Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.24 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
Mơn: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hơm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ơm.
(Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,
Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.93-94)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?
Câu 3. (1,0 điểm) Giải nghĩa từ và cụm từ: “chén đồng”,“ quạt nồng ấp lạnh” trong đoạn trích.
Câu 4. (1,0 điểm) Đoạn trích diễn tả tâm trạng của ai với ai? Qua đó đã thể hiện những phẩm chất
đáng quý nào của nhân vật?
Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của con cái đối với cha mẹ trong
cuộc sống hiện nay?
Phần II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa.


Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cũng gió khơi.
(Trích Đồn thuyền đánh cá, Huy Cận
Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 tr.139)
Câu 2. (4,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) thuyết minh về tác giả Nguyễn Quang Sáng và đoạn
trích truyện ngắn Chiếc lược ngà (Ngữ văn 9, Tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).
— HẾT —
Họ và tên học sinh: .................................................................. Số báo danh: ..........................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH


KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9
(Gồm 03 trang)

Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
0,5
1 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm.
0,5
2 Nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Thúy Kiều.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm.
1,0 đ
3 Giải nghĩa từ và cụm từ:
- “Chén đồng”: Chén rượu thề nguyền cùng lòng, cùng dạ (đồng tâm)
với nhau.
- “ Quạt nồng ấp lạnh”: Mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ;
mùa đơng, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn)
để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm).
- Học sinh diễn đạt theo cách khác nhưng đủ ý, hợp lý và thuyết phục
vẫn cho điểm tối đa).
4 - Đoạn trích diễn tả tâm trạng nhớ thương của Thúy Kiều dành cho 1,0 đ
Kim Trọng và cha mẹ nàng trong những ngày Kiều sống cơ đơn ở Lầu
Ngưng Bích.
- Đoạn trích đã thể hiện những phẩm chất đáng quý của nhân vật Thúy
Kiều: thủy chung, hiếu thảo, giàu đức hy sinh.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương
đương vẫn cho điểm tối đa.

1,0 đ
5 Học sinh có thể trình bày các ý cơ bản sau:
- Con cái phải kính yêu cha mẹ, biết nghe lời cha mẹ, có bổn phận,
nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ...
- Biết phấn đấu trở thành người tốt, sống có ích cho mình, cho gia đình
và cho xã hội...
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm.
- Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đủ ý, thuyết phục vẫn cho điểm
tối đa.
1


Phần Câu
II
1

2

Nội dung

Điểm

LÀM VĂN

6,0

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về đoạn thơ.


2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề: cảm nhận đoạn thơ trích trong bài thơ “Đồn
thuyền đánh cá” của Huy Cận.

0,25

c. Triển khai vấn đề
- Cảnh đồn thuyền đánh cá ra khơi trước hồng hơn trên biển; tâm
trạng ra khơi hào hứng, náo nức, hăng say của người đi biển...
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh “mặt trời” như “hịn lửa”, nhân hóa
“sóng đã cài then, đêm sập cửa” tạo cảm giác thiên nhiên hùng vĩ, tráng
lệ, thiên nhiên là phông nền để làm nổi bật hình ảnh của con người...
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đủ ý, cịn chung chung: 0,25 điểm.

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Khơng cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25


e. Sáng tạo
Thể hiện cảm nhận sâu sắc về đoạn thơ; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Viết một bài văn (khoảng 300 chữ) thuyết minh về tác giả Nguyễn
Quang Sáng và đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà.

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh.

0,25

b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: tác giả Nguyễn Quang Sáng và
đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà.

0,25

c. Triển khai thành các luận điểm
* Thuyết minh về tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng (1932-2014) quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động
ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn
Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ
tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Ông tham gia Hội
nhà văn Việt Nam...
- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người

Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hịa bình. Năm 2000,
ơng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Hướng dẫn chấm: Học sinh trình bày được 02 ý: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25
điểm).

0,5

* Thuyết minh về truyện ngắn Chiếc lược ngà và đoạn trích truyện:
- Xuất xứ: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả
hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
2

0,25


Phần Câu

Nội dung
- Tóm tắt đoạn trích:
+ Ơng Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ơng
mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu khơng nhận ra cha vì vết
thẹo trên mặt làm ba em khơng cịn giống với người trong bức ảnh chụp
mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ, đến lúc Thu nhận ra
cha, tình cha con thức dậy trong em thì ba em lại phải lên đường.
+ Ở khu căn cứ, người cha dành hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con
vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng bé Thu. Trong một
trận càn của giặc, ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ơng cịn kịp trao
cây lược nhờ người bạn chuyển cho con gái. Bác Ba, bạn của ông Sáu là
người chứng kiến và kể lại câu chuyện này.
Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày được 02 ý: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm).
- Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa.

Điểm
1,0

- Giá trị nội dung: Đoạn trích đã thể hiện một cách cảm động tình cảm
sâu nặng, thắm thiết của cha con ơng Sáu trong hồn cảnh éo le của
chiến tranh.
- Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà
tự nhiên; nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, đặc biệt là nhân vật
trẻ em.

0,5

- Đánh giá: Đây là một truyện ngắn tiêu biểu trong những sáng tác của
Nguyễn Quang Sáng. Truyện giúp cho người đọc thêm trân trọng tình
cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước...
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Khơng cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Tổng điểm

________________


3

0,5

0,25

0,25
10,0



×