẽ theo mẫu) trừ phân môn
thường thức mĩ thuật (phê bình, lý luận là chính). Do đó, tơi xin đưa ra cách ứng dụng
phần mềm Paint Tool SAI cũng như là các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề của đề
tài này.


Kĩ năng vẽ minh họa đối với giáo viên bộ môn Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở thực
chất khơng khó. Tuy nhiên, nếu xem nhẹ, hay lơ là, người dạy sẽ lúng túng khi sử dụng kĩ
năng này trước học sinh. Hơn nữa, đây là kĩ năng vẽ bằng Mouse (chuột máy vi tính) nên
sẽ gặp những trở ngại trong q trình thực hiện. Do đó, ngay từ lúc bắt đầu nghiên cứu
đến khi tiến hành thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp mà tựu trung lại
thành một chuỗi của quá trình.


<b>2.1. Tìm hiểu, nghiên cứu tâm lý học tập của học sinh </b>


Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi diễn ra vô số những biến đổi về chất,
là lứa tuổi của sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con”, “vừa tính người lớn”. Đối với thầy,
cơ giáo, các em vẫn rất kính trọng nhưng khơng cịn “sùng bái” như hồi cịn học ở tiểu
học. Do tiếp xúc với nhiều thầy, cơ giáo có trình độ khác khau, có phong cách xử thế
khác nhau nên các em dễ so sánh, đối chiếu giữa người này và người khác. Những gương
tốt trong giáo viên được các em ngưỡng mộ và noi theo.


Dựa vào những kiến thức tâm lý học đã được lĩnh hội, cộng với thời gian áp dụng
việc tìm hiểu, nghiên cứu từ thực tiễn ở trường phổ thông, tôi thiết nghĩ, với sự biến đổi
về tâm lý đó, rất cần thiết để đưa ra nhiều phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi này.
Tôi chọn đây là bước khởi đầu để thực hiện đề tài vì muốn hiểu người học thích


gì, cần gì khi học bộ mơn mình phụ trách địi hỏi người dạy phải nắm rõ được tâm lý ở
các em.


<b>2.2. Tự rèn luyện kĩ năng </b>


Quá trình tự rèn luyện kĩ năng của giáo viên mang yếu tố thiết yếu. Để vẽ minh
họa tốt, người dạy phải thường xuyên luyện tập kĩ năng.


Là người u thích cơng nghệ thơng tin nên tơi thường xun tìm tịi, học hỏi, trau
dồi kiến thức tin học, đặc biệt là những phần mềm liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật. Tôi
may mắn được tiếp xúc và thực hành cũng khơng ít phần mềm đồ họa như Photoshop,
Corel, 3D-Max, AAA Logo, Flash và dĩ nhiên có cả Paint Tool SAI.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

14
Tôi chọn công cụ vẽ Pen, Brush, Water (ở vùng màu sắc và công cụ) để tập luyện
đầu tiên. Vì những cơng cụ này khá gần gũi với học sinh nên khi vẽ minh họa, các em sẽ
dễ hiểu hơn. Ngồi ra cịn có thêm những cơng cụ như Acrylic, Marker...


Mỗi ngày, tôi dành thời gian khoảng từ một đến hai giờ đồng hồ để luyện tập.
Những ngày nghỉ, thời gian luyện tập có thể tăng lên thành một buổi. Bài luyện tập từ
đơn giản đến nâng cao.


Với công cụ Pen, các bài luyện tập chủ yếu của tôi là vẽ đường nét (thẳng, cong),
vẽ mảng đậm nhạt, sáng tối và nâng cao hơn là các bài vẽ theo mẫu (đặt mẫu vẽ lại) bằng
những thông số về kích thước cơng cụ, độ Opacity, độ Density.


Với Brush và Water, tôi thường luyện cách pha màu, cách sử dụng độ Opacity, độ
Density để vẽ màu tạo các độ thẩm thấu, độ trong suốt khác nhau trên bảng vẽ.


<b>2.3. Ứng dụng kĩ năng vào bài dạy </b>



Từ các biện pháp tự rèn luyện kĩ năng, tôi áp dụng vào các bài dạy một cách khoa
học. Dần theo thời gian, những kĩ năng từng bước được cải thiện. Nó đã giúp tơi tự tin
hơn, vẽ minh họa mạnh dạn hơn qua từng tiết dạy.


<i><b>2.3.1. Ứng dụng vào phân mơn Vẽ trang trí </b></i>


Đối với bài vẽ trang trí, phần vẽ minh họa chủ yếu là cách sử dụng màu sắc, cách
tạo hình đồ họa bằng nét rõ ràng. Vì tính hiệu quả của nó rất cao.


<i><b>Chẳng hạn khi dạy bài Màu sắc (Bài 10, chương trình sách giáo khoa Mĩ thuật </b></i>
<i>lớp 6), ở phần tìm hiểu màu vẽ và cách pha màu, tôi ứng dụng theo các bước sau: </i>


- Khởi chạy phần mềm Paint Tool SAI.


- Tạo một trang mới (Ctrl + N) và tùy chọn kích thước trang theo các thơng số ở
<i>khung hiển thị đầu tiên (Hình 2). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

15
- Ở phần công cụ, chọn một công cụ tùy thích (trong hình minh họa dưới đây, tơi
chọn cơng cụ Acrylic).


- Chọn kích thước cơng cụ tương đối lớn (từ 70 đến 75) để các em dễ quan sát.
- Ở phần hệ màu, click chọn vòng màu để lựa chọn màu sắc dễ dàng hơn. Click
chọn lần lượt vào phần màu đỏ, vàng, lam rồi vẽ vào bảng vẽ.


- Vẽ những cặp màu đỏ - vàng, vàng - lam, lam - đỏ gần nhau, tiếp xúc nhau và
trộn lẫn vào nhau để tạo thành những màu nhị hợp cam, lục, tím với sắc biến khác nhau
<i>(Hình 3). </i>



<i><b>Hình 3 - Cách pha màu cơ bản để tạo ra các màu nhị hợp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

16
<i><b>Hình 4 - Màu chuyển sắc biến từ nóng sang lạnh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

17
Ở một ví dụ khác, những bài trang trí có thêm đường nét của họa tiết, tôi sử dụng
<i><b>công cụ Pen, Brush. Cụ thể ở bài Tạo họa tiết trang trí (Bài 3, chương trình sách giáo </b></i>
<i>khoa Mĩ thuật lớp 7), tơi thực hiện như sau: </i>


- Bước 1 và 2 thực hiện như ở ví dụ trước.


- Sử dụng cơng cụ Pen với size = 2.0, density = 25, sử dụng màu xám để vẽ phác
<i>hình tự do (chú ý: nên vẽ nhanh để phân phối thời gian hợp lý, đừng sợ vẽ sai). </i>


<i><b>Hình 6 - Phác hình bằng công cụ Pen </b></i>


- Ở vùng lớp (layer panel), nhấp vào biểu tượng để tạo mới một layer vector.
Lúc này, sẽ có hai lớp, layer vector (mới tạo) nằm trên, normal layer (lớp vừa vẽ hình
phác thảo) nằm dưới.


- Trên layer vector, chọn cơng cụ Pen để vẽ theo hình ở normal layer. Độ density
điều chỉnh lại thành 100, size = 5.0, sử dụng màu đen.


- Lúc này các nét vẽ vẫn cịn rất lộn xộn, vì thế chúng cần được chỉnh sửa ngay
ngắn, rõ ràng. Để chỉnh sửa các nét, chỉ cần nhấn giữ phím Shift trên bàn phím rồi điều
khiển chuột theo ý muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

18
- Chọn công cụ Bucket để tơ màu cho họa tiết theo ý thích.



<i><b>Hình 7 - Tơ màu cho họa tiết bằng cơng cụ Bucket </b></i>


<i>Lưu ý: Không nên vẽ duy nhất trên một lớp, vì khó chỉnh sửa hình vẽ. Vì thế, việc </i>
<i>nên làm là tạo nhiều lớp để có thể can thiệp riêng lẻ từng hình, từng lớp một cách dễ </i>
<i>dàng, nhanh chóng. Một điều nữa là khi vẽ vector, cần vẽ bao kín nét thành những mảng </i>
<i>hình để khi tơ màu sẽ chính xác hơn. </i>


Những bài vẽ trang trí khác cũng thực hiện tương tự như trên.


<i><b>2.3.2. Ứng dụng vào phân môn Vẽ tranh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

19
<i><b>Hình 8 - Vẽ phác hình bằng cơng cụ Pen </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

20
Dưới đây là hai tranh vẽ hồn chỉnh mà tơi đã chuẩn bị sẵn để các em quan sát,
tham khảo về cách sử dụng màu sắc trong tranh.


<i><b>Hình 9 - Tranh đề tài Giữ gìn vệ sinh mơi trường (lớp 7) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

21


<i><b>2.3.3. Ứng dụng vào phân môn Vẽ theo mẫu </b></i>


Cách làm vẫn tương tự như đã trình bày ở các phân môn trước, nhưng ở Vẽ theo
mẫu, tôi đặc biệt chú ý về cách sử dụng độ Density (đậm nhạt), Opacity (trong suốt) khi
vẽ minh hoa tĩnh vật. Chúng ta cần sử dụng khéo léo độ Opacity và Density để bài vẽ
theo mẫu có độ trong trẻo về sắc độ cũng như màu sắc. Đối với những bài vẽ về dáng
người thì chỉ cần sử dụng cơng cụ đơn giản như Pen, điều chỉnh size nét, màu sắc cho


phù hợp là đủ. Cách vẽ minh họa được thể hiện qua các hình sau:


<i><b>Hình 11 - Các hình khối cơ bản (lớp 6) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

22
<i><b>Hình 13 - Dáng người ở một vài tư thế ngồi khác nhau (lớp 9) </b></i>


Trong Hình 11, nền được vẽ phủ lớp màu xám với nhiều độ Opacity. Các khối
hình học được điều chỉnh các Density để tạo độ trong suốt của hình và bóng đổ. Tất cả
đều được sử dụng bằng cơng cụ Water và Blur.


Ở Hình 12, cần chú ý khi vẽ chồng màu lên nhau. Khi vẽ chồng màu, nếu muốn vẽ
màu sáng rõ ràng trên màu tối thì vẽ nhiều lần để có hiệu quả màu sắc theo ý muốn.


Những dáng người ở Hình 13 được vẽ bởi công cụ Pen, màu đen và size từ 2.0 đến
3.0, density từ 90 đến 100. Chỉ cần đơn giản thế thôi để cân đối thời gian trong tiết dạy.


Ứng dụng phần mềm Paint Tool SAI vào bài dạy ở các phân mơn nói trên được
thực hiện thường xuyên và có chọn lọc. Trong phần trình bày cách ứng dụng phần mềm
này, tơi không thể nêu ra tất cả các bài dạy. Do đó, những bài vẽ hồn chỉnh sẽ được giới
thiệu ở phần Phụ lục.


<b>2.4. Quan sát thái độ học tập của học sinh sau khi ứng dụng phần mềm </b>


Tôi tuyệt đối không hờ hững và bỏ qua bước này. Vì khi đã vận dụng kĩ năng vào
bài dạy thì học sinh sẽ theo dõi hết phần vẽ minh họa của giáo viên. Nếu phần trình bày
của giáo viên hiệu quả sẽ có tác động tích cực đối với thái độ học tập của học sinh và
ngược lại.


<b>2.5. Kiểm tra, đánh giá quá trình ứng dụng phần mềm </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

23
<b>III. CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>


Có thể nói, việc người dạy dùng kĩ năng vẽ minh họa cho người học xem nhằm
lĩnh hội được phương pháp làm bài một cách trực quan.


Bất cứ việc gì khi thực hiện cũng đều có những thành cơng và hạn chế của nó.
Q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này cũng không ngoại lệ.


<b>1. Ngun nhân thành cơng </b>


Có thể nói, vẽ minh họa là kĩ năng cốt yếu của giáo viên bộ mơn Mĩ thuật. Do đó,
để thực sự kích thích việc học tập của học sinh một cách tích cực thì kĩ năng này phải
đảm bảo những yêu cầu thiết yếu của nó (đẹp, rõ ràng, bắt mắt, chính xác, khoa học, phù
hợp với nội dung bài học…). Điều này địi hỏi tơi phải khơng ngừng bồi dưỡng tri thức,
tìm tịi, sáng tạo nhằm đạt hiệu quả.


Phần mềm Paint Tool SAI rất trực quan khi vẽ minh họa, tính phổ biến, tính đại
chúng cao nên giáo viên và học sinh hay bất cứ người yêu hội họa đều có thể trải nghiệm
một cách thoải mái bằng tư duy, cảm nhận của mình.


Tơi đã giới thiệu phần mềm này đến các giáo viên trong hội đồng bộ môn Mĩ thuật
huyện An Phú với những phản hồi tích cực, được đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình từ
đồng nghiệp.


<b>2. Nguyên nhân tồn tại </b>


Việc tìm kiếm tư liệu, tài liệu để làm cơ sở dữ liệu và thực hành vẽ minh họa cho
học sinh xem cũng mất khơng ít thời gian.



Mặt khác, để vẽ minh họa bằng phần mềm Paint Tool SAI đòi hỏi giáo viên phải
biết cơ bản và nắm được kĩ thuật, kĩ xảo cần thiết. Do đó, để thực hiện được đề tài này,
người dạy phải mất nhiều công sức cho việc lĩnh hội, bồi dưỡng, trau dồi kiến thức về
chuyên ngành.


Những nguyên nhân thành công và tồn tại nêu trên được rút ra từ thực tiễn của
việc đổi mới phương pháp dạy - học của bản thân dựa vào Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết xác định
<i>“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo </i>
<i>hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển </i>
<i>trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng </i>
<i>khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng toàn diện, chú trọng </i>
<i>giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ </i>
<i>năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, </i>
<i>khuyến khích học tập suốt đời”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

24
cường các phương pháp đặc thù bộ mơn, bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho
học sinh. Đó cũng là những cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.


<b>IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC </b>


Trải qua khoảng thời gian nghiên cứu, thực hiện và đúc kết từ thực tiễn đã cho
thấy đề tài mang lại hiệu quả cao.


Kể từ năm học 2010 - 2011 đến nay, tỉ lệ học sinh dưới trung bình mơn Mĩ thuật ở
Trường trung học cơ sở Khánh An khơng có. Do đó, trong đề tài này, tôi thực hiện bảng
thống kê nghiên cứu về mức độ thích vẽ và lười vẽ của học sinh hai lớp 7A3 và 7A4 tính
từ khi nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này (từ năm học 2011 - 2012


đến năm học 2013 - 2014). Đây là hai lớp có số học sinh học thích học Mĩ thuật ít hơn so
với các lớp khác (tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện đề tài).


Năm học


Lớp Tổng số
học sinh


Mức độ (Tính theo tỉ lệ phần trăm)
2011 - 2012


Thích vẽ Lười vẽ


7A3 30 17 (56,7%) 13 (43,3%)


7A4 30 21 (70%) 09 (30%)


Năm học


Lớp Tổng số
học sinh


Mức độ (Tính theo tỉ lệ phần trăm)
2012 - 2013


Thích vẽ Lười vẽ


8A3 27 19 (70,4%) 08 (29,6%)


8A4 31 25 (80,6%) 06 (19,4%)



Năm học


Lớp Tổng số
học sinh


Mức độ (Tính theo tỉ lệ phần trăm)
2013 - 2014


Thích vẽ Lười vẽ


9A2 33 29 (87,9%) 04 (12,1%)


9A3 34 31 (91,2%) 03 (8,8%)


Dựa vào bảng thống kê này, có thể nhận thấy hiệu quả tăng lên theo từng năm học.
Số học sinh u thích bộ mơn đã thay đổi tích cực, số học sinh lười vẽ giảm dần.


Kết quả khả quan đó là biểu hiện cho q trình chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu và
thực hiện. Năm học 2014 - 2015, tôi tiếp tục áp dụng đề tài này vào bài dạy ở tất cả các
khối lớp 6, 7, 8, 9 và từng bước hoàn thiện kĩ năng vẽ minh họa trên máy tính của mình.


Để thấy rõ hơn kết quả về sự tiến bộ học tập của học sinh, tôi đã lưu lại những bài
làm của các em qua từng bài, từng năm và tập hợp lại thành một bộ bài làm để cho các
<i>học sinh các lớp sau tham khảo (xem nguồn minh chứng ở phần Phụ lục). </i>


<b>1. Đối với bản thân </b>


- Hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác đạt hiệu quả ở các tiết thực hành.
- Trau dồi kĩ năng chuyên môn qua từng tiết dạy.



- Tự tin hơn trong quá trình giảng dạy bộ mơn.


- Từng bước hình thành kĩ năng làm việc có khoa học.
<b>2. Đối với học sinh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

25
- Chủ động tư duy, sáng tạo, mạnh dạn thể hiện năng khiếu về bộ mơn Mĩ thuật
của mình trước tập thể.


- Hiểu rõ hơn cách làm bài qua phần vẽ minh họa của giáo viên.
<b>3. Đối với tổ chuyên môn, đơn vị, ngành </b>


- Giải quyết được một phần thực trạng thiếu đồ dùng học tập của bộ môn Mĩ thuật
như hiện nay.


- Tăng dần chất lượng giảng dạy của bộ mơn.


- Có thể nói như để “đánh thức” kĩ năng vẽ minh họa của một số giáo viên dạy Mĩ
thuật hiện nay đã “ngủ quên”.


<b>C. TÍNH THỰC TIỄN </b>
<b>I. TÁC DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM </b>
<b>1. Đối với giáo viên </b>


- Giải quyết dễ dàng, nhanh gọn vấn đề học sinh gặp vướng mắc khi làm bài.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ minh họa.


- Hạn chế được đáng kể việc di chuyển, sử dụng dụng cụ vẽ khi lên lớp.
<b>2. Đối với học sinh </b>



- Lĩnh hội kiến thức một cách trực quan, sinh động.


- Khơng khí lớp học trở nên thú vị khi làm quen với phương pháp dạy - học mới.
- Được giáo viên cung cấp phần mềm học tập cho bộ môn Mĩ thuật để thực hành
thêm vào những giờ rảnh rỗi.


<b>3. Đối với tổ chuyên môn, đơn vị, ngành. </b>


- Được tiếp xúc thêm phần mềm hỗ trợ mới trong cơng tác chun mơn.


- Có cái nhìn khác về việc đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Mĩ thuật.
<b>II. PHẠM VI ỨNG DỤNG </b>


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã thực hiện rất hiệu quả trong các tiết dạy ở
trường mình cơng tác. Nó có thể áp dụng cho tất cả giáo viên bộ môn Mĩ thuật cấp trung
học cơ sở kể cả cấp tiểu học.


<b>III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM </b>


<i><b>Trải qua quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng phần mềm </b></i>
<i><b>Paint Tool SAI vào môn Mĩ thuật cấp trung học cơ sở”, tôi rút ra một số kinh nghiệm </b></i>
giảng dạy như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

26
- Nên học cách nhớ những phím tắt của phần mềm này để khi thao tác sẽ nhan gọn
hơn, tránh kéo dài quá trình thực hiện làm tốn thời gian không cần thiết của tiết học.


- Cần tạo nhiều layer để xử lý hình vẽ dễ dàng hơn, không nên thực hiện xuyên
suốt hình vẽ trên một layer vì sẽ khó sửa chữa.



- Khi vẽ chồng màu lên nhau, cần chú ý sự hòa trộn của màu. Do đó, nên vẽ nhiều
lần tại vị trí màu đó để đạt hiệu quả theo ý muốn.


- Đừng quên lưu trữ dữ liệu khi vẽ minh họa vì nó sẽ là tài liệu cần thiết cho các
tiết dạy tiếp theo.


- Chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu tâm lý học tập của học sinh đối với bộ mơn mình
phụ trách thơng qua các tiết lên lớp.


- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy nhằm kích thích tính
tích cực, chủ động học tập của học sinh.


- Nên tập thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy sau khi lên lớp.


- Thường xuyên vẽ minh họa thay vì cho học sinh xem hình minh họa. Vì điều này
giúp các em nắm cách thực hiện bài làm dễ hơn, đồng thời giáo viên tự tin hơn khi cần
giải thích những vấn đề về kĩ năng một cách trực quan.


- Mạnh dạn chia sẻ và học hỏi từ đồng nghiệp, thông tin đại chúng đồng thời
không ngừng nâng cao tinh thần tự học, tự rèn luyện kĩ năng nhằm nâng cao tay nghề.


<b>D. KẾT LUẬN </b>


Vẽ minh họa đóng vai trị quan trọng trong phương pháp trực quan nói riêng và
phương pháp dạy - học nói chung của giáo viên Mĩ thuật. Nó giúp cho người dạy chuyển
tải thơng tin đến người học một cách nhanh chóng, trực tiếp. Vì thế, nó cần phải chính
xác về nội dung, khoa học về cách làm và hấp dẫn về hình thức. Điều này địi hỏi người
dạy phải khơng ngừng bồi dưỡng tri thức, tìm tòi, sáng tạo nhằm đạt hiệu quả.



Để từng bước nâng cao tay nghề của giáo viên bộ môn Mĩ thuật khi lên lớp, mạnh
dạn, tự tin giảng dạy khi đứng trước tập thể học sinh, Sở Giáo dục và đạo tạo An Giang
cần tổ chức nhiều chuyên đề, thao giảng mang tính chất kết hợp như việc áp dụng giữa
phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy với kĩ năng chuyên môn thiết
yếu của giáo viên - vẽ minh họa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

27
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<b>1 </b>


<i><b>Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá </b></i>
<i><b>kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn Mĩ thuật </b></i>
<i><b>cấp Trung học cơ sở, Lưu hành nội bộ. </b></i>


<b>2 </b> <i><b>Thạc sĩ Lê Thanh Hùng, 2003, Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, </b></i><sub>Trường Đại học An Giang. </sub>
<b>3 </b> Website: http//www.en.wikipedia.org


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

28
<b>PHỤ LỤC </b>


<b>PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ BÀI VẼ MINH HỌA </b>
<b>TRÊN PHẦN MỀM PAINT TOOL SAI CỦA TÁC GIẢ </b>


<i><b>Hình vẽ minh họa tranh đề tài Gia đình (lớp 8) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

29
<i><b>Hình vẽ minh họa Kí họa ngồi trời (lớp 7) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

30


<i><b>Hình vẽ minh họa Tạo dáng và trang trí mặt nạ (lớp 8) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

31
<b>PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BÀI LÀM CỦA HỌC SINH (THEO BẢNG THỐNG KÊ Ở </b>


<b>PHẦN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC) QUA CÁC NĂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI </b>


<b>1. Bài làm của em Đỗ Văn Ngọc, học sinh lớp 7A3 (2011 - 2012), lớp 8A3 </b>
<b>(2012 - 2013), lớp 9A2 (2013 - 2014) </b>


Đây là học sinh có năng khiếu nhưng lười vẽ nên em thường vào lớp làm việc
riêng hoặc vẽ qua loa, không tập trung. Nhưng sau khi được xem tôi vẽ bằng phần mềm
Paint Tool SAI vài lần, em đã thay đổi nhận thức tích cực hơn, siêng năng hơn và có
những tiến bộ trong học tập một cách rõ rệt. Dưới đây là bài vẽ của em Ngọc.


<i><b>Lớp 7 </b></i> <i><b>Lớp 7 </b></i>


<i><b>Lớp 7 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

32
<i><b>Lớp 8 </b></i>


<i><b>Lớp 9 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

33
<b>2. Bài làm của em Lý Phương Trang, học sinh lớp 7A4 (2011 - 2012), lớp 8A4 </b>
<b>(2012 - 2013), lớp 9A3 (2013 - 2014) </b>


Đây là học sinh rất thích học mơn Mĩ thuật nhưng vẽ chưa tốt nên em rất ngại vẽ ở
năm lớp 6 và 7. Đến năm lớp 8, em quyết tâm cố gắng rèn luyện vẽ thường xuyên trên


lớp cũng như ở nhà. Kết quả của sự nỗ lực, tích cực phấn đấu đó cho thấy sự tiến bộ của
em là đáng hoan nghênh.


<i><b>Lớp 7 </b></i> <i><b>Lớp 7 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

34
<i><b>Lớp 8 </b></i>


<i><b>Lớp 9 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

35
<b>3. Bài làm của em Nguyễn Thị Mộng Tuyền, học sinh lớp 7A4 (2011 - 2012), </b>
<b>lớp 8A4 (2012 - 2013), lớp 9A3 (2013 - 2014) </b>


Đây là học sinh vẽ tốt nhất của lớp qua từng năm học. Em rất thích mơn Mĩ thuật,
em luôn chủ động và sáng tạo trong những bài vẽ của mình. Dưới đây là thành quả của
em Nguyễn Thị Mộng Tuyền.


<i><b>Lớp 7 </b></i>


<i><b>Lớp 7 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

36
<i><b>Lớp 8 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40></div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41></div>

<!--links-->

×