Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

PHẠM THỊ TÂN

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS: TẠ THỊ ĐOÀN

Hà nội, năm 2011
LỜI CẢM ƠN


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo Tạ Thị
Đồn, đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo khoa Quản
lý và kinh tế, viện đại học sau đào tạo thuộc trƣờng Đại học Bách khoa- Hà nội. Các
thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy trong quá trình học tập và làm luận văn tốt
nghiệp.


Xin cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ và giáo viên trƣờng Trung cấp Nghề Hà
Giang cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất và
đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Luận văn không tránh khỏi sai sót, kính mong nhận đƣợc sự quan tâm chỉ dẫn
của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Hà giang, ngày 10 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Phạm Thị Tân

Phạm Thị Tân

2

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết và lựa chọn đề tài ............................Error! Bookmark not defined.
2.Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ..........................................................7
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................7
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................8
5. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................8

Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÁNH
GIÁCHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ .....................................9
1.1. Tổng quan về chất lƣợng đào tạo nghề ................................................................9
1.1.1. Thực chất, đặc điểm của đào tạo nghề ..............................................................9
1.1.2 Chất lƣợng đào tạo nghề ..................................................................................10
1.1.2.1 Khái niệm về chất lƣợng ...............................................................................10
1.1.2.2 Chất lƣợng đào tạo nghề ...............................................................................11
1.1.2.3 Các yếu tố cấu thành đến chất lƣợng đào tạo nghề. ......................................13
1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề ...................................19
1.2. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghề ....................................................................20
1.2.1 Thực chất và vai trò chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghề ..................................20
1.2.1.1 Các yếu tố bên trong .......................................................................................22
1.2.1.2. Các yếu tố bên ngoài ....................................................................................23
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng GVN .............................................25
1.2.2.1 Trình độ chun mơn nghiệp vụ ...................................................................25
1.2.2.2 Trình độ trình độ sƣ phạm.............................................................................25
1.2.2.3 Trình độ ngoại ngữ, tin học ...........................................................................25
1.2.2.4 Trình độ chính trị, hiểu biết về pháp luật ......................................................26
1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ GVN ...................................26
1.2.3.1 Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên: .......................................................26
1.2.3.2 Tuyển dụng....................................................................................................26
1.2.3.3 Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên nghề .................................................26
1.2.3.4 Chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ GVN .....................................................27
1.3. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghề ................................27

Phạm Thị Tân

3

Cao học QTKD 2009-2011



Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

1.3.1 Phƣơng pháp kiểm soát chất lƣợng (Quality Control) .....................................27
1.3.2. Phƣơng pháp đảm bảo chất lƣợng (Quality Assurance) .................................28
1.3.3. Phƣơng pháp quản lý chất lƣợng theo ISO 9000:2000 ...................................28
1.3.4. Phƣơng pháp quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM) trong giáo dục và đào tạo.....29
1.4. Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghề ...............30
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................32
Chƣơng II:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỈNH HÀ GIANG .....................................33
2.1. Giới thiệu tổng quan trƣờng trung cấp nghề Tỉnh Hà Giang .............................33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trƣờng Trung cấp Nghề tỉnh Hà Giang 33
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của trƣờng trung cấp nghề tỉnh Hà Giang ....................34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà trƣờng..............................................34
2.1.4. Các loại hình đào tạo – Quy mơ đào tạo ........................................................38
2.1.5. Cơ sở vật chất của trƣờng ...............................................................................40
2.2. Đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên của Trƣờng trung cấp nghề Hà Giang .41
2.2.1 Xây dựng chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo viên ...............................................41
2.2.1.1. Căn cứ để xây dựng chuẩn chất lƣợng đội ngũ GVN của Trƣờng trung cấp
nghề Hà Giang...........................................................................................................41
2.2.1.2. Xây dựng chuẩn chất lƣợng cho các chƣơng trình đào tạo ..........................47
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên nghề của trƣờng trung cấp nghề Hà giang .......48
2.2.2.1 Trình độ chun mơn ....................................................................................48
2.2.2.2 Trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên ....................................................50
2.2.2.3 Thực trạng về tuổi đời, thâm niên cơng tác và giới tính ...............................51
2.2.2.4 Thực trạng về năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên .............................52

2.2.3. Đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên trƣờng trung cấp nghề Hà giang .......55
2.2.3.1 Đánh giá mức độ hoàn thành khối lƣợng ......................................................55
2.2.3.2 Đánh giá mức độ phù hợp trình chun mơn ................................................56
2.2.3.3 Đánh giá mức độ phù hợp trình sƣ phạm, ngoại ngữ, tin học và phẩm chất
chính trị, am hiểu luật pháp .......................................................................................60
2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên ..............................................................60
2.2.4.1. Mặt mạnh .....................................................................................................60

Phạm Thị Tân

4

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

2.2.4.2. Mặt yếu.........................................................................................................61
2.2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ...................................................................................62
Công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên .....................................................62
Công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên ...............................................................63
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên .....................................................................63
Chế độ, chính sách đối với giáo viên ........................................................................64
Xây dựng môi trƣờng và điều kiện làm việc, học tập ...............................................65
Công tác kiểm tra, đánh giá ......................................................................................66
Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ................................................68
CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TCN HÀ GIANG ............68
3.1. Mục tiêu sứ mệnh của Trƣờng ...........................................................................68

3.2. Các yêu cầu về chuẩn chất lƣợng đào tạo ..........................................................69
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên của trƣờng trung
cấp nghề tỉnh Hà Giang .............................................................................................73
3.3.1. Quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên .....................................................73
3.3.2. Tăng cƣờng bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, sƣ phạm, NN, TH cho đội ngũ
giáo viên hiện có .......................................................................................................75
3.3.3. Xây dựng cơ chế chính sách, mơi trƣờng làm việc cho đội ngũ GVN ...........76
3.3.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý. ...................................................................82
Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................95

Phạm Thị Tân

5

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết và lựa chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại mà tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khơng thể
đảo ngƣợc, ở đó, nền kinh tế mới, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò trọng yếu.
Ứng xử đúng đắn trong trào lƣu này là điều kiện quyết định của sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Để có đƣợc những ngƣời lao động có phẩm chất,
có năng lực đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc thì giáo dục và giáo viên có vai trị hết

sức to lớn. Thấy rõ đƣợc vị trí của giáo dục và đào tạo trong quá trình phát triển đất
nƣớc, Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ƣơng khóa VIII đã khẳng định
“Muốn tiến hành cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải đẩy mạnh giáo dục
và đào tạo, phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và
bền vững”.
Để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, Chỉ thị số: 40-CT/TW ngày 15
tháng 6 năm 2004 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã chỉ rõ: “ Mục tiêu xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng,
đủ số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề nhà giáo. Thông qua việc quản lý, phát
triển đúng định hƣớng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lƣợng
giáo viên nguồn nhân lực, đáp ứng những địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”.
Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) cũng khơng nằm ngồi mục
tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo khi đào tạo nghề đảm nhận tới 70% nhân lực qua
đào tạo trong cơ cấu lao động của đất nƣớc, góp phần lớn tạo ra nguồn nhân lực có
chất lƣợng tham gia vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc. Tổ chức
văn hóa giáo dục Liên hợp Quốc UNESCO đã khuyến cáo: “Bƣớc sang thế kỷ XXI,
học suốt đời là hành trình với nhiều hƣớng đi, trong đó đào tạo nghề nghiệp là
hƣớng đi chủ yếu trong cuộc hành trình này.
Trong hệ thống mạng lƣới dạy nghề, trƣờng Trung cấp nghề Hà Giang
(TCNHG) có vai trị quan trọng trong giáo viên nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp

Phạm Thị Tân

6

Cao học QTKD 2009-2011



Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng (Hiện nay cả Tỉnh chỉ có
duy nhất một trƣờng Trung cấp nghề). Nhà trƣờng tiếp tục phát triển các ngành,
nghề đào tạo, đào tạo trọng tâm những nghề phục vụ trực tiếp cho phát triển sản
xuất và dịch vụ của tỉnh, đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, liên kết với các
trƣờng cao đẳng, đại học để đào tạo liên thông.
Đƣợc sự quan tâm của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội, Tổng cục Dạy
nghề, các cấp và ngành của tỉnh Hà Giang, trong những năm qua trƣờng TCNHG đã
đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong việc thực hiện sứ mạng và nhiệm vụ đƣợc
giao. Số lƣợng ngƣời tham gia học nghề trong Trƣờng ngày càng gia tăng, năm sau
cao hơn năm trƣớc. Nhà trƣờng đã góp phần tích cực vào việc chyển dịch cơ cấu
sản xuất của Tỉnh.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công tác dạy nghề, trƣớc yêu cầu phát triển
của tỉnh, và sự tồn tại và phát triển của nhà trƣờng thì đội ngũ giáo viên nhà trƣờng
cịn nhiều bất cập: Số lƣợng giáo viên của trƣờng còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc sự
tăng trƣởng về số lƣợng và quy mô ngành nghề đào tạo của nhà trƣờng; trình độ,
chất lƣợng của đội ngũ giáo viên khơng đồng đều và cịn thấp so với yêu cầu chuẩn
hoá; khả năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dƣỡng của đội ngũ giáo viên còn
ở mức thấp; cơ cấu đội ngũ giáo viên chƣa đồng bộ.
Trƣớc thực tiễn trên, dƣới sự hƣớng dẫn của cơ giáo - TS Tạ Thị Đồn, sự
đồng ý của Viện đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý, tôi xin đƣợc nghiên
cứu đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên của trường Trung cấp nghề tỉnh Hà Giang” nhằm góp phần nâng
cao chất lƣợng giáo viên tại trƣờng trung cấp nghề tỉnh Hà Giang nói riêng và nhằm
hồn thiện hơn nữa các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo viên TCN của nƣớc nhà.
2.Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng dạy của

các trƣờng trung cấp nghề, phân tích thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng dạy
và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng
dạy của trƣờng Trung cấp nghề tỉnh Hà Giang
3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phạm Thị Tân

7

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài
liệu, từ những chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc,
các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, của Tổng cục Dạy nghề, của tỉnh Hà
Giang … các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng một số câu hỏi dành cho cán bộ, giáo viên
của trƣờng Trung cấp Nghề tỉnh Hà Giang, cán bộ quản lý dạy nghề tỉnh Hà Giang
để đánh giá tình hình thực tế về chất lƣợng đội ngũ giáo viên của Trƣờng.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Trò chuyện với một số cán bộ quản lý và giáo
viên có tâm huyết, có kinh nghiệm trong nhà trƣờng nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung
nghiên cứu.
Các phƣơng pháp hỗ trợ khác:
- Phƣơng pháp chuyên gia: Lấy ý kiến các chuyên gia trƣớc khi đƣa ra
những giải pháp phù hợp và hữu hiệu.

- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập
trong nhà trƣờng, từ đó rút ra một số kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thống kê: Xử lý các vấn đề, các số liệu thu thập đƣợc và sắp
xếp chúng có hệ thống theo một trật tự lơgíc nhất định.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về chất lƣợng đội ngũ giáo viên trong phạm
vi trƣờng TCNHG giai đoạn 2006-2010, nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lƣợng đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng giai đoạn 2011-1015.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chất lƣợng đào tạo nghề và đánh giá chất lƣợng đội
ngũ giáo viên các trƣờng trung cấp nghề.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng chất lƣợng đội ngũ giáo viên của trƣờng
trung cấp nghề tỉnh Hà Giang.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên
trƣờng trung cấp nghề tỉnh Hà Giang.
Nội dung chi tiết đƣợc trình bày trong các phần tiếp theo của Luận văn

Phạm Thị Tân

8

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Chƣơng I

CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
1.1. Tổng quan về chất lƣợng đào tạo nghề
1.1.1. Thực chất, đặc điểm của đào tạo nghề
Đào tạo nghề là trang bị cho ngƣời lao động có trình độ kỹ thuật, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp cần thiết để họ trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản
xuất. Chất lƣợng của đào tạo nghề chính là chất lƣợng của nguồn lao động qua đào
tạo, đó là nguồn lao động có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội, đƣợc thị trƣờng lao
động chấp nhận.
Đặc điểm của đào tạo nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó,
nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các
loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã
hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản
xuất hẹp mà ở đó, con ngƣời bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra
những giá trị vật chất (thực phẩm, lƣơng thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh
thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tƣ cách là những phƣơng tiện
sinh tồn và phát triển của xã hội. Nếu phù hợp với một nghề thì tất nhiên sẽ phù
hợp với những nghề cùng loại. Ngƣời ta nhận thấy rằng nghề nào cũng có 4 dấu
hiệu cơ bản là: Đối tƣợng lao động,
Mục đích lao động,
Công cụ lao động,
Điều kiện lao động.
Đào tạo nghề là hình thành nhân cách ngƣời lao động mới. Thơng qua q
trình đào tạo giúp ngƣời học có đƣợc kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề
nghiệp nhất định để có thể làm việc theo nghề nghiệp đó sau khi ra trƣờng; đồng
thời giáo dục cho ngƣời học những phẩm chất nghề nghiệp nhƣ: lòng yêu nghề, đạo
đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động sản xuất.
Đào tạo nghề gắn liền với quá trình sản xuất. Đây là đặc điểm cơ bản nhất.

Trong quá trình dạy – học, ngƣời học muốn nắm đƣợc nội dung nghề nghiệp thì
Phạm Thị Tân

9

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

phải trực tiếp nhìn thấy q trình sản xuất hay ít nhất thấy đƣợc mơ hình của nó.
Muốn đào tạo nghề có kết quả phải có một số điều kiện cơ bản sau: Máy móc, thiết
bị, nguyên vật liệu, quỹ thời gian để luyện tay nghề, có đội ngũ giáo viên dạy lý
thuyết và thực hành vừa giỏi kỹ thuật, vừa giỏi nghiệp vụ sƣ phạm. Ngồi ra phải
tính đến việc sử dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất theo khoa
học. Thiếu những điều kiện này, đào tạo nghề không thể đạt hiệu quả cao.
Đào tạo nghề là đào tạo thực hành sản xuất. Nội dung giảng dạy bao gồm cả
lý thuyết và thực hành, nhƣng thời gian thực hành sản xuất giữ vai trò chủ đạo và
chiếm khoảng 2/3 thời gian đào tạo. Nội dung dạy lý thuyết và thực hành đƣợc phản
ánh trong kế hoạch giảng dạy và chƣơng trình mơn học. Hiện nay, khoa học kỹ
thuật phát triển nhanh, liên tục đổi mới công nghệ sản xuất. Đây là điểm khác biệt
giữa đào tạo nghề với giáo dục phổ thông.
1.1.2 Chất lƣợng đào tạo nghề
1.1.2.1 Khái niệm về chất lượng
Chất lƣợng là phạm trù rất quen thuộc với con ngƣời ngay từ thời cổ đại,
hiện nay khái niệm chất lƣợng còn gây nhiều tranh cãi. Tùy theo đối tƣợng mà
“ chất lƣợng” đƣợc nghiên cứu và đánh giá theo các góc độ khác nhau. Ngƣời sản
xuất coi chất lƣợng là những gì mà doanh nghiệp cần đạt đƣợc để khách hàng chấp

nhận. Với đối thủ cạnh tranh, chất lƣợng còn xem xét đến chi phí, giá cả. Chất
lƣợng cịn phụ thuộc vào lãnh thổ, nền văn hóa, phụ thuộc vào sự phát triển của
khoa học kỹ thuật. Thậm chí chất cịn mang nặng tính cá nhân và thay đổi theo điều
kiện sự dụng nhƣ khơng gian, thời gian. Đã có nhiều chun gia hàng đầu thế giới
định nghĩa về chất lƣợng. Nhƣng càng định nghĩa thì càng vi phạm những nét đẹp
đẽ, và khơng bao quát hết ý nghĩa của chất lƣợng. Tuy nhiên chất lƣợng không qua
trừu tƣợng đến mức mà ngƣời ta không thể đi hết kết luận chung tƣơng đối thống
nhất. Thực tế có một số khái niệm về chất lƣợng:
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế về chất lƣợng: “ Chất lƣợng là tồn bộ
đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã
đƣợc tuyên bố hay tiểm ẩn”.
Theo J.M.Juran “ Chất lƣợng bao gồm những đặc điểm của sản phẩm phù
hợp với các nhu cầu khách hàng và tạo ra sự thỏa mãn đối với khách hàng”.
Nghiên cứu về chất lƣợng sản phẩm chúng ta cần xem xét đầy đủ các tính
năng về chất lƣợng nhƣ sau:

Phạm Thị Tân

10

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Chất lƣợng là một phạm trù có ý nghĩa về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa xã hội,
là sự quan tâm của mọi đối tƣợng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu, giải quyết các vấn
đề về chất lƣợng cần đảm bảo lợi ích cho ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội.

Khi đời sống xã hội ngày càng nâng cao nhƣ hiện nay làm cho mức độ đáp ứng của
chất lƣợng cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Vì thế doanh nghiệp muốn đứng vững
và có thể phát triển trên thị trƣờng thì việc nâng cao chất lƣợng là một trong các
điều kiện tiên quyết.
Chất lƣợng đƣợc đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đo là những
gì mà khách hàng thu đƣợc thông qua việc sử dụng sản phẩm so với chi phí mà họ
đã bỏ ra để có đƣợc sản phẩm đó. Chính sự so sánh giữa chi phí phải bỏ ra để có
sản phẩm với lợi ích thu đƣợc từ việc sử dụng sản phẩm đã đạt cho doanh nghiệp
một yêu cầu quan trọng là thế nào để có thể cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, hay cụ thể là các doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống quản lý chất
lƣợng ở tất cả các khâu liên quan tới sản phẩm.
Chất lƣợng sản phẩm là sự tổng hợp, là kết qua của quá trình từ sản xuất đến
tiêu dùng sản phẩm kể cả sau khi tiêu dùng sản phẩm ( khi thanh lý sản phẩm).
Điều đó là vì chất lƣợng sản phẩm chịu tác động bởi nhiều nhân tố.
1.1.2.2. Chất lượng đào tạo nghề
Trong cơ chế thị trƣờng, chất lƣợng giữ vai trò quyết định đối với sự thành
công hay thất bại, sự tồn tại hay diệt vong của các Tổ chức nói chung và mỗi Nhà
trƣờng nói riêng, vì thế chất lƣợng ln là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà trƣờng.
Chất lƣợng là một vấn đề rất trừu tƣợng, không ai nhìn thấy đƣợc và cảm nhận
đƣợc nó một cách trực tiếp bằng các giác quan của mình, khơng thể đo lƣờng bằng
những cơng cụ đo thơng thƣờng. Vì vậy, hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm về
chất lƣợng khác nhau.
Chất lƣợng là mức độ hoàn thiện, đặc trƣng so sánh hay đặc trƣng tuyệt đối,
dấu hiệu đặc thù, các dữ liệu, các thông số cơ bản của sự việc, sự vật nào đó Theo
quan niệm này, chất lƣợng đƣợc hiểu là các thuộc tính tồn tại khách quan trong sự
vật. Chất lƣợng đồng nghĩa với chất lƣợng cao nhất, tuyệt hảo.
Chất lƣợng hiểu theo quan niệm tƣơng đối:
Chất lƣợng là sự phù hợp với nhu cầu
Chất lƣợng là thoả mãn vƣợt bậc các nhu cầu và sở thích của khách hàng
Phạm Thị Tân


11

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Chất lƣợng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu
cầu. Yêu cầu ở đây đƣợc hiểu là nhu cầu hay là mong đợi đã đƣợc công bố hoặc
ngầm hiểu của các bên quan tâm nhƣ các tổ chức và khách hàng
Theo nghĩa này, chất lƣợng khơng chỉ là những thuộc tính của sản phẩm hay
dịch vụ mà còn là mức độ của các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng và sử dụng dịch vụ trong những điều kiện cụ thể.
Chất lƣợng đào tạo thƣờng đƣợc hiểu là chất lƣợng của sản phẩm đào tạo.
Chất lƣợng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo đƣợc phản ánh ở các đặc trƣng
về giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của ngƣời tốt
nghiệp tƣơng ứng với mục tiêu, chƣơng trình theo các ngành nghề cụ thể: Chất
lƣợng đào tạo là mức độ đạt đƣợc so với mục tiêu đào tạo đề ra nhằm thoả mãn yêu
cầu của khách
Khách hàng của đào tạo trong nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần ở nƣớc
ta gồm: Nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng, các doanh nghiệp, các cơng ty nội địa
và nƣớc ngồi, hộ gia đình, ngƣời học, v.v..., do vậy, chất lƣợng đào tạo cần đáp
ứng đƣợc nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau trong những điều kiện phát
triển kinh tế xã hội nhất định.
Chất lƣợng đào tạo chính là trình độ của sản phẩm đào tạo hay nhân cách mà
ngƣời học đạt đƣợc sau khi kết thúc khoá đào tạo so với các chuẩn đề ra ở mục tiêu
đào tạo. Tuy nhiên, mục tiêu đào tạo phải đƣợc xây dựng theo các chuẩn nghề

nghiệp,dịch vụ để đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. Do vậy, ngày nay ở nhiều
nƣớc, các doanh nghiệp đã tham gia vào việc xác định mục tiêu đào tạo theo chuẩn
nghề nghiệp để đào tạo đƣợc gắn với yêu cầu của khách hàng, với nhu cầu của thị
trƣờng lao động trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phƣơng,
mỗi quốc gia.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta, đào tạo có nhiều loại khách
hàng nhƣ đã nêu ở trên do vậy, để đáp ứng cho yêu cầu đa dạng của các loại khách
hàng khác nhau, hệ thống đào tạo nhân lực cần hết sức mềm dẻo, linh hoạt, có độ
thích ứng cao, cần đào tạo với nhiều mức độ chất lƣợng để đáp ứng cho yêu cầu của
nhiều loại khách hàng khác nhau.

Phạm Thị Tân

12

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Chất lƣợng đào tạo có tính tƣơng đối: Khi đánh giá chất lƣợng đào tạo phải đối
chiếu, so sánh với chuẩn chất lƣợng của nghề theo yêu cầu của sản xuất.
Chất lƣợng đào tạo có tính giai đoạn: Chất lƣợng đào tạo phải không ngừng
đƣợc nâng cao để đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng trong quá trình phát triển
của sản xuất và phát triển của khoa học - công nghệ.
Chất lƣợng đào tạo có tính đa cấp: Phải đào tạo với một hệ chuẩn có nhiều cấp
độ khác nhau: Chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia, chuẩn địa phƣơng để đáp ứng đƣợc
nhu cầu của nhiều loại khách hàng trong nền kinh tế nhiều thành phần.

Với yêu cầu đáp ứng nguồn nhân lực của thị trƣờng lao động, quan niệm về
chất lƣợng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trƣờng
với những điều kiện đảm bảo nhất định nhƣ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng
dạy… và cịn phải tính đến mức độ phù hợp và tính thích ứng củangƣời tốt nghiệp
với thị trờng lao động nhƣ tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại
các vị trí cụ thể của Doanh nghiệp, Cơ quan, các Tổ chức sản xuất dịch vụ, khả
năng phát triển nghề nghiệp…
Nhƣ vậy, chất lƣợng đào tạo đảm bảo hai yếu tố:
Đáp ứng sự thoả mãn của ngƣời sử dụng và cá nhân ngƣời đƣợc đào tạo, yếu
tố này là chất lƣợng bên ngồi.
Tuy nhiên, trong thực tế chất lƣợng trong ln vận động để trùng khớp với
chất lƣợng ngồi, hay nói cách khác mục tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội.

Kết quả đào
tạo hợp nhu
cầu sử dụng
->Đạt chất
lƣợng ngoài

Nhu cầu xã hội

Quá trình đào tạo
Kết quả đào
tạo khớp với
mục tiờu
o to ->

Mc tiờu o to

cht lng

trong

Hình 1.1:Sơ đồ quan niệm về chất l-ợng đào tạo
1.1.2.3 Cỏc yu t cu thành đến chất lượng đào tạo nghề.

Phạm Thị Tân

13

Cao học QTKD 2009-2011

Kết
quả


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Chất lƣợng đào tạo liên quan chặt chẽ với hiệu quả đào tạo. Nói đến hiệu quả
đào tạo là nói đến các mục tiêu đã đạt đƣợc ở mức nào, sự đáp ứng kịp thời các yêu
cầu của cơ sở đào tạo và những chi phí nhƣ tiền của, sức lực, thời gian bỏ ra là ít
nhất nhƣng đem lại kết qủa cao nhất.
Lĩnh vực đào tạo đƣợc coi là một hoạt động dịch vụ vì vậy, khơng giống nhƣ
chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ đƣợc đánh giá bởi cả quá trình cung cấp
dịch vụ và kết quả dịch vụ. Nhƣ vậy, có thể hiểu chất lƣợng dịch vụ là đáp ứng
đƣợc sự hài lòng của khách hàng.
Khách hàng của dịch vụ đào tạo có thể bao gồm ba đối tƣợng là học viên,
doanh nghiệp và các bậc phụ huynh
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng thì dịch vụ đào tạo phải đảm bảo

tám yếu tố cơ bản đƣợc thể hiện:
Mục tiêu,
chƣơng trình
đào tạo
Quản lý
tài chính

Mối quan hệ
giữa nhà
trƣờng với
doanh nghiệp

CHẤT
LƢỢNG
ĐÀO TẠO

Môi trƣờng
học tập, sinh
hoạt trong
nhà trƣờng

Cơ sở vật chất và
các trang thiết bị
phục vụ giảng
dạy và học tập

Trình độ,
kinh nghiệm
giảng dạy của
đội ngũ giáo

viên

Chất lƣợng
đầu vào
của học sinh
Cơng tác
tổ chức,
quản lý

Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo
Nguồn: Bộ Giáo Dục và Đào tạo, (2007), Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
Phạm Thị Tân

đào tạo THCN
14

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

(1) Mục tiêu, chương trình đào tạo
Chƣơng trình đào tạo vừa là chuẩn mực đào tạo, vừa là chuẩn mực để đánh
giá chất lƣợng đào tạo. Điều kiện kiên quyết để đảm bảo chất lƣợng trong đào tạo ở
các trƣờng TCN và dạy nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chính là chƣơng
trình đào tạo của các trƣờng TCN có phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động hay
không. Ngƣời sử dụng lao động của học sinh sau khi ra trƣờng chính là ngƣời xác
định chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, ngƣời sử dụng lao động cũng là ngƣời

quyết định, phán xét cuối cùng về chất lƣợng đào tạo của trƣờng đó. Điều này địi
hỏi các cơ sở đào tạo TCN phải coi chất lƣợng đào tạo là sự phù hợp ở kết quả sản
phẩm đầu ra - lao động của học sinh, với những yêu cầu của ngƣời sử dụng lao
động những học sinh đó.
Chƣơng trình đào tạo TCN là chuẩn mực đào tạo, chuẩn mực xác định chất
lƣợng đào tạo. Với ý nghĩa này chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo mục tiêu đào
tạo, phải thiết kế sao cho vừa cả điều kiện chung (chƣơng trình khung) là phần
“cứng” 21do Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt. Bên cạnh đó các trƣờng phải xây
dựng “phần mềm” để tạo ra tính đa dạng phong phú, theo từng ngành nghề cụ thể
của mỗi trƣờng, nó là thế mạnh của từng nhà trƣờng. Chính điều này tạo cho “sản
phẩm” của mỗi trƣờng đa dạng phong phú đáp ứng yêu cầu của ngƣời sử dụng lao
động cũng nhƣ nền kinh tế xã hội.
(2) Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập:
Cơ sở vật chất và các phƣơng tiện phục vụ giảng dạy, học tập là điều kiện tối
thiểu, đầu tiên của quá trình đào tạo. Cơ sở vật chất và phƣơng tiện phục vụ giảng
dạy bao gồm: Hệ thống phòng học, thực hành, thƣ viện, các thiết bị phục vụ cho
giảng dạy nhƣ giáo trình, giáo án, hệ thống bảng chuyên dùng, đèn chiếu, máy
chiếu đa năng, máy tính, mạng internet; các bảng biểu, mơ hình, băng đĩa ghi hình.
Đối với đào tạo bậc TCN thì nội dung thực hành là rất quan trọng, vì vậy hệ
thống phịng thực hành với đầy đủ trang thiết bị phục vụ thực hành là điều kiện cần
để đảm bảo tay nghề cho học sinh.
Đầu tƣ mua sách và tài liệu là để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học
tập của thầy và trò. Đối với trƣờng trung cấp chuyên nghiệp hiện nay học sinh rất ít

Phạm Thị Tân

15

Cao học QTKD 2009-2011



Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

cơ hội mƣợn sách để học tập, tham khảo. Trang bị sách đƣợc đến đâu là tùy thuộc
vào khả năng của mỗi trƣờng. Điều này có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào
tạo.
Đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính, phịng học chuyên dùng chƣa phải là
phổ biến đối với các trƣờng TCN. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ
và đặc biệt là công nghệ thông tin, đã trang bị cho giáo dục đào tạo những phƣơng
tiện, thiết bị giảng dạy rất hiệu quả, góp phần rất lớn vào việc thay đổi phƣơng pháp
giảng dạy và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trƣờng nào biết trang bị và khai thác tốt
các phƣơng tiện đó thì sẽ thu hút học sinh học tập hào hứng, hăng say hơn và có
chất lƣợng hơn.
Hệ thống giáo trình, bài thực hành là những tài liệu cần thiết, tối thiểu để tạo
điều kiện cho học sinh học tập đạt chất lƣợng. Đây là cơ sở để chống "dạy chay, học
chay" theo cách dạy truyền thống.
(3) Trình độ, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên:
Dạy học là quá trình ngƣời thầy truyền đạt cho học sinh hệ thống những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm phát triển năng lực trí tuệ và hình thành thế giới quan
cho họ. Đối tƣợng của quá trình dạy học là học sinh - con ngƣời với sự đa dạng về
nhận thức, quan điểm, tình cảm làm cho quá trình dạy học trở thành hoạt động rất
khó khăn và phức tạp. Ngƣời thầy khơng thể dạy tốt đƣợc nếu chỉ nắm vững kiến
thức của một môn học, có nghĩa là ngồi kiến thức của mơn học ngƣời thầy phải
hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhƣ: Kiến thức của các mơn học khác có liên quan,
kiến thức về tâm lý, giao tiếp, xử lý các tình huống sƣ phạm. Vì vậy, đối với giáo
viên, trình độ và phƣơng pháp giảng dạy là một vốn quý, có vai trò rất lớn trong
việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Phƣơng pháp giảng dạy không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo

mà còn giúp cho học sinh tự học và giải quyết cơng việc sau này. Đây chính là dạy
cho học sinh phƣơng pháp nghiên cứu. Quá trình tự học tập của học sẽ có hiệu quả
hơn nhiều, chất lƣợng đào tạo vì thế tăng lên rất nhiều. Điều này rất quan trọng, bởi
vì ngày nay nhà trƣờng đào tạo ra những ngƣời chủ động nghiên cứu, giải quyết
cơng việc, chứ khơng chỉ học thuộc lịng những kiến thức thầy dạy.

Phạm Thị Tân

16

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Vấn đề đặt ra với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên THCN nói riêng
trong thời đại ngày nay chính là vấn đề tự học, tự nghiên cứu. Chỉ có tự học, tự
nghiên cứu thƣờng xuyên mới có thể trau dồi đủ kiến thức để truyền đạt cho học
sinh một cách dễ hiểu nhất.
(4) Chất lượng học sinh đầu vào:
Đối tƣợng tuyển sinh ở các trƣờng TCN có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ
thơng trung học. Học sinh học nghề chủ yếu là cịn em dân tộc ít ngƣời Để tiếp thu
tốt kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là rất kém, nhƣ địi hỏi học sinh phải có nhận
thức xã hội. Hầu hết trƣờng TCN tuyển sinh đầu vào đều dựa trên việc xét tuyển do
cầu cần không đủ số lƣợng học sinh nên cũng không tránh khỏi đầu vào yếu, các em
thƣờng bị hổng kiến thức cơ bản ở THPT.
(5) Công tác tổ chức quản lý trong nhà trường:
Công tác tổ chức quản lý ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo. Hệ thống

tổ chức trong Nhà trƣờng hình thành nên các bộ phận, quan hệ cơng việc giữa các
bộ phận (phối hợp và tƣơng trợ). Sự phân công nhiệm vụ giữa những con ngƣời
trong từng bộ phận sẽ cho phép đánh giá chính xác khối lƣợng và chất lƣợng công
việc của từng ngƣời trong một thời gian nhất định. Đó là cơ sở để khen thƣởng, xử
phạt và phân phối thu nhập một cách chính xác.
Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đều chú trọng vào việc tổ chức lại bộ
máy, đơn giản hóa thủ tục giải quyết công việc, giải quyết công việc theo cơ chế
"một cửa" đó chính là góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng cơng tác tổ chức của
đơn vị mình.
Cơng tác quản lý học sinh bao gồm nhiều vấn đề: tổ chức kế hoạch đào tạo
cho từng khóa học, năm học, học kỳ, hàng tuần, tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt, tọa
đàm, giao lƣu cho từng lớp, phổ biến, triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
các quy chế, nội quy, quy định liên quan đến học tập và rèn luyện của học sinh; giải
quyết những vƣớng mắc của học sinh về học tập và rèn luyện. Đây là cơng việc góp
phần hình thành nền nếp, tác phong, đạo đức nghề nghiệp của ngƣời lao động tƣơng
lai, đồng thời vừa góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Phạm Thị Tân

17

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Tổ chức thực hiện và kiểm tra học sinh chấp hành nội quy, quy chế học tập và
rèn luyện sẽ góp phần hình thành đạo đức nghề nghiệp của học sinh. Kiểm tra, thi

cử sẽ hình thành tính chủ động, tự giác của học sinh; các hoạt động Đồn, lớp sẽ
hình thành tinh thần đoàn kết, phối hợp, hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ;
tổ chức cuộc sống, sinh hoạt tại ký túc xá góp phần hình thành tính tập thể, nền nếp,
giờ giấc, tính kỷ luật và đồn kết, hợp tác.
(6) Môi trường học tập, sinh hoạt trong nhà trường:
Môi trƣờng học tập, sinh hoạt trong nhà trƣờng là một tập hợp rất nhiều yếu tố.
Trƣớc hết, đó là hệ thống phòng ở với các điều kiện sinh hoạt. Điều kiện sinh hoạt
tốt sẽ góp phần ổn định điều kiện sống của học sinh. Trật tự, trị an trong nhà trƣờng
nói chung và khu vực ký túc xá nói riêng là một yêu cầu quan trọng của học sinh.
Cảnh quan môi trƣờng trong khuôn viên trƣờng tốt sẽ đem lại cảm giác thƣ thái,
bình yên cho học sinh nghỉ ngơi để học tập tốt hơn. Các khu vui chơi, sân tập góp
phần tạo ra mơi trƣờng sinh hoạt lành mạnh cho học sinh trong thời gian nghỉ ngơi.
Cuối cùng là mối quan hệ giữa học sinh với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm, cán bộ quản lý, phục vụ. Đây là mối quan hệ thƣờng ngày giữa học sinh và
cán bộ, giáo viên trong trƣờng. Những tác động đó có ảnh hƣởng rất lớn đến tinh
thần, tình cảm và tâm lý học sinh.
(7) Mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp:
Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp thực chất là mối quan hệ giữa
học đi đôi với hành, gắn lý luận với thực tiễn. Vai trị của doanh nghiệp trong giáo
dục đào tạo nói chung và trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nói riêng là rất
quan trọng. Vai trị đó đƣợc thể hiện trong việc tiếp nhận học sinh tham quan, thực
tập, doanh nghiệp tham gia báo cáo thực tế, tham gia hội thảo về xây dựng chƣơng
trình, nội dung đào tạo; hợp tác trong việc bồi dƣỡng, đào tạo lại đội ngũ lao động
của doanh nghiệp.
Vai trò của doanh nghiệp trong việc góp phần thiết kế chƣơng trình, nội dung
đào tạo của nhà trƣờng là rất quan trọng. Nhà trƣờng nên tổ chức hội thảo để lấy ý
kiến các doanh nghiệp sử dụng lao động do trƣờng đào tạo. Ý kiến của doanh
nghiệp một mặt làm cho các chƣơng trình, nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu

Phạm Thị Tân


18

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

thực tế sử dụng lao động, mặt khác sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí xã hội do đào tạo hiệu
quả.
Khi nhà trƣờng và doanh nghiệp đã có mối quan hệ thƣờng xuyên, gắn bó với
nhau thì cả hai bên sẽ cùng phát hiện nhu cầu đào tạo và cùng nhau giải quyết nhu
cầu đó. Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp có đƣợc đội ngũ lao động có tay nghề,
thƣờng xuyên bồi dƣỡng tay nghề; nhà trƣờng có đƣợc nguồn đào tạo và không
ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo.
(8) Quản lý tài chính
Cơng tác quản lý tài chính trong trƣờng trƣớc hết địi hỏi nhà trƣờng phải có
đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, có quy chế chi tiêu nội
bộ; hằng năm lập dự tốn, thực hiện quyết tốn và báo cáo tài chính theo chế độ kế
tốn tài chính hiện hành.
Nguồn tài chính trong trƣờng ổn định góp phần khơng nhỏ trong việc đáp ứng
các hoạt động của nhà trƣờng, ngồi kinh phí Nhà nƣớc cấp thì nguồn tài chính
trong trƣờng cịn do các hoạt động đào tạo, kinh doanh, dịch vụ để hỗ trợ hoạt động
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.
Nguồn tài chính cần đƣợc công khai để cán bộ, giáo viên, công nhân viên biết
và tham gia kiểm tra, giám sát. Đồng thời nhà trƣờng cần có giải pháp và kế
hoạch tự chủ về tài chính. Hằng năm dành kinh phí để sửa chữa, nâng cấp hoặc
xây mới; có biện pháp thu hút nguồn kinh phí từ các dự án trong nƣớc, hợp tác quốc

tế, viện trợ, vốn vay, quà tặng để đầu tƣ cơ sở vật chất, xây dựng nhà xƣởng, cung
cấp trang thiết bị kỹ thuật.
1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
Các yếu tố về cơ chế chính sách của nhà nƣớc là ảnh hƣởng rất lớn tới sự
phát triển đào tạo cả về quy mơ, cơ cấu về chất lƣợng đào tạo. Chính sách của nhà
nƣớc tác động tới chất lƣợng đào tạo trong giáo dục thể hiện các khía cạnh sau:
Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lƣợng. Tạo ra mơi
trƣờng bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lƣợng hay
không.

Phạm Thị Tân

19

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao
chất lƣợng.
Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở đào tạo mở rộng liên kết hợp tác quốc tế.
Chính sách về lao động việc làm tiền lƣơng của ngƣời lao động, quan hệ giữa
nhà trƣờng và cơ sở sản xuất
Các yếu tố về môi trƣờng: Là tác động đến tất các các mặt về đời sống xã hội
của đất nƣớc, trong đó có các hoạt động đào tạo trong giáo dục và đào tạo nghề.
Tồn cầu hố và hội phập đòi hỏi chất lƣợng đào tạo nghề nghiệp của Việt nam phải
đƣợc nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng và nhanh chóng

hội nhập xu hƣớng xã hội hố giáo dục
Yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào
tạo. Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lƣợng của các cơ quan quản lý chất
lƣợng quyết định. Để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho ngƣời học các cơ sở
đào tạo phải xây dựng hệ thống quản lý chất lng
Yếu tố ảnh h-ởng đến chất l-ợng đào tạo cht lƣợng là yếu tố quyết định tính
hiệu quả và nét đặc sắc riêng của một tổ chức. Trong đào tạo nghề thì vấn đề chất
lƣợng lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng vì chất lƣợng đào tạo với đặc trƣng sản
phẩm là ngƣời lao động, chính là chất lƣợng nguồn lực con ngƣời, nó quyết định
thành cơng hay thất bại của mỗi quốc gia. Hiện nay, khi nói đến các yếu tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm nói chung và chất lƣợng đào tạo nghề nói riêng, thì
có nhiều cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau. Tuy nhiên với cách mơ hình hố
theo sơ đồ các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng:
5 YÕu tè bên trong
- Con ng-ời
- Công nghệ
- Đầu vào
- Quản lý
- Nguồn vốn

Chất l-ợng
Đào tạo

5 Yếu tố bên ngoài
- Quản lý nhà n-ớc
- Thị tr-ờng
- Cạnh tranh
- Hợp tác
- Thông tin


Hình 1.3: Các yếu tố ảnh h-ởng đến chất l-ợng đào t¹o
1.2. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghề
1.2.1 Thực chất và vai trò chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghề
Phạm Thị Tân

20

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

Thực chất chất lƣợng đội ngũ GVDN là nhân tố chủ đạo, đóng vai trị quyết
định đến chất lƣợng đào tạo nghề. Nghị quyết TW 2 khóa VIII khẳng định “Giáo
viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục và đƣợc xã hội tôn vinh". Nhiệm vụ
của đội ngũ GVDN trong giai đoạn hiện nay không chỉ truyền thụ kiến thức, rèn
luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời lao động mà phải chú trọng đến
nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Tạo ra
nguồn nhân lực có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã khẳng định:
“Đào tạo lao động kỹ thuật là đào tạo nhân tài cho đất nƣớc” và lực lƣợng lao động
đó chỉ có đƣợc khi đƣợc đào tạo bởi ĐNGV thực sự có chất lƣợng. Đối với giáo
viên dạy nghề, ngoài việc giảng dạy về những kiến thức chung, những kiến thức cơ
bản, số giờ giảng dạy lý thuyết nghề chỉ chiếm 25 đến 30%, số giờ còn lại là hƣớng
dẫn thực hành, thực tập nghề. Vì vậy địi hỏi ngƣời giáo viên dạy nghề khơng chỉ
giỏi về lý thuyết mà còn phải giỏi về thực hành nghề, phải có nội dung và phƣơng
pháp dạy học phù hợp đáp ứng chất lƣợng và hiệu quả trong đào tạo.
Vai trò của đội ngũ giáo viên đối với chất lƣợng đào tạo nghề: Nền giáo dục

thế kỷ XXI thấm đậm chủ nghĩa nhân văn, tính dân chủ, thống nhất cao giữa các
yếu tố: Gia đình, nhà trƣờng và xã hội, gắn học tập với các hoạt động thực tiễn sản
xuất. Do vậy nội dung, phƣơng pháp giáo dục phải thay đổi theo đặc điểm đó, giáo
dục phải định hƣớng giá trị chứ không phải quyền uy. "Để tác động đến đối tƣợng
là nhân cách học sinh, ngƣời giáo viên phải dùng cơng cụ là chính nhân cách của
mình. Nhà giáo khơng chỉ đóng vai trị truyền thụ kiến thức mà còn là “chuyên gia
giáo dục”, là ngƣời tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh (HS), dạy cho HS
phƣơng pháp học và tự học, tự bồi dƣỡng, rèn luyện và học tập liên tục, học tập suốt
đời. Đồng thời tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội, tƣ vấn,
hƣớng nghiệp và lao động sản xuất, … Do vậy đòi hỏi nhà giáo phải có kiến thức
chun mơn nghiệp vụ, kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm thực tiễn, năng lực giao
tiếp tốt; nhà giáo phải có nghệ thuật trong việc giáo dục HS cá biệt, có khả năng tổ
chức, khả năng nhận thức, khả năng giảng dạy, khả năng NCKH giáo dục; giỏi về
tin học, ngoại ngữ, thích nghi và sử dụng tốt các phƣơng tiện, các thiết bị dạy học
phù hợp với trình độ phát triển ngày càng cao của khoa học và công nghệ. Ngƣời

Phạm Thị Tân

21

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

GV không chỉ hành động với trình độ chun mơn hẹp mà phải nghiên cứu các lĩnh
vực khác nhau của khoa học và phải học suốt đời để thích ứng với sự phát triển
ngày càng cao của khoa học - công nghệ, để làm tốt chức năng giáo dục.

Ngoài những yêu cầu chung trên, GVDN phải giỏi cả lý thuyết và thực hành
nghề, dạy nghề theo hƣớng hiện đại là giảng dạy tích hợp, dạy kết hợp lý thuyết và
thực hành trong một bài giảng, dạy nghề theo mơ-đun. Địi hỏi ngƣời GVDN ngồi
kiến thức lý thuyết nghề cịn phải có kiến thức về thực hành nghề, cần phải có kỹ
năng thực hành nghề. Ngƣời GVDN hiện đại cần phải liên tục học tập để không chỉ
giỏi và dạy một môn học trong nghề mà phải giỏi và dạy một số môn học để đáp
ứng một cách linh hoạt và hiệu quả trong dạy nghề.
Theo Điều 58 của luật dạy nghề năm 2006 Quy định tiêu chuẩn đối với
GVDN:
1- Giáo viên dạy nghề là ngƣời dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý
thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề.
2- Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 điều 70
của Luật giáo dục: Phẩm chất, đạo đức tƣ tƣởng tốt; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề
nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng.
1.2.1.1. Các yếu tố bên trong
Yếu tố con ngƣời:Trong giáo dục nghề nghiệp thì yếu tố này chính là đội ngũ
giáo viên của nhà trƣờng. Để đảm bảo chất lƣợng giáo dục và đào tạo của nhà
trƣờng thì đội ngũ giáo viên là quan trọng nhất, quyết định nhất. Nhƣ vậy, để đảm
bảo chất lƣợng giáo dục của một nhà trƣờng, thì đội ngũ giáo viên của trƣờng đó
phải đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, cơ cấu đội ngũ phải đồng bộ, hợp lý.
Yếu tố công nghệ: Cơng nghệ bao gồm hệ thống máy móc và quy trình cơng
nghệ để tạo ra sản phẩm. Nếu một nhà máy mà có hệ thống máy móc cũ, nát, quy
trình sản xuất lạc hậu thì khơng thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lƣợng đƣợc.
Trong giáo dục thì ( hệ thống máy móc) ở nhà trƣờng chính là hệ thống các phịng
thí nghiệm, các đồ dùng dạy học, dụng cụ thực hành, nhà xƣởng, trang thiết bị minh
hoạ, trình chiếu… Ngày nay, CNTT đã và đang phát triển nhanh chóng với sự phổ
cập của các phƣơng tiện truyền thơng nhƣ thƣ điện tử, internet, cầu truyền hình

Phạm Thị Tân


22

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

cũng nhƣ cơng nghệ phần mềm vi tính và các phƣơng tiện thông tin khác. Công
nghệ thông tin đã và đang tác động đến chất lƣợng đào tạo.
Yếu tố đầu vào:Trong bất kỳ một nhà máy nào đều phải sử dụng nguyên vật
liệu đầu vào, chất lƣợng, số lƣợng của sản phẩm. trong giáo dục cũng vậy nhƣng ở
đây thì đầu vào của q trình giáo dục chính là chất lƣợng học sinh đƣợc tuyển vào.
Yếu tố quản lý: Nhƣ ta đã biết quản lý chính là q trình tác động của nhà
quản lý tới các đối tƣợng quản lý nhằm đƣa bộ máy vận hành đạt mục tiêu đã đề ra.
Nhƣ vậy, ta thấy khơng thể có chất lợng sản phẩm cao khi khơng có yếu tố quản lý.
Trong giáo dục đào tạo cũng khơng nằm ngồi nhận định trên, có nghĩa là: Muốn có
chất lợng giáo dục và đào tạo cao thì có nhiều việc phải làm nhƣng trƣớc tiên phải
đổi mới công tác quản lý giáo dục coi đây là khâu đột phá.
Yếu tố nguồn vốn:Để duy trì hoạt động nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào
tạo phát triển nhà trƣờng nói riêng và cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung thì
cần tới một nguồn tài chính khơng nhỏ, cần phải có huy động sức mạnh của toà xã
hội, chừng nào mà cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lƣơng của đội ngũ nhà giáo còn
thấp thì chƣa thể nói đến chất lƣợng giáo dục cao đƣợc.
1.2.1.2. Các yếu tố bên ngoài
Yếu tố Nhà nước: Đối với giáo dục thì chất lƣợng đào tạo nói riêng và sự phát triển
của hệ thống giáo dục nói chung, luôn trực tiếp chịu chi phối ảnh hƣởng của cơ chế quản
lý giáo dục, hệ thống chính sách pháp luật về giáo dục ví dụ nhƣ chính sách xã hội hố
giáo dục, chính sách hợp tác quốc tế, chính sách nhân lực, nhân tài, chính sách kiên cố

hố trƣờng học, chính sách ƣu đãi đối với Nhà giáo… các chính sách này của Đảng và
Nhà nƣớc ta đã và đang là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển giáo dục nói chung, nâng
cao chất lƣợng chất lƣợng giáo dục và đào tạo nói riêng. Xét trong một nhà trƣờng thì
chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng cũng phụ thuộc vào các chủ trƣơng, chính sách phát
triển giáo dục của từng địa phƣơng, từng khu vực và lĩnh vực cụ thể.
Yếu tố thị trường: Xét trên quy luật cung - cầu thì chúng ta có thể thấy thị trƣờng
là nơi sử dụng, nơi tiêu thụ các sản phẩm mà các nhà máy, các cơ sở sản xuất là nơi tạo
ra sản phẩm để cung ứng cho thị trƣờng. Nhƣ vậy, thị trƣờng có nhu cầu về cái gì? Chất
lƣợng địi hỏi ở mức độ nào? Thì nhà sản xuất phải có giải pháp cung ứng theo thị hiếu
của ngƣời tiêu dùng. Do đó, có thể thấy sản xuất đều xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, thị

Phạm Thị Tân

23

Cao học QTKD 2009-2011


Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

trƣờng sẽ điều tiết sản xuất, định hƣớng chất lƣợng sản phẩm. Trong giáo dục cũng
khơng thể nằm ngồi sự ảnh hƣởng của quy luật đó, giáo dục là một loại hàng hố đặc
biệt “dịch vụ giáo dục” do đó có thể hiểu giáo dục chính là “đơn đặt hàng của xã hội”
khi xã hội có nhu cầu, địi hỏi nguồn nhân lực nhƣ thế nào? ( Số lƣợng, chất lƣợng, cơ
cấu ) thì giáo dục phải có giải pháp đáp ứng nhu cầu đó.
Yếu tố cạnh tranh: Thị trƣờng là thƣơng trƣờng, luôn luôn chứa đựng yếu tố cạnh
tranh, mà cạnh tranh ở đây là cạnh tranh về giá cả và chất lƣợng. Nếu nhà sản xuất nào
cho ra đƣợc sản phẩm chất lƣợng cao, nhƣng giá thành lại thấp thì nhà sản xuất đó sẽ

thành cơng và phát triển, ngƣợc lại thì có thể thất bại và phá sản. Trong giáo dục, nhƣ
trên đã phân tích: Giáo dục là một hàng hố đặc biệt “dịch vụ giáo dục” do đó sẽ xuất
hiện yếu tố cạnh tranh, mà chủ yếu cạnh tranh về chất lƣợng và học phí. Nếu trƣờng nào
có chất lƣợng giáo dục đào tạo tốt, học phí thấp thì sẽ thu hút đƣợc nhiều ngƣời học và
nhà trờng đó sẽ phát triển và ngƣợc lại. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng trong giáo dục thì
khơng thể hồn tồn nhƣ vậy vì nó là một loại hàng hố đặc biệt nên phải có các cách
quản lý đặc biệt tuỳ theo thể chế chính trị, cơ chế quản lý, chính sách về giáo dục của
từng quốc gia.
Yếu tố hợp tác: Hợp tác đã, đang và sẽ là một xu thế tất yếu, khi tồn cầu hố đang
diễn ra với mức độ ngày càng sâu, rộng và với tốc độ cao, có thể thấy điều này rất rõ
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hợp tác để cùng tồn tại và phát triển, hợp tác để có
điều kiện chun mơn hố cao, hợp tác để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong giáo
dục thì hợp tác cũng đã, đang và sẽ là xu thế phát triển, xong nó khơng mạnh mẽ và
nhanh nhƣ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vì nó phụ thuộc nhiều vào thể chế chính
trị của mỗi quốc gia, chính sách của từng địa phƣơng, từng lĩnh vực.
Yếu tố thông tin: Thông tin đã, đang và sẽ ngày càng trở thành một thành tố quan
trọng không thể thiếu đƣợc trong bất cứ một lĩnh vực nào. Trong sản xuất kinh doanh thì
thơng tin về thị trƣờng, thơng tin về khoa học, thông tin về giá cả… là yếu tố quyết định
thành công, ai nắm giữ đƣợc thông tin ngƣời đó sẽ chiến thắng, sẽ thành cơng. Trong
lĩnh vực giáo dục thì thơng tin chính là các ngun liệu của các q trinh quản lý, khơng
có thơng tin thì khơng thể quản lý. Tất cả các khâu trên tác động ở mức độ khác nhau tới
chất lƣợng đào tạo.

Phạm Thị Tân

24

Cao học QTKD 2009-2011



Trường ĐHBK Hà Nội

Khoa kinh tế và Quản lý

1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng GVN
Chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghề đƣợc đo bằng hệ thống các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1 Trình độ chun mơn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc thể hiện bởi bằng cấp: Tiến sỹ, Thạc sỹ,
tốt nghiệp đại học, cao đẳng và năng lực học tập: xuất sắc, giỏi, khá ; về thực hành
đƣợc thể hiện bằng trình độ tay nghề: nghệ nhân, thợ bậc cao...; Chuyên ngành đào
tạo: Kinh tế, kỹ thuật, xây dựng ...
Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp
nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên
hoặc là nghệ nhân, ngƣời có tay nghề cao;
Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại
học sƣ phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải có
bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, ngƣời có tay nghề cao;
Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại
học sƣ phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành
phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, ngƣời có tay nghề cao.
1.2.2.2 Trình độ sư phạm
Trình độ sƣ phạm thể hiện phong cách giảng dạy, phƣơng pháp giảng dạy của
ngƣời thầy giáo; nó đƣợc đo bằng các chứng chỉ sƣ phạm và thâm niên giảng dạy
Phƣơng pháp đào tạo có đƣợc đổi mới, có phát huy đƣợc tính tích cực, chủ
động cho ngƣời học, phù hợp với mục tiêu đào tạo có phát huy đƣợc khả năng học
tập của từng học sinh hay không?
1.2.2.3 Trình độ ngoại ngữ, tin học
Phát triển khoa học, cơng nghệ yêu cầu ngƣời lao động phải nắm kịp và làm
chủ cơng nghệ mới, địi hỏi các nhà trƣờng phải đổi mới trang thiết bị cho nghiên
cứu và học tập.

Trình độ ngoại ngữ, tin học đƣợc đo bằng các chứng chỉ chuyên môn theo các
cấp độ khác nhau: A, B, C

Phạm Thị Tân

25

Cao học QTKD 2009-2011


×