1
Phần 3:
TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
2
Xác định kết quả
thực hiện mục tiêu
dạy & học
Kiểm tra
Thu thập thông tin từ riêng lẻ
đến hệ thống về kết quả
thực hiện mục tiêu dạy học
Đánh giá
Xác định mức độ đạt được
của quá trình dạy học
so với mục tiêu dạy học.
Hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực
hiện mục tiêu dạy học
3
I. Thực trạng của công tác KT, ĐG
1. Thuận lợi?
2. Khó khăn?
4
Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện
mục tiêu dạy học: so sánh kết quả quá trình
dạy học mà HS đạt được khi kết thúc một giai
đoạn học tập với Chuẩn KT-KN của CT giáo
dục. Thực hiện chức năng này, kiểm tra đánh
giá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công
bằng.
II. Chức năng cơ bản của KT, ĐG
5
Chức năng tư vấn, thúc đẩy, điều khiển: là căn cứ để
quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất
lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục
+ Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân
hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp
giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều
chỉnh, hoàn thiện PPDH.
+ Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với
yêu cầu của CT ; xác định nguyên nhân thành công cũng
như chưa thành công, từ đó điều chỉnh PP học tập ; phát
triển kĩ năng tự đánh giá.
+ Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí
phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.
6
Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá nói
chung và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-
KN nói riêng :
+ Đảm bảo tính toàn diện
+ Đảm bảo độ tin cậy
+ Đảm bảo tính khả thi
+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá
+ Đảm bảo hiệu quả
III. Các tiêu chí của KT, ĐG
7
1. Đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách
quan, công minh;
2. Hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình;
3. Kết hợp một cách hợp lý các hình thức kiểm tra, đánh
giá
4. Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp
loại HS THCS do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số
lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra
học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
III. Yêu cầu đối với công tác KT, ĐG