Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo trình Điện giật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.97 KB, 9 trang )

ĐIỆN GIẬT


Tổn thương nhiệt do điện tùy thuộc vào
(1) dòng điện loại nào: AC hay DC
(2) điện thế dòng điện: volt
(3) khoảng thời gian tiếp xúc
(4) đường đi của dòng điện qua cơ thể
(5) kháng trở của nhiều loại mô trên đường đi .
LÂM SÀNG
- Tổn thương do điện la tổn thương nghiền nát > vết bỏng.
- Tổn thương dưới da thường nặng nề hơn tổn thương ở da.
- Dòng điện đi qua cấu trúc có điện trở thấp gây hoại tử cơ, mạch máu, thần
kinh và mô dưới da.
- Biểu hiện lâm sàng khac bỏng nhiệt :
* Có tác động trực tiếp lên tim và hệ thần kinh
* Tổn thương điện có liên quan đến những cấu trúc sâu
* Đường vào và đường ra của vết thương không nói lên chính xác mức độ
và độ sâu của tổn thương mô.
* Có nhiều biểu hiện lâm sàng.
Vết thương da:
- Tổn thương mô sâu: do nhiệt với nhiệt độ lên đến 2500- 3000độ C.
- Tổn thương da là do bỏng nhiệt, bỏng lửa và bỏng hồ quang ( thermal
burn, flame burn, arc burn ).
- Cung lửa điện thường xảy ra do sự tiếp xúc kém giữa mô và vật dẫn
truyền.
- Phỏng do cung lửa điện thường thấy ở mặt gấp của cánh tay, khuỷu và
nách và thường có liên quan đến đường vào từ lòng bàn tay.
- Bỏng da do tổn thương sét đánh được mô tả như: mảnh nhỏ như chân
nhện, lông chim
Tim:


- Dòng điện cao thế, sét đánh làm rung thất và ngưng thơ’
- Dòng điện qua não có thể gây ức chế hô hấp và tử vong
- Dòng điện từ tay đến chân có thể ảnh hưởng tim, không ảnh hưởng hô hấp
tuần hoàn.
- Dòng điện tay qua tay, phóng điện vào tim nhiều hơn dòng điện tay đến
chân.
- Tỷ lệ tử vong do dòng điện đi từ tay - tay là 60% so với đi từ tay- chân là
20%
- Loạn nhịp tim: với đủ các kiểu rối loạn
- Tăng HA có thể là do phóng thích catecholamin
Thần kinh:
Tổn thương cả TKngoại biên lẫn TW, cấp tính hoặc muộn.
- Biến chứng cấp :
ức chế hoặc ngưng TT HH, co giật, liệt cơ, dị cảm khu trú, hôn mê, giảm
vận động thường gặp hơn là mất cảm giác.
- Biến chứng muộn:
Tủy sống: liệt hướng lên, xơ cứng cột bên teo cơ , viêm tủy cắt ngang, bị
bất lực. Tổn thương hồi phục kém
- Biến chứng muộn do sét đánh :
tâm thần, liệt nửa người, mất vận ngôn và quên.
Cơ chế là do tổn thương mạch máu, thay đổi đại phân tử cấu trúc, thay đổi
tĩnh điện.
- Tổn thương thần kinh ngoại biên :
Do tác động nhiệt trực tiếp hoặc do dòng điện tác động lên chức năng thần
kinh.
Mô học: có mất myelin, hóa không bào, XH quanh mạch.
Thận:
- Tổn thương giống như tổn thương ngiền nát
- Tổn thương thận do sốc, tiểu huyết sắc tố, tiểu ra myoglobin tỷ lệ với tổn
thương cơ.

Mạch máu:
- XH mạch máu lớn muộn và trung gian
- Huyết khối động mạch
- Túi phình động mạch chủ bụng
- Huyết khối tĩnh mạch sâu.
Chỉnh hình:
- Thường bị bỏ qua: Gãy xương, trật khớp.
- Tổn thương cơ do sét đánh là do nạn nhân bị ném lên.
Khác:
- Cataract, bỏng kết mạc, bỏng giác mạc,
- Tràn máu, tràn khí màng phổi,
- Dập phổi, chấn thương tthanh quản
- Bệnh lý dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,
- Vỡ bàng quang,
- Nhiễm trùng
TÓM LẠI
Biểu hiện sớm
Ngưng hô hấp- tuần hoàn:
- Cơ co cứng
- Bỏng nơi tiếp xúc
- Co cơ hô hấp sẽ ngừng thở và chết ngay.
- Chết lâm sàng (ngưngHH TH ) do 3 tổn thương:
*Rung thất (50 – 100 mA)
* Đốt cháy trung tâm thần kinh (1A).
* Co cứng cơ hô hấp (20A).
- Chấn thương xảy ra do:
* Co cơ qúa mạnh (chấn thương tủy sống),
* Ngã (khi cắt điện).
Biểu hiện muộn (thứ phát)
a) Sốc giảm thể tích: tăng tính thấm thứ phát thành mạch, tổn thương tế

bào, plasma thoát ra ngoài.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×