Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiếp cận bệnh nhi sốt và phát ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.64 KB, 4 trang )

Tiếp cận bệnh nhi sốt và phát ban

Trước một bệnh nhi sốt và phát ban, cần tìm:
1. Nguyên nhân dị ứng:
- Hỏi tiền căn bản thân và gia đình về dị ứng.
- Hỏi về thức ăn có tính sinh dị nguyên cao (thịt bò, hải sản, trứng,…) đã ăn
trong vài ngày qua.
- Hỏi về thuốc đã sử dụng trong những ngày trước. Nếu có, cũng KHÔNG kết
luận ngay là trẻ phát ban do dị ứng thuốc, nhưng phải cẩn thận khi sử dụng các loại
thuốc này.
- Phát ban do dị ứng thuốc thường ở dạng mề đay hoặc hồng ban đa dạng kèm
theo ngứa. Chỉ chẩn đoán dị ứng thuốc sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây
phát ban. Kết luận vội vàng có thể dẫn đến bỏ sót những nguyên nhân quan trọng và
có thể gây khó khăn cho đồng nghiệp đã cho các loại thuốc trên.

Phát ban dị ứng
2. Nguyên nhân nhiễm trùng:
- Trong bệnh nhiễm virus, sốt sẽ giảm trong vòng 24 giờ sau khi phát ban, trừ
khi có bội nhiễm. Bệnh cảnh sốt phát ban bội nhiễm thường gặp trong bệnh sởi vì sởi
làm suy giảm miễn dịch.
- Lưu ý: Trẻ đã chích ngừa sởi vẫn có thể mắc bệnh với bệnh cảnh viêm long
nhẹ hơn và tính chất phát ban không điển hình. Yếu tố dịch tễ học là một yếu tố quan
trọng giúp chẩn đoán.
- Nếu LS không gợi ý bệnh sởi mà bệnh nhi vẩn còn tiếp tục sốt > 24h sau phát
ban => Phải nghĩ đến các nguyên nhân khác nhiễm virus.
- Sốt phát ban trong NT huyết thường kèm theo tổn thương đa cơ quan như gan,
lách to, thiếu máu, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc… Phát ban thường dưới dạng hồng
ban da dạng.
3. Nguyên nhân miễn dịch:
- Rối loạn miễn dịch nguyên phát.
- Rối loạn miễn dịch thứ phát: Hội chứng Kawasaki.


- Trong rối loạn miễn dịch, phát ban thường kèm theo tổn thương đa cơ quan.
4. Tóm tắt:
Chỉ chẩn đoán dị ứng thuốc sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây phát
ban.
Nếu sốt đã thuyên giảm trước khi phát ban hoặc hết trong vòng 24 giờ sau phát
ban và khôhg kèm tổn thương cơ quan khác, nguyên nhân thường do virus. Thường sẽ
tự ổn sau 2 – 3 ngày. Không cần điều trị đặc hiệu.
Nếu phát ban trên 24 giờ mà vẫn không hết sốt hoặc có tổn thương cơ quan
khác kèm theo, phải nghĩ đến nguyên nhân nhiễm trùng hoặc miễn dịch. Lúc này cần
chỉ định điều trị đặc hiệu và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân.
Điều trị đặc hiệu bệnh lý miễn dịch nguyên phát thường chỉ định sau khi chẩn
đoán xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân khác.


Chọn ống nội khí quản trong nhi khoa


1. Các loại ống NKQ:

- NKQ có bóng chèn: Sử dụng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn.
- NKQ không có bóng chèn: Dùng cho trẻ < 8 tuổi. Trẻ dưới tuổi này có chỗ
hẹp giải phẫu bình thường ở mức sụn nhẫn, cung cấp một bóng chèn chức năng.
Không sử dụng bóng chèn ở tuổi này trong mọi tình huống. Ống NKQ có bóng chèn
nhỏ hiện sẵn có cho những trẻ nhỏ cần áp lực hít vào cao như suyễn nặng hay hội
chứng suy hô hấp cấp (ARDS).

Ống nội khí quản có bóng chèn và không có bóng chèn.
2. Kích thước ống NKQ:
Dựa vào đường kính trong (Internal Diameter: ID):
- Sơ sinh:

+ < 1000 g: 2.5
+ 1000 – 2000 g: 3.0
+ 2000 – 3000 g: 3.5
+ > 3500 g: 3.5 – 4.0
- < 6 tháng: 3.5 – 4.0
- 6 – 12 tháng: 4.0 – 4.5
- 12 – 24 tháng: 4.5 – 5.0
- > 24 tháng: ID = 4 + tuổi/4.
Dựa vào đường kính ngoài: Ước tính bằng ngón tay út của bệnh nhân.
3. Độ dài ống NKQ sau khi đặt:

- Tuổi/2 + 12 cm: Nếu đặt đường miệng.
- Tuổi/2 + 15 cm: Nếu đặt đường mũi.
- Có thể ước lượng nhanh: Chiều dài = ID x 3.

×