PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
****************************************
Lớp : 5/ 2
Giáo viên thực hiện : Võ Thị Minh Tuyết
1.Trong bài tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ nói đến
ban công nhà bé Thu có những loại cây nào ?
A. Cây quỳnh, cây đa, hoa hồng, hoa ti gôn
B. Cây quỳnh, hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ
C. Cây quỳnh, cây hoa nhài, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ
2. Câu nào dưới đây không có chữ viết sai chính tả ?
A. Búp hoa ngọc lang trắng muốt.
B. Nương lúa vàng óng.
C. Bếp nửa cháy rừng rực.
3. Những từ nào viết đúng chính tả ?
a. công dân b. dân lên c. chân thành d. trâng trọng
e. mênh man g. con rắng h. vuông vắng i. thẳng thắn
k. răng đe l. vầng trăng
4. Đại từ xưng hô trong câu “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả
vào rừng.” dùng để chỉ ai ?
A.Người nói
B.Người nghe
C.Người hay vật được nhắc tới
5.Trong bài thơ Tiếng vọng , vì sao tác giả băn khoăn, day dứt
về cái chết của con chim sẻ nhỏ ?
A. Vì thái độ thờ ơ, ích kỉ khi nghe tiếng chim đập cửa trong
đêm mưa bão.
B. Vì chim sẻ chết để lại ổ trứng khiến chim non mãi mãi
không ra đời.
C. Vì mỗi sớm mai không còn được nghe tiếng chim sẻ hót.
D. Vì cả ba lí do trên.
6. Trong các câu sau, những câu nào có sử dụng quan hệ
từ ?
A. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới
nhiều.
B. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày.
C. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái
mũi và đôi mắt.
7. Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào câu sau :
Chúng tôi đã suy nghĩ nhiều …………….sự việc đã xảy ra.
A. nhưng B. vì C. về D. với
8. Hãy điền tiếp những từ ngữ còn thiếu để hoàn chỉnh câu
văn sau của tác giả Ma Văn Kháng trong bài Mùa thảo
quả : Thảo quả như những………………….., ngày qua
ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, …………………vui
mắt.
9. Từ nào sau đây viết đúng chính tả ?
A. xuất xắc B. xuất sắc C. suất xắc
10. Em hiểu hai câu thơ cuối trong bài Hành trình của
bầy ong ý nói gì ?
Hãy chọn ý đúng nhất.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
A. Nhờ có ong, các loài hoa không bao giờ tàn phai.
B. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những
mùa hoa còn mãi.
C. Nhờ có bầy ong, những mùa hoa tàn phai lại nở trở
lại.
11. Từ in đậm trong đoạn văn sau biểu thị quan hệ gì ?
Buổi trưa trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhưng
không gay gắt.
A. tăng tiến B. tương phản C. điều kiện
12. Chọn quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích
hợp điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây :
Một vầng trăng tròn, to…………đỏ hồng hiện
lên………….chân trời, sau rặng tre đen…………..một ngôi
làng xa.
13. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh
câu thành ngữ sau :
Chuột ……………….chĩnh gạo.
A. sa B.xa C. ra
14. Những việc làm nào sau đây gây tác hại đến môi
trường ?
A.Trồng cây gây rừng B. Dùng thuốc nổ đánh cá
C. Đào đãi vàng tự do
15. Câu thơ nào có hình ảnh so sánh ?
A. Giàn giáo tựa cái lồng che chở.
B. Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
C. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc.
D. Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng.
16. Tại sao “hạt gạo” trong bài thơ Hạt gạo làng ta của
Trần Đăng Khoa lại được gọi là “hạt vàng” ?
A. Vì phải có vàng mới đổi được gạo.
B. Vì hạt gạo rất quý giá. C. Vì hạt gạo có màu vàng.
17. Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong các
câu sau :
A. Cô giáo của chúng tôi rất yêu thương học sinh.
B. Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta không thấy
hạnh phúc.
C. Bạn ấy hát hay lắm !
D. Cô giáo hỏi: “ Hôm nay, tổ một hay tổ hai trực nhật ?”
18. Dòng nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả :
A. giọt sương, xương sườn, sương xa
B. sâm nhung, xâm xẩm, xâm lượt
C. say sưa, ngày xưa, xưa kia