Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh chí linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.21 KB, 114 trang )

Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

VŨ THỊ BÍCH QUỲNH

Vũ Thị Bích Quỳnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

VŨ THỊ BÍCH QUỲNH

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Quản trị kinh doanh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHÍ LINH

2008-2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

2008 - 2010

Hà Nội - 2010

Hà Nội – 2010
Vũ Thị Bích Quỳnh



1

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

VŨ THỊ BÍCH QUỲNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHÍ LINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT

Hà Nội – 2010
Vũ Thị Bích Quỳnh

2


Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

LỜI CAM ĐOAN

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống NHTM Việt Nam bị sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngồi. Agribank Chí Linh cũng đang gặp
những khó khăn thách thức trong tiến trình hội nhập chung. Sau quá trình học tập và
nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội em đã chủ động đề nghị và được
chấp nhận cho làm tốt nghiệp theo đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh Chí Linh”.
Trong q trình làm luận văn em đã dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm
cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu; vận dụng kiến thức để phân tích và đề xuất cải tạo
thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh.
Em xin cam đoan: luận văn này là của em tự làm và chưa được cơng bố ở bất
kỳ dạng nào.

Vũ Thị Bích Quỳnh

3

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh


MỤC LỤC
Trang

LỜI NĨI ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài luận văn

1

2.

Mục đích nghiên cứu

2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4.

Phương pháp nghiên cứu

2


5.

Kết cấu luận văn

2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN

4

BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1.1

Bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị

4

trường
1.2

Nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp

1.3

Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh

7
16


nghiệp
1.3.1 Kỹ năng tư duy

20

1.3.2 Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ

20

1.3.3 Kỹ năng nhân sự

20

1.4

Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

28

quản lý doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

35

CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT CHÍ
LINH
2.1

Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm cơng nghệ và tình hình


35

hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chí Linh
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm dịch vụ, khách hàng

37

2.1.2 Đặc điểm cơng nghệ

40

2.1.3 Tình hình hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT

41

Vũ Thị Bích Quỳnh

4

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

Chí Linh
2.2

Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Ngân hàng Nơng

44


nghiệp và PTNT Chí Linh
2.2.1 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Ngân hàng Nơng

45

nghiệp và PTNT Chí Linh theo cơ cấu giới tính
2.2.2 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Ngân hàng Nơng

47

nghiệp và PTNT Chí Linh theo cơ cấu khoảng tuổi
2.2.3 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo của

50

đội ngũ cán bộ quản lý
2.2.4 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ chun mơn được đào

53

tạo của đội ngũ cán bộ quản lý
2.2.5 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý

55

2.2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

58


2.2.7 Đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Ngân hàng

59

Nơng nghiệp và PTNT Chí Linh
2.3

Những ngun nhân của tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

60

chưa cao của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chí Linh
2.3.1 Về mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu, quy hoạch cán bộ

61

quản lý của Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT Chí Linh
2.3.2 Về mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý

62

giỏi và mức độ hợp lý của tổ chức đào tạo bổ sung cho cán bộ quản
lý mới được bổ nhiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chí
Linh
2.3.3 Về mức độ hợp lý của tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm cán

63

bộ quản lý của Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT Chí Linh
2.3.4 Về mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ


64

hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cho các loại cán bộ quản lý của Ngân
hàng Nông nghiệp và PTNT Chí Linh
2.3.5 Về mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của tổ

Vũ Thị Bích Quỳnh

5

67

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

chức đào tạo nâng cao cho từng loại cán bộ quản lý của Ngân hàng
Nơng nghiệp và PTNT Chí Linh
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

72

LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PTNT CHÍ LINH
3.1.

Những sức ép mới và những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ


72

quản lý của AGRIBANK Chí Linh đến năm 2010, 2015
3.1.1. Những sức ép mới của AGRIBANK Chí Linh đến năm 2010, 2015

72

3.1.2. Những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý đến năm

79

2010, 2015
3.2.

Giải pháp 1: Đổi mới cơ chế sử dụng: quy hoạch thăng tiến, bổ

81

nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ cán bộ
quản lý của AGRIBANK Chí Linh đến năm 2010, 2015
3.2.1. Đổi mới quy hoạch thăng tiến và tiêu chuẩn để bạt cán bộ quản lý của

81

AGRIBANK Chí Linh
3.2.2. Đổi mới cơng tác đánh giá thành tích đóng góp và đãi ngộ đội ngũ

83

cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

3.3.

Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao

92

trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của AGRIBANK Chí Linh đến
năm 2010, 2015
KẾT LUẬN

100

TĨM TẮT LUẬN VĂN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

104

PHỤ LỤC

105

Vũ Thị Bích Quỳnh

6

Cao học QTKD 2008-2010



Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

1
2

TMCP
NH

3

DN

Doanh nghiệp

4

VN

Việt Nam

5

KT


Kinh tế

6

XH

Xã hội

7

CBQL

8

CP

Chính phủ

9



Quyết định

10

DT

Doanh thu


11

LN

Lợi nhuận

12

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

13

ROA

Lợi nhuận/ Tổng tài sản

14

ROE

Lãi ròng/ Vốn chủ sở hữu

15

TSCĐ

Tài sản cố định


16

TSLĐ

Tài sản lưu động

17

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

18

LNST

Lợi nhuận sau thuế

19

GDV

Giao dịch viên

20

PGD

Phịng giao dịch


21

ĐH

Đại học

22

QTKD

Vũ Thị Bích Quỳnh

Viết đầy đủ
Thương mại cổ phần
Ngân hàng

Cán bộ quản lý

Quản trị kinh doanh

7

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Vị thế cạnh tranh (Δ) quyết định hiệu quả hoạt động của doanh


Trang
14

nghiệp
Hình 1.2 Các nhân tố nội bộ của hiệu quả kinh doanh

21

Hình 1.3 Quá trình tác động của trình độ lãnh đạo, quản lý đến hiệu quả

22

hoạt động của doanh nghiệp
Hình 1.4 Quan hệ giữa trình độ quản lý doanh nghiệp với hiệu quả kinh
doanh

Vũ Thị Bích Quỳnh

8

23

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội- chính trị và ảnh hưởng đến môi


Trang
5

trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam
Bảng 1.2 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý

17

doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%)
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

18

Việt Nam 2010
Bảng 1.4 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý DNSX

19

công nghiệp Việt Nam (%)
Bảng 1.5. Mẫu bảng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp

22

theo cơ cấu giới tính:
Bảng 1.6. Mẫu bảng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp

22

theo cơ cấu khoảng tuổi:

Bảng 1.7. Mẫu bảng so sánh đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

23

doanh nghiệp theo chuyên gia tư vấn:
Bảng 1.8 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DNSXCN VN về mặt đào

24

tạo chuyên môn ngành nghề
Bảng 1.9. Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được của đội ngũ cán bộ

26

lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 1.10. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

27

Bảng 1.11. Các nội dung đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp

28

Bảng 1.12. Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá tình hình nhân sự của doanh

30

nghiệp
Bảng 1.13. Kết quả tổng hợp các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp


31

Bảng 1.14. Kết quả tổng hợp các đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán bộ

32

quản lý giỏi của doanh nghiệp
Bảng 1.15. Kết quả tổng hợp các chỉ số của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao

Vũ Thị Bích Quỳnh

9

32

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

trình độ cho các cán bộ quản lý của doanh nghiệp
Bảng 1.16. Kết quả tổng hợp chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho

34

cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp
Bảng 2.1. Bảng so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các năm

42


của Agribank Chí Linh giai đoạn 2007-2009
Bảng 2.2. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về tỷ lệ % hợp lý của CBQL

46

theo cơ cấu giới tính của Agribank Chí Linh giai đoạn 20010-2015
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng theo cơ cấu giới tính

47

đội ngũ cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh
Bảng 2.4. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về tỷ lệ % hợp lý của CBQL theo

48

cơ cấu khoảng tuổi của Agribank Chí Linh giai đoạn 2010-2015
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng theo cơ cấu khoảng

49

tuổi đội ngũ cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh
Bảng 2.6. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về tỷ lệ % hợp lý của CBQL

51

theo cơ cấu ngành nghề được đào tạo của Agribank Chí Linh giai đoạn 20102015
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành

53


nghề được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ chun

54

mơn được đào tạo của Ban giám đốc Chi nhánh và Ban giám đốc các Chi nhánh
loại 3
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ

54

chuyên môn được đào tạo của Cán bộ quản lý nghiệp vụ
Bảng 2.10. Bảng kết quả điều tra, khảo sát chất lượng công tác của đội ngũ cán

57

bộ quản lý Agribank Chí Linh
Bảng 2.11. Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát chất lượng công tác của đội

58

ngũ cán bộ quản lý Agribank Chí Linh năm 2009
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh

59

của Agribank Chí Linh

Vũ Thị Bích Quỳnh


10

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

Bảng 2.13. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí về chất lượng của đội

60

ngũ cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh năm 2009
Bảng 2.14. Tình hình thu nhập của cán bộ cơng nhân viên Agribank Chí Linh

65

Bảng 2.15. Kết quả tổng hợp các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với

66

cán bộ quản lý Agribank Chí Linh năm 2009
Bảng 2.16. Kết quả tổng hợp các chỉ số của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao

69

trình độ cho các cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh năm 2009
Bảng 3.1. Một số đề xuất đổi mới cơ chế chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý của

90


Agribank Chí Linh
Bảng 3.2. Một số đề xuất dổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ

93

cho cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh

Vũ Thị Bích Quỳnh

11

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn:
Trong 10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của
hàng loạt ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh và chi nhánh của các ngân
hàng nước ngồi. Điều này nói nên sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong
những năm gần đây. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam kéo theo sự
phát triển của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng địi hỏi một
lượng lớn nhân lực chất lượng cao.
Sau gần 2 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước
chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh
cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mơ và loại hình
hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngồi, từ đó có khả năng
đóng góp nhiều hơn và chủ động vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Nâng cao
năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung – ngân hàng thương mại nói

riêng đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh
giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa
dạng, phong phú. Thực trạng này, các tổ chức tài chính – ngân hàng Việt Nam vẫn
cịn nhiều khó khăn về cơng nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn
nhân lực có chất lượng cao. Tất cả những khó khăn này đều tạo nên bởi yếu tố con
người, mà điểm nhấn quan trọng cụ thể là trình độ, năng lực của cán bộ quản lý.
Như vậy, muốn cạnh tranh, nhanh chóng hồ nhập thích nghi được q trình phát
triển khơng ngừng của đất nước nói chung và của ngành ngân hàng tài chính nói
riêng, các ngân hàng phải tạo dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tài năng
trí tuệ, có bản lĩnh vững vàng làm đầu máy dẫn dắt đoàn tầu mới có thể nhanh
chóng đến đích. Đội ngũ cán bộ quản lý là những người có kiến thức, có tư duy, có
bản lĩnh và kinh qua thực tế được cọ sát va chạm nhiều trong thương trường nên có
điều kiện tiếp thu nhanh cái mới và áp dụng vào cơng việc trong đơn vị có hiệu quả.

Vũ Thị Bích Quỳnh

12

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

Vì vậy tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý là việc làm cần
thiết để các doanh nghiệp nhà nước có thể trụ vững và phát triển, xứng đáng là
xương sống của nền kinh tế nước nhà.
Agribank Chí Linh là ngân hàng thành lập đầu tiên trên địa bàn (năm 1988).
Hơn 20 năm hoạt động Agribank Chí Linh đã thu được nhiều kết quả to lớn và đã
có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cũng
sau hơn 20 năm đội ngũ cán bộ của chi nhánh đã đến tuổi chậm dần với công nghệ

hiện đại, lạc hậu với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ
này thực sự là một cản trở lớn đối với sự phát triển của Chi nhánh. Để hội nhập
cùng sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế thì việc nâng cao
chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý Agribank Chí Linh là một vấn đề cấp thiết
cần phải thực hiện nhanh chóng.
Là một cán bộ của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chí Linh
(Agribank Chí Linh) đồng thời cũng là học viên cao học của khoa Kinh tế & quản
lý thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi mong muốn đem những kiến thức
mà thầy cô truyền đạt áp dụng vào thực tế của Ngân hàng mình nhằm mục đích cải
thiện chất lượng đội ngũ quản lý của Agribank Chí Linh, nên tơi xin chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chí Linh” để làm luận văn thạc sỹ
kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Agribank Chí Linh cùng các
nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý trong thời gian từ nay đến năm 2010, 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thực trạng chất lượng của đội ngũ cán
bộ quản lý của Agribank Chí Linh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

Vũ Thị Bích Quỳnh

13

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh


Phạm vi nghiên cứu là Agribank Chí Linh, là ngân hàng ra đời sớm nhất và có
uy tín lớn đối với tất cả người dân trên địa bàn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng nhiều nhất là:
phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp điều tra,
khảo sát.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chí Linh.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chí Linh.
Em xin cảm ơn các phịng ban trong nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế
cùng toàn thể các thầy cô giáo, giáo vụ trong khoa đã cung cấp nhiều thông tin quý
báu cho đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Đạt đã tận tình
giúp đỡ, quan tâm hướng dẫn chu đáo để em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình học tập và nghiên cứu song do kiến
thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn của em cịn nhiều thiếu sót. Em xin lĩnh hội,
tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô trong khoa Kinh Tế và
Quản Lý trường ĐHBK HN để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
nũa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Vũ Thị Bích Quỳnh

14

Cao học QTKD 2008-2010



Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Doanh nghiệp là pháp nhân làm kinh tế. Làm kinh tế đồng nghĩa với kinh
doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh
doanh dịch vụ - kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật Nhà nước không cấm.
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh ngày càng khốc liệt
ta cần phải hiểu và quán triệt bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp
trong khi giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của hoặc liên quan đến quá
trình kinh doanh.
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử
dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường tạo lập
hoặc ủng hộ vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể.
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các
nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi ích mà
doanh nghiệp cần và có thể tranh giành. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là
đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo GS,TS kinh tế Đỗ
Văn Phức [12, tr15], hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương
quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính
thành tiền với tất cả các chi phí cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính
thành tiền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để
đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính tốn tương đối chính xác và có
chuẩn mực để so sánh. Để tính tốn được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
trước hết cần tính tốn được tồn bộ các lợi ích và tồn bộ các chi phí tương thích.

Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng năm thường rất
Vũ Thị Bích Quỳnh

15

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

phong phú, đa dạng, hữu hình và vơ hình (tiền tăng thêm, kiến thức, kỹ năng tăng
thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm về công ăn việc làm, cần bằng hơn về phát triển
kinh tế, thu nhập, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, mơi trường chính trị, xã
hội…) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và biết cách quy tính tương đối chính
xác ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ
thể trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có
loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách, quy tính
ra tiền cho tương đối chính xác.
Theo GS,TS kinh tế Đỗ Văn Phức [12, tr16 và 17] mỗi khi phải tính tốn, so
sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp
loại A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị, xã hội và mơi
trường sinh thái như sau:
Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội- chính trị và ảnh hưởng đến môi
trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam
Loại ảnh hưởng
Loại A
Loại B
Loại C

Năm

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Xã hội- chính trị

1,35

1,25

1,15

Mơi trường

1,2

1,3

1,45

Xã hội- chính trị

1

1

1


Mơi trường

1

1

1

Xã hội- chính trị

0,80

0,85

0,90

Mơi trường

0,80

0,75

0,70

Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nhận
biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu: Lãi (Lỗ), Lãi/tổng tài sản, Lãi/ tồn bộ chi phí
sinh lãi, Lãi rịng/vốn chủ sở hữu.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh
tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết định mức
độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Vũ Thị Bích Quỳnh

16

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới
doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép mới.
Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước, tiến chậm so
với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh Δ1 < Δ2 là vị thế cạnh tranh
thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn,
xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn.

Đối thủ cạnh tranh

Δ1 < Δ2

T1

Doanh nghiệp cụ thể

Thời gian

T2

Hình 1.1. Vị thế cạnh tranh (Δ) quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Thực tế của Việt Nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới
luôn chỉ ra rằng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ (năng lực)
lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quyết định.
Do kỳ vọng về hiệu quả, lợi ích kinh tế nên hoạt động kinh tế có sự tham gia
của nhiều người. Trong bối cảnh hiện nay môi trường cạnh tranh rất gay gắt nên
muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao doanh nghiệp phải có đủ kiến thức và kỹ năng
thực hiện tốt, đồng bộ các khâu: cạnh tranh thu hút vốn phù hợp, cạnh tranh mua
sắm, tổ chức q trình sản xuất, cạnh tranh bán hàng hố làm ra và sử dụng các lợi

Vũ Thị Bích Quỳnh

17

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

ích thu được. Muốn có hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp phải biết nhìn nhận,
định hướng tinh nhanh; lập kế hoạch, chuẩn bị triển khai nghiêm túc; phân công rõ
ràng, hợp lý; phối hợp ăn khớp nhịp nhàng; điều chỉnh linh hoạt…Các thao tác đó là
thao tác quản lý kinh doanh. Chính vì vậy vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp - hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp có được chủ yếu do trình độ (năng lực) lãnh đạo,
quản lý doanh nghiệp đó quyết định.
1.2. BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP
Quản lý doanh nghiệp viết đầy đủ là quản lý hoạt động của doanh nghiệp, nó
bao gồm chính sách quản lý chiến lược và quản lý điều hành. Quản lý chiến lược
bao gồm: hoạch định chiến lược, thẩm định chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến
lược. Hoạch định chiến lược là xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩmkhách hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược. Doanh nghiệp làm ăn lớn khi

có cạnh tranh đáng kể muốn đạt hiệu quả cao khơng thể khơng có chiến lược kinh
doanh, quản lý chiến lược. Quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là tìm
cách, biết cách tác động đến những con người, nhóm người để họ tạo ra và ln duy
trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng.
Quản lý doanh nghiệp một cách bài bản, có đầy đủ căn cứ khoa học là nhân tố quan
trọng nhất của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận từ nhiều phương diện, từ
quá trình kinh doanh là thực hiện 6 công đoạn sau đây:
-

Quyết định chọn các cặp sản phẩm- khách hàng;

-

Cạnh tranh vay vốn;

-

Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào;

-

Tổ chức quá trình kinh doanh;

-

Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra;

-


Quyết định sử dụng kết quả kinh doanh..

Nếu có yếu kém dù chỉ trong một công đoạn nêu ở trên là hiệu lực quản lý kém,
hiệu quả kinh doanh thấp.

Vũ Thị Bích Quỳnh

18

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

Theo quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện đồng bộ bốn
loại công việc sau:
-

Hoạch định: lựa chọn các cặp sản phẩm- khách hàng và lập kế hoạch thực
hiện;

-

Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ;

-

Điều phối hoạt động của doanh nghiệp;

-


Kiểm tra.

Không thực hiện hoặc thực hiện không tốt dù chỉ một loại công việc nêu ở trên
là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.
Trình độ (năng lực, chất lượng) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được nhận biết,
đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện 6 công đoạn nêu ở trên.
- Quyết định chọn các cặp sản phẩm – khách hàng: có nghĩa là trước khi bắt đầu
một quá trình sản xuất kinh doanh phải có kế hoạch sẽ sản xuất cái gì? đối tượng
khách hàng mục tiêu, tiêu thụ những sản phẩm sản xuất ra này là ai? thì sau đó mới
có được các kế hoạch chi tiết tiếp theo. Phải tìm kiếm được cặp sản phẩm – khách
hàng khác biệt trên thị trường thì mới có kết quả kinh doanh cao. Điều này đòi hỏi
năng lực của các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp phải có trình độ chun mơn
cao, có đầu óc sáng tạo, tinh nhanh và am hiểu thị trường.
- Cạnh tranh vay vốn: Sau khi đã quyết định chọn các cặp sản phẩm – khách
hàng doanh nghiệp phải tìm vốn để bắt đầu quá trình kinh doanh. Nguồn vốn đó
phải là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất có thể bởi chi phí vốn ảnh hưởng trực tiếp tới
giá bán sản phẩm. Chi phí vốn cao thì giá bán sản phẩm cao và làm hạn chế nâng
cao thị phần của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng
cần phải có vốn mà nguồn vốn thì nằm rải rác không tập trung và không dễ dàng gì
để có được một cách thuận lợi. Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp phải cạnh tranh
nhau về vốn. Các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp lúc này phải nhanh nhạy tận
dụng các quan hệ của mình để huy động được lượng vốn đủ lớn để kinh doanh.
- Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào: Chi phí mua các yếu tố đầu vào (nguyên,
nhiên vật liệu, công nghệ, lao động…) quyết định giá bán và sản lượng sản phẩm

Vũ Thị Bích Quỳnh

19


Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

đầu ra và từ đó quyết định doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy với nguồn vốn vay được các doanh nghiệp cũng phải cạnh
tranh nhau để mua được các yếu tố đầu vào với giá rẻ nhất. Do đó lãnh đạo quản lý
doanh nghiệp phải có khả năng tìm tịi, phát hiện và có khả năng ngoại giao, thương
thuyết, đàm phán.
- Tổ chức quá trình kinh doanh: Sau khi đã tập hợp đủ các yếu tố đầu vào doanh
nghiệp bắt đầu vào tổ chức q trình kinh doanh. Đây là khâu vơ cùng quan trọng
phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào đã mua với trình độ của cơng nhân viên trong
doanh nghiệp và đặc biệt là của cán bộ quản lý để có những sản phẩm hồn chỉnh
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đúng như mục đích của doanh nghiệp đã
đặt ra. Để có một q trình kinh doanh trọn vẹn, đầy đủ góc cạnh, khoa học, đem lại
kết quả tốt đẹp thì người quản lý phải có đầu óc tổ chức, sắp xếp, trình độ chun
mơn cao, tâm huyết với cơng việc mình đang làm.
- Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra: Mục đích của doanh nghiệp khi sản xuất ra
sản phẩm là bán được với số lượng lớn, thu về được nhiều tiền. Trên thị trường ln
có sự canh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy kỹ năng về marketing yêu
cầu phải được trang bị đầy đủ cho nhân viên bán hàng và đặc biệt người lãnh đạo
quản lý lại không thể thiếu.
- Quyết định sử dụng kết quả kinh doanh: Kết quả cuối cùng của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thu về là lợi nhuận. Lợi nhuận được sử dụng để
tái đầu tư hay đầu tư mới hay phân chia cho cán bộ công nhân viên hay giữ lại quỹ
của đơn vị... Quyết định vấn đề này một cách đúng đắn là phụ thuộc vào các nhà
lãnh đạo quản lý doanh nghiệp. Khả năng nhìn nhận, suy đốn tương lai, am hiểu
thị trường... là yêu cầu cần thiết đối với họ.


Vũ Thị Bích Quỳnh

20

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

ĐƯỜNG LỐI, CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH

CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, QUY CHẾ QUẢN LÝ

TÍCH CỰC TÁI SX MỞ

TÍCH CỰC SÁNG TẠO

TIẾN BỘ KHOA HỌC,

RỘNG SỨC LAO ĐỘNG

TRONG LAO ĐỘNG

CÔNG NGHỆ

HIỆU QUẢ KINH DOANH
Hình 1.2 Các nhân tố nội bộ của hiệu quả kinh doanh
Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh
nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ

nào. Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh là quá trình lựa chọn trước hoạt động, các
yếu tố cho hoạt động và phương thức tiến hành hoạt động sản xuất. Sản phẩm của
quá trình lập kế hoạch là bản kế hoạch. Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh
là nó phác ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh kế của
doanh nghiệp, bao gồm việc mơ tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp suy nghĩ cẩn trọng, đánh giá
chính xác các mặt cần thiết trong việc kinh doanh của mình . Nó chính là cơ sở để
biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, lập kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh

Vũ Thị Bích Quỳnh

21

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

nghiệp tin tưởng hoàn thành được mục tiêu kiếm ra nhiều tiền, thường thì có 4 lý do
chính để lập kế hoạch kinh doanh:
- Cho thấy doanh nghiệp có thể sinh lời trong tương lai hay không, nghĩa là
cho phép doanh nghiệp chọn những phương án hiệu quả nhất để xây dựng và phát
triển cơ sở kinh doanh của mình;
- Dự báo trước những thắng lợi mà doanh nghiệp có thể có, nghĩa là cho thấy
doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như thế nào để có đủ khả năng hồn trả các
khoản vay của các tổ chức tài chính - tín dụng khi doanh nghiệp đang cần tìm một
khoản đầu tư về tài chính, hay mức độ đem lại lợi nhuận có hấp dẫn hay khơng khi
muốn có người cùng góp vốn, cùng sở hữu doanh nghiệp;
- Tiết kiệm chi phí, tránh những chi tiêu lãng phí vào những việc vơ ích,

khơng có lợi cho hoạt động kinh doanh, đó là công cụ để bạn quản lý nguồn tiền
mặt hiệu quả;
- Dự kiến những bất lợi và những biện pháp khắc phục trong quá trình kinh
doanh, nhằm cải thiện hoạt động cũng như hiệu quả của doanh nghiệp.
Đối với nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh như là bản đồ chỉ dẫn
đường đi để đảm bảo hoạt động kinh doanh thực hiện đúng hướng mong muốn và
đặt ra các chỉ tiêu pháp lệnh mà toàn thể cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp phải
đạt được.
Để có cơ sở, căn cứ (tiền đề) cần thiết cho việc lập kế hoạch kinh doanh cần
nghiên cứu công phu từng mặt và phối hợp các mặt sau:
-

Những cơ hội kinh doanh, nhu cầu của thị trường định hướng tương lai;

-

Các đối thủ cạnh tranh cùng tương lai với cơ hội kinh doanh, nhu cầu và họ
có ưu thế hoặc thất thế gì so với ta…

-

Khả năng, thực lực thực sự, cụ thể của ta về số lượng, chất lượng , giá cả và
thời hạn.

Một kế hoạch kinh doanh viết ra bao gồm các nội dung sau:
-

Ý tưởng kinh doanh;

-


Các nguồn lực cá nhân và mục tiêu cá nhân;

Vũ Thị Bích Quỳnh

22

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

-

Sản phẩm/Dịch vụ;

-

Miêu tả thị trường;

-

Bán hàng và tiếp thị;

-

Tổ chức công ty;

-


Phát triển kinh doanh;

-

Ngân sách;

-

Tài trợ.

Do vậy, để đưa ra được kế hoạch phù hợp, sát với yêu cầu của doanh nghiệp thì
đội ngũ cán bộ tham gia lập kế hoạch phải là người có kinh nghiệm về thị trường,
về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là về sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng của
bản kế hoạch chỉ được thể hiện sau một thời gian nhất định có thể là tháng, quý,
năm… tùy vào mức độ chi tiết của bản kế hoạch đó. Chính vì vậy, trong mọi khâu
của lập kế hoạch đều địi hỏi sự chính xác tối đa đến mức có thể, trước hết là sự
theo dõi sát sao tình hình biến động kinh tế, chính trị, xã hội, các chính sách của
quốc gia để nhận ra cơ hội kinh doanh là công việc rất cần thiết và địi hỏi một tầm
nhìn, khả năng tư duy chiến lược để cạnh tranh được với đối thủ, giành giật những
điều kiện có lợi cho bản thân doanh nghiệp. Điều này đương nhiên chỉ đem lại hiệu
quả khi những cơ hội, lợi thế được nhận diện một cách đúng đắn và chân thực bởi
đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực thực sự.
Như vậy, trong khâu đầu tiên của quá trình quản trị đã phản ánh được phần nào
tầm quan trọng của yếu tố chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đối với sự thành công
của doanh nghiệp ở khía cạnh xác định đúng hướng đi trong tương lai cho doanh
nghiệp. Một nhận định đúng sẽ làm nên hướng đi đúng. Điều này tạo ra một lợi thế
chủ động và một thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động của doanh nghiệp
Đảm bảo tổ chức cho doanh nghiệp là thiết lập - khơng ngừng hồn thiện cơ cấu
tổ chức quản lý và xác định - không ngừng nâng cao chất lượng của cơ cấu nhân

lực, không có hệ thống tổ chức thì khơng thể điều hành, kiểm sốt được hoạt động
quy mơ lớn, phức tạp.

Vũ Thị Bích Quỳnh

23

Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

Cơ cấu tổ chức bao gồm các cấp, các bộ phận, các đối tượng quản lý và các quan
hệ trực thuộc, phối hợp giữa chúng. Có nhiều kiểu tổ chức quản lý, tuy nhiên với
bất kỳ mơ hình nào khi áp dụng thì cũng phải đảm bảo được các yếu tố về tính hiệu
quả, tính hợp lý, tính thống nhất trong từng bộ phận và trong toàn hệ thống.
Như vậy, cán bộ quản trị phải làm nhiệm vụ là xác định rõ vai trị, chức năng,
nhiệm vụ của từng vị trí làm việc dù là lao động chân tay hay vị trí quản lý. Tồn bộ
cán bộ cơng nhân viên trong doanh nghiệp phải tạo thành một hệ thống mắt xích với
nhau, cán bộ quản lý phải là người bôi dầu trơn để hệ thống này hoạt động liên tục
và hiệu quả. Cơng tác này địi hỏi cán bộ quản lý khơng chỉ phải có trình độ chun
mơn sâu rộng và còn phải hiểu về tâm lý của con người, biết quan tâm, chia sẻ với
nhân viên.
Điều phối hoạt động của doanh nghiệp
Điều phối hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động điều hành, phối hợp tất cả
các hoạt động bộ phận trong doanh nghiệp đã được thiết lập nhằm thực hiện những
gì đã hoạch định. Điều phối hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện các công việc
sau đây:
-


Lập kế hoạch tiến độ (kế hoạch tác nghiệp…);

-

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân;

-

Đảm bảo điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết cho các bộ phận, cá nhân thực
hiện, hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

-

Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện, hoàn thành từng nhiệm
vụ theo yêu cầu chất lượng và tiến độ…;

-

Kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và khen thưởng (phạt) các
bộ phận, cá nhân…;

Như vậy, đây chính là khâu cụ thể hóa cơng việc bằng cách lập kế hoạch tác
nghiệp, chuẩn bị các yếu tố sản xuất và phân công nhiệm vụ cụ thể cho người lao
động sao cho đảm bảo được sự hài hòa giữa các khâu, các bộ phận về mặt công
việc, môi trường lao động, quyền lợi cá nhân và tập thể. Lãnh đạo khơng chỉ được

Vũ Thị Bích Quỳnh

24


Cao học QTKD 2008-2010


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý AGRIBANK Chí Linh

kêu gọi để làm mẫu cho các giá trị và nguyên tắc, họ còn phụ thuộc vào các nguyên
tắc sau đây để tạo ra sự điều phối hoạt động trong tổ chức của mình:
Ngun tắc đơn giản hóa: Khả năng lãnh đạo thành cơng bắt đầu từ một tầm
nhìn (phản chiếu cả hướng đi trong một chiều hướng chung). Đối với bất kỳ nhóm
hoặc tổ chức nào, việc thảo luận về các mục tiêu, các mục đích và tầm nhìn đều có ý
nghĩa hợp nhất các thành viên.
-

Nguyên tắc thúc đẩy: Khả năng đạt được sự đồng thuận và tận tuy của mọi
người đối với tầm nhìn.

-

Nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi: Khả năng tạo điều kiện thuận tiện cho
việc học tập của các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực chắc chắn và đáng
tin cậy.

-

Nguyên tắc cách tân: Khả năng đề xướng sự thay đổi táo bạo khi cần thiết.

-

Nguyên tắc động viên: Khả năng lôi kéo, trang bị và trao quyền cho mọi
người để hiện thực hoá tầm nhìn.


-

Ngun tắc chuẩn bị: Khả năng khơng bao giờ ngừng học hỏi về bản thâ
cùng với (và cả khi khơng có) sự giúp đỡ của mọi người.

-

Ngun tắc quyết đoán: Khả năng kết thúc cuộc đua.

Kiểm tra trong quản lý doanh nghiệp
Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục
tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này đã và đang được hoàn
thành. Cần kiểm tra tất cả các yếu tố, các hoạt động về mặt thành phần, chất lượng,
tiến độ; kiểm tra tất cả các khoản chi và các nguồn thu; đặc biệt phải kiểm tra chất
lượng của các sản phẩm quản lý…
Ý nghĩa của kiểm tra:
- Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với các mục tiêu của tổ chức;
- Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu;
- Làm bày tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan
trọng;
- Xác định và dự đốn những biến động và những chiều hướng chính;

Vũ Thị Bích Quỳnh

25

Cao học QTKD 2008-2010



×