Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế chi nhánh vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 116 trang )

Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 6
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 7
2. Mục đích nghiên cứu đề tài: .............................................................................. 7
3. Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu: .................................................................. 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:.................................................................................. 8
5. Những đóng góp của luận văn: ......................................................................... 8
6. Bố cục của đề tài: .............................................................................................. 8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH ............................................................................................................... 9
1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và phân loại hiệu quả kinh doanh ................ 9
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh ................................................................... 9
1.1.2. Phân biệt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................... 9
1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh ...................................................................... 10
1.2.1 Xét trên góc độ doanh nghiệp .................................................................... 10
1.2.2 Xét trên góc độ xã hội ................................................................................ 10
1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ........................................... 11
1.4 Nội dung và một số chỉ tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ....... 12
1.4.1 Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ................................... 12
1.4.2 Hiệu quả sử dụng lao động......................................................................... 12
1.4.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ............................................................................ 13
1.4.4 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ..................................................................... 15
1.4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ............................................................ 16
1.4.6 Một số nhóm chỉ tiêu khác ......................................................................... 17
1.5 Các phƣơng pháp khi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh .................. 19



1


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

1.5.1 Phƣơng pháp chi tiết .................................................................................. 19
1.5.2 Phƣơng pháp so sánh.................................................................................. 20
1.5.3 Phƣơng pháp thay thế liên hoàn ................................................................. 20
1.5.4 Phƣơng pháp số chênh lệch ........................................................................ 21
1.6 Đặc điểm cơ bản của kinh doanh dịch vụ ngân hàng ................................... 21
1.6.1 Đặc điểm của Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) ........................................ 21
1.6.2 Đặc điểm của họat động kinh doanh NHTM ............................................. 22
1.6.3 Đặc trƣng của dịch vụ ngân hàng ............................................................... 27
1.6.4 Chịu ảnh hƣởng nhiều của yếu tố môi trƣờng: .......................................... 28
1.7 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng .......... 28
1.7.1 Mơi trƣờng bên ngồi:................................................................................ 28
1.7.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .......................................................... 31
1.8 Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................... 32
1.8.1 Sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh ............................ 32
1.8.2 Sử dụng vốn có hiệu quả ............................................................................ 33
1.8.3 Tăng doanh thu ........................................................................................... 33
1.8.4 Giảm chi phí ............................................................................................... 33
1.8.5 Nghiên cứu thị trƣờng ................................................................................ 34
Kết luận chƣơng 1: .............................................................................................. 34
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA
VIB VŨNG TÀU ................................................................................................ 35
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) ......................... 35
2.1.1. Tóm tắt các sự kiện nổi bật: ...................................................................... 35
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy:............................................................................... 36

2.1.3. Mục tiêu và Chiến lƣợc kinh doanh của VIB: .......................................... 39
2.2. Nguyên tắc và cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP
Quốc tế: ............................................................................................................... 40
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín dụng: ................................................... 40
2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế .......... 41
2


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

2.3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Vũng Tàu: .............. 51
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Chi nhánh Vũng Tàu: .......................................................................................... 51
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và cơ cấu tổ chức: ............................ 52
2.3.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế - Chi nhánh Vũng Tàu: .......................................................................... 53
2.4. Phân tích hiệu quả họat động tín dụng của ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu: ....................................................................... 55
2.4.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam - Chi nhánh Vũng Tàu (VIB): .................................................................... 55
2.4.2. Phân tích hiệu quả họat động kinh doanh của VIB Vũng Tàu ................. 59
2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của VIB Vũng Tàu
............................................................................................................................. 69
2.5.1 Môi trƣờng vĩ mô ....................................................................................... 69
2.5.2 Các yếu tố vĩ mô ........................................................................................ 74
2.5.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .......................................................... 75
2.6 Đánh giá chung ............................................................................................. 77
2.6.1 Những thành tựu đạt đƣợc.......................................................................... 77
2.6.2. Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng:................................................... 80
Kết luận Chƣơng 2: ............................................................................................. 82
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH TÍN DỤNG TẠI VIB VŨNG TÀU..................................................... 83
3.1 Đặt vấn đề...................................................................................................... 83
3.1.1 Định hƣớng của VIB Vũng Tàu trong thời gian tới ................................... 83
3.1.2 Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả họat động kinh doanh của VIB
Vũng Tàu. ............................................................................................................ 84
3.1.3 Yêu cầu của thị trƣờng ............................................................................... 86
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại
VIB Vũng Tàu. .................................................................................................... 89
3


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

3.2.1 Những giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng: .................... 89
3.2.2. Chun mơn hóa các hoạt động xử lý nợ xấu .......................................... 95
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: ............................................................... 96
3.2.4. Đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro .......................... 97
3.2.5. Chú trọng đến việc phát triển chất lƣợng cán bộ khách hàng ................. 101
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng phục vụ .................................................................. 103
3.2.8 Xác định phƣơng thức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng
phƣơng án vay vốn, phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng. ............ 107
3.2.9. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tín dụng hiệu quả: ..................... 109
3.3. Giải pháp về phía Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. ........................ 111
Kết luận chƣơng 3: ............................................................................................ 113
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 115

4



Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1

Các sự kiện nổi bật của VIB

Bảng 2

Cơ cấu dƣ nợ theo nhóm nợ

Bảng 3

Cơ cấu dƣ nợ theo ngành hàng.

Bảng 4

Cơ cấu dƣ nợ theo tiền tệ

Bảng 5

Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn

Bảng 6

Cơ cấu lao động năm 2009 - 2010

Bảng 7

Cơ cấu nguồn vốn của VIB Vũng Tàu trong 2 năm 2009 và 2010


5


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ALCO

Uỷ ban quản lý tài sản nợ có

BCTĐ

Báo cáo thẩm định

BĐH

Ban Điều hành

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng

CSH

Chủ sở hữu


DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTD

Hội đồng tín dụng

IT

(hệ thống) cơng nghệ thông tin

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

TMCP


Thƣơng mại cổ phần

NQH

Nợ quá hạn

PASXKD

Phƣơng án sản xuất kinh doanh

QLKH

Quản lý khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

RM

Relationship Manager – Quản lý khách hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGĐ

Tổng Giám đốc


TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

VIB AMC

Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản VIB

XLRR

Xử lý rủi ro

UB

Ủy ban

UBTD

Ủy ban tín dụng

6



Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trƣớc những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc
với các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, mà cụ thể là nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính yếu của ngân hàng thƣơng mại
(NHTM) và là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Việc hiểu rõ và tổ chức mơ hình quản lý tốt rủi ro tín dụng là vơ cùng
quan trọng đối với hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng TMCP - mơ hình mới trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam hiện nay - đã và đang vận hành để phát triển, vừa rút kinh nghiệm để
định hình. Trong quá trình hoạt động với các đặc tính riêng biệt của mình, các
Ngân hàng TMCP đã có những phát huy nhất định đóng góp vào sự nghiệp xây
dựng chung của đất nƣớc, tuy nhiên, bên cạnh những mặt đƣợc, đã bộc lộ những
mặt hạn chế. Trƣớc tính cấp thiết đó, đề tài “Phân tích thực trạng và Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt
Nam - Chi nhánh Vũng Tàu” đƣợc tiến hành nghiên cứu tình hình hoạt động tín
dụng đang di n ra tại chi nhánh Vũng Tàu để qua đó đề ra giải pháp hữu ích cho
việc nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi
nhánh Vũng Tàu. Mặc dù đây là đề tài khá quen thuộc tuy nhiên bản thân nó ln
chứa đứng những quan điểm mới m khi thị trƣờng tài chính Việt Nam đang trở
thành một sân chơi bình đ ng với tất cả các Ngân hàng trong và ngoài nƣớc, bản
thân m i ngân hàng phải từng ngày tìm ra những giải pháp để nâng cao năng lực
cạnh tranh, tăng cƣờng huy động vốn và đƣa nguồn vốn huy động đƣợc vào thị
trƣờng sao cho có hiệu quả nhất


..

2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng, thực trạng
hoạt động tín dụng của NH TMCP.
Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh

7


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

tín dụng của các NHTM.
3. Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu:
- Luận văn nghiên cứu chủ yếu về hiệu quả họat động kinh doanh tín dụng
và những vấn đề tồn tại của nó tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt
Nam - Chi Nhánh Vũng Tàu
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp
tổng hợp, thống kê, phân tích so sánh định tính và định lƣợng.
Các số liệu thống kê đƣợc thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo
cáo từ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu.
5. Những đóng góp của luận văn:
Luận văn hệ thống hóa các lý luận căn bản về hiệu quả hoạt động kinh
doanh tín dụng, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng, những thành tựu đạt
đƣợc và một số nhƣợc điểm tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu, chỉ ra các nguyên
nhân tồn tại ảnh hƣởng đến hiệu quả họat động kinh doanh tín dụng của chi

nhánh.
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - chi nhánh Vũng
Tàu.
6. Bố cục của đề tài:
Đề tài đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
-Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
-Chƣơng 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA
VIB VŨNG TÀU
-Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TÍN DỤNG TẠI VIB VŨNG TÀU

8


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và phân loại hiệu quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với nguồn lực đầu
vào để tạo ra đầu ra đó.
Trong đó các nguồn lực đầu vào là:
- Lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động, vốn vay
Các kết quả đầu ra là:
- Giá trị tổng sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận.
Hiệu quả gồm hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tƣơng đối.
Hiệu quả tuyệt đối đƣợc xác định nhƣ sau:
A=K–C

Trong đó:
A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: Kết quả thu đƣợc
C: Nguồn lực đầu vào
Căn cứ vào nguồn lực đã bỏ ra để thu kết quả thì chỉ tiêu hiệu quả tƣơng
đối đƣợc xác định nhƣ sau:

A

K
C

Trong đó:
A: Hiệu quả kinh tế
C: Nguồn lực bỏ ra
K: Kết quả đạt đƣợc
1.1.2. Phân biệt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hội,
nó phản ánh mặt chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình
độ lợi dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để đạt đƣợc mục tiêu tối
đa hố lợi nhuận. Song nó cũng là thƣớc đo trình độ tiết kiệm các yếu tố đầu vào,
nguồn nhân lực xã hội. Tiêu chuẩn hoá hiệu quả đặt ra là tối đa hoá kết quả hoặc

9


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

tối thiểu hoá dựa trên nguồn lực sẵn có.
Cịn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp

đạt đƣợc sau một quá trình kinh doanh nhất định kết quả cần đạt đƣợc bao giờ
cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả đƣợc phản ánh bằng chỉ
tiêu định lƣợng nhƣ uy tín, chất lƣợng sản phẩm.
1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh
1.2.1 Xét trên góc độ doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của m i doanh nghiệp là rất đa dạng, do đó
hiệu quả đạt đƣợc cũng đa dạng và có thể phân chia hiệu quả thành các loại sau:
_ Hiệu quả hoạt động kinh doanh chính và phụ: Là tỷ số giữa doanh thu
tiêu thụ sản phẩm và chi phí cho việc sản xuất kinh doanh khối lƣợng sản phẩm
hành hố đó, nó phụ thuộc vào hoạt đơng kinh doanh chính và phụ của doanh
nghiệp.
_ Hiệu quả hoạt động liên doanh liên kết: Là tỷ số giữa thu nhập đƣợc
phân chia từ kết quả hoạt động liên doanh liên kết với chi phí bỏ ra để tham gia
liên doanh liên kết.
_ Hiệu quả thu đƣợc do các nghiệp vụ tài chính: là tỷ số giữa thu và chi
mang tính chất nghiệp vụ tài chính trong q trình sản xuất kinh doanh.
_ Hiệu quả các hoạt động khác: là kết quả của các hoạt động kinh tế khác
ngoài các hoạt động đã nêu trên so với chi phí đã bỏ ra các hoạt động này.
Hoạt động có hiệu quả đầu tiên là giúp doanh nghiệp tồn tại, tái sản xuất
và tái mở rộng. Mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tạo điều
kiện để doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm, giúp cho doanh nghiệp củng cố đƣợc
vị trí và điều kiện của ngƣời lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động khơng có
hiệu quả, thu khơng bù đắp đƣợc chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đó tất yếu đi
đến phá sản.
1.2.2 Xét trên góc độ xã hội
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đánh
giá bằng những đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế đất nƣớc.
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của m i doanh nghiệp đƣợc

10



Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

thể hiện khá rõ nét ở những khoản đóng góp nghĩa vụ này. Mặt khác có hiệu quả
cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bản thân m i doanh nghiệp cũng góp
phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội hay nói khác là góp phần cải thiện đời
sống của ngƣời lao động.
1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đối với nền kinh tế quốc dân:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu
quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, trình độ sản xuất
và mức độ hồn thiện của sản xuất trong cơ chế thị trƣờng. Trình độ phát triển của
lực lƣợng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện, càng nâng cao
hiệu quả. Càng nâng cao hiệu quả thì càng hồn thiện quan hệ sản xuất và trình độ
hồn thiện sản xuất ngày càng cao yêu cầu của quy luật kinh tế ngày càng thoả mãn
và điều kiện quản lý kinh tế cơ bản ngày càng đƣợc phát huy đầy đủ hơn vai trị của
nó. Tóm lại, càng nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử
dụng các nguồn lực càng hợp lý thì càng có hiệu quả.
Đối với bản thân doanh nghiệp:
Hiệu quả kinh doanh xét về tuyệt đối chính là lợi nhuận thu đƣợc. Nó là cơ
sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Đối với
m i doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng thì
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo tồn và phát triển về vốn,
qua đó doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trƣờng, vừa giải
quyết tốt đời sống lao động, vừa đầu tƣ mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Do vậy, hiệu quả chính là căn cứ
quan trọng và chính xác để doanh nghiệp đánh giá các hoạt động của mình. Nhận
thức đúng đắn về hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

Đối với người lao động
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy, kích thích ngƣời lao
động hăng say sản xuất, luôn quan tâm tới kết quả lao động của mình. Nâng cao
hiệu quả sản xuất đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống ngƣời lao động trong
doanh nghiệp để tạo động lực trong sản xuất, do đó năng suất lao động sẽ đƣợc
11


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

tăng cao, tăng cao năng suất lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
1.4 Nội dung và một số chỉ tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4.1 Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Để biết đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu
quả hay khơng ta cần phân tích các kết quả đầu ra và các nguồn lực đầu vào.
Kết quả đầu ra của một hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Giá trị
tổng sản lƣợng, doanh thu lợi nhuận....Do vậy khi phân tích các kết quả đầu ra ta
cần phân tích những chỉ tiêu này.
Nguồn lực đầu vào bao gồm các yếu tố: Nhân lực, tài lực, vật lực...mà
doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh. Cụ thể chúng ta cần các chỉ
tiêu nhƣ:
1.4.2 Hiệu quả sử dụng lao động
Phân tích ảnh hƣởng các yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá cả hai
mặt về số lƣợng và về chất lƣợng ảnh hƣởng đến sản xuất. Điều này có nghĩa rất
quan trọng vì qua phân tích chúng ta có thể đánh giá đƣợc tình hình biến động về
số lƣợng lao động, tình hình tăng năng suất lao động, tình hình bố trí cũng nhƣ
tình hình sử dụng thời gian lao động để thấy rõ khả năng mặt mạnh cũng nhƣ mặt
còn hạn chế của lao động. Trên cơ sở đó mới có biện pháp khai thác quản lý sử
dụng hợp lý lao động để làm tăng năng suất lao động

Một số chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng lao động
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con ngƣời là
có tính chất quyết định nhất. Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối
lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhận cho
doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá xem doanh nghiệp đã sử
dụng lao động có hiệu quả hay khơng.
+ Năng suất lao động bình qn trong kỳ:

W

Q
L

Trong đó: W: Năng suất lao dộng bình quân trong kỳ
12


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

Q: Giá trị tổng sản lƣợng
L: Tổng số lao động bình quân sử dụng trong kỳ
+ Mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt đƣợc trên một lao động

LN

Hlđ 

Lbq
Trong đó: Hlđ: Mức thu nhập bình qn trên một lao động
LN: Lợi nhuận đạt đƣợc trong kỳ

Lbq: Lao động bình quân trong kỳ
Hai chỉ tiêu trên phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ
của doanh nghiệp về mặt chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng. Tuy nhiên để đánh giá
một cách chính xác ngƣời ta còn sử dụng một số chỉ tiêu nhƣ hiệu suất sử dụng
lao động hoặc hiệu suất sử dụng thời gian lao động.
1.4.3 Hiệu quả sử dụng tài sản
+ Tình hình thiết bị và sử dụng tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Số lƣợng và giá trị của
tài sản dài hạn phản ánh năng lực hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật mà doanh
nghiệp đầu tƣ nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mặt
khác sử dụng hết công suất của tài sản dài hạn là một biện pháp quan trọng để
thực hiện tốt kế hoạch sản xuất. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải thƣờng
xuyên kiểm tra đánh giá tình hình trang thiết bị của tài sản dài hạn .
Phân tích tài sản dài hạn là phân tích tình trạng thiết bị tài sản dài hạn , cơ
cấu tài sản dài hạn là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại tài sản dài hạn trong
toàn bộ tài sản dài hạn xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu tài sản dài hạn là xem
xét đánh giá tình hình hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản dài
hạn, trên cơ sở đó hƣớng đầu tƣ xây dựng tài sản dài hạn một cách hợp lý.
Xét trong mối quan hệ tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh sẽ chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với tỷ trọng của tài sản dùng ngoài việc kinh doanh.
Một số chỉ tiêu để phân tích tình hình sử dụng tài sản dài hạn
Doanh thu

Doanh thu/TSDH

Nguyê n giá tài sả n dài hạn

13



Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhỏnh Vng Tu

Lợi nhuận

Lợi nhuận/ TSDH

Nguyê n giá tài sả n dài hạn
Cụng thc trờn cho ta biết cứ một đồng nguyên giá tài sản dài hạn tham
gia vào quá trình sản xuất thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận.
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của tài sản dài hạn =
Nguyên giá bình quân TSDH
Chỉ tiêu này biểu hiện kết quả kinh doanh của m i đơn vị giá trị TSDH
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời của tài sản dài hạn =
Nguyên giá bình quân TSDH
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi
nhuận
Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn đƣợc xác định bằng cách so sánh kết quả
kinh doanh và vốn dài hạn .
+ Tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn
Để các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp tiến hành một
cách đều đặn, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên đảm bảo cung ứng cấp phát đầy
đủ các loại nguyên vật liệu về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Cung ứng nguyên
vật liệu một chính xác và kịp thời là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Đảm bảo dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, đầy đủ còn ảnh hƣởng tích
cực đến tình hình tái chính của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận
tích luỹ cho doanh nghiệp. Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu chất lƣợng tốt cịn
là điều kiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu
tăng năng suất lao động.

Nguyên vật liệu là đối tƣợng chính sử dụng trong quá trình sản xuất vì vậy
nếu giảm đƣợc chi phí thì sẽ hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu đƣợc sử dụng để
đánh giá tiềm năng sử dụng nguyên vật liệu là chỉ tiêu sử dụng nguyên vật liệu.

14


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

Một số chỉ tiêu để phân tích tài sản ngắn hạn
Doanh thu
Sức sản xuất của 1 đồng chi phí NVL =
Nguyên vật liệu
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của 1 đồng chi phí NVL =
Nguyên vật
Lợi nhuận
Sức tiêu hao NVL =
Doanh thu
Công thức này cho ta biết cứ một đồng chi phí vật liệu tham gia trong kỳ
sản xuất thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu
suất này càng cao thì chất lƣợng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
càng tốt.
+ Cách xác định nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ
Trƣớc khi tiến hành mua nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần phải xác định
số lƣợng nguyên vật liệu dùng trong kỳ sản xuất. Lƣợng nguyên vật liệu cần mua
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Lƣợng nguyên vật liệu cần dùng
- Lƣợng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ
- Lƣợng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ

Ta có cơng thức sau:
Vc = Vcd + Vđk - Vck
Trong đó:
Vc: Lƣợng nguyên vật liệu cần mua
Vcd: Lƣợng nguyên vật liệu cần dùng
Vđk: Lƣợng nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ
Vck: Lƣợng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ
1.4.4 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Để xác định hiệu quả nguồn vốn ngƣời ta thƣờng dùng các hệ quả sử dụng
vốn:

15


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

Doanh thu
Hiệu suất sử dụng nguồn vốn kinh doanh =
Nguồn vốn kinh doanh bình quân
Lợi nhuận
Mức doanh lợi chung =
Tổng nguồn vốn bình quân

Lợi nhuận
Mức lợi nhuận trên doanh thu thuần =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói lên sức sinh lợi của nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng
trong kỳ sản xuất kinh doanh.
1.4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu doanh

thu trên tổng chi phí, lợi nhuận trên tổng chi phí.

Doanh thu
C1 =
Tổng chi phí

Lợi nhuận
C2 =
Tổng chi phí
Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu đƣợc từ kết quả bán hàng và các
dịch vụ trong một kỳ sản xuất kinh doanh, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả
SXKD.
Lợi nhuận là bằng lợi nhuận trƣớc thuế trừ đi các khoản thuế, đây là chỉ
tiêu phản ánh kết quả quá trình sản xuất kinh doanh. Phản ánh chất lƣợng sản
xuất kinh doanh. Để phân tích đƣợc các chỉ tiêu trên cần phải dựa vào các căn cứ
sau:
_ Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
_ Bảng báo cáo tài chính tổng hợp
Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá đƣợc mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản
16


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác ta cũng sẽ nghiên
cứu sự biến động của các chi tiêu của kỳ vừa qua so sánh với kỳ trƣớc đƣợc lấy
làm kỳ gốc của doanh nghiệp. Điều này giúp ta đánh giá đƣợc thực trạng và triển
vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân.
 Một số chỉ tiêu phân tích chi phí
Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận chi phí =
Tổng chi phí trong kỳ
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh
doanh mà doanh nghiệp thƣơng dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí
bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.4.6 Một số nhóm chỉ tiêu khác
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả và việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp giữ một vị trí rất quan trọng, vì vậy việc phân tích, nghiên cứu và sử dụng
đúng phƣơng pháp trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều cần
thiết. Để đánh giá đƣợc chính xác, chúng ta cần sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau:
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
- Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà m i doanh nghiệp cần đạt đƣợc
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận đƣợc tạo ra khi chi phí sản xuất
ra sản phẩm nhỏ hơn số tiền hàng tiêu thụ trong kinh doanh. Lợi nhuận chính là
chỉ tiêu của doanh nghiệp, cũng là kết quả tổng quát kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên để d dàng hơn, hiệu quả kinh doanh hay tổng lợi nhuận đựơc
tính theo cơng thức sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Chi phí
-Tỷ suất hồn vốn hay còn gọi là tỷ xuất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
đựơc tính bằng cách lấy lợi nhuận so với vốn kinh doanh đã bỏ ra (vốn lƣu động
và vốn dài hạn ). Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bỏ ra
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó có tác dụng khuyến khích việc quản lý chặt
chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong m i khâu của quá trình kinh doanh, chỉ tiêu này

17


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu


đƣợc xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn kinh doanh

=

x 100%
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn tự có : Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn tự
có của doanh nghiệp sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đƣợc
tính bằng công thức sau
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn tự có =
Vốn tự có trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Chỉ tiêu này so sánh giữa phần lợi nhuận
mà doanh nghiệp đạt đƣợc và doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu này cho biết cứ một
đồng doanh thu đạt đƣợc thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận
càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =
Doanh thu trong kỳ
- Chỉ tiêu lợi nhuận chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời, khả năng
sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính tốn dựa vào phần lợi nhuận
mà doanh nghiệp đạt đƣợc sp với tổng chi phí đã bỏ ra.
Tổng lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận chi phí =
Tổng chi phí trong kỳ
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh

doanh mà doanh nghiệp thƣơng dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí
bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
+ Tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động
Nạn thất nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà nƣớc
ta hiện nay. Nạn thất nghiệp trở thành một vấn đề rất nhức nhối đối với mọi quốc
18


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

gia hiện nay, đặc biệt là nƣớc ta. Chính vì vậy trong q trình sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động là doanh nghiệp đã góp phần tạo
nên cơng ăn việc làm cho ngƣời lao động.
+ Tăng ngân sách
Nộp ngân sách là nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
(thuế doanh thu, thuế đất...). Hơn 90% ngân sách nhà nƣớc đƣợc hình thành từ
việc thu thuế. Do vậy nộp thuế là góp phần phát triển kinh tế xã hội.
+ Nâng cao mức sống cho ngƣời lao động
Doanh nghiệp khơng những có trách nhiệm đảm bảo công ăn việc làm cho
ngƣời lao động mà cịn có trách nhiệm nâng cao đời sống tinh thần cũng nhƣ vật
chất. Trên góc độ kinh tế, hiệu quả này phản ánh thông qua chỉ tiêu tăng thu nhập
bình quân trên một đầu ngƣời, gia tăng đầu tƣ xã hội, mức hƣởng phúc lợi.
1.5 Các phƣơng pháp khi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
1.5.1 Phƣơng pháp chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hƣớng
khác nhau. Thơng thƣờng trong phân tích, phƣơng pháp chi tiết đƣợc thực hện
theo những hƣớng:
+ Chi tiết theo những bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện các chỉ tiêu bao gồm nhiều bộ phận. Chi

tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với biểu hiện về lƣợng của các bộ phận đó
sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác các kết quả đạt đƣợc. Phƣơng
pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh.
+ Chi tiết theo thời gian
Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều
nguyên nhân chủ quan hay khách quan, tiến độ thực hiện q trình đó trong từng
đơn vị thời gian xác định thƣờng không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ làm
cho việc đánh giá kết quả kinh doanh đƣợc sát, đúng và tìm các giải pháp có hiệu
quả cao cho cơng việc kinh doanh. Tuỳ theo đặc tính của q trình kinh doanh,
tuỳ nội dung kinh tế của chi tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích khác nhau
có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu chi tiết cho phù hợp.
+ Chi tiết theo địa điểm
19


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

Phƣơng pháp này nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau nhằm khai thac mặt mạnh và
yếu của từng bộ phận.
1.5.2 Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong khi phân tích hiệu
quả kinh doanh. Phƣơng pháp so sánh chia ra hai phƣơng pháp, đó là so sánh
tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.
+ Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biệu hiện số lƣợng quy mô của các hiện tƣợng
kinh tế.
Mức tăng giảm tuyệt đối = Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích – trị số chỉ tiêu kỳ
của các chi tiêu gốc

Mức tăng giảm trên chỉ phẩn ánh về lƣợng, thực chất của việc tăng giảm
nói trên khơng nói là có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí. Phƣơng pháp này đƣợc
dùng kèm với các phƣơng pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ.
+ Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so sánh với kỳ gốc
của chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh này biểu hiện kết cấu mối quan hệ, tốc độ
phát triển mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế:
Trị số kỳ phân tích
Mức tăng giảm tƣơng đối =
của các chỉ tiêu

x 100%
Trị số kỳ gốc

Nếu kế quả lớn hơn 100% thì doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngƣợc lại.
1.5.3 Phƣơng pháp thay thế liên hoàn
Là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhóm nhân tố đến
sự biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhằm đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố tới đối tƣợng phân
tích bằng cách loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố khác tác động tới đối

20


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

tƣợng phân tích
1.5.4 Phƣơng pháp số chênh lệch
Phƣơng pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phƣơng pháp thay

thế liên hồn nhằm phân tích các nhân tố thuận lợi ảnh hƣởng tới sự biến động
của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này chỉ sử dụng trong trƣờng hợp nhân tố có quan hệ với chỉ
tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trƣờng hợp các nhân tố có quan hệ với
chỉ tiêu bằng thƣơng số.
1.6 Đặc điểm cơ bản của kinh doanh dịch vụ ngân hàng
1.6.1 Đặc điểm của Ngân hàng thƣơng mại (NHTM)
Khi đề cập đến hoạt động kinh doanh ngân hàng tức là chúng ta đang nói
đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Ngân hàng
thƣơng mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm, gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt
động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng “Ở đâu có một hệ thống ngân hàng
thƣơng mại phát triển thì ở đó có sự phát triển cao của nền kinh tế xã hội và
ngƣợc lại”.
Tùy theo luật của m i quốc gia mà có nhiều định nghĩa khác nhau về
NHTM. Đạo luật của Ngân hàng Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa “Ngân hàng
thƣơng mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là nhận tiền bạc của
cơng chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc dƣới các hình thức khác, và sử dụng
nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính”.
Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ “Ngân
hàng thƣơng mại là ngân hàng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nƣớc”
Ở Việt Nam, điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực thi
hành ngày 01/10/2000 có quy định “NHTM là loại hình TCTD đƣợc thực hiện
tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

21



Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thƣờng xuyên nhân tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh tốn”.
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: NHTM
là một loại hình doanh nghiệp vì nó có cơ cấu, tổ chức bộ máy, cấu trúc tài chính
giống nhƣ một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động của NHTM là hoạt động
kinh doanh vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, NHTM là một doanh
nghiệp đặc biệt bởi vì:
 Lĩnh vực kinh doanh của NH là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Đây là
lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành cũng nhƣ mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội.
 Chất liệu kinh doanh của NH là tiền tệ - một công cụ đƣợc nhà nƣớc
sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế và quyết định đến sự phát triển hay suy
thoái của nền kinh tế nên đƣợc nhà nƣớc kiểm soát rất chặt chẽ.
 Nguồn vốn chủ yếu NH sử dụng là vốn từ bên ngoài. Tỷ trọng vốn
riêng trong tổng nguồn vốn kinh doanh rất thấp.
 Hoạt động kinh doanh của NH chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách
tiền tệ của NH trung ƣơng.
 NHTM là một một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung
gian huy động các nguồn tiền nhàn r i trong nền kinh tế rồi biến nguồn vốn đó để
cấp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vốn cho kinh doanh, đầu tƣ và tiêu dùng của
nền kinh tế.
1.6.2 Đặc điểm của họat động kinh doanh NHTM
Trong kinh doanh ngân hàng, việc nhìn nhận đúng các đặc điểm của hoạt
động này là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu cơ chế ra
quyết định của nhà quản trị ngân hàng. Xét một cách tổng quát, hoạt động kinh
doanh của các NHTM trong cơ chế thị trƣờng bao gồm những đặc điểm cơ bản

sau đây:
1.6.2.1 Là ngành kinh doanh dịch vụ phức tạp và cao cấp
Trƣớc hết cần kh ng định ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ.

22


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

Khách hàng giao dịch với ngân hàng là nhằm mục đích “mua” hoặc “bán” một
lợi ích liên quan đến tài chính song khơng tồn tại dƣới dạng dƣới dạng vật chất,
mặc dù hầu hết các giao dịch ngân hàng đều đi kèm với một số lƣợng tiền nhất
định. Ví dụ, khi khách hàng mang tiền đến gửi tiết kiệm cho ngân hàng, họ
không chuyển quyền sở hữu số tiền đó cho ngân hàng mà họ chỉ ủy quyền cho
ngân hàng đƣợc phép sử dụng số tiền đó trong một khoảng thời gian nhất định;
sau khoảng thời gian đó ngân hàng phải hồn trả ngun vẹn số tiền cho khách
hàng cộng thêm với một khoản tiền lãi là tiền “mua” lợi ích đƣợc sử dụng số tiền
đó trong khoảng thời gian trên. Đối với các dịch vụ ngân hàng khác, lợi ích của
khách hàng có thể là lợi ích do việc ngân hàng thu hộ tiền hoặc trả hộ tiền cho
ngƣời mua hoặc bán hàng (dịch vụ thanh tốn), hoặc lợi ích khơng phải cầm một
số tiền mặt nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc các nhu cầu có liên quan đến tiền (th tín
dụng)... Tóm lại, những lợi ích mà khách hàng “mua” hoặc “bán” tuy luôn đi
kèm với một số lƣợng tiền nhất định song quyền sở hữu số tiền đó khơng hề
đƣợc chuyển giao từ từ ngân hàng sang khách hàng hay ngƣợc lại. Các lợi ích
này đều không tồn tại dƣới dạng vật chất, do đó loại sản phẩm mà các NHTM
kinh doanh chính là dịch vụ, theo đúng khái niệm mà Philip Kotler đƣa ra: “Sản
phẩm dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên
kia và chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản
phẩm của nó có thể có hay khơng gắn liền với một sản phẩm vật chất ”.
So với các ngành kinh doanh dịch vụ khác, dịch vụ ngân hàng mang tính

phức tạp hơn nhiều. Q trình cung ứng dịch vụ ngân hàng ln đƣợc hình thành
bởi sự tham gia của nhiều nhân viên ngân hàng khác nhau, nhiều phòng ban khác
nhau và thậm chí từ nhiều ngân hàng khác nhau. Bên cạnh đó, tính phức tạp của
dịch vụ ngân hàng cịn đƣợc thể hiện ở sự đa dạng và phong phú xét trên cả khía
cạnh loại hình dịch vụ lẫn quy mơ của từng loại dịch vụ. Có loại hình dịch vụ
tƣơng đối đơn giản nhƣ đổi tiền, thu tiền gửi tiết kiệm song cũng có dịch vụ
phức tạp nhƣ tài trợ dự án, hoán đổi tiền tệ

với giá trị từng dịch vụ lên đến hàng

nghìn tỷ đồng.
Cũng so sánh với các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ ngân hàng thuộc loại
hình dịch vụ cao cấp, đòi hỏi tri thức cao. Các nhân viên ngân hàng dù ở vị trí

23


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

đơn giản nhất nhƣ nhân viên đứng quầy cũng buộc phải qua những lớp đào tạo
nghiệp vụ nhất định, thông thạo các phần mềm tin học theo quy định, giao tiếp
tốt bằng ngoại ngữ nếu phục vụ các khách hàng nƣớc ngoài

chƣa kể các kỹ

năng khác nhƣ kỹ năng tạo niềm tin với khách hàng, lịch lãm, d mến

Bên

cạnh yếu tố con ngƣời, việc trang bị các máy móc thiết bị thơng tin hiện đại trong

kinh doanh ngân hàng là một yêu cầu tất yếu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày nay
đang dần thay thế các ngân hàng truyền thống do tốc độ cung ứng dịch vụ đƣợc
tính theo phút, địa điểm cung ứng dịch vụ thuận tiện (ngay tại nhà hoặc tại nơi
làm việc của khách). Ngoài ra, tính cao cấp của dịch vụ ngân hàng cịn đƣợc thể
hiện ở tính chính xác rất cao trong q trình cung cấp dịch vụ. Xác suất sai sót
trong các ngành dịch vụ khác có thể chấp nhận ở mức độ nào đó song đối với
dịch vụ ngân hàng thì sai sót dù chỉ 1% cũng khơng thể chấp nhận đƣợc. Ví dụ,
sự chậm tr trong giao dịch chuyển tiền có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh có
lợi hàng tỷ đồng cho khách hàng.
Nhƣ vậy, có thể kết luận sản phẩm ngân hàng của các NHTM không
những thuộc loại hình dịch vụ mà cịn là loại dịch vụ phức tạp và cao cấp.
1.6.2.2 Là ngành kinh doanh có độ rủi ro cao
Kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng, mọi doanh nghiệp đều hiểu rằng phải
chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Tuy nhiên, đối với các NHTM, rủi ro
ln rình rập với mức độ cao hơn do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Rủi ro của các NHTM là phép cộng rủi ro từ tất cả các khách hàng.
- Đối tƣợng kinh doanh của các NHTM là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt
nhạy cảm với rủi ro.
- Tính d lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau.
NHTM với tƣ cách là một tổ chức trung gian tài chính nên ln đứng giữa
những ngƣời mua và bán. Tính chất đặc biệt ở đây là các NHTM không sử dụng
tiền một cách trực tiếp mà khách hàng mới là ngƣời sử dụng tiền, vì vậy các loại
hình rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Để có
thể hình dung tính d phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, chúng ta hãy
xem xét hoạt động tín dụng – loại hoạt động đƣợc đánh giá là có độ rủi ro cao
24


Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu


nhất trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
Về nguyên tắc, họat động tín dụng ngân hàng đƣợc hình thành trên cơ sở
số vốn ngân hàng huy động đƣợc từ những ngƣời có tiền nhàn r i sau đó ngân
hàng tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền và cho vay lại. Nhƣ
vậy, nếu ngân hàng không thu hồi đƣợc số tiền vay từ khách hàng vay tiền thì sẽ
khơng có tiền hịan trả cho ngƣời gửi tiền. Trong khi đó, do Ngân hàng không
trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh mà chỉ quản lý số tiền cho vay một cách
gián tiếp nên việc không thu hồi đƣợc tiền từ ngƣời vay xuất phát từ hai nguyên
nhân: thứ nhất là do ngƣời vay tiền làm ăn thua l nên khơng có tiền trả nợ, thứ
hai là do ngƣời vay tiền khơng có thiện chí trả nợ. Nói cách khác, so với khách
hàng vay tiền, ngân hàng chịu mức độ rủi ro cao hơn vì ngồi chịu rủi ro của
chính phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay tiền, ngân hàng còn
chịu thêm rủi ro từ mức độ thiện chí của khách hàng vay tiền. Đó mới chỉ là rủi
ro phát sinh trong phạm vi một khách hàng vay tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, các
NHTM khơng bao giờ chỉ có một khách hàng vay tiền mà thƣờng có một số
lƣợng lớn vì nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng mang lại lợi nhuận
chủ yếu cho các NHTM. Vì vậy, rủi ro trong họat động tín dụng của ngân hàng
đƣợc tính bằng phép cộng mức độ rủi ro của tất cả các khách hàng vay.
Bên cạnh họat động tín dụng, tất cả các NHTM đều kinh doanh nhiều loại
hình dịch vụ ngân hàng khác nhau nhƣ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, bảo
lãnh

và tại m i loại hình dịch vụ này các NHTM lại phải gánh chịu thêm các

rủi ro khác tƣơng ứng.
Đối tƣợng kinh doanh của các NHTM đều là tiền tệ. Với ba chức năng là
thƣớc đo giá trị, là phƣơng tiện thanh tóan và phƣơng tiện dự trữ, mối quan hệ
chặt chẽ nhạy cảm giữa giá trị của bản thân đồng tiền với mọi biển đổi của nền
kinh tế - chính trị - xã hội đã đƣợc hình thành. Nói cách khác, mọi sự thay đổi từ

nền kinh tế, chính trị và xã hội đều tác động đến giá trị của tiền tệ. Mọi tác động
đến tiền tệ dù là nhỏ nhất đều tác động lại đến họat động của các NHTM bằng cả
con đƣờng trực tiếp và gián tiếp. Đây chính là một loại hình rủi ro khó lƣờng
nhất đối với các nhà kinh doanh ngân hàng.
Rủi ro cao trong kinh doanh của các NHTM càng trở nên phức tạp do tính

25


×