Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh hưng yên đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tỉnh Hưng Yên là một trong những cửa ngõ của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc
lộ 5A, tiếp giáp với các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và thủ đơ Hà Nội;
với diện tích 926,03 km², tỉnh Hưng n gồm có 01 thành phố và 09 huyện. Ngay từ khi tái
lập tỉnh năm 1997 và Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh đã có nhiều điều
kiện phát huy tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội, tăng về tỷ trọng về công nghiệp, giảm về
tỷ trọng nông nghiệp, đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực tế trong những năm vừa qua, tỉnh Hưng Yên đã có những thay đổi rõ rệt trong
phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm 2011, 2012, 2013 đạt
xấp xỉ trung bình 8%/năm, góp phần nâng cao đời sống xã hội, giảm trừ các tai tệ nạn xã hội,
xóa đỏi giảm nghèo,… Bên cạnh đó sự phát triển về kinh tế, tốc độ phát triển các đơ thị đó
làm gia tăng, phát sinh nhiều các chất gây ô nhiễm môi trường mà phần lớn là các CTR (sinh
hoạt, công nghiệp, y tế, xây dựng), làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân trên
địa bàn tỉnh. Đó là những tồn tại cần những cơ quan chức năng, những người làm cơng tác
chun mơn cùng chung tay góp sức làm cho cuộc sống ngày càng xanh sạch đẹp. Nhằm hạn
chế các ảnh hưởng của CTR, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể trong
công tác xử lý CTR. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung chủ yếu thực hiện đối với rác thải đô thị, tại
các huyện. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Với mục tiêu mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý CTR trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên trong tương lai đáp ứng được tiến trình phát triển kinh tế- xã hội bền
vững, phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, tác giả xin thực hiện đề tài: “Quy hoạch
quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo và một phần có thể áp dụng triển khai vào thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khảo sát đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh Hưng Yên
- Đánh giá quy hoạch quản lý CTR của tỉnh Hưng Yên và đề xuất các giải pháp thực
hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
1




3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cụ thể là: CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp và làng nghề, CTR
công nghiệp, CTR xây dựng, CTR y tế; dự báo xu hướng gia tăng trong tương lai. Từ các
kết quả khảo sát, tiến hành nhận xét đánh giá quy hoạch quản lý CTR đã có của tỉnh Hưng
Yên và làm chi tiết hơn một số điểm trong quy hoạch.
4. Bố cục của Luận văn: gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1- Tổng quan quản lý chất thải rắn và công nghệ xử lý
Chƣơng 2 - Hiện trang quản lý CTR của tỉnh Hƣng Yên
Chƣơng 3 - Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hƣng
Yên đến năm 2025

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1.1 Khái niệm về chất thải rắn và quy hoạch quản lý chất thải rắn
1.1.1 Khái niệm
- Theo Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 (đang có hiệu lực) Chất thải là vật chất ở thể
rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Tuy nhiên theo Luật BVMT năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) Chất thải là
vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ,
gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
- Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất
thải rắn Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông
thường và chất thải rắn nguy hại.

+ Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các
đặc tính nguy hại khác.
+ Chất thải rắn thông thường là chất thải không phải là chất thải nguy hại.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn theo Thơng tư số 13/2007/TT-BXD ngày
09/4/2007 của Chính phủ Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản
lý chất thải rắn:
Quy hoạch quản lý chất thải rắn là quy hoạch chuyên ngành xây dựng, bao gồm: điều
tra, khảo sát, dự báo chi tiết nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn thông thường
và nguy hại; xác định vị trí và quy mơ các trạm trung chuyển, phạm vị thu gom, vận chuyển;
xác định vị trí, quy mơ cơ sở xử lý chất thải rắn trên cơ sở đề xuất cơng nghệ xử lý thích hợp;
xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn;
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan
trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải
rắn thích hợp. Chất thải rắn thường phát sinh từ các nguồn sau:
- Khu dân cư
- Khu thương mại
- Cơ quan, công sở
3


- Khu xây dựng và phá hủy các cơng trình xây dựng, Khu công cộng
- Nhà máy xử lý chất thải
- Công nghiệp
- Nông nghiệp.
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Chất thải nguy hại phần lớn phát sinh từ
công nghiệp, từ các hoạt động y tế một phần từ nông nghiệp và một lượng nhỏ từ sinh hoạt.
Bảng 1: Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát sinh


Nơi phát sinh

Các dạng chất thải rắn

Khu dân cư

Hộ gia đình, biệt thự, chung
cư.

Khu thương mại

Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách
sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa
và dịch vụ.

Cơ quan, cơng sở

Trường học, bệnh viện, văn

Cơng trình xây

phịng, cơng sở nhà nước.

dựng và phá huỷ

Khu nhà xây dựng mới, sữa
chữa nâng cấp mở rộng đường

Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thuỷ tinh, can

thiếc, nhôm.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại,
chất thải nguy hại.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại,
chất thải nguy hại.
Gạch, bê tông, thép, gỗ, thạch cao, bụi,...

phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Khu cơng cộng

Đường phố, cơng viên, khu vui
chơi giải trí, bãi tắm.

Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các

Nhà máy xử lý chất Nhà máy xử lý nước cấp, nước
thải đơ thị

thải và các q trình xử lý chất

khu vui chơi, giải trí.
Bùn, tro

thải cơng nghiệp khác.
Cơng nghiệp

Cơng nghiệp xây dựng, chế
tạo, cơng nghiệp nặng, nhẹ, lọc
dầu, hố chất, nhiệt điện.
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn


Nông nghiệp

cây ăn quả, nơng trại.

4

Chất thải do q trình chế biến cơng nghiệp, phế
liệu, và các rác thải sinh hoạt.
Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp
thừa, rác, chất độc hại.


1.1.3 Phân loại CTR
Chất thải rắn được phân loại theo các cơ sở sau:
- Phân loại theo tính chất: người ta phân biệt theo các thành phần hưu cơ, vô cơ, cháy
được, không cháy được, độc hay không độc, bị phân hủy hay không bị phân hủy.
- Phân loại theo nguồn gốc hay vị trí phát sinh CTR bao gồm: CTR sinh hoạt, CTR
nông nghiệp, CTR công nghiệp, CTR xây dựng và CTR y tế.
Bảng 2: Phân loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau [2]

1.1.4 Thành phần
Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá
và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các q trình xử lý cũng như việc hoạch định
các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn. Thành phần riêng biệt của chất
5


thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc
vào thu nhập của từng quốc gia.

Lượng và thành phần chất thải rắn thay đổi bới các yếu tố như mức sống, mùa, vùng,
thói quen, tín ngưỡng, mức tăng trưởng kinh tế, tăng dân số và tốc độ đô thị hóa…Theo [16]
cho thấy ở các nước có thu nhập cao các chất hữu cơ chiếm khoảng từ 25 đến 45 %, thấp
hơn so với các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Lƣợng, thành phần CTR
phát sinh năm 1999
Nước có thu nhập cao
Tổng lượng CTR =85.000.000 tấn/năm

Lƣợng, thành phần CTR
dự báo đến năm 2025
Nước có thu nhập cao
Tổng lượng CTR =86.000.000 tấn/năm

Nước có thu nhập trung bình
Tổng lượng CTR =34.000.000 tấn/năm

Nước có thu nhập trung bình
Tổng lượng CTR =111.000.000 tấn/năm

Nước có thu nhập thấp:
Tổng lượng CTR =158.000.000 tấn/năm

Nước có thu nhập thấp:
Tổng lượng CTR =480.000.000 tấn/năm

Hình 1: Biểu đồ Lƣợng CTR phát sinh tại một số nƣớc ở Châu Á [16]
6



Theo biểu đồ trên đến năm 2025, các nước có thu nhập thấp sẽ tạo ra nhiều rác thải
đô thị cao gấp đơi so với các nước có thu nhập trung bình và cao, khoảng 480 triệu tấn chất
thải mỗi năm. Một sự gia tăng đáng kể như vậy sẽ là áp lực rất lớn về nguồn lực tài chính
hạn chế và hệ thống quản lý chất thải không đầy đủ.
1.1.5 Tác hại của CTR đến môi trƣờng và sức khỏe
Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Hình 2: CTR tác động đến mơi trƣờng khơng khí, sức khỏe con ngƣời [17]
1.1.5.1 Tác động của chất thải rắn đối với mơi trường
Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu
xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ơ nhiễm mơi trường theo [2].
a) Ơ nhiễm mơi trường khơng khí do chất thải rắn
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động
của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí
(CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác).
b) Ơ nhiễm mơi trường nước do chất thải rắn theo [2]
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao, nước rò rỉ từ bãi rác
được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Theo [2]
c). Ơ nhiễm mơi trường đất do chất thải rắn
Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi...
tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ơ nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất
7


tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin,
thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất... theo [2]
1.1.5.2 Tác động của chất thải rắn đối với sức khỏe
Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy,

da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không
chịu ảnh hưởng [2]. các chứng bệnh thường gặp là cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các
vấn đề về đường ruột khác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối
đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như
AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... kim loại nặng và chất hữu cơ khó
phân hủy. có khả năng tích lũy sinh học trong nơng sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào
động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm
đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra
các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có
thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...
- Tại Việt Nam: Cơng ty cổ phần Nicotex Thanh Thái-Thanh Hóa chơn chất thải
nguy hại không đúng quy định ảnh đến môi trường [18]
- Trên thế giới: Thảm họa Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ năm 1984 do Cơng ty
Dow Chemical để rị rỉ ra khí Methyl isocyanate ảnh hưởng đến mơi trường và gây chết nhiều
nghìn người trong khu vực ảnh hưởng [19];Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào
năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina, đám mây bụi phóng
xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xơ viết, Đơng và Tây
Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp
bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima [19].
1.1.6 Sơ đồ kỹ thuật quản lý chất thải rắn.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Vận chuyển chất thải rắn là quá t nh chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu
giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật
8


làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất thải rắn; thu

hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.

- Mơ hình đối với CTR Sinh hoạt tại đô thị.
Nguồn rác thải sinh hoạt
Phân loại và lưu trữ tại nguồn

Rác hữu cơ

Các thành phần còn lại

Các phế liệu có thể tái chế

Điểm trung chuyển rác thải
Phân loại tại điểm xử lý

Chế biến phân hữu cơ

Phân hữu cơ

Chất thải

Các thành phần
cịn lại
Bãi chơn lấp hợp vệ sinh

Các phế liệu có thể
tái chế
Cơ sở tái chế

Hình 3: Sơ đồ mơ hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt [4]

1.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn trên thế giới và khu vực.
Bảng 3:Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhau ở một số nƣớc[13]
Đơn vị:%
STT
Nƣớc
Tái chế
Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt
1
Canada
10
2
80
8
2
Đan Mạch
19
4
29
48
3
Phần Lan
15
0
83
2
4
Pháp
3
1
54

42
5
Đức
16
2
46
36
6
Ý
3
3
74
20
7
Thụy Điển
16
34
47
3
8
Thụy Sĩ
22
2
17
59
9
Mỹ
15
2
67

16
Nhìn chung trong các phương pháp xử lý CTR thì phương pháp chơn lấp vẫn được
nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, các nước khu vực Bắc Âu, Đức, Canada sử dụng
9


phương pháp tái chế tốt hơn, riêng có Thụy Điển sử dụng phương pháp chế biến vi sinh tốt
hơn cả; đối với phương pháp đốt các nước trên đều áp dụng tuy nhiên có Đan Mạch và
Thụy Sỹ là áp dụng nhiều.
a)Singapore [3]
Những nước đang phát triển trong khu vực đã quan tâm từ rất sớm việc xử lý chất
thải rắn. Là một nước nhỏ, Singapore khơng có nhiều đất đai để chôn lấp rác như những
quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chơn lấp. Cả nước
Singapore có 3 nhà máy đốt rác.
Những thành phần chất thải rắn không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngồi biển. Bãi
chơn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ
ngoài khơi Singapore.
Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại
rác. Ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được và thành phần không cháy
được. Những chất cháy được được chuyển tới các nhà máy đốt rác cịn những chất khơng
cháy được được chở đến cảng trung chuyển đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác. Ở
đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên xe tải để đưa đi Các công đoạn của hệ thống quản lý
rác của Singapore hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân
loại, vận chuyển đến tận khi xử lý bằng đốt hay chơn lấp. Xử lý khí thải từ các lị đốt rác
được thực hiện theo qui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn
sang dạng khí. Xây dựng bãi chơn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền
và mở rộng thêm đất khi đóng bãi. Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chơn lấp rác như vậy
địi hỏi sự đầu tư ban đầu rất lớn. Mặt khác, việc vận hành bãi rác phải tuân theo những qui
trình nghiêm ngặt để đảm bảo sự an tồn của cơng trình và bảo vệ mơi trường.
b) Trung Quốc [3]

Chơn lấp chất thải là phương pháp xử lý phổ biến nhất ở Trung Quốc. Hiện nay
Trung Quốc có khoảng hơn 1000 bãi chôn lấp lớn, chiếm 50.000 ha đất và ước tính trong 30
năm tới nước này sẽ cần tới 100.000 ha đất để xây dựng các bãi chôn lấp mới. Trong thập
kỷ qua, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và phần lớn chất
thải rắn vẫn đang gây ra các vấn đề nan giải về mơi trường. Nhìn chung, chất lượng các bãi
chơn lấp của Trung Quốc không cao theo tiêu chuẩn của phương Tây.
10


c) Thụy Điển [4]
Chiến lược quản lý chất thải rắn ở Thụy Điển là giảm thiểu lượng chôn lấp, tăng giải
pháp thu hồi phế liệu có thể tái chế. Hiện nay ở Thụy Điển đã áp dụng phương pháp phân
loại và thu gom chất thải rắn tự động lên xe vận chuyển. Theo số liệu thống kê trong tổng số
3.678.000 tấn chất thải rắn đô thị phát sinh ở nước này có tới 923.000 tấn được thu hồi tái
chế sử dụng lại (chiếm 25% tổng lượng phát sinh). Các giải pháp tiếp theo được thực hiện
để xử lý chất thải rắn ở Thụy Điển là làm phân hữu cơ, đốt thu hồi nhiệt lượng và cuối cùng
là chôn lấp.
1.3 Tổng quan về quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
1.3.1.Tình hình phát sinh
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, ở nhiều loại khác nhau:
- Lượng Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 4: Lƣợng phát sinh chất thải rắn ở các đô thị năm 2007 [3]
TT
1
2
3
4
5

Loại đô thị

Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Tổng

Chỉ số CTR sinh hoạt bình
qn đầu ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)
0,96
0,84
0,72
0,73
0,65

Lƣợng CTR đơ thị phát sinh
Tấn/ngày

Tấn/năm

8.000
1.883
3.433
3.738
626
17.628

2.920.000
888.023

1.253.045
1.364.370
228.490
6.453.930

Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng CTR đô
thị (một số đơ thị, tỷ lệ ngày có thể lên đến 90% [3]
- Lượng phát sinh chất thải rắn Y tế: theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục
Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây
dựng, năm 2009-2010, tổng lượng CTR y trong tòan quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong
đó có 16-30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86kg/giường/ngày,
trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14-0,2kg/giường/ngày.
CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số
nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng
các sản phẩm dùng một lần trong y tế: dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận
11


nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Bảng 5: Khối lƣợng CTR y tế của một số địa phƣơng năm 2009 [2 ]

- Lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp: [2]
CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dưới đây
gọi chung là khu công nghiệp - KCN), bao gồm CTR sinh hoạt và CTR cơng nghiệp. Trong
đó, CTR cơng nghiệp được chia thành CTR thông thường và CTNH. Lượng CTR phát sinh
từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình cơng
nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn
định do tỷ lệ lấp đầy cịn thấp, quy mơ và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang
có biến động lớn. Theo Vụ Quản lý các Khu kinh tế thuộc Bộ KH&ĐT, mỗi ngày các KCN
Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tương đương khoảng gần 3 triệutấn CTR

mỗi năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN.
Theo kết quả tính dự báo, tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 67,5 triệu tấn/năm, và đạt 9,0-13,5 triệu tấn/năm vào năm 2020. Theo đánh giá của các chuyên
gia, thành phần chất thải rắn KCNcó thể thay đổi theo hướng gia tăng chất thải nguy hại. Kết
quả của q trình gia tăng mức độ cơng nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao.
12


Bảng 6: Ƣớc tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020 [2]
Số liệu

Năm 2005
Năm 2010
Năm 2015

Tổng diện
tích
quy hoạch
(ha)
24950
58389
70000

Tổng diện
tích
sử dụng
(ha)
16663
34171
50000


Tổng diện
tích
cho thuê
(ha)
7433
16125
30000

Năm 2020

80000

64000

45000

Năm

Lƣợng CTR
Phƣơng án 1
(tấn/năm)
996.022
3.225.000
6.000.000

Lƣợng
CTR
Phƣơng án
2
996.022

(tấn/năm)
3.225.000
7.500.000

9.000.000

13.500.000

Phương án 1:
Mức phát thải các năm 2005, 2010, 2015, 2020 lần lượt là 134, 200, 200, 200 tấn/ha/năm
Phương án 2:
Mức phát thải các năm 2005, 2010, 2015, 2020 lần lượt là 134, 200, 250, 300 tấn/ha/năm

- Lượng phát sinh chất thải rắn nguy hại: CTNH chiếm khoảng 15%-20% lượng CTR
công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của
cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000
tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung).
Bảng 7: Khối lƣợng chất thải công nghiệp tại một số KCN, Hà Nội năm 2009[2]
Khu công nghiệp

Chất thải rắn nguy hại,
đơn vị

Chất thải rắn không
nguy hại, đơn vị

9,00
2,88
7,20
2,40

1,63
3,03
1,58
1,85
1,70

27,00
8,63
21,60
7,20
4,88
9,08
4,73
5,55
5,10

KCN Sài Đồng A
KCN Sài Đồng B
KCN Thăng Long
KCN Nội Bài
KCN Hà Nội - Đài Trung
KCN Nam Thăng Long
KCN Deawoo - Hannel
KCN Đơng Anh
KCN Sóc Sơn

13


Bảng 8: CTR nguy hại tại một số tỉnh, thành phố năm 2010[2]

Loại đô thị

Thành phố trực thuộc
Trung ương

Đô thị loại I

Đô thị loại II

Đô thị loại III

Tỉnh khác

Tỉnh/thành phố
Đặc biệt Tp. Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Cần Thơ
Đắk Lắk
Tỉnh có đơ Khánh Hồ
thị loại I Lâm Đồng
Bình Định
Đồng Nai
Tiền Giang
Cà Mau
An Giang
Bình Thuận
Gia Lai
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bạc Liêu
Bến Tre

Đồng Tháp
Ninh Thuận
Kon Tum
Kiên Giang
Quảng Ngãi
Sóc Trăng
Quảng Nam
Long An
Bình Dương
Trà Vinh
Phú n
Hậu Giang
Vĩnh Long
Bình Phước
Tây Ninh
Đắk Nơng

CTR nguy hại
tấn/ngày
4.606,12
83,07
27,25
9,46
441,80
10,57
121,53
990,07
62,30
9,10
11,31

102,25
18,98
274,01
2,96
24,18
76,80
17,52
2,1
6,85
159,31
30,98
82,27
22,09
830,38
37,20
37,01
16,01
25,00
664,20
202,69
24,13

1.3.2 Tình hình thu gom, phân loại tại nguồn CTR ở Việt Nam
1.3.2.1 Tình hình thu gom chất thải rắn ở Việt Nam
Việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại Việt Nam nói chung cịn nhiều bất cập.
Trong đó, phần lớn ngun nhân là do hạ tầng thu gom, xử lý chưa đồng bộ. Sự thiếu quản
lý đối với lực lượng thu gom rác dân lập là nguyên nhân chính khiến chất lượng xử lý chất
thải cũng như hiệu quả dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn tại Việt Nam đạt mức thấp.
1.3.2.2 Tình hình phân loại tại nguồn CTR ở Việt Nam
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011

14


- Đối với chất thải rắn đô thị
Phân loại tại nguồn theo kiểu 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) với nền tảng cơ
bản là hoạt động phân loại tại nguồn. Hiện nay các thành phố, tỉnh lớn đã áp dụng thử nghiệm
như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên để triển
khai nhân rộng mơ hình này cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng như: các thiết bị thu gom
phân loại, địa điểm tập kết và trung chuyển, cơ sở hạ tầng công tác tái chế, tái sử dụng như
nhà máy làm phân hữu cơ,…
Do việc phân loại tại nguồn chưa chiệt để nên việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là
chủ yếu. Công tác thu gom thơng thường sử dụng 2 hình thức: sơ cấp (người tự thu gom vào
các thùng chứa sau đó được công nhân vào các thùng rác đẩy tay cơ nhỏ đi) và thu gom thứ
cấp ( rác các hộ gia đình được cơng nhân thu gom vào các xe đẩy sau đó chuyển đến các xe
áp rác chuyên dụng)
Bổ sung bảng số liệu hoặc hình vẽ về tỷ lệ thu gom CTR đô thị của VN
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn, nông nghiệp và làng nghề
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
Được tiến hành ngay tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải như giấy, các tông,
kim loại (để bán), thức ăn thừa, lá cải, su hào,...(sử dụng cho chăn nuôi). Các CTR sinh hoạt
khác không sử dụng được hầu hết không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có
khả năng phân hủy và khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, cành cây, lá cây, hoa quả ôi thối, xác
động vật chết...
Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng 40 - 55%.
Theo thống kê có khoảng 60% số thơn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên 40% thơn, xã đã
hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Việc thu gom rác cịn rất thơ sơ bằng các xe cải tiến.
Nhiều xã khơng có quy hoạch các bãi rác tập trung, khơng có bãi rác cơng cộng, khơng quy định
chỗ tập trung rác, khơng có người và phương tiện chun chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã
hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng CTR sinh hoạt nơng thơn trở thành vấn đề nan giải
khó quản lý. Một số huyện, xã mặc dù đã có quy hoạch bãi rác, nhưng vẫn chưa có các cơ quan quản lý,

biện pháp xử lý đúng kỹ thuật và người dân vẫn chưa có ý thức đổ rác theo quy định.
+ Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp
Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất BVTV hiện cịn nhiều hạn chế. Đây
15


là CTR thuộc danh mục CTNH cần phải thu gom, xử lý đúng quy định. Nhưng thực tế, các
loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườn, hoặc nguy
hiểm hơn, có trường hợp còn vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các biện pháp
thu gom bao bì thuốc BVTV được áp dụng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ
chức thu gom, chủ yếu là gom vào thùng chứa. Thùng chứa các bao bì hóa chất BVTV được
sử dụng thường là thùng phuy. Nhưng số lượng cịn ít do giới hạn về kinh phí ít. Một số ít địa
phương đã xây bể xi-măng cố định. Bên cạnh đó hầu hết các địa phương cịn chưa có hướng
xử lý các bao bì hóa chất BVTV sau thu gom.
+ Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh ở các làng nghề
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng nghề xả thải
trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan
xung quanh. Mặc dù, công tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề ngày càng được chính
quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Đối với CTR công nghiệp, CTR nguy hại
Phần lớn các doanh nghiệp có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường nên việc phân
loại thu gom các chất thải rắn công nghiệp, nguy hại: như có nơi chứa chất thải tập chung,
có mái che, rán nhẵn, biểng cảnh báo, bố trí cán bộ chuyên mơn theo dõi quản lý và th
đơn vị có chức năng đến vận chuyển theo quy định. Bên cạnh đó vẫn còn một số doanh
nghiệp chưa đáp ứng trong vấn đề bảo vệ môi trường trong vấn đề quản lý chất thải rắn và
nguy hại,…
- Đối với CTR y tế
Công tác phân loại thu gom, lưu giữ CTR y tế đã được quan tâm bởi từ cấp Trung
ương đến địa phương. CTR y tế ở các cơ sở khám, chữa bệnh được thu gom và vận chuyển
đến nơi lưu giữ sau đó được xử lý tại các lị đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng với

đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển xử lý CTR y tế.
Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy để vận
chuyển CTR y tế nguy hại ; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR,... đây là những
yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.
1.3.3 Các công nghệ để xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.3.3.1 Chôn lấp
Hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTR là chủ yếu. Tuy nhiên, chỉ
có 15/64 tỉnh/thành phố có bãi chơn lấp hợp vệ sinh. Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không
hợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh/thành phố và 128 bãi cấp huyện/thị trấn). Năm 2006, cả nước
16


có 98 BCL CTR đang hoạt động, trong đó chỉ có 16/98 BCL VS, 82/98 BCL khơng hợp vệ
sinh, chỉ là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không hiệu quả.
Tình trạng chơn lấp chung CTR y tế và cơng nghiệp nguy hại chưa qua xử lý với CTR
sinh hoạt cịn phổ biến ở nhiều đơ thị.
Nhiều đơ thị gặp khó khăn về địa điểm và quỹ đất xây dựng BCL.
Gần đây, một số đô thị đã xây dựng BCL CTRVS, bước đầu hoạt động có hiệu quả, điển
hình là BCL Nam Sơn (Hà Nội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng)...

Hình 4: Bãi chôn lấp rác ở Lăng Cô- Thừa Thiên Huế
17


1.3.3.2 Chế biến phân vi sinh (compost)
Đến năm 2005, nước ta có hơn 10 nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi
sinh. Các nhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mơ và cơng
suất nhỏ. Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50.000 tấn
rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất xử lý
250 tấn/ngày (công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hc Mơn, TP HCM cơng

suất 240 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác thải Hải Phịng với cơng suất 200 tấn/ngày...
Ngồi ra, một số đơ thị khác như Việt Trì, Vinh, Sơn Tây, Huế, Ninh Thuận... cũng có
nhà máy xử lý rác thành phân bón, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn do Việt Nam
tự nghiên cứu và chế tạo.
Trên thực tế hiện nay, phân compost chậm tiêu thụ là do nhận thức của người tiêu
dùng còn hạn chế về kỹ thuật sử dụng, do tập quán quen dùng các loại phân NPK, giá thành
của phân compost vẫn cịn cao so các loại phân bón khác, một số doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm chưa đáp ứng chất lượng,…
1.3.3.3 Thiêu đốt
Thiêu đốt CTR là biện pháp xử lý CTR bằng oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt
của oxy để chuyển hóa CTR thành các chất khí và tro. Nhiên liệu cung cấp có thể là dầu,
than, khí gas hoặc điện. Các cơng nghệ thiêu đốt được áp dụng: thiêu đốt CTR trong lò đốt
CTR trong lò đốt ở nhiệt độ cao; chuyển CTR thành năng lượng.
Thiêu đốt trong lò nhiệt độ cao (incinerator): là biện pháp xử lý CTR trong lò thiêu ở
nhiệt độ >8500C. Lị thiêu này có thể được chế tạo chun dụng hoặc có thể là lị nung của
nhà máy xi măng.
Thiêu đốt CTR gồm các giai đoạn sau: gia nhiệt, nhiệt phân, khí hịa và sấy.
Hơi nước

CTR

Lị đốt

Thu hồi nhiệt

Dung dịch hấp thụ khói lị

Làm lạnh

Tháp hấp thụ


Nước và xỉ

Hình 5: Sơ đồ quy trình xử lý CTR bằng phƣơng pháp đốt
18

Khí thải

Ống khó


- Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt:
+ Xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong CTR, đặc biệt hiệu quả với CTR công
nghiệp, CTR nguy hại, CTR y tế.
+ Giảm thể tích chất thải: tro sau khi đốt chỉ bằng 20% lượng CTR ban đầu về trọng
lượng và 10 % về thể tích nên tiết kiệm được diện tích chơn lấp CTR sau đốt
+ Có thể thu hồi dung mơi hưu cơ và một số hóa chất từ chất thải công nghiệp.
- Nhược điểm của phương pháp thiêu đốt: Cơng nghệ phúc tạp, địi hỏi kỹ thuật cao.
Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao do ngồi việc đầu tư
lị đốt thì cần phái lắp đặt thiết bị xử lý khí tiên tiến để tránh ơ nhiễm mơi trường do khí
thải. Tro cịn lại, đặt biệt là tro bay chứa nhiều chất độc như kim loại nặng.
Bảng 9. Tỷ lệ áp dụng các phƣơng pháp xử lý CTR ở Việt Nam
TT

1

2

Loại chất
Phƣơng pháp áp dụng xử lý

thải

CTR sinh
hoạt

- Chế biến thành phân hữu cơ

10

- Đốt

5

- Tái chế

15

- Chôn lấp hợp vệ sinh

70

- Đốt

34

- Đồng xử lý bằng lò nung xi
măng

3


CTR cơng
nghiệp
Hóa rắn bê tơng

28

- Tái chế

30

- Chơn lấp

3
Tuyến TW 48,8; tỉnh 22,0; huyện
23,3

- Đốt
3

% áp dụng

CTR Y tế - Chôn lấp

Tuyến TW 3,8; tỉnh 5,3; huyện 19,5
Tuyến TW 26,3; tỉnh 61,8; huyện
24,2

- Thuê xử lý

19



4

5

CTR
nơng
nghiệp

CTR xây
dựng

- Ủ và khí biogas

35

- Làm thức ăn gia súc

20

- Đốt

40

Nhiên liệu

5

- Chơn lấp


78

- Tái chế

12

* Ngồi ra trên thực tế hiện nay chất thải còn được dùng làm nguyên liệu, nhiên liệu
trong sản xuất xi măng, công nghệ xử lý trên có thể xử lý được các chất thải Hydrocacbon,
bùn thải, cao su, dung môi, sơn, mực in, các sp tiêu dung bị hết hạn, giấy loại, các loại bao
gói thuốc nhuộm Bụi than, xỉ kim loại Plastic và thuốc trừ sâu.
Ưu điểm của đốt chất thải để thay thế nguyên liệu, nhiên liệu trong lò nung xi măng:
Quá trình thiêu đốt nhiệt độ cao thực chất là phân huỷ bằng nhiệt các phân tử hữu cơ
và biến chúng thành CO2 và nước. Để đạt được tình trạng phân huỷ hồn tồn cần có nhiệt
độ đủ cao, cung cấp đủ ôxy, thời gian lưu cháy và điều kiện trộn tốt. Các lò chuyên dụng và
lò xi măng đều có thể đáp ứng được các yêu cầu này( 10-30 giây) và nhiệt độ cao hơn
(>1800C) so với các lò đốt chất thải chuyên dụng.
Mặt khác, ở lò nung xi măng tính kiềm của xi măng sẽ trung hồ axít clohydric và
các axit dạng khí khác sinh ra trong quá trình đốt cháy chất thải. Do vậy, lị nung xi măng
là một loại lò đạt hiệu suất phá huỷ rất cao cũng như hiệu quả làm sạch khí thải ưu việt. Đó
cũng là lý do vì sao lị nung xi măng là lý tưởng đối với việc thiêu đốt chất thải. Sơ đồ qui
trình nạp nguyên liệu và nhiên liệu thay thế vào lị của Cơng Ty xi măng Holcim và các loại
chất thải đốt kèm tại Nhà máy Xi măng Hịn Chơng phụ lục 7.
Hiện nay, Bộ Tài ngun và Môi trường đã cấp phép xử lý chất thải để làm nguyên
liệu, nhiên liệu trong lò nung xi măng của Công ty xi măng Thành Công ở tỉnh Hải Dương
gần với tỉnh Hưng Yên nên cũng rất thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải phát
sinh từ tỉnh Hưng Yên.
1.3.3.4 Tái chế, tái sử dụng
Ngoài chế biến rác hữu cơ thành phân bón, các thành phần khác (như nilon, nhựa,
cao su...) cũng được chế biến thành hạt nhựa, ống cống và vật liệu xây dựng tại một số nhà

20


máy. Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tinh, cao su... có trong rác thải
(khoảng 20% CTR) được lực lượng “đồng nát” thu mua và đưa đi tái sử dụng/tái chế tại các
làng nghề.
Trong số 1450 làng nghề đang hoạt động ở Việt Nam có một loại hình làng nghề
được phát triển nhanh trong thời gian vài chục năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế
nơng thơn, đó là các làng nghề tái chế chất thải
Bảng 10: Sự phân bố các làng nghề tái chế trong cả nƣớc
TT
1.
2.
3.

Nhóm ngành
tái chế
Tái chế giấy
Tái chế kim loại
Tái chế nhựa
Tổng số

Miền
Bắc
4
53
4
61

Miền

Trung
0
23
1
24

Miền
Nam
0
5
0
5

Tổng
cộng
4
81
5
90

Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề, thu hút hơn 10 triệu lao
động, trong đó số làng nghề tái chế chất thải và phế thải chiếm khoảng 6,2%.
Điển hình cho loại hình tái chế kim loại làng nghề sắt thép Đa Hội (Bắc Ninh): Đa
Hội là làng nghề có truyền thống sản xuất sắt thép có cách đây từ hơn 400 năm và gắn liền
với người dân Đa Hội qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển. Trước đây, chỉ có 20% số
hộ làm nghề sản xuất sắt thép theo phương pháp nguội với các sản phẩm đơn giản như dao,
cuốc, bản lề, then cửa,... Đến nay có đến gần 95% số hộ làm nghề này. Đa Hội đã trở
Điển hình cho loại hình làng nghề tái chế nhựa là làng nghề Minh Khai (Hưng Yên):
Làng nghề này được hình thành từ sự khởi đầu của một số người đi thu gom, đổi các loại
phế liệu trong thời gian nông nhàn. Vào năm 1967, cả làng chỉ có khoảng 5 người tham gia

vào việc này. Sau đó con số này ngày càng tăng theo thời gian, đồng thời trong quá trình thu
gom, bn bán họ đã học hỏi được nhiều kỹ thuật sản xuất các sản phẩm chất dẻo từ nhụa
thải. Đến năm 1990, ở làng Minh khai đã bắt đầu xuất hiện các máy móc đơn giản (máy
xay, nghiền nhựa,...). Đến nay, làng nghề tái chế nhựa thải Minh khai đã thu hút một lực
lượng đông đảo người dân tham gia làm nghề, ngói ra cịn tạo việc làm cho hàng nghìn lao
động đến từ các nơi khác, số hộ tham gia làm nghề chiếm trên 90%. Đồng thời, có mối quan
hệ trao đổi hàng hóa, thơng tin và kinh nghiệm sản xuất với nhiều ng nghề tái chế nhựa
khác ở Hà Nội như làng nghề Triều Khúc, Trung Văn,...
1.4 Tình hình quy hoạch quản lý và các tồn tại trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.4.1 tình hình quy hoạch quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
21


- Chính phủ và Bộ Xây dựng đã phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn một số
khu vực kinh tế trọng điểm, lưu vực sông, cụ thể như:
+ Chính phủ phê duyệt: quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR 3 vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh:
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông cầu đến năm 2020 trên địa
bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương; Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 trên
phạm vi toàn quốc; Phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng kinh tế
trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của 4 tỉnh, thành phố: thành phố Cần
Thơ, các tỉnh: An Giang, Kiên Giang và Cà Mau
+ Bộ xây dựng phê duyệt quy hoạch quản lý CTR vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ 2030

- Ngoài ra đối với việc quy hoạch quản lý chất thải rắn ở cấp tỉnh, thành phố cũng đã
được thực hiện. Theo trung tâm nghiên cứu và quy hoạch môi trường Đô thị và nông thôn
25/63 tỉnh, thành phố đã công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn, một số thành phố như Hồ
Chí Minh, Hải Phịng, Cần Thơ đã có quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn.
Bảng 11 các tỉnh, thành phố đã công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tỉnh/thành
Bắc Cạn
Hà Giang
Lào Cai
Hịa Bình
Hưng Yên
Vĩnh Phúc
Tuyên Quang
Phú Thọ
22

Miền

Năm phê duyệt


Miền Bắc

11/2011
8/2014
9/2014
7/2012
02/2013
3/2014
10/2013
6/2011


9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25


Quảng Ninh
Hà Nội
Nghệ An
Quảng Bình
Quảng Trị
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Ninh Thuận
Bình Định
Bình Phước
Bình Dương
Đồng Nai
Đăk Lăk
Bà rịa-Vũng Tầu
Vĩnh Long
Bến Tre
An Giang

Miền Trung

Miền Nam

02/2009
4/2014
02/2013
11/2013
10/2013
01/2011
7/2013

6/2014
8/2009
01/2014
9/2012
11/2011
10/2007
8/2013
7/2013
8/2013
8/2011

1.4.2 Một số nét cơ bản trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
a) Mặt tích cực cần phát huy:
- Đáp ứng yêu cầu cấp bách cần ưu tiên của cơng tác bảo vệ mơi trường cả nước, góp
phần kiểm sốt ơ nhiễm, hướng tới phát triển bền vững.
- Phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên
hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải xử lý. Giảm dần hình
thức xử lý chôn lấp nhằm tiết kiệm quỹ đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm chung của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, chính
quyền địa phương và đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, trong đó Nhà
nước có vai trị chủ đạo đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường
đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn. Tăng cường công tác xã hội hóa quản lý CTR
trong tất cả các khâu từ quản lý tới xử lý CTR.
- Không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an
toàn về xã hội và môi trường, tuân thủ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền và người
hưởng dịch vụ phải trả chi phí” và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội.
23



b) Mặt hạn chế, hạn chế:
Chất thải rắn gia tăng ngày một nhiều; tỷ lệ thu gom cịn hạn, tình trạng xử lý CTR
chưa đảm bảo yêu cầu, còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ mới trong xử lý CTR
cũng như việc áp dụng cơ chế quản lý 3R do cơ chế, chính sách và tài chính cịn thiếu chưa
cân đối; các ngành chức năng tham mưu chưa kịp thời, một phần do sự chồng chéo giữa các
ngành; lãnh đạo địa phương chưa quan tâm đúng mức, coi trọng việc phát triển kinh tế chưa
thực sự coi trọng việc phát triển bền vững; việc quy hoạch quản lý chất thải rắn của các địa
phương, vùng khó thực hiện; việc xã hội hóa trong quản lý CTR chưa cao; cơng tác thanh
tra, kiểm tra cịn hạn chế chưa ngăn chặn được các vi phạm trong quản lý CTR; ý thức của
người dân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong việc phân loại, thu gom và xử lý CTR; công
tác hợp tác quốc tế chưa hoạt động có chiều sâu, chưa phát huy được hiệu quả.
* Các văn bản pháp luật liên quan đến CTR của Việt Nam được thể hiện phụ lục 05
1.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và Mơi trƣờng của tỉnh Hƣng n.

Hình 6: Bản đồ hành chính tỉnh Hƣng Yên
24


1.5.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý
- Là cửa ngõ phía Đơng của Hà Nội, Hưng n có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km
tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phịng chạy qua. Ngồi ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ
5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục
giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ, với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh. Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà
Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.
b) Đất đai và địa hình: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hỉnh tỉnh Hưng n tương
đối bằng phẳng, khơng có núi đồi. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông
(với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị

ngập nước. Độ cao đất đai khơng đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp
xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm cao nhất có cốt +9 đến +10 tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan (huyện Văn
Giang), điểm thấp nhất có cốt +0,9 tại xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ).
- Đặc điểm địa chất: Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông
Hồng, được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m - 160m.
- Đặc điểm thổ nhưỡng: Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sơng Hồng bồi
đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia
làm ba loại: Loại đất phù sa sông Hồng được bồi; loại đất phù sa sông Hồng không được bồi
lắng và loại đất phù sa sơng Hồng có tầng loang lổ, khơng được bồi lắng.
c) Khí hậu
Hưng n nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đơng Bắc Bộ. Một năm có bốn
mùa rõ rệt. Mùa đơng lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xn, thu khí hậu ơn hịa. Nhiệt độ trung
bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%.
- Mƣa:Tổng lượng mưa trung bình năm tại Hưng Yên từ 1.500mm - 1.600mm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Hưng Yên là 23,2oC phân bố khá đồng
đều trên địa bàn tỉnh.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 80 - 90%.

25


×