Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Dự báo khủng hoảng tiền tệ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

PHẠM THẾ HIỂN

DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

PHẠM THẾ HIỂN

DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒNG CƠNG GIA KHÁNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài “Dự báo khủng hoảng
tiền tệ tại Việt Nam” là độc lập của cá nhân tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn
là trung thực, có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác trƣớc đó.

HỌC VIÊN
(Ký tên)

Phạm Thế Hiển


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KHTT

Khủng hoảng tiền tệ

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
NỘI DUNG

STT
1

Bảng 1.1

Ma trận các chỉ số tín hiệu dự báo KHTT

2

Bảng 2.1

Dấu các biến độc lập trong kết quả mơ hình
của một số nghiên cứu

3

Bảng 2.2


Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình Logit

4

Bảng 2.3

Chỉ số EMP và các giai đoạn KHTT tại Việt Nam trong
giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

TRANG
25

28

34

38

5

Bảng 2.4

Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2008 – 2016

39

6

Bảng 2.5


Thống kê mô tả dữ liệu các biến độc lập

41

7

Bảng 2.6

Kết quả kiểm định tính dừng của các biến độc lập

42

8

Bảng 2.7

Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình Logit

43

9

Bảng 2.8

Kiểm định tỷ lệ dự báo đúng và mức độ phù hợp

62

10


Bảng 2.9

Phát tín hiệu dự báo KHTT trong 24 tháng tiếp theo

64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Hình 1.1

Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ nhất

7

2

Hình 1.2

Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ hai

10


3

Hình 1.3

Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ ba

13

4

Hình 1.4

Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ tƣ

15

5

Hình 2.1

Quy trình sử dụng trong mơ hình Logit

36

6

Hình 2.2

Chỉ số áp lực thị trƣờng ngoại hối (EMP) của Việt Nam
trong giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016


7

Hình 2.3

Tăng trƣởng tín dụng nội địa của Việt Nam trong giai đoạn
từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

8

Hình 2.4

Hình 2.5

Lãi suất thực trong nƣớc của Việt Nam trong giai đoạn từ
tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

10

Hình 2.6

Hình 2.7

Tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ
tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

12

Hình 2.8


46

48

Tỷ lệ thay đổi cán cân vãng lai so với GDP của Việt Nam
trong giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

11

44

Tăng trƣởng tiền gửi ngân hàng của Việt Nam
trong giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

9

37

Tăng trƣởng nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn
từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

50

51

53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ (tt)
NỘI DUNG


STT
13

Hình 2.9 Chỉ số cán cân thƣơng mại của Việt Nam trong giai đoạn
tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

14

Hình 2.10

Chỉ số tỷ giá danh nghĩa NEER và tỷ giá thực RER của
Việt Nam trong giai đoạn tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

15

Hình 2.11

Độ lệch của tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam
trong giai đoạn tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

16

Hình 2.12

Tăng trƣởng cung tiền M2 của Việt Nam trong giai đoạn
tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

17


Hình 2.13

Tăng trƣởng dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn
từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

18

Hình 2.14

Tỷ lệ thay đổi giá chứng khoán của Việt Nam
trong giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

19

Hình 2.15

Xác suất dự báo KHTT của Việt Nam trong giai đoạn từ
tháng 01/2008 đến tháng 12/2016

TRANG

54

55

57

58

59


60

63


MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................4
6. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
VÀ PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
1.1. Lý thuyết về các mơ hình khủng hoảng tiền tệ ..................................................6
1.1.1. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất ...............................................6
1.1.2. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai .................................................9

1.1.3. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba ..................................................12
1.1.4. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ tƣ ...................................................15
1.1.5. Các đặc trƣng của những mơ hình KHTT ....................................................16


1.2. Lƣợc khảo các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...........17
1.3. Phƣơng pháp dự báo khủng hoảng tiền tệ bằng mơ hình hồi quy Logit ......23

CHƢƠNG 2
MƠ HÌNH LOGIT ĐỂ DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
2.1. Lựa chọn phƣơng pháp phù hợp ......................................................................27
2.1.1. Lý giải việc lựa chọn phƣơng pháp tham số với mơ hình Logit ...................27
2.1.2. Lựa chọn biến độc lập cho mơ hình Logit.....................................................28
2.1.3. Cách đo lƣờng cho các biến độc lập đã lựa chọn cho mơ hình Logit............30
2.1.4. Xây dựng mơ hình hồi quy Logit .................................................................33
2.2. Đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................37
2.2.1. Kết quả của mơ hình Logit ............................................................................37
2.2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................44

CHƢƠNG 3
GỢI Ý CHÍNH SÁCH
3.1. Gợi ý về chính sách vĩ mơ ..................................................................................... 65
3.2. Gợi ý về mơ hình định lƣợng .............................................................................77
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................i
PHỤ LỤC .....................................................................................................................v


-1-


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là trong số các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ở khu vực
Đơng Nam Á khơng rơi vào tình trạng sụp đổ dƣới tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính tồn cầu năm 2008. Tuy vậy, cũng khơng thể phủ nhận một điều cuộc
khủng hoảng đó đã có tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ. Theo Tổng
cục Thống kê (GSO) thì tốc độ tăng GDP đã giảm chậm lại từ 8,5% năm 2007
xuống còn 6,3% năm 2008 và tiếp đó là 5,3% năm. Bội chi ngân sách nhà nƣớc
năm 2009 ở mức cao nhất so với nhiều năm trƣớc (6,9% GDP) và chính sách tiền
tệ không hiệu quả, đã khiến lạm phát tăng cao ở mức 20% vào cuối năm 2008.
Qua một thời gian dài sau đó, với sự hồi phục của kinh tế thế giới thì nền kinh tế
dần dần ổn định thì năm 2016, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Cụ
thể nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP không đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ là 6,7%,
ƣớc tính đạt đƣợc 6,21% thấp hơn so với mức 6,68% vào năm 2015. Lạm phát cơ
bản tháng 12/2016 tăng khoảng 0,11% so với tháng trƣớc và tăng khoảng 1,87%
so với cùng kỳ của năm trƣớc. Các tổ chức tài chính trên thế giới nhƣ Qũy Tiền Tệ
Thế Giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đều đánh giá tình kinh tế năm 2017
cũng sẽ có thể tăng trƣởng cịn thấp hơn cả năm 2016. Cũng theo đó, Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) đã dự báo tăng trƣởng của VN trong năm 2017 sẽ cịn
thấp hơn 2016 khoảng 0,1%.
Bên cạnh đó, nguy cơ KHTT đang hiện hữu tại một số quốc khi một số đồng
tiền mạnh đang bị phá giá và có ảnh hƣởng lớn nhất tới khu vực và thế giới trong
đó nổi bật là Trung Quốc. Đồng tiền của nƣớc này đã phá giá liên tục trong hai
năm 2015 – 2016. Cũng trong năm 2015, một số nƣớc khu vực Đông Nam Á cũng
đã phá giá mạnh đồng tiền của mình nhƣ Việt Nam, Thái Lan, Philippines,
Indonesia và Malaysia. Năm 2016, theo kênh tài chính và kinh tế Bloomberg, thị
trƣờng tiền tệ châu Á có phần ổn định hơn, nhƣng đồng tiền của Philippines vẫn
mất giá 5,2%, Malaysia là hơn 4,1%. Theo các tổ chức tài chính quốc tế, KHTT tại



-2nƣớc đó có nguy cơ rất dễ xảy ra trong năm 2017. Đáng lo khi xu thế hội nhập
kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam thì những tác động của các cuộc
KHTT tiếp theo sẽ ngày càng thể hiện rõ rệt khơng chỉ từ ngồi nƣớc mà cịn có
thể từ trong nƣớc. Thực tế, những sự bất ổn của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong
nƣớc cũng nhƣ tình hình tiêu cực của các nƣớc phát triển, thì dƣờng nhƣ khơng thể
khơng có băn khoăn về khả năng xảy ra KHTT tại Việt Nam.
Trên thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trƣớc đây cũng đã vận dụng
các mơ hình dự báo KHTT cho Việt Nam. Tuy nhiên hầu nhƣ các nghiên cứu đó
đã diễn ra vài năm cách đây và đã khơng cịn tính ứng dụng tại thời điểm hiện tại.
Vì vậy với nghiên cứu này, luận văn sẽ vận dụng một phƣơng pháp để dự báo
KHTT cho Việt Nam. Với những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Dự báo
khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để tiếp tục đóng góp vào việc nghiên cứu về vận dụng mơ hình dự báo cho
KHTT tại VN, đề tài của luận văn hƣớng đến các mục tiêu chủ yếu sau:


Mục tiêu chung: Nghiên cứu vận dụng mơ hình Logit nhằm dự báo KHTT

trong giai đoạn 2008 – 2016. Bên cạnh đó, luận văn cịn đƣa ra những hàm ý chính
sách vĩ mơ cũng nhƣ hàm ý nhằm nâng cao về dự báo KHTT cho Việt Nam.


Mục tiêu cụ thể:

- Thứ nhất, luận văn vận dụng mơ hình Logit với những chỉ số dự báo phù hợp
để có thể đƣa ra những mức xác suất dự báo KHTT trong giai đoạn nghiên cứu
cho trƣờng hợp của Việt Nam.
- Thứ hai, dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đƣa ra kết luận về khả năng

dự báo KHTT cho khoảng thời gian 24 tháng tiếp theo mà mơ hình đã phát ra tín
hiệu dự báo.
- Thứ ba, nghiên cứu có những hàm ý chính sách góp phần phát triển kinh tế
bền vững, đồng thời có những khuyến nghị để giúp tăng cƣờng khả năng cho
phƣơng pháp dự báo KHTT của nghiên cứu tiếp theo.


-33. Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận văn tập trung vào trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu để nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đƣa ra. Nhƣ sau:
- Câu hỏi thứ nhất: Từ kết quả định lƣợng, thì có khả năng xảy ra KHTT hay
không trong giai đoạn nghiên cứu?
- Câu hỏi thứ hai: Kết luận gì về dự báo KHTT tại Việt Nam trong 24 tháng
tiếp theo sau giai đoạn nghiên cứu?
- Câu hỏi thứ ba: Các hàm ý chính sách ra sao cho Việt Nam để góp phần
phịng ngừa KHTT cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cho khả năng dự báo KHTT?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu tác động của các biến số vĩ mô đối với KHTT dựa chủ yếu trên
nền tảng nghiên cứu của Berg & Pattillo (1999) và F.Comelli (2014) đã thực hiện.
Ngồi ra, cịn có các đóng góp quan trọng khác đã đƣợc thực hiện trong nƣớc qua
các nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2011) và Nguyễn Trung Hậu (2010),... Qua
kết hợp các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nƣớc về lý
thuyết phƣơng pháp xây dựng mơ hình cũng nhƣ các kết quả về ƣớc lƣợng cho các
trƣờng hợp cụ thể trong đó có cả Việt Nam. Cho nên, đối tƣợng nghiên cứu của đề
tài là vận dụng mơ hình dự báo KHTT cho trƣờng hợp của Việt Nam cùng với tập
hợp các biến dự báo liên quan để thực nghiệm.
 Phạm vi nghiên cứu


Dựa vào các chỉ số là nguyên nhân gây ra KHTT theo lý thuyết từ ba thế hệ
KHTT, để xây dựng mơ hình định lƣợng nhằm dự báo và từ nghiên cứu trƣớc đây
để lựa chọn các biến độc lập phù hợp cho luận văn. Vậy, nghiên cứu sẽ xây dựng
mô hình Logit để dự báo KHTT xảy ra tại Việt Nam, với dữ liệu thu thập liên tục
theo tháng trong khoảng thời gian từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2016.


-45. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với nghiên cứu định lƣợng trƣớc tiên sẽ lập bảng số liệu cho các biến
độc lập của những yếu tố vĩ mơ. Sau đó áp dụng phƣơng pháp kinh tế lƣợng theo
cách tiếp cận tham số, đó là mơ hình Logit. Và từ những kỳ vọng về dấu dựa vào
nghiên cứu của Berg & Pattillo (1999) đã đƣa ra, để có những kiểm định phù hợp
với phƣơng pháp đã lựa chọn. Từ đó, đƣa ra các mức xác suất cụ thể cho sự tác
động của chúng trong giai đoạn nghiên cứu.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn, phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng bằng mơ hình Logit đƣợc sử dụng trên cơ sở mơ hình lý thuyết của ba
thế hệ KHTT và tập hợp các biến dự báo tác động đến KHTT. Đồng thời nghiên
cứu thực nghiệm các yếu tố có tác động lớn đến những bất ổn đến tài chính của
Việt Nam, với dữ liệu thứ cấp từ IMF trong giai đoạn 2008 – 2016.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn sẽ được tiến hành thực hiện trên
cơ sở trả lời được các câu hỏi nghiên cứu ở phần trên, như sau đây:
Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất: Trƣớc tiên, nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập
và xem xét để có thể đƣa vào biến độc lập thích hợp để xây dựng đƣợc mơ hình dự
báo KHTT theo phƣơng pháp Logit cho Việt Nam. Sau đó, thì dựa vào kết quả mơ
hình thực nghiệm, luận văn tiến hành đƣa ra những kiểm định cần thiết để mơ hình
hoạt động tốt nhất. Đồng thời, ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp Logit để tính tốn các
mức xác suất dự báo KHTT.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai: Dựa vào kết quả thực nghiệm, nghiên cứu
tiến hành tính tốn các chỉ số phát tín hiệu dự báo để đƣa ra kết luận về khả năng
xảy ra KHTT trong 24 tháng tiếp theo.

Để trả lời cho câu hỏi thứ ba: Gợi ý chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả
năng dự báo KHTT. Dựa vào lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành,
luận văn có những phân tích, đánh giá tập trung vào những chỉ số tác động đến mơ
hình dự báo KHTT. Cuối cùng, luận văn sẽ đƣa ra gợi ý chính sách vĩ mơ cũng
nhƣ gợi ý về mơ hình định lƣợng cho nghiên cứu.


-56. Ý nghĩa nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, giúp cho có một cái nhìn tổng qt về K HTT qua
các mơ hình lý thuyết về các thế hệ KHTT. Song song đó, dựa trên mơ hình Logit
đã đƣợc áp dụng cho các nghiên cứu tại nhiều quốc gia, luận văn cịn đóng góp
đƣợc chuỗi chỉ số kinh tế vĩ mơ. Nhằm dự báo KHTT cho Việt Nam trong giai
đoạn 2008 – 2016, cũng nhƣ khả năng dự báo xảy ra KHTT tại Việt Nam trong
thời gian 24 tháng tiếp theo. Từ đó, có những hàm ý để điều chỉnh thích hợp
chính sách cho Việt Nam phát triển ổn định trong ngắn hạn và dài hạn.
7. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài luận văn đƣợc cơ cấu thành các chƣơng để thực hiện mục
tiêu nghiên cứu. Trong đó, hƣớng đến nhấn mạnh phần phƣơng pháp nghiên cứu
thực nghiệm từ dữ liệu của Việt Nam. Theo đó, luận văn bao gồm phần tổng quan,
đến lƣợc khảo lý thuyết phục vụ nghiên cứu. Từ đó, xác định nền tảng lý thuyết,
xây dựng mơ hình thực nghiệm, xử lý mơ hình thực nghiệm, kiểm định mơ hình,
thảo luận kết quả ƣớc lƣợng và hàm ý các chính sách để nâng cao chất lƣợng dự
báo KHTT ở Việt Nam. Đề tài luận văn cũng rút ra các kết luận, nhận dạng những
hạn chế và xác định hƣớng nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể nội dung nghiên cứu của
đề tài luận văn bao gồm ba chƣơng chính sau:

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
VÀ PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ.
CHƢƠNG 2: MƠ HÌNH LOGIT ĐỂ DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN
TỆ TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.

CHƢƠNG 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH.
Ngồi ra, đề tài luận văn cịn có phần mở đầu, kết luận để giới thiệu
lý do nghiên cứu đến mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng, phạm vi và ý nghĩa đề tài
nghiên cứu và kết luận tổng quan đề tài. Phần danh mục tài liệu tham khảo hỗ trợ
hoàn thành luận văn và phần phụ lục trình bày những nội dung hỗ trợ cho nội dung
chính của đề tài.


-6-

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
VÀ PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
Trong Chƣơng 1, luận văn sẽ giới thiệu về việc ra đời và hình hành các thế hệ
lý thuyết về KHTT từ các nhà nghiên cứu trên thế giới, và đƣợc chấp nhận sử dụng
rộng rãi tồn cầu. Đó là những nền tảng làm cơ sở để xây dựng đƣợc các chỉ tiêu
dự báo KHTT. Tiếp theo, trong chƣơng 1 sẽ tìm hiểu về phƣơng pháp tham số bằng
hồi quy Logit đƣợc sử dụng trong mơ hình cảnh báo sớm KHTT. Bằng cách, trình
bày các bƣớc đƣợc sử dụng để xây dựng thành mô hình định lƣợng trong phƣơng
pháp này, mà nó đã đƣợc phát triển từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.

1.1. Lý thuyết về các mơ hình khủng hoảng tiền tệ
Trƣớc khi giới thiệu về KHTT, cần phải biết về khái niệm “Khủng hoảng tài
chính”. Khủng hoảng tài chính đƣợc chia làm ba loại: KHTT, khủng hoảng ngân
hàng và khủng hoảng nợ. Do đó, KHTT là một phần của khủng hoảng tài chính.
Theo định nghĩa của IMF, đƣợc hiểu là sự thất bại của một hay một số nhân tố của
nền kinh tế. Một số dấu hiệu của nó là do bất ổn liên quan đến cấu trúc tài chính của
một hay một số quốc gia nhƣ: tác động làm suy giảm giá tài sản tài chính, sự sụp đổ
của bong bóng giá chứng khốn hay bất động sản, tác động tiêu cực đến chu chuyển
dòng vốn quốc tế (rút vốn ào ạt, vay nợ nƣớc ngồi,…) và cịn có sự hoảng loạn

trong hệ thống ngân hàng cùng với tâm lý bầy đàn. Hơn nữa, do các thất bại của
chính sách trong hệ thống giám sát tài chính của tại những quốc gia đó, cũng nhƣ sự
lây lan do suy thối kinh tế gây ra.
Theo đó, khủng hoảng tài chính sẽ gây ra KHTT. Và KHTT là xuất phát cho
các khủng hoảng khác của khủng hoảng tài chính xảy ra tiếp theo. Qua nghiên cứu
các cuộc KHTT thực tế xảy ra, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng lý
thuyết về bốn thế hệ của KHTT, và sẽ đƣợc trình bày ở các phần tiếp theo đây.


-71.1.1. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất
Mơ hình KHTT thế hệ thứ nhất đƣợc xây dựng bởi P. Krugman (1979) và
đƣợc Flood & Garber (1984) hoàn thiện phát triển nhƣ ngày nay. Mơ hình KHTT
thế hệ thứ nhất chủ yếu xem xét KHTT xảy ra là xuất phát từ vấn đề mất cân đối về
nền tảng kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Sau đây là Hình 1.1 tóm tắt các q trình
gây ra KHTT thế hệ thứ nhất. Và sau hình vẽ là những giải thích cho hình vẽ, để dễ
dàng hiểu đƣợc các tác động của nó.

Chính sách tỷ giá
hối đối cố định
khơng hiệu quả

Tấn cơng đầu cơ

Thả nổi tỷ giá
hối đối

Thâm hụt cán cân
vãng lãi

Dự trữ ngoại hối

suy giảm

Tín dụng trong
nƣớc tăng trƣởng
quá mức

Lạm phát tăng cao

KHTT
thế hệ thứ nhất xảy ra

Hình 1.1. Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ nhất.
Nguồn: Bổ sung và chỉnh đổi của tác giả, tham khảo từ
Flood & Garber (1984, 2 – 7), Nguyễn Thị Cành (chủ biên, 2011, 172).
Mơ hình này (Hình 1.1) đƣợc đặc trƣng cho các cuộc khủng hoảng cán cân
vãng lai trong điều kiện tỷ giá cố định khơng cịn phù hợp, dẫn đến bị các hoạt động
đầu cơ tấn công. Đặc điểm diễn ra KHTT là do nền kinh tế vĩ mô quá yếu kém, xảy
ra thâm hụt ngân sách trầm trọng, cung tiền tăng nhanh quá mức vƣợt hơn sản lƣợng
thực tế, khiến lạm phát gia tăng. Từ đó, các chính sách kinh tế vĩ mơ trong đó chính
sách về tỷ giá trở nên khơng hiệu quả, khơng kịp thời để ứng phó với các bất ổn xảy
ra. Những điều này dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt quy mô lớn và kéo dài.


-8Từ đó, ngân sách thâm hụt do chi tiêu Chính phủ tăng cao thơng qua việc tiền
tệ hóa vào hệ thống ngân hàng khiến tín dụng trong nƣớc tăng trƣởng quá mức cùng
với thu hút của huy động vốn không tƣơng xứng. Nền kinh tế sẽ phải đối mặt với
tình trạng lạm phát tăng cao và nội tệ thực bị mất giá, các nhà đầu tƣ và ngƣời dân
có xu hƣớng găm giữ ngoại tệ. Khi đó, để duy trì tỷ giá hối đoái trong biên độ đã ấn
định, NHTW sẽ buộc phải giảm dự trữ ngoại tệ bằng cách bán ngoại tệ ra thị trƣờng.
Khi lƣợng dự trữ ngoại hối giảm xuống một mức thấp nhất định nào đó, Chính phủ

buộc phải đi vay nợ nƣớc ngồi hoặc kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
Cùng lúc đó, các cuộc tấn cơng mang tính đầu cơ bắt đầu xảy ra, với các điều kiện
nền tảng kinh tế vĩ mơ q yếu kém và thậm chí là sự gia tăng căng thẳng về chính
trị và xã hội. Tới khi dự trữ ngoại hối đã cạn kiệt, mức cân bằng tỷ giá đƣợc thiết lập
trƣớc đó khơng cịn bảo đảm đƣợc nữa và buộc phải phá giá xảy ra do sức ép của thị
trƣờng tiền tệ. Đến một thời điểm nào đó, Chính phủ buộc phải chấm dứt chế độ tỷ
giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm cho đồng nội tệ bị mất giá liên tục.
Đồng thời, năng suất lao động không cải thiện kịp thời dẫn đến giảm tính cạnh
tranh trong sản xuất hàng hóa. Giá trị xuất khẩu giảm do giảm sự cạnh tranh trên thị
trƣờng quốc tế. Hiệu quả đầu tƣ trong các dự án thấp nhất là các dự án công, cũng
nhƣ sự yếu kém trong công tác giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng. Kết hợp với
sự chênh lệch giữa những cam kết và tuyên bố của các nhà quản lý kinh tế vĩ mô,
với khả năng giữ đúng thực hiện các cam kết đó sẽ làm suy giảm mức độ tin cậy của
nhà đầu tƣ hay dân chúng vào cơng tác điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Tất cả các yếu tố nêu trên sẽ có thể gây ra một cuộc KHTT.
Theo nghiên cứu của P. Krugman, trƣớc thời điểm nội tệ bị phá giá, các nhà
đầu cơ có thể tấn cơng đầu cơ dựa vào tín hiệu về khả năng mất giá của nội tệ. Khi
họ quan sát sự bất ổn của các chỉ số yếu tố kinh tế vĩ mô và sự yếu kém của năng
lực thể chế. Do đó, các nhà đầu cơ sẽ bán nội tệ để mua ngoại tệ để tránh những tổn
thất khi mất giá xảy ra. Hành động của các nhà đầu cơ đồng thời bán nội tệ và mua
ngoại tệ trong khi có các bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ là: một cuộc tấn công đầu cơ vào
nội tệ và khiến dự trữ ngoại hối sụt giảm nhanh hơn và mức phá giá sẽ xảy ra sớm


-9hơn. Hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột cho nội tệ
đồng thời NHTW phải bảo vệ giá trị đồng tiền của nƣớc mình bằng cách nâng cao
lãi suất hay chi ra một khối lƣợng lớn dự trữ ngoại hối.
Mơ hình này đƣợc thể hiện rõ nhất trong các cuộc KHTT ở một số nƣớc khu
vực Mĩ La – Tin nhƣ Bolivia, Nicarague, Peru, Argentina, Mexico, Brazil, Chile vào
cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 và trong những năm 1990.

1.1.2. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai
Mơ hình KHTT thế hệ thứ hai đƣợc Obstfeld (1996) xây dựng và phát triển.
Obsfeld đã đƣa ra khái niệm “kỳ vọng xoay vịng” vì vậy mà mơ hình KHTT thế hệ
thứ hai cịn đƣợc gọi là mơ hình kỳ vọng xoay vịng. Tức là KHTT xảy ra bắt nguồn
là do kỳ vọng của thị trƣờng tác động đến nền kinh tế. Kỳ vọng của nhà đầu tƣ tùy
thuộc vào sự suy đoán về phản ứng của Chính phủ. Cịn những phản ứng của Chính
phủ lại phụ thuộc vào các biến số kinh tế vĩ mô mà những biến số này lại chịu
không ít tác động ngƣợc lại từ sự kỳ vọng của nhà đầu tƣ.
Cũng đƣa ra vấn đề về KHTT từ bối cảnh của các chính sách vĩ mơ nhƣ
P.Kugman nhƣng Obstfeld đã đƣa ra một cách giải thích khác hơn là do nghiên cứu
không xuất phát từ các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản mà tập trung vào nghiên cứu
dựa trên các kỳ vọng của thị trƣờng. Mô hình này nhấn mạnh tầm ảnh hƣởng của kỳ
vọng sẽ tác động thực tế gây ra những rối loạn thị trƣờng tiền tệ. Theo đó, dẫn đến
một cuộc KHTT xảy ra do: Kỳ vọng các nhiều nhà đầu tƣ hay nhà điều hành chính
sách kinh tế có sự liên kết với nhau theo hành vi đám đông và lan truyền mạnh mẽ
cùng lúc sẽ gây ra KHTT trên thị trƣờng thực tế.
Thế hệ KHTT này còn đƣợc gọi là “khủng hoảng tự phát sinh (self –
fulfilling)”. Bởi vì, song song với những cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố định của
Chính phủ bị suy yếu do các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém và mâu thuẫn với
chính sách khác. Chẳng hạn do thắt chặt tiền tệ, mà lãi suất bị đẩy lên cao, gây tác
động xấu tới tăng trƣởng kinh tế và giảm thất nghiệp. Trƣớc những tín hiệu đó, các
nhà đầu cơ có khả năng sẽ bán nội tệ để mua ngoại tệ. Những sức ép này buộc


-10Chính phủ khơng có cách nào khác là phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định để thực thi
chính sách tiền tệ mở rộng, trƣớc những cuộc tấn công quy mô lớn của nhà đầu cơ,
và hậu quả là KHTT bùng phát.
Sau đây là Hình 1.2 tóm tắt các quá trình gây ra KHTT thế hệ thứ hai. Tiếp
theo sau hình vẽ là các giải thích để dễ dàng hiểu đƣợc cho các tác động của nó.
Tấn cơng tiền tệ đồng loạt của


KỲ VỌNG XOAY VÒNG

các nhà đầu tƣ vì kỳ vọng của
thị trƣờng về chính sách rời bỏ
chế độ tỷ giá cố định của NHTW

Gây hoảng loạn
Thông tin thị
trƣờng khơng
hồn hảo

thị trƣờng và
các chính sách
bảo vệ tỷ giá
khơng hiệu quả

KHTT
thế hệ thứ hai

NHTW mất quá nhiều
chi phí cho chế độ tỷ giá
cố định nên phải thả nổi
tỷ giá để bảo vệ các
chính sách kinh tế khác

Hình 1.2. Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ hai.
Nguồn: Bổ sung và chỉnh đổi của tác giả, tham khảo từ
Obstfeld (1996, 1039 – 1041), Nguyễn Thị Cành (chủ biên, 2011, 173).
Từ Hình 1.2, kỳ vọng gắn kết với nhau theo hƣớng gây ra KHTT phản ánh

những sự bi quan của các nhà đầu tƣ và công chúng về công tác điều hành chính
sách kinh tế của Chính phủ, các báo cáo về tình hình khơng sáng sủa của nền kinh tế
hay các sự kiện chính trị. Nếu số ngƣời bi quan có kỳ vọng về sự mất giá của đồng
nội tệ, thì hành động của những ngƣời này sẽ gây ra sự mất giá của nội tệ trên thị


-11trƣờng. Hành vi bầy đàn phản ánh số đông những cá nhân và tổ chức tham gia thị
trƣờng hành động theo kiểu ăn theo hoặc đi theo xu thế chung của thị trƣờng. Tính
lan truyền thể hiện tác động lan tỏa KHTT từ các nƣớc phát sinh khủng hoảng trong
khu vực do các mối liên kết thƣơng mại, tài chính và đầu tƣ. Đây cũng đã giải thích
tại sao các nƣớc có quan hệ hợp tác thƣơng mại và tài chính trong khu vực rất dễ bị
tác động lan truyền KHTT.
Mơ hình KHTT thế hệ thứ nhất chỉ phân tích một chiều những tổn thất của cơ
chế tỷ giá cố định mang lại, thì ngƣợc lại mơ hình KHTT thế hệ thứ hai phân tích cả
những lợi ích và chi phí của quyết định bảo vệ tỷ giá hối đối cố định. Theo
Obstfeld dựa vào chiến lƣợc của “Lý thuyết trị chơi”, nếu NHTW đƣa ra thơng điệp
sẽ bảo vệ tỷ giá cố định và thực hiện những động thái chính sách tƣơng ứng thì lợi
ích sẽ là uy tín về chính sách của NHTW trong dài hạn. Để làm đƣợc điều này thì
NHTW phải chứng tỏ mình có đủ dự trữ ngoại tệ để can thiệp. Nhƣng dù có đủ khả
năng đó thì nhiều nƣớc vẫn khơng làm nhƣ vậy vì lo ngại lãi suất sẽ tăng cao làm
thu hẹp đầu tƣ và gia tăng thất nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng phải
đối mặt với rủi ro do dƣ nợ quá hạn tăng cao và sự suy yếu của năng lực tài chính.
Đứng trƣớc cả lợi ích và chi phí, NHTW buộc phải lựa chọn thả nổi hay tiếp tục bảo
vệ tỷ giá. Trong khi đó, các nhà đầu cơ cũng có hai sự lựa chọn: tấn công tiền tệ
hoặc không. Các nhà đầu cơ tấn công tiền tệ khi và chỉ khi kỳ vọng đến một thời
điểm nào đó, mà chi phí kinh tế của quyết định bảo vệ tỷ giá là quá lớn đến mức
buộc NHTW phải thả nổi tỷ giá nhằm giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Tiếp theo đó, Eichengreen et al. (1996) đã nhận thấy rằng khi một quốc gia
phá giá đồng tiền với điều kiện đang hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ làm giảm lợi thế
cạnh tranh ngoại thƣơng của các nƣớc đối tác thƣơng mại. Buộc các nƣớc đó cũng

phải phá giá đồng tiền, tạo nên một sự lan truyền mạnh mẽ của KHTT. Trƣớc đó,
các nhà đầu cơ dự kiến có phá giá nội tệ nên sẽ đƣa ra tấn công nội tệ sớm hơn,
buộc Chính phủ phải từ bỏ tỷ giá cố định mà lẽ ra có thể sẽ khơng có phá giá nếu
không bị tấn công. Đồng thời, do làm giảm lợi thế cạnh tranh ngoại thƣơng của đối
tác thƣơng mại khiến nƣớc đó cũng phải phá giá nội tệ của mình.


-12Ngồi ra, một dạng khác của mơ hình KHTT thế hệ thứ hai xuất phát từ tình
trạng thơng tin khơng hoàn hảo và mất cân xứng. Calvo et al. (1995) lập luận rằng
lời đồn thất thiệt đóng vai trị quan trọng cho việc tháo chạy vốn ra nƣớc ngoài của
những nhà đầu tƣ có mức độ đa dạng hóa cao trong những nền kinh tế mới nổi.
Hoặc tâm lý đám đông rút một lƣợng lớn tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. Khi có
lời đồn đại một hoặc một số ngân hàng có vấn đề về thanh khoản, tình trạng này dẫn
đến hành vi đám đông, gây hoảng loạn thị trƣờng tài chính và rốt cuộc dẫn đến
KHTT.
Mơ hình KHTT thế hệ thứ hai này có thể giải thích đƣợc thông qua cuộc
khủng hoảng của Hệ thống Tiền tệ châu Âu (European Monetary System) năm 1992
– 1993 và Mexico (1994).
1.1.3. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba
Từ xem xét cuộc KHTT Châu Á năm 1997, mơ hình KHTT thế hệ thứ nhất
và thứ hai không thể giải thích đƣợc hồn tồn những ngun nhân gây ra KHTT
Châu Á. Khi xảy ra KHTT tại Châu Á, thì khơng thể sử dụng mơ hình KHTT thế
hệ thứ nhất và thứ hai để có thể phân tích chi tiết một cách thỏa đáng đƣợc những
gì đã xảy ra. Lý do là các nƣớc chịu khủng hoảng về cơ bản đều có nền tảng kinh tế
vĩ mơ tƣơng đối tốt, ổn định nhƣ ngân sách không thâm hụt đáng kể (thậm chí có
thặng dƣ), tiết kiệm trong nƣớc cao, đầu tƣ trong nƣớc rất tốt, tỷ lệ lạm phát thấp,...
Do đó, sức ép phải từ bỏ chính sách tỷ giá cố định chƣa đủ lớn và khó thể thực
hiện. Vì thế, nhìn chung mơ hình KHTT thế hệ thứ nhất khó có thể giải thích thuyết
phục đƣợc cuộc khủng hoảng này. Hơn nữa, tâm lý đám đông của các nhà đầu tƣ
cũng có liên quan đến KHTT Châu Á song khơng thể giải thích đƣợc mức độ trầm

trọng của nó. Chính vì vậy, mơ hình KHTT thế hệ thứ hai cũng chƣa thể xem là
một diễn giải thật tốt để tìm ra ngun nhân của cuộc KHTT Châu Á. Nhìn chung,
khó có thể xảy ra KHTT trầm trọng nhƣ thế đƣợc.
Dựa trên những thực tế từ cuộc KHTT Châu Á, lý thuyết về mơ hình KHTT
thế hệ thứ ba đã đƣợc phát triển bởi Yoshitomi & Ohno (1999) và Kaminsky &
Reinhart (1999). Q trình gây ra KHTT này đƣợc tóm tắt qua hình dƣới đây.


-13Các nhà đầu tƣ dần dần
Luồng

Tăng

vốn

trƣởng của

quốc

tín dụng

tế ồ ạt

nội địa

đổ vào

quá cao

Thâm hụt

cán cân
vãng lai
và dòng
vốn ngắn
hạn tăng

rút vốn khỏi nội địa

Tỷ số

Hệ thống

nợ ngắn hạn/

NHM bị rủi

Khả năng

Dự trữ

ro thanh

sinh lời

ngoại hối tăng

khoản về

Đầu tƣ ồ


của vốn

ạt/ Năng

giảm

lực sản

trong khu

xuất trở

vực sản

nên dƣ

xuất

thừa

trƣởng

ngoại tệ

Dự trữ

Giá tài

NHTM


ngoại

sản tài

giảm cấp

hối sụt

chính suy

tín dụng

giảm

giảm

cho doanh

cao

nghiệp
Tốc độ tăng trƣởng
GDP ngày càng thấp

GDP giảm + mất khả năng chi trả cho
các khoản nợ cơng (nhất là ngắn hạn)

KHTT
thế hệ thứ ba


Hình 1.3. Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ ba.
Nguồn: Bổ sung và chỉnh đổi của tác giả, tham khảo từ
Kaminsky & Reinhart (1999, 479 – 485), Nguyễn Thị Cành (chủ biên, 2011, 173).


-14Qua Hình 1.3 cho thấy, khủng hoảng tài khoản vốn thƣờng dẫn đến KHTT và
khủng hoảng ngân hàng. Cho nên mơ hình này đƣợc các nhà kinh tế gọi là “khủng
hoảng kép loại I” do kết hợp giữa khủng hoảng ngân hàng và KHTT trong một khu
vực tài chính vừa mới phát triển và dễ đổ vỡ. Mà có thể nói ngun nhân ban đầu là
tự do hóa tài chính quá cao cùng với các bƣớc điều hành chính sách vĩ mơ cịn q
yếu kém chƣa thích ứng kịp thời. Ngồi ra, Kaminsky & Reinhart (1999) cịn nhận
thấy các vấn đề đặc biệt là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thƣờng đi trƣớc khi
các cuộc KHTT xảy ra. KHTT làm khủng hoảng ngân hàng trở nên nghiêm trọng
hơn, tạo nên ra một vịng xốy khủng hoảng.
Đặc trƣng cho cuộc KHTT này là khủng hoảng về tự do hóa tài khoản vốn
trong cán cân thanh toán quốc tế. Cơ chế đó đƣợc thể hiện qua việc tự do hóa tài
khoản vốn thiếu một trình tự thích hợp. Đã dẫn đến hai hệ lụy là tiền đề cho cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra giữa luồng vốn đổ vào ồ ạt vƣợt quá mức thâm
hụt cán cân vãng lai, và làm cho vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn. Lý thuyết
này trên cơ sở, những yếu tố kinh tế vĩ mô nền tảng tƣơng đối khá tốt của một số
quốc gia có liên kết về thƣơng mại. Với tốc độ tăng trƣởng GDP cao, thấp nghiệp
thấp, lạm phát đƣợc kiểm sốt tốt, thâm hụt ngân sách khơng đáng kể, thâm hụt tài
khoản vãng lai thấp, dịng vốn nƣớc ngồi đi vào mạnh mẽ và ổn định chính trị một
thời gian tƣơng đối dài.
Tuy nhiên, đằng sau bức tranh sáng sủa đó đã có vấn đề trong hệ thống ngân
hàng. Đó là nợ xấu từ ngƣời đi vay trong nƣớc với những khoản vay ngoại tệ ngắn
hạn từ nƣớc ngoài mà khơng dùng cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Với việc ra
sức bảo vệ tỷ giá nhƣ thế, tăng trƣởng lãi suất cao quá mức của Chính phủ buộc các
tổ chức tài chính và những ngƣời vay vốn phải bị lâm vào vào tình trạng khó khăn.
Từ đó, hệ thống ngân hàng đứng trƣớc nguy hiểm rủi ro về thanh khoản. Đồng loạt

các doanh nghiệp nƣớc ngoài đều phải thối vốn để rút lui an tồn, ngân hàng trong
nƣớc sẽ bị tê liệt. Bên cạnh đó, cũng có hiện tƣợng bong bóng giá chứng khốn và
bất động sản tăng vọt và sau đó là đóng băng và sụt giảm giá trị nghiêm trọng với
tốc độ trên 100%. Làm trầm trọng hơn, phải nói đến việc tấn cơng đầu cơ xảy ra


-15đúng ngay thới điểm đó, hàng loạt các bất ổn ngày càng trầm trọng gây ra vịng
xốy khủng hoảng khó lối thốt.
Mơ hình này đƣợc thể hiện rõ nhất trong cuộc KHTT ở một số nƣớc khu vực
Đông Á. Mà bắt đầu từ Thái Lan năm năm 1997 – 1998 và đã ảnh hƣởng đến
Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc,…
1.1.4. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ tƣ
Trong khi dựa vào thực tế của các cuộc KHTT xảy ra, các nhà kinh tế đã đƣa
ra lý thuyết cho Ba thế hệ về KHTT. Nó liên quan đến các yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ:
ngân sách và tài khoản vãng lai bị thâm hụt, siêu lạm phát, cho vay quá mức, dự trữ
ngoại tệ cạn kiệt. Cùng với các yếu tố phi kinh tế nhƣ phản ứng đám đông, yếu tố
tâm lý, kỳ vọng gắn kết, tính lan truyền. Tuy vậy, cịn có những yếu tố thể chế,
chính sách pháp luật cũng là điều kiện nền tảng cho các yếu tố kinh tế và phi kinh tế.
Dƣới đây là Hình 1.4 tóm lƣợc lại KHTT thế hệ thứ tƣ nhƣ sau:

Thơng tin thị
trƣờng bất
cân xứng

Chính sách
luật pháp

Các yếu tố
kinh tế


Các yếu tố
thể chế phi kinh tế

KHTT
thế hệ thứ tƣ

Quản lý và
ổn định thể
chế chính trị
Hình 1.4. Khủng hoảng tiền tệ – Mơ hình thế hệ thứ tƣ.
Nguồn: Tổng hợp từ Breuer (2004, 312 – 314).
Mishkin (2001) đã sử dụng lý thuyết về thơng tin bất cân xứng, để tìm hiểu
nguyên nhân cho KHTT nhƣ hiện tƣợng tâm lý ỷ lại và từ đó đề nghị các chính
sách ngăn ngừa bằng luật lệ và quy định chặt chẽ hơn cho thị trƣờng tài chính, đặc


-16biệt là sự cam kết trách nhiệm của Chính phủ và tính minh bạch thơng tin trong các
thị trƣờng và chính sách. Bên cạnh đó, Acemoglu et al. (2002) cũng dựa vào lý
thuyết thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng tài chính, cũng đã đƣa ra nhận định
rằng các nƣớc có các chính sách kinh tế vĩ mơ khơng hiệu quả thƣờng có thể chế
yếu kém, khơng có các ràng buộc quyền lực đối với các nhà chính trị, bảo vệ quyền
sở hữu kém và tham nhũng ở mức độ cao. Các biểu hiện về quản lý các mặt thể chế
yếu kém cũng là nguyên nhân của KHTT.
Từ những nghiên cứu trƣớc đó, lý thuyết KHTT đã tiến tới thế hệ tiếp theo
đƣợc giải thích bằng các yếu tố thể chế. Breuer (2004) đã đặt tên cho mơ hình này là
mơ hình KHTT thế hệ thứ tư. Khẳng định giá trị của các yếu tố thể chế trong việc
góp phần hay phịng ngừa KHTT. Theo đó, lý thuyết cảnh báo sớm KHTT thế hệ
thứ tƣ là phản ánh của sự kết hợp này. Sự phát triển và hoàn thiện của lý thuyết cảnh
báo sớm KHTT thế hệ thứ tƣ đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, trong thực tế việc
định lƣợng mơ hình lý thuyết KHTT này khơng phải dễ dàng do liên quan đến các

yếu tố chính trị của một quốc gia nên khó thực hiện vì chƣa có đầy đủ nguồn dữ liệu
cần thiết.
Kaumann et al. (2008) đƣa ra một số yếu tố thể chế ảnh hƣởng đến KHTT.
Nhƣ là: ổn định chính trị, khung pháp lý (luật về các quyền sở hữu, luật thƣơng mại,
luật các tổ chức tín dụng, các quy định tài chính về tổ chức ngân hàng và phi ngân
hàng,…), kiểm soát tham nhũng, chính sách phát triển kinh tế tƣ nhân,…
1.1.5. Các đặc trƣng của những mơ hình KHTT
Từ nền tảng các mơ hình KHTT qua bốn thế hệ nhƣ trên, luận văn đƣa ra kết
luận về những nguyên nhân gây ra KHTT nhƣ: nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém, tấn
công đầu cơ ngoại tệ, dự trữ ngoại hối suy giảm, tín dụng nội địa tăng trƣởng quá
mức, cán cân thƣơng mại sụp giảm, tăng trƣởng thị trƣờng chứng khoán giảm mạnh,
giá tài sản tài chính suy giảm nghiêm trọng, kỳ vọng thị trƣờng, khủng hoảng hệ
thống ngân hàng, tính lan truyền, hành vi đám đơng, chính phủ theo đuổi các mục
tiêu kinh tế vĩ mô mà từ bỏ mục tiêu bảo vệ tỷ giá, các yếu tố thể chế yếu kém.


×