Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.07 KB, 11 trang )

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 75 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà

CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH

5.1.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN
Vốn huy động tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang tăng mạnh qua
các năm. Tuy vậy, vốn điều chuyển từ hội sở vẫn chiếm số lượng lớn về mặt giá
trị và tỷ trọng, lớn hơn hẳn so với vốn huy động. Do đó, để cho hoạt động tín
dụng hoạt động ngày càng tốt và hiệu quả hơn thì bên cạnh việc sử dụng vốn vay
từ Hội Sở để cho vay, ngân hàng cần phải tăng cường huy động vốn dưới nhiều
hình thức khác nhau, phong phú chủng loại và hấp dẫn về lãi suất. Để tạo thế chủ
động cho ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn
5.1.1. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn.
- Tăng cường mở rộng huy động vốn trong dân cư và các TCKT, đảm bảo
chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của Ngân hàng. Khách hàng
truyền thống là các cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Do vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh các phương thức ưu đãi và nâng cao chất
lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hang này.
- Áp dụng phí chuyển tiền ưu đãi đối với khách hàng chuyển tiền thanh
toán qua NHTMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang thường xuyên và trị giá lớn
để tăng tiền gửi thanh toán.
- Thị trường thẻ hiện là thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng. Tuy
nhiên, thị trường thẻ tại SCB An Giang còn nhiều hạn chế và thua sút nhiều ngân
hàng khác trên địa bàn, trong năm 2008 Chi nhánh chỉ phát hành thẻ ATM Link.
Do vậy, trong tương lai Ngân hàng cần có những chính sách trong việc phát triển
thẻ, nâng cao cả về mặt chủng loại và tiện tích trên thẻ. Ngân hàng nên có những
chính sách trong việc phát hành thẻ Visa Card, Master Card, Credit Card,… để
tạo sự tiện dụng cho khách hàng trong việc thanh toán và tiêu dùng. Ngoài ra,


Ngân hàng đã có những chương trình khuyến mãi khách hàng trong việc phát
hành thẻ, nhưng chưa có nhưng chương trình khuyến mãi cho những khách hàng
sau khi làm thẻ do vậy tình trạng một số lượng lớn khách hàng sau khi làm thẻ
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 76 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
không sử dụng thẻ. Ngân hàng cần tăng cường tiện ích cho thẻ. Hiện nay, SCB
An Giang có thể thanh toán tiền lương, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại qua
thẻ nhưng Chi nhánh chưa liên kết với các siêu thị, khách sạn, cửa hàng để khách
hàng có thể thanh toán trực tiếp qua thẻ. Đây là hạn chế mà ngân hàng cần khắc
phục trong thời gian ngắn để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng
địa bàn.
- Tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức kinh
tế trong và ngoài địa bàn, từ đó tranh thủ sự đồng tình và khuyến khích các đơn
vị giao dịch với Ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các doanh
nghiệp lớn. Có kế hoạch làm việc vận động các đơn vị, cơ quan đóng trên địa
bàn mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thường xuyên tuyên truyền, quảng
bá các thể thức và lãi suất huy động trên các phương tiện thông tin của địa
phương.
- Phân công cán bộ am hiểu nghiệp vụ để tư vấn giúp khách hàng lựa chọn
những thang lãi suất thích hợp, áp dụng những chính sách linh hoạt hơn đối với
những khách hàng hiện có nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư,
thường xuyên theo dõi những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại đơn vị khi đến
hạn để kịp thời tư vấn khách hàng tiếp tục gửi lại tiền.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, ngoài các hình thức huy động
truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ
hạn,… Ngân hàng nên thực hiện tốt mô hình tiết kiệm theo lãi suất bậc thang, tiết
kiệm tích lũy, tiết kiệm gửi một nơi nhưng rút được nhiều nơi để thu hút tiền gửi
của khách hàng.

- Xây dựng biểu lãi suất hấp dẫn mang tính cạnh tranh để thu hút khách
hàng để vừa đảm bảo có lợi cho khách hàng vừa tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Lãi suất là yếu tố nhạy cảm, nhất là trong điều kiện có sự cạnh tranh của các
Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, do vậy việc vận dụng yếu tố lãi suất
một cách phù hợp, linh động sẽ thu hút được nhiều vốn huy động. Ngoài ra,
Ngân hàng nên áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng
khuyến mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi
khác phù hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ.
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 77 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
- Mở rộng mối quan hệ với nhiều ngân hàng hơn để tạo sự liên thông giữa
các ngân hàng, tiện lợi hơn cho khách hàng khi gửi và rút tiền.
- Đối với nguồn vốn xin điều chuyển, Ngân hàng cần tính toán một cách
hợp lý về kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo thời gian thu hồi vốn,
mức lợi thu được có đủ bù đắp cho chi phí để sử dụng vốn không (với lãi suất
khá cao).
5.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới.
Cơ sở vật chất rất quan trọng, vì nó thể hiện tầm vóc, vị thế và uy tín của
một Ngân hàng. Nhiều khách hàng căn cứ vào tầm vóc của trụ sở, trang thiết bị
sử dụng để đặt niềm tin vào ngân hàng đó. Do đó, Ngân hàng cần nâng cấp trụ
sở, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, nâng cao vị thế cạnh
tranh, tạo niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ứng
dụng các công nghệ để rút ngắn thời gian giao dịch, tạo thêm nhiều tiện ích trong
thanh toán giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần mở rộng thêm
mạng lưới hoạt động, nên có những chiến lược phân khúc thị trường và hoạt
động hướng vào phân khúc để chủ động mở rộng thị trường và chiếm thị phần.
Đồng thời mở nhiều phòng giao dịch để huy động nhiều hơn vốn nhàn rỗi của
khách hàng cá nhân.

5.1.3. Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
Ngoài các yếu tố nêu ở trên, vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến thu hút nguồn
vốn là công tác chăm sóc khách hàng. Làm thế nào để khách hàng thấy được
ngân hàng luôn quan tâm đến họ, tạo sự yên tâm, tin tưởng để họ gửi tiền lâu dài
tại ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên tại ngân hàng. Đội ngũ
nhân viên luôn lịch thiệp, chu đáo, tận tình tạo sự thoải mái và hài lòng cho
khách hàng, có khả năng xử lý công việc một cách chuyên nghiệp, hiểu rõ tính
chất công việc và có khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến hiện đại.
- Tổ chức chăm sóc khách hàng truyền thống như tặng quà nhân ngày
sinh nhật, ngày thành lập Công ty, xí nghiệp, tổ chức thăm hỏi nhân dịp lễ tết.
Quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách gửi phiếu yêu cầu
khách hàng đánh giá, đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm
của Ngân hàng cũng như cung cách phục vụ
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 78 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
- Tăng cường tiếp thị phù hợp và hiệu quả đối với từng đối tượng khách
hàng khác nhau như gặp gỡ khách hàng theo khu vực, theo nhóm, theo ngành
nghề… Trong đó giới thiệu cụ thể các thủ tục, điều kiện và nêu bật được các tiện
ích khi khách hàng tìm đến giao dịch với Ngân hàng.
- Tăng cường quảng bá Ngân hàng mình thông qua các chương trình giới
thiệu sản phẩm bằng cách: sử dụng các phương tiện truyền thông như báo Tuổi
Trẻ, báo An Giang, Đài truyền hình An Giang; tham gia các hội nghị khách hàng,
gặp gỡ trao đổi với các doanh nghiệp, cá nhân về những chuyên đề tài chính, giới
thiệu tiện ích của Ngân hàng.
- Quảng cáo tiếp thị khách hàng: phát hành tờ rơi, tờ bướm được gởi tới
từng nhà, từng khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đồng thời tạo lòng tin
và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng

nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định
trong kinh doanh.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
5.2.1. Giải pháp nâng cao doanh số cho vay
- Ngân hàng nên tăng cường cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Vì đây là
khách hàng mục tiêu, mang lợi ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Tuy vậy, cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thật kỹ trước và sau khi cho
vay, cần nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong
những năm qua để đánh giá được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của
khách hàng, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng. Tuy nhiên, để phân
tán rủi ro, ngân hàng không nên tập trung cho vay quá nhiều cho một số đối
tượng. Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về
tình hình tài chính của các doanh nghiệp và những sai phạm để có thể sàng lọc
khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro.
- Đơn giản hóa thủ tục vay vốn bởi vì một bộ hồ sơ vay vốn đơn giản, dễ
hiểu, dễ thực hiện nhưng đủ thủ tục, đủ các yếu tố pháp lý sẽ giảm bớt khối
lượng công việc cho cán bộ tín dụng, giảm bớt khó khăn cho khách hàng. Từ đó,
tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng nhanh chóng hơn, góp
phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng.
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 79 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
- Cập nhật tình hình phát triển kinh tế của địa phương, chủ trương chính
sách ở khu vực và Nhà nước để kịp thời điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm đảm
bảo khả năng cạnh tranh. Ngân hàng nên định hướng cho vay phù hợp với từng
ngành nghề, từng thành phần kinh tế khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt việc sử
dụng nguồn vốn.
- Quan tâm giúp đỡ khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, làm
ăn thua lỗ thì Ngân hàng nên tư vấn nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khó

khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Điều này giúp Ngân hàng tạo được mối
quan hệ lâu dài với khách hàng, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý nợ quá
hạn sẽ dễ dàng hơn.
- Với từng địa bàn nhất định Ngân hàng nên cử cán bộ tín dụng chuyên
cho vay và thu nợ ở địa bàn đó, có như vậy cán bộ tín dụng sẽ nắm chắc được
tình hình tài chính, hiểu được mục đích, nhu cầu vay vốn, tạo mối quan hệ lâu dài
và bền vững giữa ngân hàng và khách hàng. Từ đó, vốn cho vay được sử dụng
đúng mục đích, đảm bảo thu nợ và lãi một cách nhanh chóng, an toàn tín dụng
được nâng cao.
- Trang bị, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán
bộ, nhân viên làm công tác thẩm định để thực hiện tốt công tác thẩm định vì đây
là khâu quan trọng nhất nhằm giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một
cách chuẩn xác, nhăm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Thường xuyên được đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
5.2.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng
- Ngân hàng cần tập trung xử lí, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đã cơ cấu
thời hạn trả nợ và những khoản nợ cho vay theo chỉ định tồn đọng không sinh lời.
Hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh bằng biện pháp nâng cao chất lượng
thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Khi khoản cho
vay trở nên có vấn đề cần phải tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức
năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong từng
khâu trong quá trình cho vay, thu nợ, tránh những xung đột về quyền lợi có thể
xảy ra giữa các cán bộ ngân hàng đồng thời công việc xử lý thu hồi nợ nên được
thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thu hồi nợ sẽ hiệu quả hơn.
www.kinhtehoc.net

×