Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu tôm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ THU HUYỀN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số chuyên ngành: 60. 31. 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN LUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mơ có những biểu hiện khơng ổn định: giá cả
trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, thị trường tài chính tiền tệ có những biến
động phức tạp, chính phủ phối hợp cùng các ngành, các địa phương, tập đồn kinh
tế, tổng cơng ty và doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh triển khai các biện pháp, các
kế hoạch nhằm thực hiện đồng bộ sáu nhóm giải pháp trong đó có thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu. Mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu của
nước ta trong những năm qua đã tạo lập được một vị thế khả quan trên thị trường
thế giới, trong đó tôm chế biến luôn là một mặt hàng mũi nhọn, đem lại nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước. Sản phẩm tôm tuy chỉ chiếm 20% khối lượng xuất khẩu
nhưng luôn chiếm trên 40% trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy hải sản. Mặt hàng


này ngày càng đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao, giải quyết việc làm cho
hàng ngàn lao động, trở thành ngành hàng có tầm quan trọng chiến lược đóng góp
vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cùng với vấn đề xuất khẩu, chúng ta lại cần
phải đề cập đến vấn đề là làm sao để ngành chế biến tơm của Việt Nam có thể cạnh


tranh được với các nước đã thương mại hóa ngành này từ hơn 20 năm trước như
Mỹ, Nhật, Trung Quốc với những thế mạnh cả về nguồn lực, nguồn khai thác, khoa
học cơng nghệ…Mơi trường cạnh tranh tồn cầu ngày càng địi hỏi khắt khe trong
khi đó do nội lực chưa được phát huy một cách hiệu quả nên việc nuôi trồng, sản
xuất và chế biến tôm xuất khẩu ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng phát triển.
Bởi vậy, vấn đề cấp thiết lúc này là phải xem xét, đánh giá thật kỹ lưỡng các
tiềm năng của ngành chế biến tôm Việt Nam để khai thác tối đa các nguồn lực nhằm
thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành. Việc đánh giá đúng được năng lực cạnh
tranh quốc gia của ngành tôm Việt Nam giúp tìm ra những giải pháp thực tiễn và có
định hướng phát triển đúng đắn nhằm tạo ra vị thế cạnh tranh mạnh mẽ, tạo nên sức
mạnh của thương hiệu tơm Việt Nam trên thị trường thế giới.
Vì vậy, đề tài luận văn cao học: “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành xuất
khẩu tơm Việt Nam” có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với tình
hình sản xuất và xuất khẩu tơm Việt Nam trên bình diện thế giới; đồng thời đánh
giá năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam trong thời gian qua.
Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành xuất khẩu tôm Việt Nam trong môi trường tồn cầu hóa thương mại quốc tế.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Đã có một số nghiên cứu đánh giá về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
ngành thủy sản nói chung, chế biến tơm nói riêng ở Việt Nam:
- “Cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá lợi thế cạnh tranh, khả năng
cạnh tranh” của GS.TS Nguyễn Thị Cành, NXB ĐHQG TP.HCM.2006 [tr.5-29].
Trình bày quan điểm về khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và phương pháp

đánh giá đo lường lợi thế cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.
- “Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở thành
phố Cần Thơ theo phương pháp PACA” của Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Đinh Yến
Oanh, Phan Văn Phùng và Nguyễn Bích Ngọc đăng trên Kỷ yếu khoa học 2012 số
38-46 Trường Đại học Cần Thơ. Phản ánh lợi thế cạnh tranh của ngành chế biến


thủy sản xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho ngành tại thành phố Cần Thơ.
- “ Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ trong giai đoạn hiện
nay” của Huỳnh Văn Toàn, luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài trình bày thực trạng xuất khẩu thủy
sản sang thị trường Mỹ, phản ánh các mặt hàng được người tiêu dùng Mỹ ưa
chuộng, các nước xuất khẩu thủy sản chính vào Mỹ với các sản phẩm thế mạnh, từ
đó so sánh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường Mỹ.
Nhưng các đề tài chỉ ở mức nghiên cứu từng thị trường xuất khẩu hay từng
địa phương trong nước. Ngành chế biến tôm xuất khẩu có những đặc trưng riêng và
cần được xem xét, đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn và thước đo riêng để có một
cái nhìn sâu sắc, khách quan và chính xác về thực trạng của ngành. Thực tiễn cho
thấy, việc nghiên cứu một cách tổng quan, toàn diện ngành chế biến tơm rất khó có
thể đáp ứng được những u cầu hay những đòi hỏi của nhà nước và doanh nghiệp
trong ngành.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung những vấn đề cơ bản sau:
- Trình bày những cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
ngành qua mơ hình Micheal.E.Porter. Phân tích đánh giá được thực trạng của ngành
chế biến tôm xuất khẩu, những điểm mạnh, điểm yếu, những nguồn lực sẵn có và
tiềm năng khai thác, những yếu tố bên trong và ngoài ngành tác động đến sự phát
triển của ngành tôm. Đánh giá đúng năng lực cạnh tranh quốc gia của ngành tôm

xuất khẩu, Việt Nam đang ở đâu so với các nước trên thế giới.
- Dự báo được xu hướng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành trong
những năm tới, tôm Việt Nam có khẳng định được vị trí của mình và mở rộng thị
trường xuất khẩu hay sẽ bị các quốc gia khác cạnh tranh?
- Đưa ra được những giải pháp giúp ngành tơm Việt Nam có thể sử dụng hết
tiềm năng và phát triển bền vững hơn trong tương lai.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu tôm Việt Nam
trên bình diện lợi thế so sánh quốc gia, vi mô, là hoạt động sản xuất kinh doanh xuất
khẩu của ngành tôm Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2013-2020. Phạm vi nghiên cứu là nghiên
cứu năng lực và khả năng cạnh tranh trong toàn ngành công nghiệp chế biến tôm
xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian từ năm 2000-2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu thực hiện đề tài
Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, tác giả luận văn thực hiện các phương
pháp nghiên cứu sau:
+ Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
- Trình bày các lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành,
chủ yếu dựa trên lý thuyết mơ hình viên kim cương của Micheal.E.Porter để giải
thích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh
của ngành tôm xuất khẩu Việt Nam. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả để làm rõ
các đặc thù của ngành chế biến tôm, các yếu tố bên trong và bên ngồi, những tác
động vĩ mơ tạo nên lợi thế so sánh của ngành. Phân tích và tổng hợp các nghiên cứu
có liên quan, sách báo, internet và tư duy logic làm sáng tỏ vấn đề, mục tiêu là cho
ra ma trận hình ảnh cạnh tranh.
- Dựa vào các số liệu dự báo của các tổ chức có uy tín về xu hướng phát triển
của ngành thủy hải sản nói chung và ngành tơm chế biến nói riêng ở trên thế giới
cũng như trong nước, dự báo xu hướng phát triển của ngành tôm. Chỉ ra được

những cơ hội và thách thức cho ngành tôm xuất khẩu đứng trước những diễn biến
dự báo của thị trường.
- Phương pháp phân tích: phân tích và tổng hợp các số liệu thông tin thứ cấp,
đây là các số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam, tình hình xuất khẩu thủy hải sản và
tôm chế biến. Nguồn số liệu thứ cấp này dự kiến thu thập từ các báo cáo thống kê
công khai của bộ và các cơ quan ban ngành Thủy hải sản, các bài viết nghiên cứu về
xuất khẩu tôm của các trung tâm nghiên cứu khoa học. Cụ thể như sau:


 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục Thủy sản; Cục Chế
biến thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối.
 Viện nghiên cứu kinh tế
 Tổng cục Thống kê
 Kho lưu trữ số liệu thời báo Kinh tế Sài Gòn
 Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam
 Các trang web:
+ Hội nghề cá (hoinghecavietnam.org.vn)
+ Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Việt Nam (agritrade.com.vn)
+ xuatkhautomdonglanhvietnam.com…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Trong phạm vi đề tài này, người viết sẽ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
ngành tôm Việt Nam theo mơ hình khối kim cương của Micheal.Porter, phân tích và
đánh giá được mức độ cạnh tranh của ngành thủy hải sản và lợi thế của việc nuôi
tôm xuất khẩu ở Việt Nam. Thể hiện cái nhìn tổng quan, tồn diện hơn về tồn bộ
ngành chế biến tơm xuất khẩu, chỉ ra những lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành xuất khẩu tôm trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển ngành xuất khẩu
tôm trở thành ngành mũi nhọn trong xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn:
Dựa trên những yếu tố cạnh tranh của Mơ hình Micheal.E.Porter, đề tài phân
tích và đánh giá một các khách quan và khoa học về năng lực cạnh tranh của ngành
xuất khẩu tôm trong thời gian qua. Qua đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu về
năng lực và khả năng cạnh tranh của ngành, đề ra các giải pháp có tính khả thi để
nâng cao chất lượng và hiệu quả cạnh tranh của ngành xuất khẩu tôm Việt Nam từ
nay đến năm 2020.
7. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và mô hình viên kim cương
của M.Porter.
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu tơm Việt Nam theo
mơ hình Viên kim cương của M.Porter.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu
tôm Việt Nam.

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VÀ
MƠ HÌNH VIÊN KIM CƢƠNG CỦA M.PORTER
1.1 Khái niệm chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế
cạnh tranh
Cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh
tế, mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể
hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau.
Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh

doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa để thu được lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vừa là
môi trường vừa là động lực của sự phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hóa, cạnh tranh biểu hiện cạnh tranh trong nội bộ
ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh là một tiến trình đổi mới khơng
ngừng, nếu doanh nghiệp nào bằng lòng với vị thế cạnh tranh hiện tại của mình thì
chắc chắn sẽ rơi vào tụt hậu. Do đó doanh nghiệp ln ln phải gia tăng khơng


ngừng vị thế cạnh tranh của mình, ln ln có sự đổi mới, ngày càng tạo ra giá trị
tăng thêm cho khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh càng khắc nghiệt thì các
doanh nghiệp càng phải nâng cao năng lực để thích ứng để tồn tại và làm cho ngành
ngày càng phát triển.
Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia
mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra
một số ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh
tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công
trong kinh doanh và trong cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số
kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản
phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm
nảy sinh thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của doanh
nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố
nội hàm của mỗi doanh nghiệp, khơng chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ,
tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh

giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị
trường.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và
lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người
tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí
so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các
đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi


chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác
động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận cơng ty, cũng như bằng những cơng
cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thơng qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm
mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh
tranh.
1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.2.1 Lợi thế so sánh
Lý thuyết này cho rằng doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi quốc gia có sự khác
nhau về các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn…) nên các doanh nghiệp, ngành,
quốc gia có lợi thế so sánh khác nhau. Tuy nhiên, điểm yếu của lý thuyết này chính
là các giả thuyết: công nghệ là giống nhau, lợi thế theo quy mơ, khơng có sự chuyển
dịch các yếu tố sản xuất giữa các doanh nghiệp, ngành, quốc gia. Do đó, lý thuyết
này chỉ có thể giải quyết cách thức phân phối hiệu quả các nguồn lực chứ khơng thể
giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập và năng
động như hiện nay.
1.2.2 Năng suất lao động
Năng suất được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất
chia cho số lượng các yếu tố đầu vào (lao động, vốn). Với kết quả kinh doanh được
tạo ra bởi mỗi đơn vị lao động, mỗi đơn vị vốn sẽ quyết định mức lương được trả, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận. Do đó, để tăng năng lực cạnh tranh thì cách

duy nhất là các doanh nghiệp nên tập trung vào các giải pháp nâng cao năng suất.
1.2.3 Môi trƣờng vĩ mô
Thể chế chính trị và luật pháp tạo ra mơi trường vĩ mơ. Mơi trường chính trị
ổn định và thể chế luật pháp hoàn chỉnh là tiền đề cho cạnh tranh. Các chính sách vĩ
mơ tốt trong các lĩnh vực quản lý tài chính cơng, quản lý nợ, mức độ can thiệp vào
thị trường và mở cửa sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sự thịnh
vượng của quốc gia. Tuy nhiên, tất cả các chính sách vĩ mơ tốt chỉ mới là điều kiện
cần để tạo lập năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia. Còn điều kiện
đủ nằm ở cấp cơ sở (doanh nghiệp): thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, chi phí


đầu vào, hạ tầng… Vì vậy, nếu muốn xem xét các yếu tố tạo nên năng lực cạnh
tranh, chúng ta phải xem xét cách thức tăng năng suất tại cấp doanh nghiệp và cấp
ngành. Quốc gia có năng lực cạnh tranh khi và chỉ khi doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh.
1.2.4 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh: (1)
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: hiệu quả tài chính, quản lý sản xuất, cơng
nghệ, năng lực quản lý; (2) chiến lược hoạt động: ngày nay chiến lược hoạt động
của doanh nghiệp Việt Nam là dựa vào lợi thế lương thấp và thâm dụng tài nguyên
thiên nhiên, phụ thuộc nước ngồi về mặt thiết kế, cơng nghệ và phân phối. Chiến
lược hoạt động này mang lại năng suất thấp, giá trị gia tăng không lớn. Nếu doanh
nghiệp Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết các doanh nghiệp
phải thay đổi chiến lược hoạt động vì lợi thế so sánh (chi phí lao động thấp, tài
nguyên thiên nhiên sẵn có) chỉ chuyển thành lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp có
năng lực sáng tạo, năng lực cải tiến phương thức sản xuất và sản phẩm.
1.3.5 Môi trƣờng kinh doanh
Mọi thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp diễn ra song song với sự
thay đổi của môi trường kinh doanh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh là:

Thương mại và đầu tư: mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản thương mại,
hiệp định thương mại, xúc tiến xuất khẩu, chính sách thu hút đầu tư và các quy định
có liên quan.
Tài chính: chất lượng và khả năng phục vụ của các ngân hàng và thị trường
vốn, nguồn cung tín dụng nội địa và hiệu quả phân bổ nguồn vốn của các tổ chức tài
chính đến những doanh nghiệp, khu vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất.
Đổi mới doanh nghiệp: những chính sách liên quan đến đổi mới doanh
nghiệp nhà nước và phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Nguồn nhân lực: các chính sách liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo và phát triển thị trường lao động.


Cơng nghệ: những chính sách liên quan đến khoa học, nghiên cứu, cải tiến và
phát triển sản phẩm mới.
Mặc dù các chính sách nêu trên áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp và
ngành nghề nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành nghề lại có
sự phân hóa rõ rệt. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ sự kết
hợp giữa các yếu tố vĩ mô (môi trường kinh doanh) với các yếu tố vi mô (chiến lược
hoạt động, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp).
Chắc chắn là khơng có lý thuyết nào có thể giải thích đầy đủ và chính xác sự
hình thành và phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành, của quốc
gia. Việc xem xét các kinh nghiệm thành công và thất bại của các doanh nghiệp, của
ngành là một quá trình đánh giá phức tạp mà trong đó nhiều yếu tố tác động đều
đóng vai trị quan trọng và khơng có cơng thức chung nhất cho việc hình thành và
phát triển năng lực cạnh tranh.
1.3 Các lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, lý thuyết về năng lực cạnh tranh nếu năng
lực cạnh tranh được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Do bài viết này tập trung
vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành và quốc gia nên phần cơ sở lý
luận chỉ tập trung vào khái niệm, phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp

độ ngành và quốc gia.
Có hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia
và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương
pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn
niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại
học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như
Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng.
Cơ sở phương pháp đánh giá được xác định bởi năng suất. Thu nhập bình
quân đầu người (GDP) được xem là thước đo chung nhất về năng suất quốc gia, có
quan hệ tới mức sống người dân và sự thịnh vượng của quốc gia. GDP bình quân


đầu người phụ thuộc vào mức vốn đầu tư đầu người và trình độ cơng nghệ. Theo
WEF và IDM thì năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi 8 yếu tố:
1- Mức độ mở cửa của nền kinh tế bao gồm hoạt động thương mại và đầu tư
2- Vai trị của chính phủ
3- Năng lực tài chính – tiền tệ
4- Kết cấu hạ tầng
5- Trình độ cơng nghệ
6- Trình độ quản lý doanh nghiệp
7- Lực lượng lao động
8- Thể chế kinh tế - chính trị
Trong đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia những năm trước, chỉ tiêu
cạnh tranh được phân theo 8 nhóm chỉ tiêu với hơn 500 tiêu chí khác nhau. Từ năm
2000, người ta nhóm lại thành 3 nhóm chỉ tiêu chính về mơi trường kinh tế vĩ mô,
về khoa học công nghệ và về thể chế kinh tế, mỗi nhóm trong 3 tiêu chí trên có
trọng số như nhau. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ được tham khảo và tính tốn từ kho
dữ liệu của ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức hiệp hội khác.
Phần quan trọng còn lại là kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp có quy mơ tồn cầu

về những tiêu chí khó định lượng bằng mơ hình tốn học.
Tuy nhiên các chỉ tiêu trên không xét đến quy mô của nền kinh tế và sức
mua của thị trường trong nước. Hai lý thuyết và phương pháp tiếp cận trên thường
được các nhà hoạch định chính sách quan tâm vì nó có tính khái quát cao, dễ hiểu,
cụ thể, tạo sự lien kết chặt chẽ giữa các môi trường kinh tế chung và hoạt động của
các doanh nghiệp. Để áp dụng vào phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành sản
xuất thì hai lý thuyết này chưa thật sự phù hợp.
Một lý thuyết mới về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Micheal Porter đưa ra
vào những năm 1990 (đây là cơng trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa
học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986) được đánh giá rất cao. Lý thuyết này lý giải tại
sao một số quốc gia có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, tức
là dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp


được thể hiện ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó, và rộng hơn là một
quốc gia. Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp các cách giải thích khác nhau trong lý
thuyết thương mại quốc tế trước đó, đồng thời đưa ra một khái niệm quan trọng là
lợi thế cạnh tranh quốc gia.
1.4 Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mơ hình viên kim cƣơng của M.Porter
1.4.1 Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Theo mơ hình viên kim cương, lợi thế cạnh tranh của một quốc gia được thể
hiện ở sự liên kết của 4 nhóm nhân tố: điều kiện yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu;
các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và mơi trường
cạnh tranh ngành. [27] Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên
khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong thương mại quốc tế. Ngoài ra mơ hình
cịn đề cập đến 2 yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội.

Hình 1.1 Mơ hình khối kim cương của M.Porter
Điều kiện về yếu tố sản xuất
Có hai loại điều kiện yếu tố sản xuất: yếu tố sản xuất cơ bản và yếu tố sản

xuất bậc cao:
- Yếu tố sản xuất cơ bản là những nguồn vật chất của quốc gia như đất đai,
tài ngun khống sản, khí hậu, vị trí địa lý và số lượng nhân khẩu. Yếu tố cơ bản
có thể cung cấp một lợi thế ban đầu mà sau này được tăng cường và mở rộng bởi


đầu tư trong những yếu tố lợi thế. Sự bất lợi của yếu tố cơ bản là chúng có thể tạo ra
áp lực cho việc đầu tư các yếu tố lợi thế.[9]
- Yếu tố bậc cao bao gồm cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận chuyển,
chất lượng nguồn nhân lực, điều kiện cho hoạt động nghiên cứu và trình độ khoa
học kỹ thuật. Yếu tố bậc cao là quan trọng nhất cho lợi thế cạnh tranh, không giống
như nhân tố cơ bản có sẵn trong tự nhiên, nhân tố bậc cao là sản phẩm do cá nhân
và chính phủ đầu tư.[9]
Mối quan hệ giữa yếu tố bậc cao và yếu tố cơ bản khá phức tạp. Nhân tố cơ
bản có thể cung cấp lợi thế ban đầu, được tăng cường và mở rộng bằng cách đầu tư
vào các nhân tố bậc cao. Ngược lại những bất lợi trong nhân tố cơ bản có thể tạo ra
những áp lực cần phải đầu tư vào nhân tố bậc cao. [8] Như vậy, nếu một nước
nghèo muốn phát triển nhân tố bậc cao thì ban đầu phải tập trung khai thác yếu tố
bậc thấp để tạo cạnh tranh ban đầu. Sau đó lấy thu nhập đó để đầu tư vào yếu tố bậc
cao để phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, lao
động có tay nghề, đầu tư cho phát triển cơng nghệ. Nhờ đó có thể duy trì cạnh tranh
cho tương lai, điều này là rất quan trọng.
Sự phong phú và dồi dào của các yếu tố sản xuất có vai trị nhất định đối với
lợi thế cạnh tranh quốc gia, các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và xuất khẩu các
sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố đầu vào mà quốc gia đó có lợi thế. Các doanh
nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh nếu họ sử dụng các nhân tố đầu vào có chi
phí thấp, chất lượng cao và có vai trị quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên có
những trường hợp sự dồi dào về nhân tố sản xuất lại làm giảm lợi thế cạnh tranh
nếu như chúng không được phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Nói cách khác,
sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hóa đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số

lượng yếu tố đầu vào trong việc tạo ra yếu tố cạnh tranh.
Một quốc gia có thể duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên đầu vào khi quốc gia
đó có các đầu vào cần thiết cho ngành cụ thể nào đó là đầu vào cao cấp và chuyên
ngành. Các đầu vào có thể tạo ra bởi các đơn vị tư nhân hoặc chính phủ. [9] Tuy
nhiên, thực tế cho thấy khu vực tư nhân là khu vực có lợi thế trong việc tạo ra các


đầu vào chuyên ngành và cao cấp vì họ hiểu rõ nhất lĩnh vực cạnh tranh của mình.
Khu vực chính phủ thường tập trung đầu tư tạo ra các đầu vào cơ bản và phổ biến.
Trừ khi có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, khu vực chính phủ thường không
thành công trong việc đầu tư tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp. Trên thực
tế không một quốc gia nào có thể tạo ra và cải tiến tất cả các loại đầu vào. Loại đầu
vào nào cần được tự chế tạo và cải tiến, làm thế nào để cải tiến và chế tạo đầu vào
một cách có hiệu quả tùy thuộc vào các nhân tố khác trong mơ hình.
Có thể nói, những bất lợi trong các nhân tố cơ bản là một phần khiến cho các
doanh nghiệp tránh xa việc dựa vào chi phí các nhân tố cơ bản và lo tìm kiếm các
lợi thế cao hơn. Trái lại sự phong phú của các nhân tố cơ bản sẽ ru ngủ các doanh
nghiệp trong sự tự mãn và khơng có ý chí trong việc sử dụng các kỹ thuật công
nghệ tiên tiến, kết quả là lợi thế cạnh tranh giảm và việc tăng năng suất cũng
giảm.[10] Chỉ có một số những nhân tố bất lợi nhất định có thể thúc đẩy, thay vì
ngăn trở sự đổi mới. Thiếu áp lực đồng nghĩa với sự tiến bộ những nếu có nhiều rủi
ro sẽ dẫn tới tình trạng tê liệt. Áp lực vừa phải, liên quan đến việc cân bằng các lợi
thế cạnh tranh trong một vài khu vực và những bất lợi trong các khu vực khác
dường như là một sự kết hợp tốt nhất cho việc cải tiến và đổi mới.
Điều kiện về nhu cầu trong nƣớc
Porter nhấn mạnh vai trò của nhu cầu trong nước trong việc thúc đẩy nhằm
nâng cao lợi thế cạnh tranh. Các công ty rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của những
khách hàng gần họ nhất [10]. Do đó những đặc tính của cầu trong nước rất quan
trọng trong quá trình hình thành các nhân tố cho sản phẩm sản xuất trong nước và
trong việc tạo ra áp lực cho cải tiến và chất lượng. Porter cho rằng các cơng ty trong

một nước sẽ có được lợi thế cạnh tranh nếu những khách hàng nội địa đòi hỏi khắt
khe và phức tạp. Những khách hàng như vậy luôn gây áp lực buộc các công ty địa
phương phải mang tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao và sản xuất ra những sản
phẩm mới. [27] Nếu người tiêu dùng trong nước dễ tính thì sẽ khơng thể buộc các
nhà sản xuất trong nước cạnh tranh tạo ra sản phẩm tốt, do đó sẽ khơng có khả năng
cạnh tranh quốc tế.


Thông qua các tác động động và tĩnh, nhu cầu trong nước xác định mức đầu
tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước. Ba khía cạnh của
nhu cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là:
bản chất nhu cầu; dung lượng, mơ hình tăng trưởng của nhu cầu và cơ chế lan
truyền của nhu cầu trong nước ra môi trường quốc tế. Bản chất nhu cầu trong nước
xác định cách thức doanh nghiệp nhận thức, lý giải và phản ứng trước nhu cầu
người mua. Bản chất nhu cầu tác động tới lợi thế cạnh tranh thông qua cấu trúc nhu
cầu, mức độ đòi hỏi của người mua và tính hướng dẫn của nhu cầu.
Tốc độ tăng trưởng của nhu cầu nhanh sẽ kích thích các doanh nghiệp áp
dụng các cơng nghệ mới nhanh hơn vì làm giảm lo ngại rằng các kỹ thuật mới sẽ
làm cho đầu tư hiện tại bị dư thừa. Một khía cạnh đáng lưu ý là nhu cầu bão hịa
nhanh chóng cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước,
buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới và cải tiến, tạo ra sức ép giảm giá, tạo
ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng mức độ cạnh
tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm chi phí, loại bỏ những doanh nghiệp yếu và
những doanh nghiệp mạnh hơn sẽ tồn tại, đổi mới và phát triển.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
Đối với mỗi doanh nghiệp các ngành sản xuất hỗ trợ là các ngành sản xuất
cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, các ngành sản xuất liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể
chia sẻ các hoạt động trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành
mà sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ, việc chia sẻ hoạt động thường diễn

ra ở khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ.
Ích lợi của việc đầu tư vào các nhân tố bậc cao bằng các ngành công nghiệp
phụ trợ và có liên quan có thể lan tỏa thành một ngành cơng nghiệp cạnh tranh mới,
nhờ đó giúp một ngành đạt được vị trí cạnh tranh vững chắc trên thị trường quốc tế.
Sự hiện diện của các ngành phụ trợ cạnh tranh trên thế giới trong một nước tạo lợi
thế cho các ngành nghề chuyển động xi dịng theo nhiều cách khác nhau. [10] Lợi
ích quan trọng nhất của các nhà cung ứng vào nội địa là quá trình đổi mới và nâng


cao. Lợi thế cạnh tranh xuất hiện từ quan hệ kinh doanh thường xuyên giữa các nhà
cung ứng cấp thế giới và ngành công nghiệp. Các nhà cung ứng giúp các doanh
nghiệp nắm bắt được phương pháp mới và cơ hội để ứng dụng kỹ thuật mới. Các
doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận các thơng tin, ý tưởng mới, hiểu biết sâu sắc
vào sự đổi mới của các nhà cung ứng. Sự trao đổi R&D kết hợp các vấn đề cần giải
quyết dẫn đến hiệu quả nhanh chóng hơn. [9] Các nhà cung ứng có khuynh hướng
trở thành một đường dẫn để chuyển đổi thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này
sang doanh nghiệp khác. Ngược lại, các doanh nghiệp ở khâu sau có cơ hội tác động
tới các nỗ lực về kỹ thuật của các nhà cung ứng và là nơi kiểm chứng ý kiến đề xuất
cải tiến của nhà cung ứng. Thơng qua q trình này, tốc độ đổi mới trong cả ngành
nghề trong nước được tăng lên đáng kể.
Trong tất cả các ngành cung ứng, một nước khơng cần phải có lợi thế quốc
gia thì mới có thể đạt được lợi thế cạnh tranh đối với một ngành công nghiệp. Nếu
đầu vào không thúc đẩy đổi mới thì trong quá trình sản xuất, các sản phẩm và các
q trình có thể nhập từ nước ngồi. Và ở đâu có các ngành phụ trợ và có liên quan
phát triển thì ở đó có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, do đó cần tạo điều kiện cho
mỗi thành tố phát triển.
Chiến lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh ngành
Khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến
lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh thường là kết quả của
việc kết hợp tất cả các yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Mục tiêu, chiến

lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp trong các ngành nghề biến đổi đa dạng giữa
các quốc gia. Và hệ tư tưởng quản lý khác nhau mang lại kết quả khác nhau trong
quá trình xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Những khác biệt về trình độ quản lý
và kỹ năng tổ chức như trình độ học vấn và hướng đích của cán bộ quản lý, sức
mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách hàng, thái độ
với các hoạt động quốc tế, quan hệ giữa người lao động với bộ máy quản lý… tạo ra
lợi thế hoặc bất lợi thế cho doanh nghiệp. Cạnh tranh trong nước có tác động mạnh
hơn cạnh tranh quốc tế trong những trường hợp mà cải tiến và đổi mới là yếu tố cơ


bản của cạnh tranh. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các đối thủ cạnh tranh sôi nổi trong
nội địa và mơi trường cạnh tranh trong nước càng khốc liệt thì khả năng cạnh tranh
quốc tế càng cao. Sự thành công của một doanh nghiệp tạo sức ép phải cải tiến và
nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các nhân tố bậc cao
đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và thu hút đối thủ mới nhập cuộc, sức ép
cạnh tranh không chỉ vì lý do kinh tế thuần túy mà cịn vì danh dự và cá nhân. Nếu
cần thiết phải cắt giảm bớt một số cơng ty trong nước để tìm cách cải thiện hiệu
quả, giúp cạnh tranh quốc tế tốt hơn, đặc biệt khi có yếu tố hiệu quả kinh tế nhờ quy
mơ.
Trên đây là 4 nhóm nhân tố quan trọng trong mơ hình viên kim cương của
Micheal Porter. Ngồi ra yếu tố chính phủ và cơ hội cũng có ảnh hưởng tới mơ hình
lợi thế so sánh của một quốc gia.
Vai trị của Chính phủ đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia
Bằng cách lựa chọn các chính sách có thể làm giảm hay cải thiện lợi thế cạnh
tranh quốc gia, chính phủ có vai trị tác động vào bốn nhóm nhân tố nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh. Chính phủ có thể tác động tới các điều kiện đầu vào thơng qua
các cơng cụ trợ cấp, chính sách thị trường vốn, và sâu hơn là tác động đến từng
thành tố như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế…[10]
Chính phủ có thể tác động vào các nhân tố sẵn có bằng cách đầu tư vào các
yếu tố bậc cao, khơng tạo ra các nhóm lợi ích (interest group), khơng ai có lợi riêng

biệt, cụ thể. Do đó chính sách này ít bị bóp méo hơn các chính sách khác.
Chính phủ tác động vào điều kiện cầu làm cho người tiêu dùng trở nên
nghiêm khắc hơn, khắt khe hơn bằng cách tuyên truyền, cung cấp thông tin, xác lập
các tiêu chuẩn hoặc quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, chế tài
xử phạt và quy định vệ sinh an toàn thực phẩm…Tăng hiểu biết của người tiêu dùng
tạo ra văn hóa, mơi trường để doanh nghiệp tự điều chỉnh, hồn thiện mình và trở
nên cạnh tranh hơn.[8]
Chính phủ tác động đến các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan bằng
cách tạo các khu cơng nghiệp, nhóm ngành sản xuất, cơng nghiệp phụ trợ và các


nhà sản xuất tập trung vào vào các ngành cụ thể. Chính phủ cũng có thể kiểm sốt
các phương tiện quảng cáo, các quy định về dịch vụ hỗ trợ…[8]
Chính phủ tác động tới yếu tố chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh
bằng các công cụ như quy định về thị trường vốn, chính sách thuế và luật chống độc
quyền. [8] Thay vì bóp nghẹt cạnh tranh, thành lập siêu cơng ty, chính phủ phải
giám sát, ra các luật chống độc quyền, thao túng bắt tay nhau của các nhà sản xuất,
giúp các cơng ty có mơi trường cạnh tranh hơn.
Vai trò của cơ hội
Các thành phần của lợi thế quốc gia định hình mơi trường cạnh tranh trong
những ngành cụ thể. Tuy nhiên, cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình
hình hiện tại của quốc gia và thường nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các cơng ty
và thường cả của chính phủ. Một số nhân tố điển hình tác động đến lợi thế cạnh
tranh trong kinh doanh là: các phát minh, sáng chế đơn thuần, sự gián đoạn lớn về
khoa học kỹ thuật (như trong ngành công nghệ sinh học, vi điện tử), gián đoạn chi
phí đầu vào (chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế), biến động lớn trên thị trường tài
chính thế giới hay tỷ giá hối đối, nhu cầu của thế giới hay khu vực tăng đột biến,
chính sách đối ngoại của chính phủ các nước, chiến tranh…
Những cơ hội đặc biệt quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho
phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh. Chúng có thể xóa đi lợi thế của các cơng ty

thành lập trước đó và tạo ra tiềm năng mà các cơng ty mới thành lập có thể khai
thác nhằm đáp ứng các điều kiện mới và khác biệt. [9] Thời cơ, chẳng hạn như
những cải tiến lớn tạo ra những gián đoạn làm bãi bỏ hay hình thành lại cấu trúc
ngành công nghiệp và tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp này thay thế doanh nghiệp
khác.
1.4.2 Hệ thống các nhân tố quyết định
Các quốc gia thành công trong cạnh tranh quốc tế khi chúng sở hữu những
lợi thế trong mơ hình khối kim cương. Một quốc gia có thể thành công trong một
phân đoạn công nghiệp nhưng lại thiếu cạnh tranh trong phân đoạn khác do sự hữu
hạn của nguồn lực sản xuất.[10] Trong những ngành công nghiệp mà quốc gia thành


cơng nhất, thường khó biết được đâu là điểm khởi đầu để giải thích lợi thế cạnh
tranh: sự tác động qua lại của nhân tố quyết định rất phức tạp làm lẫn lộn nguyên
nhân và kết quả. Môi trường quốc gia trở nên thuận lợi cho cạnh tranh qua thời gian
khi mơ hình tự tái cấu trúc. Hệ thống này luôn trong trạng thái vận động và liên tục
biến đổi để phản ánh những thay đổi của hoàn cảnh hoặc là bị suy thối.
Lợi thế cạnh tranh khơng phải lúc nào cũng cần thiết trong những ngành
công nghiệp đơn giản hoặc sử dụng nhiều tài nguyên và trong những phân đoạn tiêu
chuẩn hóa, sử dụng cơng nghệ thấp của những ngành tiên tiến hơn. Trong các ngành
đơn giản và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, chi phí sản xuất đóng vai trị
quan trọng. Cịn trong các phân đoạn tiêu chuẩn hóa và nhạy cảm với giá của các
ngành cơng nghiệp tinh vi hơn, cơng nghệ có được qua nhập khẩu máy móc nước
ngồi và lợi thế nhu cầu nội địa là khơng quan trọng bởi đặc tính dễ sao chép của
sản phẩm.
Lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp tinh vi hơn hiếm khi được
tạo ra từ một nhân tố quyết định duy nhất. Thường thì lợi thế trong nhiều nhân tố
kết hợp lại, tạo ra các điều kiện cho phép doanh nghiệp thành công do lợi thế cạnh
tranh trong các ngành công nghiệp này phụ thuộc vào tốc độ đổi mới và cải tiến.
Mặc dù các doanh nghiệp của một nước ban đầu có thể chỉ có được lợi thế cạnh

tranh nhờ vào một nhân tố quyết định, duy trì lợi thế đó thường rất khó, trừ khi
những lợi thế này được mở rộng bao gồm các nhân tố quyết định khác. Tuy nhiên,
ngay cả trong các ngành và phân đoạn công nghiệp tiên tiến hơn, một quốc gia
khơng nhất thiết phải có lợi thế trong tất cả các nhân tố quyết định để có được thành
cơng. Khi một quốc gia có bất lợi thế ở một nhân tố quyết định, sự thành cơng của
quốc gia đó phản ánh lợi thế khác có khả năng bù đắp được những bất lợi. Ở các
nước nhỏ, việc đối thủ cạnh tranh nội địa có thể được bù đắp bằng việc mở cửa cho
cạnh tranh quốc tế và bằng những chiến lược tồn cầu trong đó các doanh nghiệp
đối phó với các đối thủ cạnh tranh nước ngồi.
1.4.3 Tính bền vững của lợi thế


Lợi thế được duy trì khi nguồn sinh ra lợi thế được mở rộng và nâng cấp.
Một số nhân tố quyết định tạo ra lợi thế bền vững hơn các nhân tố khác. Những điều
kiện tạo ra những lợi thế động (đổi mới nhanh hơn, lợi thế người đi đầu, áp lực nâng
cấp) quan trọng hơn những điều kiện tạo ra lợi thế tĩnh (chi phí yếu tố sản xuất, thị
trường trong nước lớn). Những bất lợi trong một vài nhân tố khơng nhất thiết cản
trở một quốc gia có được lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh vững chắc thường
gắn với lợi thế rộng khắp và tự củng cố trong nhiều nhân tố quyết định. Vị thế của
một quốc gia với một số nhân tố quyết định không phải là duy nhất. Tuy nhiên, lợi
thế quốc gia nảy sinh khi hệ thống nhân tố quyết định là duy nhất. Sự phụ thuộc và
củng cố lẫn nhau của các nhân tố quyết định là cần thiết cho sự nâng cấp [9]. Khả
năng đạt được và duy trì lợi thế trong một ngành công nghiệp phụ thuộc vào việc
tương tác đó diễn ra như thế nào trong một quốc gia. Sự thành cơng trong một
ngành cịn là sự tương tác đặc biệt tốt giữa các nhân tố, dẫn đến sự mở rộng và nâng
cấp các lợi thế đó qua thời gian. Có thể có nhiều quốc gia có lợi thế tương đương
trong một hay hai nhân tố quyết định, tốc độ và hiệu quả mà tồn bộ mơ hình vận
động sẽ quyết định quốc gia nào có lợi thế hơn.
Tóm tắt chƣơng 1:
Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong

mọi hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi
trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà cịn là
yếu tố quan trọng làm lành mạnh hố các quan hệ xã hội.
Có nhiều yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của
ngành và của quốc gia trong thương mại quốc tế. Mơ hình viên kim cương của
Micheal Porter có thể xem là một lý thuyết rất hay để xem xét và đánh giá lợi thế
cạnh tranh của một quốc gia. Với bốn đặc tính tổng quát của một quốc gia gồm: các
điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và có liên quan,
chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp định hình ra mơi trường trong đó các doanh
nghiệp trong nước cạnh tranh, từ đó thúc đẩy hay cản trở lợi thế cạnh tranh.


Khơng một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành
hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành cơng trên thương trường
kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào
đó. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng
sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang
tính chất tồn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối
(hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho) sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia
được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương
trường quốc tế.
Người viết lựa chọn đánh giá năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu tôm Việt
Nam dựa trên cơ sở lý luận là mơ hình viên kim cương của Micheal Porter do tính
phù hợp của mơ hình với thực trạng ngành tơm xuất khẩu Việt Nam.


CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH XUẤT KHẨU TƠM
VIỆT NAM THEO MƠ HÌNH VIÊN KIM CƢƠNG M.PORTER

2.1 Tổng quan ngành xuất khẩu tơm Việt Nam
2.1.1 Vai trị của ngành xuất khẩu tôm đối với nền kinh tế quốc
dân
Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực thực phẩm thế giới (FAO), Việt Nam
nằm trong số các nước có ngành thủy sản phát triển với tốc độ nhanh và hiện đang
là một trong 10 nước có giá trị xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Góp phần vào
thành cơng đó khơng thể khơng nhắc đến sự đóng góp to lớn của lĩnh vực chế biến
thủy sản vì đây là khâu trực tiếp tiêu thụ nguyên liệu của ngành khai thác, nuôi
trồng thủy sản và trực tiếp xuất khẩu đi khắp thế giới. Quy mô của ngành thủy sản
ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy sản cũng không ngừng tăng lên trong
nền kinh tế quốc dân.
Thủy sản là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hàng thủy
sản Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Những thị trường
xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, liên minh
châu Âu (EU). Trong năm 1995, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất
của Việt Nam, bao gồm tôm, mực và cá (theo Ngân hàng phát triển châu Á - ADB
1996). Trong năm này Nhật Bản nhập khẩu 44% khối lượng và chiếm 52% giá trị


thủy sản Việt Nam (ADB 1996). Sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với hàng hóa Việt
Nam năm 1995 thì xuất khẩu thủy sản Việt Nam bắt đầu chảy vào Mỹ. Hiện nay
Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành công nghiệp thủy sản Việt
Nam.[28]

Bảng 2.1 Kim ngạch và tỷ trọng của 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam trong năm 2012
Thứ

Kim ngạch


Tỷ trọng

hạng

(Tỷ USD)

(%)

Hàng dệt may

1

15,09

13,2

Điện thoại các loại & linh kiện

2

12,72

11,1

Dầu thô

3

8,21


7,2

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện

4

7,84

6,8

Giày dép

5

7,26

6,3

Hàng thủy sản

6

6,09

5,3

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng

7


5,54

4,8

Gỗ & sản phẩm gỗ

8

4,67

4,1

Phương tiện vận tải & phụ tùng

9

4,58

4,0

Gạo

10

3,67

3,2

Tên hàng


Nguồn: Tổng cục Hải quan năm 2012
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng dương liên tục từ năm 1997 đến
năm 2012 (trừ năm 2009 tăng trưởng âm do khủng hoảng kinh tế thế giới). Tôm và
cá tra là hai sản phẩm chủ lực chiếm 73% trong tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam
năm 2010. Giá trị xuất khẩu tôm và cá tra tăng trưởng bình quân lần lượt 12%/năm
và 87%/năm giai đoạn 2000-2010.


Tôm là nguồn thu ngoại tệ từ thủy sản chủ yếu. Xuất khẩu tôm đã tăng từ
8.500 tấn (1985) đến 66.500 tấn (1995) (ADB 1996) và đạt 87.777 tấn năm 2001,
chiếm khoảng 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm đó (VASEP
2002). Năm 2007 xuất khẩu tôm đạt 160.000 tấn, năm 2011 sản lượng xuất khẩu đạt
220.000 tấn và năm 2013 là 500.00 tấn. [14]

Đơn vị: nghìn tấn
Biểu đồ 2.1 Sản lượng xuất khẩu tơm từ 1985 – 2013
Nguồn: Thống kê của Tổng cục hải quan từ năm 1985-2013
Năm 2010, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều thị trường chưa hồi
phục hoàn toàn, một số thị trường có sự thay đổi cấu trúc sản phẩm và quốc gia
cung cấp, nhưng Việt Nam đã xuất khẩu sang 92 thị trường, tăng hơn 10 thị trường
so với năm 2009 do sự sụt giảm của một số nước cung cấp tôm và nhờ vào sự năng


×