Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất than của công ty kho vận hòn gai vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 212 trang )

Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi, những ý
tƣởng, nội dung và đề xuất trong luận văn này là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu, tiếp thu các kiến thức từ Giảng viên hƣớng dẫn và các Thầy, Cô
trong Viện Kinh tế và Quản lý – Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tất cả các số liệu, bảng biểu trong luận văn là kết quả của quá trình thu
thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở các
kiến thức tơi đã tiếp thu đƣợc trong q trình học tập, kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thùy Linh

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn giảng viên Tiến sỹ Trần Sỹ Lâm là
ngƣời đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cũng nhƣ đã có những đóng góp quý
báu để tơi hồn thành luận văn, với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình
hƣớng dẫn và những động viên của Thầy đã giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong


q trình hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý
trƣờng Đại Học Bách khoa Hà Nội, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tơi trong
suốt khóa học, giúp ích tơi rất nhiều trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài cũng nhƣ
hành trang trong cơng việc, cuộc sống sau này của tơi.
Trình độ của tơi có hạn nên luận văn tốt nghiệp cịn nhiều thiếu sót, mong
q thầy cơ trong hội đồng bảo vệ đóng góp ý kiến để luận văn của tơi đƣợc hoàn
thiện hơn.
Tác giả

Phạm Thị Thùy Linh

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỤC LỤC BẢNG
MỤC LỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP .....................................................................................................5
I. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản lý AT - VSLĐ trong doanh nghiệp ..........5
1.1. Một số khái niệm cơ bản và các thuật ngữ. ..................................................5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................5
1.1.2. Giải thích một số thuật ngữ .......................................................................6
1.2. Mục đích và ý nghĩa của quản lý AT - VSLĐ .............................................7
1.2.1. Mục đích ....................................................................................................7
1.2.2. Ý nghĩa .......................................................................................................8
II - Hệ thống an toàn - vệ sinh lao động .................................................................9
2.1. Hệ thống an toàn - vệ sinh lao động : ...........................................................9
2.2. Chính sách an tồn vệ sinh lao động ..........................................................10
2.2.1. Mục đích chính sách, chế độ bảo hộ lao động .........................................10
2.2.2. Chính sách của Nhà nƣớc ........................................................................10
2.2.3. Chính sách an toàn - vệ sinh lao động của doanh nghiệp ........................11
III – Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam ....................19
3.1. Luật .................................................................................................................19
3.2. Các Nghị định. ................................................................................................19
3.3. Thông tƣ .........................................................................................................20
3.4. Các quyết định ................................................................................................22
IV - Tình hình AT - VSLĐ của Việt Nam trong năm vừa qua .................................23
V - Công tác quản lý AT - VSLĐ trong thời kỳ hội nhập ........................................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................31

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

Chƣơng II:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ C NG T C
AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA C NG TY KHO VẬN HÒN GAI –

VINACOMIN ..........................................................................................................32
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Kho vận Hịn Gai ................32
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty Kho vận Hịn Gai – Vinacomin ..............33
2.2.1. Chức năng của Công ty............................................................................33
2.2.2. Nhiệm vụ của Cơng ty. ............................................................................33
2.3. Quy trình sản xuất và tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh doanh qua các năm. 33
2.4. Trang bị kỹ thuật chủ yếu của Công ty ..........................................................34
2.5. Cơ cấu tổ chức bố máy quản lý của Doanh nghiệp .......................................34
2.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp .................................35
2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý doanh nghiệp ........................37
2.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty Kho vận Hịn Gai ........40
2.6.1. Tình hình tổ chức sản xuất .......................................................................40
2.7. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty Kho vận Hịn gai –
Vinacomin năm 2013 ............................................................................................44
2.8. Phân tích hệ thống quản lý AT - VSLĐ tại Công ty Kho vận Hịn Gai - 2.8.1.
Phân tích tổng quan về tình hình tai nạn lao động trong năm 2012, 2013 ............49
2.8.2. Tình hình phân loại sức khoẻ và BNN ....................................................52
2.8.3. Phân tích các kết quả chính của cơng tác quản lý mơi trƣờng ................54
2.8.4. Chi phí cho cơng tác AT - VSLĐ và môi trƣờng năm 2013 và một số kết
quả khác .............................................................................................................56
2.8.5. Phân tích về ảnh hƣởng của từng yếu tố trong hệ thống quản lý AT –
VSLĐ tại Cơng ty Kho vận Hịn Gai - Vinacomin............................................57
2.8.6. Mức độ ảnh hƣởng của bụi đối với sức khỏe của ngƣời lao động và sự cố
thiết bị, các biện pháp hạn chế bụi đang đƣợc áp dụng và một số tồn tại cần khắc
phục. ...................................................................................................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG II.......................................................................................79
Chƣơng III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PH P NHẰM NÂNG CAO C NG

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh


Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

T C AN TỒN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT THAN TẠI
C NG TY KHO VẬN HÒN GAI – VINACOMIN .............................................80
3.1. Những đinh hƣớng AT – VSLĐ của Cơng ty Kho vận Hịn gai trong thời
gian tới ..................................................................................................................80
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý hệ thống an toàn vệ sinh lao
động tại cơng ty Kho vận Hịn gai - Vinacomin....................................................81
3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao công tác kiểm tra việc thực hiện AT - VSLĐ, môi
trƣờng .................................................................................................................82
3.2.2. Giải pháp 2: Rà soát lại các biển báo, nội quy, quy định, hƣớng dẫn và bố
trí cho ph hợp với điều kiện sản xuất. ..............................................................87
3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng chính sách khen thƣởng và chế tài xử phạt đủ sức
răn đe..................................................................................................................88
3.2.4. Giải pháp 4: Nâng cao công tác đào tạo và tuyên truyền về AT - VSLĐ,
môi trƣờng trong Công ty. .................................................................................90
3.2.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện số lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ
làm công tác AT - VSLĐ ...................................................................................91
3.2.6. Các giải pháp khác ...................................................................................95
3.2.7. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tƣ thỏa đáng cho công tác
AT - VSLĐ trong sản xuất mà mục tiêu cuối c ng chính là: Đầu tƣ cho con ngƣời
khơng ngồi mục tiêu nào khác là đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh
của Công ty. ........................................................................................................96
3.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................115
3.3.1. Đối với Công ty .....................................................................................115
KẾT LUẬN Chƣơng III .......................................................................................117

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................118
TÀI LỆU THAM KHẢO

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐKLĐ

Điều kiện lao động

AT

An toàn

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATVSV

An toàn vệ sinh viên

BHLĐ


Bảo hộ lao động

BLĐTB&XH

Bộ lao động thƣơng binh và xã hội

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BYT

Bộ y tế

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

HĐBHLĐ

Hội đồng bảo hộ lao động

ILO

Tổ chức lao động quốc tế




Nghị định

NLĐ

Ngƣời lao động

NSDLĐ

Ngƣời sử dụng lao động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLĐLĐVN

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

TNLĐ


Tai nạn lao động

TTB

Trang thiết bị

TTLT

Thông tƣ liên tịch

VSLĐ

Vệ sinh lao động

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê TNLĐ của Việt Nam từ năm 2009-2013 .................................26
Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc, thiết bị trong năm 2013 ...................................34
Bảng 2.2: Bảng thể hiện tổng số lao động từ năm 2009 - 2013 ................................42
Bảng 2.3: Phân loại lao động theo giới tính từ năm 2009 - 2013 .............................42
Bảng 2.4: Phân loại lao động theo trình độ đào tạo ..................................................43

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu – Cơng ty kho vận Hịn Gai Vinacomin ....................................................................................................... 47

Bảng 2.6 : Thực hiện Kế hoạch AT-BHLĐ: ............................................................49
Bảng 2.7: Thống kê tai nạn lao động tại Công ty năm 2012- 2013 ..........................50
Bảng 2.8: Thống kê tai nạn tại các công trƣờng phân xƣởng trong Công ty năm 2013 ..51
Bảng 2.9: Phân loại tai nạn và nguyên nhân TNLĐ năm 2013 ................................51
Bảng 2.10: Số ngƣời mắc BNN năm 2013................................................................52
Bảng 2.11: Phân loại kết quả sức khỏe NLĐ năm 2011 ...........................................53
Bảng 2.12: Thống kê chi phí thiệt hại do ơ nhiễm mơi trƣờng ..............................55
Bảng 2.13: Chi phí theo kế hoạch cho cơng tác AT - VSLĐ năm 2013 ...................56
Bảng 2.14: Danh sách HĐBHLĐ của Cơng ty qua các năm đã có thay đổi đến tháng
02/2012 ......................................................................................................................64
Bàng 3.1 : Hình thức kiểm tra Ví dụ .....................................................................84
Bảng 3.2. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN PHƢƠNG ÁN I ..................................108
Bảng 3.3 BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN PHƢƠNG ÁN II .................................110
Bảng 3.4: Thống kê thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng bụi năm 2012. ..................113
Bảng 3.5: Thống kê thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng bụi năm 2013. ..................113

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ chu trình năm yếu tố của hệ thống quản lý AT - VSLĐ....................10
Hình 2.1: Quy trình nhập than tại Cơng ty Kho vận Hịn Gai ..................................33
Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức và quản lý của Cơng ty .....................................................36
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý các bộ phận trong PX sản xuất.............................40
Hình 2.4 : Sơ đồ đảo ca .............................................................................................41

Hình 2.5: Kết quả phân loại sức khoẻ từ năm 2013 ..................................................53
Hình 2.6: Tình hình thực hiện cơng tác AT – VSLĐ năm 2013 ...............................56
Hình 2.7: Nội quy và hình ảnh hƣớng dẫn đƣợc treo tại nơi làm việc áp dụng từ
trƣớc tới nay ..............................................................................................................62
Hình 2.8: Sơ đồ mối quan hệ của HĐBHLĐ với các bộ phận khác .........................65
Hình 2.9: Sơ đồ Phịng An tồn Cơng ty ..................................................................66
Hình 2.10: Kiểm tra bình cứu hoả .............................................................................74
Hình 2.11: Sơ đồ hƣớng dẫn thốt hiểm khi xảy ra sự cố từ trƣớc tới nay ...............75
Hình2.12: Thực trạng mơi trƣờng sản xuất của Cơng ty ..........................................77
Hình 2.13: Bụi trên đƣờng vận chuyển đất đá, than .................................................78
Hình 2.14: Bụi tại bãi khoan .....................................................................................78
Hình 2.15: Bụi tại gƣơng xúc ....................................................................................78
Hình 3.1: Hình ảnh xe chạy khơng đúng làn đƣờng, vƣợt ẩu ...................................88
Hình 3.2: Cơng nhân khơng sử dụng BHLĐ và nghỉ tại vị trí mất an tồn ..............90
Hình 3.3: Cơng nghệ xử lý bụi phun tia nƣớc kết hợp với quạt gió .......................102
Hình 3.4: Cơng nghệ xử lý bụi phun tia nƣớc kết hợp với quạt gió .......................103
Hình 3.5: Cơng nghệ xử lý bụi phun tia nƣớc kết hợp với quạt gió .......................103
Hình 3.6: Cơng nghệ xử lý bụi phun tia nƣớc kết hợp với quạt gió .......................104
Hình 3.7: Cơng nghệ xử lý bụi phun tia nƣớc kết hợp với quạt gió .......................104
Hình 3.8: Xe t c dải nƣớc nền đƣờng .....................................................................105
Hình 3.9: Nền đƣờng sau khi dải nƣớc dập bụi ......................................................105

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn:
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đã mở ra một giai
đoạn mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đƣờng lối đúng đắn của Đảng thể
hiện trƣớc hết ở sự quan tâm tới nhân tố con ngƣời với chủ trƣơng coi nguồn nhân
lực là trung tâm của quá trình sản xuất và là tài sản quý giá nhất của quốc gia. Vì
vậy, việc tạo ra một mơi trƣờng làm việc tốt cho ngƣời lao động là yêu cầu ngày
càng cấp thiết của xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp
góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng
một nền sản xuất an tồn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với
sức khỏe ngƣời lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững và đủ
sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
C ng với những thành tự trong phát triền kinh tế - xã hội, thời gian qua công
tác ATVSLĐ ở nƣớc ta đã có những chuyển biến đáng kể về hệ thống văn bản pháp
luật và bộ máy tổ chức.
Thể chế hóa đƣờng lối của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
Luật lao động năm 2002 đã dành chƣơng IX quy định về ATVSLĐ. Trên thực tế có
rất nhiều ngành, nhiều địa phƣơng, nhiều DN và NSDLĐ đã có những biện pháp,
sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và môi
trƣờng sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, công tác BHLĐ nói chung và cơng tác
ATVSLĐ nói riêng ở nƣớc ta cịn q nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết.
Nhiều DN mới chỉ quan tâm đến đầu tƣ phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự
đầu tƣ tƣơng xứng để cải thiện điều kiện làm việc an tồn cho ngƣời lao động. Vì
vậy, Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bị thƣơng nhiều
ngƣời, thiệt hại tài sản của Nhà nƣớc và doanh nghiệp. Nguyên nhân chính để xảy
ra TNLĐ một mặt do ngƣời chủ sử dụng lao động thiếu quan tâm cải thiện điều kiện
làm việc an toàn, mặt khác do ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy chế làm việc
đảm bảo an toàn lao động của NLĐ chƣa cao, thiếu sự kiểm tra, giám sát thƣờng

xuyên của cơ quan thanh tra Nhà nƣớc về an toàn lao động. Hậu quả thực tế trên
Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

1

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

khơng chỉ gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của ngƣời lao động, làm thiệt hại
tài sản của Nhà nƣớc mà còn ảnh hƣởng khơng tốt đến q trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nƣớc.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, hiện nay cả nƣớc
mới chỉ có khoảng 8,5% - 10,5% các doanh nghiệp là có các báo cáo về tình hình
TNLĐ cho các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc.
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, năm 2013
trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 ngƣời bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết ngƣời: 562 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai ngƣời bị nạn trở lên: 113 vụ
- Số ngƣời chết: 627 ngƣời
- Số ngƣời bị thƣơng nặng: 1506 ngƣời
- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 ngƣời
Trong 6 tháng đầu năm 2014 cả nƣớc đã xảy ra 3.454 vụ tai nạn lao động
TNLĐ làm 3.505 ngƣời bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết ngƣời là 258 vụ. So với 6 tháng đầu năm 2013,
- Số vụ TNLĐ tăng 132 vụ tăng 3% , tổng số nạn nhân tăng 74 ngƣời tăng
2%),
- Số vụ TNLĐ chết ngƣời giảm 65 vụ giảm 20% và số ngƣời chết giảm 25

ngƣời giảm 8% .
Tuy nhiên trên thực tế con số này lớn hơn gấp nhiều lần.
Ngành Công nghiệp khai khống sản là đóng góp nhiều vào sự nghiệp cơng
nghiệp hóa của bất cứ quốc gia nào, và với Việt Nam thì càng phải đẩy mạnh phát
triển Tập đồn Than – Khống sản nói riêng và ngành Cơng nghiệp khai khống nói
chung mạnh mẽ hơn nữa để phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta trở thành nƣớc cơng
nghiệp hóa theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra. Một trong những vấn
đề lớn nhất hiện nay trong phát triển ngành Cơng nghiệp khai khống đó là phải
giảm tỷ lệ mất AT- VSLĐ nhằm nâng cao sức khỏe cho NLĐ, giảm chi phí bất hợp
lý của mọi ngƣời, mọi nhà, DN, Nhà nƣớc và toàn xã hội, nhằm tăng năng suất lao
động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức, DN và cho xã hội.
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

2

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

trên địa bàn tỉnh xảy ra 171 vụ TNLĐ làm 178 ngƣời bị nạn, trong đó: số vụ TNLĐ
chết ngƣời: 16 vụ; số ngƣời chết: 21 ngƣời; số ngƣời bị thƣơng nặng: 104 ngƣời.
Chi phí thiệt hại do TNLĐ là 8,735 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 10.321
ngày. Các đoàn điều tra TNLĐ của tỉnh đã tiến hành điều tra, kết luận 16 vụ TNLĐ
chết ngƣời. Qua điều tra đã kiến nghị và các cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự
01 vụ tại Công ty than Đồng Vông ; ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính 1 đơn
vị với số tiền là 10 triệu đồng; yêu cầu các đơn vị thực hiện 81 kiến nghị; xử lý kỷ

luật 112 ngƣời có lỗi để xảy ra các vụ TNLĐ, trong đó có 13 phó Giám đốc, 22
Trƣởng phó phịng ban, 23 cán bộ phịng ban, 31 phó Quản đốc, 10 lị trƣởng, tổ
trƣởng sản xuất và 13 cơng nhân.
Với tƣ cách là học viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, nhận thức rõ
đƣợc tầm quan trọng lớn lao của công tác đảm bảo AT - VSLĐ trong sản xuất nói
chung và nhất là trong ngành Cơng nghiệp khai khống nói riêng, với mục tiêu:
An toàn- Ổn định- Hiệu quả – Ph t triển ; đồng thời qua quá trình nghiên cứu
thực tế tại DN, em đã chủ động lựa chọn đề tài luận văn Thạc Sĩ: Đề xuất một số
giải pháp nâng cao cơng tác an tồn vệ sinh lao động trong sản xuất than của
Cơng ty Kho vận Hịn gai - Vinacomin”.
2. Mục đích nghiên cứu luận văn:
Từ cơ sở lý luận quản lý công tác AT - VSLĐ đánh giá hiệu quả và ảnh
hƣởng của công tác quản lý ATVSLĐ đến mục tiêu, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng công tác quản lý AT - VSLĐ tại Cơng ty
Kho vận Hịn Gai - Vinacomin . Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và nâng
cao công tác AT - VSLĐ trong sản xuất than của Cơng ty Kho vận Hịn Gai Vinacomin .
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu là các hoạt động quản lý công tác ATVSLĐ tại Cơng
ty Kho vận Hịn Gai - Vinacomin .
4. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Số liệu nghiên cứu tại Cơng ty Kho vận Hịn Gai Vinacomin .
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

3

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh



Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

2013, đi sâu nghiên cứa năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
5. Phƣơng ph p nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài cần phải d ng những phƣơng pháp:
- Nghiên cứu các yêu cầu của văn bản pháp luật liên quan đến công tác
ATVSLĐ.
- Nghiên cứu các tài liệu các hệ thống quản lý chất lƣợng, an tồn, và mơi
trƣờng theo các tiêu chuẩn, cùng các mơ hình quản lý an tồn tiên tiến.
- Những quan điểm nâng cao công tác quản lý AT - VSLĐ trong ngành cơng
nghiệp khai thác khống sản hiện nay.
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, điều tra, thống kê. Phƣơng pháp khảo sát
thực tiễn: quan sát, nghiên cứu tình huống. So sánh nghiên cứu tài liệu và nghiên
cứu sự tƣơng tác của nhiều yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến công tác quản lý AT VSLĐ của Công ty Kho vận Hịn Gai - Vinacomin .
6. Kết cấu luận văn:
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, kết cấu
luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về AT - VSLĐ trong doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hệ thống quản lý công tác AT - VSLĐ
của Công ty Kho vận Hòn Gai – Vinacomin
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác AT - VSLĐ
trong sản xuất than tại Cơng ty Kho vận Hịn Gai - Vinacomin .
Em xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo trong Khoa quản lý kinh tế,
Thầy giáo Tiến Sỹ Trần Sỹ Lâm đã ln nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện Luận văn, và Ban Lãnh đạo c ng toàn thể các Anh, Chị trong
Cơng ty Kho vận Hịn Gai - Vinacomin đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên
cứu tình hình thực tế. Mặc d đã rất cố gắng trong việc thực hiện Luận văn, nhƣng
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
của các Thầy, Cơ để Luận văn đƣợc hồn thiện hơn.

Qu n N n

t

n 8 năm 2014

H c viên thực hiện
Phạm Thị Thùy Linh
Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

4

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản lý AT - VSLĐ trong doanh nghiệp
1.1. Một số kh i niệm cơ bản và c c thuật ngữ.
1.1.1. Một số kh i niệm cơ bản
- An toàn lao động (ATLĐ) : Là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho con
ngƣời lao động đƣợc làm việc trong điều kiện lao động an tồn, khơng gây nguy
hiểm đến tính mạng, khơng bị tác động đến sức khỏe [TCVN 3153 – 79]
- Vệ sinh lao động (VSLĐ) : là hệ thống các biện pháp và phƣơng tiện về tổ
chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất
đối với ngƣời lao động [Theo TCVN 3153 – 79 ban àn t eo QĐ số 58/TC – QĐ

ngày 27/12/1979]
- VSLĐ là môn khoa học nghiên cứu ảnh hƣởng của những yếu tố có hại
trong sản xuất đối với sức khỏe ngƣời lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều
kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động
cho ngƣời lao động [2,25]
AT – VSLĐ là ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ
phƣơng tiện bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải
thiện điều kiện lao động cho ngƣời lao động. Ngƣời lao động phải tuân thủ các quy
định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.
Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động , sản xuất phải tuân theo pháp
luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trƣờng [6,186]
- Bảo hộ lao động (BHLĐ) : là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng
và Nhà nƣớc, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã
hội của đất nƣớc. BHLĐ là một phạm tr của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm
bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lƣợng sản xuất là ngƣời lao động. [7,6]
- Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội , tổ chức, kỹ thuật,
tự nhiên thể hiện qua quy trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối tƣợng lao động,
môi trƣờng lao động, con ngƣời lao động và sự tác động qua lại giữa chúng trong

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

5

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

khơng gian và thời gian nhất định tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động

của con ngƣời trong quá trình sản xuất. [1,7]
- C c t c hại nghề nghiệp: Trong quá trình sản xuất, ngƣời lao động luôn
là ngƣời trực tiếp thực hiện các thao tác lao động. Trong điều kiện lao động thuận
lợi, có ít các yếu tố nguy hiểm, độc hại, ngƣời lao động làm việc an tồn hơn ít bị
ảnh hƣởng tác hại nghề nghiệp đến sức khỏe. Trong điều kiện lao động bất lợi có
nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại thì họ ln phải đối mặt với các nguy cơ gây tai
nạn lao động, các nguy cơ gây bệnh lý, bệnh nghề nghiệp. Đây là những yếu tố
không tốt, ln đe dọa tính mạng và sức khỏe ngƣời lao động. Chúng chính là các
tác hại nghề nghiệp. Tác hại nghề nghiệp gồm có 2 yếu tố, đó là: Yếu tố nguy hiểm
và yếu tố có hại. [1,9]
1.1.2. Giải thích một số thuật ngữ
- u cầu an tồn lao động: Là các yêu cầu cần phải đƣợc thực hiện nhằm
đảm bảo an toàn lao động.
- Yếu tố nguy hiểm trong trong lao động: Là yếu tố có khả năng tác động
gây chấn thƣơng hoặc chết ngƣời đối với ngƣời lao động. Yếu tố nguy hiểm đƣợc
chia làm 05 nhóm: Nguy hiểm cơ học bộ phận, cơ cấu cơ khí, ngã cao, trơn
trƣợt… ; nguy hiểm điện điện giật, s t đánh… ; nguy hiểm hóa chất nhiễm độc
cấp tính ; nguy hiểm nổ nổ khí đốt, nồi hơi, bình khí ; nguy hiểm nhiệt cháy, bỏng
lạnh, bỏng nhiệt… [7,9]
- Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động: Là những yếu tố của điều
kiện lao động không thuận lợi, vƣợt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động
cho ph p, làm giảm sức khỏe ngƣời lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố có
hại đƣợc chia làm 3 nhóm: Yếu tố vật lý vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, ánh sáng,
bức xạ ion hóa… ; Yếu tố hóa học, bụi độc, hơi khí độc; Yếu tố sinh vật học rắn
rết, côn tr ng, vi sinh vật… [7,9]
- Quy trình làm việc an tồn: Là trình tự các bƣớc phải tuân theo khi tiến
hành một công việc hoặc khi vận hành một thiết bị, máy nào đó nhằm đảm bảo an
tồn cho ngƣời và thiết bị , máy.
- Trang bị phƣơng tiện bảo vệ c nhân: Là những dụng cụ, phƣơng tiện cần


Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

6

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

thiết mà ngƣời lao động phải đƣợc trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực
hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị kỹ
thuật an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc chƣa thể loại trừ hết các yếu tố
nguy hiểm, độc hại.
- Tai nạn lao động (TNLĐ) : Là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố
nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể ngƣời lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy
định của Bộ luật Lao động TTLT số [14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ban hành 08/03/2005].
- Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với ngƣời lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trƣng
của một số nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thƣờng xuyên và từ từ
vào cơ thể ngƣời lao động. [7, 10].
- Hiểm h a: Là khái niệm trung tâm của bảo hộ lao động , mà có thể hiểu là
các sự kiện, q trình, đối tƣợng có khả năng gây hậu quả khơng mong muốn trong
những điều kiện xác định, tức là gây thiệt hại cho sức khỏe hoặc đe dọa mạng sống
của con ngƣời. Tất cả các hiểm họa đều có 4 thuộc tính: Xác xuất bất ngờ , tiềm ẩn
dấu kín , liên tục thƣờng trực , thổng thể chung . [5,12]
- Vùng nguy hiểm: Là v ng khơng gian trong đó các nhân tố nguy hiểm đối với

sự sống, sức khỏe con ngƣời, xuất hiện và tác dụng một cách thƣờng xuyên hoặc bất
ngờ.
1.2. Mục đích và ý nghĩa của quản lý AT - VSLĐ
1.2.1. Mục đích
Cơng tác AT - VSLĐ gắn liền với hoạt động của mỗi ngƣời lao động trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơng việc đƣợc giao.
Mục đích của công tác AT – VSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học –
cơng nghệ, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có
hại phát sinh trong q trình sản xuất, tạo mơi trƣờng điều kiện làm việc an tồn và
vệ sinh. Nhƣ vậy sẽ:

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

7

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

+ Đảm bảo an tồn thân thể cho NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc
không để xảy ra tai nạn, chấn thƣơng hay tử vong trong lao động.
+ Đảm bảo NLĐ khỏe mạnh, không bị mắc các BNN hoặc các bệnh tật khác
do điều kiện lao động xấu gây ra.
+ Duy trì, phục hồi sức khỏe và khả năng lao động cho NLĐ.
1.2.2. Ý nghĩa
AT – VSLĐ là một phạm tr của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ
yếu tố quan trọng nhất của lực lƣợng sản xuất đó là ngƣời lao động. Mặt khác nhờ
chăm lo bảo vệ sức khỏe cho ngƣời lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và

gia đình họ mà cơng tác AT – VSLĐ mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội nhân
văn.
1.2.2.1. Ý n ĩa c ín trị
Cơng tác AT – VSLĐ thể hiện tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các cơ quan, đoàn thể trong việc
bảo vệ NLĐ trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đƣợc làm việc trong điều kiện lao động an toàn, đảm bảo về sức khỏe nghề
nghiệp, khả năng sáng tạo của NLĐ càng đƣợc phát huy, năng suất lao động cao, họ
luôn yên tâm và hăng say lao động, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần xây
dựng đất nƣớc ngày càng phồn thịnh.
1.2.2.2. Ý n ĩa k n tế
Thực hiện tốt công tác AT – VSLĐ là một nội dung quan trọng để các doanh
nghiệp đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các hợp đồng kinh tế, tăng doanh thu và tạo
nên thƣơng hiệu riêng cho mình trong tình hình hiện nay.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp có diễn ra bình
thƣờng và thông suốt hay không. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về
công tác AT – VSLĐ của nhà quản lý cũng nhƣ ngƣời lao động trong chính doanh
nghiệp đó. Nếu hoạt động của DN diễn ra bình thƣờng, không để xảy ra các sự cố
hay tai nạn lao động thì sản xuất đƣợc liên tục, là điều kiện tốt để doanh nghiệp
hoàn thành các hợp đồng kinh tế. Từ đó, doanh thu ngày càng tăng và là cơ sở để rất
nhiều doanh nghiệp có điều kiện đầu tƣ trở lại cho sản xuất và phát triển sản xuất

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

8

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của

công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt cơng tác AT – VSLĐ khơng chỉ mang lại lợi ích về kinh tế
cho ngƣời lao động và cho DN mà nó cịn là nền tảng vững chắc để DN và đất nƣớc
ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.
1.2.2.3. Ý n ĩa xã ộ n ân văn.
Bên cạnh ý nghĩa về chính trị và kinh tế, thực hiện tốt cơng tác AT – VSLĐ
còn mang lại ý nghĩa về xã hội và nhân văn sâu sắc.
Trong điều kiện sản xuất đƣợc an tồn vệ sinh, NLĐ có đủ sức khỏe để tham
gia sản xuất liên tục, năng suất lao động không ngừng đƣợc cải thiện và thu nhập
của họ cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Vì thế, cuộc sống gia đình của họ đƣợc đảm
bảo, mức sống đƣợc cải thiện, góp phần củng cố và bảo vệ hạnh phúc gia đình
ngƣời lao động.
Thực hiện tốt cơng tác AT – VSLĐ cịn góp phần xây dựng một xã hội văn
minh và lành mạnh. Một xã hội văn minh là xã hội mà NLĐ trong xã hội đó có sức
khỏe, có tri thức, đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh. Họ là những ngƣời
công dân luôn sống và làm việc theo pháp luật. Đồng thời, họ cũng nắm vững các
quy tắc về AT – VSLĐ, các nguyên tắc làm việc an tồn.
Vì thế, cơng tác AT – VSLĐ mang lại rất nhiều ý nghĩa không chỉ cá nhân
mỗi ngƣời lao động, mỗi doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích lớn cho toàn xã hội,
toàn đất nƣớc.
II - Hệ thống an toàn - vệ sinh lao động
2.1. Hệ thống an toàn - vệ sinh lao động :
Là hệ thống mà trong đó con ngƣời là một phần tử quan trọng nhất đƣợc xem
x t và phân tích dƣới góc độ an toàn.
Căn cứ theo ILO-Tổ chức Lao động Quốc tế và công văn số 1229/LĐTBXHBHLĐ ban hành ngày 29/4/2005 của Bộ LĐTB&XH, các yếu tố của hệ thống công tác
AT - VSLĐ tạo thành chu trình kh p kín và nếu các yếu tố đó liên tục đƣợc thực hiện
nghĩa là công tác AT - VSLĐ luôn đƣợc cải thiện và hệ thống quản lý AT - VSLĐ
đang đƣợc vận động và trong q trình phát triển khơng ngừng, bao gồm các yếu tố

sau:

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

9

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

 Chính sách Các nội quy, quy định, chính sách về AT - VSLĐ .
 Tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm .
 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại và
xây dựng kế hoạch về AT - VSLĐ, tổ chức thực hiện .
 Kiểm tra và Đánh giá Thực hiện các hành động kiểm tra và tự kiểm tra... .
 Hành động và cải thiện Tiến hành các hành động cải thiện, các giải pháp hợp lý .
Hình 1: Sơ đồ chu trình năm yếu tố của hệ thống quản lý AT - VSLĐ
HÀNH ĐỘNG
CẢI THIỆN

CHÍNH
SÁCH

TỔ CHỨC
BỘ MÁY

LẬP KH
VÀ TC


KIỂM TRA
& ĐÁNH
GIÁ

(N uồn: Hướn dẫn ệ t ốn qu n lý AT - VSLĐ- Bộ LĐTBXH-Tổ c ức lao độn
quốc tế ILO Hà Nộ t

n 5 năm 2011)

2.2. Chính sách an tồn vệ sinh lao động
2.2.1. Mục đích chính s ch, chế độ bảo hộ lao động
Đảm bảo sử dụng sức lao động hợp lý và khoa học, đảm bảo cho sự phục hồi
sức lao động nhanh; duy trì khả năng làm việc lâu dài của ngƣời lao động.
Thúc đẩy thực hiện các biện pháp an toàn, vệ sinh nhƣ các chế độ trách
nhiệm, tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch, công tác tuyên truyền, huấn luyện thanh
tra, kiểm tra khai báo, điều tra, thống kê báo cáo tai nạn lao động
2.2.2. Chính s ch của Nhà nƣớc
AT - VSLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội ln đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta giành sự ƣu tiên quan tâm trong chiến lƣợc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực,
phát triển bền vững kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt và hơn
bao giờ hết trƣớc những thách thức khi Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nƣớc
công nghiệp vào năm 2020 và khi đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế.
Các quan điểm về đảm bảo AT - VSLĐ đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc thể hiện

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

10

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh



Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

trong Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, Bộ luật lao động
sửa đổi bổ sung năm 2003, năm2007,gần đây nhất là trong Bộ luật Lao động đã sửa
đổi bổ sung năm 2012, và coi đây là một chƣơng trình mục tiêu Quốc gia.
2.2.3. Chính sách an tồn - vệ sinh lao động của doanh nghiệp
Là tập hợp các qui định, nội quy, các dự báo/cảnh báo, mục tiêu, chƣơng
trình về AT - VSLĐ tại DN.
Việc tuân thủ các qui định của pháp luật về AT - VSLĐ là trách nhiệm và
nghĩa vụ của NSDLĐ. NSDLĐ cần chỉ đạo và đứng ra cam kết các hoạt động AT VSLĐ trong DN, đồng thời tạo điều kiện để xây dựng hệ thống quản lý AT - VSLĐ
tại cơ sở. Khi xây dựng các chính sách về AT - VSLĐ tại DN cần:
- Phải tham khảo ý kiến của NLĐ và đại diện ngƣời lao động;
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe đối với mọi thành viên của DN thông qua các
biện pháp phòng chống tai nạn/cảnh báo tai nạn, ốm đau, bệnh tật và sự cố có liên
quan đến cơng việc;
- Tn thủ các quy định của pháp luật nhà nƣớc về AT - VSLĐ và các thỏa
ƣớc cam kết, tập thể có liên quan đến AT - VSLĐ ;
- Đảm bảo có sự tƣ vấn nhà chun mơn, tổ chức Cơng đồn... .
- Khơng ngừng cải tiến, hồn thiện việc thực hiện hệ thống quản lý AT VSLĐ.
2.2.3.1. Tổ c ức bộ m y và p ân côn tr c n ệm về AT- VSLĐ
Đây là yếu tố thứ 2 trong hệ thống quản lý AT - VSLĐ. Luật pháp của Việt
Nam đã quy định trong Thông tƣ liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYTTLĐLĐVN Ngày 31/10/1998: “Các DN cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức bộ
máy và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của NLĐ, NSDLĐ, cán bộ làm công tác
AT - VSLĐ, cán bộ Cơng đồn, Hội đồng BHLĐ, Bộ phận Y tế và trách nhiệm của
mạng lƣới AT - VSLĐ trong các DN, cơ sở...” cụ thể nhƣ sau:
2.2.3.1.1. Hộ đồn b o ộ lao độn tron doan n


ệp

- Hội đồng BHLĐ trong DN là tổ chức phối hợp và tƣ vấn về các hoạt động
BHLĐ ở DN và để đảm bảo quyền đƣợc tham gia và kiểm tra, giám sát về BHLĐ
của tổ chức Cơng đồn. HĐBHLĐ do NSDLĐ thành lập.

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

11

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

- Số lƣợng thành viên HĐBHLĐ t y thuộc vào số lƣợng lao động và quy mơ
DN, nhƣng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền đại diện cho NSDLĐ
và tổ chức cơng đồn cơ sở, cán bộ làm cơng tác BHLĐ, cán bộ y tế, ở các DN lớn
cần có các thành viên là cán bộ kỹ thuật.
- Đại điện ngƣời lao động làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện của ban chấp
hành Cơng đồn làm Phó chủ tịch Hội đồng, trƣởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi
công tác BHLĐ của DN làm ủy viên thƣờng trực kiêm Thƣ ký Hội đồng.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Tham gia và tƣ vấn với NSDLĐ đồng thời phối hợp các hoạt động trong
việc xây dựng quy chế quản lý, chƣơng trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các
biện pháp AT - VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và BNN;
+ Định kỳ 6 tháng và hàng năm hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình
thực hiện cơng tác BHLĐ ở các phân xƣởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế
hoạch và đánh giá tình hình BHLĐ của DN. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện

các nguy cơ mất an tồn, thì có quyền u cầu ngƣời quản lý thực hiện các biện
pháp loại trừ nguy cơ đó.
2.2.3.1.2. Bộ p ận B o ộ lao độn
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh, mức độ nguy
hiểm của nghành nghề, số lƣợng lao động, địa bàn phân tán hoặc tập trung của từng
DN, NSDLĐ tổ chức phòng, ban hoặc cử cán bộ làm công tác BHLĐ nhƣng phải
đảm bảo mức tối thiểu sau:
- Các DN có dƣới 300 lao động phải bố trí ít nhất 01 cán bộ bán chuyên trách;
- Các DN có từ 300 đến dƣới 1000 lao động thì phải bố trí ít nhất 01 cán bộ
chun trách;
- Các DN có từ 1000 lao động trở lên thì phải bố trí ít nhất 02 cán bộ chuyên
trách hoặc tổ chức phòng hoặc ban BHLĐ riêng để việc chỉ đạo của ngƣời sử dụng
lao động đƣợc nhanh chóng, hiệu quả.
- Các Tổng Công ty Nhà nƣớc quản lý nhiều DN có nhiều yếu tố độc hại
nguy hiểm phải tổ chức phịng hoặc ban BHLĐ.
- Cán bộ làm cơng tác BHLĐ cần đƣợc chọn từ những cán bộ có hiểu biết về

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

12

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

kỹ thuật và thực tiễn sản xuất và phải đƣợc đào tạo chuyên môn và bố trí ổn định để
đi sâu vào nghiệp vụ cơng tác BHLĐ.
- Ở các DN khơng thành lập phịng hoặc ban BHLĐ thì cán bộ làm cơng tác

BHLĐ có thể sinh hoạt ở phòng kỹ thuật hoặc phòng tổ chức lao động nhƣng phải
đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của ngƣời sử dụng lao động.
* Nhiệm vụ
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý
công tác BHLĐ của doanh nghiệp;
- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn về AT - VSLĐ của
Nhà nƣớc và các nội quy, qui chế, chỉ thị về BHLĐ của lãnh đạo doanh nghiệp đến
các cấp và ngƣời lao động trong doanh nghiệp, đề xuất việc tổ chức các hoạt động
tuyên truyền về AT - VSLĐ và theo dõi đôn đốc việc chấp hành;
- Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn
đốc các Phân xƣởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề
ra trong kế hoạch BHLĐ;
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xƣởng xây dựng quy
trình, biện pháp AT - VSLĐ, phịng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc kiểm
định, xin cấp giấy ph p sử dụng các đối tƣợng có yêu cầu nghiêm ngặt về AT VSLĐ;
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các
phân xƣởng tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho ngƣời lao động;
- Phối hợp với bộ phận Y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong mơi
trƣờng lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, TNLĐ, đề xuất với ngƣời sử dụng lao
động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động;
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn AT - VSLĐ
trong phạm vi DN và đề xuất biện pháp khắc phục;
- Điều tra và thống kê các vụ TNLĐ xảy ra trong DN;
- Tổng hợp và đề xuất với NSDLĐ giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
- Dự thảo trình lãnh đạo DN ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành;

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

13


Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

- Cán bộ BHLĐ phải thƣờng xuyên đi giám sát các bộ phận sản xuất, nhất là
những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra TNLĐ để kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa TNLĐ, BNN.
* Quyền hạn:
- Đƣợc tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình
sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ;
- Đƣợc tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập
và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đƣa vào sử dụng nhà
xƣởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý
kiến về mặt AT - VSLĐ. Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện
thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra TNLĐ có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ
nếu thấy khẩn cấp hoặc yêu cầu ngƣời phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ
cơng việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm ATLĐ, đồng thời báo cáo
ngƣời sử dụng lao động.
2.2.3.1.3. Bộ p ận y tế
- Tất cả các DN đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế
DN bảo đảm thƣờng trực theo ca sản xuất và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả.
- Số lƣợng và trình độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất đặc
điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của DN, nhƣng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu
sau đây:
* Các DN có n ều yếu tố độc ạ :
- Các DN có dƣới 150 lao động phải có 1 y tá;
- Các DN có từ 150 đến 300 lao động phải có ít nhất 1 y sĩ hoặc trình độ tƣơng

đƣơng ;
- Các DN có từ 301 đến 500 lao động phải có 1 b c sĩ và 1 y tá;
- Các DN có từ 501 đến 1000 lao động phải có 1 b c sĩ và mỗi ca làm việc
phải có một y t ;
- Các DN có trên 1000 lao động phải thành lập trạm y tế hoặc ban, phịng riêng.
* C c doan n

ệp có ít yếu tố độc ạ :

- Các DN có dƣới 300 lao động ít nhất phải có 1 y tá;

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

14

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hịn Gai – Vinacomin

- Các DN có từ 300 đến 500 lao động ít nhất phải có 1 y sĩ và 1 y tá;
- Các DN có từ 501 đến 1000 lao động ít nhất phải có 1 bác sĩ và 1 y sĩ;
- Các DN có trên 1000 lao động phải có trạm y tế hoặc ban, phịng riêng.
Tron trườn

ợp t ếu c n bộ y tế có trìn độ t eo u cầu t ì có t ể ợp đồn

vớ cơ quan y tế địa p ươn để đ p ứn v ệc c ăm sóc sức k oẻ tạ c ỗ.
* Nhiệm vụ:

+ Tổ chức huấn luyện cho ngƣời lao động về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm,
bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc
thƣờng trực theo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời các trƣờng hợp TNLĐ;
+ Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám
BNN;
+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối
hợp với bộ phận BHLĐ tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại
trong mơi trƣờng lao động, hƣớng dẫn các phân xƣởng và ngƣời lao động thực hiện
các biện pháp VSLĐ;
+ Quản lý hồ sơ VSLĐ và môi trƣờng lao động;
+ Theo dõi và hƣớng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện
vật cơ cấu định lƣợng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống cho những ngƣời làm
việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khoẻ;
+ Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong DN;
+ Thực hiện các thủ tục để giám định thƣơng tật cho ngƣời lao động bị
TNLĐ, BNN;
+ Đăng ký với cơ quan y tế địa phƣơng và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ
đạo về chuyên môn nghiệp vụ;
+ Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, BNN;
* Quyền hạn:
Ngoài các quyền hạn giống nhƣ của bộ phận BHLĐ, bộ phận Y tế còn có
quyền:
- Đƣợc sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành Y tế để giao
dịch trong chuyên môn nghiệp vụ;

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

15

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh



Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

- Yêu cầu ngƣời phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ cơng việc hoặc
có thể quyết định việc tạm đình chỉ cơng việc trong trƣờng hợp khẩn cấp khi phát
hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hƣởng sức khỏe, bệnh tật, ốm
đau cho ngƣời lao động, đồng thời phải báo cáo NSDLĐ về tình trạng này.
- Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về VSLĐ.
- Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thƣởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể,
cá nhân trong công tác BHLĐ, AT - VSLĐ;
- Đƣợc tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa
phƣơng, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp cơng tác.
2.2.3.1.4. An tồn vệ s n v ên
Mạng lƣới ATVSV là hình thức hoạt động về BHLĐ của ngƣời lao động
đƣợc thành lập theo thoả thuận giữa NSDLĐ và Ban chấp hành Cơng đồn, nội
dung hoạt động ph hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của NLĐ và lợi ích của
NSDLĐ.
- Tất cả các DN đều phải tổ chức mạng lƣới ATVSV, ATVSV bao gồm
những NLĐ trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ, có nhiệt tình và gƣơng mẫu về
BHLĐ đƣợc tổ bầu ra.
- Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một ATVSV, đối với các cơng việc làm
phân tán theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải có một ATVSV.
- Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, ATVSV khơng đƣợc là tổ
trƣởng.
- NSDLĐ phối hợp với ban chấp hành Công đồn cơ sở ra quyết định cơng
nhận ATVSV, thơng báo công khai để mọi ngƣời lao động biết.
- Tổ chức cơng đồn quản lý hoạt động của mạng lƣới ATVSV.
- ATVSV có chế độ sinh hoạt, đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ và đƣợc động

viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả.
* Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi ngƣời trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định về AT và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử
dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân, nhắc nhở Tổ trƣởng sản xuất chấp hành các chế

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

16

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác AT – VSLĐ trong sản xuất than của
công ty kho vận Hòn Gai – Vinacomin

độ về BHLĐ, hƣớng dẫn biện pháp làm việc an tồn đối với cơng nhân mới tuyển
dụng hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ;
- Tham gia góp ý với tổ trƣởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ,
các biện pháp đảm bảo AT- VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc;
- Kiến nghị với tổ trƣởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ,
biện pháp đảm bảo AT -VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tƣợng thiếu an
toàn vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.
2.2.3.2. Lập kế oạc và tổ c ức t ực

ện an toàn - vệ s n lao độn

Tổ chức thực hiện AT - VSLĐ trong Hệ thống quản lý AT - VSLĐ là nhằm
hỗ trợ:
- Tuân thủ và thực hiện tốt hơn các quy định của luật pháp quốc gia;

- Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý AT - VSLĐ ở cơ sở;
- Trợ giúp DN không ngừng cải thiện điều kiện lao động, giảm TNLĐ, BNN.
Muốn tổ chức và thực hiện công tác AT - VSLĐ ở cơ sở đƣợc tốt cần phải có
kế hoạch AT - VSLĐ ở cơ sở. Kế hoạch ở DN hay cơ sở cần phải đầy đủ, ph hợp
với DN/cơ sở và phải xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố rủi ro thông qua các
bảng kiểm định về AT - VSLĐ ).
Để lập đƣợc kế hoạch AT - VSLĐ trong DN/cơ cở, trƣớc hết cần phải tìm
xác định các yếu tố rủi ro, nguy hiểm trong sản xuất. Từ các yếu tố rủi ro đó sẽ
đƣa ra kế hoạch để cải thiện ĐKLĐ và giảm TNLĐ và BNN, đồng thời phải dựa
vào:
- Nhiệm vụ, phƣơng hƣớng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao
động của năm kế hoạch;
- Những thiếu sót tồn tại trong cơng tác BHLĐ đƣợc rút ra từ các vụ TNLĐ,
cháy nổ, BNN, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác bảo hộ lao động
năm trƣớc;
- Các kiến nghị phản ánh của ngƣời lao động, ý kiến của tổ chức cơng đồn
và kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra
Kế hoạch AT - VSLĐ đƣa ra phải thực sự góp phần đảm bảo an toàn, sức
khỏe, VSLĐ tại nơi làm việc.

Học viên: Phạm Thị Thùy Linh

17

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


×