Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá tình trạng di căn hạch tiềm ẩn trong ung thư biểu mô tuyến giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 5 trang )

ĐẦU VÀ CỔ

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DI CĂN HẠCH TIỀM ẨN
TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP
NGUYỄN THỊ THU NHUNG1, LÊ VĂN QUẢNG2, NGUYỄN XUÂN HẬU3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng di căn hạch tiềm ẩn của ung thư tuyến giáp được điều trị tại khoa Ung Bướu
và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 146 BN UTTG chưa di căn hạch được phẫu thuật tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
Kết quả: 100% BN ung thư tuyến giáp thể nhú; Tỷ lệ di căn hạch cổ tiềm ẩn 49.31%; Tỷ lệ di căn hạch
nhóm VI, hạch cổ bên cùng bên (nhóm II, III, IV), đối bên lần lượt 45.9%, 23.3%, 4.1%. Di căn hạch nhóm VI là
yếu tố nguy cơ di căn hạch cổ bên (p < 0,001). Các yếu tố nguy cơ độc lập của di căn hạch cổ:
tuổi <45 (p = 0,024, OR = 2,313, 95% CI 1,106 - 4,837), giai đoạn u T3, T4 (p = 0,013, OR = , 95% CI).
Kết luận: UTTG thể nhú có tỷ lệ di căn hạch tiềm ẩn cao, đặc biệt là nhóm VI. Các yếu tố: tuổi <45,
giai đoạn u T3, T4, có liên quan tới tình trạng di căn hạch cổ tiềm ẩn.
Từ khóa: Ung thư tuyến giáp, di căn hạch cổ tiềm ẩn, vét hạch dự phòng.
ABSTRACT
Evaluating occult lymph node metastasis in thyroid cancer
Objectives: To evaluate the occult cervical lymph node metastases status of thyroid cancer at Oncology
and palliative care Department, Hanoi Medical University hospital.
Subjects and Method: Descriptive study on 146 patients of thyroid cancer, were treated by surgery at
Oncology and palliative care Department, Ha Noi Medical University Hospital.
Results: All patients had postoperative histopathology as papillary thyroid carcinoma. The rate of occult
cervical lymph node metastasis was 49.31%. In particular, the rate of group VI metastasis and lateral lymph
nodes (group II, III, IV) in same side, contralateral side was 45.9%, 23.3%, 4.1%, respectively. Group VI lymph
node metastasis is a risk factor of cervical lymph node metastasis (p<0,001). Probably independent risk factor
of cervical lymph node metastasis include: age <45 (p = 0,024, OR = 2.313, 95% CI 1,106 - 4,837), stage of
tumor T3, T4 (p = 0.013, OR = 6,183, 95% CI 5,378 - 6,228).
Conclusions: Papillary thyroid cancer has a high incidence of lymph node metastasis, especially group VI.
Age <45, stage of tumor T3, T4 relative with occult cervical lymph node metastasis.


Key words: Thyroid cancer, occult lymph node metastasis, prophylactic neck lymph node dissection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp là ung thư phổ biến nhất
trong ung thư các hệ nội tiết[1]. Tình trạng di căn
hạch cổ của UTTG được quan tâm, là một yếu tố
tiên lượng xấu, đặc biệt ở BN lớn tuổi[2]. Vét hạch cổ
dự phòng giúp giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ, giảm tỷ lệ
và biến chứng khi phẫu thuật khi bệnh tái phát, tăng
thời gian sống thêm không bệnh. Đồng thời vét hạch

cổ dự phòng còn giúp đánh giá chính xác giai đoạn
bệnh. Tuy nhiên, cũng có các ý kiến khơng ủng hộ
việc vét hạch cổ dự phịng, do việc cải thiện thời
gian sống thêm là không rõ ràng, đồng thời làm tăng
biến chứng sau mổ đặc biệt là tổn thương dây thần
kinh thanh quản quặt ngược, tuyến cận giáp.

ThS.BSNT Đại học Y Hà Nội
PGS.TS. Đại học Y Hà Nội
3 TS. Đại học Y Hà Nội
1

2

80

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Vị trí u: Thùy phải, thùy trái, eo giáp, hai thuỳ.

Đối tượng nghiên cứu

- Số lượng u.

Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp,
điều trị tại khoa Ung Bướu và Chăm sóc giảm nhẹ
bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2017 đến
tháng 1/2019.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
BN được chẩn đốn UTTG trên nhuộm HE
thơng thường.

- Tính chất u: Mật độ, ranh giới, sự di động khối
u, kích thước u, số lượng u, da trên.
Siêu âm tuyến giáp
- Số lượng u.
- Vị trí u: Thùy trái, thùy phải, eo giáp, cả 2 thuỳ
giáp.

BN được chọn ở giai đoạn: cT 1-4, No, M0, theo
AJCC 2010.

- Kích thước u (kích thước lớn nhất đo được).

Không sờ thấy hạch cổ trên khám lâm sàng và
trên siêu âm hoặc trên các phương tiện chẩn đốn

hình ảnh khác.

- Phân loại theo TIRADS

Phẫu thuật cắt tuyến giáp theo phác đồ, vét
hạch cổ dự phòng nhóm VI và nhóm cổ bên II, III, IV
hai bên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đáp ứng tiêu chuẩn trên.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.

- Cấu trúc u: U đặc, u nang, u hỗn hợp.
Xét nghiệm tế bào học u: Lành tính, ác tính,
nghi ngờ.
Thể mơ bệnh học.
Phân loại giai đoạn
Phân loại giai đoạn TNM theo AJCC 2010.
Mô bệnh học sau phẫu thuật
Đánh giá đặc điểm di căn hạch tiềm ẩn của ung
thư tuyến giáp.
Xử lý số liệu

Các chỉ số nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Tuổi, giới.

Phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ


Tiền sử bản thân, gia đình.

Các yếu tố lâm sàng

Thời gian phát hiện bệnh.

Tuổi mắc bệnh trung bình là 40,07. Tỷ lệ
nữ/nam = 8,1/1.

Lý do vào viện.
Triệu chứng cơ năng: nuốt vướng, khàn tiếng,
khó thở, đau vùng cổ.

Khám sức khỏe định kì tình cờ phát hiện u
tuyến giáp chiếm 78,8%.

Vị trí và tính chất u tuyến giáp:

Hình 1. Kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ FNA

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

81


ĐẦU VÀ CỔ
Nhận xét: Kết quả chọc tế bào ung thư chiếm
63,7%.

≥2 u


Số BN

23,3

TIRADS (N = 146)

Tất cả BN đều có kết quả ung thư biểu mơ
tuyến giáp thể nhú trên mô bệnh học sau mổ.
Đặc điểm u

34

Tỷ lệ (%)

Vị trí u (N = 146)

2

2

1,4

3

6

4,1

4a


31

21,2

4b

58

39,7

Thùy phải

66

45,2

4c

40

27,4

Thùy trái

63

43,2

5


9

6,2

Eo giáp

5

3,4

Hai thùy

12

8,2

Số lượng (N = 146 )
1u

112

76,7

Bảng 1. Kết quả siêu âm tuyến giáp
Nhận xét: Chủ yếu BN có 1 u, 76.7%. Phân loại
chủ yếu TIRADS 4 chiếm 88.3%.

Tình trạng di căn hạch và các yếu tố liên quan


Hình 2. Tỷ lệ di căn các nhóm hạch
Nhận xét: Tỷ lệ di căn hạch cổ tiềm ẩn 49.31%;
tỷ lệ di căn hạch nhóm VI là cao nhất chiếm 45.9%.
Tỷ lệ di căn nhóm hạch cảnh đối bên là thấp nhất
4.1%.
Cổ bên
Nhóm 6

Khơng di căn

Có di căn

Tổng

Khơng di căn

74 (93,7%)

5 (6,3%)

79 (100%)

Có di căn

37 (55,2%)

30 (44,8%)

67 (100%)


Tổng

111 (76%)

35 (24%)

146 (100%)

Bảng 2. Mối liên quan giữa tình trạng di căn hạch cổ
nhóm VI và hạch cổ bên
Nhận xét: BN có hạch nhóm VI di căn có tỷ lệ di
căn hạch cổ bên cao hơn hẳn so với nhóm khơng di
căn hạch nhóm 6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001, OR = 12, 95% CI 4,3 - 33,47).

82

Odds
Ratio

95% CI

P

Tuổi (<45)

2,313

1,106 - 4,837


0,024

Giới (nam)

0,402

0,132 - 1,222

0,099

Kích thước u (>10mm)

3,381

0,877 - 13,014

0,063

Giai đoạn u (T3,T4)

6,183

5,378 - 6,228

0,013

Số lượng u

0,625


0,3 - 1,418

0,278

Chỉ số

Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng di căn
hạch
Nhận xét: Các yếu tố nguy cơ đến tình trạng di
căn hạch cổ: tuổi <45 (p = 0,024, OR = 2,313,
95%CI 1,106 - 4,837), giai đoạn u T3, T4 (p = 0,013,
OR =, 95%CI). Tỉ lệ di căn hạch ở bệnh nhân nam
cao hơn bệnh nhân nữ (68.8% so với 58.6%), tuy
nhiên sự khác biệt là khơng có ý nghĩa thống kê với
p = 0,099, OR = 0,402. Tỉ lệ di căn hạch của nhóm
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
bệnh nhân có kích thước u >10mm, cao hơn so với
nhóm ≤ 10mm (47%), sự khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê với p = 0,063.
BÀN LUẬN
Di căn hạch cổ xảy ra sớm và thường gặp ở BN
UTTG, đặc biệt là UTTG thể biệt hóa. Tỷ lệ di căn
hạch cổ thay đổi từ 20% đến 90%, tùy thuộc và
phương pháp phát hiện hạch[3]. Di căn hạch là một
yếu tố tiên lượng độc lập với tái phát tại vùng. Hiện
tại hầu hết các tác giả thống nhất di căn hạch cổ
không ảnh hưởng đến thời gian sống thêm OS, mục

tiêu hàng đầu đánh giá hiệu quả điều trị UTTG hiện
tại là tỷ lệ tái phát tại chỗ, tại vùng.
Về tuổi, trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi
hay gặp là từ 15 - 45, chiếm 70.5%. Theo Hoàng
Huy Hùng (2016), lứa tuổi hay gặp là 15 - 45 tuổi,
chiếm tỷ lệ 54.1%[4]. UTTG có thể gặp ở mọi lứa tuổi
khác nhau, tuổi mắc bệnh là một trong các yếu tố
tiên lượng bệnh. Việc chẩn đoán BN chủ yếu ở độ
tuổi 15 - 45 như trong nghiên cứu của chúng tôi là
dấu hiệu tốt về tỷ lệ đáp ứng điều trị và OS cho BN.
Về giới, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ là
khoảng 8.1/1, cao hơn so với các kết quả nghiên
cứu khác, tuy nhiên vẫn thể hiện UTTG hay gặp ở
nữ hơn nam.
Về triệu chứng lâm sàng, triệu chứng tự sờ thấy
u và nuốt vướng là hay gặp nhất, chiếm 48.4% và
41.9%; triệu chứng nói khàn và đau vùng cổ ít gặp.
Về đặc điểm của u trên lâm sàng và cận lâm sàng
Tỷ lệ gặp u giáp thùy phải, trái, eo giáp, cả hai
thùy lần lượt là 45.2%, 43.2%, 3.4% và 8.2%; kích
thước u trung bình là 9 ± 6.5mm.
Tất cả các BN đều được chọc hút kim nhỏ
trước điều trị, trong đó có 63.7% có kết quả ác tính,
33.6% nghi ngờ và 2.7% BN có kết quả lành tính.
Các BN có kết quả lành tính thường có nguy cơ ác
tính khoảng 0 - 3%, khuyến cáo theo dõi định kì
bằng siêu âm và FNA, tuy vậy, các BN này đều có
hình ảnh siêu âm nghi ngờ cao, TIRADS 4 nên
chúng tôi vẫn tiến hành phẫu thuật Kết quả cho thấy
giá trị cao của FNA trong chẩn đốn UTTG, đồng

thời sự phối hợp chẩn đốn hình ảnh, giải phẫu
bệnh và lâm sàng là rất quan trọng trong việc quản
lý bệnh lý u giáp[5].
Về mô bệnh học, tất cả 146 BN đều có mơ bệnh
học là ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú. Như vậy
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các
nghiên cứu trước, đồng ý với kết luận UTTG hay
gặp nhất là thể nhú.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Về đặc điểm di căn hạch tiềm ẩn
Tổng số hạch vét được trung bình là 20 ± 9.04
hạch, số lượng hạch vét được nhiều nhất là 64
hạch, ít nhất là 4 hạch.
Tỉ lệ di căn hạch: theo nghiên cứu của chúng
tôi, tỷ lệ di căn hạch tiềm ẩn là 49.31%, tỷ lệ này
theo Lê Văn Quảng (2019) là 10,4%[6], Hoàng Huy
Hùng (2016) là 53%, Yan DG là 77.4%[7].
Theo Yan D.G và cộng sự, với BN UTTG thể
nhú, tỷ lệ di căn hạch tiềm ẩn theo các nhóm lần
lượt là VI 62.3%, II 18.9%, III 52.8%, IV 30.2%[7].
Theo chúng tơi, tỷ lệ di căn hạch nhóm VI, cổ bên
(nhóm II, III, IV) cùng bên, đối bên lần lượt là 45.9%,
23.3%, 4.1%.
Di căn hạch trong UTTG thường theo tuần tự,
bắt đầu từ nhóm VI, đến nhóm hạch cùng bên với u,
sau đó mới đến hạch đối bên với u, tỷ lệ di căn hạch
nhảy cóc ít.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, 67 trường hợp

vừa có di căn hạch nhóm VI và nhóm hạch cổ 2 bên,
các BN có số lượng hạch di căn nhóm VI có tỷ lệ
di căn hạch cổ bên cao hơn so với các BN khơng
di căn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,001. Chen R (2012) nghiên cứu trên 106 BN chỉ ra
số lượng di căn hạch nhóm VI từ 2 hạch trở lên
là yếu tiên lượng độc lập cho di căn hạch cổ bên,
p < 0,001[7]. Đây cũng nên là một cân nhắc về việc
liệu có nên thực hiện thường quy vét hạch cố bên
chọn lọc khi có ≥3 hạch nhóm trung tâm di căn, tuy
nhiên, các nghiên cứu còn chưa đủ lớn, ATA 2009,
ETA 2006, LATS 2009 khơng khuyến cáo vét hạch
cổ nhóm cổ bên dự phịng, nhưng BTA 2014 và
JSTS/JAES có cân nhắc vét hạch cổ bên dự phịng
trong một số trường hợp.
Chúng tơi cũng nghiên cứu tìm ra các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng di căn hạch cổ.
Theo Sun W (2015) dựa trên dữ liệu của PUBMED
và SCIE, các yếu tố ảnh hưởng làm tăng nguy cơ di
căn hạch ở BN UTTG thể nhú cN0 là: tuổi < 45, giới
nam, đa ổ, kích thước u >2cm, u eo giáp hoặc cực
dưới, xâm lấn mạch bạch huyết, phá vỡ vỏ, xâm lấn
mạch máu. Khối u hai thùy và viêm tuyến giáp không
liên quan đến di căn hạch ở BN cN0[9]. Theo nghiên
cứu của chúng tôi, yếu tố tuổi <45 (p = 0,024) và giai
đoạn u T3, T4 (p = 0,013) là có ảnh hưởng rõ ràng
đến tình trạng di căn hạch tiềm ẩn, các yếu tố như
giới nam, kích thước u >10mm, đa u ảnh hưởng đến
di căn hạch nhưng số liệu chưa có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN

Tỉ lệ di căn hạch tiềm ẩn ở các BN UTTG giai
đoạn sớm là cao, chiếm 49.31%, trong đó, tỷ lệ di
căn hạch nhóm VI là 45.9%. Các yếu tố ảnh hưởng
83


ĐẦU VÀ CỔ
đến tình trạng di căn hạch là tuổi <45, u giai đoạn
T3, T4. Khuyến cáo vét hạch cổ trung tâm dự phòng
ở các BN UTTG cN0, đặc biệt là các BN có đặc điểm
trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I. và cộng sự.
(2018).
Global
cancer
statistics
2018:
GLOBOCAN estimates of incidence and
mortality worldwide for 36 cancers in 185
countries. CA Cancer J Clin, 68(6), 394 - 424.
2. Nixon I.J., Wang L.Y., Palmer F.L. và cộng sự.
(2014). The impact of nodal status on outcome in
older patients with papillary thyroid cancer.
Surgery, 156(1), 137 - 146.
3. Rotstein L. (2009). The role of lymphadenectomy
in the management of papillary carcinoma of the
thyroid. J Surg Oncol, 99(4), 186 - 188.
4. Hoàng Huy Hùng (2016), “Đánh giá di căn hạch
của ung thư biểu mô tuyến giáp”, Luận văn Bác

sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội.

needle aspiration biopsy in the diagnosis of
complex thyroid nodules. J Clin Endocrinol
Metab, 86(9), 4089 - 4091.
6. Lê Văn Quảng và Ngô Quốc Duy (2019). Đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng di căn
hạch nhóm 6 ở bệnh nhân vi ung thư biểu mơ
tuyến giáp thể nhú giai đoạn cN0. Tạp chí Ung
thư học Việt Nam, 92 - 97.
7. Yan D., Zhang B., An C. và cộng sự. (2011).
[Cervical lymph node metastasis in clinical N0
papillary thyroid carcinoma]. Zhonghua Er Bi Yan
Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 46(11), 887 – 891.
8. Chen R., Wei T., Zhang M. và cộng sự. (2012).
[Lateral neck lymph node metastasis in cN0
papillary thyroid carcinoma]. Zhonghua Er Bi Yan
Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 47(8), 662 - 667.
9. Sun W., Lan X., Zhang H. và cộng sự. (2015).
Risk Factors for Central Lymph Node Metastasis
in CN0 Papillary Thyroid Carcinoma: A
Systematic Review and Meta - Analysis. PloS
One, 10(10), e0139021.

5. Braga M., Cavalcanti T.C., Collaỗo L.M. v cng
s. (2001). Efficacy of ultrasound-guided fine-

84

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM




×