Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA HƯNG THẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.75 KB, 3 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA HƯNG THẬN.
I/ MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY NHỰA HƯNG THUẬN.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, qua sự nghiên cứu và tìm hiểu
thực tế tại Công ty, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng Tài chính
kế toán và phòng tổ chức hành chính tôi đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế
về công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm tại Công ty và xin
đưa ra một số nhận xét như sau:
Nhìn chung, công tác kế toán của Công ty về tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá trị sản phẩm đã tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu của công tác quản lý tạo điều kiện thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm.
Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc
và kỹ năng trình độ của mỗi người. Hệ thống sổ sách khá đầy đủ. Việc ghi chép,
mở sổ theo đúng qui định hiện hành, do vậy các phần hành kế toán thực hiện
khá trôi chảy.
Công ty đã xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và giá thành,
lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ,
với đặc điểm tổ chức sản xuất và đáp ứng được yêu cầu của công tác quản ý tại
Công ty.
Mặc dù hàng tháng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều
nhưng kế toán vẫn đảm bảo tính giá thành sản phẩm đúng kỳ vào thời điểm cuối
tháng. Do đó kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Việc cung cấp kịp thời
giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ để ghi chép thành phẩm nhập kho và tính
các chỉ tiêu liên quan trong kỳ.
Tuy nhiên, Công ty cũng không tránh khỏi những thiếu xót cần khắc phục
trong thời gian tới về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là:
- Khối lượng nghiệp vụ phát sinh trong tháng tương đối nhiều mà số
lượng nhân viên kế toán còn kiêm nhiệm nên công tác kế toán đôi khi bị mắc lại


ở một khâu nào đó mà không tiến hành song song.
- Đối với công cụ, dụng cụ lớn: công ty không sử dụng qua tài khoảng
142 (2) cũ nay là TK 242 mà đưa thẳng vào phân bổ 1 lần trên tài khoản 153
vào các tài khoản chi phí.
- Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: hiện nay ở
Công ty Nhựa Hưng Thuận kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang
vì ở Công ty các chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm đều được tập hợp
và phân bổ hết cho số sản phẩm hoàn thành nhập kho nên thực tế kế toán không
quan tâm tới số lượng và giá trị sản phẩm dở dang trên dây truyền sản xuất mà
chú ý tới các phiếu nhập kho thành phẩm.
- Đối với phương pháp lập bảng tính giá thành sản phẩm ở Công ty
hiện nay: công ty lập bảng tính giá thành là bảng tính giá thành theo yếu tố chi
phí còn chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục. Như vậy có thể thấy
phương pháp lập bảng tính giá thành theo từng yếu tố chi phí là chưa hợp lý với
tập hợp chi phí sản xuất dẫn tới công tác tính giá thành gặp phải những khó
khăn nhất định.
KẾT LUẬN
Tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong kỳ là yêu cầu hết sức cần thiết cho việc cung cấp thông tin chính xác, kịp
thời - để từ đó các nhà quản lý có những phương hướng, biện pháp phù hợp
nhằm quản lý công tác này sao cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm phải là công tác thường xuyên được quan tâm và quan tâm hàng
đầu.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhựa Hưng Thuận tôi nhận
thấy công tác này đã sớm được ban lãnh đạo Công ty quán triệt từ trên xuống
dưới, từ các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý tới công nhân sản xuất. Đó là tín hiệu
đáng mừng và cần phát huy hơn nữa của Công ty trong thời gian tới.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo hướng dẫn cùng Ban lãnh đạo và các cô chú ở các phòng ban trong
Công ty Nhựa Hưng Thuận tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Tuy nhiên, do trình độ lý luận và thực tiễn của bản thân tôi còn hạn chế
nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo của Viện Đại Học Mở Hà
Nội cùng các cô, chú trong Công ty Nhựa Hưng Thuận đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 09 năm 2006
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương

×