Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các phần hành kế toán tại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.38 KB, 7 trang )

Các phần hành kế toán tại doanh nghiệp
1. Kế toán vốn bằng tiền
a) Kế toán tiền mặt
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh
nghiệp gồm Tiền tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển vốn bằng tiền
của công ty được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của công ty về các
khoản chi phí.
Công ty cổ phần cân Hải Phòng không sử dụng vàng bạc, đá quý để chi
tiêu và thanh toán các khoản nợ. Công ty chỉ sử dụng các loại tiền VNĐ để giao
để giao dịch với khách hàng.
* Nguyên tắc quản lý
Sử dụng VNĐ là đơn vị thống nhất khi quản lý ngoại tệ thu về từ bán
hàng hay trao đổi đều tính ra VNĐ theo tỷ giá giao dịch bình quan liên ngân
hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Mỗi loại ngoại tệ đều được theo dõi
riêng trên số chi tiết từng ngoại tệ.
Mọi nghiệp vụ thu chi do thủ quỹ thực hiện. Thủ quỹ do giám đốc chỉ
định, mọi công việc của thủ quỹ không được nhờ người khác làm thay. Khi xay
ra trường hợp đặc biệt, thủ quỹ không trực tiếp giải quyết được công việc của
mình, thủ quỹ phải bàn giao công việc bằng văn bản và được giám đốc đồng ý
xác nhận.
Khi có nghiệp vụ phát sinh kế toán lập ngay phiếu thu phiếu chi, từ đó
vào các sổ sách liên quan.
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu sổ sách với nhau để nhanh chóng xử lý
sai sót trong quá trình quản lý vốn.
Theo dõi các khoản thu chi từ ngân hàng, giám sát chặt chẽ tiền đang
chuyển.
Tiền mặt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số vón kinh doanh của công ty
nhằm thực hiện thanh toán nhanh một số nghiệp vụ phát sinh đột xuất giá trị
Nghiệp vụ phát sinh
Phiếu thu, phiếu chi
Sổ quỹ tiền mặt Bảng kê thu,chi


Sổ đăng ký CTGS Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối TK Sổ Cái TK111
nhỏ. Phần lớn số vốn của công ty tập trung trong quá trình sản xuất, quan hệ
công nợ với khách hàng và tiền gửi ngân hàng.
Sơ đồ ghi sổ chứng từ tiền mặt
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi định kỳ cuối tháng
Hàng ngày căn cứ nghiệp vụ về tiền mặt phát sinh, kế toán ghi vào các
phiếu thu, phiếu chi.
- Phiếu thu là các chứng từ kế toán dùng để xác định số tiền mặt, thực tế
nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền và ghi sổ kế toán cho các khoản thu
liên quan. Mọi khoản tiền mặt nhập quỹ phải có phiếu thu.
* Phương pháp lập: Phiếu thu đóng thành quyển, ghi số thứ tự trong tháng
dùng trong một năm. Phiếu thu được thực hiện theo mẫu của Bộ Tài chính. Góc
bên phải ghi ngày tháng lập phiếu, số phiếu, tháng.
Góc bên trái in tên địa chỉ công ty cố định với mọi phiếu.
Phần nội dung ghi đầy đủ các thông tin theo trích dẫn của tờ phiếu, ghi rõ
số tiền bằng chữ bằng số, họ tên người nộp và lý do nộp tiền.
* Thủ tục lập: Phiếu thu phải đảm bảo các yếu tố sau:
Có đầy đủ các chữ ký, chữ ký thủ trưởng đơn vị tùy từng trường hợp có
thể không có cũng coi là chứng từ hợp lệ.
Các nội dung ghi đầy đủ chính xác đầu dòng phải viết hoa, đặc biệt là số
tiền bằng chữ, tỷ giá ngoại tệ.
Phiếu thu thực hiện trên ba liên viết một lần bằng cách đặt giấy than giao
cho ba đối tượng: thủ quỹ, người nộp tiền và lưu lại phòng kế toán.
Trình tự luân chuyển phiếu thu
- Phiếu chi là chứng từ kế toán dùng để xác định số tiền mặt thực tế chi ra
và làm căn cứ ghi sổ sách.

* Phương pháp lập: Phiếu chi được lập có nội dung giống phiếu thu về
các mục đích trích yếu.
* Thủ tục lập: Phiếu chi chỉ được thực hiện khi có chữ ký của thủ trưởng
đơn vị và kế toán trưởng, có dấu xác nhận.
Sau khi có đầy đủ các chữ ký hợp lệ, người làm đơn đem đến phòng kế
toán lập phiếu chi và đến thủ quỹ lĩnh tiền.
Phiếu chi phải ghi đầy đủ chính xác các nội dung yêu cầu.
Phiếu chi được thực hiện trên ba liên bằng cách đặt giấy then giao cho ba
đối tượng: thủ quỹ, người nộp tiền và một liên lưu tại phòng kế toán.
Trình tự luân chuyển phiếu chi
Thủ quỹ Kế toán trưởng Giám đốcNgười lập
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng Thủ quỹ
- Bảng kê thu chi: Từ phiếu thu, phiếu chi kế toán vào bảng kê thu chi.
Đây là bảng tổng hợp các chứng từ thu chi của cả tháng.
* Phương pháp chi: căn cứ các chứng từ gốc kế toán ghi vào bảng theo
thứ tự số phiếu, ngày tháng lập, số liệu phản ánh trên sổ thu chi phải khớp đúng
với sổ quỹ tiền mặt.
- Sổ quỹ tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi đã đăng ký vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ là cơ sở để kế toán vào sổ quỹ tiền mặt.
Sổ quỹ tiền mặt do thủ quỹ giữ dùng để phản ánh tình hình thu, chi tồn
quỹ tiền mặt của Công ty.
Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ tiến hành ghi sổ, cộng và tính
số tồn quỹ sau mỗi nghiệp vụ ngay.
* Phương pháp ghi: Ghi sổ quỹ tiền mặt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Ghi đầy đủ chính xác các số liệu ở phiếu thu, phiếu chi vào cột nhập,
xuất, các yếu tố liên quan của sổ quỹ về ngày tháng, chứng từ…
Sổ quỹ tiền mặt được mở riêng cho từng loại tiền, mỗi loại theo dõi một
trang sổ riêng.
Cuối sau mỗi nghiệ vụ phải cộng dồn ngay số tồn trong quý. Cuối mỗi
ngày tổng số tiền tồn trong quý phải khớp đúng với số tồn trong sổ cái tài khoản

111.
- Chứng từ ghi sổ: Từ phiếu thu, phiếu chi và bảng tổng hợp thu chi, kế
toán vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được viết theo thứ tự các phiếu ngày,
tháng. Trình tự các chứng từ ghi sổ được ghi theo thứ tự các nghiệp vụ phát sinh
trong ngày cùng với các nghiệp vụ chung khác trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ Cái TK111: Từ chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi sổ cái. Sổ Cái
là sổ tổng hợp của TK111. Mẫu sổ cái sử dụng trong công ty theo mẫu của Bộ
Tài chính. Cuối tháng số liệu trên bảng kê thu chi phải khớp đúng với số liệu
trên cột dư cuối kỳ của sổ cái.
b. Tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là tài sản tồn tại dưới dạng tiền VNĐ. Công ty có tài
khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh tại thành phố Hải Phòng
và tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng.
* Nguyên tắc quản lý
Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán phải theo dõi tình hình thay đổi lượng
tồn tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau bằng các trang sổ riêng. Mỗi tài khoản
được theo dõi trên một trang sổ.
Không bao giờ phát lệnh chi có số tiền lớn hơn số thực dư trên tài khoản
ngân hàng kho bạc.
Thường xuyên đối chiếu số liệu với tài khoản từ ngân hàng.
Nếu xảy ra trường hợp số liệu từu ngân hàng và số liệu trên sổ kế toán
không khớp đúng, kế toán cần đến ngân hàng kiểm tra số liệu bàn bạc và tìm
điểm sai sót để khớp số liệu.

×