Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá phê việt nam sang thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN TẤT TIẾN

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN TẤT TIẾN

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ

Chuyên Ngành

: KINH TẾ QUỐC TẾ

Mã Số

: 60310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐỨC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này đƣợc trình
bày theo kết cấu và dàn ý của tôi với sự nghiên cứu, thu thập và phân tích các tài
liệu liên quan đến việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam, đồng thời đƣợc sự
góp ý hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Văn Đức để hồn tất luận văn.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Tác giả
Nguyễn Tất Tiến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT: Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
DN: Doanh nghiệp
GAP: Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices)
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GMP: Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices)
HTX: Hợp tác xã
ICO: Tổ chức Cà phê Quốc tế (International Coffee Organization)
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
MFN: Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation)
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
USDA: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (US. Department of Agriculture)
VICOFA: Hiệp Hội Cà Phê - Ca Cao Việt Nam
VN: Việt Nam

XK: Xuất khẩu
WTO: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2012 - 2016 ...................14
Bảng 2.1. Diện tích cà phê của Việt Nam theo tỉnh giai đoạn 2012-2016 .....................26
Bảng 2.2. Sản lƣợng cà phê Việt Nam theo niên vụ ........................................................28
Bảng 2.3. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 .................29
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2012 -2016 ..29
Bảng 2.5. Giá cà phê nhân XK tại Đắk Lắk trong niên vụ 2012/13 đến 2015/16..........31
Bảng 2.6. Cơ cấu cà phê xuất khẩu giai đoạn 2012-2016................................................32
Bảng 2.7. Thị trƣờng xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ....35
Bảng 2.8. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn
2012 - 2016 .........................................................................................................................37
Bảng 2.9. Cơ cấu cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ mùa vụ giai đoạn
2012-2016 ...........................................................................................................................39
Bảng 2.10. Thị phần của cà phê Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ năm 2016 ..............40
Bảng 2.11 : Nguồn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ........43
Bảng 2.12. Chất lƣợng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê .......46
Bảng 2.13 : Các khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng thƣơng hiệu ở thị
trƣờng Hoa Kỳ ....................................................................................................................48
Bảng 2.14. Vai trò của hiệp hội, ngành nghề đối với các doanh nghiệp XK cà phê......49
Bảng 2.15. Trở ngại từ môi trƣờng trong nƣớc ................................................................51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Trị giá nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ các thị trƣờng chính năm 2016.... 16
Biểu đồ 2.1. Diện tích trồng cà phê Việt Nam theo khu vực năm 2016 ........................27
Biểu đồ 2.2. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam.................................30

Biều đồ 2.3. Top 10 thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của cà phê Việt Nam năm 2016 ......36
Biểu đồ 2.4. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Hoa
Kỳ giai đoạn 2012 – 2016 ..................................................................................................37
Biểu đồ 2.5. Thị phần của cà phê Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ năm 2016 ............41
Biểu đồ 2.6. Công nghệ chế biến cà phê xuất khẩu..........................................................44
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ .....................44
Biểu đồ 2.8. Áp lực thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ....................................45
Biểu đồ 2.9. Thƣơng hiệu doanh nghiệp ...........................................................................47
Biểu đồ 2.10. Phƣơng thức doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng Hoa Kỳ ...........................50
Biểu đồ 2.11. Trở ngại từ thị trƣờng Hoa Kỳ ...................................................................52


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: ...............................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG HOA KỲ ............................................................................................7
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU: .........................................7
1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu: ....................................................................................7
1.1.2.Vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu: .......................................................................7
1.1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đẩy mạnh XK của doanh nghiệp: ........8
1.1.4.Cơ sở lý thuyết về đẩy mạnh xuất khẩu cà phê:...............................................11
1.2.GIỚI THIỆU THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ HOA KỲ ..............................................13
1.2.1.Thông tin chung về Hoa Kỳ: ............................................................................13
1.2.2.Tổng quan về thị trƣờng cà phê Hoa Kỳ: .........................................................14

1.3.KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ NƢỚC ....................20
1.3.1.Brazil ................................................................................................................20
1.3.2.Colombia ..........................................................................................................22
1.3.3.Indonesia ..........................................................................................................23
1.3.4.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG HOA KỲ .................................................................................................25
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2016: .............................................................25
2.1.1.Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam: ...............................................................25
2.1.2.Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam: ............................................................29


2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẢU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2012 – 2016: .......................................................................37
2.2.1.Khối lƣợng, kim ngạch XK cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ:..........37
2.2.2.Cơ cấu cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ: ..........................38
2.2.3.Thị phần của cà phê Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ: ..................................40
2.3.CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ: ................................................41
2.3.1. Giới thiệu về mẫu khảo sát ..............................................................................41
2.3.2. Các nhân tố tác động .......................................................................................42
2.4.PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ: .............................................................................53
2.4.1.Điểm mạnh (Strengths): ...................................................................................53
2.4.2.Điểm yếu (Weaknesses): ..................................................................................54
2.4.3.Cơ hội (Opportunities): ....................................................................................55
2.4.4.Thách thức (Threats): .......................................................................................55
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2017-2020 .....................................57

3.1.MỤC TIÊU - QUAN ĐIỂM - CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: ........................57
3.1.1.Mục tiêu các giải pháp: ....................................................................................57
3.1.2.Quan điểm đề xuất giải pháp: ..........................................................................57
3.1.3.Cơ sở đề xuất giải pháp: ...................................................................................58
3.2.CÁC NHĨM GIẢI PHÁP ...................................................................................59
3.2.1.Nhóm giải pháp hƣớng đến khâu sản xuất và chế biến cà phê ........................59
3.2.2.Nhóm giải pháp hƣớng đến các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng
Hoa Kỳ

................................................................................................................61

3.2.3.Nhóm kiến nghị với nhà nƣớc ..........................................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70
PHỤ LỤC ..................................................................................................................72


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu:

Cà phê vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số
liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) năm 2017, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu cà
phê đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil.
Cà phê Việt Nam đƣợc xuất khẩu trên 80 quốc gia, trong đó phải kể đến thị trƣờng
Hoa Kỳ, nơi có nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, luôn chiếm
mức nhập khẩu lớn và cũng là thị trƣờng chiến lƣợc cho ngành sản xuất và xuất
khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng khối lƣợng cũng nhƣ kim
ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn 2012-2016
gần đây lại là không ổn định, tăng giảm bất thƣờng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng

do một số các yếu tố nhƣ suy thoái kinh tế, thay đổi bất lợi của thời tiết… làm giảm
sức tiêu thụ của thị trƣờng, điều này cho thấy tầm quan trọng hơn hết để củng cố,
mở rộng xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Hoa Kỳ là một việc làm hết sức cấp thiết
đối với ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, tác
giả đã chọn đề tài “ Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị
trƣờng Hoa Kỳ” làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng với những giải pháp đề xuất sẽ
giúp cho ngành cà phê Việt Nam tăng cƣờng khả năng cạnh tranh qua chiến lƣợc
củng cố và phát triển thị trƣờng trọng điểm nhƣ thị trƣờng Hoa Kỳ, góp phần làm
đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng này, đóng góp
đáng kể vào sự phát triển của đất nƣớc.
2.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1:
Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016
diễn biến nhƣ thế nào? Các nhân tố chủ yếu nào tác động đến việc đẩy mạnh xuất
khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian qua?


2
Câu hỏi 2:
Cần đề ra những giải pháp gì để phù hợp với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ để giải quyết những khó khăn mà ngành hàng này gặp
phải trong bối cảnh hội nhập?
3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

3.1.


Trên cơ đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa
Kỳ, phân tích những thành tựu, hạn chế và các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng
này để đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà
phê trên thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể

3.2.



Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ

trong những năm qua (2012 - 2016).


Phân tích các nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt

Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ.


Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam

sang thị trƣờng Hoa Kỳ
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian: Do điều kiện nghiên cứu, việc khảo sát đƣợc thực hiện với đa số
các doanh nghiệp ở miền Nam Việt Nam và một số doanh nghiệp ở khu vực
Tây Nguyên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ
hàng đầu chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam và Tây Nguyên, do đó có
thể xem sự khảo sát thực tế này mang tính đại diện cho cả nƣớc.
 Thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung từ năm 2012 -2016.


3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

 Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập từ các nguồn đáng tin cậy nhƣ: Tổng
cục Thống kê Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Bộ Nông
Nghiệp Hoa Kỳ, Trung tâm thƣơng mại quốc tế (ITC), Hiệp hội cà phê ca cao Việt
Nam (Vifoca)... các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí liên quan.
 Phƣơng pháp thống kê, mô tả
Sử dụng các phƣơng pháp thống kê kinh tế dựa trên số liệu của 05 năm từ
2012 - 2016 và thống kê mô tả, tác giả đã tiến hành gửi phiếu câu hỏi khảo sát đến
65 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ để phân tích,
đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng này. Tổng số phiếu
tác giả thu đƣợc từ việc khảo sát là 50 phiếu, trong đó có 03 phiếu khơng hợp lệ nên
số lƣợng phiếu khảo sát đƣa vào phân tích là 47 phiếu. Kết quả khảo sát sẽ đƣợc tập
hợp và làm sạch, sau đó đƣợc mã hóa, nhập dữ liệu vào phần mềm Excel để tiến
hành xử lý.

 Phƣơng pháp khảo sát chuyên gia:
Khảo sát, thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, là đại diện của các công ty xuất khẩu cà phê sang
thị trƣờng Hoa Kỳ thông qua hình thức chủ yếu là gặp mặt trao đổi trực tiếp, hoặc
thông qua điện thoại, thƣ điện tử nhằm tìm hiểu những khó khăn, thách thức mà các
doanh nghiệp này gặp phải, từ đó đƣa ra những giải pháp sát với tình hình thực tế.
6.

Các nghiên cứu trƣớc đó:

Để thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp cận với nhiều luận văn, đề tài có liên quan sau
đây:
 Huỳnh Quốc Toàn (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành cà phê
Tây Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí
Minh.


4
Nội dung: Dựa trên mơ hình năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter, tác
giả tập trung việc phân tích một số các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại khu vực Tây Nguyên. Tuy
nhiên đề tài chủ yếu dùng phƣơng pháp định tính nhƣ tổng hợp số liệu thực
chứng để phân tích, so sánh.
 Huỳnh Kim Long (2010), Phân tích và đảnh giá năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,
Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Luận văn đã xác định đƣợc các nguyên nhân chủ yếu làm
cho các doanh nghiệp kinh doanh XK cà phê khơng có đƣợc năng lực cạnh
tranh nổi trội và hoạt động kém hiệu quả, đồng thời đã đƣa ra đƣợc các giải
pháp nhằm nâng cao các lợi thế cạnh tranh then chốt cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên các giải pháp chỉ đƣợc đƣa ra dƣới dạng định tính.
 Thái Anh Tuấn (2010), Một số giải pháp để các doanh nghiệp thành viên hội
cà phê ca cao Vỉêt Nam đẩy mạnh xuất khấu cà phê UTZ., Luận văn thạc sĩ,
Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Luận văn phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc gia nhập
chuỗi cà phê có chứng nhận UTZ Certified kết hợp với khảo sát thực tế tại
các doanh nghiệp thành viên Vicofa để xây dựng một số giải pháp đồng bộ
tác động từ sản xuất đến lƣu thông cà phê. Đề tài đã thực hiện điều tra khảo
sát nhƣng mẫu điều tra tƣơng đối hẹp chỉ mới thực hiện khảo sát các doanh
nghiệp xuất khẩu là thành viên của Vicofa.
 Trần Thị Vĩnh Phúc (2010), Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền
vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại
Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Đề tài đƣa các lý thuyết về chuỗi cung ứng và các mơ hình xuất
khẩu tiêu chuẩn nhƣ UTZ, 4C…, từ đó phân tích và đƣa ra đƣợc các giải
pháp hợp lý áp dụng cho ngành cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam.


5
 Ƣng Thanh Hồng (2008), Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà
phê cho Tổng công ty cà phê Việt Nam đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ,
Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Đề tài phân tích kỹ và có hệ thống, đồng thời đƣa ra dự báo nhằm
làm cơ sở xây dựng các chiến lƣợc xuất khẩu cụ thể cho Tổng công ty cà phê
Việt Nam.
 Vũ Thị Hƣơng Lệ (2007), Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà
phê tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nội dung: Luận văn đƣa ra các giải pháp cải thiện tình hình sản xuất và chế
biến cà phê xuất khẩu tại tỉnh Đồng Nai dựa trên số liệu định tính. Luận văn

khơng tiến hành khảo sát mà chỉ dùng số liệu thứ cấp và gói gọn trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
Nhìn chung những tài liệu này cung cấp cho tác giả những nền tảng về tình hình
xuất khẩu, những rủi ro, lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam cũng nhƣ các giải
pháp tổng quát để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, chƣa có tài liệu
nào phân tích rõ nét các nhân tố tác động đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trƣờng Hoa Kỳ để từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể.
7.

Ý nghĩa và hạn chế của luận văn:

7.1. Ý nghĩa:

Phân tích đƣợc tình hình xuất khẩu và nhận định các yếu tố ảnh hƣởng đến khối
lƣợng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Hoa Kỳ, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng này.
Đề tài nghiên cứu có một số ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn cho các
doanh nghiệp và những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc tìm ra
hƣớng nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê ở các vùng để cạnh tranh đƣợc với các
đối thủ nƣớc ngoài trong bối cảnh hội nhập đầy cam go và thách thức.


6
7.2. Hạn chế:

Nghiên cứu chọn mẫu theo phƣơng pháp thuận tiện, một trong những phƣơng pháp
chọn mẫu phi xác suất nên tính đại diện cịn thấp. Nghiên cứu tiếp theo nên chọn
mẫu theo phƣơng pháp phân tầng, một trong những phƣơng pháp xác suất thì hiệu
quả thống kê sẽ cao hơn.

Nghiên cứu chỉ thực hiện thống kê mô tả, chƣa thực hiện các kiểm định thống kê.
Nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện các kiểm định này.
8. Kết cấu của luận văn: Luận văn bao gồm 3 chƣơng cơ bản nhƣ sau:

 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trƣờng Hoa Kỳ.
 Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ.
 Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng
Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2020.


7
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU:
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu:

Theo điều 28, mục 1, chƣơng 2, Luật Thƣơng Mại Việt Nam 2005: “ Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.”
Trong kinh tế, xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng, xuất
hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình
thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hóa của các quốc gia, cho
đến nay đã phát triển và thể hiện thơng qua nhiều hình thức.
Nhƣ vậy, có thể hiểu xuất khẩu là bán hàng hóa và dịch vụ ra nƣớc ngồi nhằm mục
đích thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nƣớc, phát triển sản xuất kinh
doanh, khai thác ƣu thế tiềm năng đất nƣớc và nâng cao đời sống dân cƣ.
1.1.2. Vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu:


Đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc phát triển
kinh tế và thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, vai trị của
xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:
 Tạo vốn cho quá trình đầu tƣ trong nƣớc, chuyển hóa giá trị sử dụng, làm
thay đổi cơ cấu giá trị sử dụng cho tổng sản phẩm xã hội. Góp phần nâng cao
hiệu quả của nền kinh tế.
 Xuất khẩu là nguồn thu chính tạo ra nguồn vốn ngoại tệ, tạo tiền đề cho nhập
khẩu thông qua yếu tố vốn và kỹ thuật nâng cao khả năng sản xuất, năng lực
cạnh tranh của quốc gia.
 Thực hiện chức năng lƣu thơng hàng hóa từ trong nƣớc sang các nƣớc khác.
Hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện để mở rộng khả năng cung cấp, thị trƣờng
tiêu thụ, nâng cao năng lực đầu ra. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu,


8
các công ty phải liên tục cải thiện sản xuất, tìm cách kinh doanh hiệu quả,
giảm chi phí và tăng năng suất.
 Đẩy mạnh xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế do sử dụng hiệu
quả những lợi thế so sánh tƣơng đối và tuyệt đối nhất của quốc gia.
 Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội của đất nƣớc: vốn, việc
làm, sử dụng tài nguyên có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc
đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
 Đẩy mạnh xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế
giữa các quốc gia nhờ vào những mặt hàng xuất khẩu.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của doanh

nghiệp:
1.1.3.1. Các nhân tố chủ quan:
Các nhân tố chủ quan tác động đến việc đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gồm các

nhân tố thuộc nhóm sản xuất, các nhân tố thuộc nhóm doanh nghiệp tham gia hoạt
động xuất khẩu và các nhân tố từ sự hỗ trợ của chính phủ.
 Các nhân tố thuộc nhóm sản xuất:
Các nhân tố thuộc nhóm sản xuất bao gồm chất lƣợng sản phẩm, quy mô sản xuất
và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên trên hết sản phẩm phải gắn với lợi
thế của quốc gia.
-

Chất lƣợng sản phẩm: Để đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tập trung vào việc

nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
của nƣớc nhập khẩu bởi đây là yếu tố quan trọng để có thể cạnh tranh với các sản
phẩm của các quốc gia khác. Chất lƣợng sản phẩm cần đặt trong mối tƣơng quan
với giá cả, mẫu mã...
-

Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất là khả năng sản xuất ra số lƣợng hàng

hóa trong giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ. Để đáp ứng đƣợc nhu
cầu của thị trƣờng thì việc mở rộng quy mơ sản xuất là cần thiết để làm gia tăng sản
lƣợng sản xuất.


9
-

Cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm nhằm tạo ra

nhiều loại sản phẩm, phong phú về chủng loại, mẫu mã để nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trƣờng. Do vậy, đầu tƣ có hiệu quả nhất là đào tạo và phát triển đội ngũ thiết

kế kết hợp với công tác điều tra, nghiên cứu thị trƣờng, xác định xu hƣớng tiêu
dùng để tạo ra đƣợc sản phẩm làm hài lòng khách hàng.


Các nhân tố thuộc nhóm doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu:

Các nhân tố thuộc nhóm doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu bao gồm
nguồn lực về vốn và lao động của doanh nghiệp, thƣơng hiệu doanh nghiệp, khả
năng xây dựng kênh phân phối, khả năng xúc tiến thƣơng mại.
-

Nguồn lực về vốn và lao động của doanh nghiệp: vốn và lao động là hai

nguồn lực chính của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần phải có kế hoạch phát triển nguồn vốn và lao động.
-

Thƣơng hiệu doanh nghiệp: muốn có chỗ đứng trên thị trƣờng xuất khẩu thì

doanh nghiệp cần phải có thƣơng hiệu riêng, q trình xây dựng thƣơng hiệu rất khó
khăn và lâu dài, do đó phải có chiến lƣợc cụ thể, doanh nghiệp phải liên tục cập
nhật, đầu tƣ công nghệ sản xuất mới, tạo ra những sản phẩm chất lƣợng tốt, xây
dựng đội ngũ làm việc chun nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh. Ngồi ra, cịn
phải chú trọng đến cơng tác nghiên cứu thị trƣờng.
-

Đa dạng hóa kênh phân phối: Việc xây dựng, thiết kế kênh phân phối phù

hợp và tối ƣu cho sản phẩm đến đƣợc thị trƣờng tiêu thụ một cách dễ dàng, thuận
tiện sẽ góp phân duy trì thị phần và mở rộng ra các thị trƣờng mục tiêu khác.

-

Khả năng xúc tiến thƣơng mại: doanh nghiệp xuất khẩu cần có các công cụ

và các kênh thực sự hiệu quả nhằm giới thiệu, quảng bá, phân phối sản phẩm của
mình trên thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cải thiện năng lực tài
chính để tăng cƣờng tổ chức quảng bá sản phẩm, hàng hóa ở nƣớc ngồi, cải thiện
khả năng tiếp cận các nguồn thông tin.


10
 Các nhân tố từ sự hỗ trợ của chính phủ:
Các nhân tố từ sự điều phối của nhà nƣớc bao gồm chính sách thuận lợi hỗ trợ xuất
khẩu (quy trình, thủ tục đơn giản, các chính sách hỗ trợ cho ngƣời nơng dân…), tạo
điều kiện về tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu (miễn giảm thuế, các loại phí
và lệ phí trong q trình làm thủ tục xuất khẩu…). Bên cạnh đó chính phủ cịn điều
tiết các bộ ngành, các hiệp hội cung cấp các dịch vụ và thơng tin thị trƣờng thƣơng
mại, chính sách mới thƣờng xun, đồng thời làm cầu nối giới thiệu các doanh
nghiệp uy tín trong nƣớc với các đối tác nƣớc ngồi thơng qua các hoạt động quảng
bá….. xây dựng các chiến lƣợc cấp quốc gia nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trƣờng mục tiêu.
1.1.3.2.

Các nhân tố khách quan:

Các nhân tố thuộc môi trƣờng khách quan bao gồm đối thủ cạnh tranh và các rào
cản thƣơng mại, sự phòng vệ thƣơng mại của nƣớc nhập khẩu.
 Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trƣờng mục tiêu. Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu cần biết đƣợc chiến lƣợc phát triển

của các đối thủ cạnh tranh nhƣ: chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá, chiến lƣợc
phân phối, chiến lƣợc chiêu thị... Để đƣa ra đƣợc hƣớng phát triển và cách thức bảo
vệ thị phần trên thị trƣờng mục tiêu.
 Rào cản thương mai:
Để bảo hộ sản xuất hàng hóa cùng loại trong nƣớc của những quốc gia có nhu cầu
nhập khẩu, các nƣớc nhập khẩu áp dụng nhiều rào cản thƣơng mại, trong đó cần kể
đến:
-

Hàng rào thuế quan:

Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu
vực hải quan của một nƣớc. Cùng với tiến trình tồn cầu hóa về kinh tế nhƣ hiện
nay, các quốc gia có xu hƣớng giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan để
thúc đẩy hoạt động thƣơng mại thế giới.


11
-

Hàng rào phi thuế quan:

Theo WTO “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính
cản trở đối với thƣơng mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học”. Nhƣ thế
hàng rào phi thuế quan ra đời nhằm bảo hộ cho nền sản xuất nội địa của nƣớc nhập
khẩu, về hình thức, hàng rào phi thuế quan rất đa dạng, phong phú nhƣ: các biện
pháp hạn chế định lƣợng, các biện pháp tài chính, tiền tệ, các rào cản kỹ thuật, các
biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời.....
1.1.4. Cơ sở lý thuyết về đẩy mạnh xuất khẩu cà phê:
1.1.4.1.


Thuyết trọng thƣơng

Thuyết trọng thƣơng ra đời ở châu Âu vào khoảng cuối thế kỷ XV. Theo thuyết
trọng thƣơng: sự giàu có của quốc gia đƣợc thể hiện qua số lƣợng quý kim (vàng,
bạc...) mà quốc gia đó nắm giữ, đƣợc xem là tài sản quốc gia. Con đƣờng duy nhất
để tăng tài sản quốc gia là phải phát triển ngoại thƣơng và nhấn mạnh rằng xuất
siêu là biện pháp hữu hiệu nhất trong hoạt động ngoại thƣơng. Hoạt động ngoại
thƣơng đƣợc hiểu theo Luật trò chơi bằng khơng (Zero – sum game) nghĩa là lợi
ích kinh tế mà một quốc gia thu đƣợc là từ nguồn lợi của quốc gia khác. Thƣơng
mại quốc tế không chỉ dựa vào tiềm năng của một quốc gia mà Chính phủ đóng
một vai trị quan trọng thơng qua các chính sách bảo hộ mậu dịch, độc quyền
ngoại thƣơng để chi phối toàn bộ thị trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu xuất siêu
mang lại nhiều vàng bạc cho quốc gia.
Mặc dù có những nhược điểm nhất định nhưng nếu vận dụng sáng tạo trong điều
kiện hiện nay thì học thuyết này vẫn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp
xuất khẩu nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung, cụ thể muốn cà phê Việt
Nam hướng tới phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị
trường nhập khẩu thì các doanh nghiệp cần phải tích cực nâng cao chất lượng và
đẩy mạnh xuất khẩu cà phê. Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp, của người
trồng cà phê thì Chính quyền (Nhà nước và chính quyền địa phương) đóng vai trị
đặc biệt quan trọng trong quy hoạch và phát triển ngành cà phê Việt Nam.


12
1.1.4.2.

Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế học cổ điển ngƣời Anh, ngƣời đƣợc suy

tôn là cha đẻ của “kinh tế học”. Ơng cho rằng sự giàu có của quốc gia phản ánh
qua năng lực sản xuất chứ không phải qua số quý kim nắm giữ và “Nếu mỗi quốc
gia chun mơn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi
thế tuyệt đối (tức chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác) và nhập khẩu
những mặt hàng mà mình khơng có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có
lợi”. Lợi thế tuyệt đối có đƣợc là do sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên,
vị trí địa lý... mà có. Thƣơng mại quốc tế khơng phải là quy luật Trị chơi bằng
khơng mà là Trị chơi tích cực (positive sum game) và các quốc gia đều có lợi hơn
thông qua thƣơng mại quốc tế.
Vận dụng học thuyết của A. Smith, tác giả nhận thấy cà phê Việt Nam có nhiều lợi
thế trong sản xuất và xuất khẩu như điều kiện tự nhiên phù hợp, năng suất cao,…
Đó là những yếu tố quyết định để cà phê Việt Nam có thể phát triển bền vững, tạo
tiền đề vững chắc cho xuất khẩu.
1.1.4.3.

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

David Ricardo (1772 – 1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Anh. Theo ông
nếu mỗi quốc gia chun mơn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà
mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình khơng có lợi thế so
sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên lợi thế so sánh ở đây là dựa vào
trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia. Lợi thế so sánh thay đổi
tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia, địa phƣơng.
Vận dụng học thuyết của David Ricardo tác giả nhận thấy để đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê bên cạnh việc khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát huy tính
cần cù sáng tạo của người nơng dân Việt Nam thì cịn phải khơng ngừng cải thiện
tất cả các khâu từ sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản… để nâng cao chất
lượng cà phê nhân xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể giữ
vững và mở rộng thị trường hiện có.



13
1.1.4.4.

Lý thuyết Heckscher – Ohlin

Lý thuyết H – O đƣợc trình bày nhƣ sau: các quốc gia cần chú trọng chun mơn
hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong
nƣớc sẵn có dồi dào (nhƣ là lao động đối với các nƣớc đang phát triển) và nhập
khẩu trở lại những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nƣớc khan hiếm
tƣơng đối (nhƣ là vốn và kỹ thuật đối với các nƣớc đang phát triển).
Lý thuyết này có giá trị cao trong việc vận dụng vào thực tế phát triển ngoại
thƣơng đối với những quốc gia đang phát triển có thế mạnh về nông nghiệp. Trong
trƣờng hợp này các doanh nghiệp xuất khẩu có thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu cà
phê, sản phẩm thâm dụng tài nguyên nhƣng giá trị gia tăng chƣa cao. Lý thuyết
này cũng chứng minh là tại sao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nƣớc đang
phát triển thì đại bộ phận hàng xuất khẩu là sản phẩm thâm dụng lao động và có
nguồn gốc từ tài nguyên.Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết này là đã khơng tính đến
ảnh hƣởng của thƣơng mại quốc tế đối với sự thay đổi giá cả các yếu tố sản xuất.
Vận dụng lý thuyết trên, tác giả nhận thấy phát triển cà phê là hướng đi đúng
trong đường lối phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Với việc đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu cà phê, chúng ta sẽ tận dụng các vùng đất bazan màu mỡ, đất
đồi cũng như nguồn lao động thủ công dồi dào.
Ngoài những lý thuyết nêu trên, lý thuyết chi phí cơ hội của G. Haberler, và các lý
thuyết mới về thƣơng mại quốc tế cũng cung cấp những ý tƣởng quan trọng làm
nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong chƣơng 3.
1.2. GIỚI THIỆU THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ HOA KỲ
1.2.1. Thông tin chung về Hoa Kỳ:


Liên bang Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập
hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm
gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đơ Washington, D.C.,
nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dƣơng ở phía tây, Đại Tây Dƣơng ở phía
đơng, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng


14
tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đơng. Tiểu bang Hawaii nằm
giữa Thái Bình Dƣơng. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay cịn đƣợc gọi là vùng quốc
hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dƣơng.Với 3,79 triệu dặm
vng (9,83 triệu km²) và 324,7 triệu dân (2016), Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 về
tổng diện tích và thứ 3 về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia
đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều
quốc gia khác trên thế giới.
Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị thực tế,
với tổng sản phẩm nội địa (GDP) đƣợc ƣớc tính cho năm 2015 là trên 18,5 ngàn
tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lƣợng thế giới dựa trên GDP danh nghĩa, và khoảng
16% sức mua tƣơng đƣơng). GDP bình quân đầu ngƣời của Hoa Kỳ năm 2016 là
57.221 đô la, đứng hạng 5 thế giới theo giá trị thực và hạng 10 theo sức mua tƣơng
đƣơng. Hoa Kỳ là một trong những nƣớc giàu có nhất về tài ngun khống sản và
là một trong những nƣớc có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Hoa Kỳ trong những năm gần đẩy lần lƣợt là: 2,4%
(năm 2014); 2,5% (năm 2015) và 2,8% (năm 2016). (Theo Ngân hàng Thế Giới World Bank).
1.2.2. Tổng quan về thị trƣờng cà phê Hoa Kỳ:

1.2.2.1 Nhu cầu tiêu thụ cà phê tại thị trƣờng Hoa Kỳ :
Hoa Kỳ là nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Sản lƣợng cà phê
sản xuất của Hoa Kỳ không đámg kể, lƣợng cà phê nhập khẩu của Hoa Kỳ chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, nơi mà cà phê đóng vai trò là một thức uống

rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân Hoa Kỳ.
Bảng 1.1. Tình hình nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2012 - 2016
2012
Sản lƣợng (tấn)

2014

1.445.996 1.493.361 1.524.987

Kim ngạch nhập
khẩu (triệu USD)

2013

6.751

5.461

6.013

2015

2016

1.538.552

1.603.557

6.034


5.746,6

Nguồn:Trung tâm thương mại quốc tế ITC (www.trademap.org)


15
Qua bảng 1.1, ta có thể thấy khối lƣợng cà phê nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng đều qua
các năm, giai đoạn từ 2012 đến 2015 tăng 92.556 tấn, tƣơng đƣơng tăng 6,4%. Đến
năm 2016, khối lƣợng nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh ở mức 1.603.557 tấn, tăng
65.005 tấn, tƣơng đƣơng tăng 4,2% so với 2015. Nhìn chung, nhu cầu nhập khẩu cà
phê của thị trƣờng Hoa Kỳ luôn giữ ở mức cao.
Hoa Kỳ là quốc gia trẻ và đầy sức sống, con ngƣời ở đây ƣa sống tự do, tất cả đều
theo sở thích, văn hóa cà phê cũng không ngoại lệ. Ngƣời dân Hoa Kỳ sử dụng cà
phê hồn tồn theo ý thích, khơng sành điệu nhƣ ngƣời châu Âu, cũng khơng cầu kì
nhƣ ngƣời Ả rập, uống để mà uống, uống thoải mái, vì vậy Hoa Kỳ là nƣớc tiêu thụ
cà phê lớn nhất thế giới, dù ở nhà, trƣờng học, công sở hay chốn công cộng và bất
cứ ở đâu, lúc nào, ngƣời ta đều có thể ngửi thấy mùi thơm đặc trƣng của cà phê.
Theo hiệp hội cà phê Hoa Kỳ, cuộc khảo sát mới đây vào năm 2015 về xu hƣớng
uống cà phê của ngƣời dân Hoa Kỳ, có đến khoảng 83% ngƣời dân Hoa Kỳ có thói
quen uống cà phê, 3/4 trong số những ngƣời tham gia khảo sát uống cà phê ít nhất
một cốc vào mỗi tuần, lƣợng tiêu thụ cà phê vẫn duy trì ở mức cao và ổn định, có
đến 63% ngƣời dân uống cà phê mỗi ngày.
Thị trƣờng Hoa Kỳ rất ƣa chuộng cà phê Catimor thuộc họ Arabica, 70% lƣợng cà
phê tiêu thụ tại Hoa Kỳ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil, còn lại là Robusta
nhập từ Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, những năm gần đây xu hƣớng sử dụng
cà phê Robusta đang ngày một gia tăng đối với ngƣời dân Hoa Kỳ. Sự chuyển dịch
tiêu dùng này là cơ hội góp phần làm tăng khối lƣợng cà phê Việt Nam xuất khẩu
sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong những năm tới khi Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất
khẩu cà phê Robusta.



16
1.2.2.3. Thị trƣờng nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ:

Với nhu cầu tiêu thụ rộng lớn ở thị trƣờng trong nƣớc, Hoa Kỳ nhập khẩu cà phê từ
rất nhiều nƣớc trên thế giới.
Biểu đồ 1.1. Trị giá nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ các thị trƣờng năm 2016

Nguồn:Trung tâm thương mại quốc tế ITC (www.trademap.org)
Thị trƣờng Hoa Kỳ ƣa thích cà phê Arabica, do đó thống lĩnh thị trƣờng cà phê Hoa
Kỳ chính là Brazil và Colombia, đây là những nƣớc xuất khẩu chủ yếu cà phê
Arabica với trị giá nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ hai thị trƣờng này trong năm
2016 lần lƣợt là 1.371,8 triệu USD và 1.257,8 triệu USD. Ngoài ra, cũng cần kể đến
Mexico, Guatemala, Canada, Indonesia... những quốc gia chiếm trị giá nhập khẩu
cà phê lớn trên thị trƣờng Hoa Kỳ .
Trong những đối thủ cạnh tranh trên thì Brazil là đối thủ lớn đáng gờm. Brazil đƣợc
xem là một trong những nƣớc sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hiện
nay nhờ Brazil có giống cà phê Arabica, là loại đƣợc trồng chủ yếu ở Brazil, có độ
cafein ở mức thấp, nhƣng có mùi thơm đặc trƣng và chất lƣợng cao. Do đó, dù giá
của cà phê Arabica cao hơn hẳn các loại cà phê khác nhƣng hiện nay nó vẫn đƣợc
tiêu thụ với số lƣợng nhiều trên thế giới.


17
Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng đầu về cà phê Robusta sang thị trƣờng Hoa Kỳ.
Nói riêng về thị trƣờng cà phê Robusta tại Hoa Kỳ thì sau đối thủ chính Brazil, cũng
cần kể đến đối thủ Indonesia, một quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á,
trồng nhiều Robusta nhƣ Việt Nam, và ngành cà phê Indonesia có cơ cấu và đặc
điểm khá tƣơng đồng với Việt Nam.
1.2.2.4. Tổ chức phân phối sản phẩm cà phê tại thị trƣờng Hoa Kỳ:


Cà phê là một trong những đồ uống đƣợc tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới và
ở Hoa Kỳ. Thị trƣờng đƣợc phân chia thành những ngƣời trồng, nhà rang xay và các
nhà bán lẻ.
Ở cấp độ bán lẻ, Nescafe đã đƣợc biết đến là thƣơng hiệu cà phê có giá trị nhất trên
tồn thế giới với giá trị khoảng 5,3 tỷ Đô la Mỹ trong năm 2013. Thƣơng hiệu cà
phê chính đối với phân khúc cà phê tại nhà bao gồm Folgers và Maxwell, dựa trên
doanh số bán hàng. Folgers thuộc sở hữu của JM Schmucker và chiếm 852.400.000
Đơ la Mỹ trong năm 2014.
Có khoảng 1.200 nhà rang xay tại Hoa Kỳ hiện nay. Nhà rang xay lớn thƣờng có
một sự pha trộn cơng thức riêng và bán cho các nhà bán lẻ lớn - Big Three (Kraft,
công ty sở hữu Maxwell House và Sanka, thuộc sở hữu của Philip Morris, Procter &
Gamble, công ty sở hữu Folgers và Millstone và Nestle) duy trì trên 60% tổng khối
lƣợng cà phê. Các nhà bán lẻ thƣờng mua cà phê đóng gói từ nhà rang xay, mặc dù
một số lƣợng ngày càng tăng của các nhà bán lẻ cũng là rang hạt cà phê của mình
để bán. Trong những năm gần đây, các quán cà phê mới đã đƣợc mở tại một tốc độ
bùng nổ, làm tăng lợi nhuận cho nhà rang xay cà phê đặc biệt và các nhà bán lẻ.
Hiệp hội Cà phê đặc biệt của Hoa Kỳ ƣớc tính có 10.000 qn cà phê và 2.500 cửa
hàng chuyên bán cà phê. Chuỗi đại diện cho khoảng 30% của tất cả các cửa hàng
bán lẻ cà phê. Tuy nhiên, các siêu thị và các chuỗi bán lẻ truyền thống vẫn là kênh
chính cho cả cà phê đặc sản và cà phê không đặc biệt, và họ nắm giữ khoảng 60%
thị phần của tổng doanh số bán cà phê.


×