Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận hết môn Đo Lường và Đánh Gía trong Giáo Dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.87 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN HẾT MÔN
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên học viên:
Ngày sinh:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 10 năm 2020


1

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc

đã tận tình hướng dẫn,

chỉ bảo cho lớp chúng tơi trong suốt q trình giảng dạy mơn Đo lường và đánh giá
trong giáo dục. Qua thời gian học tập bộ môn, tôi thấy bản thân được học hỏi thêm
nhiều điều bổ ích, có thể áp dụng nhiều vào thực tiễn giảng dạy của mình.
Xin trân trọng cảm ơn cơ!
Người làm tiểu luận


2

NỘI DUNG
Anh(chị) hãy phân tích những đổi mới về mục đích kiểm tra đánh giá trong


dạy học và phân tích 5 chiến lược để đánh giá vì hoạt động học tập. Là giáo
viên, anh (chị) sẽ áp dụng như thế nào vào trong cơng việc giảng dạy của
mình?
Bài làm
1. Mục đích của kiểm tra đánh giá trong dạy học
- Cung cấp thơng tin mơ tả trình độ , năng lực của người học tại thời điểm đánh
giá.
- Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai.
- Nhận biết sự khác biệt giữa các người học.
- Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.
- Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so
với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra.
- Chuẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục,
dạy học phù hợp.
Đánh giá đầu vào và đầu ra để đo lường thành tích học tập của người học
1.1 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập – Assessment OF learning
Mục đích: kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục (assessment of learning) là
đánh giá nhằm công bố và kết quả là những nhận định định tính hay định l ượng
(điểm số) về việc người học có kết quả học tập như thế nào  đưa ra quyết định
then chốt có ảnh hưởng đến tương lai của người học.
Bản chất: của hoạt động này là kiểm tra đánh giá tổng kết, hoạt động này
diễn ra ở thời điểm cuối hoặc gần cuối của một giai đoạn học tập và có thể đ ược sử
dụng để cung cấp thông tin cho hoạt động dạy và học tiếp theo
Tác dụng: của hoạt động này là đưa ra những đánh giá thể hiện chất lượng
học tập của người học và để phản hồi thơng tin về thành tích học tập đến người học,
phụ huynh, người sử dụng lao động và các đối tượng khác
1.2 Kiểm tra đánh giá vì hoạt động học tập – Assessment FOR learning
Mục đích: kiểm tra đánh giá vì hoạt động học tập (assessment for learning)
Kiểm tra đánh giá là quá trình tìm kiếm và lý giải các thông tin để ng ười học và
người dạy sử dụng nhằm xác định người học đang ở đâu trên con đường học tập



3

của mình và nhờ đó người dạy và người học cần phải điều chỉnh hoạt động dạy và
hoạt động học như thế nào để người học đi đến đích một cách tốt nhất.
Bản chất: của hoạt động này là kiểm tra đánh giá chuẩn đốn và đánh giá
q trình.
+) Đánh giá chuẩn đoán là hoạt động diễn ra trước hoạt động giảng dạy, để
xác định mức độ sẵn sàng để học những kiến thức kỹ năng mới của người học, cũng
như nắm được những thông tin về hứng thú thiên hướng học tập của người học.
+) Đánh giá quá trình là hoạt động diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy
và học môn học để đánh giá hoạt động học tập của người học diễn ra như thế nào
Tác dụng: của hoạt động kiểm tra đánh giá vì hoạt động học tập là:
+) Người dạy và người học sử dụng để xác định người học đã học được các
kiến thức, kỹ năng gì trong mục tiêu dạy học để đề ra hoạt động phù hợp, hiệu quả
để nhanh chóng đạt chuẩn đầu ra
+) Người dạy sử dụng để theo dõi sự tiến bộ của người học trên lộ trình đạt
đến mục tiêu mong đợi  người dạy có thể điều chỉnh hoạt động dạy của mình và
hoạt động học của người học sao cho đáp ứng nhu cầu của người học đạt chuẩn đầu
ra của môn học
1.3 Kiểm tra đánh giá như hoạt động học tập – Assessment AS learning
- Đánh giá như hoạt động học tập giúp người học phát triển những năng lực
tư duy bậc cao, đặc biệt là các kỹ năng tự chiếm lĩnh kiến thức – kỹ năng, phục vụ
quá trình học tập suốt đời của người học.
- Sử dụng kiểm tra đánh giá như hoạt động học tập, người học có cơ hội
cung cấp thơng tin phản hồi về quá trình và kết quả học tập cho ng ười học khác
(đánh giá đồng cấp), người học cũng có thể tự theo dõi sự tiến bộ của bản than trên
lộ trình đạt đến mục tiêu học tập (tự đánh giá), đồng thời điều chỉnh các xu h ướng/
cách tiếp cận/ phương pháp học tập của mình, tự nhận định về hoạt động học tập

của mình và đặt ra các mục tiêu học tập cá nhân
2. Nguyên tắc trong thực hành kiểm tra đánh giá trong dạy học
Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính giá trị
Việc đánh giá năng lực bắt đầu với những giá trị đạo đức. Đánh giá khơng
phải là sự kết thúc trong chính nó mà là một phương tiện để cải tiến giáo dục. Có
nghĩa là cần xác định các giá trị mang lại cho các bên liên quan sau khi thực hiện
quá trình đánh giá, ví dụ như cung cấp những thơng tin phản hồi để giúp mỗi cá
nhân tự cải thiện một năng lực nào đó.


4

Ngun tắc 2. Đảm bảo tính tồn diện và linh hoạt
Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa
chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là
một tổ hợp, địi hỏi khơng chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì
họ biết; nó bao gồm khơng chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và
thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh
những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mơ tả
một bức tranh hồn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.
Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính cơng bằng và tin cậy
Người đánh giá và người được đánh giá đều hiểu chuẩn, tiêu chí, hành vi
đánh giá như nhau; cơng cụ đánh giá khơng có sự thiên vị cho giới, dân tộc, vùng
miền, đối tượng, … cách phân tích, xử lý kết quả chuẩn hóa để khơng bị ảnh hưởng
bởi các mối quan hệ cá nhân. Kết quả đánh giá ổn định, chính xác, không phụ thuộc
vào người đánh giá, những nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác nhau. Kết quả đánh giá
phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Nguyên tắc 4. Đánh giá cần quan tâm đến cả kết quả và những trải nghiệm của
người học để có được kết quả đó.
Khơng thể phủ nhận được tầm quan trọng của thông tin về kết quả học tập.

Tuy nhiên, để cải thiện kết quả, chúng ta cần phải biết về những trải nghiệm của đối
tượng đang được đánh giá, để từ đó có thể xác định hiệu quả của hoạt động, lý giải
được kết quả mà người học đạt được. Đánh giá có thể giúp chỉ ra những điều kiện
để cá nhân đạt kế quả tốt hơn; phát huy được khả năng tự cải thiện của học sinh
trong hoạt động đó.
Nguyên tắc 5. Đánh giá trong bối cảnh thực tiễn và vì sự phát triển của người
được đánh giá
Đánh giá tốt nhất khi hoạt động đó đang diễn ra, khơng đợi đến khi nó kết
thúc. Đánh giá là một quá trình mà độ tin cậy thể hiện qua sự tích lũy các thông tin
minh chứng. Kết quả đánh giá sẽ có giá trị hơn khi các hoạt động mà chúng ta đánh
giáđược liên kết lại theo trình tự thời gian.
3. Năm chiến lược đánh giá vì hoạt động học tập.


5

①Chia sẻ mục tiêu dạy học: Giáo viên trước trong và sau khi dạy học chia
sẻ cho người học biết về mục tiêu cần đạt được sau khi học, sau khi học xong học
sinh sẽ làm được những gì, từ đó khơi gợi mục tiêu học tập từ người học
②Thu thập minh chứng: để có thể đánh giá được học sinh người giáo viên
cần thu thập các minh chứng (sản phẩm của học sinh trong quá trình học), từ các
minh chứng ấy người giáo viên sẽ có cơ sở để đánh giá quá trinh học tập người học,
từ đó đưa cho người học các phản hồi thích hợp
③Phản hồi: Giáo viên từ những sản phẩm trong quá học tập của người học
sẽ đưa ra các phản hồi hợp lý cho người học trong từng giai đoạn học tập, để người
học có thể điều chỉnh hoạt động học tập của mình để đạt được kết quả tốt nhất sau
quá trình học tập
④Tự đánh giá (Học sinh tự đánh giá): Giáo viên hướng dẫn học sinh có
thể tự đánh giá kết quả của q trình học tập của mình, từ đó người học cũng có thể
tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình cùng với phản hồi của giáo viên để mau

chóng đạt được mục tiêu đề ra sau q trình học tập
⑤Đánh giá đồng cấp (Học sinh đánh giá lẫn nhau): Việc người học tự
đánh giá lẫn nhau cũng là 1 kênh thông tin để người học dựa vào và có các thay đổi
trong q trình học tập của mình sao cho phù hợp
Là giáo viên dạy bộ mơn Tốn tôi áp dụng 5 chiến lược này vào dạy học
như sau: Ở mỗi bài học hoặc nội dung kiến thức trước khi bắt đầu tôi luôn giới
thiệu tổng quan nội dung bài học, các kiến thức trọng tâm của bài, ứng dụng của
bài học sau khi học học sinh có thể làm được gì, kiến thức này cần có những gì liên
quan cần chuẩn bị những gì khi học kiến thức này. Thơng báo cho học sinh hình
thức kiểm tra đánh giá khi học. Trong quá trình học tập, hướng dẫn học sinh tự
chấm điểm tự đánh giá bài làm của mình, và cho các học sinh nhận xét đánh giá
bài của bạn. Từ kết quả kiểm tra đưa ra đánh giá về quá trình học tập theo thời
gian cho học sinh. Sau mỗi đơn vị kiến thức cho học sinh tự tổng kết kiến thức học
được, và đề ra kế hoạch học tập cho đơn vị kiến thức tiếp theo, có đánh giá góp ý
phương pháp dạy của giáo viên để tơi tiếp nhận và có hướng trong q trình chuẩn
bị nội dung kiến thức dạy học tiếp theo cho phù hợp với đối tượng học sinh.


6

Các chiến lược Đánh giá quá trình trong lớp học cung cấp cho không
những cho giáo viên mà cả học sinh những thơng tin vơ giá về những gì học sinh
hiểu và không hiểu. Những đánh giá không xếp loại này là những hướng dẫn có giá
trị cho học sinh để giúp học sinh nâng cao kết quả học tập và hơn hết là giúp giáo
viên xác định xem có cần thêm những hướng dẫn cho học sinh của mình hay khơng.
Khi đánh giá q trình được sử dụng nhất quán và hiệu quả thì cả học sinh
và giáo viên sẽ không ai thấy bất ngờ về kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được.
Một vài đánh giá quá trình có thể mất một chút thời gian, nhưng cũng có loại sẽ
phải mất nhiều thời gian hơn. Sau đây là 5 gợi ý – 5 chiến lược đánh giá q trình
cho các giáo viên có thể tham khảo:

*) Phân tích q trình làm việc của học sinh (Analysis of Student Work)
Rất nhiều thơng tin hữu ích có thể được thu thập từ những bài tập về nhà, bài
kiểm tra, câu trả lời phỏng vấn nhanh mà học sinh đã làm – đặc biệt khi học sinh
được yêu cầu giải thích cách làm của mình. Khi những giáo viên dành thời gian
phân tích cơng việc của học sinh thì họ sẽ có được những thơng tin vơ cùng giá trị
như:
 Mức độ kiến thức hiện thời, thái độ và kỹ năng của một học sinh về một chủ
đề môn học
 Những điểm mạnh, điểm yếu và phong cách học tập của học sinh đó
 Nhu cầu cần được bổ xung, hoặc nhu cầu đặc biệt, trợ giúp
 Phân tích cơng việc học sinh làm trên lớp cho phép giáo viên điều chỉnh
hướng dẫn giảng dạy để việc dạy học ngày một hiệu quả hơn.
 Liên quan đến cách tiếp cận này, phân tích cần tập trung đó là để cải thiện
việc học của học sinh:
 Các định khoảng cách giữa mục tiêu học sinh cần đạt và khả năng thực tế
của học sinh;
 Cung cấp thông tin mà các giáo viên có thể sử dụng để điều chỉnh thực tế và
đo lường hiệu quả của việc học của học sinh;
 Giúp giáo viên xây dựng một vốn hiểu biết mới và sâu hơn về học sinh của
họ.
Việc xây dựng các kế hoạch cần
a) ưu tiên các vấn đề dạy học cụ thể,


7

b) thiết lập mục tiêu hành động để giải quyết từng vấn đề,
c) cụ thể hóa các nguồn lực (cả trong và ngồi trường học) có thể được sử
dụng để đáp ứng các mục tiêu và
d) thiết lập phương tiện để đánh giá mức độ nỗ lực cụ thể góp phần cải thiện

học sinh học tập.
*) Chiến lược đặt câu hỏi (Strategic Questioning Strategies)
Chiến lược đặt câu hỏi là một chiến lược giảng dạy được sử dụng và nghiên
cứu rộng rãi. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đặt câu hỏi chỉ đứng sau giảng bài. Các
giáo viên thường dành 35-50% thời gian giảng dạy vào đặt câu hỏi. Nhưng nên hỏi
như thế nào thì hiệu quả?
Chiến lược đặt câu hỏi có thể được sử dụng đối với cá nhân, nhóm nhỏ, hoặc
cả lớp. Các chiến lược đánh giá quá trình hiệu quả liên quan đến việc hỏi học sinh
những câu hỏi yêu cầu câu trả lời phải cân nhắc kỹ lưỡng, câu hỏi tư duy bậc cao
như “tại sao” và “như thế nào”. Các câu hỏi tư duy bậc cao yêu cầu học sinh suy
nghĩ kỹ càng hơn và giúp giáo viên hiểu về mức độ và phạm vi hiểu bài của học
sinh.
Bao nhiêu câu hỏi? Hỏi khi nào?
Bao nhiêu câu hỏi giáo viên nên đặt? Vào thời điểm nào trong bài học? việc
hỏi thường xuyên được chỉ ra liên quan tích cực đến thực tế học tập, nhưng việc hỏi
nhiều câu hỏi đơn giản không tạo điều kiện cho việc học các vấn đề phức tạp. Các
câu hỏi nhận thức cao hơn, rất cần sự rõ ràng để khuyến khích học sinh học tập các
nội dung phức tạp.
Các giáo viên thường đặt câu hỏi trước khi yêu cầu đọc. Nghiên cứu chỉ ra
trong khi chiến thuật này là hiệu quả đối với học sinh lớp lớn, các em có khả năng
nhận thức cao, và những em thích tìm tịi vấn đề bài học, nhưng lại không hiệu quả
đối với học sinh nhỏ tuổi hơn và những em lười đọc sách, những em chỉ tập trung
vào những tài liệu để trả lời câu hỏi của chúng.
Một chiến thuật đặt câu hỏi chiến lược khác trong đánh giá quá trình là dành
“thời gian suy nghĩ ” để trả lời. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn học sinh trở


8

nên hào hứng tham gia vào thảo luận trong lớp khi những câu hỏi tư duy bậc cao

được kết hợp với thời gian suy nghĩ.
“Thời gian suy nghĩ”
Trong lớp học được nghiên cứu, thời gian suy nghĩ trung bình sau khi câu
hỏi được đặt ra là 1 giây hoặc ít hơn. Học sinh tiếp thu chậm hoặc lười học được
cho ít thời gian suy nghĩ hơn là những học sinh có năng lực cao hơn. Khoảng thời
gian suy nghĩ là chưa tương xứng, đặc biệt là cho những em gặp khó khăn trong
việc học.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các câu hỏi nhận thức thấp hơn, thời gian suy nghĩ 3 giây là
hiệu quả nhất về tiếp thu. Ít hơn hay nhiều hơn thì ít tương quan tích cực tới thành
cơng của học sinh.
Đối với những câu hỏi nhận thức cao hơn, khơng có ngưỡng nào cho thời
gian suy nghĩ. Nghiên cứu lưu ý rằng học sinh thường trở nên tích cực tham gia, và
thành công hơn khi giáo viên kiên nhẫn chờ học sinh hơn (tất nhiên là cùng với lý
do).
*) Phiếu phản hồi ngắn (One-minute paper)
Các phiếu phản hồi ngắn thường được làm vào cuối ngày. Các học sinh trong
nhóm (hoặc cá nhân) được yêu cầu trả lời một câu hỏi viết ngắn. Các phiếu được
thu thập và phân tích bởi những giáo viên hoặc người hướng dẫn để nhận thức được
việc học sinh hiểu bài. Phiếu này được phát hiện là hiệu quả hơn khi làm trên một
cơ sở thường xuyên. Các câu hỏi điển hình mà giáo viên đặt ra thường tập trung
vào:






Điểm chính
Nội dung gây ngạc nhiên nhất
Các câu hỏi không được trả lời

Chỗ nào gây khó hiểu
Câu hỏi trong chủ đề nào có thể xuất hiện trong bài kiểm tra tiếp theo?
Biến những dữ liệu bạn thu được thành những thơng tin có ích : Chỉ đơn

giản là lập bảng và ghi lại bất kỳ những nhận xét hữu ích là rất cả những gì mà
phân tích này yêu cầu. Người xem xét lưu những Phiếu này từ đầu kỳ để so sánh
với câu trả lời ở giữa kỳ và muộn hơn. So sánh các câu trả lời ở các thời gian khác


9

nhau có thể cho phép quan sát thay đổi và phát triển trong sự mạch lạc trong cách
viết và cẩn trọng của câu trả lời.
*) Suy nghĩ – Cặp đôi – Chia sẻ (Think – pair – share)
Đây là một trong những chiến thuật đánh giá quá trình đơn giản để giáo viên
sử dụng. Người hướng dẫn hỏi một câu, và các học sinh viết ra câu trả lời. Học sinh
sau đó được hoạt động nhóm cặp để thảo luận câu trả lời của mình.
Giáo viên có thể di chuyển quanh lớp và lắng nghe những cuộc thảo luận của
học sinh, thu nhận được rất rõ mức độ hiểu của một cá nhân. Sau một khoảng thời
gian, các học sinh thảo luận câu trả lời của mình với cả lớp.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các học sinh có trách nhiệm đối với việc học
của mình, kết quả học tập sẽ được nâng cao. Đây là lợi ích khác của chiến thuật
đánh gái quá trình, đặc biệt là chiến thuật này.
*) Vé qua cửa (Exit/Admit Tickets)
Một đánh giá quá trình đơn giản nhưng hiệu quả là Vé qua cửa Exit Tickets.
Đây là một mẩu giấy nhỏ, hoặc các card chỉ số, mà học sinh gửi lại khi chúng rời
khỏi lớp. Các học sinh được yêu cầu viết ra một sự diễn giải chính xác của ý chính
sau bài học đã được dạy xong, và cung cấp thêm chi tiết về chủ đề đó.
Các giáo viên xem các câu trả lời, và hiểu rõ hơn những học sinh đã hiểu nội
dung bài, và những em vẫn cịn đang gặp khó khăn. Những thơng tin có được có thể

được dùng để lập ra bài học nhóm hoặc nhóm một phần để dạy lại nội dụng đó.
Các Vé qua cửa Admit Tickets được hoàn thành vào đầu giờ học. Các học sinh có
thể trả lời các câu hỏi về bài tập về nhà, hoặc về bài học đã được học trước đó.
Khơng có đánh giá q trình, dấu hiệu đầu tiên của việc học sinh không nắm
được vấn đề bài học là khi kiểm tra hoặc thi cử không đạt. Các chiến thuật đánh giá
quá trình hiệu quả và hấp dẫn như trên có thể giúp ích để tránh được thất bại đó.
Trên đây là 5 chiến lược đánh giá q trình cho các giáo viên có thể tham
khảo thêm để có được kết quả tốt trong quá trình giảng dạy


10

KẾT LUẬN
Qua q trình học tập mơn Đo lường và đánh giá trong giáo dục cùng quá
trình nghiên cứu làm tiểu luận này, tôi cảm thấy đã học hỏi thêm được nhiều kiến
thức về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong q trình dạy học, đó là cơ sở
khoa học cho các phương pháp và kĩ thuật dạy học. Điều đó là nền tảng để tơi tiếp
tục nghiên cứu thêm về nội dung này, giúp tơi có những thay đổi trong tư duy dạy
học của mình.
Sau một thời gian tơi nghiên cứu và tìm hiểu thì tiểu luận đã hồn thành. Tuy
nhiên khơng tránh khỏi những thiếu sót do khả năng cịn hạn chế. Tơi rất mong có
sự góp ý của các thầy cơ để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sái Công Hồng – Lê Thái Hưng – Lê Thị Hoàng Hà – Lê Đức Ngọc, Giáo trình
Kiểm tra đánh giá trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020

[2] />[3] />[4] />3analstudwork.htm
[5] />


×