Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

.....…..

BÙI MINH NHẬT

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

.....…..

BÙI MINH NHẬT

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý công
Mã số chuyên ngành: 603.101.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS NGUYỄN CHÍ HẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng học
viên. Mọi số liệu, trích dẫn, kết quả đều có nguồn gốc rõ ràng. Học viên thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Chí Hải. Các tài liệu trích dẫn, đã được thể hiện đầy
đủ trong phần tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn

Bùi Minh Nhật


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Viết tắt

Diễn giải

1. BQL

Ban quản lý

2. Bộ KH&ĐT


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3. CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

4. CSHT

Cơ sở hạ tầng

5. Chính phủ

Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6. ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

7. FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

8. KCN

Khu cơng nghiệp

9. KCNC

Khu cơng nghệ cao


10. KCX

Khu chế xuất

11. KKT

Khu kinh tế

12. KKT CK

Khu kinh tế cửa khẩu

13. Nghị định 29 đã Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Nước Cộng hịa
sửa đổi, bổ sung

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Chính phủ) quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ban hành ngày
14/03/2008 và được sửa đổi, bổ sung theo hai Nghị định:
- Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban ngày
11/12/2013, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
29/2008/NĐ-CP
- Nghị định số 114/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 09/11/2015, sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số
29/2008/NĐ-CP


iii

14. QLNN


Quản lý nhà nước

15. Quốc hội

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

16. Sở KH&ĐT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

17. SXCN

Sản xuất công nghiệp

18. TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

19. UBND

Ủy ban nhân dân

20. VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

Tiếng Anh
Viết tắt
1. ASEAN


Tiếng Anh
Association of Southeast

Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asian Nations
2. IDB/MOEA

The Industrial

Cục phát triển công nghiệp thuộc Bộ

Development Bureau of

các vấn đề kinh tế Đài Loan

Ministry of Economic
Affairs in Taiwan
3. IGEP

Indo-German Environment

Programme

Partnership Programme

4. UNIDO


United Nations Industrial

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên

Development Organization

Hiệp Quốc

United Nations

Chương trình Mơi trường Liên Hiệp

Environment Programme

Quốc

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

5. UNEP

6. WEF


iv

7. WEPZA

World Economic


Tổ chức các Khu chế xuất Thế giới

Processing Zones
Association
8. WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

9. WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang giai
đoạn 2004 - 2016 .................................................................................................................... 50
Bảng 2.2. Đóng góp của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang .................... 68
Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống giao thông trong khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang .............................................................................. 69
Bảng 2.4. Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống cấp điện trong các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang .............................................................................. 69
Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống cấp, thoát, xử lý nước
trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ..................................................... 70

Bảng 2.6: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống thông tin liên lạc trong
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ............................................................... 71
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống cây xanh, cảnh quan
trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ..................................................... 71
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống an ninh trật tự và an tồn
trong các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ..................................................... 72
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống phí trong các khu cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ....................................................................................... 72
Bảng 2.10: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống quản lý nhà nước trong
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ............................................................... 73
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về hệ thống chính sách ưu đãi trong
các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ............................................................... 73
Bảng 2.12: Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư về thu nhập ..................................... 74
Bảng 2.13: Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư về an sinh - xã hội.......................... 74
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư về sức khỏe và môi trường ........... 75
Bảng 2.15: Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư về các dịch vụ tiện ích cơng ......... 75


vi

Bảng 2.16: Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư đối với công tác quản lý nhà nước
của đội ngũ cán bộ nhà nước................................................................................................. 76


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh An Giang năm 2015 ............................................. 41
Hình 2.2. Sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2004
- 2016 ....................................................................................................................................... 51

Hình 2.3. Biểu đồ chỉ số PCI của tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2016 ............... 65
Hình 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài theo số dự án vào các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh An Giang năm 2016 .......................................................................................... 67
Hình 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngồi theo vốn đầu tư vào các khu cơng nghiệp trên
địa bàn tỉnh An Giang năm 2016 .......................................................................................... 68


viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................................... vii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu................................... 10
5.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 10
5.2.1. Phương pháp định tính ................................................................................................ 10
5.2.2. Phương pháp thống kê mô tả...................................................................................... 10
5.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát ................................................................................... 10
5.2.4. Phương pháp khác ....................................................................................................... 11
5.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................... 11
5.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp................................................................................................ 11
5.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp .............................................................................................. 12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn............................................................. 12

7. Bố cục của Luận văn........................................................................................................ 13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.............................. 14
1.1. Khái niệm và đặc trưng khu công nghiệp ............................................................... 14
1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp.................................. 19


ix

1.3. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp .. 20
1.3.1. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ....................................... 20
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp: ..................................... 22
1.3.3. Yêu cầu quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ........................................ 23
1.4. Hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp .................................... 25
1.4.1. Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp .................... 25
1.4.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. ....... 26
1.4.3. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các
khu công nghiệp...................................................................................................................... 28
1.5. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công
nghiệp và những bài học vận dụng cho tỉnh An Giang................................................ 31
1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
trên địa bàn các tỉnh thành..................................................................................................... 31
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu
công nghiệp vận dụng cho tỉnh An Giang ........................................................................... 35
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ................................................ 39
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.......... 39
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39
2.1.2. Khái quát về hạ tầng kinh tế - xã hội......................................................................... 42

2.2. Khái quát quá trình hình thành và hi ện trạng các khu cơng nghiệp trên địa
bàn tỉnh An Giang ................................................................................................................ 46
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
An Giang................................................................................................................................. 51
2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước đối
với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang......................................................... 51


x

2.3.2. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà
nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ........................................ 53
2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh An Giang ............................................................................................................ 61
2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh An Giang ........................................................................................................................ 61
2.4.1. Đánh giá việc khai thác tiềm năng và tạo động lực phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ....................................................................................... 61
2.4.2. Đánh giá sự đóng góp của các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ...... 66
2.4.3. Đánh giá sự hài lịng các doanh nghiệp trong các khu cơng nghiệp ..................... 69
2.4.4. Đánh giá sự hài lòng của cộng đồng dân cư quanh các khu công nghiệp ............ 74
2.4.5. Đánh giá chung về hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh An Giang ............................................................................................................ 77
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 83
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ................................................. 84
3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển các khu công nghiệp tỉnh An Giang đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................................ 84
3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang..................... 84
3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển các khu công nghiệp tỉnh An Giang .................. 85

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với các khu công nghiệp tỉnh
An Giang................................................................................................................................. 86
3.2.1. Nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng và tạo động lực phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ....................................................................................... 86
3.2.2. Nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.. 89
3.2.3. Nâng cao mức độ hài lòng của các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp ........... 93
3.2.4. Nâng cao mức độ hài lịng của cộng đồng dân cư quanh khu công nghiệp ......... 95


xi

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 99


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu công nghiệp (KCN) là một trong những mơ hình tổ chức lãnh thổ kinh tế đầu
tiên trên thế giới. Trong xu thế công nghiệp hóa tồn cầu, sự biến đổi diện mạo của nền
kinh tế tồn thế giới hiện nay, các mơ hình KCN đóng vai trị quan trọng trong cơng cuộc
đổi mới, phát triển và hiện đại hóa của các quốc gia. Mơ hình KCN có vai trị khơng thể
bàn cãi trong việc thúc đẩy phát triển ở các quốc gia về mở rộng lao động, tạo việc làm,
tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngân sách và phát triển ngoại thương. Tuy nhiên, không
phải quốc gia nào, địa phương nào áp dụng mơ hình này cũng đạt được thành cơng,
khơng những thế cịn có thể thất bại thảm hại. Điều này dẫn đến sự chú trọng vào các lý
luận về KCN và các biện pháp, cách thức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
(QLNN) đối với các KCN của các quốc gia trên thế giới. Mơ hình nghiên cứu về KCN
và hiệu quả QLNN đối với các KCN được cho là bắt nguồn từ ý tưởng xuất hiện từ cuối

thế kỷ XIX, phát triển mạnh mẽ vào nửa cuối thế kỷ XX và phổ biến toàn cầu ngày nay.
Các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang thời quan qua đã có những đóng góp nhất định
cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh An Giang và cả nước. Song, chưa thực
sự tương xứng với tiềm năng và động lực phát triển các KCN của tỉnh. Trải qua 13 năm
phát triển từ năm 2004, số lượng các KCN An Giang đến nay chỉ dừng lại ở 05 KCN và
02 phân khu công nghiệp, nhưng chỉ thực sự có 02 KCN hoạt động hiệu quả là: KCN
Bình Long (huyện Châu Phú) và KCN Bình Hịa (huyện Châu Thành). Cá biệt có KCN
đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng (CSHT) cơ bản nhưng hơn 10 năm vẫn chưa có dự án
nào được triển khai (KCN Xn Tơ, huyện Tịnh Biên). Các KCN khác vẫn đang đợi dự
án đầu tư. Việc quy hoạch các KCN tràn lan cùng với việc các dự án đã đăng ký đầu tư
nhưng phút cuối lại thu hồi xuất hiện nhiều, gây hoang mang, mất niềm tin trong dân
chúng và tạo ảnh hưởng khơng tốt đến hình ảnh tỉnh An Giang đối với cách nhìn của các
nhà đầu tư trong nước, khu vực và quốc tế.


2

Bên cạnh đó, các KCN với tư cách là một thực thể vận động trong nền kinh tế thị
trường nên không tránh khỏi những "khuyết tật" của thị trường như ngoại tác tiêu cực (ô
nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng…), độc quyền, bất đối xứng thông tin, cung ứng thiếu
hụt hàng hóa cơng… Hơn nữa, trong khi các quốc gia trên thế giới, các KCN khác trong
cả nước đã và đang lựa chọn các mơ hình KCN sinh thái, Khu cơng nghệ cao (KCNC),
các mơ hình KCN hiện đại phù hợp với địa phương, lựa chọn doanh nghiệp đầu tư thì
các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn cịn đang loay hoay với bài tốn thu hút đầu tư
và lấp đầy KCN. Cộng với tình trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
người làm việc cho cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang về công nghệ thông tin
chưa cao, các trang mạng thơng tin điện tử Chính phủ của tỉnh An Giang đều có băng
thơng thấp, chất lượng thơng tin sơ sài và hình ảnh quảng bá, thu hút đầu tư, phát triển
KCN thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KCN, giảm hiệu quả QLNN đối với
các KCN trên địa bàn.

Tóm lại, An Giang dù là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, du lịch, kinh tế mậu biên nhưng tiềm năng và động lực phát triển công nghiệp, KCN
của tỉnh An Giang không hề nhỏ. Do đó, để An Giang có thể phát huy được được động
lực và tiềm năng phát triển công nghiệp của mình, đưa An Giang thật sự trở thành tỉnh
trọng điểm trong phát triển kinh tế khu vực phía Nam và cả nước, tương xứng với tiềm
năng vốn có của tỉnh thì vấn đề nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN trên địa bàn
tỉnh An Giang hiện nay là điều cấp thiết. Chính vì vậy, Học viên chọn đề tài "Nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang" làm
đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình, nhằm góp phần đóng góp về lý luận, đánh giá
thực trạng và đề xuất kiến nghị, hàm ý giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả QLNN đối
với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như làm cơ sở tham khảo giải pháp cho
các tỉnh, thành phố (TP) trực thuộc Trung ương khác trên cả nước.
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngồi


3

Khi nói đến vấn đề về KCN và hiệu quả QLNN đối với các KCN thì trên thế giới có
nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó có thể nói vai trò to lớn của Alfred Marshall (1842
- 1924) - nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh với tác phẩm nổi tiếng "Những nguyên lý cơ
bản của kinh tế học". Trong tác phẩm, Marshall (1890) đã sử dụng thuật ngữ "quận cơng
nghiệp" (Industrial District) mà cách thức của nó gần giống với quan niệm về KCN hiện
nay. Ý tưởng về quận công nghiệp của Marshall được cho là khởi nguồn cho sự hình
thành quan điểm về các mơ hình KCN sau này. Bên cạnh đó, Alred Marshall đã đưa ra
ba lý do để giải thích cho vấn đề tại sao các doanh nghiệp lại thu được lợi ích khi đặt
cùng một nơi với các doanh nghiệp tương tự mình hay nói cách khác là tại sao Nhà nước
lại đạt được mục tiêu phát triển hiệu quả khi quy hoạch các doanh nghiệp cùng tính chất
lại với nhau trong cuốn sách "Những nguyên lý cơ bản của kinh tế học" của ông được
tái bản lần thứ 2 vào năm 1920. Nghiên cứu của Marshall đã đặt nền móng cho việc xem

xét các KCN dưới góc độ cạnh tranh, quy hoạch và gợi ý chính sách cho Nhà nước trong
việc đạt được mục tiêu phát triển thông qua quy hoạch KCN.
Bên cạnh các nghiên cứu của Alfred Marshall cịn có những nghiên cứu của tổ chức
công nghiệp thế giới (UNIDO). UNIDO đưa ra các lý luận về KCN và cách thức để
QLNN có hiệu quả đối với các KCN. Trên cơ sở cơng nhận các mơ hình KCN hiện nay
bắt nguồn từ lý thuyết của Alfred Marshall về quận công nghiệp, từ năm 1968 đến nay,
UNIDO đã đưa ra nhiều cơng trình nghiên cứu về KCN và gợi ý nâng cao hiệu quả
QLNN đối với các KCN cho các địa phương, vùng miền, các quốc gia, khu vực trên thế
giới. Năm 2015, UNIDO đưa ra nghiên cứu "Economic Zones In The ASEAN: Industrial
Parks, Special Economic Zones, Eco Industrial Parks, Innovation Districts As Strategies
For Industrial Competitiveness". Nghiên cứu này đưa ra cơ sở lý thuyết về các mơ hình
khu kinh tế (KKT), năm loại hình KKT phát triển từ thấp đến cao gồm KCN, KKT đặc
biệt, KCNC, KCN sinh thái và khu đổi mới, đánh giá các mơ hình KKT này ở ASEAN
và Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu còn chỉ ra năm giai đoạn phát triển cho quy hoạch
QLNN về các mô hình này, xác định Việt Nam đang ở giai đoạn 2: "củng cố các thành


4

quả đạt được của KCN truyền thống, chuyển dần sang KKT đặc biệt, KCN sinh thái, khu
công nghệ kỹ thuật cao", dự báo Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) sẽ là đô thị sáng
tạo đầu tiên của Việt Nam và gợi ý giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN cho Việt Nam
đối với các mơ hình này.
Ngân hàng thế giới (WB, 1998) cũng có quan điểm gần giống với UNIDO trong các
lý luận về các mơ hình KCN và gợi ý chính sách phát triển cho hiệu quả QLNN đối với
các mơ hình này làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm thiểu nghèo đói ở các
nước đang phát triển.
Tương tự UNIDO, Tổ chức các khu chế xuất thế giới (WEPZA) đưa ra các lý luận về
mơ hình KCN nhưng theo hướng các mơ hình kinh tế đặc biệt như những khu phi thuế
quan, tự do thương mại, khu chế xuất (KCX) hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu cho các

KCN và gợi ý các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với loại mơ hình này. Mơ hình
KCN, KCX đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển trong hoạch định
các chính sách kinh tế của mình hiện nay.
Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) thì đưa ra lý luận về mơ hình
KCN, xu hướng phát triển KCN sinh thái và gợi ý cho các quốc về QLNN đối với các
KCN trong cơng tác quản lý mơi trường ở các KCN.
Ngồi ra, cịn có các nghiên cứu từ các diễn đàn, hội nghị, chương trình chia sẻ kiến
thức, các bài báo, nghiên cứu trên các tạp chí khoa học của các quốc gia liên quan đến
đề tài:
Theo tác giả Ersin Türk (2006) với nghiên cứu "An Evaluation of Industrial Park
Policy of Turkey: İzmir as a Case Study" của báo cáo tại Hội nghị lần thứ 42 của Hiệp
hội quốc tế của TP và quy hoạch khu vực tổ chức ở TP Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ thì đồng
thuận với các quan điểm của UNIDO về KCN và đã tập trung phân tích, đánh giá các
chính sách KCN như một cơng cụ quan trọng để thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa (CNH - HĐH); Phát triển các khía cạnh cơ sở của quy hoạch KCN ở Thổ Nhĩ Kỳ;


5

Đưa ra trường hợp nghiên cứu cụ thể ở TP İzmir; đánh giá, kết luận, gợi ý các chính sách
nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN cho Thổ Nhĩ Kỳ và các nơi khác.
Theo Vincent Bricout (2014) - tiến sĩ kinh tế của thuộc công ty tư vấn chính sách
Arthur D. Little với nghiên cứu "Industrial Park Governance. The Vital Cog for Success"
về các lĩnh vực năng lượng và tiện ích lại nhấn mạnh các lợi ích mà Chính phủ đạt được
khi xây dựng KCN, đặt ra các vấn đề trọng tâm, gợi ý ba mơ hình QLNN của Chính phủ
đối với các KCN chủ yếu trên thế giới, các đặc điểm của nó, cũng như các tiêu chí để
mỗi quốc gia lựa chọn mơ hình QLNN tốt nhất và ứng dụng nó vào mơ hình QLNN đối
với các KCN của quốc gia mình. Quan điểm của ba mơ hình QLNN đối với các KCN
của Bricout đồng quan điểm với đặc điểm về các KCN của UNIDO đưa ra năm 1968 về
sự phân cơng vai trị của Chính phủ và tư nhân trong quản lý các KCN.

2.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Cùng với các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về QLNN đối với các KCN thì ở
Việt Nam cũng có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này với những với những
công trình nghiên cứu sau:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, "Những biện pháp phát
triển và hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam" của
tác giả Lê Tuyển Cử (2003) đưa ra nhiều vấn đề thực tiễn và lý luận sâu sắc, đặc biệt là
khi các KCN đang trở thành một thực thể kinh tế ngày càng quan trọng và có đóng góp
ngày càng lớn trong cơng cuộc CNH - HĐH đất nước. Luận án đã làm rõ vai trò của các
KCN trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đánh giá những ưu, nhược điểm đạt được
trong công tác QLNN đối với các KCN, chỉ ra những yếu kém và nguyên nhân của
chúng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN
ở Việt Nam. Luận án khẳng định để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN ở Việt
Nam phải nắm vững các chức năng của QLNN và bảo đảm phối hợp hài hịa giữa QLNN
với cơng việc hằng ngày của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng
KCN, từng doanh nghiệp trong KCN phát triển, nâng cao khả năng liên kết giữa các


6

KCN, giữa các doanh nghiệp trong KCN với nhau và cả với các doanh nghiệp ngoài
KCN.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, học viện Hành chính quốc gia TP. HCM "Nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp Việt Nam" của tác giả Trần Văn Phùng (2006)
đưa ra được sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các KCN đối với nền
kinh tế bởi sự phát triển các KCN không tránh khỏi những khuyết tật của thị trường như
ngoại tác tiêu cực, độc quyền, hàng hóa cơng khơng được cung ứng đúng yêu cầu, bất
đối xứng thông tin giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân hay sự can thiệp quá mức
của nhà nước làm móp mép thị trường. Tác giả đưa ra được định nghĩa về hiệu quả kinh
tế - xã hội của các KCN đối với nền kinh tế, phân tích và luận giải các KCN dưới góc độ

hiệu quả kinh tế - xã hội gắn liền với nó, cùng với các tiêu chí đánh hiệu quả kinh tế - xã
hội của KCN. Các tiêu chí được tác giả đưa ra là đánh giá hiệu quả tài chính của KCN
trong giai đoạn đầu tư và giai đoạn vận hành, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dựa trên
khả năng sinh lời của KCN đối với nền kinh tế, tác động thu hút vốn đầu tư của KCN,
ảnh hưởng tạo việc làm và tăng phúc lợi cho người lao động, ảnh hưởng với mơi trường,
lợi ích cho các nhà đầu tư, mức đóng góp ngân sách, ảnh hưởng tới xuất khẩu, ảnh hưởng
đối với dân cư trong khu vực, sự phù hợp với các mục tiêu trong chiến lực phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Thương mại "Hồn thiện chính sách và mơ
hình tổ chức QLNN đối với việc phát triển các KCN Việt Nam (Thông qua thực tiễn các
KCN miền Bắc)" của tác giả Lê Hồng Yến (2007) khẳng định KCN có nhiều vai trị quan
trọng thông qua việc đã đưa ra một số vấn đề cơ bản về chính sách và mơ hình tổ chức
QLNN đối với việc phát triển các KCN giai đoạn 1994 - 2006. Trong Luận án này, tác
giả đã tiếp cận hiệu quả QLNN đối với các KCN theo 02 đối tượng nghiên cứu là chính
sách và mơ hình tổ chức QLNN đối với các KCN ở Việt Nam. Luận án đã đưa ra các
tiêu chí đánh giá hiệu quả chính sách, các nguyên tắc thiết kế và hoạt động của bộ máy
QLNN đối với các KCN của Việt Nam. Đồng thời Luận án cũng đưa ra phương hướng


7

và một số giải pháp hồn thiện chính sách và mơ hình QLNN đối với việc phát triển
KCN ở Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015. Trong đó, phương án thành
lập Tổng cục quản lý KCN thuộc Bộ Cơng thương là mơ hình theo tác giả nếu được áp
dụng sẽ nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN của Việt Nam.
Bên cạnh đó, đã có nhiều các cơng trình đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp QLNN đối với các KCN của một địa phương. Các cơng
trình nổi bật có thể kể đến là:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội của tác giả Ngô Quang Đông
(2011) nghiên cứu về "Công tác Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Bắc

Ninh: Thực trạng và giải pháp" đã đi sâu vào phân tích thực trạng thực hiện nội dung và
đề xuất giải pháp cho công tác QLNN đối với các KCN cho tỉnh Bắc Ninh. Trong Luận
văn, tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện nội dung cơng tác QLNN đối với các KCN
của tỉnh Bắc Ninh một cách cụ thể theo trình tự như sau: Hệ thống pháp lý về QLNN đối
với các KCN ở Bắc Ninh; Bộ máy QLNN và các cán bộ tham gia công tác QLNN đối
với các KCN ở Bắc Ninh; Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính
sách phát triển KCN ở Bắc Ninh; Công tác quản lý thực hiện đầu tư CSHT kỹ thuật
KCN; Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư; Công tác ổn định chất lượng của nguồn lao động.
Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN nhằm góp
phần vào sự phát triển của các KCN ở Bắc Ninh.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Khuất Thị
Hồng Nhung (2015) nghiên cứu về "Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ở
Hà Nội". Tác giả luận giải cơ sở lý thuyết dưới góc độ của kinh tế chính trị về vai trị
QLNN đối với q trình hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam nói chung và Hà Nội
nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hồn thiện và tăng cường vai trị QLNN
đối với các KCN ở Hà Nội. Tác giả phân tích thực trạng QLNN đối với các KCN ở Hà
Nội theo trình tự là: Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ
xây dựng, phát triển KCN trong thời gian tới; Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN; Tiếp


8

nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư
cho các dự án đầu tư nước ngoài theo uỷ quyền; Phối hợp với các cơ quan QLNN về lao
động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động,
thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương; Quản lý hoạt động dịch vụ trong
KCN; Hoạt động và bộ máy quản lý KCN; Công tác bảo vệ môi trường.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Mỏ - Địa chất của tác giả Phạm Kim Thư (2016)
nghiên cứu về "Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội". Tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp

QLNN đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới góc độ chuyên ngành Quản
lý kinh tế. Trong Luận án, tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện nội dung công tác
QLNN đối với các KCN một các tổng quát qua 03 công tác cụ thể là: (1) Xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách QLNN đối với các KCN; (2) Tổ chức thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách QLNN đối với các KCN; (3) Thực hiện
thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN. Tác giả cũng đã đưa ra được các
tiêu chí đánh giá thực trạng QLNN đối với các KCN là: (1) Tính phù hợp của chiến lược,
quy hoạch và các chính sách QLNN đối với các KCN; (2) Tính khả thi chính sách và
biện pháp QLNN đối với các KCN; (3) Tính hiệu lực của các chính sách và biện pháp
QLNN đối với các KCN; (4) Tính hiệu quả của các chính sách và biện pháp QLNN đối
với các KCN. Trong đánh giá tính hiệu quả, tác giả lưu ý ngồi xác định hiệu quả thông
qua sự đánh giá tương quan giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu lại, thì cần phải tính thêm
những tác hại phụ khi thực thi chính sách như độ thỏa mãn của các nhà đầu tư.
Về khoảng trống nghiên cứu, Học viên nhận thấy ở tỉnh An Giang chưa có một nghiên
cứu cụ thể về công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. Cùng với các nghiên
cứu đi sâu vào phân tích, đánh giá tính hiệu quả của cơng tác QLNN đối với các KCN
của một địa phương chưa có nhiều. Do đó, nội dung đánh giá tính hiệu quả và qua đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với các KCN trên
địa phương cần được tiếp tục nghiên cứu.


9

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với các
KCN trên địa bàn tỉnh An Giang.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa và luận giải có chọn lọc cơ sở lý thuyết về hiệu quả QLNN đối với các
KCN. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN đối với các KCN. Nghiên cứu

kinh nghiệm các tỉnh, thành phố trong việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN
và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh An Giang.
Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN và các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN đối
với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang. Từ đó, chỉ rõ những thành cơng, những tồn tại
hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh
An Giang trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: là hiệu quả QLNN đối với các KCN trên địa
bàn cấp tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của hiệu quả
QLNN đối với các KCN.
Về không gian: Tỉnh An Giang có nhiều KCN, tuy nhiên, hiện nay chỉ có 02 KCN
đang hoạt động là KCN Bình Hịa (huyện Châu Thành) và KCN Bình Long (huyện Châu
Phú). Vì vậy, tác giả chọn địa bàn các huyện này làm không gian nghiên cứu.
Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ khi KCN của tỉnh An Giang được cho
phép thành lập vào năm 2004 cho đến năm 2016 và có cập nhật một số dữ liệu cần thiết
của năm 2017. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 5 năm 2017.


10

5. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp định tính
Được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý thuyết có chọn lọc về hiệu quả QLNN đối với
các KCN. Luận văn thu thập thông tin lý luận và thực tiễn khoa học từ các tài liệu trong
và ngồi nước có liên quan để xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu, từ đó đưa

ra những luận cứ khoa học cho các tiêu chí đánh giá QLNN và nâng cao hiệu quả QLNN
đối với các KCN.
5.2.2. Phương pháp thống kê mơ tả
Được sử dụng để nghiên cứu, phân tích các thơng tin về tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội của An Giang. Phương pháp này cũng được dùng để đánh giá về tình hình thực
hiện cơng tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó tập trung
phân tích hiệu quả QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang theo 04 tiêu chí
đề ra và nêu rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế của việc QLNN đối với các
KCN trên địa bàn tỉnh An Giang trong trong thời gian qua.
5.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát
Được dùng để thu thập thơng tin cho 02 tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của cơng tác
QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang, đó là mức độ hài lịng của các doanh
nghiệp hoạt động trong KCN Bình Long và KCN Bình Hịa và mức độ hài lịng của cộng
đồng dân cư quanh KCN Bình Hịa. Trên cơ sở đó, Luận văn đánh giá và đề xuất giải
pháp nâng cao mức độ hài lòng chung của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, qua đó
nâng cao tính hiệu quả của công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang.
Các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ (Likert R.A,
1932) từ 1= Hồn tồn khơng đồng ý; 2= Không đồng ý; 3 = Tương đối đồng ý; 4 =
Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý và được mô tả chi tiết ở Phụ lục 3.
Kiểm định One-sample T được dùng để kiểm định mơ hình đưa ra về mức độ hài lịng
của doanh nghiệp trong KCN Bình Long và KCN Bình Hịa và mức độ hài lịng của cộng


11

đồng dân cư quanh KCN Bình Hịa. Kiểm định One-sample T so sánh kết quả khảo sát
với giá trị đồng ý (hài lòng) mặc định là 3. Nếu giá trị Sig. (2 - tailed) < 5% thì khẳng
định tiêu chí được hỏi có ý nghĩa nghiên cứu, ngược lại nếu giá trị Sig. (2 - tailed) > 5%
thì khẳng định tiêu chí đó khơng có ý nghĩa nghiên cứu. Kết quả khảo sát >= 3 là hài
lòng, nhỏ hơn 3 là khơng hài lịng.

5.2.4. Phương pháp khác
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để xác định rõ những kết quả đạt được
cũng như hạn chế, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với
các KCN trên địa bàn. Ngoài ra, Luận án cũng sử dụng các phương pháp khác như
phương pháp biểu đồ, đồ thị...
5.2. Phương pháp thu thập số liệu
5.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp
* Địa bàn nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên hai địa bàn huyện Châu Thành (nơi đặt KCN Bình Hịa) và
Châu Phú (nơi đặt KCN Bình Long) của tỉnh An Giang. Đây là hai KCN duy nhất hoạt
động hiệu quả trên địa bàn tỉnh An Giang với tỷ lệ lấp đầy lần lượt là 70% và 100%.
* Đối tượng khảo sát:
Đối với khảo sát sự hài lịng của cộng đồng dân cư quanh KCN thì đối tượng khảo
sát là các hộ gia đình sống quanh, gần hai KCN Bình Long và KCN Bình Hịa.
Đối với khảo sát sự hài lịng của doanh nghiệp trong KCN thì đối tượng khảo sát là
tất cả các doanh nghiệp có hoạt động trong KCN Bình Long và KCN Bình Hịa.
* Cỡ mẫu điều tra:
Đối với khảo sát sự hài lòng của cộng đồng dân cư quanh KCN, cỡ mẫu điều tra là
20 hộ gia đình sống xung quanh, gần các KCN.
Đối với khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp trong KCN, cỡ mẫu điều tra là 10 (tất
cả các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Bình Long và KCN Bình Hịa).


12

Việc chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Học viên thu
thập số liệu, lập bảng hỏi, phát, thu lại và xử lý kết quả của phiếu điều tra khảo sát.
5.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp: được thu thập bằng cách phân loại, sao chụp trực tiếp và từ các trang
Mạng thông tin điện tử của Chính phủ, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư (Bộ KH&ĐT), Vụ quản lý các Khu kinh tế, Văn kiện Đại hội Đảng Bộ tỉnh An
Giang, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH & ĐT)
tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Ban quản lý (BQL) các
Khu kinh tế tỉnh An Giang, Cục thống kê tỉnh An Giang…và các ban ngành liên quan.
Số liệu thứ cấp trong Luận văn còn được thu thập từ các tổ chức của Liên Hiệp Quốc,
các chương trình, hội nghị liên kết và chia sẻ kiến thức, các cơng bố báo chí, các cơng
khai chia sẻ của các tổ chức, Luận án, Luận văn tốt nghiệp đã bảo vệ thành công và từ
các bài báo trong các tạp chí nghiên cứu khoa học có nghiên cứu về KCN ở trong nước
và quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm phong phú
thêm cơ sở lý thuyết khoa học về hiệu quả QLNN đối với các KCN. Đưa ra định nghĩa
cụ thể, xây dựng các tiêu chí đánh giá và cơ sở lý thuyết về hiệu quả QLNN đối với các
KCN. Vận dụng và cụ thể hóa các lý luận khoa học vào đánh giá hoạt động và nâng cao
hiệu quả QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn đã đánh giá hiệu quả, chỉ ra thành tựu và hạn chế trong QLNN đối với các
KCN trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối
với các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang.


×