Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.27 KB, 2 trang )
a/ Phân tích và so sánh lý luận giá trị của A. Smith với lý luận giá trị của Walros.
b/ Rút ra nhận xét từ những lý luận trên.
a/ Phân tích so sánh lý luận giá trị của A. Smith với lý luận giá trị của Walros
*Adam Smith:
Lý luận giá trị của ông chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị và lao
động là thước đo cuối cùng của giá trị. Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá
trị trao đổi. Cái quyết định mức độ giàu có của một dân tộc là số lượng lao động và năng suất
lao động.
Q=W x t
Trong đó: Q: Số lượng sản phẩm của cải.
W: Năng suất lao động
t: Số lượng lao động
Khi phân tích giá trị hàng hóa, ông cho rằng giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi hàng hóa.
Lượng giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động trung bình quyết định. Lao động là cái thật
sự đo lường giá trị của hàng hóa, nghĩa là hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa quyết định.
Giá trị của hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó.
Trong vấn đề phân phối giá trị ông cho rằng khi sức lao động biến thành hàng hóa hay khi
xuất hiện tư bản thì phần sản phẩm do lao động tạo ra chia làm 2: tiền lương của công nhân
và lợi nhuận của nhà tư bản. Theo ông, năng suất lao động phụ thuộc vào sự phân công lao
động
xã hội. Đây là tư tưởng của giai đoạn công trường thi công. Phân công lao động XH
theo ông là một bước tiến vĩ đại nhất trong lịch sử XH loài người, là thiên hướng tự nhiên
của con người. Cái quyết định sự phân công lao động XH ấy là do trao đổi mua bán hàng
theo quy định. Tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân. Tính
chuyên biệt của lao động một phần nhỏ là do bẩm sinh, chủ yếu là do quá trình đào tạo, học
tập, rèn luyện.
Ông đưa ra 2 định nghĩa về giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên là biểu hiện
tiền tệ của giá trị, giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa được đưa ra thị trường.
Giá cả tự nhiên có tính khách quan, còn giá cả thị trường thường chênh lệch với giá cả tự
nhiên: thấp hơn hoặc cao hơn do phụ thuộc nhiều yếu tố như quan hệ cung – cầu của hàng
hóa đó trên thị trường và sự độc quyền hàng hóa.