Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

khảo sát sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo từ xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP HỆ ĐÀO TẠO
TỪ XA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM

Mã số: T.2014.12.179

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thanh Thu

TP. Hồ Chí Minh, 2/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP HỆ ĐÀO
TẠO TỪ XA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
Mã số: T.2014.12.179

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài


TS. Lê Thị Thanh Thu

TP. Hồ Chí Minh, 2/2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. Chủ nhiệm :

TS. Lê Thị Thanh Thu

2. Đơn vị phối hợp chính:

Trung tâm Đào tạo từ xa, ĐH Mở TPHCM

3


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................iv
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................v
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .............................................................................................. 1
1.1- Lý do nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài …………………………………… 1
1.2- Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 3
1.3- Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................4
1.4- Bố cục ......................................................................................................................5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................6
2.1- Giáo dục đại học ......................................................................................................6
2.2- Đào tạo từ xa ............................................................................................................7
2.2.1- Định nghĩa .........................................................................................................7
2.2.2- Các thế hệ ĐTTX .............................................................................................. 7
2.2.3- Lợi ích và rào cản đối với ĐTTX………………………………………….......8
2.2.4- ĐTTX tại Trường ĐH Mở TPHCM………………………………………….10
2.2.5- Sinh viên từ xa……………………………………………………………..11
2.3- Chất lượng giáo dục đại học ..................................................................................12
2.3.1- Định nghĩa chất lượng ..................................................................................... 12
2.3.2- Chất lượng giáo dục đại học............................................................................12
2.3.3- Các mô hình phân tích chất lượng giáo dục đại học…………………………14
2.4- Nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp ............................................................................19
2.4.1- Mục tiêu của nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp……………………………..19
2.4.2- Các loại hình nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp……………………………..21
2.4.3- Sự hài lòng của sinh viên…………………………………………………..23
2.4.4- Mơ hình nghiên cứu SVTN áp dụng trong nghiên cứu đề tài……………...23
2.5- Các nghiên cứu liên quan…………………………………………………….....24
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... …26
3.1- Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 26
3.2- Mẫu nghiên cứu .....................................................................................................27
3.3- Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.3.1- Phiếu khảo sát..................................................................................................29
3.3.2- Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 30
3.4 - Trình tự thực hiện nghiên cứu ...............................................................................30
3.5 - Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................................31
4


CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .........................................................................32

4.1- Nhận xét chung về SVTN năm 2013 .....................................................................32
4.2- Thông tin cá nhân của SVTN tham gia nghiên cứu ...............................................33
4.2.1- Ngành tốt nghiệp…………………………………………………………...33
4.2.2- Giới tính……………………………………………………………………34
4.2.3- Tuổi………………………………………………………………………...35
4.2.4- Thời gian học để hồn tất chương trình……………………………………36
4.2.5- Trình độ học vấn trước khi tham gia học từ xa………………….…………36
4.2.6- Loại tốt nghiệp …………….…………………………………….…………37
4.3 Công việc và dự định nghề nghiệp……………………………………………....39
4.3.1- Công việc hiện tại……..……………………………………………………39
4.3.2- Mức độ công việc liên quan đến ngành học..………………………………39
4.3.3- Thu nhập trung bình………………………………………………………...41
4.3.4- Dự định thay đổi công việc sau khi tốt nghiệp…………………………..….42
4.4- Sự hài lịng của SVTN……………………………………………………….…..44
4.4.1- Thói quen và trải nghiệm học tập…………………………………………...44
4.4.2- Mức độ hài lòng của SVTN…………………………………………………49
4.5- Đề nghị ưu tiên cải tiến của sinh viên…………………………………………...58
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………61
5.1- Kết luận………………………………………………………………………….61
5.1.1- Tình trạng việc làm……………………………………………………….…62
5.1.2- Sự hài lòng của SVTN……………….……………………………………...64
5.2- Kiến nghị………………………………………………………………………...68
5.3- Hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………………………..69
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………… ……………………………………71
PHỤ LỤC …………………………………………………………………….………....76
BẢN SAO THUYẾT MINH ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT ........................................

5



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Hình 2.1- Mơ hình chất lượng của giáo dục……………………………………….15
Hình 2.2: Mơ hình hệ thống cơ bản về sự vận hành của giáo dục………………....15
Hình 2.3: Mơ hình phân tích giáo dục đại học và nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp,
Tracer study………...……………………………………………….…..17
Bảng 3.1: Số lượng sinh viên tốt nghiệp 2013…………………………………….27
Bảng 3.2: Số lượng sinh viên tốt nghiệp 2013 tham gia nghiên cứu……………...27
Bảng 3.3: Mẫu nghiên cứu phân theo ngành học……...………………………..…28
Bảng 4.1: Mẫu nghiên cứu dùng trong phép kiểm Chi square for independence
và Anova ………………………………………………….……...........34
Bảng 4.2: Tỷ lệ nam/nữ trong mẫu nghiên cứu…………………………………..34
Bảng 4.3: Phân bố tuổi của SVTN……………………………………….………..35
Bảng 4.4: Thời gian học tập để tốt nghiệp……………………………………...…36
Bảng 4.5: Trình độ học vấn trước khi học từ xa……………………………….....37
Bảng 4.6: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn trước khi học từ xa và loại tốt nghiệp37
Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn trước khi học từ xa và thu nhập…...38
Bảng 4.8: Mức độ công việc liên quan đến ngành học.………………….……….39
Bảng 4.9: Mức độ liên quan đến công việc của sinh viên các ngành học….….….40
Bảng 4.10: Phân bố thu nhập theo ngành học………………………………….…41
Bảng 4.11: Tỷ lệ dự định thay đổi công việc sau tốt nghiệp theo ngành học……42
Bảng 4.12: Dự định sử dụng bằng cử nhân vừa mới nhận của SVTN………..…..44
Bảng 4.13: Thời gian dành cho học tập của SVTN………………………….……44
Bảng 4.14: SVTN thường làm khi gặp vấn đề trong học tập……………….…….45
Bảng 4.15: Mức độ tham gia nhóm học tập……………………………………….46
Bảng 4.16: Mức độ tham gia các buổi hướng dẫn do trường tổ chức………….…46
Bảng 4.17: Mức độ Trường cung cấp điều kiện học tập cần thiết……………......47
Bảng 4.18: Mức độ khó khăn các trải nghiệm………………………………….....48
Bảng 4.19: Mức độ hài lòng đối với các lĩnh vực tổ chức đào tạo………………..50
Bảng 4.20: Mức độ hài lòng theo ngành học……………………………….….….52

Bảng 4.21: Mức độ hài lòng theo độ tuổi…………………………………………53
Bảng 4.22: Mức độ hài lòng theo giới tính………………………………………..54
Bảng 4.23: Mức độ hài lịng theo trình độ học vấn trước khi theo học TX………56
Bảng 4.24: Mức độ hài lòng theo kết quả học tập………………………….……..56
Bảng 4.25: Đề nghị cải tiến………………………………………………………..58

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDĐH

Giáo dục đại học

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ĐH Mở TPHCM

Đại học Mở TP Hồ Chí Minh

ĐTTX

Đào tạo từ xa

SVTX

Sinh viên từ xa


SVTN

Sinh viên tốt nghiệp

CTXH

Cơng tác xã hội

XHH

Xã hội học

KT

Kế tốn

KTL

Kinh tế chun ngành kinh tế luật

LKT

Luật kinh tế

QTKD

Quản trị kinh doanh

TA


Tiếng Anh

TC-NH

Tài chính-ngân hàng

XD

Xây dựng

KHMT

Khoa học máy tính

ĐNAH

Đơng Nam Á học

7


Mẫu NCKH-05.E
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________


_________________

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài (tiếng Việt): KHẢO SÁT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP HỆ ĐÀO

TẠO TỪ XA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
- Tên đề tài (tiếng Anh): Survey on Ho Chi Minh City Open University distance

graduates
- Mã số: T.2014.12.179
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thanh Thu
- Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Trường ĐH Mở TPHCM
- Thời gian thực hiện: 7 tháng (từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014)
2. Mục tiêu:

Đề tài mong muốn tìm hiểu về (1) tình hình việc làm của sinh viên vừa mới tốt
nghiệp đại học hình thức ĐTTX Trường ĐH Mở TPHCM năm 2013, và (2) mức độ
hài lịng của sinh viên đối với hình thức ĐTTX của Trường Đại học Mở TPHCM
thông qua việc phản hồi về trải nghiệm học tập của mình cũng như đánh giá cơ sở
đào tạo, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, hình thức tổ chức đào tạo cũng
như dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
3. Các điểm mới của đề tài:

Nghiên cứu về sinh viên tốt nghiệp được thực hiện tại phần lớn các trường đại học
(Tessema, Ready & Yu, 2012), riêng về sinh viên tốt nghiệp từ xa cũng được quan
tâm nghiên cứu như nghiên cứu ở hầu hết các đại học mở trên thế giới. Trong nước,
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khẳng định sự cần thiết phải khảo sát sinh viên tốt
nghiệp và yêu cầu các trường thực hiện, trong đó có 5 tiêu chí liên quan đến sinh
viên tốt nghiệp. Nhưng tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào về sinh viên tốt nghiệp

hình thức ĐTTX từ các cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình ĐTTX ở
Việt Nam cơng bố, ngay cả tại Trường ĐH Mở TPHCM.
4. Các kết quả chính:

Sinh viên tốt nghiệp hệ ĐTTX của Trường ĐH Mở TPHCM năm 2013 trẻ tuổi,
phần lớn có kinh nghiệm học tập sau phổ thơng với đa số đã có học trung cấp trước

8


khi theo học từ xa và đa số hoàn tất khóa học đúng hạn. Tuyệt đại đa số họ đang có
cơng việc ổn định, tập trung nhiều ở lĩnh vực hành chính sự nghiệp và kinh doanh.
Cơng việc họ đang làm khá phù hợp với ngành nghề đào tạo tuy rằng mức thu nhập
trung bình khơng cao lắm. Chương trình ĐTTX đã giúp họ làm việc tốt hơn, hiệu
quả và chun nghiệp hơn. Ngồi ra, việc có được bằng cấp cũng giúp họ cũng cố
vị trí làm việc và mở ra cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và nâng cao thu nhập.
Sinh viên hài lòng (dù mức độ chưa cao) về nội dung và hình thức tổ chức đào tạo
của trường ĐH Mở TPHCM và ngành học, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn
trước khi học từ xa cũng như kết quả học tập có liên quan đến mức độ hài lòng với
việc tổ chức đào tạo của trường.
5. Sản phẩm:
- 1 báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu

- 1 bài báo đăng ở Tạp chí KH của Trường ĐH Mở TPHCM, 1 bài ở Tài liệu Hội
nghị Đơn vị liên kết đào tạo 2014 và 1 bài đăng ở tài liệu: C. Duke & H. Hinzen (Eds)
(2014), At the Sunset of MDG and EFA: Lifelong Learning, National Development and the
Future.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Những lĩnh vực cần cải tiến nhất mà SVTN nêu ra trong nghiên cứu này là lịch thi

và thông báo về kết quả thi và giải đáp thắc mắc về quy chế, giáo vụ. Trường cần
tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và đánh giá kết
quả và các khâu quản lý để nhân viên Trung tâm Đào tạo từ xa có thể giải quyết và
hỗ trợ sinh viên nhanh chóng và hiệu quả. Trường cần bố trí người trực điện thoại
đặc biệt vào cuối tuần để trả lời thắc mắc, cung cấp thông tin, giải quyết sự cố cũng
như lắng nghe ý kiến đóng góp của sinh viên.
7. Bài giới thiệu tóm tắt đề tài (tiếng Việt):

Thông qua phiếu khảo sát 994 sinh viên tốt nghiệp đại học hình thức ĐTTX năm
2013 của 8 ngành đào tạo, đề tài đã thu thập thông tin liên quan đến tình hình việc
làm và mức độ hài lịng của họ đối với q trình tổ chức đào tạo của trường.
Kết quả cho thấy sinh viên tốt nghiệp hệ ĐTTX của Trường ĐH Mở TPHCM năm
2013 trẻ tuổi, phần lớn có kinh nghiệm học tập sau phổ thơng với đa số đã có học
trung cấp trước khi theo học từ xa và đa số hồn tất khóa học đúng hạn. Tuyệt đại
đa số họ đang có cơng việc ổn định, tập trung nhiều ở lĩnh vực hành chính sự
nghiệp và kinh doanh. Công việc họ đang làm khá phù hợp với ngành nghề đào tạo
tuy rằng mức thu nhập trung bình khơng cao lắm. Chương trình ĐTTX đã giúp họ
làm việc tốt hơn, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Ngồi ra, việc có được bằng cấp

9


cũng giúp họ cũng cố vị trí làm việc và mở ra cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp
và nâng cao thu nhập.
Sinh viên học tập khá chủ động, tích cực và khơng gặp nhiều khó khăn trong học
tập dù điều kiện học tập chưa thật tốt. Họ hài lịng (dù mức độ chưa cao) về nội
dung và hình thức tổ chức đào tạo của trường ĐH Mở TPHCM. Có 11 lĩnh vực
sinh viên cảm thấy hài lịng theo thứ tự giảm dần: (1) quan hệ với bạn cùng
khóa/lớp; (2) lịch học; (3) lịch thi; (4) cách thức và thời gian thông báo về kết quả
thi; (5) quan hệ với giảng viên; (6) thái độ và dịch vụ của nhân viên Trung tâm

ĐTTX của Trường ĐH Mở TPHCM; (7) cách đăng ký trả nợ; (8) hướng dẫn học
tập tại lớp; (9) nội dung chương trình đào tạo; (10) cơng tác hành chính, giáo vụ và
(11) mức học phí.
Có sáu lĩnh vực mà sinh viên hài lịng trung bình là (1) thái độ và dịch vụ của nhân
viên nơi tổ chức lớp học; (2) giải đáp thắc mắc về bài vở; (3) giải đáp thắc mắc về
quy chế, giáo vụ; (4) tài liệu học tập cung cấp kịp thời và có nội dung phù hợp; (5)
cơ sở vật chất nơi học tập và (6) các hình thức truyền tải kiến thức khác (radio,
băng đĩa, giảng dạy trực tuyến…).
Ngành học, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn trước khi học từ xa cũng như kết quả
học tập có liên quan đến mức độ hài lòng với việc tổ chức đào tạo của trường. Sinh
viên ngành Kinh tế luật có mức hài lịng cao hơn và SVTN Khoa Tài chính-ngân
hàng có lẽ là sinh viên ít hài lịng nhất. Nhóm sinh viên lớn tuổi và nhỏ tuổi ít cảm
thấy hài lịng hơn là sinh viên trung niên. Nam cảm thấy hài lịng về khóa học nhiều
hơn nữ. Sinh viên có trình độ học vấn càng cao trước khi tham gia học từ xa càng
hài lịng ít hơn với việc tổ chức ĐTTX của Trường. Sinh viên có kết quả học tập
càng cao càng ít hài lịng với việc tổ chức ĐTTX của Trường.
8. Bài giới thiệu tóm tắt đề tài (tiếng Anh):

The study investigated 994 distance graduates majoring in accounting, business
administration, finance-banking, civil engineering, economics-law, business law
and English. They all graduated in 2013 and voluntarily answered the
questionnaires related to their employment status and their satisfaction with the
distance programs offered by HCMC Open University.
The 2013 distance graduates were young (79.9% within 23-42 years old), graduated
mostly on time and most of them have tertiary education or vocational training
experience. 91.7% were working, mainly in the public administration and business.
Their work related to the areas they had studied though their income was modest
with 67.2% of them had the salary five million dong or under. They worked better
and more efficiently due to the knowledge and skills acquired from the distance
programs. Having the Bachelor degree also helped them to fortify their current


10


positions and to open up opportunities for changing the jobs and increasing the
income.
The graduates studied quite actively and did not meet many difficulties to complete
their programs. They felt satisfied with the distance programs though not with the
high level. They felt satisfied with 11 areas presented in the decreasing order:
Relationship with classmates; Study schedule; Examination schedule; Ways and
time to inform the examination results; Relationship with lecturers; Attitudes and
services of the Distance education Center staff, HCMC Open University; Ways to
retake the examinations; Study guidance in class; Curriculum contents;
Administration and Tuition fee. They felt satisfied at the medium level with the
following six areas: Attitudes and services of the Satellite center staff; Mentoring;
Counseling on the regulations; Materials provided in time and with relevant
content; Infra-structure for studying and Other ways of transmitting the curriculum
content besides the guidance in class.
Graduates of different majors, gender, age, qualifications before enrolling into the
distance programs and study results had different levels of satisfaction with the
HCMC Open University distance programs. Finance-banking majored graduates
were the least satisfied students while the most satisfied were the Economics-law
ones. The older or younger graduates ranked the programs higher than those of
middle age did. Male were more happy than female. Graduates of the higher
qualifications before enrolling into the distance programs or the better study results
were the less satisfied with the distance programs they had followed.
Ngày tháng năm
Lãnh đạo đơn vị

Ngày tháng năm

Chủ nhiệm đề tài

(Ký, Họ và tên)

(Ký, Họ và tên)

Ngày tháng năm
Cơ quan quản lý xác nhận
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1- Lý do nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Thời gian vừa qua nước ta đã có chính sách phát triển giáo dục thường xun
và thực hiện giáo dục cho mọi người. Hình thức giáo dục từ xa thuộc hình thức
giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục từ xa là một q
trình giáo dục, trong đó phần lớn có sự ngăn cách giữa người dạy và người học về
mặt thời gian và khơng gian. Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự
học qua học liệu như: giáo trình, băng hình, băng tiếng, mạng internet …dưới sự tổ
chức, trợ giúp của nhà trường. Hình thức giáo dục này giúp mọi người vừa làm vừa
học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng
cao trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm
việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội (Quyết định số
40/2003/QĐ-BGD&ĐT).
Giáo dục từ xa hay đào tạo từ xa (ĐTTX) vì thế ngày càng khẳng định vai trị

của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân, và ngày càng có nhiều người tham gia
học từ xa. Qua 21 năm phát triển ĐTTX, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất
lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, phát triển mạng lưới các cơ
sở ĐTTX trong cả nước và hợp tác quốc tế về giáo dục mở và từ xa. Theo thống kê
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến nay nước ta có 22 trường đại học tổ chức ĐTTX và
có trên 161.000 sinh viên theo học 97 chương trình cử nhân.
Tuy nhiên ĐTTX cũng có những vấn đề xuất phát từ đặc điểm tổ chức đào
tạo của mình. Vấn đề thứ nhất là chất lượng giảng dạy từ xa. Chính thái độ của
người quản lý và giảng viên xem ĐTTX như loại hình đào tạo hạng hai, nên họ
thường chấp nhận sự dễ dãi trong đào tạo (Valentine, 2002). Vấn đề thứ hai là
không phải tất cả sinh viên đều phù hợp với loại hình học tập này. Sinh viên có thể
12


tiếp nhận khó khăn kiến thức liên quan đến kỹ thuật, khoa học hay định lượng
(Hannay và Newvine, 2006). Người học từ xa thành cơng cần có một số tính cách
như khả năng chấp nhận sự mơ hồ, có khả năng mềm dẽo và tính tự chủ trong học
tập cao. Ngoài những vấn đề xuất phát từ đặc điểm tổ chức đào tạo của mình, cịn
có những bất cập trong hệ thống tổ chức. Các trường, các cơ sở ĐTTX có khuynh
hướng chạy đua về số lượng, đặt mục tiêu chủ yếu vào việc mở rộng quy mô đào
tạo mà ít chú trọng đến các yếu tố đảm bảo chất lượng như đội ngũ giảng viên, hệ
thống học liệu (công nghệ đào tạo), quy trình kiểm tra đánh giá, cơng tác tổ chức và
quản lý quá trình đào tạo (Lâm, 2009).
Hiện nay xã hội khá hoài nghi về chất lượng của hình thức đào tạo này vì
những đặc điểm tổ chức đào tạo và bất cập trong hệ thống nêu trên (Tâm, Phi &
Liễu, 2013). Một số sinh viên theo học hình thức ĐTTX rất thiếu kiến thức và yếu
về năng lực học tập. Đào tạo được cho là dễ dãi vì yêu cầu thấp về chất lượng. Kiến
thức của sinh viên tốt nghiệp gần như khơng có và khơng ít nhà tuyển dụng từ chối
tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp ĐTTX cũng như sinh viên tốt nghiệp khơng tìm được
việc làm như mong muốn.

Nghiên cứu để tìm hiểu và đánh giá về ĐTTX nói chung và sinh viên từ xa
chưa được quan tâm đến ở Việt Nam và tác giả khơng tìm thấy nghiên cứu nào về
sinh viên từ xa tốt nghiệp được công bố. Sinh viên tốt nghiệp là kết quả của quá
trình đào tạo tại một cơ sở đào tạo và thành quả sinh viên có được là minh chứng
với xã hội cho chất lượng đào tạo (Cabrera, Weerts & Zulick, 2003). Việc nghiên cứu
sinh viên tốt nghiệp là cơng việc cần thiết vì cơ sở đào tạo cần biết đánh giá của
sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo để có kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào
tạo cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Ý kiến phản hồi của sinh viên tốt nghiệp về
chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo cũng sẽ giúp cơ sở đào tạo biết được nhu
cầu phát triển nghề nghiệp của sinh viên và khả năng đáp ứng với công việc.

13


Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi có nhiều nghi ngại về chất lượng sinh
viên tốt nghiệp ĐTTX, các trường tổ chức ĐTTX rất cần đánh giá đầy đủ thực tế
chất lượng các chương trình ĐTTX mà họ đang cung cấp cho xã hội thông qua sinh
viên tốt nghiệp để có minh chứng về chất lượng đào tạo của mình và thúc đẩy mạnh
mẽ các biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của mình nếu cần. Chất lượng đầu ra
của sinh viên hệ ĐTTX phải tương đương với sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy thì
mới thay đổi nhận thức và đánh giá của xã hội cũng như nhà tuyển dụng theo hướng
tích cực và các nhà quản lý mới yên tâm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về sinh viên tốt nghiệp cũng là yêu cầu của Bộ
Giáo dục và Đào tạo để làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo
phục vụ cho yêu cầu kiểm định của cơ sở giáo dục đại học.
Trường Đại học Mở TPHCM (ĐH Mở TPHCM) được thành lập từ 1990 với
một trong những nhiệm vụ chính là tổ chức ĐTTX (Nguyễn, 2009). Cùng với Viện
Đại học Mở Hà Nội, đây là hai trường đầu tiên thực hiện ĐTTX. Sau 20 năm tổ
chức đào tạo từ xa, chỉ riêng hai trường Đại học Mở đã có số lượng rất lớn học viên
trên 60.000 người đang theo học và nghiên cứu về ĐTTX dần dần được lưu ý.

Hướng nghiên cứu chủ đạo hiện nay tại Trường ĐH Mở TPHCM liên quan đến chất
lượng ĐTTX và các hoạt động cải tiến hình thức tổ chức quản lý. Nhà trường cũng
đang thực hiện báo cáo đánh giá nội bộ chất lượng giáo dục của mình. Tuy vậy tác
giả cũng chưa tìm thấy nghiên cứu nào liên quan đến sinh viên tốt nghiệp hệ ĐTTX
tại trường vì thế việc nghiên cứu về sinh viên tốt nghiệp của trường trở nên rất cấp
thiết.
1.2- Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài mong muốn tìm hiểu về (1) tình hình việc làm của sinh viên vừa mới
tốt nghiệp từ chương trình ĐTTX Trường ĐH Mở TPHCM năm 2013, và (2) mức

14


độ hài lịng của sinh viên đối với chương trình ĐTTX của Trường Đại học Mở
TPHCM thông qua việc phản hồi về trải nghiệm học tập của mình cũng như đánh
giá cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, hình thức tổ chức đào
tạo cũng như dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
Để có được thơng tin cho mục tiêu nêu trên, tác giả thực hiện nghiên cứu dựa
vào 2 câu hỏi nghiên cứu sau:
1- Tình hình việc làm của sinh viên nhận bằng tốt nghiệp năm 2013 như thế
nào?
2- Sinh viên đánh giá như thế nào về quá trình tổ chức đào tạo của Trường ĐH
Mở TPHCM?
Thông tin về những trải nghiệm học tập, và ý kiến đánh giá về nội dung và
hình thức tổ chức đào tạo của sinh viên tốt nghiệp cử nhân đào tạo từ xa thuộc
Trường ĐH Mở TPHCM cũng như định hướng nghề nghiệp và mức độ thành công
trong công việc của sinh viên sẽ giúp tác giả có thể xác định mức độ hiệu quả và
lãnh vực cần cải tiến, và đề xuất các hoạt động bổ sung vào quá trình tổ chức đào
tạo từ xa của trường.
1.3- Phạm vi nghiên cứu

Đây là nghiên cứu sinh viên mới tốt nghiệp. Đối tượng nghiên cứu bao gồm
tất cả sinh viên tốt nghiệp vào 3 đợt tốt nghiệp năm 2013 đã theo học các chương
trình cử nhân từ xa thuộc Trường Đại học Mở TPHCM tại các Trung tâm liên kết
hay tại các cơ sở của trường.
Do nghiên cứu này thu thập phản hồi về sự hài lịng thơng qua trải nghiệm
học tập của sinh viên tốt nghiệp hệ ĐTTX nên tác giả chỉ tập trung vào sinh viên
mới tốt nghiệp năm 2013 vì họ có thể hồi tưởng về trải nghiệm quá trình học của họ

15


còn rất gần gũi và một cách đầy đủ hơn sinh viên đã tốt nghiệp một thời gian dài.
Đánh giá của họ vì thế có thể có độ tin cậy cao hơn.
Nếu nghiên cứu về SVTN được thực hiện cùng năm mà họ tốt nghiệp, thời
gian tìm việc làm và tham gia vào thị trường lao động có thể ngắn đối với sinh viên
tốt nghiệp hệ chính quy, nhưng vì nghiên cứu này tập trung vào sinh viên tốt nghiệp
hệ ĐTTX nên vấn đề khoảng thời gian có thể ngắn từ khi tốt nghiệp đến khi tham
gia nghiên cứu không là vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn sinh viên hệ ĐTTX đều
đang làm việc khi theo học, nên tác giả khơng chú trọng nhiều đến tỷ lệ có việc làm
sau khi tốt nghiệp mà chỉ muốn tập trung tìm hiểu tác động của việc có được bằng
cử nhân Trường ĐH Mở TPHCM, hệ ĐTTX, thông qua định hướng công việc của
sinh viên tốt nghiệp, dự tính thay đổi cơng việc hay hoạch định cá nhân.
1.4- Bố cục
Báo cáo nghiên cứu gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về bối
cảnh và tính cấp thiết của nghiên cứu, mục tiêu, cũng như phạm vi nghiên cứu.
Chương 2 trình bày khái niệm giáo dục đại học, ĐTTX, việc tổ chức ĐTTX tại
Trường ĐH Mở TPHCM, các khái niệm liên quan đến nghiên cứu sinh viên tốt
nghiệp, và mơ hình lý thuyết khái quát hóa các thành tố cần thiết trong nghiên cứu
sinh viên tốt nghiệp. Chương 2 cũng sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu liên quan trên
thế giới, và trong nước. Chương 3 mô tả phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã

thực hiện. Trong Chương 4 tác giả trình bày và phân tích dữ liệu thu thập được
nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu. Chương 5, bên cạnh việc trình bày tổng hợp kết
quả nghiên cứu, chương cũng nêu lên các giải pháp, kiến nghị. Tác giả đề xuất với
Trường ĐH Mở TPHCM các điều chỉnh cần thiết liên quan đến tổ chức chương
trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng trải nghiệm
học tập tích cực và hữu ích cho sinh viên từ xa.

16


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong Chương 1 tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài, mục tiêu, câu hỏi
nghiên cứu cũng như phạm vi của đề tài. Chương 2 trình bày các lý thuyết nền tảng
bao gồm khái niệm liên quan đến sứ mạng của giáo dục đại học, chất lượng và mơ
hình đánh giá chất lượng giáo dục với trọng tâm trình bày mơ hình phân tích q
trình giáo dục dùng cho nghiên cứu này: mơ hình đầu vào, quá trình và kết quả đầu
ra để làm cơ sở định vị vài trò của sinh viên tốt nghiệp trong quá trình đào tạo. Đào
tạo từ xa và đặc điểm của nó cũng được phân tích bên cạnh các loại nghiên cứu về
sinh viên tốt nghiệp để làm cơ sở tổng hợp nên khung lý thuyết về nội dung cần
tìm hiểu ở sinh viên tốt nghiệp phục vụ đề tài nghiên cứu.
2.1- Giáo dục đại học
Theo UNESCO (Cabal, 1993), cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là nơi thực
hiện giáo dục đại học với 3 sứ mạng chính, và đó cũng là mục tiêu và mục đích của
cơ sở giáo dục đại học: nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ. Những mục tiêu này có
thể đạt được thơng qua những hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục
đại học có nhiệm vụ truyền bá và phổ biến kiến thức, và trên hết, cơ sở giáo dục đại
học phải sáng tạo, nâng cao nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng kiến. Ngoài ra,
phục vụ là nhiệm vụ xã hội hay vai trò xã hội của cơ sở giáo dục đại học tạo nên

cầu nối giữa một bên là vai trò giáo dục và phát triển tri thức và một bên là sự phát
triển xã hội. Trường đại học không những phục vụ bộ phận sản xuất của xã hội mà
cịn đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo tồn và chuyển giao di sản văn
hóa, bảo vệ mơi trường, cải tiến toàn thể hệ thống giáo dục, theo đuổi sự cơng bằng
và vượt trội, khuyến khích sự thơng hiểu và hợp tác quốc tế. Như thế giáo dục đại

17


học bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tập và phụng sự xã hội của
các cơ sở giáo dục đại học.
2.2- Đào tạo từ xa
2.2.1- Định nghĩa

ĐTTX là một q trình đào tạo tưởng như là có sự tách biệt giữa người dạy
và người học về mặt không gian và thời gian (Keegan, 1996).
ĐTTX đã thay đổi ngoạn mục trong thời gian gần đây. Nó ngày càng phát
triển thành một hình thức đào tạo được chấp nhận rộng rãi thay thế cho các hình
thức đào tạo truyền thống (Gunawardena & McIsaac, 2004). Các chương trình
ĐTTX ngày càng hoàn thiện, bổ sung kịp thời những biện pháp nâng cao hiệu quả
đào tạo như việc gia tăng và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh
viên. Giảng viên ngày càng được huấn luyện và trở nên có kinh nghiệm hơn với
việc giảng dạy từ xa. Cơ sở đào tạo đã cung cấp đường dây nóng, email, hay diễn
đàn để giải đáp thắc mắc cho sinh viên về nội dung học tập. Kỹ thuật và công nghệ
đã giúp tạo nên quá trình tương tác giữa thầy và trị như những gì trong lớp học
thật vẫn xảy ra. Sinh viên ngày càng quen với máy tính, internet và học trực tuyến.
Tất cả các yếu tố trên tạo nên việc gia tăng hiệu quả của ĐTTX trong thời gian qua.
Nhiều chương trình ĐTTX được phát triển để đáp ứng nhu cầu giáo dục đại
học, phù hợp với môi trường học tập mềm dẻo, học tập thường xuyên và học tập
suốt đời. Mặc dù ĐTTX vẫn dùng để dạy cho học sinh tiểu học hay trung học phổ

thông, người học từ xa chủ yếu là người lớn theo học các chương trình đại học.
2.2.2- Các thế hệ ĐTTX
Theo thời gian có thể tổng kết được 4 giai đoạn ĐTTX (UNESCO, 2002a).
Mỗi giai đoạn có hình thức tổ chức riêng xuất phát từ phương tiện hay môi trường
truyền tải kiến thức phổ biến vào thời điểm đó.

18


Thế hệ đầu tiên của ĐTTX xuất hiện khoảng 2 thế kỷ trước (Moore, DicksonDeane & Galyen, 2011), là đào tạo hàm thụ, vẫn còn được sử dụng rộng rãi đến
ngày nay đặc biệt tại các nước đang phát triển. Đào tạo hàm thụ dựa vào tài liệu in
ấn kèm theo băng hình, băng tiếng và liên lạc qua bưu điện và điện thoại. Thế hệ
thứ hai sử dụng hệ thống truyền thanh và truyền hình trong đào tạo. Bài giảng
trong lớp được ghi hình hay thu âm lại rồi truyền đến cho người học hay truyền
trực tiếp. Hình thức này vẫn được áp dụng hiện nay và được kết hợp với internet để
gia tăng tương tác giữa thầy và người học (Hannay & Newvine, 2006). Một số
trường cung cấp thêm hỗ trợ học tập tại lớp.
Thế hệ thứ ba sử dụng hệ thống đa phương tiện bao gồm tài liệu in ấn, băng
hình, băng tiếng tất cả được số hóa và bài giảng trên mạng. Việc cung cấp thêm hỗ
trợ học tập tại lớp vẫn được thực hiện. Các chương trình đào tạo thường được
chuẩn bị thơng qua nhóm chuyên gia (giảng viên, kỹ thuật viên…) để truyền đến
cho các nhóm người học có số lượng lớn. Thế hệ thứ tư dựa vào internet, hiện đang
được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Bài giảng đa phương tiện (tài liệu, băng hình,
băng tiếng và bài giảng) được số hóa và được truyền đến từng cá nhân qua máy
tính, cùng với việc tiếp cận cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử giúp thực hiện được việc
tương tác giữa thầy-trò, trò-trò, cá nhân-cá nhân, cá nhân-tập thể và tập thể-tập thể,
có sự tương tác theo thời gian thực hay khơng theo thời gian thực.
2.2.3- Lợi ích và rào cản đối với ĐTTX

Lợi ích của ĐTTX ngày càng được xác lập rõ rệt. Thứ nhất, ĐTTX thúc đẩy

sự cởi mở của nền giáo dục quốc dân, tạo cơ hội cho các đối tượng gặp khó khăn
về thời gian, địa điểm, hồn cảnh kinh tế, tuổi tác, trình độ tiếp cận tri thức. Hình
thức đào tạo mềm dẽo, linh hoạt này tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời và giáo
dục cho mọi người. Xã hội càng phát triển, nhu cầu đào tạo thường xuyên của con
người càng trở nên bức thiết, việc cập nhật thông tin, công nghệ mới luôn đòi hỏi
con người ở mọi lứa tuổi cần phải học. Mặt khác, tầm với và sức phủ của các cơ sở
19


đào tạo truyền thống có hạn nên ln có thiệt thịi cho những người sinh sống,
cơng tác ở vùng sâu vùng xa, vùng cịn khó khăn. Ðào tạo từ xa giúp khắc phục
những hạn chế của đào tạo truyền thống (Belawati, 2010).
Thứ hai là đối với cá nhân người học. ĐTTX giúp sinh viên tiết kiệm thời
gian vì họ khơng cần phải di chuyển đến trường. Sinh viên có thể học theo thời
gian biểu tự chọn phù hợp với hoàn cảnh của họ. Ngồi ra với việc kiến thức và
thơng tin thay đổi nhanh chóng, các nhà chun mơn có thể luôn cập nhật với kiến
thức mới mà không cần phải di chuyển xa đến nơi cung cấp các khóa bồi dưỡng
chuyên môn. Với những môn học trên mạng giảng viên cũng khơng cần phải di
chuyển và có thể giảng dạy từ nhà. Lợi ích thứ ba là tiết kiệm chi phí. Chi phí
giảng dạy cũng có thể được tiết kiệm vì các cơ sở học khác nhau có thể có cùng
một giảng viên và với những mơn học trên mạng giảng viên có thể giảng dạy cho
nhiều người hơn (Wheatkey & Greer, 1995).
Tuy nhiên ĐTTX cũng có những vấn đề do đặc điểm đào tạo của mình tạo
nên. Vấn đề thứ nhất là khó đảm bảo chất lượng giảng dạy từ xa. Người quản lý và
giảng viên cho rằng chất lượng lớp dạy từ xa chỉ thường thấp hơn hoặc bằng chất
lượng của lớp học truyền thống, nên họ thường chấp nhận sự dễ dãi trong đào tạo,
không quá lưu tâm đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, khi giảng
dạy giảng viên cũng khó điều chỉnh nội dung bài giảng hay phương pháp linh hoạt,
kịp thời tùy vào tình hình, do khơng tiếp xúc trực tiếp với sinh viên và tất cả điều
này có thể ảnh hưởng đến chất lượng chương trình và kết quả học của sinh viên

(Valentine, 2002).
Vấn đề thứ hai liên quan đến người học. Không phải tất cả sinh viên đều phù
hợp với loại hình học tập này (Hannay và Newvine, 2006). Sinh viên dễ tiếp thu
kiến thức thuộc lĩnh vực xã hội- nhân văn hay quản lý hơn. Họ có thể tiếp nhận
khó khăn kiến thức liên quan đến kỹ thuật, khoa học hay định lượng. Ngoài ra, sinh
viên cần có kiến thức tin học và điều kiện tiếp cận với internet đặc biệt với khuynh

20


hướng học trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Ngồi ra, Threkeld và Brzoska,
(Valentine, 2002 trích) cho rằng người học từ xa thành cơng cần có một số tính
cách như khả năng chấp nhận sự mơ hồ, nhu cầu tự chủ và khả năng mềm dẽo, linh
hoạt cũng như kỹ năng học tập vì mơi trường học tập độc lập có thể làm người học
dễ sao lãng, mất dần động lực và ngại học. So với sinh viên chính quy, học từ xa
đòi hỏi người học phải tập trung hơn, quản lý thời gian tốt hơn, biết sử dụng cơng
nghệ, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
Vấn đề thứ ba là thái độ tiếp nhận thận trọng của xã hội đối với bằng cấp từ
xa (Columbaro & Monaghan, 2009). Sinh viên sẽ khó cạnh tranh tìm việc làm hơn
so với sinh viên truyền thống, và đặc biệt trong một số lĩnh vực như giảng dạy đại
học, y khoa chưa sẵn lòng lựa chọn ứng viên học từ xa.Thái độ tiếp nhận của xã
hội ngày chỉ nên tích cực hơn khi xã hội có nhiều minh chứng hơn về chất lượng
thật sự của các chương trình đào tạo từ xa từ thực tế năng lực của sinh viên tốt
nghiệp loại hình này, cũng như có càng nhiều cơ sở đào tạo từ xa khẳng định được
uy tín của mình.
2.2.4- ĐTTX tại trường ĐH Mở TPHCM
Chương trình Đào tạo từ xa của Trường ĐH Mở TPHCM được thực hiện từ
tháng 03 năm 1993, là nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện loại hình đào tạo này
với 1.300 học viên đăng ký theo học ngành Quản trị kinh doanh. Năm 1998, trường
tổ chức thêm 4 ngành nữa là Xã hội học, Đông Nam Á học, tiếng Anh và Xây

dựng. Đến năm 2004, trường mở thêm ngành Tin học, Tài chính-Ngân hàng, Kế
tốn và Kinh tế (Hứa, 2010). Hiện nay trường có tổng số 12 ngành với 21 chương
trình đào tạo và hiện có 20.443 sinh viên đang theo học (số liệu từ Trung Tâm
ĐTTX, ngày 5/8/2014).
Các ngành có đào tạo từ xa của Nhà trường được chia làm 4 khối: khối ngành
kinh tế-quản trị, khối ngành luật, khối ngành xã hội và khối ngành kỹ thuật. Trong
đó khối ngành kinh tế-quản trị có đơng đảo người theo học nhất, chiếm 58,2%, kế

21


đến là ngành luật hiện có nhu cầu học gia tăng nhanh chóng chiếm 22,7%, khối
ngành xã hội-nhân văn chiếm 10,3% và kỹ thuật chiếm 8,9% (số liệu từ TTĐTTX,
ngày 5/8/2014). Bên cạnh các lớp đào tạo từ xa ngay tại thành phố, Trường ĐH Mở
TP,HCM có liên kết đào tạo với hơn 60 trung tâm giáo dục thường xuyên, trường
đại học địa phương, trường cao đẳng cộng đồng của các tỉnh và thành phố từ Bình
định đến Cà Mau.
Hiện nay, phương thức học tập đang được triển khai cho các đối tượng học
viên ĐTTX chủ yếu là tự học qua tài liệu in ấn như giáo trình, tài liệu hướng dẫn
học tập, slide bài giảng, đề cương ôn tập và thơng qua các phương tiện nghe nhìn,
phát thanh hay bài giảng trực tuyến. Ngoài ra, việc hướng dẫn học tập trên lớp vẫn
được duy trì ở các mơn học chính tại các địa điểm học tập thuộc đơn vị liên kết với
trường. Các buổi giới thiệu môn học hay ôn tập kéo dài khoảng 15-25% tổng số
tiết của môn học do giảng viên chuyên môn đảm nhận. Giảng viên đến lớp để gặp
người học, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách học cũng như giảng giải những nội
dung quan trọng cần nắm vững ở mơn đó. Trong q trình tự học nếu có thắc mắc
các vấn đề về học thuật, học viên có thể liên lạc với giảng viên thơng qua điện
thoại, email. Phương thức đào tạo này có thể tạm quy vào thế hệ thứ ba của ĐTTX.
2.2.5- Sinh viên từ xa


Đối tượng sinh viên theo học ĐTTX tại Trường ĐH Mở TPHCM rất đa dạng,
khơng bị bó hẹp bởi độ tuổi, hoặc ngành nghề. Mọi công dân Việt Nam có đủ sức
khỏe, khơng đang trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự, đã tốt nghiệp một
trong các cấp học: trung học phổ thông, trung học bổ túc, trung cấp nghề, trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đều được đăng ký nhập học không phải qua kỳ
thi tuyển sinh đầu vào.
Nghiên cứu của Vũ (2012) cho thấy sinh viên từ xa Trường ĐH Mở TPHCM
gặp nhiều khó khăn trong học tập như khơng có đủ thời gian cho học tập vì phải

22


làm việc, đi cơng tác, vì phải làm việc nhà và những trách nhiệm khác trong gia
đình, khó tìm tài liệu để tự nghiên cứu, điều kiện tài chính eo hẹp và đơn độc, có ít
hỗ trợ từ bạn bè, giảng viên và trường. Về tài liệu học tập, học viên phải tự trang bị
sách tham khảo cho mình vì hệ thống thư viện cho học viên ĐTTX chưa có. Học
viên có thể truy cập vào nguồn tài liệu mở của Chính phủ, nhưng số lượng giáo
trình, tài liệu liên quan cịn q ít. Sinh viên lại có khuynh hướng bám sát tài liệu
ôn tập do giảng viên đảm trách mơn học đó cung cấp mà khơng tham khảo thêm tài
liệu khác để mở rộng kiến thức. Các nguồn tài liệu nghe, nhìn hay vi tính khác đều
q thiếu và chưa thật sự hấp dẫn (Tạ, 2009). Những rào cản sinh viên từ xa
Trường ĐH Mở TPHCM gặp phải cũng tương tự với những gì mà sinh viên từ xa
trên thế giới gặp phải (Sweet, 1986) dẫn đến số lượng sinh viên từ xa bỏ học lớn.
Theo nghiên cứu của Lê (2014) số lượng sinh viên từ xa ghi danh năm 2010, có tỷ
lệ bỏ học 32,5% sau hơn 2 năm học.
2.3- Chất lượng giáo dục đại học
2.3.1- Định nghĩa chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất đối với tất cả các trường đại học,
và việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ
quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục đại học nào. Mặc dù có tầm quan trọng

như vậy, nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó
đo lường. Harvey và Green (1993) cho rằng chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu,
yêu cầu và sự hài lòng của khách hàng. Đây là định nghĩa về chất lượng phổ biến
nhất được chấp nhận và sử dụng trong giáo dục nói chung.
2,3,2- Chất lượng giáo dục đại học

23


Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
(GDĐH) (INQAAHE - International Network for Quality Assurance Agencies in
Higher Education) đã đưa ra 2 định nghĩa về chất lượng GDĐH là (1) Tuân theo các
chuẩn quy định và (2) Đạt được các mục tiêu đề ra (Tài liệu học tập mơ dun A,
Chương trình đào tạo kiểm định viên, 2013).
Theo định nghĩa thứ nhất, cần có bộ tiêu chí chuẩn cho GDĐH về tất cả các
lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường đại học sẽ dựa vào bộ tiêu chí
chuẩn đó. Khi khơng có bộ tiêu chí chuẩn thì việc thẩm định chất lượng GDĐH sẽ
dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ được xác
lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện
đặc thù của trường đó. Như vậy, để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần
dùng bộ tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ
thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường.
Chất lượng giáo dục là khái niệm khá rộng và được đánh giá theo nhiều góc
độ khác nhau, tùy theo mức độ hài lịng của các bên liên quan đến quá trình đào tạo.
Họ gồm sinh viên, nhà tuyển dụng, Bộ chủ quản hay cộng đồng xã hội nói chung.
Với sinh viên, đào tạo có chất lượng thể hiện qua nội dung chương trình, phương
pháp giảng dạy và các điều kiện hỗ trợ giảng dạy. Thơng qua những gì sinh viên
tiếp thu, sinh viên đã phát triển năng lực cá nhân và được thị trường việc làm chấp
nhận. Với nhà tuyển dụng thì chất lượng đào tạo thể hiện qua kiến thức, kỹ năng,
thái độ của sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc. Với Bộ chủ quản, chất

lượng đào tạo của một trường có thể được đánh giá qua các con số thống kê như tỷ
lệ sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên bỏ học, thành tích nghiên cứu khoa học. Với
cộng đồng, chất lượng đào tạo được thể hiện qua chổ đứng của sinh viên tốt nghiệp
trong xã hội, và kết quả cơng việc cũng như đóng góp cụ thể của nhà trường cho sự
phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.

24


2.3.3- Các mơ hình phân tích chất lượng giáo dục đại học
Có 3 mơ hình tiếp cận để phân tích chất lượng giáo dục (Tawill, Akkari
& Macedo, 2012). Mơ hình thứ nhất là mơ hình lấy người học làm trung tâm của
UNICEF xuất phát từ quan điểm lấy người học làm trung tâm của mọi lưu tâm.
Mơ hình thứ hai xuất phát từ quan điểm công nghiệp, hướng đến đánh giá sản
phẩm và sự hoàn thành sứ mệnh của giáo dục. Mơ hình thứ ba dựa vào sự tương
tác xã hội đa lĩnh vực kết hợp quan điểm xã hội xem giáo dục như là một hàng
hóa cơng. Mơ hình này bao gồm quá trình liên tục định nghĩa dựa vào sự thống
nhất trong xác định nội dung giáo dục như thế nào là liên quan trong một hoàn
cảnh cụ thể.
2.3.3.1- Mơ hình thứ 1
Mơ hình thứ nhất là mơ hình lấy người học làm trung tâm hay đặt học tập
làm trung tâm của mọi suy nghĩ về chất lượng trong giáo dục. Xuất phát từ tư
tưởng nhân quyền và đặc biệt là quyền của trẻ em. Mơ hình này tập trung vào
những vấn đề cơ hội tiếp cận giáo dục và trải nghiệm giáo dục, nhấn mạnh đến
quyền được giáo dục, quyền trong giáo dục và quyền được đối xử cơng bằng
trong giáo dục. Mơ hình dựa vào quyền lợi của người học, khơng những tích cực
hạn chế mọi rào cản ngăn cơ hội học mà còn nhấn mạnh rằng trải nghiệm học
tập có giá trị thực chất và có khả năng phát triển quyền của người học (Hình
2.1). Việc học tập được đặt ở ngay trung tâm. Đầu vào, q trình đào tạo, mơi
trường và đầu ra bao chung quanh và thúc đẩy việc học. Nó phân biệt mức độ

người học ở môi trường học tập của họ (vòng 1) và mức độ hệ thống giáo dục
sáng tạo và ủng hộ trải nghiệm học tập (vòng 2). Trong mơ hình này, phương
pháp dạy và học, mơi trường học tập cũng như các lĩnh vực tổ chức của hệ thống

25


×