Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Ảnh hưởng của xu hướng công nghệ thông tin đến hoạch định chiến lược phát triển hệ thống thông tin tại các cơ quan bộ, ban, ngành việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 128 trang )

-i-

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của các thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý- Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội,
đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của GVC.TS. Phạm Thị Thanh Hồng để em có thể
hồn thành được đề tài này.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần giải pháp công nghệ Savis Việt
Nam đã giúp em trong quá trình thực hiện, tham khảo các công văn tài liệu, giới
thiệu với các đối tác khách hàng, thu thập các số liệu cũng như tiến hành khảo sát
để phục vụ cho luận văn của mình.
Em cũng xin cảm ơn anh chị em lớp cao học quản trị kinh doanh khoá 2011B
đã giúp đã em trong quá trình học tập và thực hiện, hoàn thành luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các tác giả của các tài liệu
tham khảo mà em đã sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lời cam đoan
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em xin cam kết cơng trình nghiên cứu
của mình là do q trình hiểu biết, tìm tịi và cố gắng, nỗ lực thực hiện của bản
thân cùng với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, đặc biệt là GVC.TS. Phạm Thị Thanh
Hồng. Cơng trình nghiên cứu của em khơng sao chép của bất kỳ cá nhân hay tổ
chức nào. Tài liệu tham khảo là hoàn toàn hợp lệ và được pháp luật cho phép lưu
hành rộng rãi.
Học viên Nguyễn Quang Cường

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B



- ii -

MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ - TỪ VIẾT TẮT ............................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Những đóng góp khoa học của luận văn ................................................... 4
6. Bố cục của luận văn ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG
CÁC TỔ CHỨC ................................................................................................ 5
1.1 Hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp ...................................................... 5
1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin trong doanh nghiệp............................... 5
1.1.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống thơng tin .................................... 5
1.1.3 Vai trị và tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp .......... 7
1.1.4 Phân loại các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp .......................... 8
1.2 Tổng quan về ứng dụng CNTT trong tổ chức........................................... 13
1.2.1 Chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin ......................................... 13
1.2.2 Các giai đoạn phát triển của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp 13
1.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng CNTT trong các tổ chức.......... 16
1.3 Xu hƣớng phát triển công nghệ thông tin ................................................. 21
1.3.1 Điện toán đám mây............................................................................. 22
1.3.2 Mạng xã hội ........................................................................................ 25
Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B



- iii -

1.3.3 Công nghệ di động ............................................................................. 29
1.3.4 Dữ liệu lớn .......................................................................................... 33
TỔNG KẾT CHƢƠNG 1................................................................................ 37
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 38
ẢNH HƢỞNG CỦA XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CNTT ĐẾN HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƢỢC ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC BỘ, BAN,
NGÀNH VIỆT NAM ...................................................................................... 38
2.1 Ảnh hƣởng xu hƣớng phát triển CNTT đến chiến lƣợc phát triển HTTT
trong các đơn vị bộ, ban, ngành của Việt Nam ............................................... 38
2.1.1 Thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT trong các đơn vị bộ, ban,
ngành của Việt Nam .................................................................................... 42
2.1.2 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng xu hƣớng phát triển CNTT đến chiến
lƣợc phát triển HTTT trong các đơn vị bộ, ban, ngành của Việt Nam ....... 54
2.2 Ảnh hƣởng xu hƣớng phát triển CNTT đến chiến lƣợc phát triển HTTT
trong các đơn vị khảo sát................................................................................. 65
2.2.1 Thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT trong các đơn vị khảo sát 66
2.2.2 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng xu hƣớng phát triển CNTT đến chiến
lƣợc phát triển HTTT trong các đơn vị khảo sát ......................................... 72
TỔNG KẾT CHƢƠNG 2................................................................................ 79
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 80
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
CNTT TRONG CÁC BỘ, BAN, NGÀNH VIỆT NAM ................................ 80
3.1 Triển vọng phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam .......................... 80
3.1.1Định hƣớng của nhà nƣớc ................................................................... 80
3.1.2 Triển vọng phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam ................... 81

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng


QTKD 2011B


- iv -

3.2 Đề xuất và kiến nghị cho việc hoạch định chiến lƣợc phát triển hệ thống
thông tin đối với bộ, ban, ngành nhà nƣớc...................................................... 83
3.2.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trong đơn vị thay vì chỉ
trơng chờ vào các hệ thống giáo dục của nƣớc nhà .................................... 84
3.2.2 Ứng dụng truyền thông mạng xã hội ở những dịch vụ cơng, phịng
ban cho phép ................................................................................................ 87
3.2.3 Ứng dụng nền tảng công nghệ di động vào các hoạt động quản lý các
dịch vụ công ................................................................................................ 89
3.2.4 Chiến lƣợc xây dựng các hệ thống thông tin với nguồn vốn xã hội hóa
thay vì chờ nguồn vốn của nhà nƣớc ........................................................... 92
3.2.5 Chuyển dịch mơ hình đầu tƣ công nghệ thông tin truyền thống sang
thuê các hệ thống thông tin.......................................................................... 95
3.3 Đề xuất và kiến nghị cho việc hoạch định chiến lƣợc phát triển hệ thống
thông tin đối với nhà nƣớc ............................................................................ 100
3.3.1 Xây dựng chính sách cởi mở và thúc đẩy phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin quốc gia theo cơ chế xã hội hóa ........................................ 102
3.3.2 Xây dựng thêm nhiều trung tâm CNTT tập trung để tập trung thu hút
đầu tƣ của trong và ngoài nƣớc phát triển CNTT ..................................... 104
TỔNG KẾT CHƢƠNG 3.............................................................................. 107
KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 110
Phụ lục 1 ........................................................................................................ 112
Phụ lục 2 ........................................................................................................ 120


Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-v-

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Thành phần hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp....................................6
Hình 1.2 Phân loại hệ thống thơng tin theo mục đích phục vụ của thơng tin đầu ra .9
Hình 1.3 Phân loại hệ thống thơng tin theo chức năng nghiệp vụ ...........................11
Hình 1.4 Chiến lược phát triển hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp ..................14
Hình 1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong DN .....................................16
Hình 1.6 Mơ hình điện tốn đám mây .......................................................................22
Hình 1.7 Đặc điểm của điện tốn đám mây ..............................................................23
Hình 1.8 Một số mạng xã hội điển hình ....................................................................26
Hình 1.9 Số người sử dụng thường xuyên (active users) hằng tháng – 3/2013 ........26
Hình 1.10 Thời đại di động bùng nổ .........................................................................29
Hình 1.11 Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử.............................31
Hình 1.12 Ứng dụng của Big Data ...........................................................................33
Hình 2.1 Mơ hình quan hệ giữa xu hướng phát triển CNTT với chiến lược phát triển
HTTT………………………………………………………………………………….. ……42
Hình 2.2 Hạ tầng kỹ thuật trong bộ, ban, ngành Việt Nam ......................................43
Hình 2.3 Hạ tầng nhân lực trong bộ, ban, ngành Việt Nam .....................................45
Hình 2.4 Mức độ ứng dụng CNTT trong bộ, ban, ngành Việt Nam ..........................49
Hình 2.5 Mức độ ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ .............................................50
Hình 2.6 Cấp độ dịch vụ cơng trong bộ, ban, ngành Việt Nam ................................51
Hình 2.7 Mơi trường tổ chức chính sách phát triển CNTT trong bộ, ban, ngành Việt
Nam ...........................................................................................................................53

Hình 2.8 Ảnh hưởng của điện tốn đám mây và Big Data .......................................55

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- vi -

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách 25 cơ quan cấp bộ, ngang bộ tham gia vào nghiên cứu .........38
Bảng 2.2 Hạ tầng kỹ thuật của bộ, ban, ngành Việt Nam .........................................42
Bảng 2.3 Hạ tầng nhân lực trong bộ, ban, ngành Việt Nam ....................................44
Bảng 2.4 Mức độ ứng dụng CNTT trong bộ, ban, ngành Việt Nam .........................46
Bảng 2.5 Mơi trường tổ chức chính sách phát triển CNTT trong bộ, ban, ngành Việt
Nam ...........................................................................................................................52
Bảng 2.6 Portal của các bộ, ban, ngành có hỗ trợ thiết bị di động ..........................58
Bảng 2.7 Tình hình ứng dụng mạng xã hội Facebook tại các bộ, ban, ngành Việt
Nam ...........................................................................................................................59
Bảng 2.8 Thực trạng ứng dụng CNTT tại ba đơn vị khảo sát ...................................67
Bảng 2.9 Mơi trường, tổ chức, chính sách ứng dụng CNTT tại ba đơn vị khảo sát .71
Bảng 2.10 Ảnh hưởng của xu hướng điện toán đám mây đến ba đơn vị khảo sát ....72
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của xu hướng mạng xã hội đến ba đơn vị khảo sát ..............74
Bảng 2.12 Ảnh hưởng của xu hướng di động đến ba đơn vị khảo sát ......................75
Bảng 2.13 Ảnh hưởng của xu hướng Big Data đến ba đơn vị khảo sát ....................76
Bảng 3.1 Báo giá phần mềm văn phòng điện tử BizOffice 2.0 – dành cho khách
hàng mua sản phẩm ………………………………………..……………………...97

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng


QTKD 2011B


- vii -

DANH MỤC THUẬT NGỮ - TỪ VIẾT TẮT
AI

: Trí tuệ nhân tạo

BI

: Hệ thống trí tuệ doanh nghiệp

BIG DATA

: Dữ liệu lớn

BTTTT

: Bộ Thông tin và Truyền thông

CLOUD COMPUTING

: Điện tốn đám mây

CNTT

: Cơng nghệ thơng tin


CRM

: Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

DATA CENTER

: Cơ sở dữ liệu tập trung

DN

: Doanh nghiệp

DSS

: Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định

ERP

: Hệ thống quản lý doanh nghiệp tồn diện

ES

: Hệ thống thơng tin chuyên gia

ESS


: Hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành

FANPAGE

: Trang web trên một mạng xã hội dành cho tập thể, tổ
chức, phân biệt với page cá nhân

HTTT

: Hệ thống thông tin

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

KDĐT

: Kinh doanh điện tử

LAN

: Mạng cục bộ

MAN

: Mạng trên phạm vi thành phố

MIS

: Hệ thống thông tin phục vụ quản lý


MOBILITY

: Công nghệ di động

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- viii MODULE

: Một thành phần giữ một nhiệm vụ cụ thể nào đó trong
1 phần mềm, một máy tính hay 1 hệ thống cụ thể

OAS

: Hệ thống tự động hóa văn phịng

ONLINE

: Trực tuyến

PHẦM MỀM CLIENT

: Phần mềm cài đặt trên các máy tính của ngƣời dùng,
có kết nối đến phần mềm tại trung tâm theo mơ hình
client – server.

PC


: Personal Computer - Máy tính cá nhân

PORTAL

: Cổng thơng tin điện tử

PDA

: Thiết bị cầm tay

SAN

: Mạng đƣợc thiết kế để hệ thống máy chủ kết nối đến
hệ thống lƣu trữ dữ liệu - thƣờng dùng cho hệ thống lƣu
trữ dữ liệu lớn

SAVIS

: Công ty cổ phần giải pháp công nghệ Savis Việt Nam

SOCIAL NETWORK

: Mạng xã hội - MXH

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm
phục vụ cơng tác thống kê


SQL

: Ngơn ngữ truy vấn có cấu trúc

XH

: Xã hội

WAN

: Mạng diện rộng

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nhƣ chúng ta đã biết, xã hội càng phát triển thì ảnh hƣởng của các hệ thống
thơng tin đến doanh nghiệp càng lớn, đơn giản từ việc hỗ trợ tính toán trong doanh
nghiệp bằng các phần mềm nghiệp vụ nhƣ: kế toán, bán hàng, nhân sự, quản lý kế
hoạch, cho đến quảng bá hình ảnh doanh nghiệp qua website, marketing, thƣơng
mại điện tử… và cao cấp hơn là các hệ thống thơng tin lớn nhƣ CRM chăm sóc
khách hàng, giải pháp quản lý toàn diện doanh nghiệp ERP, hệ thống trí tuệ doanh
nghiệp BI, hệ thống hỗ trợ ra các quyết định chiến lƣợc DSS…
Việc ứng dụng thành công các hệ thống thông tin vào doanh nghiệp làm thay
đổi về chất của lực lƣợng lao động sản xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh

nghiệp nói riêng và xã hội nói chung. Có thể nói hệ thống thơng tin có 1 vai trị hết
sức quan trọng và ln song hành cùng thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên xã
hội càng phát triển thì nhu cầu của con ngƣời cũng thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp
phải thay đổi theo, do đó hệ thống thơng tin cũng phải ln ln đƣợc cập nhật sao
cho phù hợp để có thể đáp ứng nhu cầu con ngƣời, không bị lạc hậu và đem lại hiệu
quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Do vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT, Đảng và nhà nƣớc đã ban
hành chủ trƣơng “Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ ứng dụng công nghệ
thông tin để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành và nâng
cao năng lực cạnh tranh”. Về phía cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền
thông luôn luôn định hƣớng và đƣa ra đƣờng lối phát triển các HTTT cho các doanh
nghiệp trong nƣớc. Chỉ thị 05/2008/CT-BTTTT ban hành 08/07/2008 về việc đẩy
mạnh phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cho thấy nhà nƣớc nhận thấy vai
trò to lớn của CNTT đến sự phát triển của các doanh nghiệp.
Trong một vài năm gần đây, xu hƣớng công nghệ thông tin của thế giới tập
trung vào 4 công nghệ sau: (1) điện toán đám mây, (2) mạng xã hội, (3) công nghệ
di động, và (4) dữ liệu lớn. Những xu hƣớng phát triển trên đã đƣợc các doanh
nghiệp trên thể giới ứng dụng và đã chứng minh là đem lại những thành công to lớn.
Đối với Việt Nam, thực trạng ứng dụng CNTT ra sao, chiến lƣợc phát triển các hệ
thống thông tin của các doanh nghiệp nhƣ thế nào, mức độ ảnh hƣởng của các xu
Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-2hƣớng phát triển CNTT đến chiến lƣợc phát triển HTTT tại các doanh nghiệp ở mức
độ nào, đã thu đƣợc những thành cơng gì bên cạnh đó cịn tồn tại những hạn chế ra
sao, các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp nhƣ thế nào để giải quyết những
tồn tại và hạn chế đó nhằm mục tiêu đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT.
Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Ảnh hƣởng của xu hƣớng phát triển

công nghệ thông tin đến hoạch định chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin tại các
cơ quan bộ, ban, ngành Việt Nam” để thực hiện. Đề tài muốn tập trung đánh giá
trên khối các cơ quan bộ, ban, ngành Việt Nam, đó cũng chính là những cơ quan
đầu ngành, đánh giá mức độ thực hiện chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc ra sao về
ứng dụng công nghệ thông tin, những thành công và thuận lợi đạt đƣợc là gì, những
tồn tại và khó khăn ra sao, từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại và
khó khăn đó, từng bƣớc giúp các doanh nghiệp xây dựng và phát triển chiến lƣợc
ứng dụng công nghệ thông tin một cách tốt nhất.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống thơng tin, chiến lƣợc phát triển hệ
thống thông tin và các xu hƣớng phát triển cơng nghệ thơng tin.

-

Phân tích và nêu đƣợc thực trạng ứng dụng CNTT tại tất cả các cơ quan bộ,
ban, ngành Việt Nam.

-

Phân tích đánh giá ảnh hƣởng của các xu hƣớng phát triển công nghệ thông
tin đến quá trình ứng dụng CNTT tại các cơ quan bộ, ban, ngành Việt Nam.

-

Nghiên cứu phân tích tìm ra nguyên nhân, các nhân tố ảnh hƣởng gây ra
những tồn tại và hạn chế của quá trình ứng dụng CNTT tại các bộ, ban,

ngành Việt Nam.

-

Lập luận và đƣa ra các đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm đẩy
mạnh quá trình ứng dụng CNTT tại các cơ quan bộ, ban, ngành Việt Nam.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-3-

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
-

Ảnh hƣởng của xu hƣớng phát triển CNTT bao gồm (1) điện toán đám mây,
(2) mạng xã hội, (3) công nghệ di động, (4) dữ liệu mới có tác động thế nào
đến hoạch định chiến lƣợc phát triển HTTT tại 25 cơ quan bộ, ban, ngành
Việt Nam (bảng 2.1) và tại 3 đơn vị trực thuộc bộ: (1) Cục Kinh tế hợp tác và
Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; (2) Cục
Qn Y – Bộ Quốc phịng; (3) Kiểm tốn Nhà nƣớc.

b. Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: Nghiên cứu 25 cơ quan cấp bộ, ban, ngành Việt Nam và 3
đơn vị trực thuộc bộ và ngang bộ là: (1) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển

nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; (2) Cục Qn y – Bộ
Quốc phịng; (3) Kiểm tốn Nhà nƣớc.

-

Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận án đƣợc thu thập trong khoảng
thời gian chủ yếu từ năm 2011–2013, trong đó gồm dữ liệu đã có sẵn từ các
báo cáo của hội tin học Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp thu đƣợc thông qua phỏng
vấn sâu với bảng câu hỏi tại 3 đơn vị (1) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; (2) Cục Quân Y – Bộ
Quốc phịng; (3) Kiểm tốn Nhà nƣớc, đƣợc thực hiện vào năm 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính bao gồm các
phƣơng pháp nhƣ sau:
-

Phƣơng pháp đọc tài liệu: Mục tiêu của nghiên cứu tài liệu nhằm xác định
những cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu các tài
liệu, sách báo, tạp chí, cơng trình khoa học, báo cáo về hệ thống thông tin,
chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin, cũng nhƣ các tài liệu về xu hƣớng
phát triển công nghệ thông tin trên thế giới. Đặc biệt luận văn kế thừa kết
quả nghiên cứu của hội tin học Việt Nam với báo cáo chỉ số sẵn sàng cho
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2011-2013.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B



-4-

Phƣơng pháp quan sát: dựa trên kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc
tại các đơn vị, quan sát thực trạng, mức độ ứng dụng CNTT, chiến lƣợc phát
triển HTTT trong hiện tại và tƣơng lai tại các đơn vị.

-

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để
phỏng vấn các chuyên gia về lĩnh vực ứng dụng CNTT, các lãnh đạo phụ
trách CNTT, các cán bộ phụ trách CNTT, các cán bộ của doanh nghiệp tƣ
vấn triển khai ứng dụng CNTT cho 3 đối tƣợng nghiên cứu, từ đó dựa trên số
liệu khảo sát rút ra đƣợc các ảnh hƣởng của xu hƣớng CNTT đến chiến lƣợc
phát triển HTTT.

5. Những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về các hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp, sự phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp qua các giai đoạn
và đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc xây dựng HTTT cho doanh nghiệp.
Đồng thời cũng chỉ ra các xu hƣớng phát triển công nghệ thông tin trên thế giới và
Việt Nam hiện nay, qua đó phân tích những ảnh hƣởng tích cực cũng nhƣ hạn chế
của các xu hƣớng đó đến q trình ứng dụng CNTT tại các bộ, ban, ngành Việt
Nam. Mục đích muốn chỉ ra các bộ, ban, ngành Việt Nam đã có sự chuẩn bị thế nào
đối với xu hƣớng phát triển đó, từ đó đƣa ra những đề xuất giúp cho chiến lƣợc xây
dựng và phát triển các hệ thống thông tin tại đây đƣợc tốt hơn, phù hợp hơn với tình
hình hiện tại.

6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng là:
-


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức.

-

Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của xu hƣớng phát triển công nghệ thông tin đến
hoạch định chiến lƣợc ứng dụng công nghệ thông tin trong các bộ, ban,
ngành Việt Nam.

-

Chƣơng 3: Một số đề xuất và kiến nghị giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong các bộ, ban, ngành Việt Nam.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-5-

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG CÁC TỔ CHỨC
1.1 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin doanh nghiệp là một hệ thống chức năng thực hiện việc
thu thập, lƣu trữ và xử lý thông tin, hỗ trợ việc ra quyết định, điều khiển, phân tích
các vấn đề và hiển thị các vấn đề phức tạp trong tổ chức [1, Tr17]. Về cấu trúc, một
hệ thống thông tin trong thời đại Internet luôn gồm 2 phần:

-

Phần bên trong: Phục vụ xử lý các hoạt động bên trong doanh nghiệp nhƣ kế
toán, quả lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự…

-

Phần bên ngoài: Xử lý các giao dịch với bên ngoài nhƣ website, showroom
điện tử, cổng thƣơng mại điện tử…

1.1.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin đƣợc hình thành với 5 thành phần cơ bản, năm thành
phần cơ bản này xuất hiện trong tất cả các HTTT từ đơn giản nhất cho đến hệ thống
phức tạp nhất [1, Tr19-20], bao gồm:
-

Cơ sở hạ tầng: Phần cứng và hệ thống truyền thông bao gồm bộ xử lý trung
tâm, bộ nhớ sơ cấp, bộ nhớ thứ cấp, thiết bị vào, thiết bị ra, thiết bị liên lạc,
thiết bị truyền dẫn, thiết bị kết nối mạng giúp truyền và nhận tin tức điện tử.

-

Phần mềm: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Trong đó phần
mềm hệ thống là các chƣơng trình giúp ngƣời sử dụng quản lý điều hành
hoạt động các thiết bị phần cứng nhƣ: hệ điều hành, phần mềm biên dịch…
Phần mềm ứng dụng là chƣơng trình hỗ trợ ngƣời sử dụng thực hiện công
việc của họ nhƣ: Soạn thảo văn bản, thiết kế đồ họa, phần mềm nghe nhạc…

-


Cơ sở dữ liệu: Hệ thống lƣu trữ và quản lý tất cả các thông tin của doanh
nghiệp nhƣ thông tin về: nhân sự, sản phẩm, tài chính, đối thủ cạnh tranh…

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-6-

Quy trình: là một trình tự có tổ chức các hoạt động trên hệ thống thông tin
nhằm thực hiện một mục đích nào đó nhƣ: quy trình quản lý nhân sự, quy
trình bán vé tàu, quy trình thanh tốn điện tử…

-

Nhân sự: là tất cả những ngƣời tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp bao gồm ngƣời quản trị các hệ thống thông tin
và ngƣời sử dụng các hệ thống nhân viên.

Hình 1.1 Thành phần hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
(Nguồn Hệ thống thông tin quản lý, 2012 – Phạm Thị Thanh Hồng)

Ví dụ: Đối với hệ thống quản lý cơng việc trong doanh nghiệp, ta có thể thấy
đầy đủ 5 thành phần trên bao gồm: phần cứng bao gồm hệ thống máy tính, mạng
liên kết. Phần mềm quản lý nhân sự, quản lý công việc theo mỗi nhân sự…Hệ thống
này đƣợc lƣu trữ trong các CSDL tập trung (hệ thống ngƣời dùng dùng chung) và
Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B



-7phân tán (các CSDL riêng của từng ứng dụng). Mỗi hệ thống thơng tin đƣợc phát
triển dựa trên quy trình nghiệp vụ thực tế của doanh nghiệp về quản lý công việc,
tác nghiệp điều hành... Nhân sự là tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp khi tham
gia vào hệ thống thơng tin.

1.1.3 Vai trị và tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Khác với những năm 50 của thế kỷ trƣớc, khi các doanh nghiệp chủ yếu sử
dụng các hệ thống thơng tin để giảm chi phí cho các công việc giấy tờ thông thƣờng.
Hiện nay, hệ thống thơng tin có thể đóng một vai trị chiến lƣợc trong tổ chức.
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống thông tin ở mọi cấp quản lý trong doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp có các lợi thế cạnh tranh hoặc duy trì những thế mạnh mà doanh
nghiệp đang có. Có thể liệt kê một số ảnh hƣởng quan trọng của hệ thống thơng tin
quản lý giúp doanh nghiệp có đƣợc những ƣu thế cạnh tranh mà họ mong muốn [1,
Tr20-22]:
-

Đầu tƣ vào cơng nghệ thơng tin sẽ giúp q trình điều hành của doanh
nghiệp trở lên hiệu quả hơn. Thơng qua đó doanh nghiệp có thể cắt giảm chi
phí, tăng chất lƣợng sản phẩm, hồn thiện q trình phân phối sản phẩm và
dịch vụ. Ví dụ: các nhà máy sản xuất ơ tơ đã sử dụng cơng nghệ sản xuất có
hỗ trợ của máy tính để điều khiển sản xuất, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.
Việc phân phối xe ô tô, các phụ tùng thay thế cũng nhƣ việc thanh toán của
khách hàng và thơng tin về bán hàng hay tình hình tài chính giữa các vùng
khác nhau đều sử dụng mạng viễn thơng. Nhờ đó doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao hơn nhiều, giảm chi phí sản xuất xuống mức tối thiểu.

-


Xây dựng hệ thống thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp có đƣợc ƣu thế cạnh
tranh bằng cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng là ngƣời mua
và ngƣời cung cấp nguyên vật liệu. Ví dụ: phần lớn các công ty viễn thông
đều chú trọng các hoạt động này. Họ khuyến khích các khách hàng qua việc
mua bán và cung cấp các dịch vụ nhanh nhất có thể.

-

Một tác động khác của hệ thống thông tin là khuyến khích các hoạt động
sáng tạo trong doanh nghiệp. Đó là quá trình phát triển sản phẩm mới, dịch
vụ mới và các quá trình sản xuất hoặc hoạt động mới trong doanh nghiệp.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-8Việc này có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh hoặc thị trƣờng mới cho doanh
nghiệp.
-

Một trong những vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là việc tạo thành các chi phí
chuyển đổi trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc với
ngƣời cung cấp. Điều đó có nghĩa là: khách hàng hoặc ngƣời cung cấp hàng
hóa bị gắn chặt vào các thay đổi về công nghệ bên trong doanh nghiệp, họ sẽ
phải chịu những chi phí đáng kể về thời gian, tiền bạc và cả sự không thuận
thiện nếu họ chuyển sang dùng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp
khác. Ví dụ: các hãng hàng không đầu tƣ xây dựng hệ thống thông tin trong
hãng một cách hoàn hảo, hỗ trợ cho hệ thống đặt vé tự động của mình là 1
minh chứng đầu tƣ vào HTTT đã đem lại lợi thế cạnh tranh cho các hãng này,

một khi ngƣời tiêu dùng đã quen sử dụng dịch vụ đặt vé tự động, trực tuyến
nhƣ vậy đâu đó đã tạo sự gắn kết với các hãng.

-

Đầu tƣ vào cơng nghệ thơng tin cịn có khả năng tạo ra một số hoạt động mới
của doanh nghiệp nhƣ: (1) tạo sự tƣơng tác ảo giữa các thành viên và các bộ
phận cũng nhƣ đơn vị thông qua các công cụ mới nhƣ email, chat, họp trực
tuyến, (2) tạo ra các giao dịch thỏa thuận, hàng hóa có thể đặt ở 1 nơi nhƣ lại
đƣợc lấy từ kho gần nhất giao cho khách hàng, (3) thay thế một số phòng ban
truyền thống thành các phòng ban, đơn vị điện tử, (4) liên kết giữa khách
hàng và doanh nghiệp thành một doanh nghiệp lớn thông qua khách hàng
tham gia vào hệ thống thông tin của doanh nghiệp.

1.1.4 Phân loại các hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp
Do có nhiều mục đích khác nhau, các đặc tính và quản lý khác nhau nên có
nhiều dạng hệ thống thơng tin tồn tại trong tổ chức. Về cơ bản các hệ thống thông
tin đƣợc phân loại theo 4 cấp: chiến lƣợc, chiến thuật, chuyên gia và tác nghiệp.
Tuy nhiên để khám phá những khả năng sử dụng hệ thống thông tin cho các chức
năng đa dạng trong doanh nghiệp, chúng ta sẽ phân loại các HTTT theo 2 loại [1,
Tr135-158]: (1) theo mục đích phục vụ của thơng tin đầu ra và (2) theo chức năng
trong kinh doanh.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


-9a) Mục đích phục vụ của thơng tin đầu ra


HTTT dùng trong
doanh nghiệp

Hệ thống

Hệ thống

Hệ chuyên

Hệ thống

Hệ thống

Hệ thống

thông tin

thông tin

gia

thơng tin

thơng tin

thơng tin

xử lý giao

tự động


phục vụ

hỗ trợ

hỗ trợ

dịch

hóa văn

quản lý

quyết định

điều hành

phịng

Hình
1.21.2
Phân
loại
hệ hệ
thống
thơng
tintin
theo
mục
đích

phục
vụ vụ
củacủa
thơng
tintin
đầu
ra ra
Hình
Phân
loại
thống
thơng
theo
mục
đích
phục
thơng
đầu
(Nguồn Hệ thống thơng tin quản lý, 2012 – Phạm Thị Thanh Hồng)

-

Hệ thống thông tin xử lý giao dịch – Transaction Processing System (TPS):
là hệ thống thông tin cơ bản phục vụ cấp tác nghiệp của doanh nghiệp. Một
hệ thống thông tin xử lý giao dịch là một HTTT giúp thi hành và lƣu lại
những thông tin giao dịch hàng ngày cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Ví dụ: nhận đơn hàng, quản lý khách sạn, bảng lƣơng, hồ sơ nhân
viên…

-


Hệ thống thơng tin tự động hóa văn phịng: là hệ thống tự động và số hóa tất
cả các dạng cơng việc khác nhau và cùng với mỗi dạng công việc khác nhau
là là sự tham gia của nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhau của những
ngƣời quản lý, thƣ ký, bán hàng và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ: tự
động hóa quản lý tài liệu, quản lý phần cứng, lịch số, thƣ điện tử, phần mềm
quản lý dự án…

-

Hệ chuyên gia – Expert System (ES): là các hệ thống cơ sở trí tuệ nhân tạo
có nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng
các công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- 10 đó. Hệ chun gia đƣợc hình thành bởi một hệ cơ sở trí tuệ và một hệ động
cơ suy diễn. Có thể xem lĩnh vực hệ chuyên gia nhƣ một dạng mở rộng của
hệ thống đối thoại trợ giúp ra quyết định có tính chất chun gia hoặc nhƣ
một cơ sở kết nối của hệ thống trợ giúp lao động tri thức. Ví dụ: hệ chuyên
gia nhận dạng phát hiện virut máy tính, hệ chun gia chẩn đốn bệnh tâm
thần…
-

Hệ thống thông tin phục vụ quản lý – Management Information System
(MIS): phục vụ các hoạt động quản lý của tổ chức. Các hoạt động này ở mức
điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lƣợc.

Chúng chủ yếu dựa vào các cơ sở dữ liệu đƣợc tạo ra bởi các hệ xử lý giao
dịch cũng nhƣ từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Ví dụ: hệ thống phân tích
năng lực bán hàng, theo dõi chỉ tiêu, theo dõi năng suất, nghiên cứu thông tin
về thị trƣờng…

-

Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định – Decision Support System (DSS): là hệ
thống đƣợc thiết kế với mục đích trợ giúp các hoạt động ra quyết định. Về
nguyên tắc, một hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định phải cung cấp thông tin
cho phép ngƣời ra quyết định xác định rõ những điều kiện ra quyết định.
Thêm vào đó nó phải có khả năng mơ hình hóa để có thể phân lớp và đánh
giá giải pháp. Đây là một hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc
nhiều CSDL, sử dụng một hoặc nhiều mơ hình để biểu diễn và đánh giá tình
hình.

-

Hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành – Executive Support System (ESS): tạo
ra một môi trƣờng khai thác thông tin chung chứ không cung cấp bất cứ ứng
dụng hay chức năng cụ thể nào. ESS đƣợc thiết kế để tổng hợp dữ liệu cả về
những sự kiện bên ngoài nhƣ các quy định về thuế mới hay các động thái của
đối thủ cạnh tranh và cả những thông tin tổng hợp từ các hệ thống nội bộ nhƣ
MIS và DSS. Hệ thống giúp sàng lọc, đúc kết, chỉ rõ những dữ liệu chủ chốt,
giảm thiểu thời gian và công sức nắm bắt thơng tin hữu ích cho lãnh đạo.
ESS sử dụng phần mềm đồ họa tiên tiến nhất, có thể chuyển tải đồng thời các
biểu đồ và dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau tới cấp lãnh đạo.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng


QTKD 2011B


- 11 b) Hệ thống thông tin theo theo chức năng nghiệp vụ

HTTT dùng trong
doanh nghiệp

Hệ thống

Hệ thống

Hệ thống

Hệ thống

Hệ thống

thơng tin

thơng tin

thơng tin

thơng tin

thơng tin

quản lý


marketing

nhân lực

kế tốn

tài chính

sản xuất

Hình
Phân
hệ thống
thơng
chức
năng
nghiệp
Hình
1.31.3
Phân
loạiloại
hệ thống
thơng
tin tin
theotheo
chức
năng
nghiệp
vụ vụ
(Nguồn Hệ thống thơng tin quản lý, 2012 – Phạm Thị Thanh Hồng)


-

Hệ thống thông tin quản lý sản xuất: hỗ trợ cho các chức năng điều hành, sản
xuất bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, điều khiển việc sản xuất hàng hóa
và dịch vụ. Do đó, chức năng điều hành, sản xuất có liên quan đến việc quản
lý hệ thống nghiệp vụ của mọi doanh nghiệp. Hệ thống thông tin điều khiển,
lập kế hoạch đƣợc sử dụng cho việc quản lý nghiệp vụ và các giao dịch. Ví
dụ: phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm ERP…

-

Hệ thống thông tin marketing: Chức năng kinh tế của marketing là lập kế
hoạch, khuếch trƣơng sản phẩm, bán các sản phẩm hiện có trên thị trƣờng
của doanh nghiệp, phát triển sản phẩm mới, thị trƣờng mới để có thể phục vụ
khách hàng hiện tại và tƣơng lai. Vai trị chủ yếu của hệ thống thơng tin
marketing là đánh giá các thông tin cần thiết cho nhà quản lý, phân phối các
thông tin một cách kịp thời đến các nhà quản lý marketing. Ví dụ: phần mềm
quản lý bán hàng iPos, phần mềm quản lý bán hàng & marketing icsc…

-

Hệ thống thông tin nhân lực: Hệ thống quản lý nhân sự bao gồm việc tuyển
mộ, đề bạt, đánh gá, thƣởng phạt và phát triển nhân sự cho một tổ chức.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B



- 12 Thông thƣờng, các doanh nghiệp sử dụng hệ thống thơng tin thực hiện trên
máy tính để: (1) tạo các báo cáo khoản trả lƣơng và bảng lƣơng, (2) duy trì
hồ sơ nhân sự, (3) phân tích các khả năng sử dụng nguồn nhân lực trong hoạt
động của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xây dựng và phát triển các hệ
thống thông tin nhân lực dựa trên những chức năng chính mà nó đáp ứng cho
một tổ chức. Hệ thống này phải có khả năng đáp ứng những cơng việc nhƣ:
(1) tuyển mộ, (2) thiết kế công việc, (3) đánh giá, (4) phân tích lợi ích cho
nhân viên, (5) đào tao và phát triển nguồn nhân lực, (6) đảm bảo sức khỏe,
độ an tồn và ổn định. Ví dụ: phần mềm quản lý nhân sự HRM, phần mềm
quản lý nhân sự Lotus pro…
-

Hệ thống thơng tin kế tốn: là một trong những HTTT lâu đời nhất đã đƣợc
sử dụng rộng rãi nhất trong doanh nghiệp. Chúng ghi lại những chứng từ, lập
các báo cáo về các giao dịch của doanh nghiệp, các sự kiện kinh tế khác. Hệ
thông tin kế toán dựa trên khai niệm bút kế toán kép, một khái niệm đã đƣợc
thành lập từ hàng trăm năm nay, những khái niệm kế toán mới đây nhƣ kế
toán lợi nhận và kế tốn cơng việc. Hệ thơng tin kế tốn máy ghi lại và lập
báo cáo cho dịng vốn trong một tổ chức, tạo ra các báo cáo tài chính quan
trọng cho bảng cân đối kế tốn, bảng báo cáo tình trạng lỗ, lãi. Những hệ
thống nhƣ thế cũng có thể tạo ra những báo cáo về trình trạng trong tƣơng lai
nhƣ tình trạng tài chính và ngân quỹ tài chính. Ví dụ: phần mềm kế tốn
MISA, phần mềm kế tốn FAST…

-

Hệ thống thơng tin tài chính: hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định liên quan tới
(1) tình trạng tài chính của doanh nghiệp, (2) phân phối và kiểm sốt các
nguồn tài chính trong doanh nghiệp. Một hệ thơng tin tài chính thơng thƣờng
bao gồm cả việc quản lý dòng tiền mặt, lập ngân sách tiền mặt, dự báo tình

hình tài chính và lập kế hoạch tài chính. Hệ thơng kế tốn cần phải thích hợp
với các hệ thơng tin tài chính. Ví dụ: phần mềm quản lý tài chính AMIS,
phần mềm Cyber Accounting…

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- 13 -

1.2 Tổng quan về ứng dụng CNTT trong tổ chức
1.2.1 Chiến lược phát triển hệ thống thông tin
Chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là động lực dẫn
dắt quy trình ứng dụng cơng nghệ thông tin tại doanh nghiệp [2, Tr49]. Chiến lƣợc
phát triển hệ thống thông tin phải đảm bảo các yêu cầu (1) đƣợc dẫn hƣớng bởi các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên kết và hỗ trợ cho chiến lƣợc kinh
doanh tổng quát của doanh nghiệp. (2) định hƣớng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh,
(3) đƣợc thiết kế để tạo ra các ƣu thế cạnh tranh, các sản phẩm và dịch vụ mới hỗ
trợ mục tiêu kinh doanh, (4) phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh chung của doanh
nghiệp, nhờ đó mới có thể mở rộng và phát huy những giá trị của chiến lƣợc này.

1.2.2 Các giai đoạn phát triển của hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp
Có nhiều chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, mỗi
chiến lƣợc có cách tiếp cận khác nhau nhƣng đều có chung mục đích là giúp doanh
nghiệp xác định đƣợc lộ trình đầu tƣ và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức
tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.
Chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp đƣợc tổng hợp
theo 4 giai đoạn kế thừa nhau là [12, Tr43]: (1) đầu tƣ cơ sở về CNTT, (2) tăng
cƣờng ứng dụng điều hành, tác nghiệp, (3) ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực

quản lý và sản xuất, (4) đầu tƣ để biến đổi doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh
quốc tế.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- 14 -

Hình 1.4 Chiến lược phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
(Nguồn Sổ tay CNTT-TT cho DN, 2005; O’Brient J.A. – Management Information System,
6nd Edition)

Giai đoạn 1: Đầu tƣ cơ sở về công nghệ thông tin
Giai đoạn này muốn nói đến sự đầu tƣ ban đầu của doanh nghiệp vào CNTT
bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Mức độ trang bị
“cơ bản” có thể khơng đồng nhất, tuy nhiên, cần đạt đƣợc một số yêu cầu chính về
cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng & phần mềm) đƣợc trang bị đủ để triển khai
một số ứng dụng thƣờng xuyên của doanh nghiệp nhƣ: trang bị máy tính, thiết lập
mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi trƣờng truyền thơng giữa các văn
phịng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác; về con ngƣời đƣợc đào tạo để sử dụng
đƣợc các hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý của doanh
nghiệp, các đầu tƣ trong giai đoạn này nhằm xây dựng “nền tảng” cho các ứng dụng
CNTT tiếp theo.
Giai đoạn 2: Tăng cƣờng ứng dụng điều hành, tác nghiệp
Mục tiêu của giai đoạn này là đầu tƣ CNTT để nâng cao hiệu suất hoạt động,
hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, cụ thể cho hoạt động của các
phòng ban chức năng hoặc các nhóm làm việc theo nhiệm vụ. Đây là bƣớc phát
triển tự nhiên của hầu hết các doanh nghiệp, vì khối lƣợng thơng tin cần xử lý tăng

lên, và do đã có đƣợc các kỹ năng cần thiết về ứng dụng CNTT trong các giai đoạn
trƣớc. Các đầu tƣ nhằm tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhƣ triển khai các ứng dụng để đáp ứng
Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- 15 từng lĩnh vực tác nghiệp và sẵn sàng mở rộng theo u cầu kinh doanh; chƣơng
trình tài chính kế toán, quản lý nhân sự tiền lƣơng, quản lý bán hàng; các ứng dụng
mang tính rời rạc, hƣớng tới tác nghiệp và thống kê, CNTT tác động trực tiếp đến
phòng ban khai thác ứng dụng.
Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất
Nếu coi giai đoạn 2 là giai đoạn số hóa cục bộ, thì giai đoạn 3 là giai đoạn số
hóa toàn thể doanh nghiệp, chuyển từ cục bộ sang toàn thể là vấn đề lớn nhất của
giai đoạn 3 này. Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh
nghiệp, đảm bảo cho các luồng thông tin lƣu chuyển thông suốt giữa các bộ phận;
các phần mềm tích hợp và các CSDL cấp tồn cơng ty là những công cụ chủ đạo hỗ
trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp DN
thay đổi chất lƣợng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và
tăng năng lực cạnh tranh nhƣ ERP, SCM, CRM,…Văn hóa số - đƣợc khởi đầu xây
dựng và phát triển dần dần trong hai giai đoạn trƣớc nay đã trở nên chín muồi, góp
phần tạo nên văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, mà nền tảng là các chuẩn mực
làm việc, các thƣớc đo công việc mới, cùng hệ thống các quy định và công cụ đảm
bảo cho việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực đó trong tồn doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Đầu tƣ để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế
Đây là giai đoạn đầu tƣ CNTT nhằm đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh trong môi
trƣờng kinh doanh hiện đại, tức là đầu tƣ CNTT vào các sản phẩm và dịch vụ để tạo
nên ƣu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, và các sản phẩm khác, phù hợp với chiến
lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại

Internet, cụ thể hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong kinh
doanh, có vai trị quyết định: xây dựng Intranet để chia sẻ thơng tin trong doanh
nghiệp, extranet để kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thơng tin với các đối
tác, nhà cung cấp, khách hàng,…Sử dụng Internet để hình thành các quan hệ TMĐT
nhƣ B2B, B2C và B2G. Kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các
quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong DN đƣa DN lên tầm cao mới, kinh doanh
toàn cầu, CNTT là công cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lƣợc kinh doanh.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- 16 -

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong các tổ chức
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiêp đều hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng
của ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và kinh doanh. Việc
xây dựng một chiến lƣợc phát triển các hệ thống thông tin cũng quan trọng không
kém việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố ảnh
hƣởng đến một chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp bao
gồm: (1) các yếu tố bên trong tổ chức, (2) các yếu tố bên ngồi tổ chức

Hình 1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong DN

1.2.3.1. Yếu tố bên trong:
Yếu tố bên trong là các yếu tố nội tại của các doanh nghiệp, bao gồm (1)
nhận thức của ban lãnh đạo về ứng dụng CNTT, (2) nguồn lực của doanh nghiệp
a. Yếu tố nhận thức của ban lãnh đạo: kinh nghiệm cho thấy doanh nghiệp nào
lãnh đạo quan tâm và có hứng thú với việc ứng dụng CNTT thì ở doanh nghiệp

đó CNTT phát triển và có hiệu quả. Ngƣợc lại, ở doanh nghiệp nào lãnh đạo
không quan tâm tới CNTT thì ở doanh nghiệp đó cho dù nhiều phịng ban, cá
nhân có nhu cầu ứng dụng CNTT nhƣng việc ứng dụng CNTT cũng chỉ mang
tính tự phát và hiệu quả không cao. Ảnh hƣởng của ngƣời lãnh đạo đối với chiến
lƣợc phát triển HTTT trong doanh nghiệp đƣợc xem xét dƣới các yếu tố sau:
Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


- 17 -

Hiểu biết của lãnh đạo về công nghệ thông tin: Hiểu biết của lãnh đạo về
công nghệ thông tin rất quan trọng, ngƣời lãnh đạo phải hiểu rõ chức năng,
nhiệm vụ, lợi ích và tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với doanh
nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp có các chính sách thuận lợi về đầu tƣ hạ tầng
thông tin, phần mềm, đầu tƣ nhân lực CNTT.

-

Thái độ đối với việc đổi mới công nghệ thông tin: Với phần cứng và các
thiết bị hỗ trợ ngày càng nhanh, nhỏ và rẻ hơn. Phần mềm ngày càng chuẩn
hóa, tích hợp và dễ sử dụng hơn. Mạng máy tính ngày càng nhanh, mạnh và
xu hƣớng mạng xã hội hay mạng và thiết bị di động ngày càng lớn. Phƣơng
thức kinh doanh giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng thay đổi chóng mặt.
Là một ngƣời lãnh đạo nếu khơng tích cực tìm hiểu các thơng tin trên, khơng
nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thay đổi, nâng cấp hệ thống thơng
tin đang có của doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ dần bị
lạc hậu về cơng nghệ, không bắt kịp những thay đổi của môi trƣờng kinh
doanh mới.


b. Nguồn lực doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các hoạt động
kinh doanh và chiến lƣợc kinh doanh khác nhau, đứng trên vai trị của mình là
hệ thống hỗ trợ và nâng cao năng lực kinh doanh, hệ thống thơng tin trong các
doanh nghiệp cũng có chiến lƣợc khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực trong mỗi
doanh nghiệp. Thông thƣờng nhà lập chiến lƣợc CNTT ở mỗi doanh nghiệp phải
cân nhắc trên các yếu tố nhƣ (1) đặc điểm sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp, (2) quy mô của doanh nghiệp, (3) các nguồn lực của doanh nghiệp về tài
chính, con ngƣời và (4) định hƣớng chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp trong
tƣơng lai.
-

Đặc điểm sản phẩm và dịch vụ: Mỗi một loại hình sản phẩm và dịch vụ sẽ
quyết định cách thức sản xuất, cách kiểm soát chất lƣợng, cách thức lƣu trữ,
vận chuyển cũng nhƣ cách thức kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Do đó,
mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào doanh nghiệp cũng khác nhau, đối
với các ngành nghề công nghệ cao nhƣ công nghệ chế tạo ô tô, lắp ráp máy
bay thì việc ứng dụng các hệ thống thông tin áp dụng công nghệ mới về quản
lý sản xuất, quản lý chất lƣợng, dự báo xu hƣớng là tất yếu và hiệu quả của
hệ thống thơng tin đó đem lại so với chi phí đầu tƣ là hồn toàn kinh tế.

Học viên: Nguyễn Quang Cƣờng

QTKD 2011B


×