Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tái phát tại chỗ tại vùng sau đoạn nhũ tái tạo vú tức thì bằng vạt cơ lưng rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 9 trang )



TÁI PHÁT TẠI CHỖ TẠI VÙNG SAU ĐOẠN NHŨ TÁI TẠO VÚ
TỨC THÌ BẰNG VẠT CƠ LƯNG RỘNG
TRẦN VIỆT THẾ PHƯƠNG1, TRƯƠNG CÔNG GIA THUẬN2,
NGUYỄN ANH LUÂN3, NGUYỄN ĐỖ THÙY GIANG4
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ tái phát tại chỗ tại vùng, tỉ lệ sống thêm toàn bộ và các yếu tố tiên lượng sau đoạn
nhũ tái tạo vú tức thì bằng vạt cơ lưng rộng.
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 52 bệnh nhân ung thư vú tái phát tại chỗ tại vùng sau phẫu thuật đoạn nhũ
tái tạo vú tức thì bằng vạt cơ lưng rộng.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca.
Kết quả: Tỉ lệ tái phát tại chỗ tại vùng sau đoạn nhũ tái tạo vú tức thì bằng vạt cơ lưng rộng là 3,59%,
trung vị thời gian sống thêm toàn bộ sau tái phát tại chỗ tại vùng là 26,85 ± 15 tháng , trung vị sống thêm không
bệnh sau tái phát 25,15 ± 18 tháng, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 74,2% và sống thêm không bệnh 5 năm là
57,6%. Nhóm tuổi ≤ 35 tuổi (p = 0,003) và tình trạng di căn hạch (p = 0,023) liên quan có ý nghĩa đến STTB và
STKB sau tái phát. Nhóm TTNT (+) sau tái phát có tỉ lệ STTB cao hơn nhóm TTNT (-) và khơng có sự khác biệt
về STKB giữa 2 nhóm.
Kết luận: Tái phát tại chỗ tại vùng sau đoạn nhũ tái tạo vú tức thì có tỉ lệ tái phát thấp, thời gian sống thêm
sau kiểm soát hồn tồn tái phát cao. Vì vậy chọn lựa tái tạo vú tức thì bằng vạt cơ lưng rộng cho bệnh nhân
ung thư vú giai đoạn là một lựa chọn tốt.
ABSTRACT
Locoregional recurrence of breast cancer after immediate breast reconstruction
with latissimus dorsi flap
Objective:
The aim of this study was to evaluate the locoregional recurrence rate (LRR), evaluate survival and
prognosis after immediate breast reconstruction with latissimus dorsi flap.
Population and Methods: Retrospective study 52 patients who have locoregional recurrence cancer after
immediate breast reconstruction with latissimus dorsi flap in Ho Chi Minh Oncologic hospital.
Results: Locoregional recurrence cancer rate after immediate breast reconstruction with latissimus dorsi
flap was 3.59% with a median time the overall survival after recurrence was 26.85 ± 15 months, median time


disease – free survival after recurrence was 25.15 ± 18 months. The 5 - year survival rate of patients who
developed locoregional recurrences was 74.2% and disease – free survival rate was 57.6%. Analysis of the
prognostic factors demonstrated that women under 35 years, metastasis lymph node status, positive hormone
receptors groups had higher OS than negative hormone receptors groups, however there was no significant
difference of DFS.
Conclusions: Immediate breast reconstruction with LD flap is a good option for breast cancer patients with
low rate of locoregional recurrence cancer and good OS.

TS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
BSCKII. Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
3 BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
4 ThS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

1

2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

477




ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm, phẫu
thuật đóng vai trị quan trọng và thường được chọn
lựa đầu tiên. Vai trò phẫu thuật bệnh ung thư vú
giai đoạn sớm hiện nay là ưu tiên bảo tồn và
giữ tuyến vú gồm có: Phẫu thuật bảo tồn vú (có xạ

trị), tái tạo tuyến vú bằng vạt tự thân (vạt có cuống
hay vạt tự do) hoặc tái tạo tuyến vú bằng vật liệu
(túi độn).
Điều trị ung thư vú hiện nay là sự phối hợp đa
mô thức điều trị gồm: Phẫu trị, xạ trị, hóa trị và nội
tiết. Mặc dù bệnh nhân được điều trị đầy đủ ngay từ
đầu, nhưng có một số bệnh nhân sau một thời gian
xuất hiện tái phát hoặc di căn. Khi bệnh tái phát mục
tiêu điều trị giai đoạn này là kéo dài thời gian sống
và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Tại bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí
Minh, từ tháng 1/2003, phương pháp ĐN - TTVTT đã
được triển khai áp dụng trong điều trị carcinôm vú
giai đoạn sớm. Nghiên cứu của tác giả Trần Văn
Thiệp và cộng sự trên bệnh nhân ĐN - TTVTT cho
thấy tỉ lệ tái phát tại chỗ tại vùng, sống thêm tồn bộ
(STTB) và sống thêm khơng bệnh (STKB) tương
đương với đoạn nhũ nạo hạch[4]. Vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tỉ lệ tái
phát tại chỗ - tại vùng sau ĐN - TTVTT bằng vạt cơ
lưng rộng, kết quả sống thêm tồn bộ (STTB), sống
thêm khơng bệnh (STKB) và các yếu tố tiên lượng
ảnh hưởng sống thêm sau tái phát.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

sát được 52 trường hợp ung thư vú tái phát tại chỗ
tại vùng sau tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng (chiếm
tỉ lệ 3,59%). Thời điểm chấm dứt theo dõi là ngày
30/6/2019.
Đặc điểm trước tái phát

Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng trước tái phát
Đặc điểm

Số ca (n = 52)

Tỉ lệ (%)

≤ 35

16

30,8

> 35

36

69,2

≤2

12

23

>2

40

77


0

7

13,4

I

5

9,6

IIA

23

44,2

Tuổi

Kích thước (cm)

Giai đoạn lâm sàng

IIB

17

32,8


Nhóm sinh học
Luminal A

1

2

Luminal B

12

23

HER-2 dương

23

44,2

Tam âm/dạng
đáy

16

30,8

Tại chỗ

7


13,5

Xâm lấn

45

86,5

Tình trạng xâm lấn

Đối tượng đưa vào nghiên cứu là tất cả các
bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú tái phát tại
chỗ - tại vùng sau ĐN-TTVTT bằng vạt cơ lưng rộng
được điều trị tại khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu
TP. Hồ Chí Minh từ năm tháng 1/2009 đến tháng
12/2018.

Dạng mô học
NST

41

91

Dạng tủy

2

4,5


Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca.

Tiểu thùy

2

4,5

Số liệu được xử lý số liệu bằng phần mềm
thống kê SPSS 20. Khảo sát thời gian sống không
bệnh sau tái phát và thời gian sống toàn bộ sau
tái phát 5 năm bằng phương pháp Kaplan - Meier.
Dùng phép kiểm Log – rank, hồi qui Cox để so sánh
các kiểu phân bố thời gian sống còn theo từng
biến số, với độ tin cậy 95% và p < 0,05 có ý nghĩa
thống kê.

Grad mơ học
1

2

3,8

2

37

71,2


3

13

25

Trung bình

Khoảng

KẾT QUẢ
Qua hồi cứu dữ liệu 1446 trường hợp tái tạo vú
tức thì bằng vạt cơ lưng rộng trong thời gian từ năm
2009 đến năm 2018 tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ
Chí Minh, với trung vị thời gian theo dõi là
71,8 ± 33,9 tháng (11 - 125 tháng). Chúng tôi khảo
478

Đặc điểm điều trị trước tái phát
Bảng 2. Đặc điểm về điều trị
Đặc điểm

Số ca (n = 52)

Tỉ lệ (%)

33

63,5


Loại phẫu thuật
Đoạn nhũ chừa núm vú

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM




Đoạn nhũ bỏ núm vú

19

36,5

Có nạo hạch

42

86,5

Khơng nạo hạch

10

13,5

Nạo hạch nách

Khơng cùng góc tư bướu


14

27

Đơn nốt

27

56,3

Đa nốt

19

39,5

Thâm nhiễm

2

4,2

Tại chỗ

1

2

Xâm nhiễm


51

98

Dạng tái phát tại chỗ

Hạch di căn
0

26

50

1-3

20

38,5

≥4

6

11,5

Diện cắt thường

Mô học sau tái phát


Nhóm Sinh học sau tái phát

Âm

51

98,1

Luminal A

1

1,9

Dương

1

1,9

Luminal B

9

17,3

Her-2

22


42,3

20

38,5

ER(+) và /PR (+)

9

17,3

ER (-) và PR (-)

43

82,7

Her-2 (+)

23

44,3

Her-2 (-)

29

55,7


Grad 1

2

4

Hóa trị


41

78,8

Tam âm

Khơng

11

21,2

Thụ thể nội tiết

Xạ trị


38

73


Khơng

14

27

Nội tiết


18

Khơng

34

34,6
65,4

Trastuzumab

Tình trạng Her-2

Grad mơ học



2

3,8


Grad 2

25

48

Khơng

50

96,2

Grad 3

25

48

Trung bình

Khoảng

Số hạch được lấy ra

12 ± 4,9

2 - 22

Số hạch di căn


2,8 ± 1,6

1 - 12



12

23

Khơng

40

77

Khám lâm sàng

48

92,3

Siêu âm

49

94,2

FNA


48

92,3

Trung vị

Khoảng

Phương tiện phát hiện tái phát

Đặc điểm tái phát
Bảng 3. Đặc điểm tái phát
Đặc điểm

Chuyển Grad mô học sau tái
phát

Số ca
(n = 52)

Tỉ lệ (%)

11-84

34

65,4

Thời gian sống không tái phát
(tháng)


30 ± 18

Da/ Mơ dưới da
Thành ngực

10

19,2

Kích thước bướu tái phát (cm)

1,7 ± 0,6

0,5 - 4

Tại vùng

4

7,7

Tại chỗ và tại vùng

4

7,7

Một lần


50

96,2

Hơn 1 lần

2

3,8

38

73

Vị trí tái phát

Số lần tái phát

Vị trí tái phát so với bướu
ngun phát
Cùng góc tư với bướu

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Tính đến thời điểm chấm dứt theo dõi, có
34 trường hợp tái phát da/ mô dưới da (65,4%),
thành ngực 14 trường hợp (27%), và 4 trường hợp
tại vùng (7,6%). Đa số tái phát cùng góc tư bướu
ngun phát có 38 trường hợp (73%). Mơ học
của bướu đa số là dạng xâm nhiễm (98%), có 12

trường hợp chuyển Grad mơ học cao hơn (23%).
Kích thước trung bình bướu tái phát là 1,7 ± 0,6cm.
Sinh học sau tái phát đa số nhóm Her-2 và tam âm
với tỉ lệ 42,3% và 38,5%.
479



Đặc điểm sống thêm sau tái phát

Đặc điểm điều trị tái phát
Bảng 4. Đặc điểm điều trị sau tái phát
Số ca
(n = 52)

Tỉ lệ (%)

Cắt rộng bướu/ hạch

28

53,8

Cắt rộng/ định vị kim siêu âm

4

7,7

Đoạn nhũ


18

34,6

Sinh thiết

2

3,9



38

73

Khơng

14

27



40

80,7

Khơng


12

19,3



18

15,4

Khơng

44

84,6

Trung vị

Khoảng

25,15 ±18

6 - 72

Đặc điểm
Điều trị phẫu thuật khi tái phát

Hóa trị sau tái phát


Xạ trị sau tái phát

Nội tiết sau tái phát

Thời gian STKB sau tái phát
(tháng)

Thời gian theo dõi trung bình tính đến thời điểm
chấm dứt nghiên cứu (ngày 30/6/2019) là
67,8 ± 33,6 tháng, trong đó trường hợp được theo
dõi trong thời gian ngắn nhất là 11 tháng, và dài nhất
là 98 tháng.
Thời gian sống không tái phát tại chỗ - tại vùng
sau điều trị trung bình là 30 ± 18 tháng, trường hợp
tái phát sớm nhất sau điều trị là 11 tháng, và muộn
nhất là 84 tháng.
Trung vị thời gian sống thêm tồn bộ (STTB) và
sống thêm khơng bệnh (STKB) hay thời gian kiểm
sốt bệnh hồn tồn sau tái phát lần lượt là 26,85 ±
15 tháng và 25,15 ± 18 tháng, ngắn nhất là 6 tháng
và dài nhất là 72 tháng.
Thời gian sống thêm sau di căn xa trung vị là
8,5 ± 5,2 tháng, thời gian di căn sớm nhất sau điều
trị là 6 tháng, muộn nhất là 32 tháng. Trung bình
sống thêm sau di căn xa là 9,5 tháng. Tỉ lệ sống
thêm toàn bộ (STTB) sau tái phát tại chỗ - tại vùng
sau 3 năm và 5 năm lần lượt là 92,4% và 74,2%.
Tỉ lệ sống thêm không bệnh (STKB) sau tái phát tại
chỗ - tại vùng sau 3 năm và 5 năm là 91,5% và
57,6%.


Điều trị phẫu thuật sau tái phát đa số là cắt rộng
bướu hoặc hạch tái phát 28 trường hợp (53,8%),
đoạn nhũ có 18 trường hợp (34,6%), có 4 trường
hợp (7,7%) cần phải cắt rộng qua định vị kim dưới
hướng dẫn của siêu âm, sinh thiết 2 trường hợp
(3,9%).

74,2%

Xử trí sau tái phát có 38 trường hợp phải hóa trị
hỗ trợ (73%) và 40 trường hợp xạ trị bổ túc sau
phẫu thuật (80,7%), 18 trường hợp điều trị nội tiết hỗ
trợ (15,4%), tỉ lệ dùng Trastuzumab hỗ trợ là 12
Biểu đồ. STTB 5 năm sau tái phát
trường hợp (23%). Có 10 trường hợp di căn xa
(19,2%), trong đó có 2 trường hợp tái phát lần 2 kèm
theo di căn xa, trung vị thời gian sống thêm không
bệnh sau khi tái phát là 25,15 ± 18 tháng.
Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng tái phát
Bảng 5. Tương quan giữa tỉ lệ sống thêm 5 năm với các yếu tố ảnh hưởng
Đặc điểm

Số ca

STTB 5 năm
Tỉ lệ (%)

p


STKB 5 năm
Tỉ lệ (%)

p

Tuổi
≤ 35

16

41%

>35

36

100%

Khơng di căn

26

98%

Có di căn

26

0,003


43%

0,011

94%

Tình trạng di căn hạch

480

91%
0,023

68%

0,014
56%

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM




Nhóm thụ thể nội tiết
ER(+) và/PR(+)

13

86%


81%
0,012

ER(-), PR(-)

39

56%

67%

0,064

Qua phân tích đa biến bằng phương pháp hồi qui Cox, ghi nhận các yếu tố liên quan độc lập có ý nghĩa
đến SCTB 5 năm như tuổi (p = 0,003), tình trạng di căn hạch (p = 0,023), và nhóm thụ thể nội tiết dương tính
(p = 0,012).
Các yếu tố liên quan có ý nghĩa đến SCKB 5 năm gồm tuổi (p = 0,011) và tình trạng di căn hạch
(p = 0,014).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ nhóm tái phát
Qua hồi cứu 1446 trường hợp ĐN-TTVTT bằng
vạt cơ lưng rộng từ năm 2009 đến 2018 chúng tơi
ghi nhận có 52 trường hợp carcinơm vú tái phát tại
chỗ tại vùng sau ĐN - TTVTT bằng vạt cơ lưng rộng
chiếm tỉ lệ 3,59%, tuổi trung bình tái phát ung thư vú
là 38,5 tuổi, tương đối trẻ hơn so với tuổi trung bình
là 50 tuổi ở phụ nữ bị UTV nói chung[16,17].
Đặc điểm về lâm sàng của bướu trước khi tái phát
Theo tiêu chuẩn chọn vào để phẫu thuật
ĐN - TTVTT bằng vạt cơ lưng rộng, kích thước

bướu nhỏ hơn hay bằng 4cm tính theo đường kính
lớn nhất. Trong nghiên cứu này, kích thước trung
bình của bướu là 3cm (1 - 3,5cm), phần lớn nằm
trong nhóm >2cm (77%). Nghiên cứu trước đây của
tác giả Trần Văn Thiệp và cộng sự, kích thước bướu
trung bình cũng là 2,1cm, do tiêu chuẩn chọn vào là
T ≤ 3cm và đa số bướu < 2cm (64,8%)[4]. Vì trong
nghiên cứu chúng tơi tiêu chuẩn chọn để phẫu thuật
ĐN - TTVTT bằng vạt cơ lưng rộng có kích thước
bướu hơi lớn hơn của tác giả Trần Văn Thiệp.
Trung vị thời gian sống không tái phát tại chỗ tại vùng trong nghiên cứu này là 30 ± 18 tháng kết
quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của
tác giả Lê Minh Quang và Cung Thị Tuyết Anh[1,3],
nhận thấy đa số tái phát thường gặp sau 2 hoặc 3
năm đầu sau điều trị bướu nguyên phát.
Đặc điểm bệnh học của bướu trước tái phát
Trong tổng số các trường hợp ung thư vú
tái phát sau TTVTT bằng vạt cơ lưng rộng, có 7
trường hợp là carcinơm tại chỗ (13,5%), cịn lại là
carcinơm xâm lấn (86,5%). Trong đó, hầu hết là
carcinơm ống tuyến vú (OTV) (95,5%), chỉ có 2
trường hợp là carcinơm tiểu thùy xâm lấn. Trong
carcinôm xâm lấn, thường gặp nhất là dạng không
đặc hiệu - NST (91%), dạng tủy 4,5% và tiểu thùy
xâm lấn là 4,5%. Các tỉ lệ này cũng phù hợp với
những nghiên cứu trước đây tại BV. Ung Bướu đối
với UTV giai đoạn sớm.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Xét về grad mô học trong các trường hợp

tái phát ghi nhận được của chúng tơi, có 71,2%
trường hợp là grad 2, grad 3 và grad 1 chiếm tỉ lệ ít
hơn, lần lượt là 25% và 3,8%. Tỉ lệ này tương tự
trong nghiên cứu trước đây tại BV. Ung Bướu
TP. HCM vào năm 2015, với số trường hợp grad 2
là 76,5%, cũng không khác biệt nhiều so với các
nghiên cứu năm 2003, 2011 và 2012 với tỉ lệ lần
lượt là 85,7%, 84% và 83,9%[2].
Đặc điểm bệnh học bướu tái phát: Tái phát tại
chỗ sau ĐN - TTVTT chiếm tỉ lệ cao nhất trong
nghiên cứu của chúng tôi là 48 trường hợp (92,4%)
đa số tái phát ở da và mô dưới da 52%, thành ngực
40,4%, tại vùng 7,6%. Một số nghiên cứu ghi nhận
tái phát ở da và mô dưới da thường dễ phát hiện
trên lâm sàng so với tái phát thành ngực [9,18].
Mặc khác, tái phát ở da và mô dưới da có tiên lượng
sống cịn tốt hơn, nguy cơ di căn xa thấp hơn và đáp
ứng với điều trị tốt hơn so với tái phát thành ngực [10].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương tự
với nghiên cứu của tác giả Cung Thị Tuyết Anh
tái phát thành ngực 18 trường hợp (47,3%), tại vùng
là 10 trường hợp (26,4%)[1]. Tác giả Langstein H.N
và cộng sự ghi nhận tái phát da và mơ dưới da 72%,
thành ngực 28%[10].
Vị trí tái phát tại chỗ so với bướu nguyên phát
trong nghiên cứu này đa số là cùng bên góc tư với
bướu (73%) kết quả này cũng tương tự với tác giả
Trần Văn Thiệp và cộng sự. Nghiên cứu của tác giả
Vaughan .A nhận thấy có 82% sang thương tái phát
nằm cùng phía với bướu nguyên phát trước đó.

Một số giả thuyết cho rằng có sự xâm lấn vi thể của
tế bào ung thư gần với bướu nguyên phát nên sau
một thời gian các tế bào này tiến triển và gây tái phát
về cùng phía với bướu nguyên phát.
Dạng tái phát tại chỗ trong nghiên cứu của
chúng tôi ghi nhận 27 (62,8%) trường hợp tái phát
dạng đơn nốt, tái phát dạng đa nốt 19 trường hợp
(39,5%) và 2 trường hợp ghi nhận tái phát có dạng
thâm nhiễm. So với nghiên cứu của tác giả Đặng
Huy Quốc Thịnh ghi nhận tái phát tại chỗ đơn nốt
25%, đa nốt 38,2% và thâm nhiễm 36,8%[5]. Sự khác
481



biệt này có thể do hai phương pháp phẫu thuật khác
nhau, kỹ thuật mổ đoạn nhũ trong TTVTT có chừa lại
bọc da nhiều hơn so với kỹ thuật mổ đoạn nhũ thông
thường. Về ý nghĩa tiên lượng của dạng sang
thương tái phát dạng nốt đơn độc thường có tiên
lượng tốt, dễ điều trị bằng cắt rộng và có thể bổ túc
thêm xạ trị sau cắt rộng. Còn dạng thâm nhiễm và
đa nốt thường cho tiên lượng xấu vì dễ cho di căn
xa và ít đáp ứng với các phương thức điều trị.
Mô học các bướu tái phát trong nghiên cứu của
chúng tơi đa số là dạng xâm nhiễm, có 6 trường hợp
mô học bướu trước khi tái phát là dạng DCIS khi
tái phát đều chuyển dạng xâm nhiễm chiếm tỉ lệ
85,7% (có 1 trường hợp khơng chuyển dạng xâm
nhiễm vẫn là DCIS). Theo tác giả Carlson (2007) ghi

nhận thấy 223 trường hợp ung thư vú tại chỗ được
phẫu thuật ĐN-TTVTT có tỉ lệ tái phát 3,3% và grad
mơ học là yếu tố liên quan đến tái phát[7].
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 10 trường
hợp thụ thể chuyển âm tính sau khi tái phát chiếm
tỉ lệ 19,2% cũng khơng có sự khác biệt nhiều khi
so với nghiên cứu của tác giả Trần Văn Thiệp tỉ lệ
thụ thể chuyển âm tính là 14,2%[4]. Thụ thể ER
chuyển từ dương tính sang âm tính chiếm tỉ lệ
18,75% và từ âm tính sang dương tính là 12,5%.
Thụ thể PR chuyển từ dương tính sang âm tính là
43,75% và từ âm tính sang dương tính là 6,25%.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự của tác giả
Lower và cộng sự tìm thấy sự bất tương hợp của
thụ thể nội tiết của bướu nguyên phát và sang
thương di căn trong đó thụ thể ER chuyển âm tính là
19,5% và chuyển dương tính là 10,5%[12].
Về phương tiện phát hiện tái phát trong nghiên
cứu này 92,3% phát hiện tái phát qua khám lâm
sàng, 100% trường hợp đều thấy được sang thương
qua siêu âm vú, và 92,3% trường hợp FNA cho
kết quả ung thư vú tái phát tại chỗ hoặc tại vùng,
cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Trần Văn
Thiệp là tất cả các trường hợp tái phát đều qua
khám lâm sàng và siêu âm [4]. Nghiên cứu của tác giả
Vaughan.A có 73% trường hợp tái phát được phát
hiện qua khám lâm sàng hay bệnh nhân tự sờ thấy.
Qua kết quả ghi nhận trên chúng tôi nhận thấy
sang thương tái phát trên vú tái tạo tức thì bằng vạt
cơ lưng rộng, đa số có thể phát hiện sớm qua khám

lâm sàng và siêu âm trong những lần bệnh nhân tái
khám định kỳ và kỹ năng chọc hút sang thương tái
phát bằng kim nhỏ cho độ chính xác khá cao 92,3%.
Từ kết quả trên chúng tôi đưa ra nhận định, xác định
tái phát trên vú tái tạo tức thì bằng vạt cơ lưng rộng
qua khám lâm sàng, siêu âm tuyến vú và chọc hút tế
bào bằng kim nhỏ tại BV. Ung Bướu TP. HCM có độ
chính xác cao.

482

Kích thước bướu tái phát trong nghiên cứu của
chúng tôi trung bình là 1,7 ± 0,6cm, kích thước này
>1cm thường bệnh nhân dễ sờ thấy rõ nên đến
khám trong giai đoạn này. So với nghiên cứu của tác
giả Mirzabeigi.M ghi nhận tái phát tại chỗ - tại vùng
sau tái tạo bằng túi độn có kích thước 1,5cm so với
vạt TRAM 2,9cm[13].
Kết quả trên cho thấy nghiên cứu của chúng tôi
phát hiện bướu tái phát khá sớm do bệnh nhân tuân
thủ tái khám định kỳ cũng như được thăm khám
và siêu âm đầy đủ để đánh giá và phát hiện tái phát
sớm.
Đặc điểm điều trị sau tái phát tại chỗ - tại vùng:
Trong nghiên cứu của chúng tơi xử trí khối tái phát
tại chỗ bằng cắt rộng chiếm đa số 28 trường hợp
(53,8%), cắt rộng sang thương qua định vị kim dưới
hướng dẫn của siêu âm là 4 trường hợp (7,7%) do
các sang thương này nhỏ < 1cm nên không thể sờ
được qua khám lâm sàng mà chỉ thấy bằng hình ảnh

siêu âm.
Có 18 trường hợp đoạn nhũ vú tái tạo (34,6%)
do sang thương đa nốt không thể cắt rộng hết hoặc
không đảm bảo an tồn về ung bướu học. Có 5
trường hợp bệnh nhân yêu cầu đoạn nhũ bỏ vú
tái tạo vì lo lắng tái phát lần hai. Có 38 trường hợp
phải hóa trị hỗ trợ sau điều trị tái phát (73%).
Do chuyển nhóm sinh học (Tam âm hoặc Her-2),
bướu chuyển dạng grad cao, hoặc có di căn hạch
đi kèm và các trường hợp trước đó chưa hóa trị như
các bướu DCIS.
Thời gian sống thêm không bệnh sau khi tái
phát (thời gian kiểm soát tại chỗ tại vùng sau tái
phát) trong nghiên cứu của chúng tôi là 25,15 ± 18
(6 – 72) tháng. So với nghiên cứu của tác giả Trần
Văn Thiệp thì thời gian sống sau tái phát của nghiên
cứu chúng tơi ngắn hơn có thể do số lượng bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu được lựa chọn đa số có
bướu ngun phát có kích thước to trung bình 3cm
và đa số các ca tái phát ghi nhận trong thời gian gần
kết thúc nghiên cứu nên tiên lượng thời gian sống
sau tái phát ngắn hơn[4].
Đặc điểm tái phát tại chỗ - tại vùng và các yếu tố
tiên lượng
Tại BV. Ung Bướu TP. HCM, kỹ thuật ĐN TTVTT bằng vạt cơ lưng rộng trong điều trị carcinôm
vú giai đoạn sớm được bắt đầu áp dụng từ tháng
1/2003, và đã có tổng kết bước đầu về tình trạng tái
phát tại chỗ - tại vùng vào năm 2008. Trong đó, tỉ lệ
tái phát tại chỗ - tại vùng là 3,6%, với trung vị thời
gian theo dõi là 40 tháng[2]. Trong nghiên cứu của

chúng tôi, với trung vị thời gian theo dõi 71,8 tháng,
có tỉ lệ tái phát là 3,59%. So với tác giả Cung Thị

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



Tuyết Anh và cộng sự tỉ lệ tái phát sau 5 năm theo
dõi sau đoạn nhũ nạo hạch truyền thống là 7,8%[1].

tại chỗ tại vùng trong nhóm này là 3,5% [14]. Nghiên
cứu khác của tác giả Vaughan cũng ghi nhận tỉ lệ tái
phát tại chỗ sau ĐN - TTVTT là 5,3%.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ĐN - TTVTT
bằng vạt cơ lưng rộng không cho tỉ lệ tái phát cao
hơn so với đoạn nhũ nạo hạch truyền thống. Nghiên
cứu của tác giả Missana và cộng sự năm 2013 thực
hiện trên 400 trường hợp ung thư vú giai đoạn
0 - I - II với phẫu thuật ĐNCD ghi nhận tỉ lệ tái phát

Tỉ lệ tái phát trong nghiên cứu này cũng nằm
trong khoảng 3 - 8% các trường hợp tái phát sau
đoạn nhũ nạo hạch truyền thống được ghi nhận
trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên[6].

Bảng. Tỉ lệ tái phát tại chỗ (hoặc tại chỗ - tại vùng) theo các nghiên cứu trước đây
Năm

Số ca


Trung vị theo dõi (năm)

Giai đoạn

Tái phát tại chỗ - tại vùng (%)

Langstein H.N

2003

1694

10

0 - I - II - IV

2,3

Vaughan A

2007

206

4,8

0 - I - II - III

5,3


Sharma R[15]

2011

495

7,5

I - II

3,2

Trần Việt Thế Phương[2]

2012

59

3,6

0 - I - II

5,1*

2013

400

7,3


0 - I - II

3,5*

2014

541

7

I - II

5,0

Trần Văn Thiệp

2015

169

7,6

0 - I - II

7,1

Wu S

2016


397

3,6

I - II

2,8

Li ZJ

2018

118

4,4

I - IIA

3,4

Nghiên cứu này

2019

1228

6

0 - I - II


3,59*

Nghiên cứu

Missana

[14]
[8]

Freyvogel M

[14]

(Chú thích: * Tái phát tại chỗ - tại vùng)
Đặc điểm sống thêm sau tái phát
Bảng. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ sau tái phát so với các nghiên cứu trước đây
Số ca tái phát

Loại phẫu thuật

Giai đoạn

STTB 5 năm

Van der Pol C

77*

ĐNNH


I - II - III - IV

25%

Harris EE

39

ĐNNH

I - II

44%

Langstein H.N

39

ĐN - TT

0 - I - II - IV

43%

Mirzabeigi

41

ĐN - TT


I - II

39%

Nghiên cứu này

52

ĐN - TTVTT bằng lưng rộng

0 - I - II

Nghiên cứu

74,2%

(*: Tái phát thành ngực)
Qua phân tích đơn biến chúng tôi xác định
các yếu tố liên quan có ý nghĩa đến STTB 5 năm
gồm tuổi ≤ 35 tuổi (p = 0,012), kích thước bướu
lớn (p=0,04), tình trạng di căn hạch (p=0,019)
và nhóm TTNT(-) (p=0,017). Đối với STKB 5 năm,
chúng tơi ghi nhận các yếu tố có liên quan có
ý nghĩa gồm tuổi ≤ 35 (p=0,036), và kích thước
bướu lớn (p=0,031), Grad mơ học cao (p=0,000),
tình trạng di căn hạch (p=0,038), và nhóm TTNT (-)
(p=0,037).
Khi phân tích đa biến chỉ ghi nhận các yếu tố
tiên lượng độc lập đến STTB 5 năm gồm tuổi ≤ 35

tuổi (p=0,003), tình trạng di căn hạch (p=0,023) và
nhóm thụ thể nội tiết âm tính (p=0,012). Tương tự,
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

các yếu tố tiên lượng độc lập đến STKB 5 năm gồm
tuổi ≤ 35 tuổi (p=0,011) và tình trạng di căn hạch
(p=0,014).
Yếu tố tuổi trẻ ≤ 35 tuổi tuy được xem là tiên
lượng không tốt lên khả năng tái phát và sống cịn,
nhưng khơng là chống chỉ định của phương pháp
ĐN - TTVTT.
Nghiên cứu của tác giả Lee SB và cộng sự thực
hiện trên 2 nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi gồm 118
bệnh nhân được ĐNTTVTT và 141 bệnh nhân được
ĐNNH truyền thống, kết quả ghi nhận khơng có sự
tăng nguy cơ tái phát tại chỗ tại vùng và di căn xa
giữa 2 nhóm bệnh nhân trẻ trên. Kết quả của phẫu
thuật ĐN-TTVTT được ghi nhận an toàn về ung
483



bướu học và thẩm mỹ. Và là phẫu thuật được lựa
chọn cho những bệnh nhân < 35 tuổi[11].
So với nghiên cứu của tác giả Cung Thị Tuyết
Anh, nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận có vài điểm
tương đồng như yếu tố hạch nách di căn và thụ thể
nội tiết âm tính là 2 yếu tố độc lập ảnh hưởng xấu
đến tiên lượng bệnh[1].
KẾT LUẬN

Nhìn chung, bệnh nhân ung thư vú được phẫu
thuật ĐN - TTVT bằng vạt cơ lưng rộng tại BV. Ung
Bướu TP. Hồ Chí Minh có tỉ lệ tái phát tại chỗ tại
vùng khá thấp. Khả năng phát hiện tái phát cao qua
khám lâm sàng định kỳ và siêu âm vú.
Mặc dù có tỉ lệ tái phát tại chỗ tại vùng thấp,
nhưng sau khi điều trị tái phát bệnh nhân có thời
gian sống thêm sau tái phát khá cao.
Do đó tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng cho
bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm là một chọn
lựa tốt cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cung Thị Tuyết Anh, Lê Thanh Vũ, (2012), "Kết
quả điều trị đa mô thức ung thư vú giai đoạn
sớm", Tạp chí Ung thư học Việt Nam,
2 pp. 362 - 368.
2. Trần Việt Thế Phương, cs., (2012), "Tái tạo vú
tức thì bằng vạt da cơ lưng rộng trong điều trị
ung thư vú - Kỹ thuật và kết quả ung bướu học",
Y học TP Hồ Chí Minh, 12 (4), pp. 422.
3. Lê Minh Quang, Nguyễn Lam Hòa, (2005), "Điều
trị ung thư vú giai đoạn I, II, III tại khoa Ung
Bướu Bệnh Việt Tiệp Hải Phòng giai đoạn 1996
- 2005", Y học TP Hồ Chí Minh, 9 (4),
pp. 399 - 403.
4. Trần Văn Thiệp, (2015), "Kết quả 10 năm sau
đoạn nhũ tiết kiệm da - tái tạo vú tức thì điều trị
ung thư vú giai đoạn sớm tại Bệnh viện ung
bướu TPHCM", Tạp chí Ung thư học Việt Nam,

5 pp. 38 - 45.
5. Đặng Huy Quốc Thịnh, CS., (2003), "Ung thư vú:
Tái phát tại chỗ và tại vùng", Y học TP Hồ Chí
Minh, 7 (2), pp. 290 - 302.
Tiếng Anh
1. Abe O, Abe R, Enomoto K, et al, (2005), "Effects
of radiotherapy and of differences in the extent of
surgery for early breast cancer on local
recurrence and 15-year survival: an overview of
the randomised trials", Lancet 2005, 366
pp. 2087 - 2106.
484

2. Carlson G W, Page A, Johnson E, Nicholson K,
et al, (2007), "Local recurrence of ductal
carcinoma
in
situ
after
skin-sparing
mastectomy", J Am Coll Surg, 204 (5), pp. 10741078; discussion 1078-1080.
3. Freyvogel M, Padia S, Larson K, Dietz J, et al,
(2014), "Screening mammography following
autologous
breast
reconstruction:
an
unnecessary effort", Ann Surg Oncol, 21 (10),
pp. 3256-3260.
4. Howard MA, Polo K, Pusic A. L, (2006), "Breast

cancer local rucurrence after mastectomy and
TRAM flap reconstruction: incidence and
treatment options.", Plast Reconstr Surg, 117 pp.
1381-1386.
5. Langstein H.N., Cheng M.H., Singletary S.E.,
Robb G.L., et al, (2003), "Breast cancer
recurrence after immediate reconstruction:
patterns and significance", Plast Reconstr Surg,
111 pp. 712-720.
6. Lee S B, Lee J W, Son B H, Eom J S, et al,
(2019), "Oncologic safety of skin-sparing
mastectomy
followed
by
immediate
reconstruction in young patients with breast
cancer", Asian J Surg, 42 (1), pp. 274 - 282.
7. Lower E E, Glass E L, Bradley D A, Blau R, et al,
(2005), "Impact of metastatic estrogen receptor
and progesterone receptor status on survival",
Breast Cancer Res Treat, 90 (1), pp. 65 - 70.
8. Mirzabeigi M N, Rhemtulla I A, McDonald E S,
Sataloff D M, et al, (2019), "Locoregional Cancer
Recurrence
after
Breast
Reconstruction:
Detection,
Management,
and

Secondary
Reconstructive Strategies", Plast Reconstr Surg,
143 (5), pp. 1322 - 1330.
9. Missana M C, Laurent I, Germain M, Lucas S, et
al, (2013), "Long-term oncological results after
400 skin-sparing mastectomies", J Visc Surg,
150 (5), pp. 313 - 320.
10. Sharma R, Rourke L L, Kronowitz S J, Oh J L, et
al, (2011), "Management of local-regional
recurrence
following
immediate
breast
reconstruction in patients with early breast
cancer
treated
without
postmastectomy
radiotherapy", Plast Reconstr Surg, 127 (5),
pp. 1763 - 1772.
11. Sripan P, Sriplung H, Pongnikorn D, Virani S, et
al, (2017), "Trends in Female Breast Cancer by
Age Group in the Chiang Mai Population", Asian
Pacific Journal of Cancer Prevention : APJCP,
18 (5), pp. 1411 - 1416.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM





12. Trieu P D, Mello-Thoms C, Brennan P C, (2015),
"Female breast cancer in Vietnam: a comparison
across Asian specific regions", Cancer Biology &
Medicine, 12 (3), pp. 238 - 245.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

13. Vaughan A, Dietz JR, Aft R, (2007), "Scientific
Presetation Award. Patterns of local breast
cancer recurrence after skin-sparing mastectomy
and immediate breast reconstruction", Am J
Surg, 194 pp. 438 - 443.

485



×