Tải bản đầy đủ (.pdf) (535 trang)

Những vấn đề chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.69 MB, 535 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ </b>


<b>VÀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ</b>


<b>VÙNG DÂN TỘC THIỂU s ố</b>



<b>VIỆTN AM</b>



<b>MGUAGE POLICY A N D E D U C A TIO N </b>
<b>IN E TH N IC M IN O R IT IE S REG IO N</b>


<i>m m</i>


« J V 1


r-ầv


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRÀN TRÍ DÕI</b>



<b>NHỮNG VẤN ĐÈ</b>



<b>VÙNG DÍNTOC THỂU số VÉT NAM</b>



<b>LANG UAG E PỠLICY AND E D U C A T IO N </b>
<b>IN ET H N IC M INORITIES R E G IO N O F V IE T N A M</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

MỤC LỤC



<b>Phần thứ nhất</b>


NHỮNG VĂN BẢN THẾ HIỆN CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ
VÀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ



Ở VIỆT NAM


<b>Văn bản pháp lu ậ t... 10</b>


Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (tríc h )... 10


Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (trích) ... 10


Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 năm 2000 (trích)...10


Luật Giáo dục năm 2005 ... 13


<b>Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt N a m ...14</b>


Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (trích)...14


Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI (trích)...16


<b>Quyết định, nghị định và chỉ thị của Chính p h ủ ... 17</b>


Nghị định số 206/CP ngày 27/11/1961 của Hội Đồng
Chính p h ủ ... 17


Quyết định 53/CP ngày 22/2/1980 của Thủ tướng Chính p h ủ .... 18


Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng
Chính p h ủ ... 23


Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/ 07/ 2010
của Chính p h ủ ... 26



<b>Văn bản của các bộ, ngành... 31</b>


<b>Bộ Giáo dục và Đào tạo... 31</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Quyết định, công văn của các tỉn h ...250</b>


ủ y ban nhân dân tỉnh An Giang: Tiếng K h m er... 250
ủ y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng: Tiếng Chum, tiếng M ạ ....251
ủ y ban nhân dân tỉnh Quảng Nam: Tiếng C ơtu...286


<b>ủ y ban nhân dân tỉnh Trà Vinh: Tiếng Khmer...287</b>


<b>Phần thứ hai</b>


<b>NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ứ u CỦA TÁC GIẢ </b>



VỀ CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ


<b>VÀ GIÁO DỤC NGƠN NGỮ VÙNG DÂN T ộ c THIỂU SỐ</b>


ở V Ệ T NAM


❖ Chính sách ngơn ngữ văn hố dân tộc ở Việt N am ... 292
❖ Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi


ba tỉnh phía Bắc Việt Nam: những kiến nghị và giải p h á p .... 414
❖ Một vài ý kiến về vấn đề xây dựng chính sách giáo dục


<b>ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam ... 428</b>


<b>❖ Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và thái độ sử dụng ngôn ngữ:</b>


trường hợp một vài dân tộc thiểu số miền núi ở Việt Bắc


<b>Việt Nam... 435</b>
<b>❖ Chính sách giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số ở</b>


Việt Nam: Kinh nghiệm ổn định xã hội để phát triển ở


<b>một quốc gia A S E A N ... 444</b>
<b>❖ Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong tiếp nhận giáo dục</b>


<b>ngôn ngữ ở một vài dân tộc thiểu số của Việt Nam ...450</b>
<b>❖ v ề một vài đặc điểm trong hoạch định chính sách giáo dục</b>


<b>song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam...456</b>
<b>❖ v ề một vài đặc điểm trong hoạt động giáo dục song ngữ</b>


<b>ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam... 465</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

♦> Thử phân tích những bất cập trong chính sách giáo dục
song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt N a m ... 477
❖ Chính sách giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số


của Việt Nam: những dấu hiệu bất cập và thử lý g i ả i ...484
❖ Giáo dục ngôn ngừ và sự phát triển bền vững vùng dân tộc


thiểu số Việt Nam: Trường hợp tỉnh Sơn L a ... 491
❖ Vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam:



những thuận lợi và khó khăn... 505
❖ Giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam


hiện nay: vấn đề tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai... 514
❖ Chính sách ngơn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>QUY Ư Ớ C VIÉT TẮT</b>


CHXHCN:
HĐND:
UBND:


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Hội đồng nhân dân


ủ y ban nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Phần thử nhất</b>



<b>NHỮNG VĂN BẢN </b>



<b>THẺ HIỆN CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ </b>


<b>VẤ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ờ phàn thứ nhất này, chúng tôi sè tập hợp một số văn bản thể
hiện chính sách ngôn ngữ cho vùng dân tộc thiểu số của Nhà nước
Việt Nam. Đó là những văn bản pháp luật hay nghị quyết của Quốc
hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước; là “Văn kiện của
Đảng Cộng sản Việt Nam”, những tài liệu thể hiện Đường lối phát
triển đất nước; là những quyết định và nghị quyết hay chỉ thị của


Chính phủ, cơ quan hành pháp của Nhà nước; là những quyết định,
ihông tư hay chỉ thị của các bộ, ngành và UBND các tỉnh. Những
văn vàn này có thể trực tiếp thể hiện chính sách ngôn ngữ đối với
vùng dân tộc thiểu số ở Việt Napi, hoặc chỉ thể hiện những nội dung
khác nhưng, theo chúng tôi, mặt này hay mặt khác có liên quan hay
phản ánh mối liên hệ với việc thực hiện chính sách ngôn ngữ cho
vùng dân tộc thiểu số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>VĂN BẢN PHÁP LUẬT</b>



<i><b>LUẬT PHỐ CẬP GIÁO DỤC TIẺƯ HỌC (trích)</b></i>


“ Điều 4


Giáo dục tiểu học được thực hiện bàng tiếng Việt. Các dân tộc
thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng
với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”


(Luật này đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII,
kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991)


<i><b>IilÉN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM NĂM 1992 (trích)</b></i>


“ Điều 5


Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.


Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ
giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.



Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc
dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn
hố tốt đẹp của mình.


Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng
bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc
thiểu số.”


<b>NGHỊ QUYẾT SỐ: 40/2000/NQ-QH10 NĂM 2000</b>


Số: 40/2000/NQ-QH10 <i>Hà Nội, ngày 09 thảng 12 năm 2000</i>


<b>NGHỊ Q U Y É T (trích) </b>


về <b>đổi mới Chương trình giáo dục phổ thơng </b>
<b>Quổc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam</b>


<i>Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ </i>
<i>nghĩa Việt Nam năm 1992;</i>


<i>Căn cứ vào Luật Giáo dục;</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

QUYÉT NGHỊ


Tán thành đề nghị của Chính phủ về chủ trương đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời nhấn mạnh một số vấn
đề sau:


<b>I. Mục tiêu của việc đổi mói chng trình giáo dục phổ thông</b>



Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình
giáo dục; tăng cường tính liên thơng giữa giáo dục phổ thông với
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong
hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đổi về cơ cấu nguồn nhân
lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có
phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.


Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy
và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang
thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.


<b>II. Tiến độ thực hiện đổi mói chưong trình giáo dục phổ thơng</b>


Việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển
khai thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn trương
để đạt được các mục tiêu nêu trên; lần lượt triển khai đại trà việc áp
dụng chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ
năm học 2002 - 2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004 - 2005; đến
nàm học 2006 - 2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương
trình và sách giáo khoa mới.


<b>III. Tổ chức thực hiện đổi mói chưong trình giáo dục phổ thơng</b>


1. Giao Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình


giáo dục phổ thông; hàng năm báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
về kết quả và tiến độ thực hiện.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tham gia biên soạn, thí điểm, thẩm định chương trình, sách giáo
khoa mới và hướng dẫn áp dụng đổi với các địa bàn khác nhau; xây
dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngừ, tin học ở nhà trường phổ
thông; đổi mới chương trình đào tạo ở các trường, các khoa sư
phạm; tổ chức bồi dưỡng để giáo viên có đủ khả năng giảng dạy
theo chương trình, sách giáo khoa mới; chỉ đạo địa phương xây
dựng, phát triển các trường trung học phổ thông kỹ thuật bảo đảm
để học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở.


Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức cán bộ
Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cùng với Bộ Giáo dục và
Đào tạo bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, biên chế,
xây dựng chính sách đối với giáo viên để thực hiện có hiệu quả việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.


Ưỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách
nhiệm chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông ở địa phương; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật Giáo
dục; tiến hành nâng cấp và xây dựng trường, lớp, trang thiết bị theo
hướng chuẩn hoá.


2. Giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục,


Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển
khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng; Hội đồng dân
tộc, các uỷ ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân


giám sát việc triển khai thực hiện đồi mới chương trình giáo dục phổ
thơng trong phạm vi trách nhiệm của mình.


(Nghị quyết này đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000).


<b>Nông Đức Mạnh</b>


(Đã ký)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

LUẬT GIÁO DỤC NĂM 2005


“Quốc hội



Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



Khóa XI, kỳ họp thứ 7


<i>(Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005)</i>


LUẬT GIÁO DỤC (trích)


<i>Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt </i>
<i>Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bo sung theo Nghị quyết sổ </i>
<i>51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, </i>
<i>kỳ họp thứ 10;</i>


<i>Luật này quy định về giáo dục.</i>


Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục


khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy
ngoại ngữ.


1. Tiếng V iệt là ngơn ngữ chính thức dùng trong nhà trường
và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu
cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc
dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo
dục khác.


2. N hà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ
dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo
dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số
được thực hiện theo quy định của Chính phủ.


3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngơn ngữ
được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy
ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để
người học được học liên tục và có hiệu quả”.


* *


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM</b>

■ ■ ■


<b>VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIẺU TOÀN QUỐC LÀN THỦ IX: </b>


<b>VÈ CƠNG TÁC NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA DÂN </b><i>T ộ c * (Trích)</i>


<i><b>“Trong chiến lược phát triển các vùng, chúng ta chủ trương </b></i>


phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng
cao, tích lũy lớn; đồng thời tạo điều kiện để phát triển các vùng khác
trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng. Quan tâm phát triển
kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh ở các vùng
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ, biên giới, hải đảo, chú
trọng các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam. Có chiến lược phát
triển vùng biên giới. Phát triển mạnh kinh tế biển kết họp với bảo vệ
vùng biển.” (tr 27-28).


“ ...B ảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị
văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của
các dân tộc; tơn tạo các di tích lịch sử, văn hố. Tiếp thu tinh hoa và
góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá của nhân loại.” (tr 38).


“ ...B ảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị
văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của
các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng
cảnh; khai thác các kho tàng văn hoá cổ truyền. Tiếp thu tinh hoa và
góp phần làm phong phú thêm nền văn hố của nhân loại. Đấu tranh
chống sự xâm nhập của văn hoá độc hại.” (tr 115).


<i>“Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí </i>
<i><b>chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các </b></i>


dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ. giúp nhau cùng phát triển;


’ Nhà xuất bàn Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, 352tr.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

xây dựng kêt câu hạ tâng kinh tê, xà hội, phát triên sản xuât hàng
hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghco, mở


mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội
giữa các dân tộc, miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp
nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng
chiến. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của
những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương.
Chống kỳ thị chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc
hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân
tộc.” (tr 127-128).


“ ...Thực hiện tốt chính sách dân tộc, thật sự cải thiện đời sổng
vật chất và văn hoá của đồng bào dân tộc.” (tr 187).


“Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả
nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông cho phù họp với
yôu cầu phát triển mới. Ngồi tiếng'phổ thơng, các dân tộc có chữ
viết riêng được khuyến khích học chữ dân tộc. Đổi mới chương
trình đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề theo
hướng thiết thực, hiện đại. Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức
tin học, ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên” (tr 203).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIẺU TỒN QUỐC LẦN THÚ XI* (trích)</b></i>


“Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tôn trọng và giúp
<i>đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng </i>
phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng
dân tộc Việt Nam. Giữa gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngơn ngữ,
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia
rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù họp với đặc thù


của các vùng, các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu sổ”(Cương lĩnh
<i>xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Bổ </i>


<i>sung, phát triển năm 2011), tr 81.</i>


“Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
<i>văn hóa, ngơn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số” {Bảo cáo chính </i>


<i>trị), tr 225.</i>


* *


*


* Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, 336tr.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>QUYẾT ĐỊNH, NGHỊ ĐỊNH </b>



<b>VÀ CHỈ THỊ CỦA CHÍNH PHỦ</b>



N G IỈỊ ĐỊNH SÓ 206/ CP NGÀY 27/11/1961 CỦA H Ộ I ĐỊNG
CHÍNH PHỦ


<b>Nghị định số 206/ CP ngày 27/11/1961 </b>
<b>của Hội đồng Chính phủ về chữ Tày - Nùng, </b>


<b>chữ Thái và chữ Mèo</b>


<b>Hội đồng Chính phủ (Trích)</b>



<i>“Căn cứ...</i>


<i>Đe các dân tộc Tày - Nùng, Thái và Mèo có điều kiện thuận lợi </i>
<i>thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.</i>


<i>Để phát huy đầy đủ tác dụng của chữ Tày - Nùng, chữ Thái và </i>
<i>chữ Mèo trong đời sống chính trị, kinh tế và văn hoá của đồng bào.</i>


NGHỊ ĐỊNH


Điều 1: Nay phê chuẩn các phương án chữ Tày - Nùng, chữ
Thái và chữ M èo...


Điều 2: Ở các khu tự trị và các địa phương có đồng bào Tày,
Nùng, Thái và Mèo, chữ Tày - Nùng, chữ Thải và chữ Mèo đều
được coi là chính thức và được dùng:


a) Trong việc xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hố cho cán bộ nhân dân.
b) Từng bước trong giảng dạy ở các trường phổ thông, các
trường chuyên nghiệp.


c) Trong công văn giấy tờ của các cơ quan N hà nước và trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>QUYÉT ĐỊNH 53/CP NGÀY 22/2/1980 CỦA TIIỦ TƯỚNG </b>
<b>CHÍNH PỈIU</b>


<b>Quyết định 53/CP ngày 22/2/1980 </b>


<b>của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đối với chữ viết</b>
<b>của các dân tộc thiểu số</b>■



<b>I. Tình hình xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết của các</b>


<b>*7</b> <i>w</i>


f A » A i 1 • A A


<b>dan tôc thiêu so</b>


Cuộc điều tra khảo sát về chữ viết của các dân tộc thiểu số tiến
hành vào cuối năm 1977 cho thấy tình hình chung như sau:


<i>1. Tiếng và chữ phổ thông ngày càng được phổ cập sâu rộng trong </i>


đồng bào các dân tộc thiểu số với tư cách là ngôn ngữ chung của cả
nước, đã và đang góp phần thiết thực thúc đẩy sự phát triển các mặt ở
các vùng dân tộc thiểu số. Tuy vậy ở một số nơi, nhất là ở vùng cao,
việc phổ cập tiếng và chữ phổ thơng chưa được tiến hành tốt.


<i><b>2. Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được </b></i>


Nhà nước tơn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển, do đó đã góp phần
xóa mù chữ dân tộc ở một số vùng mà đồng bào ít biết hoặc khơng
biết tiếng phổ thơng; đã đáp ứng yêu cầu của đồng bào về việc dùng
chữ dân tộc ghi sổ sách, viết thư từ, chép tư liệu văn học dân gian,
và tiến hành công tác thông tin, tuyên truyền ở địa phương. Một số
chữ dân tộc đã được dạy và học ở các trường phổ thông. Tuy nhiên
việc sử dụng tiếng và chữ dân tộc trong cơng tác giáo dục, văn hố
văn nghệ, thông tin, tuyên truyền, v .v ... còn chưa sát với tình hình
<b>thực tế, chưa phục vụ tốt yêu cầu phát triển đồng thời chữ phổ thông </b>


và chữ dân tộc; việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và soạn sách giáo
khoa bằng chữ dân tộc cũng chưa được tốt.


<i>3. Nhiều dân tộc thiểu số chưa có chữ viết có yêu cầu sừ dụng </i>


bộ vần chữ riêng để ghi tiếng nói của dân tộc mình. Một sổ dân tộc
thiểu số đã có chữ viết lối cổ muốn có chữ viết mới theo chữ cái .
Latinh cho gần gũi với chữ phổ thông. Những yêu cầu này cần được
coi trọng và từng bước giải quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>II. Chủ trương đối vói chữ viết của các dân tộc thiểu số</b>


Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thiểu số
ở nước ta phát triển nhanh về kinh tế và văn hoá, thực hiện ngày
càng đầy đủ quyền bình đẳng giữa các dân tộc đáp ứng yêu cầu
chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số và tăng cường sự
thống nhất của Tổ quốc, Hội đồng Chính phủ quyết định:


/. Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng
dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được
giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho địa
phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều ở các mặt kinh tế,
văn học, khoa học kỹ thuật, v.v... Tăng cường khối đoàn kết toàn
dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc. Vì vậy, mọi cơng dân
Việt Nam đều có nghĩa vụ và quyền lợi học tập và sử dụng tiếng và
chữ phổ thơng.


<i>2. Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam </i>


vừa là vốn quý của dân tộc đó, vừa là tài sản văn hoá chung của cả


nước. Ở các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng
đồng thời với tiếng và chữ phổ thông.


Cùng với chữ phổ thông, chữ dân tộc tham gia vào nhiều mặt
hoạt động ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là trong việc
giữ gìn và phát triển vốn văn hoá của các dân tộc. Vì thế đi đơi với
việc hoàn thành phổ cập tiếng và chữ phổ thông cần ra sức giúp đỡ
các dân tộc thiểu số xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết của từng
dân tộc,


Các dân tộc thiểu sổ chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây
dựng chữ viết theo hệ chữ Latinh.


Các dân tộc thiểu số đã có chữ viết kiểu cổ, nếu có u cầu, thì
được giúp đỡ xây dựng chữ viết mới theo hệ chữ Latinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Trong khi chữ viết mới của các dân tộc thiểu số được sử dụng
phổ biến, các chữ dân tộc kiểu cổ và kho tàng sách cổ của các dân
tộc vẫn được giữ gìn và khai thác.


<i>3. Ở vùng dân tộc thiểu số, chữ dân tộc được dạy xen kẽ với </i>


chữ phổ thông ở cấp I trong các trường phổ thông và bổ túc văn hoá,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học vừa hiểu biết chữ dân
tộc, vừa nắm được nhanh chữ phổ thơng.


a) Nếu đã có chữ viết dân tộc rồi thì ở những nơi người dân tộc
thạo tiếng phổ thơng, có thể dạy thẳng bằng tiếng và chữ phổ thông
đồng thời dành một số tiết để dạy chữ dân tộc; ở những nơi người
dân ít biết hoặc khơng biết tiếng phổ thông, cần dạy chữ dân tộc xen


kẽ với tiếng và chừ phổ thông, dùng chữ dân tộc để giúp người học
từng bước tiếp thu tiếng và chữ phổ thông, tiến lên có khả năng học
thẳng bằng chữ phổ thông ở các cấp học trên.


b) Nếu chưa có chữ viết dân tộc, thì ở những nơi người dân tộc
thạo tiếng phổ thơng, có thể dạy thẳng bằng tiếng và chữ phổ thông;
ở những nơi người dân ít biết hoặc khơng biết tiếng phổ thông, cần
dạy chữ phổ thông và giảng bài bằng tiếng dân tộc, cho đến khi
người học nắm được tiếng và chữ phổ thông.


c) Ở cấp II của các trường phổ thông thuộc vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, nếu đã có chữ viết dân tộc có thể tổ chức dạy mơn Ngữ
văn dân tộc.


<b>d) Những cán bộ và giáo viên hoạt động ở vùng dân tộc thiểu số </b>


nhất thiết phải học tiếng và chữ của dân tộc thiểu số nơi mình cơng tác.


<i>4. Cần có kế hoạch đẩy mạnh việc sưu tầm và khai thác vốn văn </i>


hoá, văn nghệ của các dân tộc thiểu số, cũng như tổ chức phong trào
sáng tác văn nghệ bằng tiếng và chữ dân tộc phục vụ tốt sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, c ầ n dùng cả chữ dân tộc và chữ phổ
thông trong việc phổ biến những tác phẩm văn học của các dân tộc
thiểu sổ, nhất là những tác phẩm tiêu biểu. Để tạo điều kiện tăng
cường việc khai thác vốn văn hoá và phát huy truyền thống văn hoá'
của các dân tộc thiểu số, các trường đại học và các viện nghiên cứu
khoa học có liên quan cần đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

đội ngũ cán bội giỏi vê ngôn ngữ các dân tộc thiêu sô, đây mạnh


công tác nghiên cứu tiếng nói, chữ viết, văn h ọ c... của các dân tộc
thiểu số.


Trong công tác thông tin, tuyên truyền và văn hoá của Nhà nước ở
vùng các dân tộc thiểu số phải cố gắng kết hợp sử dụng tiếng nói, chữ
dân tộc, giúp cho đồng bào tiếp thu được dễ dàng, nhanh chóng.


Trong giao dịch thư tín và trong đơn từ quan hệ với các cơ quan
Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu sổ được dùng chữ viết dân
tộc; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tốt
những đơn từ đó.


<b>III. Tổ chức thực hiện</b>


<i><b>1. Bơ Giảo duc có trách nhiêm:</b></i>• • •


a) Hướng dẫn các tỉnh xây dựng kế hoạch dạy chữ phổ thông và
chữ dân tộc trong các trường, các lớp phổ thông và bổ túc văn hố thích
hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của từng vùng, từng dân tộc;


b) Xây dựng chương trình học, soạn giáo trình và những sách
giáo khoa cần thiết bằng chữ dân tộc, đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên, hướng dẫn kế hoạch và phương pháp xen kẽ chữ dân tộc với
chữ phổ thông trong các trường, lớp phổ thông và bổ túc văn hố
cho sát họp với tình hình.


<i><b>2. Uỷ ban Khoa học X ã hội Việt Nam cỏ trách nhiệm:</b></i>


a) Hướng dẫn UBND các tỉnh thực hiện việc cải tiến hoặc xây
dựng mới các loại chữ dân tộc;



b) Biên soạn các sách từ điển, hội thoại v .v ... và bồi dưỡng cán
bộ phục vụ cho yêu cầu phát triển đồng thời chữ và chữ dân tộc ở
các vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ;


c) Phổi họp các ngành liên quan để tiến hành việc nghiên cứu
các chữ dân tộc cổ, khai thác các kho tàng tư liệu cổ của các dân tộc
thiểu số.


<i>3. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm tổ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

nghiên cứu, khai thác, giới thiệu văn hoá, văn học, nghệ thuật của
các dân tộc thiểu số.


<i><b>4. Bộ Văn ìtoả và Thơng tin có trách nhiệm ch ỉ đạo các tỉnh:</b></i>
a) Phát động phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng ở các
vùng đông bào dân tộc thiểu số, phát huy tác dụng của chữ viết dân
tộc trong các hoạt động này;


b) Mở rộng việc in ấn và phát hành các loại văn hoá phẩm bằng
chữ dân tộc và bằng hai thứ chữ phổ thông và dân tộc;


c) Tổ chức việc sử dụng đồng thời tiếng, chữ phổ thông^ và
tiếng, chữ dân tộc trong công tác thông tin, tuyên truyền triển lãm.
thuyết minh phim, v .v ... ờ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


<b>5. </b> <i><b>Uỷ ban nhân dân các tỉnli, theo sự hướng dẫn của các </b></i>


<i><b>ngành nói trên, có trách nhiệm:</b></i>



a) Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh, yêu cầu và nguyện
vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, đề ra chủ trương
cụ thể của tỉnh và xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp
trong tỉnh thực hiện tốt quyết định này;


b) Quyết định các phương án cải tiến hoặc xây dựng mới các
chữ dân tộc thiểu số trong tỉnh.


Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ giúp Hội đồng C hính phủ để
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định này, đề x uất với
Chính phủ, các bộ và UBND các tỉnh những vấn đề cần xem xét
và giải quyết.


Những văn bản ban hành trước đây trái với quyết định này đều
bãi bỏ.


<b>TM. Hội đồng Chính phủ </b>
<b>KT/ Thủ tướng Chính phủ </b>


<b>Phó Thủ tưóng</b>
<b>Lê Thanh Nghị</b>


(đã ký)


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>CIIỈ THỊ SỐ 38/2004/CT-TTG NGÀY 09/11/2004 CỦA THỦ </b>
<b>TƯỚNG CHÍNH PHỦ</b>


<b>CHÍNH PHỦ</b>


Số: 38/2004/CT-TTg <i>Hà Nội, ngày 09 thảng 11 năm 2004</i>



<b>C H Ỉ THỊ C ỦA TH Ủ T Ư Ớ N G C HỈNH PHỦ (trích) </b>


về <b>việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với </b>
<b>cán bộ, cống chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi</b>


Yêu cầu cấp bách của công tác quản lý và phát triển kinh tế - xã
hội, giữ gìn an ninh, quốc phòng đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức
công tác ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số phải biết tiếng dân
tộc để giao tiếp và sử dụng trong công tác.


Để việc học tiếng dân tộc thiểu số trờ thành nhiệm vụ thường
xuyên đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi
theo các quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2003 và
quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004, Thủ
tướng Chính phủ chỉ thị:


<b>1. </b> <b>Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ctf quan thuộc Chính phủ và </b>


<b>ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương </b>


<b>cần phải:</b>


a) Quán triệt nâng cao nhận thức trong việc đào tạo, bồi dưỡng
tiếng dân tộc thiểu sổ cho cán bộ công chức, đặc biệt là đổi với cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã, công chức nhà nước, sĩ quan,
chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội công tác ở các vùng dân
tộc, miền núi. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và yêu
cầu bắt buộc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

giữ gìn an ninh chính trị, quốc phịng, phát triển kinh tế - xã hội, xố
đói giảm nghèo ở vùng dân tộc, miền núi.


<b>2. ủ y ban nhân dân các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số</b>


a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân
tộc thiểu số cho cán bộ, công chức các cấp, các ngành đang và sẽ
công tác ở vùng dân tộc, miền núi tại địa phương.


b) Đề xuất các thứ tiếng dân tộc cần đào tạo, bồi dưỡng ở địa
phương và phối họp với Bộ Nội vụ, ủ y ban Dân tộc, Bộ Giáo dục
và Đào tạo để tổ chức việc biên soạn giáo trình, tài liệu tiếng dân tộc
theo các trình độ, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu đào tạo đối với cán
bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.


c) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị lực lượng
giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc, chú trọng đối với giáo viên là
người dân tộc thiểu sổ; nghiên cứu giao nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức cho các cơ
sở đào tạo thuộc tỉnh quản lý.


đ) Chủ động nghiên cứu ban hành và thực hiện các chế độ
khuyến khích đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số
ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng
dẫn của Bộ Tài chính.


<b>3. Bộ Nội vụ</b>


a) Sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành của pháp luật
liên quan tới cán bộ, công chức như: tiêu chuẩn công chức dự bị,


tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh, việc bổ nhiệm
giữ chức vụ, nâng ngạch, gắn với tiêu chuẩn tiếng dân tộc thiểu số
đối với cán bộ, công chức công tác ở các địa phương vùng dân tộc,
miền núi; gắn quyền lợi với trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, cơng
chức nhà nước.


b) Chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh, ủ y ban Dân tộc, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam quyết định việc lựa chọn các thứ tiếng .
dân tộc thiểu số để dạy cho cán bộ, công chức ở từng địa phương.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo: hướng dẫn các địa


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

phương thực hiện việc biên soạn, thẩm định, ban hành giáo trình, tài
liệu tiếng dân tộc thiểu số theo các trình độ khác nhau cho phù hợp
đặc điểm, tình hình cụ thể các vùng, địa phương có đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống; hướng dẫn các địa phương có cùng đặc điểm
dân tộc sử dụng chung giáo trình, tài liệu đã được biên soạn để tránh
lãng phí. Phấn đấu đến cuối năm 2005 có đủ giáo trình, tài liệu đào
tạo các thứ tiếng dân tộc thiểu số cần thiết trong cả nước để tổ chức
thực hiện.


c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,


tổng họp và xây dựng kế hoạch chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân
tộc thiểu số cho cán bộ, công chức ở các tỉnh miền núi, vùng có
đồng bào dân tộc thiểu sổ sinh sống để đưa vào kế hoạch chỉ tiêu
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm.


<b>4. Bơ Giáo duc và Đào tao</b>• • •


a) Chủ trì, phối họp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh vùng dân tộc,


miền núi chịu trách nhiệm đào tạo giảng viên tiếng dân tộc làm nòng
cốt để đào tạo, bồi dưỡng lực lượng giảng viên tiếng dân tộc thiểu
số cho các địa phương.


b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, ủ y ban Dân tộc và các địa
phương xây dựng chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng tiếng
dân tộc thiểu số.


c) Quản lý thống nhất việc xây dựng và ban hành mẫu chứng
chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu sổ theo quy định hiện hành.


d) Chủ trì, phổi hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chế
độ, chính sách động viên đối với lực lượng giảng viên tiếng dân tộc
thiểu số trình cấp có thẩm quyền quyết định


<b>5. Bơ Tài chính</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành và các địa phương thực hiện
chỉ thị này; hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Thủ tướng
Chính phủ để kịp thời chỉ đạo.


<b>THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ</b>
<b>Phan Văn Khải</b>


(đã ký)


<b>NGHỊ ĐỊNH SĨ 82/2010/NĐ-CP NGÀY 15/07/2010 CỦA CHÍNH PHỦ</b>


Số: 82/2010/NĐ-CP <i>Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2010</i>



<b>NGHỊ Đ ỊN H (trích)</b>


<b>Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết </b>
<b>của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phỗ thông </b>


<b>và trung tâm giáo dục thường xuyên</b>


<b>C H ÍN H PHỦ</b>


<i>Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;</i>


<b>NGHỊ Đ ỊN H</b>


<b>Chương 1 </b>


QUY ĐỊNH CHƯNG


<b>Điều 1. Pham vi điều chỉnh</b>


Nghị định này quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của
dân tộc thiểu số (sau đây gọi chung là tiếng dân tộc thiểu số), bao
gồm: điều kiện, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chế độ, chính sách đối với người
dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số.


<b>Điều 2. Đối tưọng áp dụng</b>


Nghị định này áp dụng cho người dạy tiếng dân tộc thiểu số và
người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết ở



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà nước tập trung đầu tư, ưu
tiên việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với các dân tộc thiểu
số ít người.


<b>Chương 2</b>


ĐIỀU KIỆN, NỘI DƯNG, PI IƯƠNG PHÁP
VÀ HÌNH THỨC TỐ CHỨC DẠY HỌC


<b>Điều 3. Diều kiện tổ chức dạy học</b>


1. Người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng
dân tộc thiểu số.


2. Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà
trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ
quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền
phê chuẩn.


3. Chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được
biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.


4. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn đào
tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số
tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm.


5. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo


quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


<b>Điều 4. Quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học</b>


1. Trên cơ sở nguyện vọng của người dân tộc thiểu số và điều
kiện tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số của địa phương, UBND
tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
UBND cấp tỉnh) đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học
tiếng dân tộc thiểu sổ trên địa bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

3. UBND cấp tỉnh ra quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc
thiểu số trên địa bàn.


<b>Điều 5. Nội dung, phưong pháp dạy học</b>


Nội dung, phương pháp, kế hoạch dạy học tiếng dân tộc thiểu
số được quy định trong từng chương trinh tiếng dân tộc thiểu số cụ
thể do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.


<b>Điều 6. Hình thức tổ chức dạy học</b>


1. Tiếng dân tộc thiểu số là môn học trong các cơ sở giáo dục
phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.


2. Việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo các
hình thức tổ chức dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung
tâm giáo dục thường xuyên.


<b>Điều 7. Cấp chứng chỉ</b>



Việc cấp chứng chỉ cho người hồn thành chương trình tiếng
dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.


C hư ơng 3


ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
VÀ CHẾ Đ ộ , CHÍNH SÁCH


<b>Điều 8. Đào tạo, bồi duỗìig giáo viên</b>


1. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo tại các cơ


<b>sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên</b>


2. Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được tiến
hành theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


<b>Điều 9. Chế độ chính sách</b>


1. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp


trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung;
không áp dụng chế độ phụ cấp này đổi với những người đã được
hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị
định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phù
về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.



2. Người học được Nhà nước đàm bảo sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người
học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi
dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.


3. Hàng năm, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục
thường xuyên được giao nhiệm vụ dạy tiếng dân tộc thiểu số, được
giao thêm biên chế giáo viên tương ứng với số tiết dạy tiếng dân tộc
thiểu số theo quy định.


<b>Chương 4</b>


TỔ CHỨC THỰC HIỆN


<b>Điều 10. Bơ Giáo duc và Đào tao</b>• • •


1. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
2. Quy định cụ thể các điều kiện, nội dung chương trình,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số.


3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan
xây dựng và ban hành định mức biên chế sự nghiệp giáo dục, chế độ
chính sách đổi với đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.


<b>Điều 11. Bộ Nội vụ</b>


Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan
x.ây dựng và ban hành định mức biên chế sự nghiệp giáo dục, chế độ
chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.



<b>Điều 12. Bộ Tài chính</b>


Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành
liên quan hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho việc
dạy và học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với quy định của pháp
luật hiện hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định, chế độ, chính sách về dạy và
học tiếng dân tộc thiểu số.


<b>Điều 14. ủ y ban nhân dân cấp tỉnh</b>


1. Lựa chọn bộ chữ và xác định điều kiện tổ chức dạy học tiếng
dân tộc thiểu số, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học
tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương.


2. Quản lý, chỉ đạo việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương.
3. Hàng năm bố trí, đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, tài
chính phục vụ cho việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số theo đúng
quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.


<b>Chưong 5 </b>


ĐIÈU KHOẢN THI HÀNH


<b>Điều 15. Hiệu lực thi hành</b>


Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm
2010. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều được bãi bỏ.



<b>Điều 16. Trách nhiệm thi hành</b>


1. Bô Giáo duc và Đào tao, Bô Nôi vu, Bô Tài chính chiu trách• • » 7 • • • / 7 •


nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định tại các điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và
Điều 9 Nghị định này.


2. Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này.


<b>TM. CHÍNH PHỦ </b>
<b>THỦ TƯỚNG</b>
<b>Nguyễn Tấn Dũng</b>


(đã ký)


*


* *


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>VĂN BẢN CỦA CÁC Bộ, NGÀNH</b>



<b>B ỏ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TAO</b>• • •


<b>1. Thơng tư sổ 01/GD-ĐT</b>


Số 1/GD-ĐT <i>Hà Nội, ngày 3 thảng 2 năm 1997</i>



<b>Thơng tư hưĨTig dẫn việc dạy học tiếng nói</b>


<i>r </i> ? r


___> _ 1 • Ạ J I A <i>J A </i> i 1 • A A


<b>và chữ viêt dan tôc thiêu sô</b>


Ngày 22 - 02 - 1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng
Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 53/CP về “Chủ trương đối
với chữ viết của các dân tộc thiểu số”.


Ngày 16 - 08 - 1991, Nhà nước ban hành Luật Phổ cập giáo dục
tiểu học, tại Điều 4 có ghi: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng
tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói chữ viết của
dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học.”


Để thực hiện có kết quả các chủ trương trên, Bộ Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn một số điểm cụ thể sau đây:


<b>1. Một số nguyên tắc chung</b>


Thực hiện luật phổ cập giáo dục tiểu học, trước hết triển khai
dạy học môn tiếng dân tộc (bao gồm tiếng nói, chữ viết) trong các
trường lớp mẫu giáo, các trường tiểu học, các lớp xóa mù chữ và bổ
túc văn hoá tại các vùng dân tộc thiểu số. Việc dạy học tiếng, chữ
dân tộc cần căn cứ vào chương trình và kế hoạch dạy học của các
loại trường, lớp nói trên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Ở những cơ sở dạy tiếng dân tộc, tiếng dân tộc được giảng dạy
như một mơn học, bình đẳng với các mơn học khác trong nhà trường
nhằm mục đích giúp người học tiếp thu nhanh, thuận lợi các kiến
thức được truyền đạt bằng tiếng dân tộc và tiếng phổ thông, góp
phần bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết và vốn văn hố truyền
thống của các dân tộc thiểu số.


Đa dạng hóa các hình thức dạy học tiếng dân tộc. Người học có
thể lựa chọn việc học tập thích hợp: học ở trường, học ở gia đình, ở
các lóp học thêm ngoài giờ, học tiếng dân tộc sau khi đã học xong
bậc tiểu học... M ở các lớp xóa mù chữ cho người lớn tuổi ở các
thôn ấp, làng bản, các lớp học tiếng dân tộc vào buổi chiều, buổi
tố i... Dù dạy học theo hình thức nào, nhất thiết phải thực hiện nội
dung chương trình và tài liệu dạy học do ngành giáo dục quy định.


<b>2. Một sổ việc làm cụ thể trước mắt</b>


a) Xây dựng chương trình bộ mơn tiếng dân tộc, biên soạn sách


giáo khoa tài liệu dạy học cần thiết.


Dựa vào loại hình chữ viết, cấu tạo âm - vần và điều kiện học
tập của học sinh để xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học, biên
soạn sách tiếng dân tộc cho phù họp với mục tiêu của môn học là
dạy cho người học biết đọc, biết viết tương đối thành thạo và vững
chắc tiếng dân tộc.


Đối với các thứ chữ theo hệ Latinh thì bộ mơn tiếng dân tộc
được bắt đầu dạy từ lóp 3, sau khi học sinh đã học xong và nắm
được bộ vần quốc ngữ để tránh tình trạng học sinh nhỏ tuổi ở lớp 1


và 2 phải học hai bộ vần trong cùng một lúc.


Đối với chữ viết cổ truyền (Hoa, Khơme, Chăm, Thái) do hệ
thống ký hiệu chữ viết, cách cấu tạo âm - vần khác với chữ quốc
ngữ, việc thanh tốn bộ vần địi hỏi nhiều thời gian nên có thể triển
khai dạy từ lớp 1 để sau khi học xong tiểu học, học sinh biết đọc,
biết viết tiếng mẹ đẻ tưang đổi thành thạo.


Môn học tiếng dân tộc được đưa vào kế hoạch dạy chung: ở
tiểu học, mỗi tuần dạy 4 tiết. Các trường, lớp có dạy môn tiếng dân
tộc nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu và thực hiện theo phân phối


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

chương trình, học sinh được kiểm tra đánh giá, ghi kết quả học tập
vào điểm và học bạ như các môn học khác.


Tiến hành chỉnh lý, biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc cho
phù hợp với nội dung chương trình và kế hoạch dạy theo quy định.


Các loại chương trình bộ mơn tiếng dân tộc phải được Hội đồng
cấp Bộ thẩm định và ban hành chính thức. Các loại sách giáo khoa
và tài liệu dạy học tiếng dân tộc được in đẹp, nhiều màu sắc và phát
miễn phí cho học sinh. Trước mắt, tiến hành xây dựng chương trình
bộ mơn tiếng Chăm, tiếng Khơme, Thái, Tày, Nùng và các thứ tiếng
Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, K ’ho ở các tỉnh Tây Nguyên; tiến
hành đánh giá và thẩm định chương trình mơn tiếng Hoa đã được áp
dụng từ năm học 1989 - 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục
biên soạn sách giáo khoa chữ Hoa cho hoàn chinh từ lớp 1 đến lóp 9
như đã quy định; triển khai giảng dạy chữ H ’mông theo chương
trình và sách giáo khoa mới được biên soạn tại các tỉnh có đơng
người H ’mông cư trú; tiến hành chỉnh lý hoặc biên soạn lại các bộ


sách giáo khoa chữ dân tộc cho phù hợp với chương trình tiểu học.


b) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc
- Trên cơ sỏ chương trình, kế hoạch và nội dung dạy học các
thứ tiếng dân tộc cụ thể, các địa phương tiến hành đào tạo và bồi
dưỡng giáo viên. Trong kế hoạch đào tạo, cần tuyển chọn người địa
phương, người dân tộc thiểu số có kiến thức nhất định, hiểu biết về
tiếng và chữ dân tộc vào học ở các trường sư phạm để sau khi đào
tạo, họ có thể về cơng tác ngay tại địa phương. Nội dung đào tạo
phải chú trọng đến năng lực giảng dạy hai thứ tiếng: tiếng phổ thông
và tiếng dân tộc. Định kỳ hàng năm có tổ chức bồi dưỡng giáo viên
để nâng cao trình độ về tiếng, chữ dân tộc, về phương pháp giảng
dạy song ngữ thông qua hội thảo, sinh hoạt chuyên đ ề ...


<b>- Các sở Giáo dục - Đào tạo phải tiến hành quy hoạch, xây dựng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ từng bước nghiên cứu hình thành
các trung tâm bồi dưỡng tiếng và chữ dân tộc ở mỗi vùng để đào
tạo, bồi dưỡng những cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo và giảng dạy tiếng,
chữ dân tộc làm lực lượng nòng cốt cho các địa phương.


- Giáo viên ở các vùng dân tộc giảng dạy chương trình và sách
giáo khoa tiếng dân tộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì
được hưởng thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm nhằm khuyến
khích giáo viên học tập, nâng cao trình độ ngơn ngữ và năng lực sư
phạm, v ề mức phụ cấp cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn bạc
cùng với liên Bộ. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh, Sở Giáo dục và
Đào tạo trình UBND tỉnh, thành phố quyết định khoản phụ cấp cho
thích hợp.



c) Xác định mức độ dạy học tiếng dân tộc


- Trong bậc giáo dục mầm non:


Ở các lớp mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, việc dạy học được
tiến hành chủ yếu bằng tiếng dân tộc. Đối với các lớp mẫu giáo lớn
tuổi, thơng qua chương trình dạy học, bằng các hình thức ngơn ngữ
giao tiếp, giới thiệu thơ ca dân gian bằng tiếng dân tộc cho các em;
bên cạnh đó cần chú trọng dạy tập nói tiếng Việt để giúp các em
chuyển sang học lớp 1 được thuận lợi.


- Trong các bậc giáo dục phổ thông:


Ở bậc tiểu học, dạy cho học sinh biết đọc, biết viết tương đối
thành thạo và vững chắc chữ viết dân tộc nhằm giúp các em có cơ
sở ban đầu để tự học, tự nâng cao trình độ về tiếng nói, chữ viết mẹ
đẻ sau này.


- Trong các ngành học giáo dục thường xuyên:


<b>Ngành học giáo dục thường xuyên Qần nhanh chỏng tạo ra các điều </b>


kiện cần thiết để đưa tiếng dân tộc vào việc xóa mù chữ cho người dân
tộc thiểu số. Trước hết tiến hành xóa mù chữ dân tộc cho đối tượng
người lớn tuổi khơng có điều kiện xóa mù chữ bằng quốc ngữ. Sau xóa
mù chữ càn cỏ các tài liệu đọc thêm bằng chữ dân tộc để củng cố và
nâng cao thêm vốn hiểu biết tiếng và chữ mẹ đẻ cho họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Với các đối tượng là cán bộ xã, bản, thôn ấp và thanh niên từ 15
- 25 tuổi sau khi được xóa mù chừ và bổ túc văn hoá bàng tiếng và


chữ phổ thơng, khuyến khích họ học thêm chữ dân tộc để sử dụng
trong công tác và đời sống tại địa phương.


- Ngoài việc giảng dạy trong nhà trường, tiếng và chữ dân tộc
cần được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội địa phương vùng
dân tộc thiểu số thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền
hình, xuất bản các loại sách báo địa phương...


<b>3. </b> <b>Tổ chức thưc hiên</b>• •


Việc tổ chức dạy học tiếng dân tộc cùng với tiếng phổ thông
trong nhà trường là một chủ trương lớn. Bộ sẽ tăng cường công tác
nghiên cứu và chỉ đạo việc dạy học cũng như biên soạn chương
trình, sách giáo khoa, tài liệu, đồ dùng giảng dạy và đào tạo giáo
viên. Để thực hiện có kết quả cơng tác này, Bộ giao cho:


- Viện Khoa học Giáo dục (Trung tâm Giáo dục dân tộc) chủ trì
phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Bộ và các tỉnh tổ chức
xây dựng chương trình bộ mơn tiếng dân tộc dùng trong các trường
tiểu học, các lớp xóa mù chữ vùng dân tộc thiểu số. Bộ sẽ tiến hành
xét duyệt để ban hành chính thức.


- Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục,
Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo viên và các địa phương tổ chức
biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc, sách hướng dẫn giảng dạy
và các tài liệu dạy học cần thiết theo thể thức quy định về sách giáo
khoa chung; phối hợp với các cơ quan khác như Viện N gôn ngữ,
Trung tâm Từ điển... để xây dựng từ đỉển, sách ngữ pháp cho các
tiếng dân tộc dùng trong trường học.



<b>- Vụ Giáo dục Tiểu học tiến hành việc chỉ đạo, hướng dẫn các </b>


tỉnh, thành phố thực hiện chương trình dạy học tiếng dân tộc trong
các trường tiểu học, bổ sung vào sổ điểm và học bạ phần bộ môn
tiếng dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Vụ Giáo viên phối hợp với <b>các </b>tỉnh để tiến hành xây dựng
chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc và dạy
song ngữ trong các trường sư phạm vùng dân tộc; cùng các vụ Ke
hoạch Tài chính và Tổ chức Cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc hàng năm; tiến hành nghiên cứu
chế độ chính sách đổi với giáo viên dạy tiếng dân tộc và song ngữ
phù họp.


- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố có đồng bào dân
tộc thiểu số chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng
của Bộ để cụ thể hóa xây dựng cíiương trình cho phù hợp với từng
thứ tiếng và biên soạn tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy
tiếng dân tộc; xây dựng kế hoạch hàng năm về việc dạy tiếng dân
tộc đối với các ngành học trong tỉnh và thành phố, tính tốn các nhu
cầu kinh phí; phối hợp với các cơ quan liên quan khác (văn hố,
thơng tin, khoa học kỹ thuật...) để tăng cường sử dụng tiếng dân tộc
trong đời sống. Mỗi tỉnh thành phố cần có tổ chức theo dõi, chi đạo
(Phòng chữ dân tộc, hoặc tổ nhóm ...) giúp cho công tác lãnh đạo,
chỉ đạo được kết quà.


Để sử dụng tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số được phát
triển rộng rãi và vững chắc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ
quan, ban, ngành ở Trung ương và các tỉnh, thành phố tăng cường
việc tuyên truyền và sử dụng tiếng dân tộc trong đời sổng, tăng


cường việc giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, làm phong phú thêm
nền văn hoá của cả nước, đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan
giáo dục, các trường học thực hiện tốt Thông tư này.


Thông tư này thay thế cho Thông tư 14/TT ngày 12- 4 -1962 của
Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện Nghị định 206/CP về dạy chữ dân
tộc trong các trường lóp phổ thơng và xóa mù chữ; Thông tư 19-TT
ngày 18-2-1972 của Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện Quyết định


153/CP của Chính phủ về dạy chữ dân tộc trong ngành giáo dục.


<b>KT/BỘ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo </b>
<b>Thứ trưửng </b>


<b>Trần Xuân Nhĩ </b>


(đã ký)


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>2. </b> <b>Q uyết định sổ 02/2006/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/1/2006 </b>
<b>của Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>


<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>Ban hành chương trình khung đào tạo giáo viên </b>
<b>dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết)</b>


<b>B ộ T R Ư Ở N G BỌ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠ O</b>


Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;



<b>Q U Y É T ĐỊNH:</b>


<b>Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình </b>


khung đào tạị'giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết).


<b>KT. Bộ trưỏng </b>
<b>Thứ trưỏng </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


(đã ký)


<b>C H Ư Ơ N G TR ÌN H KHUNG (trích)</b>


<b>Đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (cỏ chữ viết)</b>
<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT </b>
<b>ngày 24 thảng 01 năm 2006 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>II. QUAN ĐIỂM XÂY D ựN G CHƯƠNG TRÌNH</b>
<b>1. u cầu của Chương trình</b>


Đối tượng tiếp nhận Chương trình là những người có trình độ
trung học cơ sở trở lên, có thể nghe, nói tương đối thành thạo tiếng
dân tộc; có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm theo một chương trình ngắn hạn
để trở thành giáo viên dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức chưa
biết tiếng dân tộc cơng tác ở vùng dân tộc thiểu số.



Chương trình được xây dựng theo tinh thần tinh giản, thiết thực,
giúp người học nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đặt ra cho khóa
đào tạo. Để đạt yêu cầu này, phần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ
năng ngôn ngữ trong Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân
tộc có cấu trúc đồng dạng nhưng nâng cao hơn so với Chương trình
dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, trong đó đặc biệt chú trọng
rèn luyện các kỹ năng đọc, viết và trang bị kiến thức ngơn ngữ.


<b>2. Tích họp</b>


<i><b>2.1. Kết hợp giữa trang bị kiến thức ngôn ngữ với rèn luyện </b></i>
<i><b>kỹ năng giao tiếp</b></i>


Để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy sau khi kết thúc khóa đào
tạo, học viên một mặt cần tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói
và học đọc, học viết, mặt khác cần được trang bị một số kiến thức


cơ bản về tiếng dân tộc.

<b>về </b>

nội dung, Chương trình không trang bị


kiến thức sâu và có hệ thống bằng Chương trình đào tạo chính quy
giáo sinh các trường Trung học sư phạm, Cao đẳng và Đại học sư


phạm,

<b>v ề </b>

cách thể hiện, việc trang bị các kiến thức về tiếng dân tộc


phải gắn chặt với rèn luyện kỹ năng để đảm bảo tính thiết thực của
Chương trình và tăng cường hiệu quả dạy học.


<i><b>2.2. Kết hợp việc dạy ngôn ngữ với k ệ thống hóa những hiểu </b></i>
<i><b>biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc</b></i>



Để việc học ngôn ngữ dân tộc giúp ích nhiều nhất cho hoạt
động giảng dạy của người học sau khóa đào tạo, việc dạy tiếng dân
tộc dựa trên ngữ liệu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt văn


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

hóa, phong tục tập quán,... của địa phương, qua đó tăng cường và
hệ thống hóa những hiểu biết của người học về tâm lý, tình cảm, văn
hóa truyền thống,... của đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó cịn có một
số văn bản phổ biến khoa học, giúp họ thực hiện có hiệu quả việc
giảng dạy cho những cán bộ sẽ làm công tác tuyên truyền đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động nếp sống
mới và phổ biển khoa học cho đồng bào dân tộc.


<i><b>2.3. </b></i> <i><b>Kết hợp việc trang bị kiến thức với việc ứng dụng kiến </b></i>


<i><b>thức về p liu vn g pháp giảng dạy.</b></i>
III. KÉ HOẠCH DẠY HỌC


<b>1. Thịi lượng dạy học chung</b>


Chương trình được thực hiện với thời lượng khoảng từ 600 đến
750 tiết.


<b>2. Cấu trúc Chưoug trình và phân bổ thịi lưọng</b>


Chương trình gồm hai khối kiến thức và kỹ năng:


<i><b>2.1. Khối kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ (khoảng 80% tổng </b></i>
<i><b>số tiết)</b></i>


<i>2.1.1. Khối kiến thức ngôn ngữ</i>



<i>- Giới thiệu sơ lược về tiếng nói và chữ viết dân tộc</i>


- N gữ âm - chữ viết, từ ngữ - ngữ pháp, làm văn.


<i>2.1.2. Khối kỹ năng ngôn ngữ</i>
<i>- Thực hành đọc, viết (trọng tâm)</i>


- Thực hành nghe, nói.


<i>2.2. Khối kiến thức và kỹ năng sư phạm (khoảng 20% tổng sổ tiết)</i>


- Phương pháp giảng dạy tiếng dân tộc
- Thực hành sư phạm.


IV. YÊU CẦU C ơ BẢN


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>1. v ề kỹ năng</b>


<i><b>1.1. Kỹ năng ngôn ngữ</b></i>


- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy các bài văn, bài thơ, truyện dân
gian, bản tin, thông báo, văn bản phổ biến khoa học, phổ biến đường
lối, chính sách, pháp luật,... hiểu nội dung bài đọc. Có khả năng
dịch lại được nội dung chính của những văn bản đã đọc từ tiếng dân
tộc sang tiếng Việt và ngược lại. Thuộc một số tục ngừ, thành ngữ,
ca dao, dân ca, một số bài văn vần phổ biến của đồng bào dân tộc.


- Viết đúng chính tả. Viết được thư từ giao dịch thông thường,
văn bản tự sự, thuyết minh đơn giản.



- Nghe và dịch được nội dung các cuộc trao đổi, bản tin thời sự,
văn bản phổ biến kiến thức khoa học, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của N hà nư ớc,...


- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng của địa phương.


<i>1.2. Kỹ năng SU'phạm</i>
<i>- Có kỹ năng soạn giáo án</i>


- Có kỹ năng giảng dạy.


<b>2. v ề kiến thức</b>


<i><b>2.1. Kiến thức ngôn ngũ'</b></i>


- Ngữ âm - chữ viết: Nắm được bàng chữ, chữ số; cách ghcp
vần; quy tắc chính tả.


<b>- Từ ngữ - ngữ pháp:</b>


+ Có vốn từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ) phong phú,
phù hợp với các chủ đề học tập. Nắm được các phương thức cấu tạo
từ; các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa.


+ Nắm được m ột số từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ,
đại từ, quan hệ từ); các kiểu câu: câu đơn (câu trần thuật, câu nghi'
vẩn, câu cầu khiến, câu cảm thán), câu ghép; các thành phần câu;
một số kiểu câu đặc thù của ngôn ngữ dân tộc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Làm văn: Hệ thống hóa những hiểu biết về nghi thức lời nói;
nắm được cấu tạo cioạn văn, bài văn; biết cách xây dựng một số loại
văn bản cụ thể (thư từ, văn bản tự sự, thuyết minh).


<i>2.2. Kiến thức văn hóa (lân tơc</i>é


Có những hiểu biết sâu hơn, có hệ thống hơn về phong tục tập
quán, về đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào dân tộc.


<i>2.3. Kiến th ú c sư phạm</i>


Có hiểu biết về:


- Phương pháp dạy tiếng dân tộc.


- Phương tiện dạy học và cách sử dụng phương tiện dạy học.
- Phương pháp đánh giá học viên.


V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Khối kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ</b>


<i><b>1.1. Nội dung dạy học</b></i>


Nội dung dạy học của mồi chương trình dạy tiếng dân tộc cụ
<i>thể được xây dựng dựa trên Yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, </i>


<i>kỹ năng ngôn Itgữ và kiến thức, kỹ năng s ư p h ạ m đã xác định ờ </i>



mục IV, theo đặc điểm của từng ngôn ngữ; tùy theo từng ngôn ngữ
mà chú ý các hiện tượng khó về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.


Đối với các ngôn ngữ có văn tự khó, có thể tổ chức riêng một
giai đoạn ngắn để học chữ, tạo điều kiện cho học viên sơ bộ biết chữ
<b>dân tộc trước khi bước vào </b><i><b>giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn </b></i>
<i><b>thiện các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói (trọng tâm là đọc và viết).</b></i>


<i><b>Nhiệm vụ của giai đoạn học c h ữ là dạy học viên các ký tự, đọc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i><b>1.2. N gữ liệu</b></i>


<i>1.2.1. Các kiểu văn bản</i>


Văn bản đưa vào tài liệu dạy học theo Chương trình là các bài
hội thoại, thành ngữ, tục ngữ, ca dao của đồng bào dân tộc, trích
đoạn tác phẩm văn học, báo chí, tin tức, mẫu chuyện lịch sử, văn
bản phổ biến khoa học, đường lối, chính sách, pháp luật, văn bản
giao dịch thông thường,... bên cạnh những văn bản gốc bằng tiếng
dân tộc, có thể sử dụng một số văn bản dịch từ tiếng Việt.


<i>1.2.2. Hệ thống chủ đề và nội dung bài đọc (gợi ý)</i>


1) Gia đình, dịng tộc:
- Giới thiệu bản thân


- Quan hệ và tình cảm gia đình
- Kinh tế gia đình


- Kế hoạch hóa gia đình;...


2) Làng bản, phum sóc:


- Tình cảm q hương, xóm giềng
- Già làng, trưởng ban


- Đổi mới quê hương;...
3) Thiên nhiên, môi trường:
- Thời tiết, khí hậu


- Đầt rừng, sơng suối, mng thú
- Bảo vệ môi trường


_ <b>- Pháp luật về bảo vệ mơi trường;</b>. . .


4) Văn hóa dân tộc:


- Truyền thống vãn hóa dân tộc (trang phục, hơn nhân, lễ hội,...)
- Phát triển văn hóa


- Xây dựng nếp sống m ới;...
5) Đất nước, con người:
- Nước Việt Nam


- Các dân tộc anh em
- Đoàn kết dân tộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- Các anh hùng dân tộc;...
6) Đảng và Bác Hồ:


- Chuyện về Bác Hồ



- Chuyện về các đảng viên ưu tú


- Tình cảm của đồng bào dân tộc với Đảng và B ác;...
7) Lao động, sản xuất:


- Truyền thống lao động cần cù
- Phát triển sản xuất


- Các ngành nghề;...
8) Khoa học và giáo dục:
- Truyền thống hiếu học
- Giáo dục thế hệ trẻ


- Đưa khoa học vào đời sống
- Bài trừ mê tín, dị đoan;...
9) Chăm sóc sức khỏe:
- Rèn luyện thân thể
- Vệ sinh phòng dịch
- Khám chữa bệnh


- Phòng chống ma túy;...


<b>10) Bảo vệ Tổ quốc:</b>


- Truyền thống yêu nước


- Giữ gìn cuộc sổng thanh bình
- Bảo vệ an ninh trật tự



- Bảo vệ biên giới;...


<i><b>1.3. Liên kết nội dung và ngữ liệu dạy học</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

sở để xây dựng các bài học có nội dung tích hợp: bài đọc, ngữ âm -
chữ viết, từ ngữ - ngữ pháp, làm văn.


<b>2. </b> <b>Khối kiến thức và kỹ năng sư phạm</b>


<i><b>2.1. Kiến thức</b></i>


<i>2.1.1. Đặc điểm của Chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán </i>
<i>bộ, cơng chức</i>


- Mục tiêu của Chương trình


- Quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Chương trình.


<i>2.1.2. Đặc điểm của đổi tượng tiếp nhận Chương trình dạy </i>
<i>tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức</i>


<i>- Đặc điểm về hồn cảnh cơng tác</i>


- Đặc điểm tâm, sinh lý.


<i>2.1.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học</i>


2.1.3.1 Phương pháp dạy học


- Phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động


của người học


- Biện pháp dạy học thích ứng với các loại bài cụ thể.
2.1.3.2. Hình thức tổ chức dạy học


- Hoạt động của học viên (kết hợp giữa hoạt động cá nhân với
hoạt động nhóm; giữa học tập trong lớp với ngoài lớp, chính khóa
với ngoại khóa).


- Hoạt động của giáo viên.


<i>2.1.4. Phương tiện dạy học</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i>2.1.5. Đánh giá kết quả học tập</i>
<i>- Mục tiêu, nguycn tắc đánh giá</i>


- Nội dung, phương pháp đánh giá.


<i>2.2. Kỹ năng</i>


<i>- Thực hành soạn giáo án</i>


- Thực hành giảng dạy.


VI. GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẦN TI l ự c HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. v ề các bộ chữ dân tộc và vấn đề phưoìig ngũ'</b>


<i><b>1.1. v ề các bộ chữ dân tộc</b></i>



Các bộ chữ dân tộc được dùng trong Chương trình là bộ chữ
được đồng bào dân tộc thừa nhận, sử dụng và được cơ quan có thẩm
quyền cơng nhận.


Tùy thực tế ở từng cộng đồng dân tộc, bộ chữ được thừa nhận
có thể là:


- Bộ chữ cổ truyền được cộng đồng dân tộc sử dụng qua nhiều
thế hệ.


- Bộ chữ cổ truyền đã qua chỉnh lý, được đồng bào chấp nhận,
được cấp có thẩm quyền ra văn bản phê chuẩn.


- Bộ chữ được xây dựng thể theo yêu cầu và nguyện vọng của
đồng bào, được đồng bào chấp nhận, được cấp có thẩm quyền ra văn
bản phê chuẩn.


Trong trường hợp đồng bào cùng một dân tộc sinh sổng ở nhiều
vùng khác nhau mà mỗi vùng sử dụng một bộ chữ thì có thể biên
soạn tài liệu dạy học riêng cho mỗi vùng.


<i><b>1.2. v ề vấn đề phương ngữ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Tài liệu đào tạo giáo viên cần giới thiệu các phương ngữ, có mục
đối chiếu các phương ngữ sau từng bài đọc hoặc có bảng từ ngữ đối
chiếu ở cuối tài liệu, cũng có thể hướng dẫn người học lập bảng từ
ngữ đối chiếu đơn giản các phương ngữ khác nhau. Bên cạnh đó,
cần trang bị cho người học các tài liệu công cụ như sổ tay phương
ngữ tiếng dân tộc, từ điển tiếng dân tộc - tiếng Việt, tiếng Việt -
tiếng dân tộc để người học tham khảo và tra cứu.



Trong trường hợp phương ngữ của các vùng khác nhau quá
nhiều thì việc lựa chọn biên soạn tài liệu dạy học theo phương ngữ
nào sẽ do đồng bào dân tộc và các cấp có thẩm quyền quy định.


<b>2. </b>

<b>v ề </b>

<b>cấu trúc của Chương trình</b>


<i><b>2.1. Đặc điểm cẩu trúc</b></i>


<i>2.1.1. Đ ồng dạng và nâng cao so với Chương trình dạy tiếng </i>
<i>dân tộc cho cản bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc</i>


Khối kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ trong Chương trình được
thiết kế về cơ bản đồng dạng với Chương trình dạy tiếng dân tộc cho
cán bộ, công chức nhưng mở rộng và nâng cao hon.


Giống như Chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công
chức, khổi kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ được chia thành các cụm
bài. Mỗi cụm bài ứng với một chủ đề, gồm một số bài học tích họp.
Mỗi bài học gồm các phần bài đọc, ngữ âm - chữ viết, từ ngữ - ngữ
pháp và làm văn, trong đó bài đọc là cơ sở để liên kết các phần.


Bài học trong Chương trình đào tạo giáo viên có thời lượng dạy
học lớn hơn so với bài học của Chương trình dành cho cán bộ, cơng
chức. Bài đọc được khai thác sâu hơn, các phần từ ngữ - ngữ pháp,
làm văn trang bị kiến thức có tính lý thuyết cao hơn. Trong từng bài
học, các phần liên kết với nhau qua hệ thống chủ đề học tập theo mơ
hình sau:


Chủ đề 1: Gia đình, dịng tộc


(Cụm bài thứ nhất)


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Bài học s ố ...
B ài đ o c •


(K iến thức,
kỹ năng)


N g ữ âm - c h ữ
v iế t (K iến thức,


kỹ năng)


T ừ n g ữ - n g ữ
p h á p (K iến thức,


kỹ năng)


L à m v ă n
(K iến thức,


kỹ năng)
Ví dụ:


Bài: <i>Quan hệ </i>
<i>và tình cám </i>
<i>gia đình</i>
<i>-</i> Đọc đúng
- Hiểu nội dung



bài


- C hữ và dấu
- V iết chữ


- Viết chính tả


- M ột số quy tắc
chính tả


- T ừ ngữ về gia
đình


- Câu hỏi. Hịi và


trả lời câu hịi
<i>Ai? Là gì? Bao </i>
<i>nhiêu?</i>


- D anh từ. Đại từ
xưng hô


r p ^ 1 ' • A I 7 *


- Trả lời câu hịi


về gia đình.


- Nghi thức lời
nói (Chào hịi)



- G iới thiệu về
gia đình


<i>2.1.2. Thể hiện tính tích hợp cao giữa trang bị kiến thức với rèn </i>
<i>luyện kỹ năng</i>


Theo cách thiết kế nêu trên, các bộ phận kiến thức và kỹ năng
liên kết với nhau qua hệ thống chủ đề học tập. Thông qau các chủ đề
học tập, Chương trình và tài liệu dạy học giúp học viên mở rộng, hệ
thống hóa, tích cực hóa vốn từ; hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói;
hình thành và phát triển các kỹ năng đọc, viết; trang bị các kiến thức
ngữ âm - chữ viết, từ ngữ - ngữ pháp, làm văn; giúp học viên có
những hiểu biết thiết thực về đời sống văn hóa, xã hội cần thiết cho
công tác giảng dạy.


<i><b>2.2. Nội dung bài học</b></i>


Mỗi phần trong bài học có nhiệm vụ cụ thể như sau:


<i>- Bài đọc: rèn cho học viên kỹ năng đọc, nghe và nói, đồng thời </i>
cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt và trang bị cho học
viên những hiểu biết cần thiết về đời sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i><b>- Từ ngữ - ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ, trang bị </b></i>
một số kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngừ pháp tiếng dân tộc và rèn
luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.


<i><b>- Làm văn: rèn cho học viên kỳ năng tạo lập các văn bản nói và </b></i>
viết. Độ dài, độ phức tạp và hình thức thể hiện của các văn bản có


thể khác nhau tùy theo từng giai đoạn học tập, từ trả lời câu hỏi đến
tạo lập văn bản khá hồn chỉnh. Phần Làm văn cịn giúp học viên hệ
thống hóa kiến thức về nghi thức lời nói của đồng bào dân tộc, trang
bị kiến thức về cấu tạo của đoạn văn, bài văn; cách xây dựng một số
loại văn bản cụ thể.


<b>(...)</b>


<b>4. </b>

<b>v ề </b>

<b>tài liệu dạy học</b>


Chương trình khung là căn cứ để biên soạn các chương trình
dạy tiếng dân tộc cụ thể (có chữ viết). Chương trình cụ thể là căn cứ
để tập thể tác giả biên soạn tài liệu dạy học, bao gồm tài liệu học tập
cho học viên; tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên.


Tài liệu dạy học thể hiện đồng thời chữ dân tộc và chữ quốc ngữ.


<b>5. v ề phưoìig pháp và hình thức tổ chức dạy học</b>


Để việc dạy học đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và có
hiệu quả, cần vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực, chủ động của người học, chú ý những biện pháp đặc trưng của
môn học như: rèh luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, phân tích


ngơn ngữ ,.. phổi hợp hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp,


biện pháp và hình thức tổ chức học tập (làm việc cá nhân, làm việc
theo nhóm ,...); kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học.


<b>6. v ề đánh giá kết quả học tập của người học</b>



<i><b>6.1. Phương thức đánh giá</b></i>


Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo,
các phương thức sau:


- Đánh giá thường xuyên (trong mỗi giờ lên lớp).


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm b ài,..
- Đánh giá cuối khóa.


<i><b>6.2. Nguyên tắc đánh giá</b></i>


6.2.1. Đánh giá toàn diện kết quả học tập của học viên theo các
nội dung đã được nêu trong Chương trình. Những nội dung được
chú trọng như các kỹ năng đọc và viết sẽ được kiểm tra, đánh giá
nhiều hon, thường xuyên hon; các kỹ năng nghe và nói sẽ được
đánh giá ít hơn.


6.2.2. Đa dạng hóa công cụ đánh giá để làm cho đánh giá trở
nên chính xác hơn, có độ tin cậy cao hon: kết hợp đánh giá bằng
trắc nghiệm khách quan với tự luận, đánh giá bằng hình thức vấn
đáp, bàng quan sát trực tiếp của giáo viên,...


6.2.3. Cách kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với từng kỹ năng,
kiến thức:


- Các kỹ năng đọc thành tiếng, nghe và nói được đánh giá bằng
hình thức vấn đáp từng học viên.



- Các kỹ năng đọc - hiểu, dùng từ, đặt câu, những kiến thức về
tiếng dân tộc được đánh giá bằng những câu hỏi trắc nghiệm khách
quan và câu hỏi mở.


- Các kỹ năng viết chữ, viết chính tả được đánh giá bằng bài viết.
- Các kỹ năng viết đoạn văn, bài văn, những kiến thức về phương
pháp dạy học tiếng dân tộc được đánh giá bang bài viết tự luận.


- Các kỹ năng sư phạm được đánh giá bằng sản phẩm là các loại
bài soạn và hoạt động thực hành giảng dạy.


<i><b>6.3. Cấp chứng chỉ</b></i>


- Cuối khóa, những học viên đạt yêu cầu học tập được cấp
chứng chỉ.


- Việc xét kết quả học tập để cấp chứng chỉ cho học viên cần


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>7. v ề loai hình đào tao</b>• •


<i>7.1. Đào tạo tập trung một đợt tại các lớp học theo thời gian quy </i>


định trong Chương trình. Kết thúc khóa đào tạo, học viên dự thi và
nhận chứng chỉ.


<i>7.2. Đào tạo tập trung nhiều đợt (nếu không có điều kiện tập </i>


trung một đợt). Mỗi đợt tập trung hoàn thành một phần nội dung
quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa đào tạo* học viên dự thi
và nhận chứng chỉ.



<b>8. v ề điều kiện thực hiện Chương trình</b>


Để thực hiện Chương trình có hiệu quả, cần bảo đảm một số
điều kiện cơ bản sau:


- Có đủ giáo viên.


- Có cơ sở vật chất tối thiểu.


- Có đủ tài liệu học tập cho học viên (gồm cả tài liệu cho đối tượng
theo học Chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức,
được biên soạn trước một bước), tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho
giáo viên.


- Bố trí thời gian học tập cho học viên một cách hợp lý.


Tùy điều kiện, các địa phương có thể trang bị cho lớp học các
phương tiện nghe - nhìn, các loại sách bổ trợ (truyện đọc, tục ngữ,


<b>thơ,... bằng tiếng dân tộc), sách công cụ (từ điển đối chiếu tiếng dân </b>


tộc và tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc, ngữ pháp tiếng dân
tộ c,...) nhằm tăng hiệu quả giảng dạy và học tập.


Bên cạnh đó, cần có quy chế đánh giá và sử dụng kết quả học
tập của học viên, chế độ phụ cấp cho giáo viên,... để động viên,
khuyến khích người học và người dạy.


<b>KT. Bộ trưửng </b>


<b>Thứ trưởng </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


(đã ký)


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>3. </b> <b>Q uyết định số 03/2006/Q Đ/BG D&ĐT ngày 24/1/2006 </b>
<b>của Bô Giáo duc và Đào tao</b>• • •


<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>Số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006 </b>
<b>của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo </b>


<b>Ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số </b>


<b>(có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ờ vùng dân tộc thiểu số</b>


<b>B ộ T R Ư Ở N G BỌ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠ O</b>


Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/06/2005;
<b>Q U Y É T ĐỊNH:</b>


<b>Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình </b>


khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.


<b>C H Ư Ơ N G TR ÌN H K H U N G (trích)</b>


<b>DẠY TIẾT DÂN </b>

<b>Tộc </b>

<b>THIỂU SỐ (CĨ CHỮ VIẾT) CHO CÁN Bộ, </b>


<b>CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN </b>

<b>Tộc </b>

<b>THIỂU SỐ </b>


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT </b>
<b>ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH


Mục tiêu của Chương trình là giúp học viên biết tiếng nói, chữ
viết của đồng bào dân tộc, có khả năng giáo tiếp bằng tiếng dân tộc
(nghe, nói tương đối tốt trong giao tiếp thông thường; đọc, viết
được) và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa phong tục tập quán
của đồng bào.


II. QUAN ĐIẾM XÂY D ự N G CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Phù họp VĨI đối tượng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

của đông bào, có nhu câu học một chương trình ngăn hạn vê tiêng
dân tộc như một ngôn ngữ thứ hai. Chương trình được xây dựng trên
tinh thần tinh giản, thiết thực, có tính thực hành cao, giúp học viên
đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đặt ra cho khóa học.


<b>2. Giao tiếp</b>


Để hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một
cách nhanh chóng và vừng chắc, việc dạy ngôn ngữ dân tộc cho cán
bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc vận dụng quan điểm dạy học
theo định hướng giao tiếp, đặc biệt chú trọng hai kỹ năng nghe và
nói là những kỹ năng giao tiếp được sử dụng nhiều nhất trong quan


hệ với đồng bào; khuyến khích học viên kết hợp việc học trên lóp
với thực hành giao tiếp trong công tác và đời sống hằng ngày.


<b>3. Tích họp</b>


<i><b>3.1.</b></i> Kết hợp chặt chẽ giữa luyện nghe, nói với luyện đọc, viết;


giữa trang bị kiến thức sơ giản với rèn luyện kỹ năng


<i>3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy ngôn ngữ với trang bị vốn </i>


hiểu biết cơ bản về văn hỏa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC


<b>1. Thịi lượng dạy học chung</b>


Chương trình được thực hiện với thời lượng khoảng từ 300 đến
450 tiết.


<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng</b>


<i><b>2.1. Cẩu trúc</b></i>


Chương trình được thiết kế thành .các cụm bài (khoảng 10 cụm
bài). Mỗi cụm bài ứng với một chủ đề. Các chương trình dạy ngơn
ngữ cụ thể có thể thay đổi, bổ sung một số chủ đề cho phù hợp với
thực tiễn triển khai.


Mỗi cụm bài gồm một số bài học. Mỗi bài học tích hợp các nội
dung học tập, rèn luyện như sau:



- Bài đọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

- Luyện nghe - luyện nói
- Luyện viết


<i><b>2.2. Phân bồ thời lượng</b></i>


- Thời lượng cho một cụm bài tùy thuộc nội dung từng chủ đề.
- Số tiết dành cho luyện nghe - luyện nói chiếm khoảng 60%
thời gian của bài học.


- Sổ tiết dành cho cho bài đọc, từ ngữ - ngữ pháp, luyện viết
chiếm khoảng 40% thời gian của bài học.


IV. YÊU CẦU C ơ BẢN CẦN ĐẠT


Học xong Chương trình, học viên cần đạt được các yêu cầu cơ
bản sau:


<b>1. v ề kỹ năng</b>


- Nghe - hiểu ý kiến của đồng bào về những vấn đề đơn giản.
Nghe - hiểu ý chính của những mẩu chuyện, bản tin ngắn, những bài
đơn giản phổ biến kiến thức khoa học, phổ biến đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.


Trò chuyện được bằng tiếng dân tộc với đồng bào về những vấn
đề gần gũi, thiết thực. Nói lại được ý chính của cuộc trao đổi, của
những mẩu chuyện, bản tin ngắn, thông báo,... đã nghe, đã đọc.



- Đọc được rõ ràng, tương đổi trôi chảy những văn bản ngắn,
đơn giản (mẩu truyện, bản tin, bài văn, bài thơ, bài phổ biến khoa
học, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật,...). Hiểu ý chính của
bài. Thuộc một sổ tục ngữ, thành ngữ, ca dao, bài văn vần phổ biến
của đồng bào dân tộc.


- Viết rõ nét, tương đối đúng chính tả đoạn văn ngắn. Viết được
bức thư ngắn, thông báo, đoạn văn tự sự hoặc thuyết minh đơn giản,
khơng mắc nhiều lỗi chính tả.


<b>2. v ề kiến thức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- Nắm được một số mẫu câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn,
câu cầu khiển, câu cảm thán) và câu ghép thường dùng. Nắm được
một số thành phần câu cơ bản (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) bàng
cách trả lời câu hỏi.


- Có hiểu biết thêm về phong tục tập quán, về cách giao tiếp,
ứng xử thông thường, về đời sống tinh thần và vật chất của đồng
bào dân tộc.


V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Nội dung dạy học</b>


Đối với các ngôn ngữ có văn tự khó, có thể tổ chức riêng một
giai đoạn ngắn để học chữ, tạo điều kiện cho học viên sơ bộ biết chừ
dân tộc trước khi bước vào giai đoạn rèn luyện tổng hợp các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết (trọng tâm là nghe, nói) và trang bị kiến


thức từ ngữ, ngữ pháp sơ giản làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng.


Nhiệm vụ của giai đoạn học chữ là dạy học viên các ký tự, đọc
thành tiếng và đọc thầm các âm tiết, từ, ngữ, câu, chuỗi câu, đoạn,
bài; tìm hiểu nghĩa của các đơn vị có nghĩa; tập viết chữ. Tác giả
biên soạn tài liệu dạy học cần tận dụng những ký tự đã học để soạn
thành câu, chuỗi câu, đoạn, bài ứng dụng, giúp học viên sớm nhận
được mặt chữ, củng cố bài học, đẩy nhanh sự phát triển kỹ năng đọc
và viết.


<b>2. Ngữ liệu</b>


<i><b>2.1. Các kiểu văit bản</b></i>


Văn bản đưa vào tài liệu dạy học theo Chương trình là các bài hội
thoại (do tác giả tài liệu dạy học sưu tầm hoặc tự biên soạn), tục ngữ,
thành ngữ, ca dao của đồng bào dân tộc, trích đoạn tác phẩm văn học,
báo chí, tin tức, mẩu chuyện lịch sử, văn bản thường thức về khoa học,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản giao
dịch thông thường,... Bên cạnh những văn bản gốc bằng tiếng dân tộc,
có thể sử dụng một số văn bản dịch tò tiếng V iệt


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i><b>2.2. H ệ thống chủ đề và nội dung bài đọc (gợiỷ)</b></i>
1. Gia đình, dịng tộc:


- Giới thiệu bản thân


- Quan hệ và tình cảm gia đình
- Kinh tế gia đình



- Kế hoạch hóa gia đình,...
2. Làng bản, phum sóc:


- Tình cảm q hương, xóm giềng
- Già làng, trưởng bản


- Đổi mới quê hương;...
3. Thiên i)Ịiiên, môi trường:
- Thời tiết, khí hậu


- Đất rừng, sơng suối, muông thú


<b>- Bảo vệ môi trường</b>


- Pháp luật về bảo vệ mơi trường;...
4. Văn hố dân tộc:


- Truyền thống văn hóa dân tộc (trang phục, hơn nhân, lễ hội,...)
- Phát triển văn hóa


<b>- Xây dựng nếp sống mới;...</b>


5. Đất nước, con người:
- Nước Việt Nam


- Các dân tộc anh em
- Đoàn kết dân tộc


- Các anh hùng dân tộc;...
6. Đảng và Bác Hồ:



</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Chuyện về các đảng viên ưu tú


- Tình cảm của đồng bào dân tộc với Đảng và Bác;...
7. Lao động, sản xuất:


- Truyền thống lao động cần cù
- Phát triển sản xuất


- Các ngành nghề;...
8. Khoa học và giáo dục:
- Truyền thống hiếu học
- Giáo dục thế hệ trẻ


- Đưa khoa học vào đời sổng
- Bài trừ mê tín, dị đoan;...
9. Chăm sóc sức khỏe:
- Rèn luyện thân thể
- Vệ sinh phòng dịch
- Khám chữa bệnh


- Phòng chống ma túy;...
10. Bảo vệ Tổ quốc:
- Truyền thống yêu nước


- Giữ gìn cuộc sống thanh bình
- Bảo vệ an ninh trật tự


- Bảo vệ biên giới;



<b>3. </b> <b>Liên kết nội dung và ngữ liệu dạy học</b>


Thông qua các chủ đề học tập thiết thực, chương trình và tài
liệu dạy học giúp hợc viên mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn
từ; hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ; trang bị những kiến
thức ngữ pháp sơ giản, ban đầu; giúp học viên có những hiểu biết cơ
bản về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

VI. GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẢN THựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. v ề các bộ chữ dân tộc và vấn đề phương ngũ’</b>


<i><b>1.1. </b></i>

<i>về </i>

<i><b>các bộ chữ dân lộc</b></i>


J á c bộ chữ dân tộc được dùng trong Chương trình là bộ chữ
được đồng bào dân tộc thừa nhận, sử dụng và được cơ quan có thẩm
quyền công nhận.


Tùy thực tế ở từng cộng đồng dân tộc, bộ chữ được thừa nhận
có thể là:


- Bộ chừ cổ truyền được cộng đồng dân tộc sử dụng qua nhiều
thế hệ.


- Bộ chữ cổ truyền đã qua chỉnh lý, được đồng bào chấp nhận,
được cấp có thẩm quyền ra văn bản phê chuẩn.


- Bộ chữ được xây dựng thể theo yêu cầu và nguyện vọng của
đồng bào, được đồng bào chấp nhận, được cấp có thẩm quyền ra văn
bản phê chuẩn.



Trong trường hợp đồng bào cùng một dân tộc sinh sống ở nhiều
vùng khác nhau mà mỗi vùng sử dụng một bộ chữ thì có thể biên
soạn tài liệu dạy học riêng cho mỗi vùng.


<i><b>1.2. </b></i>

<i>về </i>

<i><b>vẩn đề phương ngữ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>2. </b>

<b>v ề </b>

<b>cấu trúc của Chương trình</b>


<i><b>2.1. Đặc điểm cẩu trúc</b></i>


Chương trình được thiết kế thành các cụm bài. Mỗi cụm bài
ứng với một chủ đề và gồm một số bài học tích hợp. Mỗi bài học
đều gồm các phần: Bài đọc, từ ngữ - ngữ pháp, luyện nghe - luyện
nói, luyện viết. Các phần trong bài học liên kết với nhau qua hệ
thống chủ đề học tập theo mơ hình sau:


<b>Chủ đề 1: Gia đình, dịng tộc</b>


(Cụm bài thứ nhất)
<b>Bài hoc số</b>


<b>Bài đọc</b> rw-» > T ừ n g ữ - <i>m</i>


<b>ngữ pháp</b>


L u y ệ n n g h e -


<b>luyện nói</b>



L u y ệ n v iế t


Ví dụ: - Từ ngữ về gia đình - T r ả lời câu hòi về - T ập viết chữ
Bài: Quan hệ và - Câu hòi. Hỏi và trả nội dung bài đọc - V iết chính tả


tình cảm gia đình lời câu hỏi Ai? Là - C hào hỏi


- P hát âm đúng gì? Bao nhiêu? - G iới thiệu về
- H iểu nội dung - D anh từ. Đại từ gia đình


bài xưng hơ


<i><b>2.2. N ội dung bài học</b></i>


Mỗi phần trong bài học có nhiệm vụ cụ thể như sau:


- Bài đọc: rèn cho học viên các kỹ năng đọc, nghe và nói, đồng
thời cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị cho
học viên những hiểu biết cần thiết về đời sống.


- Từ ngữ - ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ, trang bị
những kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng dân tộc, làm nền
cho việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.


- Luyện nghe: rèn cho học viên kỹ năng nghe thông qua các
hình thức nghe đọc, nghe kể chuyện, nghe câu hỏi, nghe ý kiến trao
đổi của giáo viên, của học viên cùng lớp,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

- Luyện viêt: rèn kỳ năng viêt chữ; viêt chính tả câu văn, đoạn
văn ngắn, viết bức thư ngắn, mẩu tin, đoạn văn tự sự, thuyết minh,...


đơn giản.


<b>3. v ề sự phân bổ thòi lượng cho các phần của bài học</b>


Sự phân bổ thời lượng thể hiện mức độ cần quan tâm đối với
mỗi phần của bài học, tránh tình trạng dành quá nhiều hoặc quá ít
thời gian cho một phần. Trong phạm vi thời lượng dành cho mỗi
phần, người biên soạn tài liệu dạy học có thể chủ động sắp xếp thời
gian để rèn kỹ năng, dạy kiến thức mới hay ôn luyện, củng cố kỹ
năng, kiến thức đã học; người dạy cũng có thể điều chỉnh thời lượng
học cho phù hợp với các lớp học.


<b>4. v ề tài liệu dạy học</b>


Trong tài liệu học tập cho học viên, bên cạnh chữ dân tộc và
chữ quốc ngữ, có thể thêm phần phiên âm Latinh với những ngơn
ngữ có văn tự cổ, khó đọc.


<b>5. v ề phưong pháp và hình thức tổ chức dạy học</b>


Để việc dạy học đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và có
hiệu quả, giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực, chủ động của người học, chú ý những biện pháp đặc
trưng của môn học như: rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp,
phân tích ngơn ngữ,...; phối hợp hợp lý, đúng lúc đúng chỗ các
phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức học tập (làm việc cá
nhân, làm việc theo nhóm,...); kết hợp sử dụng các phương tiện trực
quan nghe - nhin. Đặc biệt, cần khuyến khích học viên kết hợp việc
học trên lớp với thực hành giao tiếp trong đời sổng.



<b>6. v ề đánh giá kết quả học tập của học viên</b>


<i><b>6.1. Phương thức đánh giá</b></i>


Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo
các phương thức sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm bài,...).
- Đánh giá cuối khóa.


<i><b>6.2. Nguyên tắc đánh giả</b></i>


6.2.1. Đánh giá toàn diện kết quả học tập của học viên theo các
nội dung được nêu trong Chương trình. Những nội dung được chú
trọng như các kỹ năng nghe và nói sẽ được kiểm tra, đánh giá nhiều
hon, thường xuyên hơn; các kỹ năng đọc và viết sẽ được đánh giá ít
hon, với yêu cầu đơn giản hơn.


6.2.2. Đa dạng hóa cơng cụ kiểm tra, đánh giá để làm cho đánh
giá trở nên chính xác hom, có độ tin cậy cao hơn: kết hợp đánh giá
bằng trắc nghiệm khách quan với tự luận, đánh giá bằng hình thức
vấn đáp, bằng quan sát trực tiếp của giáo viên,...


6.2.3. Cách kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với từng kỹ năng:
- Các kỹ năng nghe, nói, đọc thành tiếng được đánh giá bằng
hình thức vấn đáp từng học viên.


- Các kỹ năng dùng từ, đặt' câu, đọc - hiểu được đánh giá bằng
những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở.



- Các kỹ năng viết chữ, viết chính tả được đánh giá bằng bài viết.
- Kỹ năng viết đoạn văn được đánh giá bằng bài viết tự luận.


<i><b>6.3. cẩp chứng chỉ</b></i>


<i>- Cuối khóa học, những học viên đạt yêu cầu học tập được cấp </i>


chứng chỉ.


- Việc xét kết quả học tập để cấp chứng chỉ cho học viên cần
dựa trên kết quả của cả quá trình học tập và kỳ thi cuối khóa.


<b>7. </b> <b>v ề các loại hình đào tạo</b>


<b>7.7. Học tập trung một đợt tại các lớp học theo thời gian quy ' </b>


định trong Chương trình. Kết thúc khóa học, học viên dự thi và nhận
chứng chỉ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i>7.2. Học tập trung nhiều đợt, mỗi đợt hoàn thành một phần nội </i>


dung quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa học, học viên dự


th i v à n h ậ n c h ứ n g c h ỉ.


<i>7.3. Học bán tập trung: Học viên vừa công tác vừa theo học một </i>


số buổi trong tuần hoặc một số ngày trong tháng. Ket thúc khóa học,
học viên dự thi và nhận chứng chỉ.



<i>7.4. Tự học có hướng dẫn: Học viên tự học qua tài liệu. Kết </i>


thúc mỗi phần được quy định trong Chương trình và tài liệu, học
viên được giáo viên hướng dẫn tiếp cho đến hết chương trình học.
Kết thúc khoa học, học viên dự thi và nhận chứng chỉ.


<b>8. </b> <b>v ề điều kiện thực hiện Chưong trình</b>


Để thực hiện Chương trình có hiệu quả, cần bảo đảm một số
điều kiện cơ bản sau:


- Có đủ giáo viên.


- Có cơ sở vật chất tối thiểu.


- Có đủ tài liệu học tập cho học viên, tài liệu hướng dẫn giảng
dạy cho giáo viên.


- Bố trí thời gian học tập cho học viên một cách hợp lý.


Tùy điều kiện, các địa phương có thể trang bị cho lớp học các
phương tiện nghe nhìn, các loại sách bổ trợ (truyện đọc, tục ngữ,
thơ,... bằng tiếng dân tộc), sách công cụ (từ điển đối chiếu tiếng dân
tộc và tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc, ngữ pháp tiếng dân
tộc,...) nhằm tăng hiệu quả giảng dạy và học tập.


Bên cạnh đó, cần có quy chế đánh giá và sử dụng kết quả học
tập của học viên, chế độ phụ cấp cho giáo viên,... để động viên,
khuyển khích người học và người dạy.



<b>B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>Thứ trưởng</b>


<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>4. Quyết định số 29/2006/Q Đ/BG D&ĐT ngày 4/7/2006</b>


<b>của Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>• ■ t


<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG CHĂM DÙNG ĐÉ </b>
<b>ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG CHĂM CHO CÁN Bộ,</b>

<b>CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN Tộc, MIỀN NÚI</b>



<b>B ộ T R Ư Ở N G BỌ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠ O</b>


<i>Căn cứ Luật Giảo dục ngày 14 thảng 6 năm 2005;</i>


<b>Q U Y É T ĐỊNH:</b>


<b>Điều </b>1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tiếng
Chăm dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Chăm cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.


<b>KT. B ộ TRƯỞNG </b>
<b>Thứ trưỏng </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


(đã ký)



<b>C H Ư Ơ N G T R ÌN H (trích)</b>


<b>TIẾNG CHĂM DÙNG ĐỂ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIÉNG CHĂM </b>
<b>CHO CÁN BO, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC </b>


<b>Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI </b>


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2006/QĐ-BGDĐT </b>
<b>ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỤC TIÊU


Học xong Chương trình này, học viên đạt các yêu cầu sau:


1. Có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết để có thể giao tiếp
thành thạo bằng tiếng Chăm; có phương pháp dạy học tiếng dân tộc
để dạy tiếng Chăm cho đối tượng là cán bộ, công chức đang công
tác ở vùng đồng bào dân tộc Chăm.


2. Có kiến thức cơ bản về tiếng Chăm thuộc một số lĩnh vực:
ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng; có hiểu biết sơ giản về


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

phương pháp dạy học tiêng dân tộc cho người lớn; có hiêu biêt vê
đời sổng, văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Chăm.


3. Có tinh thần bảo tồn và phát huy tiếng nói, văn hóa, phong


tục, tập quán của đồng bào dân tộc Chăm; có ý thức thực hiện chủ
trương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc đối với cán


bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.


II. QUAN ĐIỂM XÂY D ựN G CHƯƠNG TRÌNH
1. Phù họp vói đối tượng


Đổi tượng học viên là những người có trình độ trung học cơ sở
trở lên, biết tiếng Chăm, có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo,
bồi dưỡng về tiếng Chăm và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình
ngắn hạn để trở thành giáo viên dạy tiếng Chăm cho cán bộ, công
chức chưa biết tiếng Chăm công tác ở vùng dân tộc Chăm...


Để phù hợp với đổi tượng của Chương trình này, nội dung
chương trình được biên soạn tinh giản, thiết thực, có tính thực hành
cao, giúp học viên nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra khi kết
thúc khóa đào tạo.


Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu, Chương trình đào tạo giáo
viên tiếng Chăm được xây dựng theo cấu trúc đồng dạng nhưng
nâng cao hơn so với Chương trình dạy tiếng Chăm dành cho cán bộ,
công chức công tác ở vùng dân tộc Chăm và bổ sung thêm khối kiến
thức và kỹ năng sư phạm.


<b>2. Giao tiếp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Để đạt được mục tiêu, Chương trình này chú ý kết hợp chặt chẽ
giữa việc trang bị kiến thức ngôn ngữ Chăm với việc tăng cường rèn
luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Chăm cho học viên. Kết hợp chặt
chẽ các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.


Tích hợp dạy ngơn ngữ Chăm với việc trang bị và hệ thống


hóa những hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng
bào Chăm.


III. KÉ HOẠCH DẠY HỌC


<b>1. Tổng thòi lượng</b>


Chương trình được thực hiện với thời lượng 750 tiết, mỗi tiết
45 phút.


<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng</b>


Chương trình gồm hai khối kiến thức và kỹ năng:


a) Khối kiến thức và kỹ năng ngơn ngữ có thời lượng 600 tiết,
bao gồm:


- 150 tiết học kiến thức cơ bản về tiếng Chăm, chữ Chăm (ngữ
âm và chữ viết);


- 450 tiết học về ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng và thực hành
nghe, nói, đọc, viết tiếng Chăm (trong đó khoảng 300 tiết học thực
hành đọc, viết và khoảng 150 tiết học thực hành nghe, nói).


b) Khối kiến thức và kỹ năng sư phạm có thời lượng 150 tiết,
bao gồm:


<b>- 70 tiết trang bị về phương pháp dạy học tiếng dân tộc.</b>
- 80 tiết thực hành sư phạm.



<b>IV. YÊU CẦU Cơ BẢN CẦN ĐẠT</b>



<b>1. v ề kỹ năng</b>


a) Kỹ năng ngôn ngữ


- Đọc rõ ràng, trôi chảy các giấy tờ thông dụng, đơn, thư, các
tin ngắn, thông báo, các bài văn kể chuyện và miêu tả, các văn bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

truyện, thơ dân gian được ghi lại. Hiểu nội dung, ý chính và mục
đích thơng báo của văn bản. Hiểu ý nghĩa của một sổ thành ngữ, tục
ngừ phổ biến thuộc các lĩnh vực và chủ đề đã học. Có khả năng dịch
từ tiếng Chăm sang tiếng Việt và ngược lại.


- Viết đúng chính tả, đúng kiểu chữ và cỡ chữ nhỏ một đoạn
ngắn, một bài ngắn có độ dài từ 120 đến 150 từ thuộc các kiểu văn
bản: tin tức, thông báo, thư trao đổi công việc, kể chuyện hoặc bài
thuyết minh (giới thiệu) đơn giản một số vấn đề gần gũi. Viết được
các giấy tờ thông dụng trong đời sống.


- Nghe và dịch được nội dung các cuộc đàm thoại, các bản tin
phát thanh, các bài phát biểu, các văn bản phổ biển kiến thức khoa
học, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và có thể ghi lại được những thông tin quan trọng để hiểu
đúng hoặc để đáp lại.


- Nói rõ ràng, mạch lạc (phát âm và ngữ điệu), đúng ngữ pháp
và mục đích giao tiếp để có thể trao đổi và trình bày ý kiến cá nhân
về một số vấn đề gần gũi thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội của
vùng đồng bào dân tộc Chăm (phổ biến kiến thức, hướng dẫn công


việc, vận động nhân dân làm theo chính sách của Đảng và Nhà
nước) với độ dài 400 từ trở lên.


b) Kỹ năng sư phạm


- Biết soạn giáo án dạy học phù hợp với đối tượng người học.
- Có kỹ năng dạy học thể hiện được quan điểm tích hợp và tích


<b>cực hóa người học; biết tổ chức giờ học một cách hợp lý.</b>
<b>2. v ề kiến thức</b>


a) Kiến thức ngôn ngữ


- Nắm được hệ thống chữ cái, chữ số, hệ thống âm vần, hệ
thống dấu âm, cách ghép âm, vần, quy tắc chính tả của tiếng Chăm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

- Biểt được một số từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ, đại
từ, quan hệ từ); các kiểu câu: câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn,
câu cầu khiến, câu cảm thán); câu ghép; một số thành phần câu (qua
bài tập đặt câu và trả lời câu hỏi: Ai? Làm gì? Thế nào? Bao nhiêu?
Khi nào? Bao giờ? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Như thế
nào?); nhận biết câu ghép và một sổ kiểu câu đặc thù của tiếng Chăm.


- Nắm được các nghi thức lời nói, cấu tạo văn bản (đoạn văn,
bài văn), biết cách xây dựng một số kiểu văn bản thông dụng (viết
thư, kể chuyện, thuyết minh).


b) Kiến thức văn hóa dân tộc


- Hiểu và sử dụng được các nghi thức giao tiếp, ứng xử đơn


giản của đồng bào Chăm (chào gặp mặt và chào tạm biệt, hỏi thăm,
chia vui, chia buồn, chúc mừng, cầu khiến lịch sự); nghi thức nói
khi điều khiển cuộc họp hoặc phát biểu trước nhiều người; một số
điều kiêng kỵ khi giao tiếp miệng về phương diện ngữ âm, từ vựng
và cách biểu đạt ý nghĩ.


c) Kiến thức sư phạm


- Có những hiểu biết về phương pháp dạy học tiếng dân tộc; các
xu hướng đổi mới phương pháp dạy học; phương tiện dạy học và
cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả; vai trị của đánh giá
và phương pháp đánh giá học viên.


V. NỘI DUNG


<b>1. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ</b>


a) Phần học riêng


- Giới thiệu về tiếng Chăm
+ Nguồn gốc


+ Phân bố địa lý


- Giới thiệu về chữ Chăm


<b>+ Chữ Thrah</b>
<b>+ Chữ Jawi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- Chữ cái, dâu âm, âm, vân: chọn hệ thông chữ Thrah, nhưng


khi giới thiệu chú ý lồng ghép thuyết minh thêm những điểm tương
ứng giữa chữ Thrah với chừ Jawi và chữ Rumi.


+ Các nét viết cơ bản


+ 37 chữ cái: luyện đọc, luyện viết
+ Phụ âm đầu và phụ âm cuối
+ 24 dấu âm: luyện viết


+ 10 chữ số: luyện đọc, luyện viết


+ Kết họp chữ cái: luyện đọc, luyện viết


+ 4 nhóm phụ âm khơng có trong tiếng Việt: luyện đọc, luyện viết
+ Lang - likuk: luyện đọc, luyện viết


+ Các nguyên âm đôi: luyện đọc, luyện viết


+ Cách ghép vần với chữ cái: luyện đọc, luyện viết
+ Trường hợp đồng âm dị tự, đồng tự dị âm


Cách đánh vần: Nên theo cách đánh vần của chữ quốc ngữ hiện
này để phù hợp hơn với người học vốn không phải là người Chăm.


b) Phần học tích hợp kiến thức và kỹ năng dạy theo hệ thống


chủ đề


C h ủ đ ề / T ậ p đ ọc K iến th ứ c
(ngôn n g ữ và v ăn hóa)



K ỹ n ă n g


(n g h e , n ó i, đ ọ c, viết)
1. G ia đình, dịng tộc


- Q uan hệ và tình cảm
gia đình


- Đ ồ dùng, vật dụng
tro n g n h à


- K inh tế gia đình
- T ụ c m ẫu hệ, phụ hệ
- H ơn nhân


- Sinh đẻ có kế hoạch


- T ừ ngữ về quan hệ gia


đình, dịng tộc.


- T ừ ngữ về ngày tháng.
- T ừ xưng hô.


- Đại từ nhân xưng.
- Số đếm, số thứ tự.
- M ột số thành ngữ, tục


ngữ, ca dao có liên


quan đến chù điểm .


- C hào hỏi


- C ách chào tạm biệt
- H ỏi và trả lời câu hỏi


về giờ, tên, tuổi,


năm sinh


- Giới thiệu về gia đình


- H ỏi và trả lời câu hỏi


Có... không? Ai là ai?
Bao nhiêu?


r p * • Á . 1— • X .


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

C h ủ đ ề / T ậ p đọc K iến th ứ c
(ngôn n g ữ và v ăn hóa)


K ỹ n ă n g


(n g h e , n ó i, đ ọ c, v iế t)
2. Làng xã


- T ình cảm quê hương
- G ià làng, chức sắc tôn



giáo của người Chăm
- C ác vùng cư trú của


người Chăm


- L uật lệ, hương ước
- Q uê hương đổi mới


- T ừ ngữ về làng xã, về
chức sắc.


- T ừ đơn và từ ghép.
- T ừ phát sinh, trung tố


và tiền tố.
- T ừ láy.


- M ột số thành ngữ, tục
ngữ, ca dao có liên
quan đến chủ điểm .


- X in lỗi. Cảm ơn.
- C ách hỏi đư ờng đi
- G iới thiệu về làng xã.
- Cách thể hiện ý nghĩa thời


gian của hoạt động.
- H òi và trả lời câu hịi



Ai làm gì?


r r i A • Á , 1 IV


- Tập viẽt chữ
- V iết chính tả
3. T hiên nhiên,


môi trường


- M ùa, thời tiết, khí hậu
-N ú i đồi, đồng ruộng,


sông, suối, biển
- Đ ộng vật


- T h ự c vật


- B ào vệ thiên nhiên,
môi trư ờ ng (theo tập
quán, theo pháp luật).


- Từ ngữ về thiên nhiên.
- Từ ngữ về đo lường (theo


cách đo truyền thống cùa
người Chăm).


- Số thập phân, số phần
trăm .



- T ừ nghi vấn.


n n ' 1 * <i>* </i> 4 A


- T ừ chi m ức độ.


- M ột số th àn h ngữ, tục
ngữ, ca dao có liên
quan đến chù điểm .


- Đ ồng ý, từ chối


- T rao đổi ý kiến về bảo
vệ môi trư ờ ng


- C ách thể hiện ý nghĩa
m ức độ cùa tính chất
- Hỏi và trả lời câu hỏi


A i thế nào?


/
f' í'% A • A . 1


- T ập viêt chữ
- V iết chính tả


4. Đ ất nước, quốc gia,
quôc tẽ



- T ồ quốc V iệt N am


- N gười Chăm và các


dân tộc anh em trên
đất nước V iệt N am


- Di tích và danh lam


thắng cảnh Chăm


- Việt Nam, Đông N am Á


và thế giới


- T ừ ngữ về địa lý, lịch


sử nước ta, về các
dân tộc anh em.


- Cụm động từ.
- Đại từ chi định.
- Đại từ bất định.


- M ột số thành ngữ, tục


ngữ, ca dao cỏ liên
quan đến chủ điểm .



- Trao đổi ý kiến về tình
đồn kết, sự giúp đờ giữa
các dân tộc anh em
- H òi và trà lời các câu


hỏi Ở đâu? K hi nào?
B ao giờ? Đ ã ... chư a?
- V iết chính tả


- V iết đoạn văn ngắn có
nội dung phù h ọ p với
chủ đề đ an g học.
5. Làng Chăm ơn Đ ảng


và Bác Hồ


- Làng Chăm ơn Đ ảng
và Bác Hồ


- N hữ ng m ẩu chuyện về
Bác HỒ


- Từ ngữ về Đảng, Bác Hồ.
- Cụm danh từ


- Loại từ.


- C ách so sánh bằng,
hơn, nhất



- N ói về tìn h cảm với
Đ àn g và B ác H ồ
- Hòi và t à lời các câu hỏi


Vì sao? Đẻ làm gì?
- V iế t chính tả


- V iết đoạn văn ngắn cỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

C h ủ đ ề / T ậ p đọc K iến th ứ c
(ngôn ngữ và văn hóa)


K ỹ n ă n g


(n g h e , n ó i, đ ọ c, v iết)
- Tình cảm Bác Hồ với


dân tộc thiểu số
- Đ àng viên người dân


tộc Chăm


- T ừ đồng nghĩa
- T ừ trái nghĩa


<b>rp ' 4 * </b> <b>»</b>


- T ừ đông âm


- M ột số thành ngữ, tục


ngữ, ca dao có licn
quan đến chủ điểm.


nội dung phù hợp với
chủ đề đang học.


6. Lao động, sản xuất
- Truyền thống lao động


của người Chăm
-N g àn h nghề, làng


nghề truyền thống của
người Chăm (thuê,
dệt, làm g ố m ...)
- Chính sách xỏa đói


giám nghco, chuyền
đồi c ơ cấu vật nuôi
cây trồng.


- Áp dụng khoa học kỹ
thuật.


- G ương làm giàu


- T ừ ngữ về lao động
sản xuất.


- Câu hỏi tổng quát


- Câu hòi lựa chọn
- Câu hòi chuycn biệt
- M ột số thành ngữ, tục


ngữ, ca dao có licn
quan đến chủ điểm.


- Cách hỏi giá cà. Luyện
câu hòi chọn lựa.


- C ách thể hiện cảm xúc
ngạc nhiên, thích thú.
- T rao đồi về phát triển
sản xuất. Luyện câu
hỏi tổng quát và câu
hòi chuycn biệt.
- N ghe, kể lại m ột vài


câu chuyện hợp với
chủ điểm


- Hòi và trả lời câu hòi
N h ư thế nào?


- V iết chính tả


- V iết đoạn văn ngắn có
nội dung phù hợp với
chù đề đang học.
7. K hoa học, giáo dục



<b>- </b>Truyền thống hiếu học
V iệt Nam


<b>- </b>T hành tựu giáo dục
sau 1975


<b>- </b>Đưa <b>khoa học vào đời </b>


sống cùa người C hăm


<b>- </b>Tháp C hàm , <b>thành tựu </b>
<b>khoa học của người </b>


C hăm


<b>- </b>C hống mê tín


<b>- </b>T ừ ngữ <b>về học </b>tập


<b>- </b>Câu tư ờng thuật


<b>- Phù định và khẳng </b>
<b>định, từ phủ định</b>
<b>- </b>C âu cầu khiến


<b>- </b>Câu <b>thúc giục</b>
<b>- Câu ngăn cấm</b>


<b>- Một </b>số <b>thành ngữ, tục </b>


<b>ngữ, ca dao </b>có <b>licn </b>
<b>quan đến chù điểm.</b>


- Cách thể hiện thái độ
khen, chê; chia vui, chia


buồn. Luyện câu tường


thuật (dạng phù định và
dạng khẳng định).
- N ghe, kể lại m ột vài


câu chuyện hợp với
chù đề.


- Trao đổi ỷ kiến về bài trừ
mc tín, dị đoan, đưa khoa
học vào đời sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>Chủ đề/ Tập đọc</b> <b>Kỉến thức </b>
<b>(ngôn ngữ và văn hóa)</b>


<b>Kỹ năng </b>


<b>(nghe, nói, đọc, viết)</b>
<b>- Viết chính tả.</b>


<b>- Viết đoạn văn ngắn, </b>
<b>thông báo đơn giản.</b>
<b>- Viết bài giới thiệu </b>



<b>ngắn gắn với chủ đề </b>
<b>đang học.</b>


8<b>. Chăm sóc sức khỏe</b>
<b>- Rèn luyện thân thể</b>
<b>- Giữ vệ sinh cá nhân và </b>


<b>mơi trường xung quanh</b>
<b>- Những tập qn có hại </b>


<b>cho sức khịe; các loại </b>
<b>bệnh thơng thường</b>
<b>- Thể dục, thể thao </b>


<b>truyền thống</b>


<b>- Khám chữa bệnh: đến </b>
<b>bệnh xá, y học cổ truyền </b>
<b>của người Chăm</b>


<b>- Từ ngữ về sức khỏe</b>
<b>- Câu càm thán</b>
<b>- Tiểu từ tình thái </b>


<b>cuối câu</b>


<b>- Câu đơn một thành </b>
<b>phần và câu đơn hai </b>
<b>thành phần</b>



<b>- Một số thành ngữ, tục </b>
<b>ngữ, ca dao có liên </b>
<b>quan đến chủ điểm.</b>


<b>- Mời, nhờ, đề nghị. </b>
<b>Luyện câu cảm thán.</b>
<b>- Nghe, kể lại một vài </b>


<b>câu chuyện hợp với </b>
<b>chủ điểm.</b>


<b>- Trao đồi về giữ gìn vệ </b>
<b>sinh, chăm sóc sức </b>
<b>khỏe. Luyện câu đơn </b>
<b>một thành phần và hai </b>
<b>thành phần.</b>


<b>- Viết chính tả.</b>


<b>- Viết đoạn văn kể chuyện, </b>
<b>kể việc đơn giàn...</b>
<b>9. Bảo vệ Tồ quốc</b>


<b>- Truyền thống yêu nước </b>
<b>cùa dân tộc Việt Nam</b>
<b>- Làng Chăm thanh bình</b>
<b>- An ninh, trật tự</b>
<b>- Bảo vệ biên giới</b>
<b>- Những mẩu chuyện </b>



<b>người tốt việc tốt bảo </b>
<b>vệ an ninh trật tự</b>


<b>\ </b> 1


<b>rỴi X</b> <b>A lt </b> <i>ấS</i><b> rpA</b>
<b>- Từ ngữ vê bảo vệ </b>10


<b>quốc.</b>


<b>- Câu ghép đẳng lập và </b>
<b>câu ghép chính phụ.</b>
<b>- Một số thành ngữ, tực </b>


<b>ngữ, ca dao có liên </b>
<b>quan đến chủ điểm.</b>


<b>-N g h e , kể một vài câu </b>
<b>chuyện hợp với chủ </b>
<b>điểm.</b>


<b>- Trao đổi ý kiến về bảo </b>
<b>vệ an ninh, trật tự. </b>
<b>Luyện câu ghép đẳng </b>
<b>lập và chính phụ.</b>
<b>- Viết chính tả.</b>


<b>- Viết đoạn văn kể hoặc tả </b>
<b>đơn giản; viết đơn từ.</b>


<b>10. Văn hóa, pháp luật</b>


<b>- Truyền thống vàn hóa </b>
<b>của dân tộc Việt Nam</b>
<b>- Am nhạc Chăm</b>


<b>- Nghệ thuật múa Chăm</b>
<b>- Những lễ hội tiêu biểu </b>


<b>của người Chăm</b>


<b>- Trò chơi dân gian Chàm</b>


<b>- Từ ngữ về văn hóa, </b>
<b>nghệ thuật</b>


-Từ nổi: Liên từ, Giới từ
<b>- Cặp từ nổi</b>


<b>- Một số thành ngữ, tục </b>
<b>ngữ, ca dao có liên </b>
<b>quan đến chù điểm.</b>


<b>- Nghe, kể lại một vài </b>
<b>câu chuyện hợp với </b>
<b>chủ đề.</b>


<b>- Trao đổi ý kiến </b>về <b>xây </b>
<b>dựng nếp sống mới. .</b>
<b>- Viết chính tả.</b>



<b>- Viết đoạn văn kể lại </b>
<b>hoặc tả đơn giản, viết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Chủ đề/ Tập đọc</b> <b>Kiến thức </b>
<b>(ngơn ngữ và văn hóa)</b>


<b>Kỷ năng </b>


<b>(nghe, nói, đọc, viết)</b>
<b>- Phong tục tập quán Chăm</b>


<b>- Truyện dân gian Chăm</b>
<b>- Bảo tồn và phát triển </b>


<b>văn hóa Chăm</b>


<b>- Xây dựng nép sống mới</b>
<b>- Quyền lợi và nghĩa vụ </b>


<b>công dân gắn với một </b>
<b>số luật cơ bản</b>


<b>- Chủ trương và chính </b>
<b>sách dân tộc</b>


<b>đơn từ ...</b>


<b>- Viết bài giới thiệu </b>
<b>ngắn gắn với chủ đề </b>


<b>đang học.</b>


Khung Chương trình trên đây đồng dạng với khung Chương
trình dạy tiếng Chăm cho cán bộ, công chức đang công tác ở vùng
dân tộc Chăm nhưng trong quá trình thực hiện cần được mở rộng,
nâng cao hơn. Trong mỗi chủ đề, các đơn vị kiến thức (văn bản tập
đọc, từ vựng, ngữ pháp, tập làm văn...) được khai thác sâu rộng
hơn; tăng cường các bài tập thực hành tổng hợp nhằm củng cố các
kỹ năng đã học.


<b>2. Kiến thức về kỹ năng SU' phạm</b>


a) Kiến thức


- Những nội dung cơ bản về chương trình và đối tượng người học
+ Đặc điểm của học viên lớn tuổi đang công tác ở vùng dân tộc;
những thuận lợi và khó khăn của đổi tượng này trong việc học tiếng
dân tộc.


+ Giới thiệu Chương trình dạy tiếng Chăm cho các cán bộ, công
chức đang công tác ở vùng đồng bào Chăm; thực hành phân tích
Chương trình.


+ Giới thiệu tài liệu học tập; thực hành phân tích tài liệu dạy học.
- Phương pháp sư phạm, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá.
+ Những hiểu biết chung về phương pháp dạy học và phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

phân tích ngơn ngữ, phương pháp đặt và giải quyêt vân đc, phương
pháp đóng vai.



+ Các phương pháp dạy học cụ thể vận dụng trong dạy tiếng
dân tộc ở từng loại bài học: phương pháp dạy nghe nói, phương
pháp dạy đọc, phương pháp dạy viết.


+ Sử dụng các học liệu và các phương tiện dạy học khác để dạy
tiếng dân tộc thuộc các đề tài đã học: sử dụng băng cát sét, băng
hình, tranh ảnh, môi trường xung quanh để dạy tiếng.


+ Các hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc cho người lớn:
học cá nhân, học nhóm, học theo lớp, tự học có hướng dẫn.


+ Đánh giá, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các hình thức
đánh giá kết quả học tập.


b) Kỹ năng sư phạm


+ Thực hành nhận biết phương pháp dạy học mới trong việc
dạy tiếng Chăm.


+ Thực hành soạn giáo án dạy học thể hiện từng phương án đã học.
+ Thực hành phân tích thực trạng về phương pháp dạy tiếng
Chăm ở địa phương; soạn bài, dạy thử từng loại bài luyện kỹ năng
(luyện nghe, nói, luyện đọc, viết).


+ Thực hành soạn bài, dạy thử có dùng các phương tiện dạy học.
+ Thực hành soạn bài, dạy thử theo các hình thức tổ chức dạy
học đã nêu.


<b>+ Thực hành kiểm tra, đánh giá.</b>



VI. GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN TH ựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Tính pháp lý của bộ chữ Chăm và vấn đề phưig ngũ'</b>


a) Tính pháp lý của bộ chữ Chăm


Đồng bào dân tộc Chăm cư trú chủ yếu ở Trung Trung Bộ
(Bình Định, Phú Yên), Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận),
Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An G iang...). Ở mỗi vùng cự
trú, đồng bào Chăm sử dụng các bộ chữ viết khác nhau: vùng Nam
Trung Bộ sử dụng bộ chữ Chăm cổ truyền (Akhar Thrah); vùng
Nam Bộ sử dụng bộ chữ Chăm Jawi; vùng Trung Trung Bộ sử dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

bộ chữ tự xây dựng theo hệ chữ viết Latinh. Do vậy việc sử dụng bộ
chữ Chăm để biên soạn tài liệu dạy học theo chương trình này do cơ
quan có thẩm quyền (UBND tỉnh) của từng địa phương quyết định.


b) v ề vấn đề phương ngữ


Tiếng Chăm ở mồi vùng về cơ bản là thống nhất, sự khác biệt là
không đáng kể và nếu có thì chủ yếu là ở cách phát âm không đồng
nhất một sổ từ ngữ (hiện tượng lược bót âm và biến âm trong khi nói).


Để giải quyết vấn đề phương ngữ, khi biên soạn tài liệu dạy học
cần có mục đổi chiếu các phương ngữ sau từng bài khóa hoặc có
bảng từ ngữ đối chiếu ở cuối tài liệu. Bên cạnh đó nên trang bị cho
học viên các tài liệu công cụ như sổ tay từ ngữ các phương ngữ
tiếng Chăm, Từ điền so sánh Việt - Chăm, Chăm - Việt để học viên
tham khảo và tra cứu.



<b>2. Cấu trúc của Chưong trình</b>


Nội dung Chương trình được cấu trúc thành hai khối lớn: khối
kiến thức, kỹ năng tiếng Chăm và khối kiến thức, phương pháp sư
phạm dạy tiếng Chăm.


a) Khổi kiến thức, kỹ năng tiếng Chăm có hai phần:


Phần 1 giới thiệu một số hiểu biết chung về tiếng nói và chữ viết
Chăm (khái quát về tiếng và chữ Chăm, chữ cái, dấu âm, âm vần).


Phần 2 tích họp dạy kiến thức, kỹ năng tiếng Chăm qua thực
hành nghe, nói, đọc, viết. Nội dung được xây dựng đồng dạng với
nội dung của Chương trình dạy tiếng Chăm cho cán bộ, công chức


<b>công tác ở vùng dân tộc Chăm. Tính chất đồng dạng được hiểu là </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

b) Khối kiến thức và phương pháp sư phạm, bao gồm cả những
kiến thức về dạy học tiếng dân tộc cho người lớn, các phương pháp
dạy học chủ yếu, phương tiện dạy học, đánh giá kết quả và hệ thống
kỹ năng thông qua thực hành sư phạm dạy tiếng Chăm cho cán bộ,
công chức đang công tác ở vùng đồng bào Chăm.


<b>3. Tài liệu dạy học tiếng Chăm</b>


a) Ngữ liệu đưa vào dạy học là các tác phẩm, trích đoạn văn học
truyền thống (truyện dân gian, thơ ca dân gian C hăm ...); các tác
phẩm, trích đoạn văn học hiện đại; các văn bản phổ biến khoa học,
pháp luật và văn bản thông thường (thông báo, mẩu tin ...) được


dịch từ tiếng Việt sang tiếng Chăm.


b) Chương trình này là căn cứ để các nhóm tác giả biên soạn
giáo trình, thiết kế các thiết bị dạy học tiếng Chăm cho việc đào tạo
giáo viên dạy tiếng Chăm. Những giáo trình, tài liệu và thiết bị dạy
học cần được biên soạn và thiết kế phù hợp với phương thức đào
tạo, phù hợp với đặc điểm của học viên.


<b>4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học</b>


Để việc dạy học tiếng Chăm theo Chương trình này có hiệu quả,
cần vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động của học viên; chú ý vận dụng những phuơng pháp đặc trưng
của môn học như thực hành giao tiếp, đóng vai, rèn luyện theo mẫu,
phân tích ngơn ngữ. cầ n phối hợp các phương pháp nói ừên một cách
linh hoạt trong một bài học để phát huy được hết khả năng lĩnh hội của
học viên và tạo cho họ sự hửng thú cao trong học tập.


<b>5. Đánh giá kết quả học tập</b>


Đánh giá kết quả học íập là hoạt động xác nhận kết quả học tập
của học viên nhằm làm cho học viên nhận biết được trình độ của <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>• </sub>
chính mình. Việc đánh giá két quả học tập cũng cho giảng viên
những thông tin phản hồi về quá trình dạy học, giúp họ điều chỉnh
nội dung dạy học ở từng bài nhằm khắc phục những điểm còn yếu
và phát huy những điểm tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

a) Phương thức đánh giá


Đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới ba hình thức


đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá cuối khóa.


b) Nguyên tắc đánh giá


- Toàn diện: các nội dung học tập nêu trong Chương trình đều
phải được đánh giá. Nội dung nào được chú trọng và chiếm thời
lượng nhiều trong Chương trình thì được đánh giá nhiều lần hơn
những nội dung khác.


- Khách quan: sử dụng nhiều công cụ đánh giá (đánh giá bằng
các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi và bài tập tự luận, đánh
giá bàng quan sát của giảng viên) để việc đánh giá đảm bảo yêu cầu
chính xác, khách quan.


- Phù hợp: các kiến thức và kỳ năng cần được đánh giá bằng
các công cụ và cách thức phù hợp:


+ Các kỹ năng phát âm, đọc thành tiếng, viết chữ, nói trong hội
thoại có thể đảnh giá bàng quan sát và nhận xét của giảng viên về
sản phẩm của học viên.


+ Các kỹ năng viết đoạn, viết bài, các kiến thức về nghiệp vụ
dạy học tiếng Chăm có thể đánh giá bằng câu hỏi và bài tập tự luận
(câu trả lời miệng hoặc câu trả lời viết, bài viết).


+ Các kỳ năng sư phạm được đánh giá bằng quan sát của giảng
viên về giáo án và giờ thực hành dạy học của học viên.


c) Chứng chỉ



Việc cấp chứng chỉ cho học viên căn cứ vào kết quả học tập qua
các đánh giá định kỳ và kết quả kiểm tra cuối khóa.


<b>6. Một số loại hình đào tạo</b>


a) Đào tạo tập trung liên tục từ đầu đến cuối khóa. Kết thúc
khóa, học viên dự kiểm tra cuối khóa để lấy chứng chỉ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>7. Điều kiện thực hiện Chương trình</b>


a) Có đủ giảng viên.


b) Có đủ cơ sở vật chất tối thiểu cho việc đào tạo (phòng học,
phương tiện, trang thiết b ị...).


c) Có đủ tài liệu học tập cho học viên, gồm Tài liệu học tiếng
Chăm cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc Chăm, sách
Hướng dẫn cho giáo viên.


d) Có các loại sách bổ trợ cho học viên như: Từ điển Việt -
Chăm, Từ điển Chăm - Việt, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp tiếng Chăm,
các tác phẩm văn học, sách khảo cứu văn hóa C hăm ...


Những kiến thức và kỹ năng trong chương trình đều hướng tới sự
chuẩn bị tích cực cho học viên để họ có thể đảm nhận được công việc
của một giáo viên dạy tiếng Chăm sau khi học xong Chương trình.


<b>5. </b> <b>Quyết định số 30/2006/QĐ BGD&ĐT ngày 4/7/2006 </b>


<b>của Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>



<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIÉNG CHĂM CHO CÁN Bộ, </b>
<b>CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN </b>

<b>Tộc, </b>

<b>MIÈN NÚI</b>


<b>B ộ T R Ư Ở N G B ộ G IÁO D Ụ C VÀ Đ À O TẠ O</b>


Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;


<b>Q U Y É T Đ ỊNH:</b>


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình dạy tiếng
Chăm cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.


<b>KT. B ộ TRƯỞNG</b>
<b>Thứ trưỏng </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


(đã ký)


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>C H Ư Ơ N G TR ÌN H (trích)</b>


<b>DẠY TIẾNG CHĂM CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC </b>
<b>Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI </b>


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ-BGDĐT </b>
<b>ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH



Học xong Chương trình này, học viên là cán bộ, công chức (sau
đây gọi là học viên) đạt các yêu cầu sau:


1. Có kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng, viết đúng để có
khả năng giao tiếp thơng thường bằng tiếng Chăm.


2. Có kiến thức cần thiết ban đầu về tiếng Chăm: hệ thống chữ
viết, bộ vần, quy tắc chính tả và ngữ pháp tiếng Chăm; có hiểu biết
càn thiết về con người, văn hóa truyền thống và phong tục tập quán
của đồng bào dân tộc Chăm.


3. Có tinh thần phát huy, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa truyền
thống của đồng bào dân tộc Chăm.


II. QUAN ĐIỂM XÂY D ựN G CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Phù họp vói đối tưọng</b>


Nội dung chương trình được biên soạn tinh giản, thiết thực, có
tính thực hành cao; tạo điều kiện cho việc tổ chức dạy học một cách
linh hoạt giúp học viên là những cán bộ, công chức công tác ở vùng


<b>dân tộc Chăm, chưa biết tiếng Chăm, có nhu cầu hoặc được cử đi </b>


học tiếng Chăm như một ngôn ngữ thứ hai đạt được mục tiêu mà
Chương trình đã đề ra khi kết thúc khóa học.


<b>2. Giao tiếp</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói cần kết hợp với kỹ năng đọc,
viết; lấy các bài đọc làm cơ sở để rèn luyện kỹ năng và dạy các kiến
thức ngôn ngữ. Qua các bài đọc cung cấp thêm cho học viên những
hiểu biết về tâm lý, tình cảm, văn hóa truyền thống của đồng bào
Chăm; những kiến thức phổ biến về khoa học, pháp luật, chính trị để
học viên có thể vận dụng và hồn thành tốt hon cơng tác được giao.


III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC


<b>1. Thịi lượng Chương trình</b>


Chương trình gồm 450 tiết.


<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thịi lượng cụ thể</b>


a) Cấu trúc chương trình:


- Chương trình được thiết kế thành các cụm bài (khoảng trên
hoặc dưới 10 cụm bài). Mỗi cụm bài ứng với một chủ đề. Thời
lượng cho mỗi cụm bài khoảng 45 tiết, mỗi tiết 45 phút.


- Chương trình dạy tiếng Chăm được chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn 1 học âm, vần và giai đoạn 2 học theo các bài học tích hợp.


- Mỗi cụm bài gồm các bài học tích hợp. Mỗi bài học tích hợp
gồm các phần sau:


+ Bài đọc (kết hợp dạy âm, vần);
+ Từ ngữ, ngữ pháp;



+ Luyện nghe, nói, đọc, viết.


b) Phân bổ thời lượng cụ thể: số tiết dành cho luyện nghe, luyện
nói chiếm khoảng 60% tổng thời gian của bài học. s ố tiết luyện đọc,
luyện viết, từ ngữ. ngữ pháp chiếm thời lượng khoảng 40% tổng
thời gian của bài học. Thời lượng trên bao gồm cả thời lượng cho
việc ôn tập và kiểm tra, đánh giá.


<b>IV. YÊU CẦU C ơ BẢN CẦN ĐẠT</b>
<b>1. v ề kỹ năng</b>


a) Nghe hiểu ý kiến của đồng bào về những vẩn đề đơn giản.


Nghe hiểu ý chính những mẩu chuyện, tin tức ngắn, các bài phổ


<b>3. Tích họp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

biến ngắn, đơn giản về khoa học - kỹ thuật, chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.


b) Giao tiếp được với đồng bào bằng tiếng Chăm về những vấn
đề gần gũi, thiết thực. Nói lại được ý chính của cuộc trao đổi, của
những chuyện đã nghe, đã đọc, những mẩu tin, thông báo.


c) Đọc được rõ ràng, tương đối trôi chảy những văn bản ngắn, đon
giản (mẩu tin, văn bản phổ biến khoa học, thông báo, mẩu chuyện dân
gian, bài văn, bài thơ ngắn, văn bản chính sách, pháp luật). Hiểu được ý
chính của bài. Thuộc lịng một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, một số bài
văn vần phổ biến của đồng bào dân tộc Chăm.



d) Viết rõ nét các chữ cái, dấu âm trong tiếng và từ tiếng Chăm;
viết đủng chính tả đoạn, bài văn ngắn với chừ cỡ nhỏ có độ dài từ 80
đến 100 từ. Viết được những bức thư ngắn, những mẩu tin, thông
báo, đơn từ, đoạn văn kể đơn giản có độ dài từ 60 đến 80 từ, khơng
mắc nhiều lỗi chính tả.


<b>2. v ề kiến thức</b>


a) Biết hệ thống chữ cái, âm vần, hệ thống dấu âm và cách ghép
âm vần của tiếng Chăm.


b) Biết khoảng 1000 từ, ngữ (bao gồm cả thành ngữ) theo các
chủ đề học tập. Nhận biết được từ đơn tiết, từ đa tiết (từ có Lang -
likuk), từ đồng nghĩa và trái nghĩa.


c) Biết một số kiểu câu trần thuật đơn (Ai là ai? Ai làm gì? Ai
thế nào?); một số thành phần câu (qua bài tập đặt câu và trả lời câu
hỏi: Ai? Làm gì? Thế nào? Bao nhiêu? Khi nào? Bao giờ? Ở đâu?
Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Như thế nào?...); nhận biết câu ghép.


d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống;
hiểu và sử dụng được các ngôn ngữ phù hợp với các nghi thức giao
tiếp, ứng xử của đồng bào Chăm


<b>3. v ề thái độ, tình cảm</b>


a) Có ý thức bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết, phong tục
và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH



<b>1. Nội dung dạy chữ cái, dấu âm, âm, vần, (dành </b> <b>cho chữ</b>


Chăm Thrah, các vùng khác, nội dung này tùy thuộc vào bộ chữ của
từng địa phương)


- 37 chữ cái: luyện phát âm, luyện viết
- 24 dấu âm: luyện phát âm, luyện viết


- 18 vần đơn giản: luyện phát âm, luyện viết


- 10 chữ số + 10 nét viết cơ bản: luyện đọc, luyện viết
- 04 nhóm vần phức tạp: luyện phát âm, luyện viết


- 13 phụ âm cuối + <b>các </b>dấu phụ âm


- Các chữ cái thuộc dạng Lang - likuk


- Các nguyên âm đôi: luyện phát âm, luyện viết


- Cách ghép vần với chữ cái: luyện phát âm, luyện viết.


<b>2. Tích họp dạy kiến thức và kỹ năng theo hệ thống chủ đề</b>


<b>Chủ đề/ Tập đọc</b> <b>Kiến thức </b>


<b>(ngơn ngữ và văn hóa)</b>


<b>Kỹ năng </b>
<b>(nghe, nói, đọc, viết)</b>


<b>1. Gia đình, dịng tộc</b>


<b>- Quan hệ và tình cảm </b>
<b>gia đình</b>


<b>- Đồ dùng, vật dụng </b>
<b>trong nhà</b>


<b>- Kinh tế gia đình</b>
<b>- Tục mẫu hệ, phụ hệ</b>
<b>- Hơn nhân</b>


<b>- Sinh đẻ có kế hoạch</b>


<b>- Từ ngữ về quan hệ gia </b>
<b>đình, dịng tộc.</b>


<b>- Từ ngữ về ngày tháng.</b>
<b>- Từ xưng hô.</b>


<b>- Đại từ nhân xưng.</b>
<b>- Số đếm, số thứ tự.</b>
<b>- Một số thành ngữ, tục </b>


<b>ngữ, ca dao có liên </b>
<b>quan đến chủ điểm.</b>


<b>- Chào hỏi</b>


<b>- Cách chào tạm biệt</b>


<b>- Hỏi và trả lời câu hòi </b>


<b>về giờ, tên, tuổi, năm </b>
<b>sinh</b>


<b>- Giới thiệu về gia đình</b>
<b>- Hỏi và trả lời câu hỏi </b>


C ó ... không? Ai là


<b>ai? Bao nhiêu?</b>
<b>- Tập viẽt chữ, viêt </b>


<b>chính tả</b>
<b>2. Làng xã</b>


<b>- Tình cảm quê hương</b>
<b>- Già làng, chức sắc tôn </b>


<b>giáo của người Chăm</b>
<b>- Các vùng cư trú của </b>


<b>người Chăm</b>


<b>- Từ ngữ về làng xã. về </b>
<b>chức sắc.</b>


<b>-T ừ đơn và từ ghép.</b>
<b>- Từ phát sinh, trung tố </b>



<b>và tiền tố.</b>
<b>- Từ láy.</b>


<b>- Xin lỗi. Cảm ơn.</b>
<b>- Cách hòi đường đi</b>
<b>- Giới thiệu về làng xã.</b>
<b>- Cách thề hiện ý nghĩa </b>


<b>thời gian của hoạt động.</b>
<b>- Hòi và trả lời câu hòi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>Chủ đề/ Tập đọc</b> <b>Kiến thức </b>
<b>(ngôn ngữ và văn hóa)</b>


<b>Kỹ năng </b>
<b>(nghe, nói, đọc, viết)</b>
<b>- Luật lệ, hương ước</b>


<b>- Ọuẻ hương đồi mới</b>


<b>- Một số thành ngữ, tục </b>
<b>ngữ, ca dao có licn </b>
<b>quan đến chủ điềm.</b>


<b>Ai làm gì?</b>
<b>- Tập viết chữ</b>
<b>- Viết chính tả</b>
<b>3. Thicn nhicn, môi </b>


<b>trường</b>



<b>- Mùa, thời tiết, khí hậu</b>
<b>- Núi đồi, đồng ruộng, </b>


<b>sơng, suối, biên</b>
<b>- Động vật</b>


<b>- Thực vật</b>


<b>- Bào vệ thiên nhiên, </b>
<b>môi trường (theo tập </b>
<b>quán, theo pháp luật).</b>


<b>- Từ ngữ về thiên nhiên.</b>
<b>-Từ ngữ về đo lường </b>


<b>(theo cách đo truyền </b>
<b>thống cùa người Chăm).</b>
<b>- Số thập phân, số phần </b>


<b>trăm.</b>


<b>- Từ nghi vấn.</b>
<b>- Từ chi mức độ.</b>


<b>- Một số thành ngữ, tục </b>
<b>ngữ, ca dao có liên </b>
<b>quan đến chủ điểm.</b>


<b>- Đồng ý, từ chối</b>



<b>- Trao đồi ý kiến về bào </b>
<b>vệ môi trường</b>


<b>- Cách thể hiện ý nghĩa </b>
<b>mức độ, tính chất của </b>
<b>sự việc</b>


<b>- Hòi và trả lời câu hòi </b>
<b>Ai thế nào?</b>


<b>f f > </b>A <b>• Á </b>. <b>1 </b>-w


<b>- Tập viet chữ</b>
<b>- Viết chính tả</b>


<b>4. Đất nước, quốc gia, </b>
<b>quốc tế</b>


<b>- Tổ quốc Việt Nam</b>
<b>- Người Chăm và các </b>


<b>dân tộc anh em trcn </b>
<b>đất nước Việt Nam</b>
<b>- Di tích và danh lam </b>


<b>thắng cành Chăm</b>
<b>- V iệt Nam, Đông Nam </b>


<b>Á và thế giới</b>



<b>- Từ ngữ về địa lý, lịch </b>
<b>sử nước ta, về các dân </b>
<b>tộc anh em.</b>


<b>- Cụm động từ.</b>
<b>- Đại từ chi định.</b>
<b>- Đại từ bất định.</b>


<b>- Một số thành ngữ, tục </b>
<b>ngữ, ca dao có liên </b>
<b>quan đến chù điểm.</b>


<i>t </i> <i>* </i> <i>\</i>


4 A • <i>f</i> 1 * ^ A


<b>- Trao đôi ý kiên ve </b>
<b>tình đồn kết, sự </b>
<b>giúp đỡ giữa các dân </b>
<b>tộc anh em</b>


<b>- Hòi và trả lời các câu </b>
<b>hòi Ở đâu? Khi nào? </b>
<b>Bao giờ? Đ ã ... chưa?</b>
<b>- Viết chính tả</b>


<b>- Viết đoạn văn ngắn có </b>
<b>nội dung phù hợp với </b>
<b>chù đề đang học.</b>


5. Làng <b>Chẫm </b>ơn Đàng


<b>và Bác Hồ</b>


- <b>Làng Chăm ơn Đảng </b>


<b>và Bác Hồ</b>


- <b>Những mẩu chuyện về </b>


<b>Bác HỒ</b>


- <b>Tình cảm Bác Hồ với </b>


<b>dân tộc thiểu số</b>


- <b>Đảng viên người dân </b>


<b>tộc Chăm</b>


- <b>Từ ngữ về Đàng, Bác Hồ.</b>
- <b>Cụm danh từ</b>


- <b>Loại từ.</b>


- <b>Cách so sánh bằng, </b>


<b>hơn, nhất</b>


r p ' 4 À 1


- <b>Từ đông nghĩa</b>
- <b>Từ trái nghĩa</b>


r r í % 4 À A
- <b>Từ đông ảm</b>


- <b>Một số thành </b>ng ữ, <b>tục </b>
n g ữ, <b>ca dao có liên </b>


<b>quan đến chủ điểm.</b>


<b>- Nói về tình cảm với </b>
<b>Đảng và Bác Hồ</b>
<b>- Hỏi và trả lời các câu </b>


<b>hỏi Vì sao? Để làm gì?</b>
<b>- Viết chính tà</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

C h ủ đ ề / T ậ p đọc K iế n th ứ c
(n g ô n n g ữ v à v ă n hóa)


K ỹ n ă n g
(n g h e , n ó i, đ ọ c , v iế t)
6. Lao động, sản xuất


- Truyền thống lao động
của người Chăm


- N gành nghề, làng
nghề truyền thống của


người Chăm (thuê,
dệt, làm g ố m ...)
- Chính sách xóa đói


giảm nghco, chuyển
đổi cơ cấu v ật nuôi
cây trồng.


- Á p dụng khoa học kỹ
thuật.


- G ương làm giàu


- T ừ ngữ về lao động
sàn xuất.


- C âu hỏi tồng quát
- Câu hỏi lựa chọn
- C âu hỏi chuyên biệt
- M ột số thành ngữ, tục


ngữ, ca dao có liên
quan đến chủ điểm .


- C ách hỏi giá cả.
Luyện câu hòi chọn
lựa.


- C ách thể hiện cảm xúc
ngạc nhicn, th ích thú.


- T rao đồi về phát triển
sản xuất. Luyện câu
hỏi tổng quát và câu
hỏi chuycn biệt.
- N ghe, kể lại m ột vài


câu chuyện họ p với
chủ điểm


- Hòi và trả lời câu hỏi
N hư thế nào?


- V iết chính tà


- V iết đoạn văn ngắn có
nội dung phù h ợ p với
chủ đề đang học.
7. K hoa học, giáo dục


- T ruyền thống hiếu học
V iệt N am


- T hành tựu giáo dục
sau 1975


- Đ ưa khoa học vào đời
sống cùa người Chăm
- T háp Chàm , thành tựu


khoa học của người


Chăm


- C hổng mê tín


- T ừ ngữ về học tập
- C âu tư ờ n g th u ật
- Phù định và khẳng


định, từ phù định
- C âu cầu khiến
- C âu thúc giục
- Câu ngăn cấm


- M ột số th ành ngữ, tục
ngữ, ca dao có liên


<b>quan đến </b>chủ <b>điểm.</b>


- Cách thể hiện thái độ
khen, chê; chia vui, chia
buồn. Luyện câu tường
thuật (dạng phủ định và
dạng khẳng định).
- N ghe, kể lại m ột vài


cảu chuyện hợp với
chù đề.


- T rao đổi ý kiến về bài
trừ m ê tín, dị đoan,


đư a k h o a học vào đời
sống. Luyện các loại
câu cầu khiến, thúc
giục, ngăn cấm .
- V iế t chính tả.


- V iết đoạn văn ngắn,
th ô n g báo đơn giản.
- V iết bài giới thiệu


ngắn gắn với chù đề
đang học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Chủ đề/ Tập đọc</b> <b>Kiến thức </b>
<b>(ngôn ngữ và văn hóa)</b>


<b>Kỹ năng </b>
<b>(nghe, nói, đọc, viết)</b>


8<b>. Chăm sóc sức khỏe</b>
<b>- Rèn luyện thân thể</b>
<b>- Giừ vệ sinh cá nhân </b>


<b>và môi trường xung </b>
<b>quanh</b>


<b>- Những tập quán có hại </b>
<b>cho sức khỏe; các loại </b>
<b>bệnh thông thường</b>
<b>- Thể dục, thể thao </b>



<b>truyền thống</b>


<b>- Khám chữa bệnh: đến </b>
<b>bệnh xá, y học cổ </b>
<b>truyền của người Chăm</b>


<b>- Từ ngữ về sức khỏe</b>
<b>- Câu cảm thán</b>


<b>- Tiểu từ tình thái cuối </b>
<b>câu</b>


<b>- Câu đơn một thành </b>
<b>phần và câu đơn hai </b>
<b>thành phần</b>


<b>- Một số thành ngừ, tục </b>
<b>ngữ, ca dao có licn </b>
<b>quan đến chủ điềm.</b>


<b>- Mời, nhờ, đê nghị. </b>
<b>Luyện câu cảm thán.</b>
<b>- Nghe, kể lại một vài </b>


<b>câu chuyện hợp với </b>
<b>chủ điểm.</b>


<b>- Trao đổi về giữ gìn vệ </b>
<b>sinh, chăm sóc sức </b>


<b>khỏe. Luyện câu đơn </b>
<b>một thành phần và hai </b>
<b>thành phần.</b>


<b>- Viết chính tả.</b>


<b>- Viết đoạn văn kể chuyện, </b>
<b>kể việc đơn giản...</b>
<b>9. Bào vệ Tô quôc</b>


<b>- Truyền thống ycu </b>
<b>nước của dân tộc </b>
<b>Việt Nam</b>


<b>- Làng Chăm thanh bình</b>
<b>- An ninh, trật tự</b>
<b>- Bảo vệ biên giới</b>
<b>- Những mẩu chuyện </b>


<b>người tốt việc tốt bảo vệ </b>
<b>an ninh trật t</b>


<b>r Ơ-> ^ </b> <b>ô A lt </b> <b>A 'T' A</b>
<b>- Từ ngữ vê bảo vệ Tô </b>


<b>quốc.</b>


<b>- Câu ghép đăng lập và </b>
<b>câu ghcp chính phụ.</b>
<b>- Một số thành ngữ, tực </b>



<b>ngữ, ca dao có licn </b>
<b>quan đến chù điểm.</b>


<b>- Nghe, kê một vài câu </b>
<b>chuyện hợp với chủ </b>
<b>điểm.</b>


<b>- Trao đồi ý kiến về bảo </b>
<b>vệ an ninh, trật tự. </b>
Luyện câu ghép đẳng


<b>lập và chính phụ.</b>
<b>-V iết chính tả.</b>


<b>- Viết đoạn văn kể hoặc tả </b>
<b>đon giản; viết đơn từ.</b>
<b>10. Văn hóa, pháp luật</b>


<b>- Truyền thống văn hóa </b>
<b>của dân tộc Việt Nam</b>
<b>- Am nhạc Chăm</b>
<b>- Nghệ thuật múa Chăm</b>
<b>-</b> Những <b>lễ hội tiêu </b>biểu


<b>cùa người Chăm</b>


<b>- Trò chơi dân gian Chăm</b>


- Phong <b>tục </b>tập quán Chăm



<b>- Truyện dân gian Chăm</b>
<b>- Bảo tồn và phát triển </b>


<b>văn hóa Chăm</b>


<b>- Xây dựng nếp sổng mới </b>
<b>T Quyền lợi và nghĩa vụ</b>


<b>công dân gắn với một </b>
<b>số luật cơ bản</b>


<b>- Chủ trương và chính </b>
<b>sách dân tơc</b>


<b>- </b>Từ <b>ngữ </b>về <b>văn hóa, </b>
<b>nghệ thuật</b>


<b>rp X</b> <b>Á • T • A . \</b>
<b>- Từ nôi: Lien từ</b>
<b>- Từ nối: Giới từ</b>
<b>- Cặp từ nối</b>


<b>- </b>Một <b>số </b>thành <b>ngữ, tục </b>
<b>ngữ, ca dao có liên </b>
<b>quan đến chù điểm.</b>


<b>- Nghe, kề lại một vài </b>
câu chuyện hợp với
<b>chủ đề.</b>



<b>- Trao đổi ý </b>kiến về <b>xây </b>
dựng nếp sống mới.
<b>- </b>Viết chính tả.


<b>- </b>Viết <b>đoạn văn kể lại </b>
hoặc tà đơn giản, viết
<b>đơn từ ...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

VI. GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN THựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Tính pháp lý của bộ chữ Chăm và vấn đề phưong ngữ</b>


a) Tính pháp lý của bộ chữ Chăm


Đồng bào dân tộc Chăm cư trú chủ yếu ở Trung Trung Bộ
(Bình Định, Phú Yên), Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận),
Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An G iang...). Ở mỗi vùng cư
trú, đồng bào Chăm sử dụng các bộ chữ viết khác nhau: vùng Nam
Trung Bộ sử dụng bộ chữ Chăm cổ truyền (Akhar Thrah); vùng
Nam Bộ sử dụng bộ chữ Chăm Jawi; vùng Trung Trung Bộ sử dụng
bộ chữ tự xây dựng theo hệ chữ viết Latinh. Do vậy việc sử dụng bộ
chữ Chăm để biên soạn tài liệu dạy học theo chương trình này do cơ
quan có thẩm quyền (UBND tinh) của từng địa phương quyết định.


b)

<b>v ề </b>

vấn đề phương ngữ


Tiếng Chăm ở mỗi vùng về cơ bản là thống nhất, sự khác biệt
chủ yếu là ở cách phát âm không đồng nhất một số từ ngữ (hiện
tượng lược bớt âm và biến âm trong khi nói).



Để giải quyết vấn đề phương ngữ, khi biên soạn tài liệu dạy học
cần có mục đối chiếu các phương ngữ sau từng bài khóa hoặc có
bảng từ ngữ đối chiếu ở cuối tài liệu. Bên cạnh đó nên trang bị cho
học viên các tài liệu công cụ như s ổ tay từ ngữ các phương ngữ
tiếng Chăm, Từ điển so sánh Việt - Chăm, Chăm - Việt để học viên
tham khảo và tra cứu.


<b>2. Cẩu trúc của Chương trình</b>


a) Đặc điểm cấu trúc


Chương trình nêu lên 10 chủ đề, nhưng khi biên soạn tài liệu
học tập (sách giáo khoa tiếng Chăm), cần căn cứ vào yêu cầu, đối
tượng và nội dung học tập của Chương trình này để đề xuất thêm
các chủ đề cần thiết và phân bố lại thời lượng cho phù hợp với mỗi
chủ đề của Chương trình.


b) Cẩu trúc và nhiệm vụ của bài học


Chương trình đặt tên cho các bài học là: Tập đọc, Học vần (bao
gồm cả việc học chữ và âm, vàn), Luyện viết, Luyện nghe, Luyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

nói với mục đích rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức phù hợp với
đổi tượng học.


Nhiệm vụ của các bài học cụ thể như sau:


- Tập đọc, Học vần: cung cấp cho học viên hệ th ố n g ký hiệu



chữ viết, hệ thống các âm, vần tiếng Chăm; rèn cho học viên các kỳ
năng phát âm, đọc thành tiếng, đọc thầm các ký tự và tổ hợp các ký
tự thành tiếng, từ, cụm từ và câu; rèn kỹ năng nghe, nói và viết;
đồng thời cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt và trang bị
cho học viên những hiểu biết cần thiết về đời sống.


Từ ngừ, Ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ, trang bị
những kiến thức sơ giản về từ ngừ, ngữ pháp tiếng Chăm thông qua
các bài Tập đọc và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (luyện nói
viết thành câu).


- Luyện nghe: rèn cho học vicn kỹ năng nghe thơng qua các
hình thức nghe kể chuyện, nghe đọc, nghe câu hỏi và ý kiến trao đổi
của giáo viên, học viên cùng lớp.


- Luyện nói: rèn cho học viên kỹ năng nói thơng qua các hình thức
đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, nói theo câu hỏi gợi ý, theo đề tài.


- Luyện viết: rèn kỹ năng viết chữ, viết chính tả từ, câu, đoạn,
bài ngắn; tạo lập một vài kiểu văn bản (đoạn văn, mẩu tin, thông
báo) ở mức sơ giản.


<b>3. Phân bổ thịi lưọìig cho các bài học</b>


Sự phân bổ thời lượng cho các bài học trong Kế hoạch dạy học
cần tránh tình trạng dành quá nhiều hoặc quá ít thời gian khơng hợp
lý cho một kiến thức hoặc một kỹ năng nào đó.


<b>4. </b>

<b>v ề </b>

<b>tài liệu dạy học</b>



a) N gữ liệu đưa vào dạy học là các tác phẩm, trích đoạn văn học
truyền thống (truyện dân gian, thơ ca dân gian, dân ca); các tác
phẩm, trích đoạn văn học hiện đại; các văn bản phổ biến khoa học,
pháp luật và văn bản thông thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>5. v ề phương pháp và hình thức tổ chức dạy học</b>


a) <b>v ề </b>phương pháp dạy học


- Phương pháp thực hành giao tiếp: hướng dẫn học viên vận
dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực hiện các nhiệm vụ
giao tiếp cụ thể bằng tiếng Chăm, nhằm khắc sâu tri thức và rèn
luyện kỹ năng. Đây là phương pháp chủ yếu để phát triển kỹ năng
nói cho từng học viên.


- Phương pháp phân tích ngơn ngữ: hướng dẫn học viên quan
sát, phân tích các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả đế
tìm ra những nét đặc trưng của những hiện tượng ấy, nhàm sử dụng
đủng trong giao tiếp.


- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: giảng viên chọn và giới
thiệu các mẫu hoạt động lời nói, giúp học viên hiểu và nắm được cơ
chế của chúng, sau đó rút ra bài học để tạo ra lời nói của mình.


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu các kiến
thức đã có với các kiến thức đang học, đối chiếu ngôn ngữ dân tộc
với ngôn ngữ phổ thông để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa
hai hệ thống ngôn ngữ.


b) v ề hình thức tổ chức dạy học



Các hình thức tổ chức dạy học cần khuyến khích học viên kết
hợp việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong cộng đồng dân
tộc mà mình đang cơng tác và sinh sống.


<b>6. v ề đánh giá kết quả học tập</b>


a) Nội dung và hình thức đánh giá


Đánh giá kết quả học tập có tác dụng động viên, khuyến khích
học viên học tập, đồng thời giúp kiểm soát, quản lý chất lượng học
tập. Đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo hai phương thức:
đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Việc đánh giá cần bảo
đảm các nguyên tắc toàn diện và khách quan. Những kỹ năng nghe
và nói cần được kiểm tra, đánh giá nhiều hơn, thường xuyên hơn so
với kỹ năng đọc và viết. Cách kiểm tra, đánh giá cần đa dạng hóa và
phù hợp với từng kỹ năng:


Các kỹ năng đọc thành tiếng, viết chữ được đánh giá qua hoạt
động thực hành của học viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Các kỹ năng nghe và nói được đánh giá bằng hình thức vấn đáp
và kiểm tra miệng trên lớp.


- Các kỳ năng đọc hiểu, dùng từ, đặt câu, những kiến thức sơ
giản về quy tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp được dánh giá bằng
những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và những câu hỏi mở.


Các kỹ năng viết đoạn, bài văn ngẳn, đơn giản được đánh giá
bằng bài kiểm tra viết (tự luận).



b) Chứng chi: việc cấp chứng chỉ cho học viên căn cứ trên kết


quả học tập cả đợt và kỳ thi cuối khóa.


<b>7. Loại hình đào tạo</b>


a) Đào tạo tập trung một đợt tại các lớp học theo thời gian quy
định trong Chương trình. Kết thúc khóa học, học viên dự thi và nhận
chứng chỉ.


b) Đào tạo tập trung nhiều đợt, mỗi đợt hoàn thành một phần
nội dung quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa học học viên
dự thi và nhận chứng chỉ.


c) Đào tạo bán tập trung: học viên vừa công tác, vừa theo học
một số buổi trong tuần hoặc một số ngày trong tháng. Ket thúc
Chương trình, học viên dự thi và nhận chứng chỉ.


d) Tự học có hướng dẫn: Học viên tự học qua tài liệu. Kết thúc
mỗi phần được quy định trong Chương trình và tài liệu, học viên
được giảng viên hướng dẫn tiếp cho đến hết Chương trình, học viên
dự thi và nhận chứng chỉ.


<b>8. Điều kiện thực hiện Chưoìig trình</b>


a) Để đạt được mục tiêu Chương trình, cần đảm bảo các điều
kiện cơ bản sau:


- Có đủ tài liệu học tập cho học viên, sách hướng dẫn cho giảng viên


- Có đủ giảng viên dạy tiếng Chăm và thơng thạo tiếng Việt
- Có đủ phịng học


b) Các điều kiện khác (tùy vào từng địa phương)


- Có các loại sách bổ trợ (truyện đọc, thơ cơ, đồng dao bằng
tiếng Chăm); sách công cụ (Từ điển Việt - Chăm, Chăm - Việt, sổ
tay từ ngữ, phương ngữ Chăm, ngữ pháp tiếng Chăm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>6. </b>

<b>Quyết định sổ 36/2006/QĐ BGD&ĐT ngày 28/8/2006 </b>


<b>của Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>



<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN Bộ, </b>
<b>CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN </b>

Tộc,

<b>MIỀN NÚI</b>


<b>BỌ T R Ư Ở N G B ộ G IÁO DỤC V À Đ À O TẠ O</b>


<i>Căn cứ Chi thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 </i>
<i>của Thủ tướng Chính phủ ve việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng </i>
<i>tiếng dân tộc thiểu sổ đối với cản bộ, công chức công tác ở vùng </i>
<i>dân tộc, miền núi;</i>


<b>Q U Y É T Đ ỊNH:</b>


<b>Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình dạy </b>


tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.



<b>KT. B ộ TRƯỞNG </b>
<b>Thứ trưỏug </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


(đã ký)
<b>C H Ư Ơ N G TR ÌN H (trích)</b>


<b>DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC </b>
<b>Ở VÙNG DẦN TỘC, MIỀN NÚI </b>


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BGDĐT </b>
<b>ngày 28 thảng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG JRAI


CHO CÁN B ộ , CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC,
MIỀN NÚI


Mục tiêu của Chương trình là dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi...


1. Có kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng, viết đúng để có


khả năng giao tiếp thơng thường bằng tiếng Jrai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

2. Có kiến thức cần thiết ban đầu về tiếng Jrai: hệ thống chừ
viết, bộ vần, quy tắc chính tả và ngừ pháp tiếng Jrai; có hiểu biết cần
thiết về con người, văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán của
đồng bào dân tộc Jrai.



3. Có tinh thần phát huy, <b>bảo </b>tồn ngôn ngữ và văn hóa truyền


thống của đồng bào dân tộc Jrai.


II. QUAN ĐIỂM XÂY D ựN G CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Phù họp vói đối tượng</b>


2. G iao tiếp


Quan điểm này thể hiện ở định hướng sau: tập trung hình thành
và rèn luyện các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết); chú ý hơn kỹ năng
nghe, nói; hình thành và rèn luyện các kỹ năng với những mẫu câu
cơ bản, các lớp từ thông dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; ưu
tiên thực hành, chú ý kết hợp chặt chẽ việc học trên lớp với thực
hành giao tiếp trong công tác và đời sống hàng ngày.


3. Tích họp


Việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói cần kết hợp với kỹ năng đọc
viết; lấy các bài đọc làm cơ sở để rèn luyện kỳ năng và dạy các kiến
thức ngôn ngữ. Qua các bài đọc, cung cấp thêm cho học viên những
hiểu biết về tâm lý, tình cảm, văn hóa truyền thống của đồng bào
Jrai; những kiến thức phổ biến về khoa học - kỳ thuật, pháp luật,
chính trị để học viên có thể vận dụng và hồn thành tốt hơn cơng tác
được giao.


III. KÉ HOẠCH DẠY HỌC


<b>1. Thịi lưọng Chương trình</b>



Chương trình gồm 450 tiết.


<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thịi lượng cụ thể</b>


a) Cấu trúc Chương trình


- Chương trình được thiết kế thành các cụm bài (khoảng trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

- Chương trình dạy tiếng Jrai được chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn 1 học âm, vần và giai đoạn 2 học theo các bài học tích hợp.


- Mỗi cụm bài gồm các bài học tích hợp. Mỗi bài học tích hợp
gồm các phần sau:


- Bài đọc (kết họp dạy ngữ âm, chữ viết);
- Từ ngữ, ngữ pháp;


- Luyện nghe, nói, đọc, viết.


b) Phân bổ thời lượng cụ thể: số tiết dành cho luyện nghe, luyện


nói chiếm khoảng 60% tổng thời gian của bài học. sổ tiết luyện đọc,
luyện viết, từ ngữ, ngữ pháp chiếm thời lượng khoảng 40% tổng
thời gian của bài học. Thời lượng trên bao gồm cả thời lượng cho
việc ôn tập và kiểm tra, đánh giá.


IV. YÊU CẦU C ơ BẢN CÀN ĐẠT


<b>1. v ề kỹ năng</b>



a) Nghe hiểu ý kiến của đồng bào Jrai về những vấn đề đơn
giản. Nghe hiểu ý chính của những mẩu chuyện, bản tin ngắn, các
bài phổ bién ngắn, đơn giản về kiến thức khoa học - kỳ thuật, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.


b) Giao tiếp được với đồng bào bằng tiếng Jrai về những vấn đề
gần gũi, thiết thực. Nói lại được ý chính của cuộc trao đổi, của
những mẩu chuyện đã nghe, đã đọc, những mẩu tin, thông báo.


c) Đọc được rõ ràng, tương đổi trôi chảy những văn bản ngắn,
đơn giản (mẩu truyện, bản tin, bài văn, bài thơ, bài giới thiệu về văn
hóa truyền thống, văn bản chính sách, pháp luật) có độ dài từ 120
chữ đến 150 chữ. Hiểu được ý chính của bài. Thuộc một sổ tục ngữ,
thành ngữ, ca dao, bài văn vần phổ biến của đồng bào Jrai.


d) Viết đúng chính tả đoạn, bài văn ngắn có độ dài từ 100 đến
120 từ. Viết được những bức thư ngắn, những mẩu tin, thông báo,
đơn từ, đoạn văn kể đơn giản có độ dài 80 đến 100 từ.


<b>2. v ề kiến thức</b>


a) Nhớ được bộ chữ cái, hệ thống nguyên âm, phụ âm, dấu tuak đĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

b) Biết được từ 1000 đến 1500 từ ngữ thông dụng, gắn với các
chủ đề học tập. Nắm được các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ nhiều nghĩa.


c) Nhận biết và sử dụng được các mẫu câu trần thuật, câu nghi
vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu đơn và câu ghép thường dùng.


Nắm được thành phần cơ bản của câu (chủ ngừ, vị ngữ, trạng ngữ).


d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống;
hiểu và sử dụng được các ngôn ngữ phù họp với các nghi thức giao
tiếp, ứng xử của đồng bào dân tộc Jrai.


<b>3. v ề thái độ, tình cảm</b>


a) Có ý thức bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết, phong tục
và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai.


b) Có thói quen học tập, sử dụng tiếng nói, chữ viết Jrai trong
cơng tác và trong đời sống linh hoạt hằng ngày.


V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Nội dung dạy học</b>


a) Kỳ năng ngôn ngữ
- Kỹ năng nghe:


+ Nghe hiểu lời đối thoại, ý kiến trao đổi về nội dung bài học
và những vấn đề thiết thực, gần gũi trong đời sống;


+ Nghe hiểu và thuật lại được nội dung chính những đoạn hội
thoại, mẩu chuyện, bản tin ngắn, những câu tục ngữ, bài ca dân gian,
những bài văn vần, những bài phổ biến kiến thức khoa học - kỹ
thuật, phổ biển chù trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước được biên soạn trong tài liệu dạy tiếng.



- Kỹ năng nói:


+ Đặt và trả lời câu hỏi;


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- Kỹ năng đọc:


+ Phát âm các âm tiết có cấu tạo đặc thù;


+ Đọc, hiểu các văn bản được học trong Chương trình;


+ Đọc thuộc lòng một sổ câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao, câu
văn hay trong sử thi của đồng bào Jrai.


- Kỹ năng viết:


+ Viết đúng chính tả các đoạn văn ngắn trong bài học;


+ Viết câu theo mẫu (câu trần thuật, câu cầu khiển, câu cảm thán);
+ Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh ngắn, có nội dung đon giản
ứng với chủ đề bài học;


+ Viết thư từ, thông báo ngắn.
b) Kiến thức ngôn ngữ


- Sơ lược về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.
- Sơ lược về từ láy.


- Phương thức mở rộng vốn từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ) gắn
với các nội dung học tập.



- Một số thành phần câu cơ bản (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
- Một số mẫu câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu
cảm thán.


- Một số mẫu câu đơn, câu ghép thường dùng.


- Các nghi thức giao tiếp, ứng xử thông thường của đồng bào Jrai.
- Một số điều kiêng kỵ khi giao tiếp với đồng bào Jrai.


c) Kiến thức văn hóa dân tộc


Các hiểu biết cơ bản về văn hóa vật chất (sinh hoạt kinh tế, sản
xuất; nghề dệt), văn hóa - xã hội (quan hệ gia đình, dịng tộc hơn
nhân và cưới xin; sinh đẻ và ni dạy con) và văn hóa tinh thần (tín
ngưỡng; văn học dân gian, ca múa nhạc; kiến thức nhà cửa; nghệ -
thuật tạo hình và trang trí).


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<i>r </i> <i>r </i> <i>y</i>


<b>2. Tích họp dạy kiên thức và kỹ năng theo hệ thông chủ đê</b>


<b>Chủ đề/nội </b>
<b>dung gọi ý</b>


<b>Từ ngữ - </b>
<b>ngữ pháp</b>


<b>Luyện nghe </b>


<b>- luyện nói</b> <b>Luyện đọc</b> <b>Luyện viết</b>


<b>1. Gia đình</b> - Các <b>từ, ngữ </b>về <b>- Đặt và trà</b> <b>- Phát âm</b> - Viết chính


<b>dịng tộc</b> <b>bàn thân gia đình</b> lời câu hịi <b>đúng các</b> <b>tà các chữ</b>


<b>Jrai</b> <b>và dòng tộc.</b> <b>về bản hân,</b> <b>âm tiết có</b> cái, các từ,


<b>- </b>M ột gia <b>- Đại từ xưng hô.</b> gia đinh, <b>cấu tạo:</b> <b>ngữ có đặc</b>


đinh Jrai. <b><sub>- Phương thức </sub></b>


<b>phụ tố.</b>


<b>dòng tộc.</b> <b>Phụ âm</b> <b>thù tiếng</b>


- M ột nếp <b>- Luyện nói</b> đơi + vần. Jrai.


nhà truyền <sub>- Câu đơn một</sub> lời thưa - Đ ọc và - V iết các
thống Jrai. <sub>thành phần.</sub> gửi trong hiểu nội m ẫu câu
- Vị thế <b><sub>- Câu trần thuật</sub></b> giao tiếp dung bài. đã học.


người phụ <sub>có từ phủ định:</sub> gia đình, - V iết m ột


<b>nữ trong gia</b> <sub>bu (khơng), aka</sub> dịng tộc. phần bài


đình Jrai. <sub>(chư a) có kết</sub> - Luyện nói đọc.
- Q uan hệ <b>hợp thêm ơh ờ</b> theo các


dòng tộc cuối câu. mẫu câu
người Jrai. <b><sub>- Câu nghi vấn có</sub></b> đã học.



<b>- </b>T ình <b>cảm</b> các từ: mơh
và nghĩa (không), aka


<b>vụ của</b> <b>(chưa), hă (à),</b>


những <b>lah (à, hả), yơh</b>
<b>người</b> (à, hà), ih (nhỉ).
trong dịng <b><sub>- </sub></b><sub>Câu nghi vấn có</sub>


<b>tộc Jrai.</b> <b><sub>các từ: hă (hay), </sub></b>
<b>bu </b>dah (hoặc,


<b>hay).</b>


<b>- </b>C âu <b>nghi vấn bộ </b>
<b>phận </b>có <b>các từ: </b>
<b>hlơi (ai), hịi về </b>
<b>tính chất sự vật: </b>
<b>ti, pơpă...</b>


<b>(nào), thời gian: </b>


hơbin (bao giờ).


<b>2. Làng và</b> <b>- Các từ, ngữ về</b> <b>- Đặt và trả</b> <b>- Phát âm</b> <b>- Viết chính</b>


nghệ thuật làng Jrai và nghệ lời câu hỏi đúng các tả m ột
truyền thuật truyền về làng âm tiết phần bài


<b>thống Jrai</b> thống Jrai. bản. có cấu đọc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Chủ đề/nội </b>
<b>dung gọi ý</b>


<i>r r s *</i>


<b>Từ ngữ - </b>
<b>ngữ pháp</b>


<b>Luyện nghe </b>


<b>- luyện nói</b> <b>Luyện đọc</b> <b>Luyện viết</b>


<b>- Tổ chức</b> <b>và nâng cao).</b> <b>cảm ơn,</b> <b>- Đọc và</b> <b>- Viết một</b>


<b>cộng đồng</b> <b>- Phương thức láy.</b> <b>xin lồi.</b> <b>hiểu nội</b> <b>thông báo</b>
<b>làng Jrai.</b> <b><sub>- </sub></b><sub>Câu đơn một</sub> <b>- Luyện nói</b> <b>dung bài.</b> <b>ngắn về</b>


- Vai trò của <b>thành phần (tiếp</b> <b>theo các</b> <b>hoạt động</b>


<b>già làng</b> <b>tục củng cố và</b> <b>mẫu câu</b> <b>của cộng</b>


<b>Jrai.</b> <b>nâng cao).</b> <b>đã học.</b> <b>đông làng.</b>


<b>- </b>Những sinh <b>- Câu đơn hai</b> <b>- Rèn kỹ</b>


<b>hoạt trong</b> <b>thành phần.</b> <b>năng giao</b>


<b>cộng đồng </b>
<b>làng Jrai.</b>



<b>- Câu nghi vấn có </b>
<b>các từ: mơh</b>


<b>tiêp trong </b>
<b>cộng đồng</b>


<b>- Lớp trẻ</b> <b>(không, aka</b> <b>làng.</b>


<b>trong làng</b> <b>(chưa) các từ</b> <b>- Giới thiệu</b><i><sub>f </sub></i> <i><sub>\</sub></i>
<b>Jrai.</b> <b>nghi vấn: hă (à),</b> <b>ngăn vê</b>


<b>-Cồng</b> <b>lah (à, hả), yơh</b> <b>một làng</b>


<b>chiêng Jrai.</b> <b>(à, hà), ih (nhi).</b> <b>hoặc một</b>
<b>- Một số vũ</b> <b>- </b>Câu nghi vấn hịi <b>loại hình</b>


<b>điệu dân</b> <b>về </b>địa điểm: pơpă <b>nghệ thuật </b>>


. A


<b>gian Jrai.</b> <b>(đâu), chơ bơi,</b> <b>truyên</b>, 1 Á<i>f</i>


<b>chơ tui... (ở đâu, </b>
<b>chỗ nào), số </b>
<b>lượng: hơdưm, </b>
<b>hdôm, dum, dỏm </b>
<b>(bao nhiêu, mấy), </b>
<b>nguyên nhân: </b>
<b>hơget, hiưiĩì (sao), </b>


<b>hiưrn pa, yua </b>
<b>hơghet (vì sao).</b>
<b>- Câu cầu khiến, </b>


<b>loại câu có ý ngăn </b>
<b>cấm: đơi (thế), ho, </b>
<b>ôh (nhé).</b>


<b>thông.</b>


<b>3. Thiên</b> <b>- Các từ, ngữ về</b> <b>- Đặt và trả</b> <b>- Phát âm</b> <b>- Viết chính</b>
<b>nhiên, mơi</b> <b>thiên nhiên và</b> <b>lời câu hỏi</b> <b>đúng các</b> <b>tả một</b>


<b>trường</b> <b>môi trường.</b> <b>về thiên</b>


/
A 1 Ả 4


<b>âm tiêt</b> <b>phần bài</b>
<b>- Các mùa ở</b> <b>- </b>Đ ại từ nghi vấn. <b>nhiên và</b> <b>có cấu</b> <b>đọc.</b>


nnA


<b>Tây</b> <b><sub>- </sub></b><sub>Phương thứ c láy</sub> môi tạo: Phụ - V iết các


Nguyên. <b><sub>(tiếp tục cùng</sub></b> trường. âm + ơ <b>mẫu </b>câu


-- Đ ất, rừng cố và nâng cao). - L uyện nói + Vẩn. đã học.
ryiA



Tây - C âu đơn hai th eo các


- Đ ọc và


- V iết thư


<b>Nguyên.</b> <b><sub>thành phần (tiếp</sub></b> m ẫu câu hiểu nội ngắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>Chủ đề/nội </b>
<b>dung gợi y</b>


<b>Từ n g ữ - </b>
<b>ngữ pháp</b>


<b>Luyện nghe </b>


<b>- luvcn nói</b> <b>Luyện đọc</b> <b>Luyện viết</b>
<b>- Sơng, suối </b>


<b>và hồ Tơ </b>
<b>Nưng.</b>


<b>tục củng cố và </b>
<b>nâng cao).</b>
<b>- Câu </b>nghi <b>vấn có </b>


<b>các từ: hă (hay), </b>
<b>bu dah (hoặc, </b>
<b>hay).</b>



<b>- Các câu nghi </b>
<b>vấn đã học (tiếp </b>
<b>tục củng cố các </b>
<b>loại câu đã học </b>
<b>ờ chù đề trước).</b>
<b>- Câu cảm thán có </b>


<b>các từ: Ơ, abỏ, </b>
<b>bơih (ôi), abaih </b>
<b>(ôi chao), ah, đơi </b>
<b>(ơi) abơih (chao </b>
<b>ôi, ái chà).</b>
<b>- Câu có từ mức </b>


<b>độ biă, mă.</b>
<b>- Câu cầu khiến có </b>


<b>ý thúc dục: be/pe </b>
<b>(đi), mơn (với), </b>
<b>ho (nhé), rơkâu </b>
<b>(xin), rơkâu iao </b>
<b>(xin mời).</b>


<b>- Câu ghép có quan </b>
<b>hệ về thời gian: </b>
<b>hlak (khi), hlao </b>
<b>chi (trước khi).</b>


<b>đà </b>học.



<b>- Trao đồi </b>
<b>về bảo vệ </b>
<b>môi</b>


<b>trường.</b>


<b>dung bài.</b> <b><sub>- Viết thông </sub></b>
<b>báo ngan </b>
<b>về thời </b>
<b>tiết.</b>


<b>4. Đất nước </b>
<b>và con </b>
<b>người</b>
<b>- TƠ qc </b>


<b>Việt Nam.</b>
<b>- Người Jrai </b>


<b>và các dân </b>
<b>tộc anh em </b>
<b>trên đất </b>
<b>nước Việt </b>
<b>Nam.</b>


<b>- Các từ ngữ về địa </b>
<b>lý, lịch sử nước </b>
<b>ta; về các dân tộc </b>
<b>anh em trên đất </b>
<b>nước và tình đồn </b>


<b>kết, giúp đỡ nhau </b>
<b>giữa các dân tộc.</b>
<b>- Câu đơn hai </b>


<b>thành phần (tiếp </b>
<b>tục cùng cố và </b>
<b>nâng cao).</b>


r p * 1 * • A


<b>- Trả lời câu </b>
<b>hịi tìm </b>
<b>hiểu nội </b>
<b>dung các </b>
<b>bài đọc.</b>
<b>- Luyện nói </b>


<b>theo các </b>
<b>mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>


<b>- Phát âm </b>
<b>đúng âm </b>
<b>tiết có </b>
<b>cấu tạo: </b>
<b>Phụ âm </b>
<b>+ </b>0<b> + </b>
<b>phụ âm + </b>
<b>vần.</b>
<b>- Đ ọc và </b>



<b>hiểu nội </b>
<b>dung bài.</b>


<b>- Viết chính </b>
<b>tà một </b>
<b>phần bài </b>
<b>đọc.</b>
<b>- Viết các </b>


<b>mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>
<b>- Viết đoạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Chủ đề/nội </b>


d u n g gọi ý


<b>Từ </b>n g ữ <b>- </b>
<b>ngữ pháp</b>


<b>Luyện nghe </b>


<b>- luyện nói</b> <b>Luyện đọc</b> <b>Luyện viết</b>
<b>- Tình đồn </b>


<b>kết các </b>
<b>dân tộc.</b>


<b>- Câu nghi vấn (tiếp </b>


<b>tục củng cố các </b>
<b>loại câu nghi vấn </b>
<b>đã học).</b>


<b>- Câu cảm thán </b>
<b>(tiếp tục củng cố </b>
<b>các loại câu nghi </b>
<b>vấn đã học).</b>


<b>dân </b>tộc ở


<b>Tây</b>
<b>Nguycn.</b>


<b>5. Y tế, sức </b>
<b>khỏe và </b>
<b>thể thao</b>
<b>- Mạng lưới </b>


<b>y tẽ ở Tay </b>
<b>Ngun.</b>
<b>- Tình hình </b>


<b>chăm sóc </b>
<b>sức khòe </b>
<b>trong cộng </b>
<b>đồng Jrai.</b>
<b>- Những </b>


<b>bệnh </b>


<b>thường</b>


V 1 r p Ạ


<b>gặp ờ Tây </b>
<b>Nguyên.</b>
<b>- Cây thuốc </b>


<b>ờ Tây </b>
<b>Nguyên.</b>
<b>- Những môn </b>


<b>thể thao </b>
<b>truyền </b>
<b>thống.</b>


- Các từ ngữ về y
tế, sức khỏe và
thể thao.


- Câu đơn một


<b>thành phần và </b>


câu đơn hai
<b>thành phần (tiếp </b>
<b>tục củng cố và </b>
<b>nâng cao).</b>


- C âu <b>ghép </b>có từ



<b>hang (và, với).</b>


- Đặt và trả


<b>lời câu hòi </b>


về y tế, sức
khỏe và thể
thao.


- <b>Luyện </b>nói
theo các


<b>mẫu câu</b>


đã học.
- <b>Luyện </b>nói


về <b>tỉnh </b>
<b>hỉnh bệnh </b>


tật của


<b>minh khi </b>


đi khám


<b>bệnh.</b>



- Phát âm
đúng các
âm tiết


<b>có cấu </b>


tạo: Phụ
âm + ơ
+ phụ âm
+ Ơ +
phụ âm +
vần.
- Đ ọc và


<b>hiểu nội </b>
<b>dung bài.</b>


<b>- Viết chính </b>
<b>tà một </b>
<b>phần bài </b>
<b>đọc.</b>
<b>- Viết các </b>


<b>mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>
<b>- Viết đoạn </b>


<b>văn giới </b>
<b>thiệu một </b>
<b>cây thuốc </b>


<b>hoặc một </b>
<b>môn thể </b>
<b>thao </b>
<b>truyền </b>
<b>thống.</b>


6<b>. Giáo dục </b>
<b>- Những </b>
<b>người thầy </b>
<b>giáo tiêu </b>
<b>biểu </b>
<b>(Người </b>
<b>thầy giáo </b>
<b>đầu tiên</b>


<b>- Các từ ngữ về </b>
<b>giáo dục.</b>
<b>- Số từ.</b>


<b>- Tiếp tục củng cố </b>


các m ẫu câu đã


<b>học.</b>


<b>- Câu ghép liệt kê </b>
<b>có cặp từ at...</b>


- Đặt và trả
lời câu hòi



<b>về giáo dục </b>


và dân trí.
- Luyện nói


theo các
m ẫu câu
đã học.


- P h át âm
đúng các


n , • Á ,


âm tiẻt
có cấu
tạo đặc
biệt.
- Đ ọc và


hiểu nội


- V iết chính
tả m ột
phần bài
đọc.
- V iết đoạn


văn ngắn


thông báo
về tình


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>Chủ đề/nội </b>
<b>dung gọi </b><i>ị_</i>


<b>rp ^</b>


<b>Từ n g ữ - </b>
<b>ngữ pháp</b>


<b>Luyện nghe </b>


<b>- luyện nói</b> <b>Luyên đoc</b> <b>Luyện viết</b>
<b>Nay Đe)</b>


<b>- Trường </b>
<b>làng.</b>
<b>- Học chữ </b>


<b>Jrai.</b>


<b>- Một người </b>
<b>Jrai ham </b>
<b>học,...</b>


<b>mơn.</b> <b><sub>-Giới thiệu </sub></b>


<b>sơ lược về </b>
<b>tình hình </b>


<b>phát triển </b>
<b>giáo dục ờ </b>
<b>địa</b>


<b>phương.</b>


<b>dung bài.</b> <b>hình giáo </b>
<b>dục ờ địa </b>
<b>phương.</b>


<b>7. Lao động, </b>
<b>sản xuất</b>
<b>- Truyền </b>


<b>thống lao </b>
<b>động sản </b>
<b>xuất của </b>
<b>người Jrai.</b>
<b>- Áp dụng </b>


<b>khoa học, </b>
<b>kỹ thuật </b>
<b>vào trồng </b>
<b>trọt; chăn </b>
<b>nuôi.</b>
<b>- Các tấm </b>


<b>gương tiêu </b>
<b>biểu về </b>
<b>làm giàu.</b>



<b>- Các danh từ, </b>
<b>động từ, tính từ </b>
<b>về các ngành </b>
<b>nghề trong xã </b>
<b>hội.</b>


<b>- Từ, ngữ về lao </b>
<b>động sản xuất.</b>
<b>- Từ đồng nghĩa.</b>
<b>- Tiếp tục cùng cố </b>


<b>các mẫu câu đã </b>
<b>học.</b>


<b>- Câu ghép có </b>
<b>quan hệ hơ ứng </b>
<b>tăng tiến: ja i... </b>
<b>jai, rah... rah.</b>


<b>- Đặt và trả </b>
<b>lời câu hỏi </b>
<b>về các </b>
<b>ngành </b>
<b>nghề trong </b>
<b>xã hội.</b>
<b>- Luyện nói </b>


<b>theo các </b>
<b>mẫu câu </b>


<b>đã học.</b>
<b>- Luyện nọi</b>


<b>Ằ </b> <b>A .</b>
<b>vê một </b>
<b>nghề ờ địa </b>
<b>phương.</b>


<b>- Phát âm </b>
<b>đúng các </b>
<b>từ có cấu </b>
<b>tạo đặc </b>
<b>biệt.</b>
<b>- Đọc và </b>


<b>hiểu nội </b>
<b>dung bài.</b>


<b>- Viết chính </b>
<b>tả một </b>
<b>phần bài </b>
<b>đọc.</b>
<b>- Viết đoạn </b>


<b>văn giới </b>
<b>thiệu về </b>
<b>việc áp </b>
<b>dụng khoa </b>
<b>học, kỹ </b>
<b>thuật vào </b>



<b>lao động, </b>
<b>sản xuất.</b>


8<b>. Một số</b>
<b>Ắ 4Ằ Ằ</b>
<b>vân đẽ vê </b>
pháp luật
<b>và phong </b>
<b>tục, tập </b>
<b>quán </b>
<b>Các bài </b>
<b>giới thiệu </b>
<b>những nét </b>
<b>cơ bản về:</b>
<b>- Quyền </b>


<b>công.dân.</b>
<b>- Luật bầu cử, </b>


<b>ứng cử.</b>


<b>- Các từ ngữ về </b>
<b>luật pháp và </b>
phong tục, tập
<b>quán.</b>


- T ừ nhiều nghĩa.
- T ừ trái nghĩa.



<b>- Tiếp tục cùng cố </b>
<b>các mẫu câu đã </b>
<b>học.</b>


<b>- Câu ghép có </b>
<b>quan hệ thuận </b>
<b>nghịch: hlao... </b>
<b>samơ.</b>


<b>- Đặt và trả </b>
<b>lời câu hòi </b>


về luật
<b>pháp và </b>


phong tục,


<b>tập qn.</b>
<b>- Luyện nói </b>


<b>về luật </b>
<b>giao</b>


<b>thơng, hay </b>
<b>bầu cử, </b>
<b>ứng cử.</b>


<b>- Phát âm </b>
<b>đủng các </b>
<b>ảm tiết </b>


<b>có cấu </b>
<b>tạo đặc </b>
<b>biệt.</b>
<b>- Đọc và </b>


<b>hiểu nội </b>
<b>dung bài.</b>


<b>- Viết chính </b>
<b>tả một </b>
<b>phần bài </b>
<b>đọc.</b>
<b>- Viết các </b>


<b>mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>
<b>- Viét đoạn </b>


<b>văn giới </b>
<b>thiệu về </b>


tình hình


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>Chủ đề/nội </b>
<b>dung gọi ý</b>


<b>rTH ' </b> <b>*</b>
<b>Từ ngữ - </b>
<b>ngữ pháp</b>



<b>Luyện nghe </b>


<b>- luyên nói</b> <b>Luyện đọc</b> <b>Luyện viết</b>
<b>- Vấn đề </b>


<b>thừa kế.</b>
<b>- Luật giáo </b>


<b>dục.</b>


<b>- An tồn giao </b>
<b>thơng.</b>
<b>- Luật bào tồn </b>


<b>các di sàn </b>
<b>vãn hóa.</b>
<b>- Pháp lệnh </b>


<b>bảo vệ rừng.</b>
<b>- Phong tục, </b>


<b>tập quán của </b>
<b>người Jrai.</b>
<b>9. Đàng, Bác </b>


<b>Hồ, chính </b>
<b>quyền, </b>
<b>đồn thể</b>
<b>- Người Tây </b>



<b>Nguyên </b>
<b>với Đảng </b>
<b>và Bác Hồ.</b>
<b>- Kẻ chuyện </b>


<b>Bác Ho.</b>
<b>- Hoạt động </b>


<b>cùa ủ y </b>
<b>ban xã.</b>
<b>- Các tổ </b>


<b>chức chính </b>
<b>tri xã hôi.</b>


<b>- Các từ ngữ về </b>
<b>Đảng và Bác </b>
<b>Hồ; về chính trị </b>
<b>xã hội.</b>


<b>rn \ 4 À </b> <b>1</b>
<b>- Từ đông nghĩa, </b>


<b>từ nhiều nghĩa.</b>
<b>- Tiếp tục cùng cố </b>


<b>các mẫu câu dã </b>
<b>học.</b>


<b>- Câu ghép có </b>


<b>quan hệ điều </b>
<b>kiện kết quả: </b>
<b>tơdah... le </b>
<b>(nếu... thì).</b>


<b>- Đặt và trả </b>
<b>lời câu hỏi </b>
<b>về nội dung </b>
<b>bài đọc.</b>
<b>- Luyện nói </b>


<b>theo các </b>
<b>mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>


<b>- Phát âm </b>
<b>đúng các </b>
<b>âm tiết </b>
<b>có cấu </b>
<b>tạo đặc </b>
<b>biệt.</b>
<b>- Đọc và </b>


<b>hiểu nội </b>
<b>dung bài.</b>


<b>- Viết chính </b>
<b>tả một </b>
<b>phần bài </b>
<b>đọc.</b>



<b>- Viết bài giới </b>
thiệu ngắn


<b>A A .</b>
<b>Vẻ một </b>
<b>ngày làm </b>
<b>việc của ủ y </b>
<b>ban xã, một </b>
<b>buổi sinh </b>
<b>hoạt đồn </b>
<b>thanh nicn.</b>
<b>- V iết thư </b>


<b>thăm hịi.</b>


<b>10. Giao </b>
<b>thơng, bưu </b>
chính, viễn
<b>thơng</b>
<b>- Đường làng.</b>
<b>- Đường liên </b>


<b>làng.</b>
<b>- Đường </b>


<b>quốc lộ.</b>


<b>- Các từ ngữ về </b>



giao thơng đi lại.


<b>rri ' 4 ì </b> <b>1 IV</b>
<b>- Từ đông nghĩa, </b>


<b>từ trái nghĩa.</b>
<b>- Tiếp tục củng cố </b>


các m ẫu câu đã


<b>học.</b>


<b>- </b>C âu ghép có


<b>quan hệ nhượng</b>


<b>- Đặt và trả </b>
lời câu hỏi
<b>về giao </b>


thông đi


<b>lại.</b>


<b>fTl </b> 4<b>Ẳ • X</b>
<b>- Trao đơi vê </b>


<b>an tồn </b>
<b>giao thơng.</b>



<b>- Phát âm </b>
<b>đúng các </b>
<b>âm tiết </b>
<b>có cấu </b>
<b>tạo đặc </b>
<b>biệt.</b>
<b>- Đọc và </b>


<b>hiểu nội </b>
<b>dung bài.</b>


<b>- Viết chính </b>
<b>tả một </b>
<b>phần bài </b>
<b>đọc.</b>
<b>- V iết bài </b>


<b>giới thiệu - </b>
<b>ngắn về </b>
<b>tình hình </b>
<b>giao thơng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>Chủ đề/nội </b>
<b>dung gọi ý</b>


<b>Từ ngữ - </b>
<b>ngữ pháp</b>


<b>Luyện nghe </b>



<b>- luyện nói</b> <b>Luyện đọc</b> <b>Luyện viết</b>
<b>- Vài nót về </b>


<b>bưu chính, </b>
<b>viễn thơng.</b>


<b>bộ tăng tiến; </b>
<b>mah (dù), thâo </b>
<b>hnun (dù vậy), </b>
<b>m ah... samơ </b>
<b>(dù... nhưng).</b>


<b>ờ địa </b>
<b>phương.</b>


<b>11. An ninh </b>
<b>và bảo vệ </b>
<b>Tô quôc</b>
<b>- Không nghe </b>


<b>lời kè xấu.</b>
<b>- Biên giới </b>
<b>quốc gia.</b>
<b>- Các tấm </b>


<b>gương tận </b>
<b>tụy với </b>
<b>cơng tác giữ </b>
<b>gìn an ninh, </b>
<b>trật tự.</b>


<b>- Chống mê </b>


<b>tín, dị </b>
<b>đoan.</b>


<b>- Các từ ngữ về an</b>
<b>ninh và bảo vệ</b>


1 /


r p A A


<b>TƠ qc.</b>


<b>- Từ đồng nghĩa, </b>
<b>từ trái nghĩa.</b>
<b>- Tiếp tục cùng cố </b>


<b>các mẫu câu đã </b>
<b>học.</b>


<b>- Câu ghcp có </b>
<b>quan hệ nhân </b>
<b>quả: yao... </b>
<b>anun (vỉ thế... </b>
<b>nên).</b>


<b>- Đặt và trả </b>


lời câu hòi



<b>về an ninh </b>
<b>và bảo vệ</b>


* <i>9</i>


nr% A Ã


<b>Tô quỏc.</b>
<b>- Luyện </b>nói


<b>về tình </b>


hình giữ


<b>gìn an ninh </b>
<b>và trật tự </b>
<b>trong làng.</b>


r p _4 <b>Ả</b>• A


<b>- Trao đoi vê </b>
<b>tình hình giữ </b>
<b>gìn an ninh, </b>
<b>trặttựờđịa </b>


phương.


<b>- Phát âm </b>
<b>đúng các </b>


<b>âm tiết có </b>
<b>cấu tạo </b>
<b>đặc biệt.</b>
<b>- Đọc và </b>


<b>hiểu nội </b>
<b>dung bài.</b>


<b>- Viết </b>chính


<b>tả một </b>


phần bài


<b>đọc.</b>
<b>- Viết đoạn </b>


<b>văn ngăn </b>
<b>về tình </b>


hình giữ


<b>gìn an </b>


ninh <b>và</b>


1 7 A Ă


<b>bảo vệ Tô </b>
<b>quốc.</b>



12. T h ư ơ n g
m ại và
dịch vụ


- H o ạt động


của m ột
ngân h àn g
đầu tư


phát triển


n ô n g thơn.


- T ìn h hình


giá cả.


- S in h ho ạt


buôn bán,
tra o đổi.


- Thông tin về


giá cả, các
loại tiền
đang dùng.



- C ác từ ngữ về


<b>thương mại, </b>


dịch vụ và số
đếm .


- T iếp tục củng cố


<b>các mẫu câu đã </b>
học.


- Câu ghép có quan


<b>hệ sự kiện, mục </b>
đích: pioh (để),
pio h .. . hnun


(đ ể .. . nên).


- Đ ặt và trà
lời câu hỏi
về giá cả
v à thương
mại.


- Luyện nói
về tình
hình m ua
bán, giá cả


và ngân
hàng.


- P hát âm
đúng các
âm tiết
có cấu
tạo đặc
biệt.
■ Đ ọc và


hiểu nội
dung bài.


- V iết chính
tả m ột
phần bài
đọc.
- V iết đoạn


văn giới


thiệu hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

VI. GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN THựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Tính pháp lý của bộ chữ Jrai và vấn đề phưoĩig ngữ</b>


a) Tính pháp lý của bộ chữ Jrai



Bộ chừ được sử dụng để dạy tiếng Jrai là bộ chữ được UBND
tỉnh Gia Lai - Kon Tum công bố trong Quyết định Công bố bộ chữ
cái biên soạn chữ các dân tộc số 03/QĐ-UB ngày 28-10-1981, gồm:
25 chữ cái, 10 nguyên âm, 19 phụ âm đom, 28 phụ âm ghép đôi chữ
cái, 9 phụ âm ghép 3 chữa cái và dấu tuak đĩ có chức năng làm ngắn
âm (biến âm) và thể hiện ngữ điệu trong hoàn cảnh giao tiếp.


b) Vấn đề phương ngữ


Tiếng Jrai có nhiều phương ngữ. Phương ngữ Chor và Mthur
trong vùng Ayun Pa (thường gọi là phương ngữ Ayun Pa) được sử
dụng phổ biến hơn cả. Trên thực tế toàn vùng Jrai, ở đâu, người Jrai
cũng sử dụng được phương ngữ Ayun Pa. Sự khác biệt giữa các
phương ngữ này chỉ xảy ra trong phạm vi từ vựng. Trong chương
trình dạy tiếng Jrai, phương ngữ Ayun Pa được chọn làm phương
ngữ cơ sở. Các phương ngữ khác được xử lý trong tài liệu cho phù
hợp với học viên công tác ở từng vùng phương ngữ.


<b>2. v ề cấu trúc nội dung của chương trình</b>


a) Đặc điểm cấu trúc


... Để tăng cường tính thực hành ứng dụng, Chương trình lấy
các bài đọc làm cơ sở để rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và
dạy các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa. Do bộ chữ Jrai sử dụng mẫu
tự Latinh và bộ vần Jrai rất gần với bộ vần tiếng Việt, cho nên
Chương trình bỏ quan giai đoạn học vần. Những vần có đặc thù Jrai
sẽ được lưu ý rèn luyện kỹ hơn khi đọc bài khóa.


b) Cấu trúc và nhiệm vụ của bài học



Chương trình đặt tên cho các bài học là: Học vần, Tập đọc,
Luyện viết, Luyện nghe, Luyện nói với mục đích rèn luyện kỹ năng,
trang bị kiến thức phù hợp với đối tượng học.


Nhiệm vụ cụ thể của các bài học như sau:


- Tập đọc, Học vần: rèn luyện cho học viên các kỹ năng đọc,


nghe và nói, đồng thời cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng
diễn đạt, trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết về văn


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

hóa, phong tục tập quán và đời sống của đồng bào Jrai. Sau bài
đọc là hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn học viên đọc hiểu,
nghe hiểu, trình bày miệng, viết chính tả, viết câu, viết đoạn theo
nội dung bài đọc;


- Từ ngữ - Ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ theo chủ đề
nội dung, trang bị những kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngữ pháp
tiếng Jrai, làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu
(luyện nói và luyện viết thành câu);


- Luyện nghe: rèn luyện cho học viên kỳ năng nghe thơng qua
các hình thức nghe đọc, nghe kể chuyện, nghe câu hỏi, nghe ý kiến
trao đổi của giáo viên, học viên cùng lớp;


- Luyện nói: rèn cho học viên kỹ năng nói thơng qua các hình
thức trả lời câu hỏi, nói theo đề tài;


- Luyện viết: rèn kỹ năng viết chữ (những chữ mang đặc thù


tiếng Jrai), viết chính tả đoạn văn ngắn, thư ngắn, mẩu tin, đoạn văn
tự sự, thuyết minh đơn giản.


<b>3. Phân bổ thòi lượng cho các bài học</b>


Sự phân bổ thời lượng thể hiện mức độ cần quan tâm đối với
mỗi phần của bài học, tránh tình trạng dành quá nhiều thời gian
hoặc để quá ít thời gian cho mỗi phần. Trong phạm vi thời lượng
dành cho mỗi phần, người biên soạn tài liệu dạy học có thể chủ
động sắp xếp thời gian để rèn luyện kỳ năng, dạy kiến thức mới hay
ôn luyện, củng cố kỹ năng, kiến thức đã học.


<b>4. </b>

<b>v ề </b>

<b>tài liệu dạy học</b>


a) Ngữ liệu đưa vào dạy học là cấc tác phẩm, trích đoạn văn học
truyền thống (truyện dân gian, thơ ca dân gian, dân ca); các tác
phẩm, trích đoạn văn học hiện đại; các văn bản phổ biến khoa học,
pháp luật và văn bản thông thường.


b) Chương trình là căn cứ để tập thể tác giả biên soạn tài liệu
dạy và học tiếng Jrai cho học viên và sách hướng dẫn giảng dạy cho
giảng viên. Ngôn ngữ dùng trong các tài liệu trên bằng cả hai thứ
tiếng: Jrai và Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>5. v ề phưoìig pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Jrai</b>


a) Phương thức dạy học


- Phương pháp thực hành giao tiếp: hướng dẫn học viên vận
dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực hiện các nhiệm vụ


giao tiếp cự thể bàng tiếng Jrai, nhằm khắc sâu tri thức và rèn luyện
kỹ năng. Đây là phương pháp chủ yểu để phát triển kỹ năng nói cho
từng học viên.


- Phương pháp phân tích ngơn ngữ: hướng dẫn học viên quan
sát, phân tích các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả để
tìm ra những nét đặc trưng của những hiện tượng ấy, nhằm sử dụng
đúng trong giao tiếp.


- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: giảng viên chọn và giới
thiệu các mẫu hoạt động lời nói, giúp học viên hiểu và nắm được cơ
chế của chúng, sau đó rút ra bài học để tạo thành lời nói của mình.


- Phương pháp so sánh, đối chiểu: so sánh đối chiếu các kiến
thức đã có với các kiến thức đang học, đổi chiếu ngôn ngữ dân tộc
với ngôn ngữ phổ thông để tìm ra sự giống và khác nhau giữa hai hệ
thống ngơn ngữ.


b) v ề hình thức tổ chức dạy học


Các tổ chức dạy học cần khuyến khích học viên kết hợp việc
học trên lớp với thực hành giao tiếp trong cộng đồng dân tộc mà
mình đang cơng tác và sinh sống.


<b>6. v ề đánh giá kết quả học tập</b>


a) Nội dung và hình thức đánh giá


... Cách kiểm tra, đánh giá cần đa dạng hóa và phù hợp với từng
kỹ năng:



- Các kỹ năng đọc thành tiếng, viết chữ được đánh giá qua hoạt
động thực hành của học viên.


- Các kỹ năng nghe, nói được đánh giá bằng hình thức vấn đáp
và kiểm tra miệng trên lớp.


- Các kỹ năng đọc hiểu, dùng từ đặt câu, những kiến thức sơ
giản về chính tả, từ vựng, ngữ pháp được đánh giá bằng câu hỏi trắc
nghiệm khách qụan và câu hỏi mở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

- Các kỹ năng viết đoạn, bài văn ngắn, văn bản đơn giản được
đánh giá bằng bài kiểm tra viết (tự luận).


b) Chứng chi: việc cấp chứng chỉ cho học viên được căn cứ trên


kết quả học tập cả đợt và kỳ thi cuối khóa.
7. Loại hình đào tạo


a) Đào tạo tập trung một đợt tại các lớp học theo thời gian quy
định trong Chương trình. Kết thúc khóa học, học viên dự thi và nhận
chứng chỉ.


b) Đào tạo tập trung nhiều đợt, mỗi đợt hoàn thành một phần
nội dung quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa học, học viên
dự thi và nhận chứng chỉ.


c) Đào tạo bán tập trung: học viên vừa công tác vừa theo học
một số buổi trong tuần hoặc một số ngày trong tháng. Ket thúc khóa
học, học viên dự thi và nhận chứng chỉ.



d) Tự học có hướng dẫn: học viên tự học qua tài liệu. Kết thúc
mỗi phần được quy định trong Chương trình và tài liệu, học viên
được giáo viên hướng dẫn cho đến hết Chương trình học, học viên
dự thi và nhận chứng chỉ.


<b>8. v ề điều kiện thực hiện Chương trình</b>


a) Để đạt được mục tiêu Chương trình, cần bảo đảm một số
điều kiện cơ bản sau:


- Có đủ tài liệu học tập cho học viên, sách hướng dẫn cho giảng viên.
- Có đủ giảng viên dạy tiếng Jrai và thơng thạo tiếng Việt.
- Có đủ phịng học.


b) Các điều kiện khác (tùy vào từng địa phương)


- Có các sách bổ trợ (như truyện đọc, tục ngữ, thơ ca, phong
tục, tập quán bằng tiếng Jrai); sách công cụ (Từ điển Jrai - Việt, sổ
tay phương ngữ Jrai, Ngữ pháp tiếng Jrai...)•


- Có trang thiết bị dạy học, phương tiện nghe, nhìn, băng
cattset, máy ghi âm, băng đĩa học tiếng.


<b>KT. B ộ TRƯỞNG </b>
<b>Thứ trưởng </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>7. </b> <b>Quyết định số 37/2006/QĐ BGD&ĐT ngày 28/8/2006 </b>
<b>của Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>



SỐ: 37/2006/QĐ-BGDĐT <i>Hà Nội. ngày 28 tháng 8 năm 2006</i>


QUYÉT ĐỊNH (trích)


<b>BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG JRAI DÙNG ĐỂ ĐÀO TẠO</b>
<b>GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC </b>


<b>CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN </b>

<b>Tộc, </b>

<b>MIỀN NÚI</b>


BỌ TRƯỞNG BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


<i>Căn cứ Chỉ thị sổ 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 </i>
<i>của Thủ tướng Chính phù về việc đấy mạnh đào tạo, bồi dưỡng </i>
<i>tiếng dân tộc thiểu số đổi với cán bộ, công chức công tác ở vùng </i>
<i>dân tộc, miến núi;</i>


QUYÉT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tiếng
Jrai Dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức
công tác ở vùng dân tộc, miền núi.


<b>KT. B ộ TRƯỞNG </b>
<b>Thứ trưỏTầg </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


CHƯƠNG TRÌNH (trích)


TIÉNG JRAI DÙNG ĐỂ ĐÀO TẠO GIÁO VIỂN



DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC


<b>Ở VÙNG DÂN TỘC, MIÈN </b>

<b>NÚI </b>


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-BGDĐT </b>
<b>ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG JRAĨ DÙNG


ĐỂ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VỦNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI


(sau đây gọi tắt là Chương trình)


Mục tiêu của Chương trình là đào tạo giáo viên dạy tiếng Jrai
cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi...


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

1. Có kỹ năng cơ bản vê nghe, nói, đọc, viêt đê có thê giao tiêp
thành thạo bằng tiếng Jrai; có phương pháp dạy học tiếng dàn tộc để
dạy tiếng Jrai cho đối tượng là cán bộ, công chức công tác ở vùng
dân tộc, miền núi.


2. Có kiến thức cơ bản về tiếng Jrai thuộc một số lĩnh vực: ngữ
âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dựng; có hiểu biết sơ giản về phương
pháp dạy học tiếng dân tộc cho người lớn; có hiểu biết về đời sống,
văn hóa. phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Jrai.


3. Có tinh thần bảo tồn và phát huy tiếng nói văn hóa, phong
tục, tập quán của đồng bào dân tộc Jrai; có ý thức thực hiện chủ


trương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc đối với cán
bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.


II. QUAN ĐIẾM XÂY D ựN G CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Phù họp vói đối tưọng</b>


Nội dung Chương trình được biên soạn tinh giản, thiết thực, có
tính thực hành cao, giúp học viên nhanh chóng đạt được mục tiêu đã
đề ra khi kết thúc khóa đào tạo.


Chương trình được xây dựng theo cấu trúc đồng dạng nhưng
nâng cao hơn so với Chương trình dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi và bổ sung thêm khối kiến
thức và kỹ năng sư phạm.


<b>2. Giao tiếp</b>


Chương trình được xây dựng theo quan điểm giao tiếp...


/


<b>3. Tích họp</b>


Chương trình chú ý kết hợp chặt chẽ giữa việc trang bị kiến
thức ngôn ngừ Jrai với việc tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp
bằng tiếng Jrai cho học vicn. Kết hợp chặt chẽ việc rèn luyện các kỹ
năng đọc, viết, nghe, nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC



<b>1. Tổng thịi lưọiig</b>


Chương trình được thực hiện với thời lượng 750 tiết, mỗi tiết
45 phút.


<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thịi lưọng</b>


Chương trình gồm hai khối kiến thức và kỹ năng:


a) Kiến thức và kỹ năng ngơn ngữ, có thời lượng 65% tổng thời
lượng, bao gồm:


- Kiến thức ngôn ngữ (chiếm 25% thời lượng)


+ Giới thiệu sơ lược về tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân
tộc Jrai.


+ Ngữ âm, Chữ viết, Từ ngữ, Ngữ pháp, Làm văn.
- Kỹ năng ngôn ngữ (chiếm 40% thời lượng)


+ Thực hành nghe nói (chiếm 15% thời lượng).
+ Thực hành đọc viết (chiếm 20% thời lượng).


b) Kiến thức và kỹ năng sư phạm, có thời lượng 35% tổng thời
lượng, bao gồm:


- Kiến thức, kỹ năng sư phạm (chiếm 25% thời lượng).


- Thực hành soạn giáo án, kiến tập và thực tập sư phạm (chiếm


10% thời lượng).


IV. YÊU CÀU C ơ BẢN CÀN ĐẠT


<b>1. v ề kỹ năng</b>


a) Kỳ năng ngôn ngữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

- Viết đúng chính tả. Viết được thư từ giao dịch thông thường,
văn bản tự sự, thuyết minh đon giản bằng chừ Jrai (độ dài khoảng


120 từ đến 150 từ).


- Nghe và dịch được nội dung các cuộc trao đổi, bản tin thời sự,
văn bản phổ biến kiến thức khoa học - kỳ thuật; chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có thể ghi lại
được những thông tin quan trọng để hiểu đúng hoặc để đáp lại.


- Nói rõ ràng, mạch lạc (phát âm và ngữ điệu), đúng ngữ pháp
và mục đích giao tiếp để có thể trao đổi hoặc trình bày ý kiến cá
nhân về một vấn đề gần gũi thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội của
đồng bào dân tộc Jrai (phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật,
hướng dẫn công việc, vận động nhân dân làm theo đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước), với độ dài
400 từ trở lên.


b) Kỳ năng sư phạm


- Có kỹ năng soạn giáo án dạy học phù hợp vói đối tượng người học.
- Có kỹ năng dạy tiếng Jrai thể hiện được quan điểm tích hợp và


tích cực hóa người học; biết tổ chức giờ học một cách hợp lý.


- Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.


<b>2. v ề kiến thức</b>


a) Kiến thức ngôn ngừ


- Ngữ âm - Chữ viết


+ Nhớ được bộ chữ cái, hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ âm
(phụ âm đơn, phụ âm ghép đôi, phụ âm ghép ba) cách tạo phụ âm
ghép đôi), dấu tuak đĩ (dấu đọc có chức năng làm ngắn âm và thể
hiện ngữ điệu trong hoàn cảnh giao tiếp), quy tắc chính tả.


+ Biết cách phát âm, cách ghép âm thành vần, thành tiếng (đặc
biệt quan tâm đến các dấu hiệu khác tiếng Việt).


- Từ ngữ - Ngữ pháp


+ Có vốn từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ) phù hợp với các chủ
đề học tập, khoảng 1500 từ ngừ đến 1800 từ ngữ thông dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

+ Nắm được phương thức cấu tạo từ, các hiện tượng từ đồng
nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa.


+ Bước đầu xử lý được các hiện tượng khác biệt về phương ngữ
(như phương ngữ Hđrung, Arap, Tơ-buăn, Chor, Mthur ứng với các
vùng Ayun Pa, Fleiku, Kon Tum) trong giờ dạy.



- Làm văn: hệ thống hóa những hiểu biết về nghi thức giao tiếp,
nắm được cấu tạo đoạn văn, bài văn, biết cách xây dựng một số văn
bản cụ thể như thư từ, tự sự, thuyết minh.


b) Kiến thức văn hóa dân tộc


Hiểu và sử dụng được các nghi thức giao tiếp, ứng xử đơn giản
của đồng bào Jrai; nghi thức nói khi điều khiển các cuộc họp hoặc
phát biểu trước nhiều người; một số điều cần tránh khi giao tiếp
miệng về ngữ âm, từ vựng và cách biểu đạt ý nghĩ. Có những hiểu
biết sâu hơn và hệ thống hom về đời sống vật chất và tinh thần của
dân tộc Jrai.


c) Kiến thức sư phạm


Có hiểu biết về phương pháp dạy học tiếng dân tộc, các xu
hướng đổi mới phương pháp dạy học; phương tiện dạy học và cách
sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả; vai trò của đánh giá và
phương pháp đánh giá học viên.


V. NỘI DUNG


<b>1. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ</b>


a) Kiến thức ngôn ngữ


X<i> 7 Ố </i> "L A _| % _• Á,


- Vê ngữ âm, chữ viêt:



+ Sơ lược về tiếng nói và chữ viết Jrai;
+ Giới thiệu bộ chữ cái (25 chữ cái);
+ Hệ thống nguyên âm (10 nguyên âm);


+ Hệ thống phụ âm (19 phụ âm đơn, 28 phụ âm ghép đôi chữ
cái, 9 phụ âm ghép 3 chữ cái);


+ Cách phát âm, kết cấu âm tiết, cách ghép âm thành vần, thành tiếng;
+ Quy tắc chính tả.


<b>- v ề từ ngữ, ngữ pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

+ cấu tạo âm tiết (phụ âm đôi + vần, A + phụ âm + vần, phụ
âm + ơ + vần, phụ âm + ơ + phụ âm + vần, phụ âm + ơ + phụ âm +
ơ + phụ âm + vần, từ láy);


+ Ngữ nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, trái nghĩa);


+ Các hiện tượng phụ tố, hiện tượng mất hoặc thêm tiền tổ;
+ Sơ lược về các phương ngữ Jrai;


+ Trật tự từ trong câu;


+ Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ);
+ Các thành phần câu;


+ Các kiểu câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán;
+ Câu đơn, câu ghép.


<b>- v ề </b>giao tiếp:



+ Một số nghi thức trong giao tiếp, ứng xử thông thường;
+ Một số điều cần tránh trong giao tiếp.


- v ề làm văn:


+ Trả lời (thuộc làm văn miệng) các câu hỏi trong nội dung bài
đọc và đặt được câu hỏi khai thác nội dung bài đọc;


+ Viết đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh đon giản;
+ Viết những văn bản giới thiệu ngắn theo chủ đề bài đọc;
+ Viết được thư, bản thông báo với nội dung gần gũi;
+ Dịch bài khóa ra tiếng Việt.


b) Kỹ năng ngôn ngữ


- Đọc: đọc từ và câu, đọc các văn bản như bài hội thoại, các
thành ngữ, tục ngữ, các bài ca dao của đồng bào dân tộc Jrai và trích
đoạn các bài văn miêu tả, chuyện kể, các bài thơ, các bản tin tức, các
văn bản hành chính cơng vụ, các văn bản phổ biến kiến thức khoa
học, pháp luật dịch từ tiếng Việt.


- Viết: viết chính tả, viết các đoạn đối thoại, đoạn văn, bài văn,
viết thông báo ngắn, viết thư, hoặc các văn bản hành chính cơng vụ
và các văn bản khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

- Nói: trao đổi và trình bày ý kiến của mình trong các giờ học
tiếng Jrai.


<b>2. Kiến thức và kỹ năng sư phạm</b>



a) Kiến thức sư phạm


- Những nội dung về Chương trình và đổi tượng người học:
+ Giới thiệu Chương trình dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi; thực hành phân tích
Chương trình;


+ Đặc điểm của học viên lớn tuổi công tác ở vùng dân tộc,
miền núi; những thuận lợi khó khăn của đối tượng này trong việc
học tiếng dân tộc.


- Những hiểu biết chung về phương pháp dạy học và phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên.


- Nguyên tắc dạy tiếng.


- Phương pháp dạy các phân môn tiếng Jrai: âm, vần; từ và
câu; luyện đọc; luyện nghe; luyện viết; luyện nói.


- Sử dụng học liệu và các phương tiện dạy học khác để dạy
tiếng dân tộc thuộc các đề tài đã học: sử dụng băng cát sét, băng
hình, tranh ảnh, môi trường xung quanh để dạy tiếng.


- Phương pháp sư phạm, các hình thức tổ chức dạy học và


đánh giá:


+ Các hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc cho người lớn:
học cá nhân, học nhóm, học theo lớp, tự học có hướng dẫn;



+ Đánh giá, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các hình thức
đánh giá kết quả học tập.


b) Kỹ năng sư phạm: xác định mục đích, yêu cầu bài dạy;
giới thiệu bài; luyện đọc từ khó; giải nghĩa từ khó; khai thác các
chi tiết văn hóa trong bài khóa; soạn giáo án, dạy thử theo các
hình thức tổ chức dạy học đã nêu; xử lý các tình huống sư phạm;
thực hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; sử
dụng các phương tiện dạy học tiếng.


c) Phần học tích hợp kiến thức và kỹ năng dạy theo h thng
ch


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>


ôã
<i>JZ</i>
c .
b
M)
c
c

-c
o
3
'<03
*5
o
' S


5


: 5 ' 5
o
■6
‘0"
o
-4—■
c
_)■
Q .
CJ


o _
o <ặ
_c -C <03


o
‘Í^í


<i>Õ</i>


b£> J= «3 o ^ u <i>kO</i> _c
b£) <i>J ±</i> -C 43 ỒX) <i>o</i> £
bij
c
>03
*'Ỉ5
i 5


3
<i>' 5</i>
<i>*-></i>
cd
ỉ—
<i>CL</i>
<i>' Ổ</i>
-C
tí)


< s ' 1
J= 2


JC c
c '<cd •5*


o
J=
c <sub><0>-</sub> <sub>§</sub>


^ 3 o <i>JẼ</i> CL


í> . ‘ r* GJŨ ,t3 J= ,‘<cT DO ,t3
•4—1 c •*—» Q. i á <i>ỏ</i> D- c


<b>c</b>
<b>'O<sub>1_«</sub></b>
<b>o</b>
<b>'03</b>
<b>_c </b>


<b>-*—*</b>
<b>c</b>
<b>>03</b>
<b>></b> <b>u</b>
<b>a</b>
<b>C3•<0></b>
<b>'<s _c</b>
<b>X</b>
<b>o</b> <b>ỒO u</b>
<b>'O</b> <b>c</b> <b>o</b> <i>c ỉ</i>


<b>5</b> <b>)03 'C^3</b> <i>' O</i>


<b>co</b> <b>c</b> <b>u •C</b>


cd


ũ-ỒD ồí) Ồ0


ễ - M


<i>p.</i> c


c 5 £P


c H c


2



42 o. Ì3


f 1


■« . £ " «
o to °


' 5 y
'Ếỉ > ,


'<«5 bĩ) o
^ £ <5<sub>>03</sub>


'Ợ
J5
c

03-p
C/5
o
5
-■to


^ ^ &


-8 = £


<i>ẳ '£ i Ề </i>


I



C3-§
-C
'03
CJ
<i>&</i>
<i>J Z</i>
<i>u</i>
<i>'<Q</i>
<i> ớ</i>
s


c ^J


>5
>

s


'C1 Ê
c
'<c;
<b>=5</b>
<b><C3 c</b>


<b>o</b> <b><sub><C3 00</sub></b>
<b>ã -C<sub>4</sub></b> c


<b>ã 'O</b>
c T3



<i>-c</i><sub>u.</sub> <b>-C3</b>


<i>it</i> J5 <i>M</i>


<i>'C</i> <b>'ôtf</b> c


<i>></i> <b>></b> ớo


<b>ã —</b> <sub>cd</sub>


>c3-Q '5b


<Õ-r<0
t 3

co


u.
*“■ o


3 õ


<i>-r<u ■ố </i>


<b>.-C 'Cd</b>


6 .
, 5 '«1>



H >



P->w


- £ =
*Ỉ3


ỌỊD ■*
ẽ I


<i>i</i>W ) -<i>?</i>


"b .g


H 3


<b>c</b> <b>Cd</b>


<b>to « ■</b>
<b>b</b>
<b>-C</b>
<b>3</b> <b>o<sub>x :</sub></b> <b><sub>kC3</sub>o</b> <b>o</b>
<b><cd</b>


<i>Õ</i> <b>a .</b> <b>o</b> <b>03</b>


<b>. — -C</b> <b>vO</b> ca


<b>•<o</b> <b>c</b> o


<b>3</b>
<b>o</b>
<b>►b</b>
<i>-*-></i>
<b>-C</b>
<b>c</b>
<b>c</b>
s<cd
<b>></b>
<b>/SỊ</b>
c
<b><o</b>
<b><o</b>
cd*
E <b>43ồfì</b>


<b>-C</b>


<b>g</b> <b>c</b> <b>c</b> <b>_c</b>


<b>«D '<cd</b>
<b>1</b> <b><cữ</b><i><sub>Ũ</sub></i>


<b>Ồ</b>
E
'CO
-C
p
>>



<b>'CG ^</b>


-C ^3


ca ri


'CG


<b>>cd • </b>


-*= > ;


<i>*</i><sub>+-></sub><i>1</i>


2 cT


<b>'Cõ </b>


)C3-° Ọ
k9 é<b><sub>o w</sub></b>


<i>j q</i>


cd
'Í3
>
ũp „


5 ^



< s j 3
□ w


<b>'O</b>
<b>o .</b><i>’ÍQJ</i>


<b>c</b> <i>></i>


<b><cd- • ■—</b>
<b>-C</b> <i>' O</i> <b>r></b>


<b>Q .-C *ô*</b>
<b><o- /* s -*-*</b>


<b>c</b> <b> c5</b>
<b><c*</b>


<b>></b>
<b>v<cd ã ã1 b.</b>


<b>> j 2</b>
<b>2</b> <b>JC -<cd</b>


<b>ỒO</b>
<b>c</b> <b>-B</b>


<b>rC</b>
<b>u</b>


<i>tcữ</i> <b>'Cd ĩo</b>



<i>Õ</i> <b>o</b>


cd
‘5b


o W)
' I o


>£ ộ


w i5


>cd .£


<b>I I</b>


<i>CL sz</i>


Mi
<i>G</i>

<i>à</i>
"<Q

- c
I

E


<c«



*b
-w> sg


z 2
*<e3
^ à
'C3
>
►CG
-C
o
' 3 ' a


<b>r— ‘QJ</b>


c


. 5 o
o o


u > >


<i>B</i>
<i>« ữ</i>
<b></b>
<b>3--c</b>
<b>CU</b>
<b>'+-»</b>
<b>e</b> ,
<CG <b>c</b>


<b>r<cd</b>
<b>3 ' ></b>
<b>“<cd</b>


<b>o</b> <b>+</b>


-*-» • M


<b><o</b>
<b>í2 ■6</b>
DX
c
3
T3


ĨS- ’


'1 *?•


'< 2 <sub>1Q</sub> £ đ
- c
u

<o-<sub>•*-»</sub>
bí)
c
-6
r*
c
^3


cd
5
I
à
c
^<Q,>
j r

D-»<fl>
<i><b>a</b></i>
<i><b>'ầ.</b></i> •


5 -ã


D- £
Ou J3


— s



ẫ) <tì
c ' ẵ s


o
<o-<sub>+-»</sub>
ạp
c

"õ ca


c '2


3 S)
ơ c


' 5 .


-4cd H cd


2


5P o


c bọ
<q-'Cd E<sub>> ỉb ÕO</sub>


E c o


'g CQ ^


• 5 ° c


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>Ê</b>
<b>ô ã</b>
<b>c </b>
<b>-b</b>
<i>/ỡ</i>
<b>w></b>
<b>c</b>
<b>>ô</b>
<b>s</b>
<b>Ê</b>


<b>o</b>


<b>J=</b> <b>b</b><i>ỡ</i>


<b>'Cd </b>
<b>ox)</b>
<b>o</b>
<b></b>
<b>Q-<s .</b>
<b>o</b>
<i>&</i>
<i>X</i>
<b>ồữ</b>
<b>- I</b> <b>-C<sub>vc3</sub>c</b>


<b>to</b>
<b>õ-</b> <i>j£</i>


<b>c 1</b> <b>'Cd></b>
<b>ỒO■55 -4-* E</b>


<b>c</b> <b><sub>o o </sub></b>


<b>03-<o- o- 'CT3</b><i>Jz</i><b> ■</b>
<b>■6 -2 o a</b>


<b>Q. -S</b>


<b><cd* c </b>

<b>_■</b>




<b>•S o ^ 2</b>


<b>■♦õ </b> <b>o* </b><i>cữ</i><b> '—></b>


<b>'Cd </b> <b>’5b ọ</b>


<b>§ </b>

<b>,<u </b>

<b>‘£</b>


<b>cr</b> <i>*o</i>


<b>GO o</b> <b>-bX</b>


<b>c</b> <b>o</b>


<b>>03 'Cd</b>


<b>c</b> <b>o</b>


<i>l>^</i><b><sub>'03</sub>o</b>


<b>i5</b>
<b>-C</b>
<b>c</b>
<b>c</b>
<b>>cd</b>
<b>«1>.</b>


<b>3</b> <b><sub>1</sub>Ỉ5</b>


<b>ọp </b>



<b>c</b>
<b>5- </b>


<b>5</b>


<b>■*—I</b>
<b>ẹ </b>


<b>«u- </b>
<b>Lc </b>


<b>ọ </b>


o Ĩ3


<i>JZ </i>


<b>ão o</b>


<b>. </b>

<b>&</b>


<b>cd</b>
<b></b>
<b>p</b>
<b>c</b>
<b>DV</b>
<b>'Đ</b>


p ,53



<b>c </b> <b>&</b>


<i>V</i> <b>3</b>
<b>w '<2</b>


<b>| ! </b>


<b>I i</b>


<b>ỌỊj</b>
<b>c</b>
<b>)«</b>
<b>= </b> <b>=</b>
>CQ


<b>E ò</b>


<b>'5</b>
<b>■£</b>


<b>c</b>


<b>o</b> <b>oC3</b>


<b>'Cd<sub>o ỒO</sub></b> <b><sub>’5b</sub></b>
<b>*c 'c9<sub>-—</sub><sub>■</sub></b> <b>bO<sub>c</sub></b>


<b>>P3</b>
<b>'Ể >■ơ</b> <b>c</b>


<b>></b> <b>‘Õ-C</b>
<b>■*-* 3 s</b> <b>c</b>


<b>»C3- <cợ 'Cy '<D</b>


<b>Q o </b><i>J5</i> <b>c2</b>


<b><Q-<sub>o</sub></b>
<b>c</b>
<b><ạ></b>
<i>>*</i>
<b>b</b>
<b>ỒO</b>


ocs ỵ

<b>r-,</b>



<b>“</b> <b>1 c </b>


<b>. </b>

<b>^ 2 5 .</b>


:<y. <b>&p </b>— <b>D</b>


>5 5P <sub>c c c ôD- 5P ã- 3 </sub>3 Vn '2’ 2<sub>5</sub>


<b>^ o <sub>u </sub></b><i>'«</i> <i><sub>£</sub></i><b>p Ẽ s* -5 <sub> ^3 o •*-* w-n </sub></b> <i><sub>SI</sub>9.</i>


s p *<£>" ồ '■p <ồ- <q. '<gj


<b>ằC</b>

<b>5 ãã<</b>

<b>u</b>

<b> ^ '<o ã ô</b>

<b></b>

<b><</b>

<b> (</b>

<b></b>

<b> ô</b>

<b></b>

<b></b>

<b> 00 </b>

<b>I ã ô</b>

<b></b>

<b>ã</b>



U5 <2+3*0 Q Ê c c >


I I I



<b>o</b>
<b>VC3 <sub>i-: ■*-<</sub></b>


<b><o*</b>


<b>ồ/) p</b>


c &


<b></b>
<b>cạ-o</b>


<b>= . < § </b> <b>é </b>
<b>*>Ọ3 </b>
<b>Õ£) </b> <b>&Ó </b>
<b>c </b> <b>=</b>


o '<p CQ*
J5 > ũ


<b>c cọ </b>


'*Ọ3 c


<b>.'X òỉ) <o- </b>


<b>c -6</b>
<b>b</b>
<b>-C</b>


<i>■*-*</i>
<b>‘<Q></b>
<b>></b>
<b>c<</b>
<i>'<x</i>


<b>-C </b> <b>'</b>
<b>c .</b>
<b>ib </b> <b>*>~1 </b>


<b>DỊ) • * </b>


<b>c </b> <b>I</b>


<i>1 a </i>


<b>*b 2 </b>
<b>bJD £</b>


<b>DO</b>
<b>ồp </b>
<b>c</b>
<b>“ Ọ</b>


<b>•5</b>


<i>ị ề</i>

<b><sub>II</sub></b>

<b> I</b>



<i>JZ</i>



<b>o</b>
<b>"5 </b>


<b><u-v ãĐ></b>


<b>o e</b>
<b>ô</b>
<b>Q</b>


<b>I</b>
<b>Q.</b>


<i>ô o<sub>+ã*</sub></i>


<b>3* ề ' </b>
<b>-r: O </b>


<b>D . ?3 </b>


<b>p 3 </b>


<b>'Ề ?p </b>


-S íS<b>+-» <ra </b>

<b>Ồ</b>

<b>C</b>

<b> c</b>



<b>ẽ</b>



<b>-eứ </b>
<b>></b>



<b>í 5 2 * <sub>o </sub></b>
<b>-I</b>
<b>>%</b>
<b>o</b>
<b>‘3</b>
<b>ồp</b>

§


<b>5</b>
<i>J Z</i>
<b>cu</b>
<b>I</b>
<b>ỒỌ</b>


<b>s c</b>


'<w <cC
-s s


<b>^ > </b>


<b>s '<o</b>



<i>J Z</i> °


<b>Ồ0</b>
<b><0- ,§</b>


ẽ o


<b></b>



3-10 cL


<b>3 kôU </b>
<b><ô5 ã rj</b>
<b>u w</b>


<b>c</b>


<b><<cợ <b</b> <b>2 >cd2 «c</b>
<b>-C •4-J -C</b>


<b>a.</b> <b><sub>‘C</sub>o<sub>Q w c </sub></b>
<b>_ *-<cd</b>
<b>_c</b>


<b>c</b> <i>Õ</i> <b>i ></b>


<b>'CỢ</b>


<b>-C<sub>■</sub><sub>4—</sub><sub>*</sub></b> <b>'Oo</b> <b>^ JC </b>
<b>/-N </b> <b>ỒO</b>


<b>’5</b>
<b>is</b>


<b>c</b>
<b>'<cd</b>


<b>></b> <b><sub><§ 3-</sub>Ồồ e</b>


<b>ẽ</b> <b>2ũũ iS 3</b>
<b>■6</b> <b>c</b> <b><sub>-C ^</sub></b>


<b>o</b> <b>3</b> <b>3</b> <b><sub>b</sub></b>


<b>cd</b> <b><C0</b> <b><cd</b>


<b>£ </b> <b>o</b>


<b>o</b> <b><sub>u</sub></b> <b><sub>u</sub></b>


<b>'Cd</b>
<b>-C</b>
<i>p</i>

<b>ỉ i</b>


<b>w<<y </b>
<i>> </i>
<b>ib </b>
<b>u</b>
<b>I</b>

<b>s</b>


<b><w </b>
<b>a </b> <b>B</b>


c 2


<b>bJì</b>
<b>Ệ</b>
<b>)«</b>
<b>s</b>


<b>I</b>
<i>JZ</i>


<b>J! rt vBl </b>
<b>(J ^ Q</b>


<b>&JD</b>


<b>c</b>


<b>9</b>
<b>T3</b>


<b><sô</b>


^ ã&
12 w<b>TQ</b>


<b>J3</b>

<b>u</b>


<b><q></b>

<b>s.</b>


<b>c</b>
<b>'Cd</b>
<b>></b>
<b></b>
<b>c</b>
<b><o</b>
<b>c</b>
<b>.ôu</b>
<b>3</b>

<b>f)</b>
<i>s</i>
<b>r i</b>
<b><cd*</b>
<b>3</b>
<b></b>
<b>(Q*</b>
<b>c</b>
<b><cd</b>
<b>"O</b>
<b>cd</b>
<b>o</b>
<b>5 </b>
<b>-3</b>
<b>o </b>
<b>c</b>
<b>ar</b>


<b>ãi 1</b>


<i>0 M </i>


<b>'n</b>
<b>•*- <o* </b>


• *—<


<b>> B</b>
<b>1</b>
ỒJ0
<b>W)</b>


<b>c</b>
<b>.<o</b>
<b>ỒO</b>
<b>c</b>
<i>'d</i>
<b>to</b> <b><sub>'Cd</sub></b>
<b>bO</b>
<b>c</b> <b>‘5b</b>
<b><o-</b> <b>cd</b>


<i>o</i> • <b>►3</b>


<i>o</i> <b>‘3</b> <b>o</b>


<i>£</i> >■<i>iZ </i>■■ ^ <b><o</b>
<i>sz</i>


<i>o</i> <b>ồƠ</b> <i>B</i> .


<i>*<o</i> <b><sub>'03 ’3</sub>c</b> <b>'c3</b><i>iZ</i>


<b>H</b> <b>></b>


<b>‘S</b>


<b>§■ =</b>


<b>"S 5P <sub>E c </sub></b> <b><sub>•</sub></b>


• — , T ã ã-ô



<b>c/ỡ <p* ạj</b>


<b>o E</b>


c 5P
<i>2 £</i>


<b>c</b>
<b><cd</b>


<b>t5</b>


Oộ cd


<b>ỒO</b>
<b>bp</b>

<b>I</b>


<b>I</b>


<b>o</b>
<b>ạp</b>
<b>c</b>
<b><(U</b>
<b>15 </b>.


-o C3
ồp ^

<b>5 ộ </b>



<b> o o </b>



-u ^


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>


03-J=
c.
3<sub>5ô</sub>
W)

)C
s
s?


Đ *ôa I ' ô I I -g
<i>=. s á i l N Ề Ề </i>


-ọ
'Cd<sub>CJ</sub>
c
'U<b><sub>I—</sub></b>
o

=3-H
-D
'5b
<b>c</b>
>cd


o - C



. M c c


<i>Cữ</i> <(U


’5b - C o •
p—í


JC


- -C3 c


<i>'Ỉ5 & 3 c</i>
i5 <(L) «u


3


<a>. |S2 £ s •*—*
• *


5 W<sub>c 'S</sub>)<sub>4-» vc</sub><sub>-4—</sub><sub>*</sub>
i£i


3


_r <cở


<i>‘O õ</i>
"5 3
o X!
j> o


10 ^


c 3


<b>' I </b> <i>£</i>


-tí ệ


s ^ kCd
'g DỌ -C


* e


<b>• - =J E</b><sub>Ạ5 <cd '■cd </sub>
<i>^ o ừ</i>


3
<b>CJ</b>
<b>ãc c</b>
<b>o <o</b>
<b>-C</b>
<b>'<D</b>
<b>'C0</b>
<b>ớ-</b> <b>></b>


<b>></b> <b>'O</b><i><b>Xi</b></i>


<b>4ớ</b> <i><b><sub>a</sub></b></i>


<b>)C3-</b> <i><b><rt</b></i>


<b>Q</b>
<b></b>
<i><b>u</b></i>
<b>c</b>
<b>ô(D</b>
<b>ã</b>
<b>c</b>
<b>ôD</b>
<b>-C<sub>-*-ã</sub></b>
<i><b>0</b></i>
<b>></b> <b><sub>E</sub></b>
<b>b</b>
<b>tỡ r</b>
<b>c</b> <i>*-*</i>
<b>ã M</b>
<b><o</b>
<b>o</b> <b>E</b>
<i>'C3</i>
<b>u</b> <i>></i>


'ẵ 60‘1 .


i5 c c ó


<i>,<CJ</i><b> 'O </b> <b>O"</b>


<b>> </b> <i>p q</i><b> 1Õ</b>


- $Ể —



• / < õ - 3 , c d


_ M> Đ o s-
<i>ôô I o i $ g></i>


2 ă <a>- cd J3
c t f > í - õ


<b></b>
cd-to
<b>3</b>
-<Q>
c
«L>
<o


E ^3<sub>o</sub>


o
c
'O
2
op

<b>ccd-Íh </b>
■*—*
£
<i>tơi</i>
5?
<b>-3</b>


o
aj
a>
ta
►<sub>></sub>0>


&


<i>JZ </i>


&
(b


<b>CX5</b>
<b>c</b>


I
(b


&X) _


<i>ĩ = </i>


'3
H 2


fc£t
<b>ệ</b>
>c^<sub>B</sub>
Ìổ


I
*s
-c


<b>3'«i 5 s</b>
<b><cq »—< </b><i>JZ </i>


<i>Q *a o ú</i>


<i>* </i>

<i><b>V</b></i>



<b>k<</b>4<b>í c </b>


r >« <sub>►</sub><sub> c</sub>
Ị ả


s I


<01 J3
! >mS
z 3


u c ế
ử ^


&p §


í 1


ỒÓ 3


e vi£ <sub>-o</sub>

*a
<b>3</b>
'<cd<sub>-O</sub>
o
^C3
à -G
3
<b>'<cd</b>
-3 3
,cd v^g
l i
u ^


& ầ


ss-g
<•<<!>


**>
-c +5
I Ẽ
s íi <ctf


cd

5
o
-cẩ<sub>o</sub>


3
-C
<b>c</b>
15<sub>o </sub>
■*-•
• *-H
>
<0)
■>
I
<D
M
10


<i><b>z</b></i>

«


l ĩ
' 1 1


c tí
3* 'CO


1 >


iĩ ^


03
\£3 ỈỈ3 /- S


g '5><Ơ



<i><b><« </b></i>

<sub>3 5 *£3</sub><i>' t </i>

<i><b>ầ </b></i>



'1 > 1


<i>Ấ + a </i>


^ôD -O


D


<b>c </b>


<b>9</b>


73
<o*


I ã&


-G
u


w
<cd
-a o


-


<b><Q-7T -♦-*</b>



ế s


ta <ed


. 9 ^


<b>> ẹd</b>


-'i 3


c


<0- ^


I - ẩ í


c
«L>
p
<(U
2
H

<i><b><«</b></i>

Ã


H

<sub>ầ*</sub>


W

)

H


fk_i

<sub>5 s</sub>

<sub>i</sub>

<u

d

<i><b><sub>>></sub></b></i>

60



-♦-»



<5



<i><b>Ễ</b></i>


o



u

z «td

M



<8 &


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<b>E</b>

Ịậ

<b><sub>a</sub></b>
<b>b</b>
<i>ĩfì</i>
<b>DX</b>
<b>c</b>
<b>>«</b>
<b>s</b>
<b>*</b>
<b>o</b>
“Cd<b><sub>0 </sub></b>
<b>c</b>
Um
<b></b>
3-■*-<
O .
<b>H</b>
<b>1</b>



<b>:5 .2 'O</b>


ã> 1


b i ) ' Đ " 3


<b>c </b> <b>t í</b>


*2 =? í? <b><sub>c </sub></b><0>. <b>^</b>


^ ' 1 ^


<b>w</b>
<b>0</b>
>C5
<b>>§ ỉ </b>
<b>s à</b>


<b>r« '3</b>


<b>J Í!</b>
<b>*s</b>


<i>&</i>



*•<$>


<b>s 5 </b>


s —




i5 ;s


g>;g



<b><o </b>

<i>'<u</i>


• - C >
<b>£ ^</b>4-» <b>5</b>


<b>ã ô* </b> <b>*>cd</b>


<i><b>\s</b></i><sub>c > c</sub>

- Sp



o


<i>o</i>


. "<cd
Ê èQ
'<Q>
*cd<sub>- ></sub>
"Cd o
>
3
>03* <ctf
<i>Q</i> o
<b>o</b>

CJ


<b>X</b>
<b>>ô</b>

<b>c</b>
<b>a</b>
<b>ãó </b>
<b>&</b>
a <H


ÕD


<i>c I</i>
1 <b>g </b>

<b>Ị 1</b>



<b>ỉ ■</b>
< 3 K « y
<b>^ 2</b>


ã53<sub>oo</sub>


<b>_c</b>


<b>o</b>


cd
<b>ã6</b>
'< 0 )


<b>></b>
<b>0 </b>
<b>-cd</b>
<b>u</b>


<b>1</b>
<b>cd</b>
<b></b>
<b></b>
<b><o-c</b>
<b>ôq</b>
<b>-o</b>
<b>o</b>
<b>u</b>
<b>></b>
<b>0</b>
'C d
<b>u</b>
<b>1</b>
<b>tb</b>
<b></b>

<i><sub><</sub></i>

<i><sub>J </sub></i>



<b>I</b>


<b>s </b>



<b><ô</b>


<b>ôb z</b>


W

D



<b>z 2</b>
<b>w</b>
<b>c</b>


<b>>ô</b>
<b>a</b>
<b>Ê</b>
<b>I</b>
<b>i</b>


1 . <b>c ớ'1</b>


>c- P
ã*-*


<b>*) Đ</b>
ó ^


<b>) 2 </b>


<b>c “ÍỸ?</b>


<b>o</b>
<b>,0?</b>
<b>*o</b>
<b>3</b>
<b>'<cd</b>
<b>T3</b>
<b>o</b>
<b>^cd</b>
<b>Ỗ £ </b> <b>, </b>


<i>ỹ</i>

<b> ị 3</b>



'<§ So o
<b>2 c</b>
r i 8
s Ị 4ẳ
<b>u " w</b>


<b>I</b>
<b>WD</b>
<b>ạ </b>
<b>3 </b>
<b>-O</b>
<b><3*</b>
<b>I ‘5<sub>5o</sub></b>


<b>pS</b>


<b>ũ</b>



<b>i </b>

<i>z </i>

<sub>■*—></sub>


< (ỊJ.
<b>> </b>
<b>ư</b>


<b>c — </b> <b>v<3</b>


<b>- :s I</b>
<b>k<i? 3* </b><sub>Q 2P r<0</sub><b></b>



<b>-m c </b> <b>£-4</b>
<b>I</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

s
cạ*
CL
b
<i><b>tểì</b></i>
ỌỊŨ
B
>C1
c
ì?


2? 'CT <1


? r=. _ o
0 -5 3 *


<b>_c - * ỉ<cd c</b>
'b Ẽ ^5


<b>'«L> </b><sub>> </sub> <sub>Q ^ </sub><b>^ - > •</b><sub>c</sub>
1 o- .a £ ‘S


't3 ■trt -♦-• ỒJ0 -C
o <b>^ </b>c <b>= </b> e


4ầ <b><sub>Ũ </sub></b> <sub>3</sub>o ãĐ 2 E<b><sub>* </sub></b><sub>_ </sub> <b><sub><c*3 '•cs</sub></b>
O' ^ 0 .0 0



$
c
'<D
3
r<cợ
'b
5
05


o c


<b>4 i »3 »3 </b>


5 ? 3



<b>11 t i</b>



<b>í 1 - 1 </b>

<sub>>cs </sub><sub>c o 55 <!>• </sub><sub>vO </sub>
<b>c o 43 J3</b>


C3


<b>u</b>
<i>'p,</i><sub>ỒÍJ op</sub>


c


<b>r H</b>
<b>CJ -Ịs </b>


o- J5
c F 3


00^2 '<g<b><sub>— -*—</sub><sub>< T ỉ</sub></b>


5 ồp


* s


-E o


<b>Q. -fa</b>
■*Õ


o
'6
5


<b>Cũ</b>


o <b>vo </b> <b>o </b>


<b>«-V j ‘ ì: '<p <o*</b>


I =


bb
c
>cd



<b>ỉ ễ ỉ</b>



"Cd ộọ*<sub>i5 o </sub>


<b>c ^</b>


<■>
o VỌ3
c/í o


<b>Q.</b>


<b><cợ.</b>


■ * -j


<b>Ọ</b>



o-ia


4ầ b<b><sub>o c</sub></b><i><b><sub>n </sub></b></i>
00
►b s<o


<b>ỉ l</b>



<b>l i</b>

<b>r?</b>


'CS


'5b QJ
•g <2-
‘Cd ọ
■*0 ọ-
'*> 'CỌ
£ l i
2’ «-»
^ "<<u
<i>cx M</i>

C3-•to
3
<b>'<D</b>
15

-03<sub>o</sub>
c
<i><b>,(D</b></i>
2
<b>o</b> <b></b>
<b>3-03- •c</b> <b><sub>c</sub></b> <b>o</b>
<b>So D-</b> <b>>ctì X I</b>
<b>c</b>


<b>E</b>
<b>'Cd</b>


<b>></b> <b>c</b>


<b>ỒD</b> <b>c</b> <i>■*-»</i>



<b>c</b> <b>o</b> <b>c«*</b><i>r«ỊJ</i>


<b>cd-</b> <b>o</b> <b>></b>
<b>V-</b> <b><sub>c</sub></b> <b><sub>to</sub></b>
<b>6</b>


<b><«í</b>
<b>«u</b>


<b>*-<o *>Đ</b>
<b>b</b>
<b>c</b> <b><sub>></sub></b> <b>c</b> v^3 *-y<i><b>ừ</b></i><b> z</b>


o*
Cô <sub>><s</sub>w<b></b>


s
<b>cu</b>
ôb
0D
c
I
a


&) _
2 c


'3 v<4í



H 2
I
u
■n


<b>Q- </b> ũ


o <ỗ’


<b>*5b c </b>


■t* 1*5<sub>"O</sub>
o
‘03
o
'Cd
J5
c:
cd
s
‘5b
cd


<b>^ e</b>


£ s


<D •♦Õ


<i><o- ,£ </i>



<i><b>■+*</b></i><b> +- </b>
<b>o .*• </b>


-cd ib <sub>o bí) </sub>


c
> c
ừ ‘p


ẵ) a


c c


<b>1</b>

1


0 3


-S a
u c


<b>1</b>

<5-o
<b>>cd</b>
3
«u
^5
<b>C\</b>



<b>ọp ^</b>


I :
<i>5 cé </i>
ặ) o-


<b>c -2</b>


G
'<C3
ọp
c
<03
c
<b>Cu 'Cd</b>


<b>c</b>
<b>-C</b>
<b>'5</b>
<b>■»o</b>
<b>3</b>
<b><cd</b>
<b>u</b>
<b>I</b>
<b>k<p<sub>o</sub></b>
<b>5P</b>
<b>c</b>
<b>o</b>
<b>o</b>
<b>ă</b>


<b>a .</b>
<b>-n</b>
<b>00</b>
<b>o</b> <b>c</b>
<b>5* 3</b>
<b><ctf</b> <b>o</b>
<b>a . o "ồ</b>
<b>‘<w.</b>


<b>‘ S-</b> s<b>u.</b>


o


<b>c</b> <b>r<n.)</b>
<b>•<cd o</b> ■b


<b>></b> <b>"CQ<sub>o ►3</sub></b>
<b>*p3 ’‘<o</b> <b>-Co</b>


<b>W) o</b>
<b>c</b> <b><sub>W) 'b</sub></b>


<b>c</b> <b>c</b>


<b><«J ►3 k<c^J</b>


o <b>o</b>


s



<b>►cd </b>


3. 3 •
n <cạ y


<b>r r o</b> <b><sub>»3</sub></b>


s *^‘ -5


'03 o <b>^</b>


<b>‘•cd </b>»3


<b>^ ^ lc </b>
<b>ẸkO </b> <b>o</b>
<b>rCd o</b>


<b>? 5P c </b>


3 c ,§


< cd o _fH


<i>Q o •ià</i>


<b>ế</b>


K0Ỉ c <b><sub>• - »5</sub></b>


<b>► </b> <b>s </b>


<b>«b </b>
<b>-C </b>
<b>u</b>
<b>I</b>
<i><b>B</b></i>
<b><c«</b>


*b g
^ 12


<b>I</b>
i
<b>J=</b>
4—<
<b>o</b>
<b>kẹd<sub>o</sub></b>
?
<b>lc</b>
<b>o</b>
<b>+</b>
<b>E</b>
<b><03</b>
<b>*-ĩ</b>
<b>•<0)</b> <b></b>
<b>3--C</b>


<b>£Ui</b> <b>• IN ></b> <b>a .,</b>
<b><rt</b> <b><u</b> <b><sub>*■<(!></sub>■*-j</b>


<b>c</b> <b>c</b>



<i>&</i><b><sub>-*-»</sub></b> <b>1</b> <b>c</b>
<b><cd</b>


<b>o</b> <b>3</b>


<b>^03</b>


<b>o</b> <b><sub>1</sub></b> <i>'<aô</i>


<b>■<o 2</b> <b>»<Q></b>


<b>ã</b> <b>o</b> <i><sub>ữ</sub></i>


<b>E</b>
<b><cj</b>
<b>3 .</b>
<b>-c</b>
<b>a ,</b>
<b>+</b>
<b>DỊ </b>
<i><b>ả </b></i>
<i><b>5</b></i>
<b>T3</b>
ỉọ. ^
^ *s


5q


<b>1Q</b>



-5


<b>u</b>


<i>c</i> <b>c</b> <b>c</b>


<b><(U E</b> <b>c</b>


<i><b>o u. C3 o</b></i> <b>co</b>


<i>'Gi</i>


<i><b>Õ g z</b></i> <i>'C3Õ</i> <i>Ẵ</i>


<b>'CG</b> <b>fc-<L> <t>. -♦-»*-<ó></b> <b></b>


<i><tỉ-></i>


<b>'5<sub>u.</sub></b> <b>•cc<sub>cd</sub>><sub>o</sub></b> <b><sub>'C3</sub>c</b> <b>><sub>p</sub></b>


<b>ư ^5</b> <b><sub>o ơ kễ</sub></b>


<b>• *—<o- 5 to <õ- s<sub>'D -♦-* c</sub></b> <b><sub>-*-*</sub></b>
<b>c</b>


<b>s</b> <b>c •*-* -s c</b> <b>■*-»</b>


<b>Otì <cd '<cd</b> <b>c <cd</b>



<i><b>T3 *a H ^3 Q</b></i>


^ >


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

s


<b>ôã</b>
<i>Js</i>
a
b
w><sub>c</sub>

c
*
<C3
<b>to</b>
ỡo
<b>3</b>
p fl
<b>o</b>
<b><></b>
>

c
)C1


>1 I


E i
'C '3
<b>J -C</b>


c
*<0í

<b>ẳ</b>


'5<sub>Í3</sub>
5b
G
c
p
o
-ế

<b><sub>5</sub></b>


G
$


<b>ỒOXIo 'S<sub>X</sub></b>


<b>c</b> <b>o</b>


<b>:ã</b> <b>>03 -C3 rrtc</b> <b>o -o</b>


<b>X)</b> <b>o -c</b>


<b>&0</b>
<b>1</b>
<b>c</b>
<b><1).</b>
<b>>ã</b>
<b>-4-* </b>
<b>ã ^ </b>
<b>e<3</b>
<b>c</b>


<b>>cd</b>
<b>></b>


<b>8</b> <b>ỏ</b> <b>VôD</b>


<b>o</b>
"C3 rs^<D


<i> '<Õ rẸ</i> -2* s <i>3 o 1 'ầ t</i>c


<i><b>■1 <§ ị -g t</b></i>



ỒX) 3) 0J


&I


<b>c</b>


>cl


<b></b>


c-5o -«
<b>e</b>


<b>I</b>


<b>ã _</b>


<b>&fl r 5</b>



a ~
<b>'3 KQ></b>
H a


<b>c></b>
<b>-t3<sub>c/</sub></b>
<b>r\</b>
<b>ôL></b>
<b>o</b>
<b>03</b>
<b>*c</b>
<b>></b>
<b>b J=:</b>
<b>D-*-ã</b>
<b>G</b>
<b>-tu ><sub>+-ằ</sub></b> <sub>0</sub>


<b>></b>
<b>c> 'O</b>
<b>-co</b>
<b>u ỏ</b>


<b>r<Đ CxO</b>
c 2 c


ã<cc Q . <C3


a - c I
X ,a >



<b>s "£3 s<ọ</b>


^ d bO
+e -ẽ G


2* c °

<b>E 5 5</b>

<sub>to o </sub>
3
'Cá
>
<b>ọp</b>
c
<b>cd</b>
JS
kp<sub>õ</sub>
a
•2


<b>6 - 3- </b> <i>"]£</i>


<b>•»0 </b> <b><cd t í </b> <b>• 'S ) </b> <b>.</b>


3 s -<4> o 2 *c
<CQ 'C d \T 3 CỌ < cd vO
0 > 0 8 0 >


<b>I </b> <b>I</b>


» ?
1 2- <i><sub>fj</sub></i><b> </b>



<b>I</b>


<b>E</b>



<b><C4</b>


z 3


WD

<b>s</b>
73
<b><â.</b>
<b></b>
<i>r<ềJ</i>
<b>-c</b>


S-&Ê
o
5?'
*a
3
<b>'<C0</b>
-o
<b>o</b>
<b>-c</b>
<i>ừ</i>
+


<C.>


ã M • *\ <ctìE <sub>• c</sub>p
-> <sub>■4-*</sub> <sub>3 *</sub> a .
-C <i>+mể</i> J S +


o
< 3 <sub><C3</sub><i>Ẽ</i>


■ H
>
1
<L>
D.
4-i D
+
ãĐ ) <sub>i</sub>


J= <i>X</i>3 c <cd r *


c ■4-í


2 « 3


3 * '< c d


<i>J Z </i> <i>></i>


o
- < s



- c 3
o
• ^ 1


■“<cS
<i>õ</i>
+-»
<i>f X</i>
<i>+</i>
+
C3


K O 2 ‘ < o E


> c o 2 o <i>< ơ i</i>


£<b><sub>(/)</sub></b>




<b>►<a)</b>


3


<i>&</i> <i>o</i>


<b>H</b>

<i>- o</i>


<i>*z></i> <i>XA</i>

<b>c</b>




•< D
-4—>


<b>>%</b>

<i>£</i>

<b>1</b>



o

<b>5 c 1</b>


ồ í )

<b>c</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>E</b>
ôã
-c

Q-3
W)
c
>C1
B
<i><b>Ê</b></i>


<i>to s</i>
c 3 ^


1 1


<b> s |</b>
<b>CL vb</b>
<b><</b>2<b> CO</b>



<b>£ . ' ^ i </b>
<b>.5 > , •5</b>


<b>OD</b>
<b>5-</b> <b>*5<sub>Ũ</sub></b>


<b>m</b>


<b>+-» ib *—></b>


c <b>btì 0JJ</b>
<b><0>.</b> <sub>c</sub> c


<b>2</b> <b>o'-<QJ|</b>


u


-cd Đ X)
o <b>c</b>
-C

<b>D-o</b>
<b>u</b>
ã4ằ
ũc
<b>Ê</b>
<b>-H</b><sub>o</sub>
E
<!Êã


3
-C
o
ãằ5
y
<b></b>
5-Ê
-


-C <i>JZ</i><
-C


o O<sub>c</sub>
*'3


_D<b>-<o</b> <b><o-to</b> <sub>x :</sub><b>8.</b>


<b>í—<</b>


o
3 <i>'ể</i> td* <b><sub>o</sub></b> "Cd
,<cs <b><sub>-O 9</sub></b> <sub>c</sub> <b>o</b>


o <sub>c</sub> <sub>o</sub>
3


cd-o


<b>C/5</b> <i>ó</i> <s .Q. X



ỒX
c
>C3
>ẵ <b>J </b>


£ ý


'C« '5


n3 <i>ễ</i>


c
**a>


<b>ẫ i</b>


o
‘CT3 Q


Ổ .Đ ^
ã PN ã ^ M


iĐ 00 <sub>'ôD 5</sub>
' <b>? </b> T3


'5®<sub>></sub>


<b>^ p o </b>
<b>>ctf. <03 3*</b>
Q 3 -o



cd * 'C rti


i ỉ
*.<£ «5


o
vC^ c


<b>3 <5</b>


<i>-*—i</i>


<b>«y.</b>


> -5 ">


<b>Í </b>

5<b>ồp o </b>

<b> I</b>



’-^ C q
. v<fll c —•
>3 .‘2 >1


3-Õ. c ^ ■ v<s> ọp -O


<b>XJ 2 </b> <b>õb -3 c '2 </b> <i><b>£</b></i><b> c; - ụ</b>


0 'ã c rôu *<ô -b H '<ỵ e 3>


KỔ c <i>« > B b </i> > -a



<b>'S b. g </b> <i>"ầ</i><b> i ) 5 ‘5 .2. s § :2 </b>
<b>jỵj w 5 > </b> <b>c a s Q s g ỒO</b>


1 I I


<i>C</i>
'Cô
-C
&
âX
<b></b>
>CG
c


1 c


<b>i</b> <b> '1</b>


n


' 3


H 3


-C
c

e


50--to
<b> </b>ã
"S
0
'Cd
u
1
3
<cd -*-ằ


<b>E</b> <b>>C3*</b>a.


o <b>o</b>


<b>"ô3</b>


<b>o</b> <b>-o</b>CJ


<b>v</b><0 <i><sub><GJ</sub></i>


<b>ễ</b> <b>o</b>


3- <b>W)</b> <b>■4-»</b>
T3 <b>c</b> <b><(L).</b>
-3 <b>ù ‘ *~~ĩ</b>


<b>o</b>


<b>'Cd</b> <b>o<sub>o</sub></b> <b>o*</b> <b><sub>.& ế</sub></b>
<b>*5b</b> 3* ỈCd <sub>2</sub> <b><sub> Ẽ</sub></b>



<b>«u</b> <b>■4-» *o</b> 00 c
> <i>■+-></i><sub><<0)</sub>Q.


• PN =3


<i>h '<o</i><b><sub>ịo H o</sub><C3</b> <cd ■*_«0 C3


*Ĩ3


ọxj


<b>ẽ</b>


>cs


1 1
i I
<i><b>'p</b></i><sub>w> </sub><b> e<sub>s<|</sub></b>


<b>z *3</b>


o G


& <g
3 ỒO §
v<cd c 5 <sub>-o cd —</sub>


<b>ả i-S </b>

<b><sub>s </sub></b> <sub>£ </sub><b><sub>^</sub></b>



* cđ *


-<52 ồỏ *3


^ 3 c


<b>'5 ^ I</b>
<b>s ' * ầ</b>


rC r-j


u <i>&</i> o


I


<b>•<(D</b>
<b>*></b> <b>/-^s<sub>•*-»</sub></b>
<b>*c</b>


<b>o</b>
<b>VC3</b>


<b>'•♦3</b>
<b>£</b>


<b>• </b><i><b>r-> </b></i>
<i><b>></b></i>


<b>o <cd 1</b>



<i><b>V</b></i>
<i><b>M</b></i>
<i><b>ỒD</b></i>


<b>'Ổ ã</b>
<b>-c</b>


<b>c 'Ồ</b> <b><sub>►</sub>c<sub>ed</sub></b>
<b>s</b> <b>o</b>
<b>o</b>
<b>-*-»</b>
<b>'Cd</b>
<b>o</b>
<b>■ã</b>
<i><b>‘«y</b></i>
<b>v<5</b> <i><b>]£</b></i>


<b>></b> <b>c</b> <b>o</b>
<b>k<p</b><sub>c/ỉ</sub>
a
-C
o
Q
I
<b>ỌỊD</b>
<b>c </b>
s


<S- ^



^5 ’S


^ 5q


<b>“3 </b>


-fi
u


o ? ^ s -â


<b>- </b>

<b>Ị</b>

<sub>: Bb o ^3</sub>1

<b> l i</b>



<b>o</b>


vụ


<b>o</b>


<b><o*</b> <b>p</b> <b>ã ô* cd</b>
<b>--*</b> <b>-<(D u*<sub>h-s</sub></b>


<b>c</b> <b>lc</b> <b>I</b>


<b><CT3</b>
<b>-3</b>


<b>CQ</b> <b>ỒOc 1</b>
<b>00</b> <b><sub>u -<o ồ£)</sub></b>



<b>e</b> <b>c</b>


<b>'5<sub>></sub></b> <b>ừ</b> <b>cd</b>
<b>-C</b> <b>c -3</b>


<b>o</b> <i><b>o</b></i>


<b>D.</b>
<b>-o</b> <b><sub>J</sub>ra</b>


<b>i</b> <b><sub>o</sub></b>


<b></b>
<b>Õ-a</b> <b>H5</b>


<i><b>o</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<b>o-Q-</b> <b><sub>Ệ</sub></b>
<b>>«</b>
<b>B</b>
<b>(b</b>


<b>DẠ</b>
<b>ẽ </b> <b>I</b>


1 a
<b>a ‘6 </b>


<b>bx</b>
<b>“ c</b>


<b>'3 **4</b>
H 3


<b>c</b>


<b><sub>èA</sub>03</b>
<i>p</i>
<b>c</b>
<b><Đã</b>
<b>10</b>
<b>o</b>
<b>-2</b>
<b>></b>
<b>a</b>
<b>5)</b>
c *


rv '< d


<b><b 3 </b>
H *


d<b><sub>ọp</sub></b>
<i><b>c</b></i>
<b>w></b>
<b>c</b>
<b>*0</b><i><sub>*o</sub></i>
:Í5
<b>H</b>
3


<b>ỉ<cd</b>
<b>I<sub>o</sub></b>
<b>'<o<sub>o</sub></b>
<b>00</b>
<b>c </b> .


'3 Ĩ


<b>o o- </b>
<i><b>o </b></i>^


<b>-3- ớg</b>


<b>*ôô <i </b>

ã ôằH<Cy


<b><Q ,_r </b>


<b>JS ẹd </b>


<b><d>. ’ """^</b>
<b>2 :</b>


<b>c -</b><sub>ea</sub>
<b>3 •=» </b>
<b>ơ* £</b>
*-o V<sub>o - </sub><1)


<b>.</b>


<b>Ì ẩ Ĩ </b>



• ẫ s :
<b>ã</b>


<b>5b _ </b>


<b>c .<g </b>
o ^


<b>c</b>
<b>ẹ5</b>
<b>cr </b>
<b>c</b>
<b>ôD</b>
<b>ớb</b>
<b>op</b>
<i>c</i>

<i><b>ý ó</b></i>


<i>*c</i>
53


<b>3 p r-j </b>


' Đ <b>2</b>


<b>-<o<sub>C</sub><sub>/5</sub></b>
<b></b>


<b><o-'9 <sub>o</sub></b>
<b>o</b>



ã3 '3


? *Êô
<b>o Q</b>


j
ã M
<b>1Q</b>
<b>a </b>
<b>.tớ</b>
<b>I</b>
<b>E</b>
<b><cô</b>
* e
z ~
c 2


<b>W3</b>
<b>c</b>
<b>>ô</b>
<b>e</b>
<b>lớ'</b>
<b>I</b>
<i></i>
<b>WD</b>
<b>s </b>
<b>3</b>
<b>"O</b>
<b> '5</b>


<b>r<y</b>
<b></b>
<b>u</b>
<b>DX</b>
<b>ã+T</b>
<b>v<Rl</b>
3
<b>><</b>
<b>c</b>
<b>-3<sub></sub></b>
<b>03</b>
Q '3
<i><b>iS </b></i>
<b>bÊ-o </b>
c ãÊ


<b>c 3</b>
<b>ớ9*</b>


<b>o</b>
<b>3</b>


<b>ãĐ</b>
<b>c K</b>
r<Ê fl


5 <Đã


<b>H ^3</b>



<i><b>o 2P </b></i>
<b>o* g </b>
<b>-2 -o</b>


<b>05 _ 9</b>


<b>2 ° 2 </b>
<b>• -C •'rt c*</b>


<b>*s 3 > c</b>


Ồ0 +S *s
<b>^ c </b>
<5-'C 3. 2 ^


<i><b>'I ~a ■£ </b></i>


<b>Z-I Z-I </b>


60 5


<i>5 \s </i>
<b>® p </b>


<b>Đ </b> <b>- </b>


<b>" ~</b>
<b>bp</b>


Đ



<b>3</b>
<b>-5</b>


<b>cx</b>


2 'ãc a c a


<b>*-co ã *ô ã •“• </b>
<b>(J MĨ3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<b>Ẹ</b>
<b>cs*</b>
<b>CU</b>
<b>Ỉ3</b>
<i><b>ĩ/ì</b></i>
<b>ỌỊ)</b>
<b>ẽ</b>
<b>>c«</b>
63
<i>£</i>
<b>Ĩ3</b>
<b>2 ^</b>
<b>c/5</b>
<b>&p</b> <b>ỒD</b>


<b>-n</b> <b><2*Q. c</b>
<b>'S</b>


<b>X</b>


<b>M</b>
<b>^<o</b> <b><sub>-Ơ3</sub>c</b>


<b>to</b>


<b>^ Bi </b>
<b>^ c </b>
<b>-ờ *rỏ </b>


<b></b>
<b><o--C</b>


<b>c</b> <b><sub>ã Đ</sub></b>
<b>'CG</b>


<b>> -cỏ</b>
<b>3 ' 3</b>


<b>ỈC3</b>
<b>X</b>
<b>co r</b> <b><sub>s</sub></b>


<b>S - - S</b>
<b>o</b> <b>r > ca-</b> <b>CJ x:</b>
<b>o-</b> <b><<</b>0<b>) ox.</b>


<b>o</b> <b>CL ^ ></b> <b>c</b>


<b>bi</b>
<b>c</b>



)C3


I ẫ
1 i


<b>J -c</b>
<b>c</b>
<b>c</b>
<b><<L).</b>
<b>0 </b>
3-
<b>■*-* </b>
<b></b>
<b>D-H</b>
<b>1</b>
<b>‘b</b>
<b>‘3></b>
<b>bộ</b>
<b>ệ</b>
>cd
<b>c</b>
ả 1
<b>o</b>
<b>•ạj</b>
<b>o</b>


<b>c </b> <b>3</b>


<i><b>^ ' ô</b></i>




ró <i>' O</i> ,Đ -* .ỉẩ •-


ão-5 > '2 s Ổ
.^r r® u o x:


2 '3 '3 0-1 ẩ>


3 ỉ2 ^ c £


«u* lc c +5 <C3 ^


ìễ 5P 2 3 <sub>■5 c Ố J= a. 5</sub>‘O


<i>ơù</i>


<b>x : 'Ì3 F</b> . <b>M</b>


<b>Otì</b>
<b>c</b>
<b>)C3</b>
<b>ỏ</b>
<b>o</b>
<b>'Cd</b>
X
<b>cd'</b>
<b></b>
<b>b-5</b>
<b>■4—<sub>* ừ</sub></b>



<b>C3</b>
<b>u.</b>
c <b>o 'O</b> <b>c</b> <b>XJ bU</b>
<b>>-* o -C</b> <b>ôL>- c</b> <b>ã<(U</b>c


<i>lỏ</i>
<i>c</i>
<b></b>
<b>ôu->1</b>
<b>-4-'</b>
<b>c3</b>
<b>c</b>
<b>)C3</b>


<b>></b> <b>'05o</b>
<b>o</b>


<b>OX}</b>


<b>Đ</b> <b>DOc</b>


s <b>VôL></b><i>'*-></i> <b>-CQ-</b> <b>--*o</b>


<b>V-o</b>
-cd<b><sub>o</sub></b>
<b>c</b>
<b><<u>.</b>
<i><b>b</b></i>
<b>3</b>
<c<b><sub>o</sub></b>


<i><b>u</b></i>
'Cd<b><sub>o</sub></b>
<b>a.</b>
<b><cd-</b> <b><sub>5</sub></b>
<i><b>J2</b></i>
<b>c</b>
<b>4-ằ</b>
<b>o</b> <b>01),r<0></b>
<b>3 -</b> <b>ã t-H</b> <b>></b>


<b>-cd</b>
<b>00</b>
<b>c</b>
<b>o</b>
<b>-C</b>
<b>X)</b>
<b>-4-*</b>
<b></b>
<b><o-£</b>
<b>c</b>
<b>'>cd</b>
<b>ob</b>
<b>c</b>


<b>a. c</b> <b>3</b>


<b>'3</b> <b>^P33</b>
<b>■*-*</b>
<b>-<0</b>



<b>*s</b>


<i>X í</i> <b>cr</b> <b><sub>></sub></b> <b>4-^</b>


<b>ccọ.</b>


<b>£ </b> <i>ị </i>


<b>«D- —</b>
<b>á g <sub>-CS</sub></b>


<b>,<(U</b>
<b>></b>
<b>O</b>
<b>'Cd</b>
<b>i5</b> <sub>b c</sub>


<b>ẽ y</b>


<i>rw +</i>


c =J
5 2 'ôs
ã5 -5 2


<b>*« y</b>
<b>«u </b><i><b>«\J'</b></i>


<b>c</b>
<b>'C3</b> <i><sub>a</sub></i>


<i>ữl</i> <b>ĩ-<</b>

•5

<b>C3</b>
<b>"O</b>

c


<b>,<o</b>

cả


<b>'O</b>


1 4-*

<i><b><b>.</b></i>


<b>o</b>


>-cd

’-c3

i5

<i><b>></b></i>


i5


rv
-C

c


<b>>cd</b>
<b>-C</b>
<b>o</b>
<i><b>tù</b></i>

c


o

<i><b>></b></i>

<sub>5*</sub>



<b></b>
<b>c-Ịs </b>
<b></b>
<b>c-a</b>
DỊD


<b>c</b>
<b>I</b>


a<b><sub>W) £</sub></b>. e


<b>>cs</b>
<b>*>T‘</b>


<i><b>u</b></i>


<i><b>”Ì3</b></i>


<b>H 3</b>


<i><b>+* r*</b></i>
<b>K<u c</b><sub>•• >cs </sub>


ị *


<b>I</b>


E


<b><68 ■£ </b>


<b>ẩ</b>
<b>WD</b>
<b>£ -5</b>


<b>W)</b>


<b>c</b>
<b>3</b>
<b>"O</b>
<b><âã</b>
<b>c</b>
<b><<4)</b>
<b>ế</b>


.ố 43 fi :3
0 a ẽ H


<b>I </b> <b>I</b>


<i>4</i>
<b>"ỗ)</b>
<b>c</b>
<b>'■5</b>
<b>u</b>
-*-*
<b>H</b>
<b>3</b>
ỉ<cd
<i><b>ầ</b></i>
<i><b>u</b></i>
<i><b>Õ</b></i>
<b>v<9</b><i><b><sub>o</sub></b></i>
<b>ọp</b>
<b>c</b>
<b>'3</b>
<b>o</b>


<i><b>o</b></i>

<b>3--*-*</b>
<b>D.</b>
<b>V«D</b>
<b>c</b>


< « Ị .


<b>3</b>
<b>«u</b> <i>6</i>


<i>^ ầ </i>
<i>c Gi</i>
<i><b>ầ à </b></i>


<b>3 </b> <b>*</b>


_:


<i>'9. 2 </i><b><sub>u</sub></b>


<b>cx</b>


» q j . .


<b>' ậ ũ . </b>


<s <s ãĐ>
u c



<b>o</b>
<b>>C3*ôue</b>


<b>/V</b>
<b>^5</b>
<b>ớo</b> <b></b>


<b>3</b>
<b>*-<cd</b> <b>O<sub>s</sub></b>


<b>C3</b>
<b>3</b>
<b>4></b>
<b>-o</b> <b>cd</b>


<b>ể 3</b>
<b>-c</b> <b>^03ãT3</b>


<b>o</b>
<b>o</b> <i><sub>ộ</sub></i>
<b>3</b>
<b>*-<cd</b> <b>CQ-ịb o</b>


<b>•3</b> <b><sub>3</sub></b>
<b>c</b>
<b>o</b>
<b>o</b>
<b>-<cd</b>
<b>></b> <b>t5</b>


<b>ỉb</b> <b>rx</b> <b>o</b>
<b>^C3</b>
<b>u</b> 1
<b>"C3</b>
<b>c3</b>
<b>‘tạ></b>
<b>’></b>
<b>x:</b>
<b>o</b>
<b>'Cd</b>
<b>o</b>
<b>“<(!> </b>
<b>• ^ </b>
E
<b><cd</b>
<b>to</b>
<b>-C</b>
<b>c</b>
<b>2</b>


<b>o</b> <b>o<sub>o</sub></b>


- < n i • —


<i>'w-4 K<0</i>


<i>> s</i>


<b>ỒO</b>
<b>tí</b>


<b>></b> <b>o</b>
<b>r<D</b><i><b>x:</b></i>
<b>a</b> <b><sub>e</sub></b>
<i><b>c 'ơi</b></i>
<b>-<cợ</b> <b>3</b>
<b>></b> <b><sub><cd*</sub>t i</b> <b>cr</b>
<b>«o</b><i><sub>ỈA</sub></i> <b>a .</b>


<i><b><&</b></i>
<b>-4-*</b> <b><sub>O.</sub></b>
<b><o* '(Ti</b> <i>W\</i>


<b>2</b> <b>-tớ<sub>a</sub></b> <b><sub>--*</sub>C->5.</b>


00
<b>c</b>
<b><cd</b>
<b>-a</b>
<b>o </b>
<b>O</b>
Đ <b>v<(ỳ</b>
<b><o</b>
<b>3</b>
<b><a>.</b>
<i>></i>
<b>0 </b>
<b>3</b>
<3*
<b>3</b>
<b></b>


<b>1</b>
cd
<b>5</b>
to
<b>c</b>
<i>ôCQ</i>
<i>></i>
<b>I</b>
ú<sub></sub>
3-*T3
-4-ằ


*o cỏc <sub>'O</sub>
o
-cd
i5
o ÕO o<sub>c -cd c <y.</sub>-C
00 'Cỡ<sub>o CQ</sub>


<i>4-*</i>>cd<i>> o- bb</i>




<C3-3 5 <cd*3 'Cdc £
hJ


1 <1 1 (75 Dh1 Vh


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120></div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

ôã
ãG


Q.
b
V
bD


B
<i>Ê</i>
<b>t ỡ</b>
<b>03</b>
<b>i</b>
<b>X) bớ)</b>
<b>c</b> <b>c</b>
<b>0^(U</b>
Đ
<b>b</b>
<b>00</b>
<b>c</b>
<b>_c</b> 0
<b>a . 1—-*-></b>


•'O


2 y


<b>'CS ^cạ </b>


o X
<ỗ- ob



>* c
<b>3 >cs</b>
J =


3


•<co 'Cd ■*<sub>C</sub>—<sub>3-</sub><b>*</b>
0


<i><b>ũ</b></i> <b>i5</b>


<b>3</b> <b>c -C</b>


<0 C
3-0 3-0'03


<b>JS</b> <b>co</b> 0


0 <sub>0 0</sub>


<b>•6</b> o- <b>'5</b>


0
<b>3*</b>
<b>ã6</b>
<b>'5</b>
<b>-C</b>
0
<b>-<n</b>
-b


o
.

<b>ô-</b>
<i><b>O'</b></i>
-C
&p
<b></b>
ớ0
6
Oấ
3 '2


00 "ừb
1^* op _ 0* r- r~;


<b>—* c _c <cd- —</b><sub>u A c ^ </sub> <b> -t:</b><sub>c</sub>
' S i I ỹ ổ i


<-<oj
*c
o
c
'03

•6
2<i> '<v </i>


ạ* *0



> -Cd <i>'*Q</i>


3 '3 K c
cr
•S c <b><sub>00 </sub></b> <b><sub>£ ợ- -C</sub></b>3


--o ọ c3. £ w --o
ọ* *CG *£? s«ụ '<ạ> 2:


X u a í > Cũ


•D
5b
bị
c
> 0 3
c
c
< 4 ) .


<i><b>>></b></i>
<b>— >cd ,_r </b>




3-P-<b>£</b><sub>o</sub>


>c,3


<i><b>Õ</b></i>



'<u


> »>, lc


<b>• s </b> <b>^ </b> <b>2z c</b>


rC^ ‘O c —


<b>•S u </b> <b>Ị j </b> <b>" </b>. <b><f3</b>


<i>a % M - ãĐ,</i>


<b>ã </b> <b>»_. c c </b> <b>ọ fci</b>


<b>-ợ '3 . </b><0<b> o* ỒC</b>
<b>i5 ~ G JEi to c</b>


3 ,5 ~ í > f


<b><ôã </b> <i>Ig</i> 5<b> 2 </b> <b>c c</b>


<b>■3</b>

&p Ị : .2 >cd ỉ>>


c o ỒJQ c **


9
z
Ể9
D


•3
o
ỒỌ
c
i2*
to
■♦—*


<b><o- ’ c</b>•4—*


<b>E -C</b>
<i>Cứ</i> c <b>cd</b>
<b>' 3</b>


0 <b>-C<> iO</b>


0 <b><) '0</b>
<b>>cd- *b . </b><i>mm</i>


0 <b><sub>J=</sub></b>


0 <b>-C</b>
<b><o-ớCd</b><sub>ôã<0</sub> <b>cd</b>
<b>X</b> <b>><</b>
<i><b>h</b></i>
1
rC
a .
"
J=


E


> 0 3
-C
ôu
>
I
bp
<i><b></b></i>
<0
o


<b>'C Q </b>


- *


<b>-1 -1 -1 * -1</b>


> 1 ể - g


+2 3 <0<b> VZ</b>2


<b>>cd* <C3 <—</b>


Q 0 t3 o


o s


<b>.‘2- </b> 0
<i>-<£ Đ </i>


ã I s


'O ;g £


Q n 0


C 3 2 ^


<i><b>H £</b></i> òb


c.
Ị :
c*
ỒX]
c
>C3
s
lằs
CẠ


<i><b>à </b></i> I


I u


.b
0Ị) ■£


<b>c ^</b>


z 6



"3 ^<ỹ
<i><b>H '2</b></i>


<i>r\</i>


ồtì
c
<0<b> bộ</b>


-C c


<b>t * </b><0
0<b> x :</b>


03 +3
'5 ) c<sub>i«ư </sub>
f >


<b>ậ</b> <b>- </b>
c
-s

r\
|2
<i><b>la</b></i>
op
<b>c</b>


vS ỒỌ



-C c .


o r<o ^
<i><b>w 2 * Ẫ</b></i>
<i>vcd § &</i>


<i><b>Q X) p c</b></i>


=3
ỉ<c«
<i>ẻ</i>
<i>0</i> <a>.
‘Cd
0
c
^<0 cd


0 D


ỒO a*
c , <sub>-o</sub>
►3 0 0


0
0


o*


-2 cx



"CJ
3- ỈC3 X3
•♦-* 10 ỒO


Cl,
-<0)


• <i>p-i</i>


3
<cd <cd
H 0 u


<b>^ </b> bJ3


<b>KGÍ c </b>


r >w


► c


'5


<i><b>• </b></i> <i>ĩ </i>


i I
I I


0


>CỢ


-t í
< ( D


/ —N


*5


■4—1


ÍB U i


<i>■*-></i> ■>
3 00 C3 1
‘<C3 c f t í


"O 03 43
0


<i>'Cữ</i>


0
ũb
c '
<i>r *</i>
‘<cợ
TD
ỒJD
c


3
0


C 3
-ồ t ì 50


ĩ


-C
3 tí c
'Cd' < c d 0ằI 2


> <sub>0</sub> 0


a <sub>0</sub> ã4-*


<n, ã ãô


u 0 >


W)
B


<b>s </b>


"O
<s*
> 'S
^ <b><sub>10</sub></b> 0X1



<b>p3 </b>
-C
u
<b>x></b>
<b>ồtì</b>
<b>c</b>
<0
<b>bB -C</b>
<b>c</b>
<0
<b>-c</b>
<b>c</b>
<b>ỉ<0)</b>
<b>•4-* *></b>
0 <b>#v</b>
<i><b>CQ</b></i>


0 <b><sub>2</sub>c</b>


<b>Ị</b> 0


ồb _.


c <0*
'Ơ5 —


<b>^ </b> CJ <b>'<0</b>


c 3



ă ìs


g-tN
c
s


0
Xỉ
✓<a> bb<sub>c</sub>


> <0
4-»
-0) J=


c c


ã


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>s</b>
<b>&</b>
<b>3</b>
</>
<b>bO</b>
<b>e</b>
>eô
<b>s</b>
<b>s?</b>


s <b><sub>'Cd</sub>rằ</b> <b>o</b> <b>ta</b>



<b>i5</b> <b>cd-<sub>o</sub></b> <b>J=<sub>o</sub></b> <b><sub>'>%</sub>C<sub>Ồ0</sub>/5</b>
<b>c</b>


<b>CQ</b>
<b>-o</b>
<b>00</b>
<b>JS</b>
<b>o</b>
<b>o</b>
<b>Cu</b>
<b><C3*</b>
<b>o</b>


<b>rt3 1</b>


<b>><</b>
<b>c</b>
<b>‘<o</b>
<i>5</i>
<i>rS</i>
<b>C\</b>
<b>Ị</b>
<b>o-'5o</b>


<b>o*</b>
<b>j=</b> <b>xTc •ã</b>
<b>JS</b> <b>W)</b> <b>C/5 -*-*</b>


<b>o</b> <b>c o</b> <b>()</b>



<b>'CỢ*<o <o o *C3</b>


<b>_o</b> <b>to</b> <b>o</b>


‘5b


<b>i6</b>
'Cd


<b>></b>


<cí o<b><sub>■♦-5 C\3</sub></b>


<i>o '5h</i>


<b>r?3<sub>3</sub></b>
cr
<b>to</b>
JS*
■5<sub>r»</sub>
<b>c</b>
<b><o</b>


cx ^ >


<b>-ồ </b>
<b>c ^ • </b>


<b>-<fli- • • -cd VA</b>



£ SP a l ẹ


3 ’ c


<b>—> >cd</b>
o c i-cí
- 2?




<b>Q-'Ịj </b>
3 ỉ2


<0>* I t í


ic M|


» I -2.
■5 2 <5


<b>• - X -b</b>


■5 £ 60<b><sub>Ồ</sub><sub>JŨ</sub><sub> *-» G</sub></b>


<b>^ ^ I ế</b>


5 J 2 i
*•£ " ầ .2 J


> c M a



I


<b>ồb</b>
<b><cd</b> <b>c</b>


<b>o</b> <b>-C</b>
<b>r“ —</b>
<i><b><5</b></i> <b>Um</b> <b>W)</b>


<b>c</b> <b>c</b>


<i>'CG</i> <b>c</b> <b>o</b>


<b>H</b> <b><sub>03</sub></b> <b><sub>-é-í</sub>u</b>
<b>'Cd <<0></b> <b></b>


<b>b-></b> <b>></b> <b>-*-<</b>
<b>4—« . M</b>
<b>)03- ;o </b>


<b><cd-Q</b> <b>É</b>
<b>ỒX</b>
<b>>«</b>
<b>c</b>
<b>l^í</b>
<b>l i</b>
c*
<b>Xi </b>
<b>&</b>


<b>a</b>
ox


<b>B </b> <b>I</b>
<b>1 </b> <b>& </b>
<b> I</b>


n
<b>'3 *ô<</b>
<b>H !3</b>


<b>ãs —</b><sub>cd o </sub><b>r</b>
<b>6 ồ </b>
<b>c |</b>


<b>T3</b>


5? c -Ồ


c 3 w
<b>5 0</b>


0 - - 2 E


<b>.5 o 5<sub>. _ <cfl tơ</sub></b>


SP-2 . <b><sub>Ồ0</sub></b>


<b>ồ* * • £ </b>



<b>M </b> <b>5</b>


-c ậ c <sub>c w c c</sub>


'03
<b>></b>
-C
<b>c</b>
q
Cd
-«u
<b>ừ</b>
<b>ỒỌ</b>
<b>c</b>
<b>'S</b>
‘-Ĩ3<b><sub></sub></b>
<b>i-■4-*</b>

'<c <b>cd</b>
5
a* <b>-nỉ—<sub>ŨX)</sub></b>


<b>r<Q c</b>
H <b>&D</b>
<b>ôL>.</b> <i>c</i>
<b>></b> <i>'<o</i>
<b>o ã6</b>
<b>'C3</b>
H
<b>J</b>


<b></b>
<b>>ô</b>
<b>!*</b>
<i> ></i>
<b>*b </b>
<b>pCS </b>
o


i


<b><ô Ê </b>
<b>ib </b>
<b>-g u Đ </b>


^ 5


o


>cd-e
ôD ^ 5
*ằo


3 00 cd ã<
-<C3 c 4-*


- a cd
ỒX) Z5
o



-Cd c ’<sub>"O</sub>
o _ c


o <sub>ỈĨ3</sub>
3


CT5-Sb<i>JZ</i>y
ã s <sub>3</sub>


c
o
'Cd <03


> ãt3 <sub>o</sub>
a r' u
u 1
'Cd
o
<b>w> </b>
<b>s</b>
<b>3</b>
<b>*â</b>
<b><s*</b>


- & <sub>52</sub>


*S
<b>J5</b>
<b>u</b>
<>.


<b>></b>
<b>O</b>
<i>J5</i>
'Cd
<b>></b>
cd
Sb
<b>o</b>
<c
<b>5</b>
<b>*</b>


ãĐ J :5
5 " 1 :ằ


< s *<o


_; H 03


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>


<b>a</b>
<b>b</b>
cw
<b>ỌD</b>
<b>c</b>
<b>>«</b>
<b>B</b>
<b>£</b>
<b>5 .</b>
<b>></b>


<b>JC</b>
<b>I</b>
CJ

<b><o-3</b>
<b>43</b>
<cọ.
pC
<b>c</b>
<b>c</b>
<3
r» <sub>Ồ0</sub>
kO
JC
< b
3
ỉ<cd
c
W )
c
)C«
X !
o
o
-cd
X
c í
<b>&</b>
■*-< ỉt3
<b>‘3</b><sub>u.</sub>

— í
<b>4-» c</b> <b><sub>c</sub></b> o <sub>* o</sub> <b>c</b> b tì <b>D</b>


<b>o</b>
<b></b>
<b>o-to</b>
<b>43</b>
<b>o</b>
<b>c</b>


> *
<b>c</b>
ôL>.


<b>o</b>
i <b><sub>4-J</sub></b>


- C
<b>c</b>
)C3
>
<b><(L).</b>
<b>!5</b>
o
0
<b>c</b>
<b>bừ'</b>
<b></b>
<b>c</b>
<b>ãc^) </b>


ã**
<b>00</b>
<b>"c? <05 3</b> o í ■4-* <b>o b c</b>


<b>5</b>
*


- C
c x


<cd


o <b>b</b> 1


‘ <0J <i>sz</i>
C L


<b>o</b>
Uh


4-*


<b>2- ạ j 5ẽ 8- = s</b>


8- s h


-c .£ G s <!)•


ep CA '£3 £ o- <i>* ° </i> <i>></i>
<b>c</b>



3. o c Q ọ 2* ' 3 o
e - < n iQ - O - 'Cd 4 3 V«D -03
<b>E 2 s <3 JS u a*2 o i5</b>


M
<b>c</b>


>c« c


<b>c</b> c CT3
c


>c«


> Ế <i>></i>rã)c


E <i>V</i><b>1</b> <b>/<5</b> <b>ỉb</b>
<b><C1</b> <i>'B *a</i> <b>‘5b</b>


X <b><sub>o -C</sub></b>


xg

co
u.
H
1
c
<b>2</b>


<b>ỒỌ</b>
<b>c</b>
<b>õ</b>
3


<0
)-1E ă H


^ ồfi *-*
T <b><sub>*b</sub></b> r
<b>'Eà</b>


<b>= H </b> <b>^</b>


<b>ồtì * - </b> <b>c</b>


õ X £p v5 .


<b>5 j </b> .2.


<b>*- y I- to</b>


G õp r5


cs "Cử c c
òo +3 .5 'õ ~
■- ạ Ẽ2 Ẽ ^
is , | e a s»rồ <b></b>


<b>o</b>



<y


• 55 '<0> r<b>.5 </b>_ > H. *<0<b>2 5 x:</b> ạ _


DD ^ u t) cx


<b>p </b>
--C
o.
<b>a</b>
<b>5d</b>
<b>e</b>
I
<b>'r5<sub>5</sub></b>
<b>d</b>
<b>c</b>
<b>wj</b>
<b>c</b>
>ỌJ
<b>s</b>
3
ỉ<cd
<b>E</b>
o
<b>'??<sub>o</sub></b>
<b>‘<o</b><sub>o</sub>


V, ?
'3



<b>H 3</b>


<b>ữp</b>


<b>c </b> .


►3 o


<i>o q- </i>


<i><b>o £ </b></i>
3* ỉoạ


<b>^ 10</b>


<cđ
_c '<6


<b>«u-rC ></b>
<b>c " r</b>
<b><5 5</b>


<b>2 . 2 </b>
<b>cr c</b>


<i><b>ị</b></i>
I
<b>vp</b>


o
<b>cx</b>
V<L>
<b>43</b>
<b>DO</b>
<b>3</b>
<cạ
<b>u</b>
<b>Ọ</b>


<b>• • /^v</b>


‘S Ê<sub>^ ôL></sub>


<b>5- c</b>


<b>w</b>
<b>c</b>
<b>>?</b>
<b>c</b>
<b>!Ê</b>
ã M
<b>? </b>
<b>a</b>
-C
<b>I</b>

<b>s</b>


<cô


<i><b>'p</b></i><b> e</b>



ỊPxS


<b>z 3</b>


<i>* > ìrf</i>


<i>z* 2 d></i><b><sub>\s ■*“* </sub></b>


<b>o t : ^ 2 </b>
<b>VCỌ H</b>
<b>s § ,< § </b> ,
<b>^5 ^ *</b>


<b>JC </b> <b>c </b>


<b>.£ ® ^ </b>


_p- ^<b><sub>cd </sub></b>


_j-5
8 ãĐ


<b>o</b>


-<<sub>. Sớ </sub>0> 'S <sub>'<0</sub><sub> X! </sub>‘ 2
> c o


<b>DỊD </b>
<b>e</b>



<b>3 </b>


<b>-O</b>
<b><5- </b>
<b>^5 *s</b>


<b>5ũ</b>


fQ


<b>X ỉ</b>
<b>u</b>


<b>a</b>
<b><s 5b</b>


<i>*-ì o </i>


<b>ồp "3</b>


<i>§ io </i>
- c


<b>CQ </b>
<b>õ</b>
<b>b</b>
<b>ỒX)</b>
<b>E</b>
'<cd


<b>0</b>
<b>u</b>
1
b.
4-»


•1-H • í
<cd' TJ . M


H c "b


c
*s
<(U
B
o
•2
00
c
CJ ồfi 00
cd c c c B
c KO co <o 3
N


JC o <i>A '<cd</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

E
<b>**ã</b>

<i>J</i>

<i><sub>cu</sub></i>


<b>b<sub>ừn</sub></b>

<b>W)</b>
<b></b>
<b>>ô</b>
<b>c</b>
<b>ỡ?</b>


<b>J r > , c </b> <i>p c</i>


ừ 2 ^ ^ 5 '
C3-bp b£) <b>_ </b>^ >% o


<b>c e o o c: c/5</b>


<b>w *<Q1 "C3 'CS "TỊ „</b>
<i>5P ‘X3 o X £ o </i>
g>«| g>o *
<b>I f l l i i</b>


£ ơ"-f5 -C
<b>2* ■*-»</b>


<b>xí *«u '<<D 'C3</b>


0,J2<i> > ></i>


<b>&£</b>
<b>c</b>
<b>>rt</b>
<b>>1 ỉ </b>



£ ý


'08 '3


3 €
<b>c</b>




<i>x :</i> <b>3</b>


<b>o</b>


<b>"Cd ■*—í</b> <b>c</b> <b>'5b</b> <b>Ũ0</b> <b><a>-</b> <b>ỒO</b>
<b>o</b> <b>C3- c X</b> <b>c</b> <b>rv c</b> <b><o*</b> <b>lc</b> <b>c</b>


<b>^5</b>
<b>'03</b>
<b>o</b>
<b>-C</b>
<b>,<(U</b>
<b>></b>
<b><C3</b>
<b>ũb</b>
<b>c</b>
<b>cd</b>
<b>c</b>
<i><b>-*-•</b></i>
<b>•4-*</b>
<b>.<a></b>


<b>></b>
<b>c</b>
<b>i 5</b>
C3
'Cd
<b>c</b>
<b><cd</b>
<b>c</b>
<b>c</b>
<b>03</b>
<i>Ĩ</i>
<b></b>
<b>o-*6</b>
<b>■4-*</b>


.2 o
<b>00 -ẽ</b>
'Ci
-C
<b>c</b>
<C3
<b>1—</b>


<b>-♦-»</b> <b>-3 ''<(U</b> <i><b>(*v 3</b></i> <b>cữ) 3 *^3</b> <b>ồb</b>
<b>'Cd</b>


<b>></b>
<b>' 5</b> <b>o</b>


<b>00</b>



<b>i></b>


<b>ỒO'do</b> <i>ầ</i>
<b>c</b>


<b>'Cd</b> <b>cr X)<sub>ỒO</sub></b>
<b>'Cd</b>
<b>i5</b> <b>></b>


<b>c</b>
<b>c</b>
<b>ỒO</b>
<b>■<—</b><i><b>» 3</b></i> <b>c</b> <b>c</b> <b><sub>'Cd</sub></b> <i>o</i>


<b>2</b>


<b>></b> <b>cd</b> <b>c . ã*<sub>.<dj</sub>*</b>,<sub>*>03</sub> <b><sub>c</sub></b>
<b>)ô}ã <cd <o- 'Cd</b> <b>o</b> <b>3</b> <b>0fi </b>


<b><o-Q</b> <b>o •6 03</b> <b>5b</b>H 2 <b>u</b> <i>><</i><b>T3 ></b> <i>c</i> <b>to</b>


<b><0</b><sub>5</sub>
<b>X)</b>
<b>rv</b>
<b>oi)</b>
<b>c</b>

<b>& </b>
-C


<b>o </b>
<b>ạ .</b>
<b>Q*</b>
<b>>.</b>
<b>cd</b>
<b></b>

<i>p-Cu</i>


<b>a</b>
<b>CD</b>
<b>G</b>
<b>I</b>
<b>a</b>
bỊD
<b>ca</b>
<b>&c</b>
<b>ẽ</b>
<b>>«</b>
<b>s</b>
<b>-k</b>
<b>I</b>
<b>4Ỉ</b>
<b>J=</b>

<b>C3-E</b>
<b>ỒO</b>
3
<b>Ỉ<c3</b>
<b>£</b>
<b>p</b>
<b>-co</b>

<b>o</b>
<b>k<p<sub>o</sub></b>


<b>'b *<4></b>
H 3


<b>></b>
ỈÍ3


<b>50 </b>
c i

<b>ĩ l </b>

u o


<b>VRJ .</b>


0 73


<b>ồp</b>


<b>c </b> <b>. </b>


<b>o Ó </b>
<b>o Õ- </b>
<b>o -2</b>
<b>5' «2</b>


Q* 2


<b>“CÃI H</b>



<i>K Ị</i>


<b>S’ ^ ^c/ì >—'</b>
<b>«D- </b><i><b>jạ</b></i><b> c </b>


j3 o <b>.</b>
<b>c 5 </b>


<b>-5 </b> <b>. . -<s> </b>


<b>3 _c ^ </b>


<b>&ãĐ ^ </b>
"O Ì5 §<b><sub>o </sub></b> <b><sub>_ </sub></b> <b><sub>=</sub></b>


<b>g - 3 - -c</b>


<b>ỉ Ẻ ; </b>
<b>ĩ? c -C</b>


<b>2 <*>• o</b>


<ro ã *-i ã ô-1


<b>(J </b> <b>Q*</b>


<b>> </b>
<b>a</b>


<i>X i</i>



<i>u</i>



•■ 5


<i>ỉ</i> <i> ì</i>


^ 2
<b>ỒỊ)</b>
<b>ẽ</b>
<b>>69</b>
<b>B</b>
<b>!*</b>

<b>i</b>


<b>o</b>
<b></b>
<b>ỊCS-3</b>
<b><cd</b>
<b>-o</b>
<b>o</b>
<b>"Cd</b>
<b>o</b>
<b>3</b>
<b><cS</b>
<b>-o</b>

<i>></i>


ỉt3
<b>u</b>
<b>I</b>



<b><ỗ <5 </b>
<b>£</b>


<b>ỒỌ 3</b>
<b>s I </b>
<b>1 -3</b>
<b>c </b>
<b>-cầ a" </b>
<b>M-g</b>


3 tí


<b>'í§ o<sub>^3 o</sub></b>
<b>^ y</b>
rS "S


<b>></b>


<b>I</b>


<b>■ẵ </b> .


<b>c j</b>


<b>,ẹtí '<u </b>


d vS ^


<b>•C <sub>o o </sub></b> <b>u</b>



w ^ y


<b>ã<ớl> 'ôi> </b> <b>r\</b>


<b>'</b>


<b>kT LT</b>


> > ịo


<b>&I</b>
<b>Q</b>
<b>5</b>
<b>73</b>
<b><S*</b>
<b>Ễ</b>
r<q>

<b>fi</b>


<b>jạ</b>
<b>u</b>
<b>•S;</b>
<b>ãc</b>


<i>'ơi</i> <b><o-f-H</b>
<i>></i> <b>E</b>
<b>*3»<sub>r"</sub></b> <sub>o</sub><b>cd</b>


<b>E</b> <b>o</b>


bo <b>00</b>


<b>c</b>
<b>Q</b> 3- <b><o*</b>
<b>s</b> <b>> •6</b>
<b>-C</b> <i>sz</i> <b>•*-»</b>


<b>H</b> <i>o</i> C3*
o
04 •o <b>á</b>


<b>1</b>


<b>ỒD </b> <b>-kT</b>


c a >


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

VI. GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẨN TI lự c HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Tính pháp lý của bộ chữ Jrai và vấn đề phương ngũ’</b>


a) Tính pháp lý của bộ chữ Jrai


Bộ chữ được sử dụng để dạy tiếng Jrai là bộ chữ được UBND
tỉnh Gia Lai - Kon Tum công bổ trong Quyết định Công bố bộ chữ
cái biên soạn chữ các dân tộc số 03/QĐ-UB ngày 28/10/1981, gồm:
25 chữ cái, 10 nguyên âm, 19 phụ âm đơn, 28 phụ âm ghép đôi chữ
cái, 9 phụ âm ghép 3 chữa cái và dấu tuak đĩ có chức năng làm ngắn
âm (biến âm) và thể hiện ngữ điệu trong hoàn cảnh giao tiếp.


b) Vấn đề phương ngữ



Tiếng Jrai có nhiều phương ngữ. Phương ngữ Chor và Mthur
trong vùng Ayun Pa (thường gọi là phương ngữ Ayun Pa) được sử'
dụng phổ biến hon cả. Trên thực tế toàn vùng Jrai, ở đâu, người Jrai
cũng sử dụng được phương ngữ Ayun Pa. Sự khác biệt giữa các
phương ngữ này chỉ xảy ra trong phạm vi từ vựng ngữ nghĩa. Trong
chương trình này, phương ngữ Ayun Pa được chọn làm phương ngữ
cơ sở. Các phương ngữ khác được xử lý trong tài liệu cho phù hợp
với học viên công tác ở từng vùng phương ngữ.


Trong quá trình đào tạo, cần có các tài liệu giới thiệu cho học
viên tương đối kỹ về các phương ngữ, có mục từ đối chiếu các
phương ngữ, hoặc những bài tập lập bảng đối chiếu phương ngữ ở
cuối mỗi bài học.


<b>2. Cấu trúc của Chương trình</b>


a) Đặc điểm cấu trúc


- Chương trình này được thiết kế đồng dạng nhưng nâng cao


hơn Chương trình dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở
vùng dân tộc, miền núi (về nội dung dạy tiếng Jrai và văn hóa Jrai).
Chương trình có nội dung kiến thức và kỹ năng sư phạm. Sự nâng
cao và bổ sung được thể hiện qua việc:


+ Hồn thiện các kỹ năng nghe, nói:


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

+ Cung cấp kiến thức về tiếng Jrai;


+ Cung cấp kiến thức về phương pháp giảng dạy và rèn luyện


các kỹ năng thực hành sư phạm.


b) Cấu trúc nội dung bài học


- Mỗi bài học tích hợp gồm các nội dung học tập và rèn luyện
cụ thể: Bài đọc (hoặc hội thoại); Từ ngữ - ngữ pháp; Luyện nghe,
Luyện nói, Luyện đọc, Luyện viết, Kỹ năng sư phạm. Mỗi nội dung
bài học góp phần cung cấp, hệ thống hỏa và m ở rộng vốn từ; trang
bị cho học viên những hiểu biết cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp; những
hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào Jrai; đồng
bào giúp học viên có cơ sờ rèn luyện các kỹ năng sư phạm.


- Mỗi phần của bài học có nhiệm vụ cụ thể:


+ Bài đọc (hoặc hội thoại) được biên soạn theo nội dung các
chủ đề nhằm rèn cho giáo viên các kỹ năng đọc, nghe, nói đồng thời
với việc cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt và trang bị
cho học viên những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục, tập
quán, đời sống sinh hoạt của đồng bào Jrai. Sau nội dung bài đọc là
hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn học viên đọc hiểu, nghe hiểu,
trình bày miệng về nội dung bài đọc (hoặc hội thoại);


+ Ngữ âm - Chữ viết: giúp học viên có kỹ năng viết chữ đúng mẫu,
đều nét, viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn (với ba hình thức nhìn - viết,
nghe - viết và nhớ - viết). Qua các bài tập thực hành, học viên đang bị
những kiến thức sơ giản về ngữ âm - chữ viết tiếng Jrai;


+ Từ ngữ - Ngữ pháp: trang bị những kiến thức cơ bản về từ
ngữ, ngữ pháp tiếng Jrai, m ở rộng vốn từ theo nội dung chủ đề, rèn
luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu;



+ Làm văn: trang bị và hệ thống hóa những hiểu biết và cách
thức viết một số đoạn văn hoặc văn bản ngắn thông dụng (thư từ,
văn tự sự, thuyết m inh...) bằng tiếng Jrai. Độ dài, mức độ phức tạp
và hình thức thể hiện các văn bản tùy theo yêu cầu ở từng giai đoạn
học tập, có thể là ở dạng trả lời câu hỏi hoặc ở dạng tạo lập các văn
bản ngắn, tương đối hoàn chỉnh. Các bài học còn giúp học viên hệ
thống hóa những hiểu biết về nghi thức lời nói của đồng bào Jrai;


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

+ Kỹ năng sư phạm: trang bị và ròn các kỹ năng xác định
mục đích, yêu cầu bài học; các kỹ năng luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ khó, các kỹ năng tổ chức các hoạt động trên lớp, các kỹ
năng khai thác các chi tiết văn hóa trong bài đọc, kỹ năng sử
dụng các phương tiện dạy học, kỹ năng xử lý các hiện tượng
phương ngữ trong tiếng Jrai.


c) Cấu trúc liên kết các kiến thức và kỹ năng:


- Phần Kiến thức sư phạm có bài học riêng cung cấp cho học
viên các kiến thức về yêu cầu, nội dung, phương pháp giảng dạy
tiếng Jrai nhằm giúp học viên có cơ sở rèn luyện các kỹ năng sư
phạm trong bài học tích hợp ở phần sau;


- Các nội dung như: ngữ âm chữ viết, từ ngữ - ngữ pháp, làm
văn, kỹ năng sư phạm và văn hóa dân tộc được học trong bài học
tích hợp.


- Phần kiến tập và thực tập sư phạm được thực hiện độc lập vào
cuối khóa học. Trong phần này, học viên được thực hành soạn giáo
án, được kiến tập và thực tập sư phạm.



<b>3. Tài liệu dạy học tiếng Jrai</b>


a) Ngữ liệu đưa vào dạy học là các tác phẩm, trích đoạn văn học
truyền thống (truyện dân gian, thơ ca dân gian Jra i...); các tác phẩm,
trích đoạn văn học hiện đại; các văn bản phổ biến khoa học, pháp
luật và văn bản thông thường (thông báo, mẩu tin ...) được dịch từ
tiếng Việt sang tiếng Jrai.


b) Chương trình này là căn cứ để các nhóm tác giả biên soạn
giáo trình, tài liệu; thiết kế các thiết bị dạy tiếng Jrai cho việc đào
tạo giáo viên dạy tiếng Jrai. Những giáo trình, tài liệu và thiết bị dạy
học cần được biên soạn và thiết kế phù hợp với phương thức đào
tạo, phù hợp với đặc điểm của học viên.


<b>4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

chủ động của học viên; chú ý vận dụng các phương pháp đặt trưng
của môn học như thực hành giao tiếp, đóng vai, rèn luyện theo mẫu,
phân tích ngôn ngữ. c ầ n phối hợp các phương pháp nói trên một
cách linh hoạt trong một bài học để phát huy được hết khả năng lĩnh
hội của học viên và tạo cho họ sự hứng thú cao trong học tập.


<b>5. Đánh giá kết quả học tập</b>


a) Phương thức đánh giá


Đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới ba hình thức:
đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, và đánh giá cuối khóa.



b) Nguyên tắc đánh giá


- Toàn diện: các nội dung học tập nêu trong Chương trình đều
được đánh giá. Nội dung nào được chú trọng và chiếm nhiều thời
lượng trong Chương trình thì được đánh giá nhiều lần hơn các nội
dung khác.


- Khách quan: sử dụng nhiều công cụ đánh giá (đánh giá bằng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi và bài tập tụ luận, đánh giá
bằng quan sát của giảng viên) để việc đánh giá đảm bảo yêu cầu
chính xác, khách quan.


- Phù hợp: các kiến thức và kỹ năng cần được đánh giá bằng
các công cụ và cách thức phù hợp.


- Các kỹ năng phát âm, đọc thành tiếng, viết chữ và nói trong
hội thoại có thể được đánh giá bằng quan sát và nhận xét của học
viên về sản phẩm của học viên.


- Các kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, các kiến thức về tiếng Jrai
được đánh giá bằng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan.


- Các kỹ năng viết đoạn, viết bài văn, các kiến thức về nghiệp^
vụ dạy học tiếng Jrai được đánh giá bàng câu hỏi và bằng tập tự luận
(câu trả lời miệng hoặc câu trả lời viết, bài viết).


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

- Các kỹ năng sư phạm được đánh giá bằng quan sát của học
viên về giáo viên và giờ thực hành dạy học của học viên.


c) Chứng chỉ



Việc xét cẩp chứng chì cho học viên căn cứ vào kết quả quá
trình học tập và điểm thi cuối khóa.


6. M ơt số loai hình đào tao<b><sub>• </sub></b> <b><sub>• </sub></b> <b><sub>•</sub></b>


a) Đào tạo tập trung liên tục từ đầu đến cuối khóa. Kết thúc
khóa, học viên dự kiểm tra cuối khóa để lấy chứng chỉ.


b) Đào tạo theo nhiều đợt, mỗi đợt, học viên học một số phần
và dự kiểm tra sau mỗi phần. Kết thúc khóa, học viên dự kiểm tra để
lấy chứng chỉ.


<b>7. Điều kiện thực hiện chưong trình</b>


a) Có đủ giảng viên.


b) Có cơ sở vật chất tối thiểu cho việc đào tạo (phòng học,
phương tiện, trang thiết bị).


c) Có đủ tài liệu học tập cho học viên, gồm Tài liệu học tiếng
Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc Jrai, sách Hướng
dẫn cho giáo viên.


d) Có các loại sách bổ trợ cho học viên như: Từ điển Jrai - Việt,
Sổ tay phương ngữ Jrai, Ngữ pháp tiếng Jrai, các tác phẩm văn học,
sách khảo cứu văn hóa Jrai.


<b>KT. B ộ TRƯỞNG </b>



T h ứ trư ở n g
Nguyễn V ăn Vọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<b>8. </b> <b>Quyết định số 44/2006/QĐ/BGD&ĐT ngày 23/10/2006 </b>
<b>của Bộ Giáo dục và Đào tạo <sub>■ </sub></b> ■ ■


Số: 44/2006/QĐ-BGDĐT <i>Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2006</i>


<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG MƠNG CHO CÁN Bộ, </b>
<b>CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI</b>


<i>Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 thảng 11 năm 2004 </i>
<i>của Thủ tướng Chính phủ vé việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng </i>
<i>tiếng dân tộc thiểu số đổi với cản bộ, công chức công tác ở vùng </i>
<i>dân tộc, miền núi;</i>


<b>Q U Y Ế T Đ ỊN H</b>


Đ iều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình dạy tiếng
Mơng cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.


<b>KT. B ộ TRƯỞNG </b>
<b>TH Ứ TRƯỞNG </b>
<b>Nguyễn Văn Vọng</b>


<b>C H Ư Ơ N G T R ÌN H (trích)</b>


<b>DẠY T IÉ N G M Ô N G C H O CÁN BỌ, C Ô N G C H Ứ C C Ô N G TÁC </b>


<b>Ở V Ù N G DÂN TỘ C , M IỀN NÚI </b>


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BGDĐT </b>
<b>ngày 23 tháng 10 năm 2006 cùa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


<b>I. </b>

<b>MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG MÔNG </b>



<b>CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN T ộc, </b>



<b>MIỀN NÚI </b>

(sau đây gọi tắt là Chương trình)


Mục tiêu của Chương trìoh là dạy tiếng Mơng cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.


1. Có kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng, viết đúng để có


thể giao tiếp thơng thường bằng tiếng Mơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

2. Có một số kiến thức cơ bản về tiếng Mông: hệ thống chữ
viết, cách phát âm các phụ âm, vần, thanh điệu, quy tắc chính tả và
ngữ pháp, vốn từ cơ bản. Có một số hiểu biết cần thiết về văn hoá
truyền thống và phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mông.


3. Nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống
của đồng bào dân tộc Mông.


II. QUAN ĐIẾM XÂY D ựN G CHƯƠNG TRÌNH
1. Phù họp vói đối tư ọng


Học viên học Chương trình này là những cán bộ, công chức


công tác ở vùng dân tộc, miền núi, chưa biết tiếng Mơng, có nhu cầu
hoặc được cử đi học tiếng Mông như một ngôn ngữ thứ hai. Nội
dung Chương trình được biên soạn tinh giản, thiết thực, có tính thực
hành cao, nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức dạy học được linh
hoạt, thích hợp với tình hình thực tế ở nhiều địa phương, giúp cho
học viên đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đề ra khi kết thúc
khoá học.


2. Giao tiếp


Quan điểm giao tiếp thể hiện trong cấu trúc nội dung và phương
pháp dạy học:


- Nội dung học tập tập trung vào việc hình thành và rèn luyện
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng hom kỹ năng nghe và nói;
lựa chọn các mẫu câu cơ bản, vốn từ cơ bản và các tình huống, hồn
cảnh giao tiếp thơng dụng để hình thảnh vầ rèn luyện các kỹ năng;


- Phương pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức cho học viên
thực hành giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Mông, kết hợp
chặt chẽ việc học trên lớp với việc thực hành giao tiếp trong công
tác và đời sống hàng ngày với đồng bào dân tộc Mơng.


<b>3. Tích họp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

nói, đọc, viết tiếng Mơng. Tích hợp được cụ thể hoá trong cấu trúc
của từng bài học: mỗi bài học có một bài khố, trong bài khố có
một số yêu cầu rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; một số
kiến thức về tiếng Mông, về văn hố Mơng, một số kiến thức phổ
biến về khoa học, kinh tế, pháp luật, để học viên có thể vận dụng và


hồn thành tốt hơn cơng tác được giao.


<b>4. Tích cưc</b>


Chương trình chú trọng bồi dưỡng cho học viên phương pháp
tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Học viên chủ động trong rèn
luyện kỹ năng và tiếp cận kiến thức thơng qua các hoạt động học tập
tích cực như: sử dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của mình vào
việc học nghe, nói, đọc, viết...


III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC


<b>1. Thịi lượng Chương trình</b>


Chương trình gồm 450 tiết, mỗi tiết 45 phút.


<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân phối thịi lưọìig</b>


a) Cấu trúc Chương trình


- Chương trình được thiết kế thành nhiều cụm bài (khoảng
11 cụm bài). Mỗi cụm bài ứng với một chủ đề. Thời lượng cho mỗi
cụm bài tuỳ thuộc vào từng chủ đề và dao động trong khoảng từ
25 đến 40 tiết.


- Chương trình được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 học


phát âm và viết chữ, giai đoạn 2 học theo các bài học tích hợp.


- Mỗi cụm bài gồm các bài học tích hợp. Mỗi bài học tích hợp


gồm cỏ các phần sau:


+ Bài khoá (bài hội thoại hoặc trích đoạn văn bản, văn bản
hồn chinh);


+ Luyện nghe, nói, đọc, viết;
+ Từ ngữ, Ngữ pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

b) Phân phối thời lượng cụ thể: khoảng 70% thời lượng dành
cho luyện nghe và nói, đặc biệt luyện nghe phát âm phụ âm, thanh
điệu; khoảng 30% thời lượng dành cho luyện đọc, viết, học từ ngữ,
ngừ pháp. Thời lượng trên bao gồm cả thời lượng cho học viên đi
thực tế ở địa phương (khoảng 15 tiết) và ôn tập, kiểm tra, đánh giá.


IV. YÊU CẦU C ơ BẢN CẦN ĐẠT


<b>1. </b>

<b>v ề </b>

<b>kỹ năng</b>


a) Nghe hiểu ý kiến của đồng bào về những vấn đề đơn giản.
Nghe hiểu nội dung cơ bản trong các cuộc hội thoại khoảng 200 từ;
nghe được ý chính bản tin ngắn, lời phát biểu, mẩu truyện và có thể
ghi lại được một sổ ý chính.


b) Phát âm tương đối đúng các phụ âm, vần, thanh điệu tiếng
Mơng. Nói tương đối rõ ràng, đúng với phương ngữ Mông, câu nói
đúng ngữ pháp và mục đích giao tiếp để có thể: trao đổi với đồng
bào dân tộc Mông về một vấn đề gần gũi trong đời sống (phổ biến
kiến thức, hướng dẫn công việc, vận động đồng bào làm theo chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...,
trình bày ý kiến của cá nhân về một vẩn đề thuộc các chủ đề văn


hoá, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Mơng, có độ dài của lời nói
khoảng 300 từ).


c) Đọc tương đối rõ ràng, trôi chảy các văn bản thông dụng:
đơn, thư, bản tin ngắn, thông báo, tường thuật, văn bản phổ biến
khoa học, chính sách, pháp luật; một số văn bản truyện, thơ dân gian
của dân tộc Mông, có độ dài văn bàn khoảng 200 từ. Hiểu nội dung,
ý chính của văn bản.


d) Viết đoạn, bài ngắn phục vụ các mục đích giao tiếp: nhắn tin,
thông báo, gửi thư trao đổi công việc, thuyết minh và giải thích một
vấn đề gần gũi, kể chuyện, thuật việc đơn giản. Bài viết có độ dài
khoảng 1 0 0 từ.


<b>2. </b>

<b>v ề </b>

<b>kiến thức</b>


a) Biết cách phát âm các phụ âm, vần, thanh điệu tiếng Mông


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

b) Có vốn khoảng 1000 đến 1500 từ (bao gồm cả thành ngừ và
từ vay mượn) thuộc các chủ đề học tập. Nhận biết được các từ đơn,
từ ghép, từ láy; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.


c) Biết quy tắc đặt một sổ kiểu câu: câu trần thuật đơn, câu hỏi, câu
cầu khiến, câu cảm thán, câu ghép. Biết đặt câu có các thành phần trả lời
những câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì?
để đáp ứng yêu cầu giao tiếp với đồng bào dân tộc Mông.


d) Biết cách viết một số văn bản thông thường: thông báo, tin
nhắn, thư, thuật việc đon giản.



đ) Có hiểu biết về phong tục, tập quán và văn hoá truyền thống;
hiểu và biết cách dùng những nghi thức lời nói phổ biến trong giao
tiếp xã hội và biết cách ứng xử bằng ngôn ngữ phù hợp với văn hố
của người Mơng.


<b>3. v ề thái độ và tình cảm</b>


a) Có ý thức bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết, văn hố
truyền thống của dân tộc Mơng.


b) Có thói quen học tập, sử dụng tiếng nói, chữ viết Mơng trong
công tác và trong đời sống.


V. NỘI DUNG


<b>1. Phát âm và viết chữ (khoảng 100 tiết)</b>


- 58 phụ âm và ký tự ghi phụ âm: luyện phát âm, luyện viết; chú
trọng các phụ âm tiếng Việt khơng có, các phụ âm bật hơi, các phụ
âm tiền mũi.


- 24 vần và ký tự ghi vần: luyện phát âm, luyện viết.


- 8 thanh điệu và ký tự ghi thanh điệu: luyện phát âm, luyện


viết. Chú trọng các thanh điệu tiếng Việt khơng có.


- Ghép phụ âm với vần, thanh điệu để tạo từ: luyện ghép vần,
luyện viết.



- Luyện nghe và đáp lại lời chào hỏi, làm quen, tự giới
thiệu về mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>2. </b> <b>Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Mông (khoảng 350 </b>
<b>tiết trong đó có khoảng 15 tiết dành cho đi thực tế và thực hành </b>


tại địa p h u o n g )
a) Nghe và nói


- Nghe phân biệt được các phụ âm, vần, thanh điệu của tiếng
Mông đặc biệt là những phụ âm tắc/xát, phụ âm bật hơi/không bật
hơi, phụ âm tiền mũi/không tiền mũi, những phụ âm và thanh điệu
khơng có trong tiếng Việt.


- Nghe - hiểu những câu hỏi đơn giản về người, vật, việc;
những câu kể chứa một hoặc hai thông báo đơn giản; những câu cầu
khiến mang tính chỉ dẫn; những câu bộc lộ cảm xúc. Đặc biệt nghe -
hiểu câu hỏi và câu cầu khiến có cấu trúc và ngữ điệu thể hiện đặc
điểm riêng của tiếng Mông.


- Nghe - hiểu đoạn hoặc bài ngắn có nội dung: thông báo, phổ
biến kiến thức hoặc chính sách, chỉ dẫn hành động, thuật việc, kể
chuyện. Ghi lại một vài ý chính khi nghe.


- Phát âm các phụ âm, vần, thanh điệu tiếng Mông.


- Đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản về người, vật,
việc; về đặc điểm, tính chất; về thời gian, địa điểm, mục đích,
nguyên nhân, cách thức, phương tiện, số lượng.



- Trình bày thông báo ngắn, lời chỉ dẫn, giải thích đơn giản
bằng câu có cấu trúc đơn giản.


- Trình bày một vấn đề có nội dung thuộc các chủ điểm đã học
bằng một số câu đơn giản.


- Kể mẩu chuyện đã biết, đã chứng kiến; thuật việc đơn giản đã biết,
đà làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

b) Đọc


- Đọc các ký tự ghi phụ âm, vần, thanh điệu tiếng Mông, các chữ ghi
âm tiết, từ. Chú ý đọc các phụ âm, thanh điệu tiếng Việt khơng có (các
phụ âm tắc, phụ âm xát, phụ âm bật hơi, phụ âm tiền mũi).


- Đọc câu trong văn bản có ngắt hơi ở dấu câu, có ngữ điệu
đúng với kiểu câu.


- Đọc - hiểu ý chính của văn bản ngắn thuộc các loại: bản tin,
thư trao đổi công việc, văn bản phổ biến kiến thức, chính sách, một
số truyện, một số bài thơ dân gian của dân tộc Mông.


c) Viết


- Tập chép: các ký tự ghi phụ âm, vần; từ, câu, đoạn văn, bài
văn ngắn.


- Viết chính tả (nghe - viết): các ký tự ghi phụ âm đặc biệt là
các phụ âm tiếng Việt khơng có, các phụ âm tắc, xát, bật hơi, tiền
mũi; vần, từ, câu, đoạn hoặc bài ngắn.



- Viết: thông báo, tin ngắn, lời chỉ dẫn, thư trao đổi công việc; đơn
(theo mẫu); đoạn văn thuật việc, kể chuyện đã biết, đã chứng kiến.


<b>3. </b> <b>Tích họp dạy kiến thức cơ bản, phổ thông về tiếng Mơng, </b>


<b>về văn hố dân tộc Mơng vói dạy kỹ năng</b>


a) Ngữ âm và chữ viết


- Các ký tự ghi phụ âm đầu, vần, thanh điệu và cách phát âm
phụ âm đầu, vần, thanh điệu tiếng Mông.


- Quy tắc tạo âm tiết tiếng Mông.
- Cách đọc từ láy, từ ghép.


- Sự khác biệt của một số phương ngữ tiếng Mông.


- Quy tắc viết hoa: tên người, tên địa lý, chữ cái ở đầu câu.
b) Từ vựng


- Vốn từ khoảng 1000 đến 1500 từ cơ bản, thường dùng thuộo
các chủ đề học tập (bao gồm cả một số thành ngữ, từ vay mượn).


- Từ vay mượn và quy tắc vay mượn từ trong tiếng Mông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

- Các quy tắc cấu tạo từ: ghép và láy
c) Ngữ pháp


- Từ loại: danh từ, cụm danh từ và trật tự từ trong cụm danh từ;


động từ, cụm động từ và các phụ từ chi thời gian, chỉ hướng hành
động trong cụm động từ; tính từ và cụm tính từ, cách lặp tính từ để
biểu đạt ý nghĩa mức độ của tính từ; một số quan hệ từ đặc biệt là
các quan hệ từ Jiối vế trong câu ghép.


- Câu:


+ Câu trần thuật đơn có vị ngữ là phần giới thiệu; câu trần thuật
đơn có vị ngữ chỉ hành động, trạng thái, cảm xúc; câu trần thuật đơn
có vị ngữ chỉ đặc điểm, tính chất.


+ Cằu hỏi: câu hỏi không lựa chọn về người, vật, hành động,
trạng thái, đặc điểm, thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân;
câu hỏi có lựa chọn về hành động, trạng thái, cảm xúc; câu hỏi giả
thiết. Chú trọng câu hỏi có lựa chọn (ví dụ: Anh đã ăn cơm rồi. Anh
ăn cơm chưa?);


+ Câu cầu khiến;
+ Câu cảm thán;


+ Câu khẳng định và câu phủ định;
+ Câu ghép;


+ Các dấu câu dùng trong những câu đã học: dấu chấm, dấu chấm
hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm lửng, dấu ngoặc
đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.


- Cách tạo lập một đoạn văn; cách viết một vài văn bản thông
thường: đơn, thư trao đổi công việc, thông báo, tin ngắn.



d) Hoạt động giao tiếp


- Một số nghi thức lời nói: chào gặp mặt và chào tạm biệt, hỏi
thăm, chia vui, chia buồn, chúc mừng, cầu khiến lịch sự, nghi thức
nói khi điều khiển cuộc họp hoặc phát biểu trước nhiều người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

- Giới thiệu làm quen, mời cơm, nhà có kiêng, thờ cúng tổ tiên,
ma chay, cưới xin.


4. Các chủ đề học tiếng M ơng


a) Gia đình, dịng tộc


- Quan hệ và tình cảm gia đình, dịng tộc.
- Đồ dùng, vật dụng trong sinh hoạt, sản xuất.
- Thu nhập và chi tiêu trong gia đình.


- Hơn nhân.


- Sinh đẻ có kế hoạch.
b) Bản làng, quê hương


- Quan hệ và tình cảm ở bản làng, quê hương.


- Các tộc người Mông và địa bàn cư trú của các tộc người Mông.
- Quy định, quy ước của bản làng.


- Đổi mới bản làng, quê hương.
c) Thiên nhiên, môi trường
- Mùa, thời tiết, khí hậu.



- Núi, rừng, nương, suối, sơng, biển.
- Chim rừng, thủ rừng.


- Vật nuôi, cây trồng.


- Bảo vệ tài nguyên, môi trường (theo tập tục và theo pháp luật).
d) Đất nước Việt Nam và các nước láng giềng


- Tổ quốc Việt Nam.


- Người Mông và các dân tộc trên đất nước Việt Nam.


- Các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia và một số
nước ở khu vực Đông Nam Á.


đ) Người Mông ơn Đảng, ơn Bác Hồ


- Cuộc sống của người Mông từ khi có Đảng và Bác Hồ.
- Những mẩu chuyện về Bác Hồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

- Các đảng viên ưu tú người Mơng.


- Tình cảm của người Mơng với Đảng và Bác Hồ.


e) Sản xuất, tăng thu nhập


- Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng.
- Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.



- Kỹ thuật chế biến, bảo quản nông sản.
- Làm kinh tế gia đình.


- Các nghề truyền thống (trồng lanh, dệt thổ cẩm,...).
- Những điển hình tiên tiến trong lao động.


g) Chăm sóc sức khoẻ


- Những tập quán có hại cho sức khoẻ.


- Cách phịng ngừa tai nạn, thương tích, cách phòng tránh một
số bệnh.


- Vệ sinh ăn uống


- Vệ sinh cá nhân, nhà ở, bản làng.


- Sử dụng an tồn các chất hóa học trong sinh hoạt, sản xuất.
- Các dược liệu truyền thống trong dân gian và điều trị bệnh bằng y
học cổ truyền.


- Khám chữa bệnh tại trạm y tế, bệnh viện
h) Giáo dục


- Người Mông xoá mù chữ và thưc hiên phổ cập giáo dục tiểu học.
- Người Mông học tập thường xuyên ở bản làng.


- Gương người Mơng học tập tích cực (trẻ em, người lớn).


• \ TA <i>t</i>Ạ r p Ậ Á



i) Bảo vệ Tô quôc


- Truyền thống yêu nước và bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
- Thủ đoạn chia rẽ dân tộc và phá hoại hồ bình của những kẻ
thù địch.


- Bảo vệ biên cương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

- Những gương tôt người Mông bảo vệ Tô quôc, giữ gìn trật tự
an ninh bản làng, quê hương.


k) Văn hoá dân tộc


- Lịch sử dân tộc và truyền thống văn hố Mơng.
- Âm nhạc, văn học dân gian của người Mông.
- Trang phục của người Mông.


- Lễ hội và một số phong tục, tập quán đẹp của người Mông.
- Xây dựng nếp sống văn hóa mới, gia đình văn hóa, bản làng
văn hóa ở vùng người Mông.


- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mơng.
1) Chính sách và pháp luật


- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đối với đồng bào dân tộc.


- Các quyền cơ bản và nghĩa vụ công dân.



<i>ĩ </i> <i>9 </i> <i>\ </i> <i>y</i>


<b>1 / A , </b> <b>Á </b> <b>A </b> <b>4 Ạ </b> <b>À </b> <b>I </b> <i>f</i> <b>I Ạ </b><i>A</i>


<i>- Một sô vân đê vê pháp luật.</i>


- Người Mông sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Những nội dung nêu ở mục 2, 3, 4 được liên kết với nhau trong
các cụm bài học tích hợp. Tích họp dạy kiến thức và kỹ năng theo
hệ thống chủ đề.


Dưới đây là một phương án liên kết chương trình nêu lên để các
tác giả biên soạn tài liệu dạy tiếng Mông tham khảo.


<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>B ài khoa</b>


<b>Kiến thức tiếng M ơng </b>
<b>và văn hố M ơng</b>


<b>K ỹ năng n gh e, </b>
<b>nói, đọc, v iế t</b>
<b>1. </b>Gia đình, dịng tộc


<b>- Q uan hệ và tình cảm </b>
<b>gia đình, dịng </b>tộc.
<b>- Đ ồ dùng, vật dụng </b>


<b>trong sinh hoạt, sản </b>



xuất.


<b>- Thu nhập và chi tiêu </b>
trong g ia đình.
<b>- H ơn nhân.</b>


- C ùng cố cách đọc m ột
sổ <b>phụ âm, thanh điệu </b>


tiếng M ông đã học:


các phụ âm không có


trong tiếng V iệt, các


phụ âm bật hơi, các


phụ âm tiền mũi.


-Từ ngữ về gia đình,


<b>dịng tộc; từ xưng hơ; </b>
từ chi số đếm và sỗ


- H ỏi và trả lời câu hỏi: về


ngày, giờ và thời gian nói
<b>chung; về cơng việc làm; </b>
về số lượng, số th ứ tự; về
<b>các thành viên và công </b>


việc cùa các thành viên
<b>trong gia đình.</b>


(Khi nào thu hoạch ngơ?
<b>Tháng này là tháng mấy? </b>
<b>Nhà bạn </b>có <b>mấy người? </b>Bao


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>Bài khố</b>


<b>Kiến thức tiếng M ơng </b>
<b>và văn hố Mơng</b>


<b>Kỹ năng nghe, </b>
<b>nói, đọc, viết</b>
<b>- Sinh đẻ có kế hoạch.</b> <b>thứ tự; từ chi thời </b>


<b>gian. Một số thành </b>
<b>ngữ, tục ngữ ca dao </b>
<b>nói về chù điểm gia </b>
<b>đình. Từ đơn và ghép.</b>
<b>r Câu trần thuật đơn có </b>
<b>mơ hình Ai - là ai?, </b>
<b>Ai - làm gì. Câu hịi </b>
<b>khơng lựa chọn về </b>
<b>thời gian, công việc, </b>
<b>số lượng, số thứ tự. </b>
<b>Dấu chấm và dấu </b>
<b>chấm hỏi.</b>



<b>giờ anh đi chợ? Chông chị </b>
<b>đang làm gì?...).</b>


<b>- Nói lời giới thiệu về gia </b>
<b>đình và cơng việc trong </b>
<b>gia đình.</b>


<b>- Luyện đọc từ ghép; luyện </b>
<b>đọc bài khoá và trả lời câu </b>
<b>hỏi về nội dung bài khoá.</b>
<b>- Tập chép và viết chính tả </b>


<b>nghe - viết một đoạn cùa </b>
<b>bài khoá.</b>


<b>2. Bàn làng, quẻ hương</b>
<b>- Quan hệ và tình cảm </b>


<b>ờ bàn làng, quê </b>
<b>hương.</b>


<b>- Các tộc người Mông </b>
<b>và địa bàn cư trú cùa </b>
<b>các tộc người Mông.</b>
<b>- Quy định, quy ước </b>


<b>của bản làng.</b>
<b>- Đổi mới bàn làng, </b>


<b>quê hương.</b>



<b>-T ừ ngữ về bản làng và </b>
<b>những chức danh </b>
<b>trong bàn làng, xã; từ </b>
<b>ngữ về giao thông, các </b>
<b>sinh hoạt ờ bản làng; </b>
<b>một số địa danh và từ </b>
<b>chi các tộc người Mông </b>
<b>ở Việt Nam. Một số </b>
<b>thành ngữ, tục ngữ, ca </b>
<b>dao nói về chù điểm. Từ </b>
<b>nghi vấn. Từ láy.</b>


<b>- Danh từ, cụm danh từ </b>
<b>và trật tự từ trong cụm </b>
<b>danh từ.</b>


<b>- Câu trần thuật đơn chi </b>
<b>hành động, trạng thái, </b>
<b>cảm xúc. Câu hỏi </b>
<b>không lựa chọn về địa </b>
<b>điểm, phương hướng, </b>
<b>mục đích. Dấu gạch </b>
<b>ngang.</b>


<b>- Nghi thức giao tiếp và </b>
<b>văn hoá ứng xử: cảm </b>
<b>ơn, xin lỗi, hòi thăm, </b>
<b>chúc mừng, chia buồn.</b>



<b>- Nói và đáp lời cảm ơn, xin </b>
<b>lỗi, hòi thăm, chúc mừng, </b>
<b>chia buồn.</b>


<b>- Hòi đáp về đường đi, địa </b>
<b>điểm, phương hướng, mục </b>
<b>đích, hành động, trạng </b>
<b>thái, cảm xúc (Xin bác chỉ </b>
<b>cho đường nào đi về bản? </b>
<b>Đi về bản lối này. Cảm ơn </b>
<b>bác. / Chúng ta giữ cây </b>
<b>rừng để làm gì ? Đẻ tránh </b>
<b>nước lũ ./...).</b>


<b>- Nói lời giới thiệu về bản </b>
<b>làng, xâ.</b>


<b>- Luyện đọc từ láy; luyện </b>
<b>đọc bài khoá và trả lời câu </b>
<b>hỏi về nội dung bài khố; </b>
<b>luyện tóm tắt bài khố.</b>
<b>- Tập chép và viết chính tả </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>Bài khố</b>


<b>Kiến thức tiếng M ơng </b>
<b>và văn hố M ơng</b>


<b>Kỹ năng nghe, </b>


<b>nói, đọc, viết</b>
<b>3. Thiên nhiên, mơi </b>


<b>trường</b>


<b>- Mùa, thời tiết, khí </b>
<b>hậu.</b>


<b>- Núi, rừng, nương, </b>
<b>suối, sông, biển.</b>
<b>- Chim rừng, thú rừng.</b>
<b>- Vật nuôi, cây trồng.</b>
<b>- Bảo vệ tài nguyên, </b>


<b>môi trường (theo tập </b>
<b>tục và theo pháp </b>
<b>luật).</b>


<b>-T ừ ngữ </b>về <b>mùa, các </b>
<b>hiện tượng thời tiết ở </b>
<b>vùng cao, cây trồng </b>
<b>theo mùa của người </b>
<b>Mông, chim, thú rừng </b>
<b>có trong từng mùa, </b>
<b>cảnh vật tự nhiên ở </b>
<b>vùng cao. Một số </b>
<b>thành ngữ, tục ngữ, ca </b>
<b>dao nói về chủ điểm. </b>
<b>Từ chi các đơn vị đo </b>
<b>lường. Từ chi loại.</b>


<b>- Động từ, cụm động từ </b>


<b>và các từ chi hướng </b>
<b>hành động,</b>


<b>chi thời gian.</b>


<b>- Câu hỏi lựa chọn và </b>
<b>cách biểu đạt ý nghĩa </b>
<b>lựa chọn trong câu </b>
<b>hỏi. Câu cầu và từ cầu </b>
<b>khiến. Dấu chấm than.</b>
<b>- Đoạn văn chi dẫn.</b>
<b>- Một vài điều kiêng kị </b>


<b>khi nói chuyện.</b>


- Hịi đáp những câu hỏi lựa
chọn về hành động. (C háu


<b>đã đi </b>học <b>rồi </b>/ chư a? <b>Bàn </b>


ta có điện rồi / chưa?).
- Nói và đáp lời cầu khiến


trong các tình huống: ycu
cầu, đề nghị, nhờ vả. (Xin


<b>bác cho xem sổ khám bệnh! </b>
<b>Xin chị nấu nước cho các </b>



cháu bé uống! N hờ bà cho


<b>cán bộ nghi lại trong nhà để </b>


tránh lũ!...).


- N ói lời giới thiệu về : thời
tiết và các m ùa ờ vùng
cao, cảnh vật tự nhiên ờ
vùng cao, cây và con ờ
vùng cao, hoạt động bảo


<b>vệ môi trường ở vùng cao.</b>


- Luyện đọc bài khoá và trả
lời câu hịi về nội dung bài
khố; luyện tóm tắ t bài
khố.


- T ập chép và viết chính tả
nghe - v iết m ột đoạn của
bài khoá.


<b>- Viết lời chi dẫn đơn giàn.</b>
<b>4. Đất nước Việt Nam </b>


<b>và các nước láng </b>
<b>giềng</b>



<b>- Tổ quốc Việt Nam.</b>
<b>- Người Mông và các </b>


<b>dân tộc trên đất nước </b>
<b>Việt Nam.</b>


<b>- Các nước láng giềng: </b>
<b>Trung Quốc, Lào, và </b>
<b>một số nước ở khu </b>
<b>vực Đông Nam Á.</b>


<b>- Từ ngữ về: lịch sử và </b>
<b>địa lý Việt Nam, các </b>
<b>dân tộc ở Việt Nam, </b>
<b>tên một số nước trong </b>
<b>khu vực Đông Nam </b>
<b>Ả, các ngày lễ lớn ở </b>
<b>Việt Nam và ở vùng </b>
<b>người Mông. Một số </b>
<b>thành ngữ, tục ngữ, ca </b>
<b>dao nói về chù điểm.</b>
<b>- Tính từ và cách lặp </b>


<b>tính từ để biểu đạt ý</b>


<b>- Hỏi đáp về đất nước và con </b>


người V iệt Nam, về <b>các </b>
<b>nước láng giềng. Hịi đáp </b>
<b>câu có mơ hình Ai - thế </b>


<b>nào? (Khu rừng này thế nào? </b>
<b>Cháu bé thế nào?...).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

C h ủ đề h ọc tậ p -
Bài k h o á


K iến th ứ c tiế n g M ô n g
và v ăn h o á M ô n g


K ỹ n ă n g n g h e,
nói, đọc, v iết


<b>nghĩa mức độ của tính </b>


từ, cụm tính từ.


- Câu trần thuật <b>đơn </b>có
vị ngừ chi đặc điểm,
tính chất. Câu cảm
thán và từ cảm thán.


<b>Cùng </b>cố các mẫu câu
trần thuật, câu hòi, câu
cầu khiến đã học. Dấu
chấm than.


- Thư trao đồi cơng việc
- N ghi thức nói chuyện


trước nhiều người.



dân V iệt N am và nhân dân
các nước láng giềng.


- N ói lời bộc lộ cảm xúc.
- Luyện đọc bài khoá và trả lời


câu hịi về nội dung bài
khố; luyện tóm tắt bài khố.
- T ập chép và viết chính tả


nghe - viết m ột đoạn của
bài khoá. V iết tên địa lý
V iệt nam và tên địa lý
nước ngoài.


- V iết đoạn thuyết <b>minh </b>đơn
giản về m ột vấn đề trong
các chù đề đã học. V iết
th ư trao đổi công việc.


<b>5. Người Mông ơn </b>


Đ ảng, ơn B ác Hồ


<b>- Cuộc sống của người </b>


M ông từ khi <b>có </b>Đ ảng


<b>và Bác Hồ.</b>



- N hữ ng m ẩu chuyện


<b>về Bác Hồ.</b>


<b>- Các đảng viên ưu tú </b>
<b>người Mơng.</b>


<b>- Tình cảm của người </b>
Mông với Đảng và
<b>Bác Hồ.</b>


<b>- Từ ngữ về Đảng, Bác </b>
<b>Hồ, tinh càm cùa </b>


người m ông và nhân


<b>dân Việt Nam với </b>
<b>Đảng và Bác. Một số </b>


thành ngữ, tục ngữ, ca
dao nói về chủ điểm .


<b>- Từ địa phương và từ </b>


vay m ượn trong tiếng


<b>Mông.</b>


<b>- Câu để phù định, từ </b>


<b>chổi, bác bò. Dẩu </b>
<b>chấm lửng.</b>


- Hòi đáp câu hỏi V ì sao?
bằng gì? (Vì sao người
M ông ơn Đ ảng, ơn Bác
H ồ ? C húng ta về thủ đơ
bằng gì?...)* Hỏi và đáp .


<b>câu hòi bằng lời phù định, </b>


từ chối.


- Nói về tình cảm của <b>người </b>


M ơng với Đàng và bác. Nói


<b>về cơng ơn của Đảng và bác </b>


Hồ đối với người Mông.
- N ói lời từ chổi, bác bỏ.
-<b> Luyện đọc bài khoá, trả lời </b>


<b>câu hỏi để hiểu nội dung </b>


bài, tóm tắt bài.


- V iết chính tả đoạn trích
củ a bài khố hoặc bài



<b>khố ngắn. Viết đoạn văn </b>
<b>thuyết minh nói </b>về <b>người </b>


M ông sống và làm việc


<b>theo chính sách của Đảng, </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>Bàỉ khoá</b>


<b>Kỉến thức tiếng Mơng </b>
<b>và văn hố M ông</b>


<b>Kỹ năng nghe, </b>
<b>nỏi, đọc, viết</b>
<b>6. Sản xuất, tăng thu </b>


<b>nhập</b>


<b>- Chuyển đổi cơ cấu </b>
<b>vật nuôi, cây trồng.</b>
<b>- Kỹ thuật chăn nuôi, </b>


<b>trồng trọt.</b>


<b>- Kỹ thuật chế biến, </b>
<b>bảo quàn nông sản.</b>
<b>- Làm kinh tế gia đình.</b>
<b>- Các nghề truyền thống </b>



<b>(trồng lanh, dệt thổ </b>
<b>cẩm, rèn,...).</b>


<b>- Những điển hình tiên </b>
<b>tiến trong lao động.</b>


<b>- Từ ngữ về lao động </b>
<b>sản xuất (vật nuôi, cây </b>
<b>trồng, kỹ thuật canh </b>
<b>tác, các nghề truyền </b>
<b>thống...). Một số thành </b>
<b>ngữ, tục ngữ, ca dao, </b>
<b>truyện nói về chủ </b>
<b>điểm. Từ ngữ về tiền </b>
<b>tệ, giá cả.</b>


<b>-T ừ đồng nghĩa, từ trái </b>
<b>nghĩa và từ đồng âm.</b>
<b>- Câu ghép. Dấu phẩy, </b>


<b>dấu hai chấm.</b>


<b>- Hịi đáp về giá cả.</b>


<b>- Nói lời chi dẫn về trồng trọt, </b>
<b>chăn nuôi, làm nghề truyền </b>
<b>thống, làm kinh tế gia đình, </b>
<b>bảo quản nơng sàn.</b>


<b>- Nói lời giới thiệu về những </b>


<b>điển hình tiên tiến trong </b>
<b>lao động ờ địa phương.</b>
<b>- Luyện đọc bài khố, tóm </b>


<b>tắt bài khố và trà lời câu </b>
<b>hỏi về nội dung bài khố.</b>
<b>- Viết chính tả đoạn hoặc bài </b>


<b>ngắn. Viểt đoạn văn chi </b>
<b>dẫn và đoạn văn thuyết minh </b>
<b>(giới thiệu) về chù điểm.</b>
<b>7. Chăm sóc sức khoẻ</b>


<b>- Những tập quán có </b>
<b>hại cho sức khoè.</b>
<b>- Cách phòng ngừa tai </b>


<b>nạn, thương tích, </b>
<b>cách phịng tránh một </b>
<b>số bệnh.</b>


<b>- Vệ sinh ăn uống</b>
<b>- Vệ sinh cá nhân, nhà </b>


<b>ở, bản làng.</b>


<b>- Sử dụng an toàn các </b>
<b>chất hóa học trong </b>
<b>sinh hoạt, sản xuất.</b>
<b>- Các dược liệu truyền </b>



<b>thống trong dân gian và </b>
<b>điều trị bệnh bằng y học </b>
<b>cổ truyền.</b>


<b>- Khám chữa bệnh tại </b>
<b>trạm y tế, bệnh viện.</b>


<b>- Từ ngữ về sức khoẻ: </b>
<b>bệnh tật, cách điều trị, </b>
<b>cây thuốc dân gian, </b>
<b>thuốc chữa bệnh, bệnh </b>
<b>viện, trạm y tế, cách </b>
<b>phòng ngừa và điều trị </b>
<b>bệnh. Một số thành ngữ, </b>
<b>tục ngữ, ca dao, truyện </b>
<b>nói về chủ điểm.</b>


<b>- Củng </b>cố <b>từ vay mượn, </b>
<b>từ đồng nghĩa, từ trái </b>
<b>nghĩa, từ đồng âm.</b>
<b>- Quan hệ từ.</b>


<b>- Câu ghép nối vế bằng </b>
<b>quan hệ từ* Dấu ngoặc </b>
<b>đơn, dấu ngoặc kép.</b>


<b>- Hòi đáp về bệnh tật và </b>
<b>khám chữa bệnh.</b>



<b>- Nói lời chi dẫn phòng và </b>
<b>chữa bệnh, lời chỉ dẫn </b>


dùng thuốc, lời chi dẫn


<b>trồng cây thuốc dân gian.</b>
<b>-</b> N ói lời th u y ết m inh về


<b>chăm sóc sức khoè bằng </b>
<b>cả câu đơn và câu ghép.</b>
<b>-</b> Luyện <b>đọc </b>bài khố, trả lời


<b>câu hịi để hiểu nội dung, </b>
<b>tóm tắt bài khố.</b>


<b>- Viết chính tả trích đoạn </b>


hoặc to àn bài khoá ngắn.


<b>Viết đoạn chi dẫn, đoạn </b>
<b>văn thuyết minh (giới </b>
<b>thiệu, tuyên truyền) những </b>
<b>nội dung thuộc chù điểm.</b>


8. G iáo dục


- Người Mơng xố mù
chữ và thực hiện phổ
cập giáo dục tiểu học.
-<b> Người Mông </b>học <b>tập</b>



- Từ ngữ về học tập,
trường lóp, sách vở, văn
bằng. Một số thành ngữ,
tục ngữ, ca dao, truyện
nói về chử điểm.


- H ỏi đáp v ề việc học tập ờ
địa phương.


<b>- Nói lời chào thầy cơ giáo, </b>
<b>lời xưng hô, thưa gửi khi </b>
<b>trao đổi với thầy cô giáo.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

C h ủ đ ề h ọc t ậ p -
B ài k h o á


K iến th ứ c tiến g M ô n g
và v ă n h oá M ông


K ỹ n ă n g n g h e,
nó i, đ ọ c, viết


<b>thường xuyên ờ bản </b>


làng.


- <b>Gương người Mông </b>
<b>học tập tích cực (trẻ </b>



em, người lớn).


- C ủng cố về danh từ và
cụm danh từ.


- C ùng cố về câu trần


<b>thuật đơn có </b>mơ <b>hình: </b>


Ai - là gì (ai)? Ai -


<b>làm gì? Ai </b>- <b>thế nào?</b>


- <b>Văn bản: bàn tin, </b>


thông báo.


- N ghi thức giao tiếp với
thầy cô giáo.


<b>-Nghe bản tin, báo cáo, câu </b>
<b>chuyện thuộc chủ đề và </b>
<b>nói lại một vài ý chính.</b>


- L uyện đọc, trả lời câu hỏi


<b>và tóm tắt bài khố.</b>


- V iết chính tả trích đoạn
hoặc bài khoá ngắn. V iết



<b>bản tin về giáo </b>dục, <b>thông </b>


báo về giáo dục, đoạn văn


<b>thuyết minh (giới thiệu, </b>


tuyên truyền) về giáo dục.


<b>9. Bảo vệ Tô quôc</b>
<b>- Truyền thống yêu nước </b>


<b>và bảo vệ Tổ quốc của </b>
<b>người Việt Nam.</b>
<b>- Thù đoạn chia rẽ dân </b>


<b>tộc và phá hoại hồ </b>
<b>bình cùa những kẻ </b>
<b>thù địch.</b>


<b>- Bảo vệ biên cương.</b>
<b>- Giữ gìn trật tự an </b>


<b>ninh ờ bản làng </b>
<b>người Mông</b>
<b>- Những gương tốt </b>


<b>người Mông bào vệ </b>
<b>Tổ quốc, giữ gìn trật </b>
<b>tự an ninh bản làng, </b>


<b>quê hương.</b>


<b>m * </b> <b>~ A 1 1 </b> <b>A rr> Ẵ</b>
<b>- Từ ngữ vê bào vệ Tô </b>


<b>quốc: truyền thống </b>
<b>bảo vệ Tồ quốc, các </b>
<b>lực lượng và những </b>
<b>hoạt động bào vệ Tồ </b>
<b>quốc. Những thành </b>
<b>ngữ, tục ngữ, ca dao, </b>
<b>truyện nói về chủ đề.</b>
<b>- Củng cố về động từ và </b>


<b>cụm động từ.</b>


<b>- Cùng cố về câu hòi và </b>
<b>câu hòi lựa chọn.</b>
<b>- Văn bản: đơn, báo cáo</b>


- H ỏi đáp vê hoạt động bảo
vệ Tổ quốc ờ địa phương.
- L uyện tập đặt câu hòi lựa


chọn.


- N ghe kể chuyện về hoạt
động bảo vệ Tổ quốc và kể


lại những ý chính. Ghi tên


<b>một vài nhân vật trong câu </b>


chuyện đã nghe.


-<b> Nghe bản tin, báo cáo, hợp </b>
<b>với chù đề và nói lại một </b>


vài ý chính.


- L uyện đọc, trả lời câu hỏi
v à tóm tắt bài khố.
-<b> Viết chính tả trích đoạn </b>


hoặc bài khoá ngắn. Viết


đoạn văn thuyết m inh


<b>(giời thiệu, tuyên truyền)</b>


Ằ <b>• * </b> <b>A rp </b>Ẳ X <b>1 f • Ẩ.</b>


vê bảo vệ T ô quôc. V iẽt
đơn, báo cáo ngắn.


<b>10. </b>V ăn h o á dân tộ c


<b>- </b>Lịch sử dân tộ c v à
truyền th ố n g văn h o á
M ông.



<b>- </b>A m <b>nhạc, </b>văn học dân
gian cùa người Mông.


<b>- </b>T rang phục của người
M ông.


<b>- </b>Lễ hội và m ột số
phong tụ c tập quán


<b>- </b>T ừ ngữ về văn hoá
nghệ th u ật (văn hoá
nghệ th ật chung và
văn h oá nghệ thuật
M ông). M ột số thành


<b>ngữ, </b>tục <b>ngữ, </b>ca dao,
truyện nói về chủ đề.


<b>- </b>C ùng cố về tính từ và
cụm tính từ.


<b>- </b>C ủng cố về câu cảm


<b>- Hỏi đáp về văn hố dân tộc </b>


M ơng (lễ hội, trang phục,
n ghệ th u ật dân gian,...).
N ói lời khen, chê .


- Nói lời giới thiệu về một số lễ



hội, trang phục, món ăn dân
tộc cùa người Mông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

C h ủ đề học tậ p -
B ài k h o á


K iến th ứ c tiế n g M ô n g
và v ăn h o á M ô n g


K ỹ n ă n g n g h e,
n ó i, đ ọ c , v iế t


<b>đẹp của người Mông.</b>


- X ảy dựng nếp sống
văn hóa mới, gia
đình văn hóa, bản
làng văn hóa ờ vùng
người M ông.


- Bảo tồn và phát triển


<b>di sản văn hóa Mơng.</b>


<b>thán, câu cầu khiến.</b>


- Bài văn kể chuyện,
thuật việc đơn giàn.
- N ghi thức m ời, yêu



<b>cầu, đề nghị, nghi thức </b>
<b>giao tiếp trong đám </b>


cưới, đám ma, lễ hội.


- N ghe và kê lại m ột sô ý


<b>chính trong câu chuyện đã </b>
<b>nghe có nội dung họp với </b>


chủ đề.


- Luyện đọc, trà lời câu hịi
và tóm tắt bài khố.


- Viết chính tả trích đoạn hoặc


<b>bài khố ngắn. Viết đoạn văn </b>
<b>thuyết minh (giới thiệu, </b>
<b>tuyên truyền) về bảo tồn và </b>
<b>phát huy văn hố Mơng.</b>


Viết đoạn văn kể chuyện,


<b>thuật việc đơn giản.</b>
<b>11. Chính sách </b>


<b>và pháp luật</b>



<b>- Chính sách cùa Đảng </b>
<b>và Nhà nước đối với </b>
<b>đồng bào dân tộc.</b>
<b>- Các quyền cơ bản và </b>


<b>nghĩa vụ công dân.</b>
<b>- Một số luật cơ bản.</b>
<b>- Người Mông sống và </b>


<b>làm việc theo hiến </b>
<b>pháp và pháp luật.</b>


<b>-T ừ ngữ về chính sách </b>
<b>và pháp luật. Một số </b>
<b>thành ngữ, tục ngữ, </b>
<b>câu chuyện họp với </b>
<b>chủ điểm.</b>


<b>- Củng cố về số từ, loại </b>
<b>từ và quan hệ từ.</b>
<b>- Củng cố câu phủ định, </b>


<b>từ chối, bác bỏ</b>


<b>- Củng cố các nghi thức </b>
<b>nói: nói khi phát biểu </b>
<b>ý kiến trước nhiều </b>
<b>người, nói với người </b>
<b>già, với thầy cơ giáo.</b>



<b>- Hịi đảp về một số chính sách </b>
<b>của Đảng và Nhà nước với </b>
<b>đồng bào dân tộc (chính sách </b>


<b>135, cho vay vốn, xố đói </b>
<b>giảm nghèo). Hỏi đáp về một </b>
<b>số luật cơ bản.</b>


<b>- Nghe kể chuyện và kể lại </b>
<b>nội dung chính của những </b>
<b>câu chuyện đã nghe hợp </b>
<b>với chù đề.</b>


<b>- Nói lời giới thiệu một số </b>
<b>chính sách và pháp luật liên </b>
<b>quan đến đời sống của người </b>
<b>Mơng. Nói lời chi dẫn bà </b>
<b>con thực hiện một sổ chính </b>
<b>sách và pháp luật.</b>


<b>- Luyện đọc, trả lời câu hỏi </b>
<b>và tóm tắt bài khố.</b>
<b>- Viết chính </b>tả <b>trích đoạn </b>


<b>hoặc bài khố ngắn. Viết </b>
<b>đoạn văn thuyết minh </b>
<b>(giới thiệu, tuyên truyền) </b>
<b>về chính sách và pháp </b>
<b>luật, viết đoạn văn chi dẫn </b>
<b>thực hiện một số chính </b>


<b>sách, pháp </b>luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

VI. GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẢN THựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. Tính pháp lý của bộ chữ tiếng Mông và vấn đề phưong ngũ'</b>


a) v ề tính pháp lý của bộ chữ tiếng Mông Bộ chữ tiếng Mông
dùng trong Chương trình này là bộ chữ được Chính phủ phê chuẩn
tại văn bản số 206 - CP ngày 27 tháng 11 năm 1961.


b) Vấn đề phương ngữ


Tiếng Mơng có 5 phương ngữ. Khi xây dựng chữ viết Mông,
những người làm chữ đã lấy phương ngữ Mông Lenh vùng Sa Pa là
một phương ngữ tương đối phổ biến làm căn cứ để xây dựng hệ
thống chữ viết ghi âm. Bộ chữ này thể hiện tương đối đủ hệ thống
ngữ âm của các phương ngữ khác trong tiếng Mông.


Tuy nhiên, do phương ngữ được chọn chỉ là tương đổi phổ biến
nên khi biên soạn tài liệu dạy học cần có mục đối chiếu các phương
ngữ sau từng bài hoặc có bảng từ ngữ đối chiếu ở cuối tài liệu. Bên
cạnh đó, cần trang bị cho học viên các tài liệu công cụ như sổ tay từ
ngữ các phương ngữ tiếng Mông, Từ điển so sánh Việt - Mông,
Mông-Việt để học viên tham khảo.


<b>2. Cấu trúc nội dung của chương trình</b>


a) Đặc điểm cấu trúc


Chương trình được thiết kế thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 học



phát âm và viết chữ, giai đoạn 2 học nghe, nói, đọc, viết và các kiến


thức về tiếng Mông, văn hố Mơng theo các bài học tích hợp. Ở giai


đoạn 1 nội dung tập trung vào học phát âm các phụ âm, vần, thanh


điệu tiếng Mông và các ký tự ghi những phụ âm, vần, thanh điệu;


học ghép vần và luyện đọc, luyện nghe nói đon giản, ở giai đoạn 2,


nội dung tập trung vào rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cung
cấp các kiến thức về tiếng Mơng và văn hố Mơng theo hệ thống


cụm bài học tích họp thuộc 1 1 chủ đề học t ậ p ....


b) Cấu trúc và nhiệm vụ của bài học tích hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

hợp. Trong từng bài học tích hợp đều có các phần: Bài khố; Luyện
nghe, nói; Luyện đọc; Luyện viết; Kiến thức tiếng Mông (từ ngữ,
ngữ pháp) và văn hố Mơng. Mỗi phần của bài học có nhiệm vụ sau:


- Bài khoá: cung cấp vốn từ, mẫu câu, những hiểu biết về xã
hội, văn hố truyền thống của dân tộc Mơng;


- Kiến thức từ ngữ, ngữ pháp: mở rộng vốn từ, trang bị những
kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Mông; rèn kỹ năng
dùng từ, đặt câu;


- Luyện nghe, nói: Rèn kỹ năng nghe trong hội thoại (nghe câu


hỏi, nghe ý kiến trong các cuộc trao đổi thảo luận với những học
viên khác và với giáo viên), nghe đọc, nghe kể chuyện, thuật việc.
Rèn kỹ năng nói trong hội thoại (hỏi và trả lời câu hỏi, đáp lại ý kiến
của người khác); phát biểu ý kiến theo gợi ý, theo đề tài; thuật việc,
kể chuyện;


- Luyện đọc: rèn kỹ năng phát âm, đọc thành tiếng và đọc thầm,
đọc hiểu, nghe và trả lời câu hỏi;


- Luyện viết: rèn kỹ năng viết chính tả, viết câu văn, đoạn văn
thuật việc, thuyết minh, văn bản thông thường (thông báo, bản tin
ngắn, thư trao đổi công việc, đơn, lời chỉ dẫn,...).


c) Phân bổ thời lượng cho các phần của bài học tích hợp


Thời lượng dành cho các phần trong bài học tích hợp nhìn chung
phải thể hiện tỷ lệ thời lượng đã nêu trong kế hoạch dạy học...


<b>3. v ề tài liệu dạy học</b>


a) Ngữ liệu dùng để dạy tiếng Mông là các đoạn hội thoại, bản
tin, văn bản phổ biến kiến thức khoa học và đời sống, đom, thư, câu
đố, tục ngữ, thành ngữ, câu chuyện lịch sử, truyện dân gian, thơ dân
gian, truyện vui nguyên bản tiếng M ông hoặc được dịch từ tiếng
Việt sang tiếng Mơng...


b) Chương trình này là cơ sở để biên soạn giáo trình, tài liệu
dạy tiếng Mông cho học viên và tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho
giáo viên. Ngôn ngữ dùng trong tài liệu là tiếng M ông và tiếng Việt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

<b>4. v ề phương pháp và hình thức tổ chức dạy học</b>


a) v ề phương pháp dạy học


Đẻ thực hiện Chương trình tiếng Mơng có hiệu quả, người dạy
cần vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động của người học,...


b) v ề hình thức tổ chức dạy học


Để người học làm quen với việc tự học, giờ học sinh động và có
hiệu quả, người dạy cần thay đổi hình thức tổ chức dạy học trong
một bài dạy: phối hợp ba hình thức tổ chức dạy học (học cá nhân,
học theo nhóm nhỏ, học theo lớp)...


5. v ề đ án h giá kết quả học tập
a) v ề phương thức đánh giá


Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo
các phương thức:


- Đánh giá thường xuyên (trong mỗi giờ lên lớp);
- Đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm bài);


- Đánh giá cuối khóa.
b) v ề nguyên tắc đánh giá


Đánh giá toàn diện kết quả học tập của học viên theồ các nội dung
đã được nêu trong Chương trình. Kỹ năng nghe và nói cần được đánh
giá nhiều hon, thường xuyên hơn các kỹ năng đọc và viết. Việc đánh


giá cần đảm bảo tính tồn diện, khách quan và chính xác.


c) Cách kiểm tra, đánh giá


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

- Các kỹ năng đọc thành tiếng, viết chữ, viết chính tả được đánh
giá qua hoạt động thực hành của từng học viên;


- Các kỹ năng đọc - hiểu, dùng từ, đặt câu được đánh giá bằng
những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở;


- Các kỹ năng nghe và nói được đánh giá bằng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan, câu hỏi mở, bằng hình thức vấn đáp;


- Các kỹ năng viết đoạn văn, bài văn được đánh giá bằng bài
kiểm tra viết (tự luận).


d) Cấp chửng chỉ


Việc xét cấp chứng chỉ cho học viên căn cứ vào quá trình học
tập và kết quả kỳ thi cuối khố.


<b>6. </b>

<b>v ề </b>

<b>các hình thức đào tạo</b>


a) Đào tạo tập trung một đợt tại các lóp học theo thời gian quy
định trong Chương trình. Kết thúc khoá học, học viên dự thi và
được xét cấp chứng chi.


b) Đào tạo tập trung nhiều đợt, mỗi đợt hoàn thành một phần
nội dung của Chương trình. Kết thúc khoá học, học viên dự thi và
được xét cấp chứng chỉ.



c) Đào tạo bán tập trung: học viên vừa công tác, vừa theo học
một số buổi trong tuần hoặc một số ngày trong tháng. Ket thúc
Chương trình, học viên dự thi và được xét cấp chứng chi.


d) Tự học có hướng dẫn: Học viên tự học qua tài liệu. Kết thúc
mỗi phần của Chương trình, học viên được giáo viên hướng dẫn học
tiếp các phần sau cho đến hết Chương trình. Kết thúc Chương trình,
học viên dự thi và được xét cấp chửng chỉ.


<b>7. v ề điều kiện thực hiện chưong trình</b>


Để thực hiện Chương trình này có hiệu quả, cần đảm bảo một
số điều kiện cơ bản sau:


a) Có đủ tài liệu học tập cho học viên, sách hướng dẫn cho giáo viên;
b) Có giáo viên dạy bằng cả tiếng Mơng và tiếng Việt cho từng lớp;


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

c) Có phịng học.


d) Các điều kiện khác (tuỳ theo từng địa phương):


- Các loại sách bổ trợ (truyện dân gian, thơ dân gian, câu đố, tục
ngữ, thành ngữ bằng tiếng Mông); sách công cụ (Từ điển Việt -
Mông, Từ điển Mông - Việt, sổ tay từ ngữ và phương ngữ Mông,
Ngữ pháp tiếng Mông ...);


- Có trang thiết bị dạy học: thiết bị nghe - nhìn (máy cát sét và
băng đĩa ghi âm, ti vi và đầu đĩa, băng đĩa ghi hình) và một sổ thiết
bị dạy học khác.



đ) Có chế độ chính sách khuyến khích đối với học viên và giáo
viên giúp học viên, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.


<b>9. </b> <b>Quyết định số 45/2006/QĐ/BGD&ĐT ngày 23/10/2006 </b>


<b>của Bô Giáo duc và Đào tao<sub>■ </sub></b> <b><sub>■ </sub></b> <b><sub>■</sub></b>


Số: 45/2006/QĐ-BGDĐT <i>Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2006</i>


<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIÉNG MƠNG DÙNG ĐỂ ĐÀO TẠO</b>
<b>GIÁO VIÊN DẠY TIÉNG MÔNG CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC </b>


<b>CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN T ộ c, MIỀN NÚI</b>


<b>B ộ T R Ư Ở N G B ộ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠO</b>


<i>Căn cứ Chỉ thị sổ 38/2004/CT-TTG ngày 09 thảng 11 năm </i>
<i>2004 của thủ tướng chính phủ vé việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng </i>
<i>tiếng dân tộc thiểu sổ đoi với cán bộ, công chức công tác ở vùng </i>
<i>dân tộc, miền núi;</i>


<b>Q U Y É T ĐỊNH</b>


Đ iề u 1 . Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tiếng
Mơng dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng M ông cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.



<b>KT. B ộ TRƯỞNG </b>
<b>Thứ trưởng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

CHƯƠNG TRÌNH (trích)


TIÉNG MƠNG DÙNG ĐÉ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN


DẠY TIỀNG MÔNG CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC
Ở VÙNG DÂN TỘC, MIÈN NÚI


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-BGDĐT </b>


<b>ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIÉNG MƠNG DÙNG ĐỂ
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG MÔNG CHO CÁN B ộ ,


CÔNG CHỨC CÔNG TÁC

VÙNG DÂN

Tộc,

MIỀN NÚI (sau đây


gọi tắt là Chương trình)


Mục tiêu của Chương trình là đào tạo giáo viên dạy tiếng Mông
cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi...


1. Có kiến thức cơ bản, mở rộng và nâng cao về tiếng Mông
thuộc một sổ lĩnh vực: ngữ âm (đặc biệt về cách phát âm các phụ âm
đầu, vần, thanh điệu), từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp; có
hiểu biết về đời sống, văn hoá, phong tục, tập quán của đồng bào
dân tộc Mơng.



2. Có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kỹ năng
phát âm đúng để có thể giao tiếp thành thạo bàng tiếng Mơng; có
phương pháp dạy học tiếng Mông cho đối tượng là cán bộ, công
chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mơng.


3. Có tinh thần bảo tồn và phát huy tiếng nói, văn hố, phong
tục, tập qn của dân tộc Mơng; Có ý thức thực hiện chủ trương đẩy
mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ,
công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.


II. QUAN ĐIỂM XÂY D ự N G CHƯƠNG TRÌNH
1. P hù họp VĨI đối tượng


Đối tượng học viên là những người có trình độ Trung học cơ sở
trở lên, biết tiếng Mơng, có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo,
bồi dưỡng về tiếng Mông và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình
ngắn hạn để trờ thành giáo viên dạy tiếng Mông cho cán bộ, công
chức chưa biết tiếng Mông công tác ở vùng dân tộc Mông...


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu, Chương trình đào tạo giáo
viên dạy tiếng M ông được xây dựng theo cấu trúc đồng dạng nhưng
nâng cao hơn so với Chương trình dạy tiếng Mơng cho cán bộ, cơng
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi, có bổ sung thêm khối kiến
thức và kỹ năng sư phạm.


<b>2. Giao tiếp</b>


Để hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Mông
theo mục tiêu, Chương trình này cần được xây dựng theo quan điểm
giao tiếp. Quan điểm này, chú ý rèn luyện và phát triển các kỹ năng


nghe, nói, đọc, viết...


Chương trình thực hiện rèn luyện và phát triển các kỹ năng trên cơ
sở các mẫu câu cơ bản, vốn từ thông dụng, các hoàn cảnh và chủ đề
giào tiếp phổ biến. Chương trình chú trọng kết họp chặt chẽ việc học
trên lóp vói thực hành giao tiếp trong công tác và đời sống hàng ngày.


<b>3. Tích họp</b>


Để đạt được mục tiêu, Chương trình tích hợp dạy học các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết; tích họp dạy học kiến thức về tiếng Mơng với bốn
kỹ năng trên; tích hợp dạy học kiến thức và kỹ năng tiếng Mông với
kiến thức về văn hố Mơng; kết hợp chặt chẽ việc trang bị kiến thức sư
phạm về dạy tiếng Mông như ngôn ngữ thứ hai cho người lớn với hình
thành và rèn luyện kỹ năng thực hành sư phạm...


<b>4. Tích cực</b>


<b>Chương trình chú trọng bồi dưỡng ọho người học phương pháp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

được tổ chức tự học qua các hoạt động tham quan, thực hành tại địa
phương và tự đánh giá kết quả học tập của cá nhân, kết quả học tập
của các học viên khác.


III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Tổng thịi lưọng


Chương trình được thực hiện với thời lượng 750 tiết, mỗi tiết
45 phút.



<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân phổi thời lưọìig</b>


Chương trình gồm hai khối kiến thức và kỹ năng


a) Khối kiến thức và kỹ năng ngơn ngữ, có thời lượng 630 tiết,
bao gồm:


- 150 tiết học kiến thức về lịch sử, văn hoá của người Mông,
phát âm và chữ viết tiếng Mông;


- 480 tiết học nghe, nói, đọc, viết tiếng Mông, các kiến thức về
từ vựng, ngữ pháp, tập làm văn, hoạt động giao tiếp (học kiến thức
tích hợp với học các kỳ năng).


b) Khối kiến thức và kỹ năng sư phạm có thời lượng 120 tiết,
bao gồm:


- 50 tiết trang bị về phương pháp dạy học tiếng Mông cho
người lớn như ngôn ngữ thứ hai;


- 70 tiết thực hành sư phạm.


IV. YÊU CẦU C ơ BẢN CẦN ĐẠT


1. v ề kỹ năng


a) Kỹ năng ngôn ngữ


- Đọc rõ ràng, trôi chảy các giấy tờ thông dụng, đơn, thư, các
tin ngắn, thông báo, các bài văn thuật việc, kể chuyện và miêu tả,


các văn bản truyện, thơ dân gian có độ dài khoảng 250 đến 300 từ.
Hiểu nội dung, ý chính và mục đích thơng báo của văn bản. Hiểu ỷ
nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ phổ biến thuộc các chủ đề được
học. Có khả năng dịch văn bản đơn giản từ tiếng Mông sang tiếng
Việt và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

- V iêt đoạn ngăn, bài ngăn có độ dài khoảng 150 từ thuộc
các kiểu văn bản: tin tức, thông báo, thư trao đổi công việc, đơn,
bài giới thiệu một vấn đề gần gũi, bài thuật việc, bài kể chuyện,
bài miêu tả. V iết được (theo mẫu) một số giấy tờ thông dụng
trong đời sổng.


- Nghe hiểu thông tin trong các cuộc đàm thoại khoảng 200 từ;
nghe - hiểu các bản tin phát thanh, các bài phát biểu, các bài phổ
biến kiến thức khoa học, pháp luật khoảng 200 - 300 từ ghi lại được
những thông tin quan trọng để hiểu rõ hoặc để đáp lại. Có khả năng
dịch tóm tắt các văn bản đã nghe từ tiếng Mông sang tiếng Việt.


- Nói rõ ràng với phát âm và ngữ điệu tương đối sát phương
ngữ Mông, câu nói đúng ngữ pháp và mục đích giao tiếp để có thể:
trao đổi về một vấn đề gần gũi trong đời sổng (phổ biến kiến thức,
hướng dẫn công việc, vận động nhân dân làm theo chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước); trình bày
rõ ý kiến của cá nhân về một vấn đề thuộc các lĩnh vực đời sống xã
hội của vùng đồng bào dân tộc Mơng, có độ dài khoảng 400 từ.


b) Kỹ năng sư phạm


- Biết soạn giáo án dạy học phù hợp với đối tượng học viên.
- Có kỹ năng dạy học thể hiện được quan điểm tích hợp và tích


cực hoá người học; biết tổ chức giờ học một cách hợp lý.


2. v ề kiến thức


a) Kiến thức ngôn ngữ


- Biết cách phát âm đúng các phụ âm, vần, thanh điệu của tiếng
Mông, đặc biệt là các phụ âm, thanh điệu không có trong tiếng Việt
(các phụ âm tắc, phụ âm xát, phụ âm bật hơi, phụ âm tiền m ũi,...).
Biết viết các ký tự ghi phụ âm, vần, thanh điệu của tiếng Mông. Biết
cách ghép phụ âm với vần, thanh điệu tiếng Mông thành từ.


- Có vốn khoảng 2000 từ thơng dụng, cơ bản, từ văn hoá, thành
ngữ, tục ngữ tiếng Mông thuộc các chủ đề được học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

- Biết được các quy tắc đặt câu trần thuật đơn, câu hỏi, câu cầu
khiến, câu cảm thán, câu ghép bằng tiếng Mông để đáp ứng yêu cầu
giao tiếp xã hội và yêu cầu công tác.


- Biết cách viết một số văn bản thông thường bằng tiếng Mông
(đơn, thư, bản tin, thông báo, bản chỉ dẫn).


- Có hiểu biết về phong tục, tập quán và văn hoá truyền thống;
biết cách dùng những nghi thức lời nói phổ biến trong giao tiếp xã
hội và biết cách ứng xử bằng ngôn ngữ phù hợp với văn hố của dân
tộc Mơng.


b) Kiến thức sư phạm


- Biết các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng


Mông như ngôn ngữ thứ hai cho người lớn và cách vận dụng những
phương pháp dạy học đó vào việc dạy học tiếng Mông cho cán bộ,
công chức.


- Biết cách sử dụng có hiệu quả các tài liệu và thiết bị dạy học
phục vụ cho việc dạy tiếng Mông.


- Biết phương pháp đánh giá kết quả học tiếng Mông của học viên.


V. NỘI DUNG


<b>1. Kiến thữc ngôn ngữ</b>


a) Phần học riêng (150 tiết)


- Khái quát về người Mông và tiếng Mông:


+ Tộc người Mông ở Việt Nam, quan hệ của người M ông với
người thuộc các dân tộc khác ở Việt Nam;


+ Lịch sử tiếng Mông ở Việt Nam: nguồn gốc và quan hệ cội
nguồn, quá trình phát triển ở Việt Nam. Tiếng Mông trong mối quan
hệ với các ngôn ngữ khác ở miền Bắc Việt Nam như tiếng Thái,
tiếng Tày, tiếng Nùng;


+ Chức năng xã hội của tiếng Mông ở Việt Nam: dùng để giao
tiếp trong cộng đồng người Mông, để giao tiếp ở một số vùng có
nhiều người Mông sinh sống;


+ Các ngành Mơng và tiếng nói của các ngành Mông: 5 ngành


Mông và 5 phương ngữ chính;


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

+ Các bộ chữ Mông hiện nay được biết ở Việt Nam: bộ chữ
Mơng được Chính phủ Việt Nam phê duyệt năm 1961 và chính thức
dùng trong giao tiếp xã hội đến hiện nay, chữ Mông từ Mỹ, chữ
Mông từ Trung Quốc nhập không chính thức vào Việt Nam gần đây.


- Một sổ đặc điểm riêng của tiếng Mơng


+ Loại hình của tiếng Mơng: đơn tiết, đơn lập, có thanh điệu
+ Một số điểm khác biệt của tiếng Mông so với tiếng Việt: hệ
thống phụ âm đầu, vần, thanh điệu, ký tự ghi các âm, vần, thanh
điệu; từ vay mượn trong tiếng Mông (từ vay mượn tiếng Hán cổ, từ
vay mượn tiếng Việt), quan hệ từ; phương thức láy từ; cụm danh từ,
cụm động từ và cụm tính từ: cấu trúc một số câu hỏi, câu cầu khiến.


- Ngữ âm và chữ viết Mông


+ Hệ thống phụ âm đầu, vần, thanh điệu (58 phụ âm, 24 vần,


8 thanh điệu) và hệ thống chữ viết ghi các phụ âm, vần, thanh điệu


tiếng Mông, chú trọng các phụ âm, vần, thanh điệu tiếng Việt khơng
có: luyện cách phát âm, viết chữ, tập chép câu, đoạn ngắn.


+ Cách ghép phụ âm, vần, thanh điệu thành từ: luyện ghép vần
và đọc từ, câu ngắn, đoạn văn.


b) Phần học tích hợp với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết



- Ngữ âm và chữ viết


+ Đối chiếu phát âm phương ngữ Mông Lềnh với phát âm của
các phương ngữ Mông khác (chủ yếu đối chiếu với phương ngữ
Mông tại nơi có lớp học).


+ Quy tắc tạo âm tiết tiếng Mơng.
+ Cách đọc từ láy, từ ghép.


+ Sự khác biệt của một số phương ngữ tiếng Mông.


+ Quy tắc viết hoa: tên người, tên địa lý, chữ cái ở đầu câu.
- Từ vựng


+ Vốn từ khoảng 2 0 0 0 từ cơ bản, thường dùng thuộc các chủ đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

+ Đối chiểu từ vựng giữa các phương ngữ Mông.


+ Từ vay mượn và quy tắc vay mượn từ trong tiếng Mông.
+ Các phương thức cấu tạo từ: ghép và láy


- Ngữ pháp


+ Từ loại: danh từ, cụm danh từ và trật tự từ trong cụm danh từ;
động từ, cụm động từ và các phụ từ chỉ thời gian, chỉ hướng hành
động trong cụm động từ; tính từ và cụm tính từ, cách lặp tính từ để
biểu đạt ý nghĩa mức độ của tính từ; một số quan hệ từ đặc biệt là
các quan hệ từ nổi vế trong câu ghép.


+ Câu: câu trần thuật đơn có vị ngữ là phần giới thiệu; câu trần


thuật đơn có vị ngữ chỉ hành động, trạng thái, cảm xúc; câu trần
thuật đơn có vị ngữ chỉ đặc điểm, tính chất; câu hỏi khơng lựa chọn
và câu hỏi có lựa chọn về người, vật, hành động, trạng thái, đặc
điểm, thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân; câu hỏi giả thiết.
Chú trọng câu hỏi có lựa chọn (ví dụ: Anh đã ăn cơm rồi, em ăn
cơm chưa?); câu cầu khiến; câu cảm thán; câu khẳng định và câu
phủ định; câu ghép.


+ Các dấu câu dùng trong những câu đã học: dấu chấm, dấu
chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm lửng,
dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.


- Tập làm văn


+ Cách tạo lập đoạn văn chi dẫn, thuyết minh, kể chuyện, thuật việc.
+ Cách viết một vài văn bản thông thường: đon, thư trao đổi
công việc, thông báo, tin ngắn; cách viết bài văn kể chuyện, thuật
việc, bài văn miêu tả, bài văn thuyết minh.


- Hoạt động giao tiếp


+ Một số nghi thức lời nói: chào gặp mặt và chào tạm biệt; hỏi
thăm, chia vui, chia buồn, chúc mừng; cầu khiến lịch sự, nghi thức
nói khi điều khiển cuộc họp hoặc phát biểu trước nhiều người.


+ Một số điều kiêng kỵ khi giao tiếp về phương diện ngữ âm, từ
vựng và cách biểu đạt ý nghĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

- Một số phong tục, tập quán của người Mông: giới thiệu làm
quen, mời cơm, nhà có kiêng, thờ cúng tổ tiên, ma chay, cưới xin.



<b>2. Kỹ năng ngôn ngũ’</b>


a) Nghe và nói


- Nghe phân biệt được các phụ âm, vần, thanh điệu của tiếng
Mông đặc biệt là những phụ âm tắc/xát, phụ âm bật hơi/không bật
hơi, phụ âm tiền mũi/không tiền mũi, những phụ âm và thanh điệu
không có trong tiếng Việt.


- Nghe - hiểu những câu hỏi đơn giản về người, vật, việc;
những câu kể chứa một hoặc hai thông báo đơn giản; những câu cầu
khiến mang tính chỉ dẫn; những câu bộc lộ cảm xúc. Đặc biệt nghe -
hiểu câu hỏi và câu cầu khiến có cấu trúc và ngữ điệu thể hiện đặc
điểm riêng của tiếng Mông.


- Nghe - hiểu đoạn hoặc bài ngắn có nội dung: thơng báo, phổ
biến kiến thức hoặc chính sách, chỉ dẫn hành động, thuật việc, kể
chuyện. Ghi lại m ột vài ý chính khi nghe.


- Phát âm các phụ âm, vần, thanh điệu tiếng Mông.


- Đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản về người, vật,
việc; về đặc điểm, tính chất; về thời gian, địa điểm, mục đích,
nguyên nhân, cách thức, phương tiện, số lượng.


- Trình bày thơng báo ngắn, lời chi dẫn, giải thích đơn giản


<b>bằng càu có cấu trúc đơn giản.</b>



- Trình bày một vấn đề có nội dung thuộc các chủ điểm đã học
bằng một số câu đơn giản.


- Kể mẩu chuyện đã biết, đã chứng kiến; thuật việc đơn giản đã
biết, đã làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

b) Đọc


- Đọc các ký tự ghi phụ âm, vần, thanh điệu tiếng Mông, các
chừ ghi âm tiết, từ.


- Đọc câu trong văn bản có ngắt hơi ở dấu câu, có ngữ điệu
đúng với kiểu câu.


- Đọc - hiểu ý chính của văn bản ngắn thuộc các loại: bản tin,
thư công việc, văn bản phổ biến kiến thức, chính sách, một số
truyện, một số bài thơ dân gian của dân tộc Mông.


c) Viết


- Tập chép: các ký tự ghi phụ âm, vần; từ, câu, đoạn văn, bài
văn ngắn.


- Viết chính tả (nghe - viết): các ký tự ghi phụ âm đặc biệt là
các phụ âm tiếng Việt khơng có, các phụ âm tắc, xát, bật hơi, tiền
mũi; vần, từ, câu, đoạn hoặc bài ngắn.


- Viết: thông báo, tin ngắn, lời chỉ dẫn, thư trao đổi công việc;
đơn (theo mẫu); đoạn văn thuật việc, kể chuyện đã biết hoặc đã
chứng kiến.



- Viết bài văn kể chuyện, thuật việc, miêu tả.


3. C ác chủ đề học tiếng M ơng


a) Gia đình, dịng tộc


- Quan hệ và tình cảm gia đình, dịng tộc.
- Đồ dùng, vật dụng trong sinh hoạt, sản xuất.
- Thu nhập và chi tiêu trong gia đình.


- Hơn nhân.


- Sinh đẻ có kế hoạch.
b) Bản làng, quê hương


- Các mối quan hệ tình cảm ở bản làng, quê hương.


- Các tộc người Mông và địa bàn cư trú của các tộc người Mông. '
- Quy định, quy ước của bản làng.


- Đổi mới bản làng, quê hương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

c) Thiên nhiên, mơi trường
- Mùa, thời tiết, khí hậu.


- Núi, rừng, nương, suối, sông, biển.
- Chim rừng, thú rừng.


- Vật nuôi, cây trồng.



- Bảo vệ tài nguyên, môi trường (theo tập tục và theo pháp luật).
d) Đất nước Việt Nam và các nước láng giềng


- Tổ quốc Việt Nam.


- Người Mông và các dân tộc trên đất nước Việt Nam.


- Các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia và một số
nước ở khu vực Đông Nam Á.


đ) Người Mông ơn Đảng, ơn Bác Hồ


- Cuộc sống của người Mông từ khi có đảng và Bác Hồ.
- Những mẩu chuyện về Bác Hồ.


- Các đảng viên ưu tú người Mơng.


- Tình cảm của người Mông với Đảng và Bác Hồ.
e) Sản xuất, tăng thu nhập


- Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng.
- Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.


- Kỹ thuật chế biến, bảo quản nông sản.
- Làm kinh tế gia đình.


- Các nghề truyền thống (trồng lanh, dệt thổ cẩm,...).
- Những điển hình tiên tiến trong lao động.



g) Chăm sóc sức khoẻ


- Những tập quán có hại cho sức khoẻ.


- Cách phòng ngừa tai nạn, thương tích, cách phịng tránh một
số bệnh.


- Vệ sinh ăn uống.


- Vệ sinh cá nhân, nhà ờ, bản làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

- Các dược liệu truyền thống trong dân gian và điều trị bệnh
bằng y học cổ truyền.


- Khám chữa bệnh tại trạm y tế, bệnh viện.
h) Giáo dục


- Người Mơng xố mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.
- Người Mông học tập thường xuyên ở bản làng.


- Gương người Mông học tập tích cực (trẻ em, người lỏn).


* \ T~> 2 ^ rp <i>Ặ</i> Ậ


i) Bảo vệ Tô quôc


- Truyền thống yêu nước và bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
- Thủ đoạn chia rẽ dân tộc và phá hoại hồ bình của những kẻ
thù địch.



- Bảo vệ biên cương.


- Giữ gìn trật tự an ninh ở bản làng người Mông.


- Những gương tốt người Mông bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự
an ninh bản làng, quê hương.


k) Văn hoá dân tộc


- Lịch sử dân tộc và truyền thống văn hố Mơng.
- Âm nhạc, văn học dân gian của người Mông.
- Trang phục của người Mông.


- Lễ hội và một số phong tục tập quán đẹp của người Mông.
- Xây dựng nếp sổng văn hóa mới, gia đình văn hóa, bản làng
văn hóa ở vùng người Mơng.


- Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Mơng.
1) Chính sách và pháp luật


- Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng
bào dân tộc.


- Các quyền cơ bản và nghĩa vụ công dân.
- Một số vấn đề về pháp luật.


- Người Mông sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

Những nội dung nêu ở mục 1, 2, và 3 được liên kết với nhau
trong các cụm bài học tích hợp, mỗi cụm bài ứng với một chủ đề


học tập. Tổng thời lượng cho các cụm bài học này là 480 tiết, thời
lượng dành cho mỗi cụm bài dao động từ 25 đến 40 tiết. Dưới đây là
một phương án liên kết chương trình đưa ra để các tác giả biên soạn
tài liệu tiếng Mông dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Mông cho
cán bộ, công chức tham khảo.


<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>Bài khoá</b>


<b>Kiến thức tiếng M ơng </b>
<b>và văn hố M ông</b>


<b>Kỹ năng nghe, </b>
<b>nói, đọc, viết</b>
<b>1. Gia dinh, dòng tộc</b>


<b>- Quan hệ và tình cảm </b>
<b>gia đình, dịng tộc.</b>
<b>- Đồ dùng, vật dụng </b>


<b>trong sinh hoạt, </b>
<b>sản xuất.</b>


<b>- Thu nhập và chi tiêu </b>
<b>trong gia đình.</b>
<b>- Hơn nhân.</b>


<b>- Sinh đẻ có kế hoạch.</b>


<b>- Củng cố cách đọc một số </b>


<b>phụ âm, thanh điệu tiếng </b>
<b>Mông đã học: các phụ âm </b>
<b>khơng có trong tiếng Việt, </b>
<b>các phụ âm bật hơi,</b>


<b>các phụ âm tiền mũi.</b>
<b>-T ừ ngữ về gia đình, dịng </b>


<b>tộc; từ xưng hơ; từ chỉ số </b>
<b>đếm và sỗ thứ tự; từ chi </b>
<b>thời gian. Một số thành </b>
<b>ngữ, tục ngữ ca dao nói </b>
<b>về chù điểm gia đình.</b>
<b>Từ đơn và ghép.</b>
<b>- Câu trần thuật đơn có </b>


<b>mơ hình Ai - là ai? Ai - </b>
<b>làm gì? Câu hịi khơng </b>
<b>lựa chọn về thời gian, </b>
<b>công việc, số lượng, số </b>
<b>thứ tự. Dấu chấm và dấu </b>
<b>chấm hỏi.</b>


<b>- Hỏi và trả lời câu hỏi: về </b>
<b>ngày, giờ và thời gian </b>
<b>nói chung; về cơng việc </b>
<b>làm; về số lượng, số thứ </b>
<b>tự; về các thành vicn và </b>
<b>công việc cùa các thành </b>
<b>viên trong gia đình (Khi </b>


<b>nào thu hoạch ngô? </b>
<b>Tháng này là tháng </b>
<b>mấy? Nhà bạn có mấy </b>
<b>người? Bao giờ anh đi </b>
<b>chợ? Chồng chị đang </b>
<b>làm gì?...)*</b>


<b>- Nói lời giới thiệu về gia </b>
<b>đình và cơng việc trong </b>
<b>gia đình.</b>


<b>- Luyện đọc từ ghép; </b>
<b>luyện đọc bài khoá và </b>
<b>trả lời câu hỏi về nội </b>
<b>dung bài khố.</b>


<b>- Tập chép và viết chính tả </b>
<b>nghe - viết một đoạn của </b>
<b>bài khoá.</b>


<b>2. Bản làng, quê hương</b>
<b>- Quan hệ và tình cảm </b>


<b>ở bản lạng, </b>
<b>quê hương.</b>


<b>-T ừ ngữ về bản làng và </b>
<b>những chức danh trong </b>
<b>bản làng, xã; từ ngữ về </b>
<b>giao thông, các sinh hoạt ờ </b>


<b>bản làng; một số địa danh</b>


<b>- Nói và đáp </b>lời <b>cảm ơn, </b>
<b>xin lỗi, hòi thăm, chúc </b>
<b>mừng, chia buồn.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

C h ủ đ ề học tậ p -
B ài k h o a


K iến th ứ c tiế n g M ô n g
v à v ă n h o á M ô n g


K ỹ n ă n g n g h e ,
nói, đ ọ c , v iế t
- C ác tộc người M ông


<b>và địa bàn cư trú cùa </b>


các tộc người M ông.
- Q uy định, quy ước


của bản làng.
- Đổi mới bản làng,


quê hương.


và từ chỉ các tộc người


<b>Mông ờ Việt Nam. Một số </b>
<b>thành ngữ, tục ngữ, ca dao </b>


<b>nói về chù điểm. Từ nghi</b>


<i>£</i>


Ă <i>\</i> f <i>r</i>


vân. Từ láy.


- D anh từ , cụm d an h từ và
trật tự từ tro n g cụm
danh từ.


- Câu trần th u ậ t đơn chi


<b>hành động, trạng thái, </b>
<b>cảm xúc. Câu hịi khơng </b>
<b>lựa chọn về địa điểm, </b>
<b>phương hướng, mục </b>
<b>đích. Dấu gạch ngang.</b>
<b>-Nghi thức giao tiếp và văn </b>


hoá ứng xử: cảm ơn, xin


<b>lỗi, hỏi thăm, chúc mừng, </b>


chia buồn.


<b>mục đích, hành động, </b>
<b>trạng thái, càm xúc (Xin </b>
<b>bác chi cho đường nào </b>


<b>đi về bản ? Đi về bản lối </b>
<b>này. Cảm ơn bác. Chúng </b>
<b>ta giữ cây rừng để làm gì? </b>
<b>Để tránh nước lũ...).</b>
<b>“ Nói lời giới thiệu về bản </b>


<b>làng, xã.</b>


<b>- Luyện đọc từ láy; luyện </b>
<b>đọc bài khoá và trà lời </b>
<b>câu hỏi về nội dung bài </b>
<b>khố; luyện tóm tắt bài </b>
<b>khố.</b>


<b>- Tập chép và viết chính tả</b>
<b>nghe - viết một đoạn của </b>
<b>bài khố.</b>


<b>3. Thiên nhiên, </b>
<b>mơi trường</b>
<b>- Mùa, thời tiết, </b>


<b>khí hậu.</b>


<b>- Núi, rừng, nương, </b>


suối, sông, biển.


<b>- Chim rừng, thú rừng.</b>
<b>- Vật nuôi, cây trồng.</b>


<b>- Bảo vệ tài nguyên, môi </b>


<b>trường (theo tập tục và </b>
<b>theo pháp luật).</b>


- Từ ngữ về mùa, các hiện


<b>tượng thời tiết ờ vùng cao, </b>


cây trồng theo m ùa của
người M ông, chim, thú
rừng có trong từng mùa,


<b>cảnh vật tự nhiên ờ vùng </b>


cao. M ột số thành ngữ, tục
ngữ, ca dao nói về chủ
điểm. T ừ chỉ các đơn vị
đo lường. T ừ chi loại.
- Đ ộng từ, cụm đ ộ n g từ và


các từ chi h ư ớ n g hành
động, chỉ th ờ i gian.
- C âu hỏi lựa ch ọ n v à cách


biểu đ ạ t ý n g h ĩa lựa
chọn tro n g câu hỏi. Câu
cầu khiến và từ cầu
khiến. D ấu ch ấm than.
- Đoạn văn chỉ dẫn.


- M ột vài điều k iên g kỵ


- Hòi đáp những câu hỏi lựa
chọn về hành động (Cháu
đã đi học rồi / chưa? Bàn
ta có điện rồi / chưa?).
- N ói và đáp lời cầu khiến


trong các tìn h huống:
yêu cầu, đề nghị, nhờ vả
(X in bác cho xem sổ
khám bệnh! X in chị nấu
nước cho các cháu bé
uống! N h ờ bà cho cán


<b>bộ nghi lại trong nhà đề </b>


tránh lũ! ...).


- N ói lời giới thiệu về:


<b>thời tiết và các mùa </b>ờ
vùng cao, cảnh vật tự
nhiên ờ vùng cao, cây và
con ở vùng cao, hoạt
động bào vệ m ôi trường
ở vùng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>Bài khoá</b>



<b>K iến thức tiếng Mơng </b>
<b>và văn hố Mơng</b>


<b>Kỹ năng nghe, </b>
<b>nói, đọc, viết</b>
<b>khi nói chuyện.</b> <b><sub>- Luyện </sub></b><sub>đọc bài khoá và </sub>


<b>trả lời câu hòi về nội </b>
<b>dung bài khố; luyện </b>
<b>tóm tắt bài khố.</b>


<b>- Tập chép và </b>viết <b>chính tả </b>
<b>nghe - viết một đoạn của </b>
<b>bài khoá.</b>


<b>- Viết lời chi dẫn đơn giản.</b>
<b>4. Đất nước Việt Nam </b>


<b>và các nước láng </b>
<b>giềng</b>


<b>- Tồ quốc Việt Nam.</b>
<b>- Người Mông và các </b>


<b>dân tộc trên đất nước </b>
<b>Việt Nam.</b>


<b>- Các nước láng giềng: </b>
<b>Trung Quốc, Lào, </b>


<b>Cămpuchia và một số </b>
<b>nước ờ khu vực </b>
<b>Đông Nam Á.</b>


<b>- Từ ngữ về: lịch sử và địa </b>
<b>lý V iệt Nam, các dân tộc </b>
<b>ở Việt Nam, tên một số </b>
<b>nước trong khu vực </b>
<b>Đông Nam Á, các ngày </b>
<b>lễ lớn ở Việt Nam và ở </b>
<b>vùng người Mông. Một </b>
<b>số thành ngữ, tục ngữ, </b>
<b>ca dao nói về chù điểm.</b>
<b>- Tính từ và cách lặp tính </b>
<b>từ để biểu đạt ý nghĩa </b>
<b>mức độ của tính từ, cụm </b>
<b>tính từ.</b>


<b>- Câu trần thuật đơn có vị </b>
<b>ngữ chi đặc điểm, </b>
<b>tính chất.</b>


<b>- Câu cảm thán và từ cảm </b>
<b>thán. Cùng cố các mẫu </b>


câu trần th u ật, câu hòi,


<b>câu cầu khiến đã học. </b>
<b>Dấu chấm than.</b>



<b>- Thư trao đổi công việc</b>
<b>- Nghi thức nói chuyện </b>


<b>trước nhiều người.</b>


- Hòi đáp về đất nước và


<b>con người Việt Nam, về </b>


các nước láng giềng.


<b>Hịi đáp câu có mơ hình </b>


A i - thế nào? (K hu rừng
này thế nào? C háu bé
thế nào?...).


- N ói lời giới thiệu về đất
nư ớc V iệt N am , về
người M ông ờ V iệt
N am . T rao đổi về tình


<b>đồn kết của các dân tộc </b>


ờ V iệt N am , về tình


<b>đoàn kết cùa nhân dân </b>


V iệt N am và nhân dân
các nước láng giềng.



<b>-Nói lời bộc lộ cảm xúc.</b>


- L uyện đọc bài khoá và


trả lời câu hỏi về nội


dung bài khố; luyện
tóm tắt bài khố.


<b>-T ập chép và viết chính tả </b>


nghe - viết m ột đoạn


<b>cùa bài khoá. Viết tên </b>


địa lý V iệt N am và tên
địa lý nước ngoài.


- V iết đoạn thuyết minh đơn


<b>giản về một vấn đề trong </b>


các chù đề đã học. Viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

C h ủ đề học tậ p -
B ài k h o á


K iến th ứ c tiế n g M ô n g
v à v ă n h o á M ô n g



K ỹ n ă n g n g h e ,
nó i, đ ọ c , v iế t


<b>5. Người Mỏng ơn </b>


Đảng, ơn Bác Hồ
- Cuộc sống của người


M ơng từ khi có Đ ảng
và Bac HỒ.


- N hữ ng mẩu chuyện
về Bác Hồ.


- Các đảng viên ưu tú


<b>người Mơng.</b>


- Tình cảm của người
M ỏng với Đ ảng và
Bác Hồ.


- T ừ ngữ về Đ ảng, Bác
Hồ, tỉnh cảm của người
m ông và nhân dân V iệt
N am với Đ àng và Bác.
M ột số thành ngữ, tục
ngữ, ca dao nói về chủ
điểm.



- Từ địa phương và từ vay
m ượn trong tiếng M ông.
- Câu để phủ định, từ chối,


bác bò. Dấu chấm lửng.


- Hỏi đ áp câu hịi Vỉ sao?
bằng gì? (Vì sao người


<b>Mông ơn Đảng, an </b>Bác


<b>Hồ? Chúng ta </b>về <b>thù đơ </b>


bằng gì?...)- Hòi và đáp
câu hòi bằng lời phủ
định, từ chối.


- N ói về tình cảm của


<b>người Mơng với Đảng </b>


và bác. Nói về cơ n g ơn
của Đ ảng và bác Hồ đối


<b>với người Mơng.</b>


- Nói lời từ chối, bác bò.
- Luyện đọc bài khoá, trả



lời câu hòi để hiểu nội
dung bài, tó m tắt bài.
- Viết chính tả đoạn trích


cùa bài khố hoặc bài
khố ngán. Viết đoạn văn


<b>thuyết minh nói </b>về <b>người </b>


Mơng sống và làm việc
theo chính sách của Đảng,


<b>lời dạy của Bác.</b>
<b>6. Sản xuât, tăng thu </b>


<b>nhập</b>


<b>- Chuyển đổi cơ cấu </b>
<b>vật nuôi, cây trồng.</b>
<b>- Kỹ thuật chăn nuôi, </b>


<b>trồng trọt.</b>


<b>- Kỹ thuật chế biến, </b>


bảo quản nông sản.


<b>- Làm kinh tế gia đình.</b>
<b>- Các nghề truyền </b>



thống (trồng lanh, dệt


<b>thổ cam, rèn,...).</b>
<b>- Những điển hình tiên </b>


<b>tiến trong lao động.</b>


- T ừ ngữ vê lao động sản


<b>xuất (vật nuôi, cây trồiig, </b>
<b>kỹ thuật canh tác, các </b>


nghề truyền thống...). Một


<b>số </b>thành <b>ngữ, tục ngữ, ca </b>
<b>dao, truyện nói về chủ </b>
<b>điểm. Từ ngữ về tiền tệ, </b>
<b>giá cả.</b>


<b>- Từ đồng nghĩa, từ trái </b>
<b>nghĩa và từ đồng âm.</b>
<b>- Câu ghép; dấu phẩy; dấu </b>


<b>hai chấm.</b>


- Hòi đ áp vê g iá cả.


- N ói lời chi dẫn về trồng
trọt, chăn nuôi, làm
nghề truyền thống, làm


kinh tế gia đình, bào
quản nơng sản.


<b>- Nói lời giới thiệu </b>về <b>những </b>
<b>điển hình ticn tiến trong </b>
<b>lao động ờ địa phương</b>


- Luyện đọc bài khố, tóm


<b>tắt bài khố và trả lời câu </b>


hịi về nội dung bài khố.
- V iết chính tà đoạn hoặc


<b>bài ngắn. Viết đoạn văn </b>


chi dẫn và đoạn văn


<b>thuyết minh (giới thiệu) </b>


về ch ù điểm .


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

C h ủ đ ề học tậ p -
B ài k h o á


K iến th ứ c tiế n g M ông
v à v ăn h o á M ông


K ỹ n ă n g n g h e,
nói, đ ọ c, viết



<b>7. </b>Chăm <b>sóc sức khoẻ</b>
<b>-Những </b>tậ p quán có


<b>hại cho sức khoè.</b>


- Cách <b>phòng </b>ngừa tai


<b>nạn, thương tích, </b>
<b>cách phịng tránh một </b>


số bệnh.


<b>-</b> <b>Vệ sinh ăn uống</b>


- Vệ <b>sinh </b>cá <b>nhân, </b>nhà
ở, bàn <b>làng.</b>


- Sử dụng an tồn các


<b>chất hóa học trong </b>
<b>sinh hoạt, sàn xuất.</b>


- Các dược liệu <b>truyền </b>
<b>thống trong dân gian </b>


và điều trị bệnh bằng y
học cồ truyền.


- K hám ch ữ a bệnh tại



<b>trạm y </b>tế, <b>bệnh viện.</b>


<b>- Từ ngữ về sức khoẻ: </b>
<b>bệnh tật, cách điều trị, </b>
<b>cây thuốc dân gian, </b>
<b>thuốc chữa bệnh, bệnh </b>
<b>viện, trạm y té, cách </b>
<b>phòng ngừa và điều trị </b>
<b>bệnh. Một số thành ngữ, </b>
<b>tục ngữ, ca dao, truyện </b>
<b>nói về chủ điểm.</b>


<b>- Củng cố từ vay mượn, từ </b>
<b>đồng nghĩa, từ trái </b>
<b>nghĩa, từ đồng âm.</b>
<b>- Quan hệ từ.</b>


<b>- Câu ghép nối vế bằng </b>
<b>quan hệ từ. Dấu ngoặc </b>
<b>đơn, dấu ngoặc kép.</b>


<b>- Hỏi đáp về bệnh tật và </b>
<b>khám chữa bệnh.</b>
<b>- Nói lời chi dẫn phòng và </b>


<b>chữa bệnh, lời chi dẫn </b>
<b>dùng thuốc, lời chi dẫn </b>
<b>trồng cây thuốc dân gian.</b>
<b>- Nói lời thuyết minh về </b>



<b>chăm sóc sức khoẻ bằng </b>
<b>cả câu đơn và câu ghép.</b>
<b>- Luyện đọc bài khố, trả </b>
<b>lời câu hịi để hiểu nội </b>
<b>dung, tóm tắt bài khố.</b>
<b>- Viết chính tả trích đoạn </b>


<b>hoặc tồn bài khố </b>
<b>ngắn. Viết đoạn chỉ dẫn, </b>
<b>đoạn văn thuyết minh </b>
<b>(giới thiệu, tuyên </b>


<b>truyền) những nội dung </b>
<b>thuộc chủ điềm.</b>


<b>8. Giáo dục</b>


<b>- Người Mơng xố mù </b>
<b>chừ và thực hiện phổ </b>
<b>cập giáo dục tiểu học.</b>
<b>- Người Mông học tập </b>


<b>thường xuyên ờ </b>
<b>bản làng.</b>


<b>- Gương người Mơng </b>
<b>học tập tích cực (trẻ </b>
<b>em, người lớn).</b>



<b>- Từ ngữ về học tập, </b>
<b>trường lớp, sách vờ, văn </b>
<b>bằng. Một số thành ngữ, </b>
<b>tục ngữ, ca dao, truyện </b>
<b>nói về chù điểm.</b>


<b>- Cùng cố về danh từ và </b>
<b>cụm danh từ.</b>


<b>- Củng cổ về </b>câu <b>trầìì </b>
<b>thuật đơn có mơ hình:</b>
<b>Ai - là gì(ai)? Ai - làm </b>
<b>gì? Ai - thể nào?</b>


<b>- Văn bản: bản tin, </b>
<b>thông báo.</b>


<b>- Nghi thức giao tiếp với </b>
<b>thầy cô giáo.</b>


<b>- Hòi đáp về việc học tập </b>
<b>ở địa phương.</b>


<b>- Nói lời chào thầy cô </b>
<b>giáo, lời xương hô, thưa </b>
<b>gửi khi trao đồi với thầy </b>
<b>cô giáo.</b>


<b>- Nghe bản tin, báo cáo, câu </b>
<b>chuyện thuộc chù đề và </b>


<b>nói lại một vài ý chính.</b>
<b>- Luyện đọc, trà lịi câu </b>


<b>hỏi và tóm tắt bài khố.</b>
<b>- Viết chính tả trích đoạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>Bài khoa</b>


<b>Kiến thức tiếng Mông </b>
<b>và văn hố M ơng</b>


<b>Kỹ năng nghe, </b>
<b>nói, đọc, viết</b>
<b>9. Bảo vệ Tô quôc</b>


<b>- Truyền thống yêu </b>
<b>nước và bảo vệ </b>


Tổ quốc của người


<b>Việt Nam.</b>


<b>- Thủ đoạn chia rẽ dân </b>


tộc và phá hoại hồ
bình của những kẻ


<b>thù địch.</b>



-Bảo vệ biên cương.


<b>- Giữ gìn trật tự an </b>
<b>ninh ở bàn làng </b>
<b>người Mông</b>
<b>- Những gương tốt </b>


<b>người Mông bảo vệ </b>
<b>Tổ quốc, giữ gìn trật </b>


tự an ninh bản làng,


<b>quê hương.</b>


r p s IV A 1 » A r p A


<b>- Từ ngữ vẽ bào vệ Tô </b>
<b>quốc: truyền thống bào </b>


vệ Tổ quốc, các lực


<b>lượng và những hoạt </b>
<b>động bảo vệ Tổ quốc. </b>


N hững thành ngữ, tục


<b>ngữ, ca dao, truyện nói </b>
<b>về chù đề.</b>


<b>- Cùng cố về động từ và </b>


<b>cụm động từ.</b>


<b>- Cùng cố về câu hòi và </b>
<b>câu hỏi lựa chọn.</b>
<b>- Văn bàn: đơn, báo cáo. </b>


bài văn thuyết minh.


- Hòi đáp vê hoạt động bào


<b>vệ Tổ quốc ở địa phương.</b>


- Luyện tập đặt câu hỏi
lựa chọn.


-<b> Nghe kể chuyện về hoạt </b>


động bảo vệ T ổ quốc và
kề lại những ý chính.


<b>Ghi tên một vài nhân vật </b>


trong câu chuyện đã


<b>nghe; Nghe bản tin, báo </b>


cáo, hợp với chủ đề và


<b>nói lại một vài ý chính.</b>



- Luyện đọc, trả lời câu


<b>hịi và tóm tắt bài khố.</b>


- V iết chính tả trích đoạn
hoặc bài k h o á ngắn.
V iết bài văn th u y ết m inh


<b>(giới thiệu, tuyên truyền) </b>
<b>về bảo vệ Tồ quốc. Viết </b>


đơn, báo cáo ngấn.


<b>10. Văn hoá dân tộc</b>
<b>- Lịch sử dân tộc và </b>


<b>truyền thống văn hố </b>
<b>Mơng.</b>


<b>- Âm nhạc, văn học dân </b>
<b>gian cùa người Mông.</b>
<b>- Trang phục cùa người </b>


<b>Mông.</b>


T A 1 Ạ • \ A , <b>X</b>


<b>- Lê hội và một sô </b>
<b>phong tục tập quán </b>
<b>đẹp của người Mông.</b>


<b>- Xây dựng nếp sống </b>


<b>văn hóa mới, gia </b>
<b>đình văn hóa, bản </b>
<b>làng văn hóa ở vùng </b>
<b>người Mơng.</b>


<b>- Bảo tồn và phát triển </b>
<b>di sản văn hóa Mơng.</b>


<b>- Từ ngữ về văn hố nghệ </b>
<b>thuật (văn hố nghệ thật </b>
<b>chung và văn hố nghệ </b>
<b>thuật Mơng). Một số </b>
<b>thành ngữ, tục ngữ, ca </b>
<b>dao, truyện nói về chù đề.</b>
<b>- Cùng cố về tính từ và </b>


<b>cụm tính từ.</b>


<b>- Củng cố về câu cảm </b>
<b>thán, câu cầu khiến.</b>
<b>- Bài văn kể chuyện, thuật </b>


<b>việc đơn giản.</b>


<b>- Nghi thức mời, yêu cầu, </b>
<b>đề nghị, nghi thức giao </b>
<b>tiếp trong đám cưới, </b>
<b>đám ma, lễ hội.</b>



<b>- Hỏi đáp về văn hố dân tộc </b>
<b>Mơng (lễ hội, trang phục, </b>
<b>nghệ thuật dân gian,...). </b>
<b>Nói lời khen, chê.</b>


<b>- Nói lời giới thiệu về một số lễ </b>
<b>bội, trang phục, món ăn dân </b>
<b>tộc của nệưừi Mơng. Nói lời </b>
<b>chi dẫn ve bài tnừ những hù </b>
<b>tục lạc hậu ờ địa phương.</b>
<b>- Nghe và kể lại một số ý </b>


<b>chính trong câu chuyện đã </b>
<b>nghe có nội dung họp với </b>
<b>chù đề.</b>


<b>- Luyện đọc, trả lời câu </b>
<b>hỏi và tóm tăt bài khố.</b>
<b>- Viết chính tả trích đoạn hoặc </b>


<b>bài khố ngạn. Viết bài văn </b>
<b>thuyết minh (giói thiệu, </b>
<b>tuyên truyền) về bảo tồn và </b>
<b>phát huy văn hố Mơng. </b>
<b>Viết đoạn vàn kê chuyện, </b>
<b>thuật việc đơn giản.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

<b>Chủ đề học tập - </b>
<b>Bài khoá</b>



<b>Kiến thức tiếng M ơng </b>
<b>và văn hố M ông</b>


<b>Kỹ năng nghe, </b>
<b>nói, đọc, viết</b>
<b>11. Chính sách </b>


và pháp luật


-Chính <b>sách của Đảng </b>


và N h à nước đối với


<b>đồng bào dân tộc.</b>
<b>- Các quyền cơ bàn và </b>


nghĩa vụ công dân.


<b>- Một số vấn đề về </b>
<b>pháp luật.</b>


<b>- Người Mỏng sống và </b>


làm việc theo hiến
pháp <b>và </b>pháp luật.


- T ừ ngữ <b>về </b>chính sách và
pháp luật. M ột số thành
ngữ, tục ngữ, câu



chuyện hợp với chủ


<b>điểm.</b>


<b>- Củng cố về số từ, loại từ </b>
<b>và quan hệ từ.</b>


<b>- Củng cố câu phủ định, từ </b>
<b>chối, bác bò.</b>


<b>- Củng cố các nghi thức </b>


nói: nói khi phát biểu ý
kiến trước nhiều người,
nói với người già, với


<b>thầy cô giáo.</b>


- Hòi đáp về m ột số chủ
trư ơ ng của Đ ảng và
chính sách cùa N hà
nước với đồng bào dân


<b>tộc (chính sách 135, cho </b>


vay vốn, xố đói giảm
nghèo). Hỏi đáp về m ột
số luật cơ bản.



- N ghe kể chuyện và kể lại
nội dung chính cùa
nhữ ng câu chuyện đã
nghe hợp với chủ đề.
- N ói lời giới thiệu m ột số


chính sách và pháp luật
liên quan đến đời sống
của người M ơng. N ói
lời chi dẫn bà con thực


<b>hiện một số chính sách </b>


và pháp luật.


- Luyện đọc, trà lời câu
hịi và tóm tắt bài khố.
- V iết chính <b>tà </b>trích đoạn


hoặc bài khoá ngắn.


<b>Viết bài văn thuyết minh </b>


(giới thiệu, tuyên


<b>truyền) về chính sách và </b>
<b>pháp luật, viết đoạn văn </b>


chi dẫn thự c hiện m ột số
chính sảch, pháp luật.



4. K iến thứ c sư phạm


a) Chương trình và đối tượng học viên


- Đặc điểm của học viên người lớn đang công tác ở vùng dân
tộc trong việc học tiếng dân tộc; những thuận lợi và khó khăn của
người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

- Giới thiệu tài liệu dạy tiếng Mông cho cán bộ cơng chức; thực
hành phân tích tài liệu.


b) Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách


thức đánh giá kết quả học tập


- Những hiểu biết chung về phương pháp dạy học và phương
pháp dạy học mới nhằm tích cực hố người học. Thực hành nhận
biết phương pháp dạy học mới trong dạy tiếng dân tộc.


- Các phương pháp dạy học tiếng cho người lớn: phương pháp
rèn luyện theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp
phân tích ngơn ngữ, phương pháp đặt và giải quyết vẩn đề, phương
pháp đóng vai. Thực hành soạn giáo án dạy học thể hiện các phương
pháp đã học.


- Các phương pháp dạy học cụ thể vận dụng trong dạy tiếng dân
tộc ở từng loại bài học: phương pháp dạy nghe nói, phương pháp
dạy đọc, phương pháp dạy viết. Thực hành phân tích thực trạng về
phương pháp dạy tiếng Mông ở địa phương; thực hành soạn bài, dạy


thử từng loại bài luyện kỹ năng tiếng (luyện nghe nói, luyện đọc,
luyện viết).


- Sử dụng các học liệu và các phương tiện dạy học khác để dạy
tiếng Mông thuộc các chủ đề học tập: sử dụng băng cát sét, băng
hình, tranh ảnh, môi trường xung quanh để dạy tiếng. Thực hành
soạn bài, dạy thử có dùng các học liệu và các phương tiện dạy học.


- Các hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc cho người lớn:
học cá nhân, học nhóm, học theo lớp. Thực hành soạn bài, dạy thử
có dùng các hình thức tổ chức dạy học đã nêu.


- Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên: kiểm tra
vẩn đáp, kiểm tra viết bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và
tự luận, đánh giá qua các bài thu hoạch từ thực tế học tập tà dạy thử
ở địa phương.


5. Kỹ năng sư phạm


- Thực hành nhận biết phương pháp dạy học mới trong dạy
tiếng Mông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

- Thực hành soạn giáo án dạy học thể hiện các phương pháp
dạy học, các phương pháp sử dụng học liệu và các phương tiện dạy
học đã học.


- Thực hành phân tích thực trạng dạy tiếng Mông ở địa phương;
soạn bài, dạy thử từng loại bài luyện kỹ năng nghe nói, luyện kỹ
năng đọc, luyện kỹ năng viết theo tài liệu cho học viên.



- Thực hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên.
VI. GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẢN THỤC HIỆN CI IƯƠNG TRÌNH
1. Tính pháp lý của bộ chữ tiếng Mông và vấn đề phương ngũ’
a) Tính pháp lý của bộ chữ tiếng Mơng


Bộ chữ tiếng Mông dùng trong Chương trình này là bộ chữ
được Chính phủ phê chuẩn tại văn bản số 206 - CP ngày 27 tháng


1 1 năm 1961.


b) Vấn đề phưưng ngữ


Tiếng Mơng có 5 phương ngữ. Khi xây dựng chữ viết Mông,
những người làm chữ đã lấy phương ngữ Mông Lềnh, ở vùng Sa Pa
là phương ngữ tương đối phổ biến làm căn cứ để xây dựng hệ thống
chữ viết ghi âm. Bộ chữ này thể hiện tương đối đủ hệ thống ngữ âm
của các phương ngữ khác trong tiếng Mông.


Tuy nhiên, do phương ngữ được chọn chỉ là tương đối phổ biến
nên khi biên soạn tài liệu dạy học cần có mục đổi chiếu các phương


<b>ngữ sau từng bài hoặc có bảng từ ngữ đối chiếu ở cuối tài liệu. Bên </b>


cạnh đó cần trang bị cho học viên các tài liệu công cụ như sổ tay từ
ngữ các phương ngữ tiếng Mông, Từ điển so sánh Việt - Mông,
Mông - Việt để học viên tham khảo.


2. C ấu trú c nội dung của C huoìig trìn h
a) Khối kiến thức và kỹ năng tiếng Mơng



</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

- Nội dung Chương trình được xây dựng đồng dạng với nội
dung của Chương trình dạy tiếng Mông cho cán bộ, công chức công
tác ở vùng dân tộc, miền núi, nhưng có mở rộng và nâng cao hơn...


b) Khối kiến thức và kỹ năng sư phạm


Cung cấp kiến thức dạy tiếng dân tộc như một ngôn ngữ thứ hai
cho người lớn;...


Sự phân chia các phần nội dung chỉ là sự phân chia tương đối để
thuận tiện cho việc đánh giá kết quả học tập. Khi biên soạn tài liệu học
tập, người biên soạn phải thể hiện sự tích hợp giữa nội dung kiến thức
và kỹ năng về tiếng Mông trong phần 2 để người học trong lúc học
nghe, nói, đọc, viết được nhận biết, củng cố các kiến thức về tiếng
Mông và trong lúc học các kiến thức về tiếng Mông, có cơ hội sử dụng
những kiến thức đó vào việc nghe, nói, đọc, viết...


<b>3. Tài liệu dạy học tiếng Mông</b>


a) Ngữ liệu đưa vào tài liệu dạy học là các bài hội thoại, các bản
tin, văn bản phổ biến kiến thức khoa học và đời sống, mẩu chuyện lịch
sử, truyện dân gian, truyện vui, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố
nguyên bản tiếng Mông hoặc được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Mông.
Ngôn ngữ trong các ngữ liệu cần giản dị, dễ hiểu, chuẩn mực, thể hiện
các kiến thức về tiếng Mông đã nêu trong Chương trình.


b) Chương trình này là cơ sở để biên soạn giáo trình, tài liệu;
thiết kế các thiết bị dạy học tiếng Mông phục vụ cho việc đào tạo
giáo viên dạy tiếng Mơng.



<b>4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học</b>


Để việc dạy tiếng Mơng theo Chương trình này có hiệu quả, cần
vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động
của người học, tập trung vận dụng những phương pháp đặc trưng
của môn học như thực hành giao tiếp, đóng vai, rèn luyện theo mau,
phân tích ngơn ngữ, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề.


Để phát huy tính tích cực của học viên, cần thay đổi hình thức
tổ chức dạy học trong một bài dạy. c ầ n phối hợp ba hình thức tổ
chức dạy học (học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, học theo lớp, tự học
có hướng dẫn) trong một bài học, hay một cụm bài học...


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

5. Đ ánh giá kết quả học tập


Mục đích của việc đánh giá kết quả học tập là để xác nhận kết quả
học tập của học viên giúp cho học viên nhận biết được trình độ học tập
của mình để tiếp tục nỗ lực hơn trong học tập; mặt khác việc đánh giá
còn giúp cho giáo viên có những thơng tin phản hồi về quá trình dạy
học để giáo viên điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học trong
từng bài sao cho chất lượng bài dạy đáp ứng mục tiêu tốt hơn.


a) Phương thức đánh giá


Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo
các phương thức:


- Đánh giá thường xuyên (trong mỗi giờ lên lớp);
- Đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm bài);



- Đánh giá cuối khóa.
b) Nguyên tắc đánh giá


- Toàn diện: các nội dung học tập nêu trong Chương trình đều
phải được đánh giá. Nội dung nào chiếm thời lượng học tập nhiều
thì được thể hiện trong bài kiểm tra với số lượng câu hỏi và bài tập
nhiều hơn những nội dung có thời lượng ít.


- Khách quan: sử dụng nhiều hình thức đánh giá và công cụ
đánh giá để đảm bảo tính khách quan của công việc đánh giá. c ầ n
sử dụng cả hình thức đánh giá vấn đáp và đánh giá bằng bải kiểm tra


<b>viết; sử dụng phối hợp cả câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi </b>


tự luận trong các bài kiểm tra viết, sử dụng cả hình thức viết báo cáo
thu hoạch sau đợt thực tế hoặc sau đợt thực hành để đánh giá kết
quả học tập.


c) Cách kiểm tra, đánh giá


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

- Các kỹ năng đọc thành tiếng, viết chữ, viết chính tả được đánh
giá qua hoạt động thực hành của từng học viên;


- Các kỹ năng đọc - hiểu, dùng từ, đặt câu được đánh giá bằng
những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở;


- Các kỹ năng nghe và nói được đánh giá bằng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan, câu hỏi mở, bằng hình thức vấn đáp;


- Các kỹ năng viết đoạn văn, bài văn được đánh giá bằng bài


kiểm tra viết (tự luận);


- Các kỹ năng dạy học cần được đánh giá bằng bài kiểm tra
viết, báo cáo thu hoạch của học viên sau đợt đi thực tế hoặc thực tập
sư phạm, bằng quan sát của giáo viên trên các loại sản phẩm của học
viên là giáo án và giờ dạy (đọc giáo án, dự giờ).


d) Cấp chứng chỉ


Việc xét cấp chứng chỉ cho học viên cần dựa trên kết quả quá
trình học tập và kỳ thi cuối khóa.


<b>6. Một số hình thức đào tạo</b>


a) Đào tạo tập trung liên tục từ đầu đến cuối khóa học. Kết thúc
khố, học viên dự thi và được xét cấp chứng chỉ.


b) Đào tạo tập trung thành nhiều đợt, mỗi đợt học viên học một
số học phần và dự kiểm tra sau học phần. Kết thúc khoá, học viên
dự thi cuối khoá để được xét cấp chứng chỉ.


c) Kết hợp đào tạo với tự đào tạo. Những học viên đã biết tiếng
Mơng ở mức có thể giao tiếp thơng thường thì có thể tự học theo tài
liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên rồi dự kiểm tra học phần. Nếu
đạt kết quả sẽ được dự thi cuối khoá để được xét cấp chứng chỉ.


<b>7. Điều kiện thực hiện Chưong trình</b>


a) Có đủ giảng viên.



b) Có đủ cơ sở vật chất tối thiểu cho việc đào tạo: phòng học,
thiết bị dạy học (cát sét và băng ghi âm, ti vi, đầu đĩa và đĩa hình).


c) Có đủ tài liệu học tập cho học viên, gồm cả Tài liệu học tiếng
Mông cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc Mông và sách
hướng dẫn dạy học cho giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

d) Có các loại sách bổ trợ cho học viên như: Từ điển Việt -
Mông, Từ điển Mông - Việt, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp tiếng Mông;
các tác phẩm văn học; các sách khảo cứu về ngôn ngữ và văn hố
Mơng; các sách khoa học, pháp luật có liên quan tới nội dung của
Chương trình.


Những kiến thức và kỹ năng trong Chương trình đều hướng tới
sự chuẩn bị tích cực cho học viên để họ có thể đảm nhận được công
việc của một giáo viên dạy tiếng Mông cho cán bộ, công chức sau
khi học xong Chương trình.


<b>10. </b> <b>Quyết định số 46/2006/QĐ/BGD&ĐT ngày 23/10/2006 </b>


<b>của Bô Giáo duc và Đào tao</b>■ <i>m </i> <i>m</i>


số: 46/2006/QĐ-BGDĐT <i>Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2006</i>


<b>Q U Y É T Đ ỊN H (trích)</b>


<b>BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIÉNG KHMER DÙNG ĐÉ ĐÀO TẠO </b>
<b>GIÁO VIỂN DẠY TIÉNG KHMER CHO CÁN Bộ, CÔNG CHỨC </b>


<b>CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN T ộ c</b>



<b>B ộ T R Ư Ở N G B ộ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠ O</b>


<i>Căn cứ Chi thị sổ 38/2004/CT-TTg ngày 09 thảng 11 năm 2004 </i>
<i>của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩỵ mạnh đào tạo, bồi dưỡng </i>
<i>tiếng dân tộc thiểu số đổi với cản bộ, công chức công tác ở vùng </i>
<i>dân tộc, miền núi;</i>


<b>Q U Y É T Đ ỊN H</b>


<b>Điều 1. </b>Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tiếng
Khmer dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

<b>C H Ư Ơ N G TR ÌN H (trích)</b>


<b>T IÉ N G KHM ER DÙNG Đ Ê Đ À O TẠ O G IÁO V IÊ N </b>
<b>DẠY T IÉ N G KHM ER C H O CÁN B ộ , C Ô N G C H Ứ C </b>


<b>C Ô N G TÁC Ở V Ù N G DÂN T Ộ C </b>


<b>(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2006/QĐ-BGDĐT </b>
<b>ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</b>


I. MỰC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG KHMER
DÙNG ĐÊ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG KHM ER CHO
CÁN B ộ , CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN T ộ c
(sau đây gọi tắt là Chương trình)


Chương trình nhằm đào tạo người học trở thành giáo viên dạy


tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc...


II. QUAN ĐIỂM XÂY D ự N G CHƯƠNG TRÌNH
1. Phù họp với đối tượng


Đối tượng tiếp nhận Chương trình là những người tốt nghiệp
trung học phổ thông hoặc có trình độ tương đương trở lên; có thể
nghe, nói tương đối thành thạo tiếng Khmer, bước đầu biết đọc, biết
viết chữ Khmer; có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm theo một chương trình
ngắn hạn để trở thành giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công
chức cơng tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.


2. Tích họp


a) Kết hợp giữa trang bị kiến thức ngôn ngữ với tăng cường khả


năng giao tiếp bằng tiếng Khmer


Việc dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng
đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu dựa vào người địa phương biết
tiếng Khmer nhưng chưa được trang bị kiến thức về ngôn ngữ
Khmer. Để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy tiếng Khmer sau khi kết
thúc khoá đào tạo, học viên cần tiếp tục học đọc, học viết và hoàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

thiện các kỹ năng nghe, nói, đồng thời cần được trang bị một số kiến
thức cơ bản về tiếng Khmer.


v ề nội dung, Chương trình khơng trang bị kiến thức sâu và có
hệ thống như các chương trình chính quy trong các trường trung học


sư phạm, cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm.


b) Kết hợp việc dạy tiếng Khmer với hệ thống hoá những hiểu
biết về văn hoá, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Khmer.


Việc dạy tiếng Khmer dựa trên ngữ liệu phản ánh cuộc sống lao
động, sinh hoạt văn hoá, phong tục, tập quán,... của địa phương, qua
đó tăng cường và hệ thống hố những hiểu biết của học viên về tâm
lý, tình cảm, văn hố truyền thống của đồng bào. Bên cạnh đó cịn
có một số văn bản phổ biến khoa học, pháp luật, chính trị nhằm tăng
cường vốn từ ngữ, mở rộng hiểu biết của học viên, giúp học viên
sau khoá đào tạo thực hiện có hiệu quả hoạt động giảng dạy cho
những cán bộ, công chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.


c) Kết hợp chặt chẽ giữa việc trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ
năng ngôn ngữ với kiến thức và kỹ năng sư phạm, giữa trang bị kiến
thức sư phạm với rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức sư phạm


Chương trình gắn nội dung dạy học tiếng Khmer với kiến thức
và kỹ năng sư phạm; gắn các bài học lý thuyết về phương pháp
giảng dạy với việc soạn giáo án và thực hành dạy từng bài ứong
Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, nhằm giúp
học viên nắm vững kiến thức về phương pháp giảng dạy, nhanh
chóng có khả năng thực hiện Chương trình.


III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC


<b>1. T hịi lượng thực hiện Chương trình</b>


Chương trình được thực hiện với thời lượng 750 tiết. Mỗi tiết


45 phút.


<b>2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng</b>


a) Cấu trúc Chương trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

- Trang bị kiến thức chung
- Học chữ


- Trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng
- Thực tập sư phạm.


Giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng được thiết
kế thành các chủ đề học tập (khoảng 10 chủ đề). Thời lượng dành
cho mỗi chủ đề (cụm bài học) khoảng 60 tiết. M ỗi bài học gồm
các phần sau:


- Bài đọc


- Ngữ âm - chữ viết
- Từ ngữ - ngữ pháp
- Làm văn


- Kỹ năng sư phạm


b) Phân bổ thời lượng cho các giai đoạn học tập


- Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức chung 25 tiết


+ Sơ lược về tiếng nói và chữ viết Khmer (2 tiết)



+ Kiến thức sư phạm (23 tiết)


- Giai đoạn 2: Học chữ 75 tiết


+ Đọc, viết (khoảng 45 tiết)


+ Nghe, nói (khoảng 5 tiết)


+ Kiến thức (Ngữ âm - chữ viết, Từ ngữ - ngữ pháp, Làm văn),
(khoảng 1 0 tiết)


+ Kỹ năng sư phạm (khoảng 10 tiết)


+ Ôn tập, kiểm tra (khoảng 5 tiết)


- Giai đoạn 3: Trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng 585 tiết


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

+ Kỹ năng:
Đọc, viết
Nghe, nói


+ Kỹ năng sư phạm


(khoảng 240 tiết)
(khoảng 65 tiết)
(khoảng 130 tiết)
(khoảng 25 tiết)
+ On tập, kiêm tra giữa và ci khố



- Giai đoạn 4: Thực tập sư phạm 65 tiết


IV. YÊU CẦU C ơ BẢN CẦN ĐẠT


Học xong Chương trình, học viên cần đạt được các yêu cầu cơ
bản sau:


1 . v ề kỹ n ăn g


a) Kỹ năng ngôn ngữ


- Đọc trôi chảy, hiểu và dịch được ý chính của bài hội thoại, bài
văn, truyện dân gian, bản tin, thông báo, văn bàn phổ biến khoa học,
phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ
tiếng Khmer sang tiếng Việt.


- Viết đúng bài chính tả (khoảng 150 từ). Viết được thư từ giao dịch


thông thường, bài văn tự sự, thuyết minh đơn giản (khoảng 2 0 0 chữ).


- Nghe - hiểu và dịch được nội dung các cuộc ưao đổi, bản tin
thời sự, văn bản phổ biến kiến thức khoa học, đường lối, chính sách,
pháp luật từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại. Trình bày
được ý kiến cá nhân về các vấn đề của địa phương.


<b>b) Kỹ năng sư phạm: Có kỹ năng soạn giáo án và thực hành </b>


giảng dạy.


2.

<b>về </b>

kiến th ứ c


a) Kiến thức ngôn ngữ


- N gữ âm - chữ viết: Nắm được bảng chữ, chữ số Khmer; cách
ráp vần, cách gửi chân, chồng vần, chéo vần.


- Từ ngữ - ngữ pháp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

+ Nắm được một số từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ,
đại từ, quan hệ từ); các kiểu câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn,
câu cầu khiến, câu cảm thán), câu ghép; thành phần câu; một số mẫu
câu đặc trưng của tiếng Khmer.


- Làm văn: Hệ thống hoá được những hiểu biết về nghi thức lời
nói. Nắm được cấu tạo của đoạn văn, bài văn; cách xây dựng một số
loại văn bản (thư từ, văn bản tự sự, thuyết minh).


b) Kiến thức văn hố dân tộc: Có những hiểu biết sâu hơn, có
hệ thống hơn về phong tục tập quán, về đời sống tinh thần và vật
chất của đồng bào Khmer Nam Bộ.


c) Kiến thức sư phạm


Có hiểu biết về phương pháp dạy tiếng Khmer; về phương tiện
dạy học và cách sử dụng phương tiện dạy học, về phương pháp đánh
giá học viên.


V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH


1. Nội dung dạy học



1.1. Giai đoạn 1: trang bị kiến thức chung (dạy bằng tiếng Việt)
a) Sơ lược về tiếng nói và chữ viết Khmer


- Đặc điểm của tiếng Khmer
- Đặc điểm của chữ Khmer
b) Kiến thức sư phạm


- Đặc điểm của Chương trình tiếng Khmer dùng đảo tạo giáo viên
dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc.


+ Mục tiêu của Chương trình


+ Quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Chương trình


+ Tính đồng dạng, nâng cao cùa Chương trình so với Chương trình
dạy tiếng Khmer cho cán bộ, cơng chức cơng tác ở vùng dân tộc.


- Đặc điểm của đối tượng tiếp nhận Chương trình dạy tiếng
Khmer cho cán bộ, cơng chức


+ Đặc điểm về hồn cảnh cơng tác


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

+ Đặc điểm tâm, sinh lý; đặc điểm học tập của người lớn
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học


+ Phương pháp dạy học (phương pháp dạy học theo định hướng
tích cực hoá hoạt động của người học; biện pháp dạy các loại bài
học cụ thể).



+ Hình thức tổ chức dạy học (làm việc cá nhân, làm việc theo
nhóm, làm việc theo lớp).


- Phương tiện hỗ trợ giảng dạy


+ Tài liệu học cho học viên, tài liệu hướng dẫn giáo viên
+ Thiết bị dạy học


- Đánh giá kết quả học tập


+ Mục tiêu, nguyên tắc đánh giá
+ Nội dung, phương pháp đánh giá


1.2. Giai đoạn 2: học chữ


a) Rèn luyện kỹ năng


- Kỹ năng ngôn ngữ
Đọc:


+ Luyện phát âm. Đọc tiếng, từ; tìm hiểu nghĩa của từ.


+ Đoc câu, chuỗi câu, đoan hôi thoai, đoan văn. Tìm hiểu nơiĩ 7 7 • T • / • •


dung diễn đạt trong câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại, đoạn văn.
Viết:


+ Viết chữ, chữ số tự nhiên từ 1 đến 1.000.000.


+ Viết chính tả câu, chuỗi câu (nhìn viết, nghe - viểt).


Nghe - nói:


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

- Kỹ năng sư phạm


+ Soạn giáo án: vận dụng những kiến thức sư phạm được trang
bị để soạn những bài dạy cụ thể.


+ Trình bày giáo án, trao đổi cùng giáo viên và học viên trong lớp.


b) Trang bị kiến thức


- Bảng chữ Khmer: phụ âm, chân phụ âm, nguyên âm, nguyên
âm độc lập. Chữ hoa. Dấu ngữ âm, dấu câu.


- Cách ráp vần, cách gửi chân, chồng vần, chéo vần.
- Chữ số Khmer.


- Một số mẫu câu nghi vấn, câu trần thuật (dạng sơ giản).
- Một số nghi thức lời nói đơn giản của đồng bào (hệ thổng hoá).


<b>1.3. Giai đoạn 3: trang bị kiến thức, hoàn thỉện kỹ năng</b>


a) Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ


- Rèn luyện kỹ năng
Đọc:


+ Đọc các bài hội thoại, bài văn, bài thơ, truyện dân gian, bản
tin, thông báo, văn bản phổ biến khoa học, phổ biến đường lối,
chính sách, pháp luật.



+ Giải nghĩa một số từ ngữ; nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ nhiều nghĩa trong bài hội thoại, bài đọc.


+ Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài hội thoại, bài đọc.


+ Đọc và dịch những văn bản đã đọc từ tiến g K hm er sang
tiếng Việt.


+ Học thuộc một số tục ngữ, thành ngữ, bài văn vần phổ biến
của đồng bào dân tộc Khmer.


Viết:


+ Viết chính tả (nghe - viết, nhớ - viết); tự phát hiện và sửa lỗi
chính tả khi viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

+ Viết thư từ giao dịch thông thường, viết các đoạn văn, bài văn
tự sự, thuyết minh đơn giản.


Nghe - nói:


+ Nghe - ghi lại nội dung các cuộc trao đổi, bản tin thời sự, văn
bản phổ biến kiến thức khoa học, đường lối, chính sách, pháp luật.


+ Nghe - dịch lại các thông tin đã nghe từ tiếng Khmer sang
tiếng Việt và ngược lại.


+ Nghe - viết chính tả.
+ Giới thiệu về địa phương.



+ Trình bày ý kiến cá nhân về các vấn đề kinh tế - xã hội, an
ninh - quốc phòng của địa phương.


- Trang bị kiến thức
+ Kiến thức ngôn ngữ:


Ngữ âm - chữ viết (củng cố nội dung đã học ở giai đoạn học
chữ): Bảng chữ Khmer; Chữ hoa; Dấu ngữ âm, dấu câu; Cách ráp
vần, cách gửi chân, chồng vần, chéo vần.


Từ ngữ - ngữ pháp: Mở rộng vốn từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục
ngữ) theo các chủ đề học tập; c ấ u tạo của từ; Từ vay mượn, từ gốc
Pa-li, San-skrít; Các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ


<b>nhiều nghĩa; Các từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ </b>


từ); Các kiểu câu: câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán), các thành phần câu đơn, câu ghép; Một số
mẫu câu đặc trưng của tiếng Khmer.


Làm văn: Nghi thức lời nói (hệ thống hoá); c ấ u tạo của đoạn
văn, bài văn; Cách xây dựng một số loại văn bản: viết thư, tự sự,
thuyết minh.


+ Kiến thức văn hoá dân tộc: Phong tục tập quán, đời sống tinh
thần và vật chất của đồng bào dân tộc Khmer (hệ thống hoá).


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

b) Kỹ năng sư phạm: Soạn giáo án (vận dụng những kiến thức
sư phạm được trang bị để soạn những bài dạy cụ thể); Trình bày


giáo án hoặc thực hành giảng dạy cho đối tượng học viên trong lớp,
trao đổi cùng giáo viên và học viên; Thực hành ra đề kiểm tra, đánh
giá (kiểu trắc nghiệm, tự luận); Các kỹ năng khác (viết bảng, phản
hồi thông tin,...).


1.4. Giai đoạn 4: thực tập sư phạm


- Tìm hiểu đặc điểm của đối tượng học viên là cán bộ, công
chức công tác ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ.


- Soạn giáo án.


- Thực hành giảng dạy trên đối tượng cán bộ, công chức đang
theo học trong các lớp dạy tiếng Khmer ở địa phương.


<b>2. Ngữ liệu</b>


a) Các kiểu văn bản


Văn bản đưa vào tài liệu dạy học là các bài hội thoại, tục ngữ,
thành ngữ của đồng bào dân tộc Khmer, trích đoạn tác phẩm văn
học, báo chí, tin tức, mẩu chuyện lịch sử, văn bản phổ biến khoa
học, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, văn bản giao dịch thông thường,...


b) Hệ thống chủ đề và nội dung bài đọc gợi ý (đồng dạng với
Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, cơng chức)


- Gia đình, dịng tộc:
+ Giới thiệu bản thân



<b>+ Gia đình tơi</b>


+ Cơng việc gia đình
+ Làm kinh tế gia đình


+ Gia đình với chính sách sinh đẻ có kế hoạch
+ Luật Hơn nhân và Gia đình;...


- Phum sóc, q hương:
+ Quê hương đổi mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

+ Nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long
+ Thành phổ c ầ n Thơ


+ Vựa lúa Sóc Trăng;...
- Thiên nhiên, mơi trường:
+ Thời tiết, khí hậu Việt Nam
+ Rừng u Minh, sông Cửu Long
+ Cây thốt nốt


+ Pháp luật về bảo vệ môi trường;...
- Chăm sóc sức khoẻ:


+ Vệ sinh phịng dịch
+ Rèn luyện thân thể
+ Phòng bệnh, chữa bệnh
+ Hãy tránh xa ma tuý


+ Phòng chống bệnh HIV/AIDS;...


- Lao động, sản xuất:


+ Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo
+ Nghề truyền thống


+ Phát triển sản xuất


+ Kỳ thuật chăn nuôi, trồng trọt
+ N gày Quốc tế Lao động;...
- Khoa học, giáo dục:


+ Truyền thống hiếu học
+ Trường dân tộc nội trú
+ Bài trừ mê tín, dị đoan


+ M ột số nhà khoa học, nhà giáo tiêu biểu
- Đất nước, con người:


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

+ Các tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống
+ Chính sách đồn kết dân tộc;...


*> /
Ị Ạ r p Á Â


- Bảo vệ Tô quôc:


+ Truyền thống yêu nước


+ Kỷ niệm ngày Quốc phịng tồn dân
+ Giữ gìn cuộc sống thanh bình



+ Bảo vệ biên giới và hải đảo
+ Luật Nghĩa vụ quân sự;...


- Truyền thống và di sản văn hoá dân tộc:
+ Xây dựng nếp sống mới


+ Trang phục của người Khmer
+ Lễ hội của người Khmer
+ Tục lệ của người Khmer
+ Chùa Khmer


+ Một số địa danh nổi tiếng


+ Giữ gìn và bảo vệ di sản văn hố
+ Luật Di sản văn hoá;...


- Đảng và Bác Hồ:
+ Chuyện về Bác Hồ


+ Chuyện về các đảng viên ưu tú
+ Bác Hồ với các dân tộc thiểu số
+ Vào Lăng viếng Bác;...


<b>3. Liên kết nội dung và ngữ liệu dạy học</b>


a) Giai đoạn học chữ


Sự liên kết nội dung và ngữ liệu dạy học trong giai đoạn này thể
hiện ở chỗ gắn việc học chữ với từ, câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại,


đoạn văn ngắn, với trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

Mơ hình bài học:


<i>r</i>


Bài học sơ ...chữ ...


L u y ộ n đ ọc K iế n th ứ c
n g ô n n g ữ


L u y ện
n g h e - nói


L u y ệ n


v iế t G ọ i ý s ư p h ạ m
- N ội dung:


Chữ, từ,
câu, chuỗi
câu, đoạn
hội thoại
hoặc đoạn
văn ngắn.
- H o ạt động:
+ Đ ọc thành


tiếng



+ Đ ọc - hiểu.


- C hữ K hm er,
cách ráp vần,
gửi chân,
chồng vằn.
- T ừ ngữ mới.


M ầu câu đơn
giản (nhận biết).
- N ghi thứ c lời nói


trong bài
(nhận biết).


- N ghe - đọc
hoặc nhắc
lại từ, câu,
chuỗi câu,
đoạn hội
thoại hoặc
đoạn văn.
- N ói theo mẫu


câu.


- V iết chữ.
- V iế t


chính tả.



- Giáo viên gợi ý


<b>về cách dạy bài </b>
<b>học (Mục đích, </b>
<b>yêu cầu; Những </b>


điểm cần chú ý;
<b>Cách soạn giáo</b>
án theo hướng


<b>tổ chức hoạt </b>


động).


- H ọc viên (H V )


<b>thực hành soạn </b>


giáo án bài học
hoặc 1, 2 phần
của bài học.
- H V trình bày


<b>giáo án, trao </b>


đổi.


b) Giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng



</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

Bài học số...


<b>Chủ đề</b>


<b>B ài đọc </b>
<b>(K iến </b>


<b>thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>N g ữ â m - </b>
<b>ch ữ viết </b>


<b>(K iến </b>
<b>thứ c, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N gữ pháp</b>
<b>(K iến thứ c, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>L àm văn </b>
<b>(K iến thứ c, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>G ọ i ý </b>
<b>g iả n g dạy </b>


<b>(K iến thứ c, </b>
<b>kỹ n ăn g SP)</b>
\


<b>■p </b> Ã


Truyên
thống và
di sản văn
hoá dân
tộc


<b>-N ộ i</b>
dung:
<b>“Hội đua </b>
ghe ngo”
- H oạt


<b>động:</b>
<b>+ Luyện </b>


đọc.
<b>+ T ìm hiểu </b>


và trao
đôi vê
nội dung
bài đọc.


- V iế t


chính tả:
“H ội đua
ghe
ngo” .
- C ủng cố


kiến thức
về quy
tắc chính
tả.


-N ộ i dung:
+ T ừ ngữ về


lễ hội.
+ T ừ vay


m ượn; từ
gốc Pali,
San-scrit.
+ Đặt và trà


lời câu hỏi
lựa chọn -
dùng từ hay
để biểu thị


<b>hai khả năng </b>


lựa chọn.


- H oạt động:
+ H ọc lý


thuyết
+ Thực hành


nhận biết và
sử dụng các
từ ngữ, mẫu
câu đã học.


- V iết đoạn
văn ngắn


à 1 A1 A •


vê lê hội
của địa
phương.
- C ủng cổ


kiến thức
về cấu tạo
của đoạn
văn tự sự.


<b>- Giáo </b>viên kết
hợp gợi ý về
cách dạy ở



<b>mỗi phần cùa </b>


bài học (M ục
đích, yêu cầu;
N hững điểm
cần chú ý;
Cách soạn
giáo án theo


<b>hướng tổ chức </b>


hoạt động).
- M ỗi học vicn


<b>soạn giáo án </b>
1, 2 phần cùa
bài.


- H V trìn h bày
giáo án,
trao đổi.


Theo cách trên, các bộ phận kiến thức và kỹ năng liên kết chặt
chẽ với nhau...


VL GIẢI THÍCH, HƯỚNG DÃN TH ựC H Ẹ N CHƯƠNG TRÌNH


<b>1. về bộ </b>

<b>chữ Khmer và vấn </b>

<b>đề </b>

<b>phương ngữ</b>


Chữ viết Khmer được dùng trong Chương trình là bộ chữ cô


truyền được đồng bào dân tộc Khmer sử dụng qua nhiều thế hệ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

được dùng trong Chương trình dạy mơn Tiếng Khmer cho học sinh
phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


Tiếng Khmer ở những vùng khác nhau của Đồng bằng sơng
Cửu Long khơng có những khác biệt lớn về cách phát âm và từ ngữ.
Vì vậy, tiếng Khmer về cơ bản khơng có vấn đề phương ngữ. Tuy
vậy, để học viên khơng gặp khó khăn khi tiếp xúc với những từ ngữ
có cách phát âm hoặc cách hiểu khác với từ ngữ mà học viên đang
sử dụng, tác giả biên soạn tài liệu đào tạo giáo viên cần lập bảng đối
chiếu từ ngữ Khmer - Việt ở cuối tài liệu. Bên cạnh đó, cần trang bị
cho học viên các tài liệu hỗ trợ như Từ điển so sánh Khmer - Việt,
Việt - Khmer để học viên tham khảo và tra cứu.


<b>2. v ề </b>

<b>cấu trúc Chương trình và nội dung bài học</b>


a) Đặc điểm cấu trúc


Chương trình có cấu trúc đồng dạng và nâng cao so với Chương
trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, cơng chức công tác ở vùng dân tộc.


- Khối kiến thức và kỹ năng ngơn ngữ trong Chương trình được


thiết kế đồng dạng với Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ,
công chức và cũng được chia thành hai giai đoạn:


+ Giai đoạn học chữ có nhiệm vụ chủ yếu là hệ thống hố hiểu
biết của học viên về các ký tự (chữ và dấu) của tiếng Khmer, đọc và
hiểu nghĩa của từ ngữ, câu, chuỗi câu, đoạn, bài; viết đúng chữ và số


của tiếng Khmer. Tác giả biên soạn tài liệu dạy học cần tận dụng
những ký tự học viên đã biết để soạn thành câu, chuỗi câu, đoạn, bài
ứng dụng, giúp học viên đẩy nhanh sự phát triển kỹ năng đọc và viết
(trọng tâm), kết hợp với phát triển kỹ năng nghe, nói và trang bị
kiến thức bước đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

- Tính nâng cao của Chương trình thể hiện ở thời lượng lớn hơn
của bài học so với bài học của Chương trình dạy tiếng Khm er cho
cán bộ, công chức. Bài đọc được khai thác sâu hon; các phần Ngữ
âm - chữ viết, Từ ngữ - ngữ pháp, Làm văn trang bị kiến thức có
tính lý thuyết. Bên cạnh đó, do đặc thù của một chương trình đào tạo
giáo viên, sự bổ sung khối kiến thức và kỹ năng sư phạm cũng thể
hiện tính nâng cao của Chương trình.


b) Nội dung bài học


Mỗi phần trong bài học có nhiệm vụ cụ thể như sau:


- Bài đọc: rèn cho học viên kỹ năng đọc, nghe và nói, đồng thời
cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, hệ thống hoá cho
học viên những hiểu biết cần thiết về đời sống, về văn hoá của đồng
bào dân tộc Khmer.


- Ngữ âm - chữ viết: giúp học viên nắm chắc quy trình viết chữ,
có kỹ năng viết chữ đúng, đều nét; viết đúng chính tả đoạn văn, bài
văn với ba hình thức: nhìn - viết (tập chép), nghe - viết và nhớ - viết.
Qua các bài tập thực hành, học viên được trang bị những kiến thức
đơn giản về ngữ âm - chữ viết tiếng Khmer.


- Từ ngữ - ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ, trang bị


một số kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Khm er và rèn
luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (luyện nói, viết thành câu).


- Làm văn: rèn cho học viên kỹ năng tạo lập các văn bản nói và
viết. Độ dài, độ phức tạp và hình thức thể hiện của các văn bản có
thể khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn học tập, từ trả lời câu hỏi đến
tạo lập văn bản khá hồn chỉnh. Phần Làm văn cịn giúp học viên hệ
thống hoá kiến thức về nghi thức lời nói của đồng bào dân tộc
Khmer, trang bị kiến thức về cấu tạo của đoạn văn, bài văn; cách
xây dựng một số loại văn bản cụ thể.


- Kỹ năng sư phạm: giúp học viên có kỹ năng ứng dụng kiến
thức về phương pháp giảng dạy vào việc soạn giáo án; ra đề kiểm
tra, đánh giá; thực hành giảng dạy đạt hiệu quả trên cơ sở nắm vững
nội dung bài học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù
hợp với đối tượng cán bộ, công chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

c) Gợi ý phân bố nội dung và ngữ liệu dạy học theo chủ đề
(cụm bài học) giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng:


<b>Chủ đề </b>
<b>khoảng</b>


<b>28 tiết/ </b>
<b>ỉ chủ đề</b>


Bài đọc


<b>(K iến </b>
<b>th ứ c, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>N gữ âm - </b>
<b>ch ữ viết </b>
<b>(K iến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


TP V _


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h á p </b>
<b>(K iến thứ c, </b>


<b>kỹ năng)</b>


Làm văn


<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


G ọ iý
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
<b>1. Gia</b> <b>- Nội dung:</b>


<b>đình,</b> <b>Các đoạn</b>
<b>dịng</b> <b>văn ngắn,</b>



<b>tộc</b> <b>bài hội</b>


<b>thoại, bài</b>
<b>đọc đơn</b>
<b>giản về</b>
<b>gia đình,</b>
<b>dịng tộc.</b>
<b>- Hoạt</b>
<b>động:</b>
<b>+ Luyện</b>
<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu</b>


<b>và trao</b>
<b>đôi vê</b>
<b>nội dung</b>
<b>bài hội</b>
<b>thoại, bài</b>
<b>đọc.</b>


<b>- Nội dung: </b>
<b>+ Chữ hoa.</b>
<b>+ Quy tắc </b>


<b>chính tả.</b>
<b>|- Hoạt động: </b>
<b>+ Viết chữ </b>


<b>hoa.</b>



<b>+ Viết chính </b>
<b>tả đoạn </b>
<b>văn ngắn.</b>


<b>- Nội dung:</b>


_ >


<b>+</b> ^ I ' % *v A


<b>Từ ngữ vê </b>
<b>gia đình, </b>
<b>dịng tộc.</b>
<b>+ Danh từ. s ổ </b>


<b>từ. Đại từ </b>
<b>xưng hô.</b>
<b>+ Đặt và trả lời </b>


<b>câu hỏi Ai? </b>
<b>(Cái gì?, Con </b>
<b>gì?), Là gì?, </b>
<b>Bao nhiêu?</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý</b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và </b>


<b>sử dụng các </b>
<b>từ ngữ, mẫu </b>
<b>câu đã học.</b>


<b>- Nội dung: </b>
<b>Nghi thức </b>
<b>lời nói - </b>
<b>chào hỏi, </b>
<b>tự giới </b>
<b>thiệu.</b>
<b>- Hoạt động: </b>
<b>+ Hệ thống</b>


<b>hoá hiểu </b>
<b>biết về </b>
<b>hành vi </b>
<b>chào hỏi, </b>
<b>tự giới </b>
<b>thiệu </b>
<b>trong </b>
<b>tiếng.</b>
<b>+ Đặt và trả </b>


<b>lời câu hòi </b>
<b>theo chù </b>
<b>đề (bài </b>
<b>viết).</b>


<b>Giáo viên </b>
<b>(GV) kết </b>


<b>hợp gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
<b>một số bài </b>
<b>tiêu biểu </b>
<b>(Mục đích, </b>
<b>yêu cầu; </b>
<b>Những </b>
<b>điểm cần </b>
<b>chú ý;</b>
<b>Cách soạn </b>
<b>giáo án </b>
<b>theo hướng </b>
<b>tổ chức </b>
<b>hoạt động). </b>
<b>Mỗi học </b>
<b>viên(HV) </b>
<b>thục hành </b>
<b>soạn giáo án </b>


<b>l,2bàihọc </b>
<b>tích họp. </b>
<b>HV trình </b>
<b>bày giáo </b>
<b>án, trao dổi</b>
<b>2. Phum </b>


<b>sóc, quê </b>
<b>hương</b>


<b>Nội dung: </b>


<b>Các đoạn </b>
<b>văn ngắn, </b>
<b>bài hội </b>
<b>thoại, bài </b>
<b>đọc đơn </b>
<b>giản về </b>
<b>phum </b>
<b>sóc, quê </b>
<b>hương.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>+ Chữ hoa.</b>
<b>+ Quy tắc</b>


chính tả.


<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Viết chữ </b>


<b>hoa.</b>


<i>&</i><b> Viết chính </b>


<b>tả đoạn</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về </b>


<b>phum sóc, </b>
<b>quê hương.</b>


<b>+ Đ ộng từ.</b>
<b>+ Đặt và trả lời </b>


<b>câu hỏi Ai?, </b>
<b>Làm gì? </b>
<b>r Hoạt động:</b>


<b>- Nội dung: - GV gợi ý</b>
<b>Nghi thức</b> <b>cách dạy</b>
<b>lời nói -</b> <b>một số bài</b>
<b>cảm ơn,</b> <b>tiêu biểu.</b>
<b>xin lỗi.</b> <b><sub>- HV thực</sub></b>
<b>- Hoạt động:</b> <b>hành soạn</b>
<b>+ Hệ thống</b> <b>giáo án.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

<b>C hủ đề </b>
<b>khoảng</b>


<b>28 tiết/ </b>
<b>ỉ chủ đề</b>


Bài đọc


<b>(K iến </b>
<b>thứ c, </b>
<b>k ỹ năng)</b>


<b>N g ữ âm - </b>
<b>ch ữ viết </b>
<b>(K iến thức, </b>



<b>kỹ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h á p </b>
<b>(K iến th ứ c, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>L à m v ă n</b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>G ự iý</b>
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thửc, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
<b>- Hoạt động: </b>


<b>+ Luyện </b>
<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu </b>


và trao đổi


<i>X</i> A •


<b>vê nội </b>
<b>dung bài </b>


<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc.</b>


<b>văn ngăn.</b> <b><sub>+ H ọc lý </sub></b>
<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và </b>
<b>sử dụng các </b>
<b>từ ngữ, mẫu </b>
<b>câu đã học.</b>


<b>cảm ơn, </b>
<b>xin lỗi </b>
<b>trong </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer.</b>
<b>+ Đặt và ứả </b>


<b>lời câu hỏi </b>
<b>theo chủ đề </b>
<b>(bài viết).</b>
<b>3. Thiên </b>


<b>nhiên, </b>
<b>môi </b>
<b>trường</b>


<b>- Nội dung: </b>
<b>Các đoạn </b>


<b>văn, bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc </b>
<b>đơn giản </b>
<b>về thời </b>
<b>gian, thời </b>
<b>tiêt,</b>
<b>phương</b>
<b>hướng.</b>
<b>- Hoạt </b>
<b>động:</b>
<b>+ Luyện </b>
<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu, </b>


<b>trao đổi</b>
<b>X </b> A •


<b>v ê nội </b>
<b>dung bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc.</b>


<b>- N ội dung:</b>
<b>+ Chữ hoa.</b>
<b>+ Quy tắc </b>


<b>chính tả.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ V iết chữ </b>



<b>hoa.</b>


<b>+■ V iết chính </b>
<b>tả đoạn </b>
<b>văn ngắn.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về </b>


<b>thời gian, </b>
<b>thời tiết, </b>
<b>phương </b>
<b>hướng.</b>
<b>+ Tính từ.</b>
<b>+ </b>Đặt và trả lời


<b>các câu hỏi: </b>
<b>Ai?, Thế </b>
<b>nào?, Có... </b>
<b>khơng?.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và </b>
<b>sử dụng các </b>
<b>từ ngữ, mẫu </b>


<b>câu đã học.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>Nghi thức</b>


1 \ <i>t • </i>


<b>lời nói </b>
<b>-khẳng</b>
<b>định, phủ</b>
<b>định.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Hệ thống </b>


<b>hoá hiểu </b>
<b>biết về </b>
<b>hành vi </b>
<b>khẳng </b>
<b>định, phù </b>
<b>định trong </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer.</b>
<b>+ Đặt và trả </b>


<b>lời câu hỏi </b>
<b>theo chủ </b>
<b>đề (bài </b>
<b>viết).</b>


<b>- GV gợi ý </b>


<b>cách dạy </b>
<b>một số bài </b>
<b>tiêu biểu.</b>
<b>- HV thực </b>


<b>hành soạn </b>
<b>giáo án.</b>
<b>- HV trình </b>


<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<b>4. Chăm </b>
<b>sóc sức </b>
<b>khoẻ</b>


<b>- N ộ i dung:</b>
<b>Các bài hội </b>


<b>thoại, bài </b>
<b>đọc về</b>


Viết chính tả


<b>đoạn văn.</b>


<b>- N ộ i dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về các </b>



<b>bộ phận cơ </b>
thể, sức khoẻ


<b>- N ội đung:</b>
<b>Nghi thức </b>


<b>lời nói - </b>
<b>mời, nhờ,</b>


- GV gợi ý
cách dạy
một số bài
tiêu biểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

<b>Chủ đề </b>
<b>khoảng</b>


<b>28 tiết/ </b>
<b>1 chủ đề</b>


<b>B à i đ ọ c </b>
<b>(K iến </b>


<b>thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>N gữ âm- </b>
<b>chữ viết </b>
<b>(K iến </b>th ứ c,



<b>kỹ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
Ngữ pháp


<b>(K iến thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>L àm văn</b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>G ựiý </b>
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
<b>sức khoé </b>


<b>và chăm </b>
<b>sóc sức </b>
<b>khoè.</b>
<b>- Hoạt </b>


<b>động:</b>
<b>+ Luyện </b>


<b>đọc.</b>
<b>+- Tìm hiểu </b>



<b>và trao </b>
<b>đơi vê </b>
<b>nội dung </b>
<b>bài hội </b>
<b>thoại, bài </b>
<b>đọc.</b>


<i>4</i>


<b>và chăm sóc </b>
<b>sức khoẻ.</b>
<b>+ Đại từ thay thế </b>


<b>động từ, tính </b>
<b>từ. thế, vậy.</b>
<b>+ Đặt và trả lời </b>


<b>câu hỏi ờ </b>
<b>đâu?, Bao </b>
<b>giờ?, Đ ã ... </b>
<b>chưa?</b>


<b>- Cách thể hiện </b>
<b>ý nghĩa thời </b>
<b>gian: đã, sẽ, </b>
<b>đang.</b>


<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý thuyết.</b>
<b>+ Thục hành </b>



<b>nhận biết và sử </b>
<b>dụng các từ </b>
<b>ngữ, mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>


<b>đê nghị.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Hệ thống </b>


<b>hoá hiểu </b>
<b>biết về </b>
<b>hành vi </b>
<b>mời, nhờ, </b>
<b>đề nghị </b>
<b>trong </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer.</b>
<b>+ Viết đoạn </b>


<b>văn theo </b>
<b>câu hỏi</b>
gợi


<b>ý-- HV thực </b>


hành soạn


<b>giáo án.</b>
<b>- HV trình </b>



<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<b>5. Lao </b>
<b>động, </b>
<b>sản xuất</b>


<b>- Nội dung: </b>
<b>Các bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc </b>
<b>về công </b>
<b>việc gia </b>
<b>đình.</b>
<b>- Hoạt </b>
<b>động:</b>
<b>+ Luyện </b>
<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu </b>


<b>và trao đổi</b>


X A'


<b>vê nội </b>
<b>dung bài</b>


Viết chính tả



đoạn văn.


- Nội dung:
+ Từ ngữ <b>về </b>lao


động,


+ Đại từ phiếm


chỉ: ai, đâu, gì.


+ Đặt và trả lời
<b>các câu hỏi </b>
Như thế nào?,


<b>Bằng gì?</b>
- <b>Cách thể hiện </b>


ý nghĩa mức


<b>độ </b>- rất, <b>lắm </b>;
quá,...


- <b>Hoạt </b>động:


- <b>N ội dung:</b>


Nghi thức



1 \ • f •
<b>lời nói </b>
<b>-đồng </b>ý, <b>từ</b>
<b>chối.</b>
- Hoạt động:
<b>+ H ệ thống </b>


<b>hoá hiểu </b>
<b>biết về </b>
<b>hành vi </b>
<b>đồng ý, từ </b>
chối trong
<b>tiếng </b>
Khmer.


<b>+ Viết đoan</b>


<b>- G V gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
<b>một số bài </b>


tiêu biểu.


<b>- H V thực </b>


hành soạn


<b>giáo án.</b>
<b>-H V trình </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

<b>Chủ đề </b>
<b>khoảng</b>


<b>28 tiết/ </b>
<b>1 chủ đề</b>


<b>B à i đ ọc </b>
<b>(Kiến </b>


<b>thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>N gữ âm- </b>
<b>chữ viết </b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h á p </b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>L àm văn</b>
<b>(Kiến thúc, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<i>Gợiý </i>



<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
hội thoại,


bài đọc.


<b>+• H ọc lý </b>
<b>thuyết.</b>
<b>+ </b>Thực hành


<b>nhận biết và sử </b>
<b>dụng các từ </b>
<b>ngữ, mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>


<b>văn theo </b>
<b>câu hỏi</b>
<b>gợi </b>


<b>ý-6. Khoa </b>
<b>học,</b>
<b>giáo dục</b>


<i>9</i>


<b>- Nội dung: </b>
<b>Các bài </b>
hội thoại,


bài đọc về
<b>truyền </b>
<b>thống hiếu </b>
<b>học của </b>
<b>người </b>
<b>Khmer, về </b>
bài trừ mê
<b>tín, dị </b>
<b>đoan.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Luyện </b>


<b>đọc.</b>
<b>+ Tun hiểu </b>


<b>và trao đổi</b>
<b>Ằ A •</b>
<b>vê nội </b>
<b>dung bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc.</b>


Viết chính tả


<b>đoạn văn.</b>


<b>- N ội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về </b>


<b>học tập.</b>


<b>+ </b>Quan hệ từ:


<b>và, nhưng, </b>
<b>của, ở,...</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ H ọc lý </b>


<b>thuyết.</b>


<b>+ </b>Thực hành


<b>nhận biết và </b>
<b>sử dụng các </b>
<b>từ ngữ, mẫu </b>
<b>câu đã học.</b>


<b>- N ội dung: </b>
<b>Nghi thức </b>
<b>lời nói - </b>
<b>khen, chê.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ H ệ thống </b>


<b>hoá hiểu </b>
<b>biết về </b>
<b>hành vi </b>
<b>khen, chê </b>
<b>trong </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer.</b>


<b>+ V iết đoạn </b>


<b>văn theo </b>
<b>câu hỏi</b>
<b>gợi </b>


ý-- GV gợi ý
cách dạy
một số bài
tiêu biểu.
- HV thực


hành soạn
giáo án.
- HV trình


bày giáo
án, trao
đổi.
7. Đất
nước,
con
người


- Nội dung:
Các bài hội


thoại, bài
đọc về
đất nước


Việt Nam
và các
dân tộc


Viết chính tả
đoạn văn.


- Nội dung:
+ Từ ngữ về


địa lý, về các
dân tộc anh
em.


+- Cấu tạo từ.
+■ Đặt và trả lời


câu hỏi hỏi


<b>- N ội dung: </b>
Nghi thức
lời nói <b>- </b>
chia vui,
<b>chia buồn.</b>
<b>- </b>Hoạt động:
+■ Hệ thống


hoáhiểu


<b>- GV gợi ý </b>


cách dạy
một số bải
tiêu biểu.
<b>- HV thực </b>


hành soạn
<b>giáo án.</b>


- H V trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

C h ủ đề
k h o ả n g


28 tiế t/
1 ch ủ đ ề


<b>B à i đ ọc </b>


(K iến
th ứ c ,
k ỹ n ăn g )


N g ữ â m -


<b>chữ viết </b>


(K iến th ứ c ,
k ỹ n ăn g )


<b>T ừ n g ữ </b>-


N g ữ p h á p


<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>L àm văn</b>
<b>(Kiến thức, </b>


kỹ năng)


G ọ iý
giảng d ạy
(K iến thức,
kỹ n ăn g SP)
anh em.


- Hoạt động:
+ Luyện


đọc.
+ Tìm hiểu


và trao đổi
về nội
dung bài
hội thoại,
bài đọc.


V ì sao?
- H oạt động:


+ H ọc lý


thuyết.
+ T h ự c hành


nhận biết và
sử dụng các
từ ngữ, m ẫu
câu đã học.


biết về
hành vi
khen, chê
trong tiếng
Khmer.
+ V iết đoạn


văn theo
câu hỏi
gợi


ý-bày giáo
án, trao đổi.


8. Bào vệ


<b>rp </b>À Ẩ


<b>TƠ qc</b>



- Nội dung:
Các bài hội
thoại, bài
đọc về
truyền
thống yêu
nưóc, về
bảo vệ trật


<b>tự, an ninh.</b>


- Hoạt động:
+ Luyện


đọc.
+ Tun hiểu


và trao đổi
<i>X</i> <b>A </b>•
ve nội
dung bài


<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc.</b>


V iết chính tả
đoạn văn.


- N ội dung:
+ T ừ n g ữ v ề b ả o



<b>A rpẲ </b> <b>X</b>


vệ Tô quôc,
bảo vệ trật tự,
an ninh.
+ C ấu tạo từ.
+ Đ ặt và trả lời


câu hỏi Đ ể
làm gì?
- H o ạt động:
+ H ọc lý


<b>thuyết.</b>


+ T hự c hành
nhận b iết và
sử dụng các
từ ngữ, m ẫu
câu đ ã học.


<b>- Nội dung: </b>
<b>Văn tự sự </b>
<b>và cấu tạo </b>
<b>của đoạn </b>
<b>văn tự sự.</b>
<b>- </b>Hoạt động:
<b>+ Học lý </b>



<b>thuyết.</b>
+ Viết đoạn


<b>văn tự sự </b>
<b>ngắn có </b>
<b>nội dung </b>
<b>phù hợp </b>
<b>với chủ </b>
<b>đề.</b>


<b>- GV gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
một số bài
<b>tiêu biểu.</b>
<b>- HV thực </b>


<b>hành soạn </b>
<b>giáo án.</b>
<b>- HV trình </b>


<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<b>9. Truyền </b>
<b>thống </b>
<b>và di </b>
<b>sàn văn </b>
<b>hoá dân </b>
<b>tộc</b>



<b>- N ội dung:</b>
Các bài hội
<b>thoại, bài </b>
<b>đọc về </b>
<b>truyền </b>
<b>thống văn </b>
<b>hốcùa </b>
<b>người</b>


Viết chính tả
<b>đoạn văn.</b>


<b>- N ội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về </b>


<b>văn hoá.</b>
<b>+ Từ vay </b>


<b>mượn; từ gốc </b>
<b>Pali, San- </b>
<b>scrit.</b>


<b>Viết đoạn </b>
<b>văn tự sự </b>
<b>ngắn có </b>
<b>nội dung </b>
<b>phù hợp </b>
<b>với chù </b>
<b>đe.</b>



<b>- GV gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
một số bài
tiêu biểu.
<b>- HV thực </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

<b>Chủ đề </b>
<b>khoảng</b>


<b>28 tiết/ </b>
<b>1 chủ đề</b>


<b>B à i đ ọ c </b>
<b>(K iến </b>


<b>thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>N gữ âm - </b>
<b>ch ữ viết </b>
<b>(K iến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h á p </b>
<b>(K iến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>



<b>L à m v ă n</b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>C ọ iý </b>
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
<b>Khmer </b>


<b>(nếp sống, </b>
<b>phong tục, </b>


lễ hội, di


<b>tích văn</b>
<b>hố - lịch</b>


<b>1 </b> <b>\ </b> <b>Ằ </b>
<b>sử,...), ve</b>
<b>xây dựng</b>
<b>phum sóc</b>
<b>văn hố.</b>
<b>- Hoại động:</b>
<b>+ Luyện </b>


<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu </b>



<b>và trao </b>


* %


4 Á • À


<b>đơi vê</b>
<b>nội dung </b>
<b>bài hội </b>


thoại, bài
<b>đọc.</b>


<b>+ Đặt và trả lời </b>
câu hỏi lựa
<b>chọn - dùng </b>
<b>từ hay để </b>
<b>biểu thị hai </b>
<b>khả năng lựa </b>
<b>chọn.</b>


<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ </b>T hự c hành


nhận biết <b>và </b>
<b>sử dụng các </b>


từ ngữ, mẫu


câu đã học.


<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<b>10. Đảng </b>
<b>và</b>
<b>Bác Hồ </b>
<b>(khoảng </b>


<b>15 tiết)</b>


<b>- Nội dung:</b>
Các bài hội


<b>thoại, bài </b>
<b>đọc về </b>
<b>Đàng, về </b>
<b>Bác Hồ.</b>
<b>-</b> Hoạt động:


<b>+ Luyện </b>
<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu </b>


<b>và trao </b>
<b>đơi vê </b>


<b>nội dung </b>
<b>bài hội </b>


thoại, bài


<b>đọc.</b>


Viết chính tà


đoạn văn.


- N ội dung:
+ T ừ ngữ về


Đ ảng, về Bác
Hồ.


+- T ừ vay
m ượn, từ gốc
Pali, San-
scrit.


+■ Đặt và trà lời


<b>câu hỏi tổng </b>


quát - hỏi về
tồn bộ sự


<b>việc nói ừong </b>


<b>câu bằng cách </b>


đùng các từ: à,
nhẻ,... ở cuối


V iết đoạn
văn tự sự
có nội
d u n g phù
hợ p với
chù đề.


- G V gợi ý
cách dạy
m ột số bài
tiêu biểu.
- H V thực


h ành soạn
giáo án.
- H V trình


bày giáo
án, trao
đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

<b>Chủ đề </b>
<b>khoảng</b>


<b>28 tiết/</b>


<b>1 chủ đề</b>


Bài đọc
<b>(Kiến </b>


<b>thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>Ngữ âm- </b>
<b>chữ viết </b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỷ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h áp </b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>L àm văn</b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>Gọi ý</b>
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
<b>câu.</b>



<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


nhận biết <b>và sử </b>
<b>dụng các từ </b>
<b>ngữ, mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>


<b>11. Gia </b>
<b>đình, </b>
<b>dịng </b>
<b>tộc</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>Các bài hội </b>


<b>thoại, bài </b>
<b>đọc về </b>
<b>kinh tế </b>
<b>gia đình, </b>
<b>kế hoạch </b>
<b>hố gia </b>
<b>đình.</b>
<b>- Hoạt </b>
<b>động:</b>
<b>+ Luyện </b>



<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu </b>


<b>và trao</b>


.4. <b>Ẳ • </b> <i>X</i>


<b>đỏi vẽ </b>
<b>nội dung </b>
<b>bài hội </b>
<b>thoại, bài </b>
<b>đọc.</b>


Viết chính tả
<b>đoạn văn.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>X</b>
<b>+ Từ ngữ vẽ </b>
<b>kinh tế gia </b>
<b>đình, kế </b>
<b>hoạch hố </b>
<b>gia đình.</b>
<b>+• Một số mẫu </b>


<b>câu đặc trưng </b>
<b>cùa tiếng </b>
<b>Khmer.</b>
<b>+■ Câu cảm </b>



<b>thán.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và sử </b>
<b>dụng các từ </b>
<b>ngữ, mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>Văn tự sự </b>


<b>và cấu tạo </b>
<b>của bài </b>
<b>văn tự sự</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Viết </b>


<b>thông báo </b>
<b>ngắn, viết </b>
<b>bài văn tự </b>
<b>sự ngắn </b>
<b>có nội </b>


<b>dung phù </b>
<b>hợp với </b>
<b>chù đề.</b>


<b>- GV gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
một số bài
<b>tiêu biểu.</b>
<b>- HV thực </b>


<b>hành soạn </b>
<b>giáo án.</b>
<b>- HV trình </b>


<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<b>12. Phum</b>
<b>sóc, quê </b>
<b>hương</b>


<b>- Nội dung: </b>
<b>Các bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc về </b>
<b>quê</b>


<b>hương đổi</b>



Viết chính tả
<b>đoạn văn.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về </b>


<b>thành thị, </b>
<b>nông thôn.</b>
<b>+ Từ đồng nghĩa.</b>


<b>Viết thông </b>
<b>báo, viết </b>
<b>bài văn tự </b>
<b>sự ngắn </b>
<b>có nội </b>
<b>dung phù</b>


<b>- </b>GV gợi ý
<b>cách dạy </b>
một số bài


<b>tiêu biểu.</b>
<b>- </b>HV thực


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

<b>C hủ đề </b>
<b>khoảng</b>


2 8 tiếư


<b>1 chủ đề</b>



<b>B à i đ ọ c </b>
<b>(K iến </b>


<b>thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>N g ữ âm - </b>
<b>ch ữ viết </b>
<b>(K iến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


rw-ì ^


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h á p </b>
<b>(K iến thứ c, </b>


<b>k ỹ năng)</b>


<b>L à m v ă n</b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>G ọ iý </b>
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>


<b>mới và </b>


<b>giàu đẹp.</b>
<b>- Hoạt </b>


<b>động:</b>
<b>+ Luyện </b>


<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu, </b>


<b>trao đổi </b>
<b>về nội </b>
<b>dung bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc.</b>


<b>+ Ôn về danh </b>
<b>từ, đại lừ </b>
<b>xưng hơ.</b>
<b>+ Ơn về cách </b>


đặt <b>và </b>trả lời
<b>câu hỏi Ai?, </b>
<b>Là gì?, Bao </b>
<b>nhiêu?</b>
<b>+ Một số mẫu </b>


<b>câu đặc trưng </b>
<b>của tiếng </b>


<b>Khmer.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ H ọc lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ </b>Thực hành


<b>nhận biết và sử </b>
<b>dụng các từ </b>
<b>ngữ, mẫu câu </b>
<b>dã học.</b>


<b>hợp với </b>
<b>chủ đề.</b>


<b>giáo án.</b>
<b>- HV trình </b>


<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<i>9</i>


<b>13. Thiên </b>
<b>nhiên, </b>
<b>môi </b>
<b>trường</b>


<b>- Nội dung </b>


Cắc bài hội
<b>thoại, bài </b>
<b>đọcvềthiêr </b>
<b>nhiên và </b>
<b>bảo vệ mơi </b>
<b>ừuờng.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Luyện </b>


<b>đọc. Tìm </b>
<b>hiểu và </b>
<b>trao đổi</b>


<i>X</i> A •
<b>vê nội </b>
<b>dung bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc.</b>


<b>Viết chính tả </b>
<b>đoạn văn.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về </b>


<b>lịch pháp </b>
<b>Khmer, về </b>
thiên nhiên
<b>và bảo vệ </b>
mơi trường.


<b>+ Từ trái nghĩa.</b>
<b>+ Ơn về động từ.</b>
<b>+ Ôn về cách đặt </b>


và bà lời câu
<b>hỏi Ai?, Làm </b>
<b>gì?; cách thể </b>
<b>hiện ý nghĩa </b>
<b>thời gian.</b>


Viết thơng
<b>báo, viết </b>
<b>bài văn tự </b>
<b>sự có nội </b>
<b>dung phù </b>
<b>hợp với </b>
<b>chủ đề.</b>


<i>-</i><b> GV gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
<b>một số bài </b>
<b>tiêu biểu.</b>
<b>- HV thực </b>


<b>hành soạn </b>
<b>giáo án.</b>
<b>-H V trình </b>


<b>bày giáo </b>
<b>án, trao đổi.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

<b>Chủ đề </b>
<b>khoảng</b>


<b>28 tiết/ </b>
<b>1 chủ đề</b>


<b>B à i đ ọ c </b>
<b>(K iến </b>


<b>thức, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>N gữ âm - </b>
<b>ch ữ viết </b>
<b>(K iến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h á p </b>
<b>(K iến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>L à m v ă n</b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>



<b>G ọ iý</b>
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
<b>+ Dịch bài </b>


<b>đọc từ </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer </b>
<b>sang tiếng </b>
<b>Việt.</b>


<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và sử </b>
<b>dụng các từ </b>
<b>ngữ, mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>


<b>14. Chăm </b>
<b>sóc sức </b>
<b>khoẻ</b>


<b>-Nội đung: </b>


Các bài hội


<b>thoại, bài </b>
<b>đọc về vệ </b>
<b>sinh, ròn </b>
<b>luyện thân </b>
<b>thể, phòng </b>
<b>bệnh, chữa </b>
<b>bẹnh.</b>
<b>- Hoạt động: </b>
<b>+ Luyện </b>


<b>đọc.</b>
<b>+ Tim hiểu </b>


<b>và trao đổi </b>
<b>về nội </b>
<b>dung bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc.</b>
<b>4- Dịch bài </b>


<b>đọc từ </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer </b>
<b>sang tiếng </b>
<b>Việt.</b>


V iêt chính tả


<b>đoạn văn.</b>



<b>- Nội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về</b>


sức khoè, thể
<b>dục thể thao, </b>
<b>khám chữa </b>
<b>bệnh.</b>
<b>+ Từ nhiều </b>


<b>nghĩa.</b>


<b>+ ô n về tính từ. </b>
<b>+ Ơn về cách </b>


đặt <b>và </b>trả lời
<b>câu hỏi Ai?, </b>
<b>Thế nào?; </b>
<b>cách thể hiện </b><i>ý </i>


<b>nghĩa mức độ.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+- Học lý</b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và sử </b>
<b>dụng các từ </b>
<b>ngữ, mẫu câu </b>
<b>đã học.</b>



<b>- Nội dung: </b>
<b>Văn viết </b>
<b>thư và cấu </b>
<b>tạo cùa lá </b>
<b>thư.</b>


<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ V iết thư </b>


<b>ngắn, viết </b>
<b>bài văn tự </b>
<b>sự có nội </b>
<b>dung phù </b>
<b>hợp với </b>
<b>chù đề.</b>
<b>+ Dịch văn </b>


<b>bản ngắn </b>
<b>từ tiếng </b>
<b>Việt sang </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer.</b>


<b>- GV gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
<b>một số bài </b>


<b>tiêu biểu.</b>
<b>- HV thực </b>


<b>hành soạn </b>
<b>giáo án.</b>
<b>- HV trình </b>


<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<b>15. Lao </b>
<b>động, </b>
<b>sản xuất</b>


<b>- Nội dung: </b>
<b>Các bài </b>
<b>hội thoại, </b>
<b>bài đọc về </b>
<b>truyền </b>
<b>thong lao</b>


Viêt chính tả
<b>đoạn văn.</b>


<b>- Nội dung:</b>


1 r n > ~ A


<b>+ Từ ngữ vê </b>


<b>lao động, sản </b>
<b>xuất </b>


<b>+ Ôn về đại từ. </b>
<b>+- Câu ghép.</b>


<b>Viết thư, </b>
<b>viết bài </b>
<b>văn tự sự </b>
<b>có nội </b>
<b>dung phù </b>
<b>hợp với</b>


<b>- GV gợi ý </b>
<b>cách dạy </b>
<b>một số bài </b>
<b>tiêu biểu.</b>
<b>- HV thực </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

<b>C hủ đề </b>
<b>khoảng</b>
<b>28 tiết/ </b>
<b>ỉ chủ đề</b>


<b>B à i đ ọ c </b>
<b>(K iến </b>
<b>thứ c, </b>
<b>kỹ năng)</b>


<b>N g ữ âm - </b>


<b>ch ữ viết </b>
<b>(K iến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>T ừ n g ữ - </b>
<b>N g ữ p h á p </b>
<b>(K iến thứ c, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>L à m v ă n</b>
<b>(Kiến thức, </b>


<b>kỹ năng)</b>


<b>G ọ iý </b>
<b>giảng dạy </b>
<b>(Kiến thức, </b>
<b>kỹ năng SP)</b>
<b>động cần </b>


<b>cù, sáng </b>
<b>tạo.</b>


<b>- Hoạt động: </b>
<b>+ Luyện </b>


<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu </b>



<b>và trao </b>
<b>đôi ve </b>
<b>nội dung </b>
<b>bài hội </b>
thoại, bài


<b>đọc.</b>
<b>+- Dịch bài </b>


<b>đọc từ </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer </b>
<b>sang tiếng </b>
<b>V iệt</b>


<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ H ọc lý </b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và </b>
<b>sử dụng các </b>
<b>từ ngữ, mâu </b>


câu đã học.


<b>chù đê.</b> <b>giáo án.</b>
<b>- HV trình </b>



<b>bày giáo </b>
<b>án, trao </b>
<b>đổi.</b>


<b>16. Khoa </b>
<b>học,</b>
<b>giáo dục</b>


<b>- Nội dung: </b>
<b>Các bài </b>
hội thoại,
<b>bài đọc</b>


<i>X *</i>


<b>vê áp </b>
dụng tiến
<b>bộ khoa </b>
<b>học, về </b>
<b>giáo dục </b>
<b>ở địa </b>
<b>phương, </b>
<b>về các </b>
<b>nhà khoa </b>
<b>học, nhà </b>
giáo tiêu
<b>biểu.</b>
<b>- Hoạt động: </b>
<b>+ Luyện</b>



<b>đọc.</b>
<b>+ Tìm hiểu </b>


<b>và trao</b>
<b>4^ </b>• <i>X</i>


<b>đơi vê </b>
<b>nội dung</b>


V iết chính tả


<b>đoạn văn.</b>


<b>- Nội dung:</b>
<b>+ Từ ngữ về</b>


<b>khoa học, </b>
<b>giáo dục.</b>
<b>+ Ồn về quan </b>


<b>hệ từ.</b>
<b>+ Câu ghép.</b>
<b>- Hoạt động:</b>
<b>+ Học lý</b>


<b>thuyết.</b>
<b>+ Thực hành </b>


<b>nhận biết và </b>


<b>sử dụng các </b>
<b>từ ngữ, mâu </b>
<b>câu đã học.</b>


<b>- Viết thư, </b>
<b>viết bài </b>
<b>văn tự sự </b>
<b>có nội </b>
<b>dung phù </b>
<b>hợp với </b>
<b>chủ đề.</b>
<b>- Dịch văn </b>


<b>bản ngắn </b>
<b>từ tiếng </b>
<b>Việt sang </b>
<b>tiếng </b>
<b>Khmer.</b>


- GV gợi ý
<b>cách dạy </b>
một số bài
tiêu biểu.
- HV thực


</div>

<!--links-->

×